Chuyên đề Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả của hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Long

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG TRUNG,DÀI HẠN 3

I . HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG TRUNG , DÀI HẠN 3

1 . Tín dụng Ngân hàng 3

1.1. Khái niệm : 3

1.2. Đối tượng của tín dụng Ngân hàng 3

1.3 . Vai trò của tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 4

1.3.1 Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất liên tục đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. 4

1.3.2 Thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 5

1.3.3 Là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn. 5

1.3.4 Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp. 5

1.3.5 Tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp nước ngoài. 6

2. Tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Thương mại 6

2.1 Khái niệm : 6

2.2. Đặc điểm của tín dụng trung - dài hạn : 7

2.3. Vai trò của tín dụng trung - dài hạn của NHTM. 8

2.3.1. Vai trò của tín dụng trung - dài hạn đối với nền kinh tế 9

2.3.2. Vai trò của tín dụng trung - dài hạn đối với Ngân hàng 10

3. Các hình thức tín dụng 11

3.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng. 11

3.2 Căn cứ vào đối tượng tín dụng. 11

3.2.1 Tín dụng vốn lưu động. 11

3.2.2 Tín dụng vốn cố định. 12

3.3 Mục đích sử dụng vốn. 12

3.4. Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng. 12

3.4.1 Tín dụng thương mại. 12

3.4.2 Tín dụng Ngân hàng. 13

3.4.3 Tín dụng nhà nước. 14

4. Hiệu quả hoạt động tín dụng. 14

5. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng 15

6. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Thương mại 16

6.1. Các nhân tố về phía ngân hàng : 16

6.1.1. Chiến lược kinh doanh 16

6.1.2. Công tác tổ chức Ngân hàng 17

6.1.3 Chính sách tín dụng 17

6.1.4. Thông tin tín dụng 18

6.1.5 Vấn đề kiểm tra, giám sát, thanh tra 18

6.1.6 Trình độ cán bộ ngân hàng 19

6.2. Các nhân tố thuộc về khách hàng 20

6.3. Các nhân tố bên ngoài 21

6.3.1. Môi trường pháp lý : 21

6.3.2. Môi trường kinh tế : 22

6.3.3. Môi trường chính trị xã hội 23

 

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐÔNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NHNN & PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG 24

I. KHÁI QUÁT VỀ NHNN & PTNT THĂNG LONG 24

II. Bộ máy quản lý của NHNN & PTNT chi nhánh Thăng Long . 27

1. Sơ đồ bộ máy quản lý của NHNN & PTNT chi nhánh Thăng Long. 27

2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, các Chi nhánh và các Sở giao dịch. 27

2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban giám đốc NHNNN & PTNT Chi nhánh Thăng Long 27

2.2. Phòng kế hoạch kinh doanh và thanh toán quốc tế. 29

2.3. Phòng tín dụng. 29

2.4. Phòng Kế toán - Ngân quỹ. 30

2.5. Phòng hành chính 31

2.6. Phòng tổ chức cán bộ. 32

2.7. Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ. 33

2.8. Nhiệm vụ của phòng giao dịch. 34

III. Một số kết quả trong hoạt động của chi nhánh NHNNo & PTNT Thăng Long. 35

1. Tình hình hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Thăng Long NHNo & PTNT 35

 2. Đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn: 41

2.1. Những kết quả đạt được 41

2.2. Những mặt còn hạn chế 43

 

 

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG - DÀI HẠN TẠI NHNO&PTNT CHI NHÁNH THĂNG LONG 45

I. Phương hướng hoạt động tín dụng của chi nhánh Thăng Long 45

1. Chỉ tiêu kế hoạch năm 2008: 45

2. Phương hướng hoạt động tín dụng năm 2008: 46

II. Phân tích và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn tại chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long 47

1. Giảm thiểu nợ xấu 47

2. Một số biện pháp khác : 67

2.1 Cải tiến đa dạng hoá cơ cấu, hình thức cho vay tín dụng trung - dài hạn 67

2.2 Cải tiến quy trình cấp tín dụng trung - dài hạn 69

2.3 Tăng cường huy động vốn trung - dài hạn 70

2.4 Tăng cường hoạt động marketing Ngân hàng, thực hiện tốt chính sách khách hàng 72

2.5 Nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư và khách hàng 74

2.6 Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ tín dụng 76

2.7 Đổi mới cơ cấu vốn huy động theo hướng có lợi và hợp lý hơn 76

2.8 Giám sát và kiểm tra việc sử dụng vốn có hiệu quả 78

III. Một số kiến nghị 78

1. Kiến nghị đối với NHNo & PTNTVN 78

2. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan 79

KẾT LUẬN 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

 

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1669 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả của hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. - Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. - Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền. - Thẩm định các dự án, hoàn thiện hoàn thiện hồ sơ trình Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn nông nghiệp cấp trên theo phân cấp ủy quyền. - Tiếp nhận và thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, Bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. - Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết, đề xuất Tổng Giám Đốc cho phép nhân rộng. - Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng giải quyết. - Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam trực thuộc trên địa bàn. - Tổng hợp báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam giao. 2.4. Phòng Kế toán - Ngân quỹ. - Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước. - Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn trình Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam cấp trên phê duyệt. - Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp trên địa bàn. - Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định. - Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định. - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước. - Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. - Quản lý sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và kiểm tra chuyên đề. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam giao. 2.5. Phòng hành chính - Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam phê duyệt. - Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam. - Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam. - Thực thi pháp luật có liên quan an ninh trật tự, phòng cháy, nổ tại cơ quan. - Lưu trữ các văn bản Pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và văn bản định chế cả Ngân hàng nông nghiệp. - Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam. - Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh; thực hiện công tác hành chính văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam. - Thực hiện công tác cơ bản, sửa chữa, TSCĐ, mua sắm công cụ lao động, quản lý nhà tập thể, nhà khách nhà nghỉ của cơ quan. - Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền quảng cáo tiếp thị theo chỉ đạo của ban lãnh đạo chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam. - Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoá tinh thần và thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỷ cán bộ, nhân viên. - Thực hiện nhiệm vụ khác được giám đốc chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam giao. 2.6. Phòng tổ chức cán bộ. - Xây dựng quy dịnh lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn, Chi nhánh trực thuộc trên địa bàn. - Đề xuất mở rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bàn. - Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam trực thuộc theo quy chế khoán tài chính của Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam. - Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước. Tổng hợp theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch, đào tạo. - Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước, Đảng, ngành Ngân hàng trong vịêc bổ nhiệm, miễn nhịêm, khen thưởng kỷ lụât cán bộ nhân viên trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam. - Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước, của ngành Ngân hàng. - Thực hiện công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam. - Chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam giao. 2.7. Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ. - Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam và các đơn vị trực thuộc theo nghị quyết của Hội đồng quản trị và chỉ đạo của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn Việt Nam. - Kiểm tra giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của Pháp luật, Ngân hàng nông nghiệp. - Giám sát việc chấp hành các quy định của khách hàng Nhà nước về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. - Kiểm tra độ chính xác của báo cáo tài chính, báo cáo cân đối kế toán việc tuân thủ các quy tắc chế độ chính sách kế toán theo quy định của Nhà nước, ngành Ngân hàng. - Báo cáo Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam kết quả kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý, khắc phục khuyết điểm, tồn tại. - Giải quyết đơn thư, khiếu tố liên quan đến hoạt động của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn trong phạm vi phân cấp ủy quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam . - Thực hiện báo cáo chuyên đề và các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, trưởng ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ giao. 2.8. Nhiệm vụ của phòng giao dịch. - Huy động vốn trong nước cả nội tệ và ngoại tệ (khi được Tổng giám đốc cho phép) của mọi tổ chức dân cư, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế theo quy định về các hình thức huy động vốn trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam ban hành theo quyết định số 404/HĐQT _KHTH ngày 10/10/2001 của chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam. - Nghiên cứu, tìm hiểu, giới thiệu khách hàng, phân loại khách hàng. - Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, phương án. Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ xin vay của khách hàng trình cho Sở giao dịch, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn trực tiếp quản lý, xét duyệt cho vay. - Tổ chức giải ngân, thu nợ, thu lãi theo hợp đồng tín dụng đã được Giám đốc Sở giao dịch hoặc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn quản lý trực tiếp phê duyệt. - Theo dõi chặt chẽ các khoản dư nợ, phân tích nợ quá hạn để chủ động thu và đề xuất phương án xử lý nợ quá hạn. - Mở tài khoản tiền gửi và làm dịch vụ chuyển tiền. - Thực hiện thu chi tiền mặt. - Đảm bảo an toàn quỹ tiền mặt, các loại chứng từ có giá, thẻ phiếu trắng các hồ sơ lưu về khách hàng và quản lý tốt tài sản trang thiết bị làm việc. - Tuyên truyền, giải thích các quy định về huy động vốn và thủ tục cho vay của NHNo &PTNT Việt Nam. Thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng về hoạt động Ngân hàng phản ánh kịp thời cho giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh NHNo trực tiếp quản lý. - Tổng hợp, báo cáo thống kê, theo quy định của Giám đốc Sở giao dịch. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao dịch giao. III. Một số kết quả trong hoạt động của chi nhánh NHNNo & PTNT Thăng Long. Tình hình hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Thăng Long NHNo & PTNT Huy động vốn: Đối với một Ngân hàng thì nguồn vốn là yếu tố đầu vào của quá trình hoạt động kinh doanh. Khi nguồn vốn có cơ cấu hợp lý, chi phí huy động vốn thấp thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Bảng 1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh Thăng Long. Đơn vị: tỷ VNĐ Chỉ tiêu 2006 2007 Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn Phân theo đơn vị tiền tệ Bằng nội tệ Bằng ngoại tệ quy đổi VNĐ Phân theo ngành Tiền gửi dân cư Tiền gửi: TCKT; TCXH Vốn uỷ thác đầu tư Tiền gửi, vay khác Phân theo thời hạn Không kỳ hạn Kỳ hạn dưới 12 tháng Kỳ hạn trên 12 tháng 8261.5 7092.8 1168.7 1432.6 3517.8 1363.7 1947.4 4361.5 1586 2314 100% 87 13 17 42 17 24 53 19 28 10728.9 9269 1459.9 1290.9 5495.1 1625 2317.9 4936.1 2853.5 2939.3 100% 86 14 12 51 15 22 46 27 27 Nguồn vốn: 10728.9 tỷ VNĐ, tăng 30% so với năm 2006, trong đó: + Cơ cấu nguồn vốn theo đồng tiền: Nội tệ: 9269 tỷ VNĐ, chiếm tỷ trọng 86% tổng nguồn vốn, tăng 30% so với năm 2006. Ngoại tệ quy đổi theo VNĐ: 1459.9 tỷ VNĐ, chiếm tỷ trọng 14% tổng nguồn vốn, tăng 25% so với năm 2006. + Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn: Nguồn vốn không kỳ hạn: 4936.1 tỷ VNĐ, chiếm tỷ trọng 46% tổng nguồn vốn, tăng 13% so với năm 2006. Nguồn vốn có kỳ hạn < 12 tháng: 2853.5 tỷ VNĐ, chiếm tỷ trọng 27% tổng nguồn vốn, tăng 80% so với năm 2006. Nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: 2939.3 tỷ VNĐ, chiếm tỷ trọng 27% tổng nguồn vốn, tăng 26% so với năm 2006. + Phân loại nguồn vốn: Tiền gửi dân cư: 1290.9 tỷ VNĐ, chiếm tỷ trọng 12% tổng nguồn vốn, giảm 11% so với năm 2006. Tiền gửi TCKT, TCXH: 5495.1 tỷ VNĐ, chiếm tỷ trọng 51% tổng nguồn vốn, tăng 45% so với năm 2006. Vốn uỷ thác đầu tư: 1625 tỷ VNĐ, chiếm tỷ trọng 15% tổng nguồn vốn, tăng 9% so với năm 2006. Tiền gửi, vay khác: 2317.9 tỷ VNĐ, chiếm tỷ trọng 22% tổng nguồn vốn, tăng 16% so với năm 2006. Thanh toán quốc tế: Hoạt động Thanh toán quốc tế và Kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh Thăng Long năm 2007 tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Với sự ưu việt, đổi mới và hiện đại khi áp dụng mạng Korebank trong giao dịch, doanh số thanh toán đã tăng vượt mức kế hoạch năm 2007. Đánh giá lại cả một năm hoạt động có những mặt đựoc và chưa được như sau: Bảng 2: Tình hình TTQT của chi nhánh Thăng Long. Đơn vị tính: USD Doanh số Năm 2006 Năm 2007 Tỷ lệ (%) đạt được so với năm trước Số món Số tiền Số món Số tiền Hàng xuất khẩu 56 2.016.528 158 5.723.199 284 Hàng nhập khẩu 993 190.466.326 1223 451.752.763 237 Dự án 03 78.585.000 9 731.640.000 931 Trả kiều hối 87 557.125 139 784.381 141 Điều chuyển vốn 45 20.718.257 87 38.090.577 184 Tổng số 1184 292.323.236 1616 1227.990.920 Tổng thu về phí dịch vụ TTQT: 4.063.164.946 VNĐ. Trong đó: - Thu từ dịch vụ TTQT: 2.840.999.365 VNĐ. - Thu lãi tiền gửi ký quỹ: 1.222.165.581 VNĐ. Dựa vào bảng trên cho ta thấy, tổng doanh số thanh toán quốc tế của chi nhánh Thăng Long năm 2007 với tổng số 1616 món đạt 1228 tỷ USD, tăng so với năm 2006. Trong đó hàng nhập khẩu: 1223 món đạt 451.7 tỷ USD, tăng 237 % so với năm 2006; thanh toán hàng xuất khẩu: 158 món đạt 5.7 tỷ USD tăng 284 % so với năm 2006; thanh toán kiều hối : 139 món đạt 784 triệu USD tăng 141 % so với năm 2006 ; điều chuyển vốn: 87 món đạt 38 tỷ USD, tăng 184 % so với năm 2006. Trong năm 2007 chi nhánh hoạt động với tăng trưởng mạnh về cả số lượng và chất lượng. Tổng doanh số thanh toán quốc tế của chi nhánh Thăng Long năm 2007 đạt 1228 tỷ USD, tăng so với năm 2006. Tổng thu về phí dịch vụ TTQT là: 4036.1 tỷ VNĐ. Bên cạnh đó, vẫn còn những hạn chế đối với nghiệp vụ thanh toán quốc tế như: Thiếu cán bộ làm nghiệp vụ giao dịch cũng như để thực hiện mở rộng dịch vụ TTQT, mạng giao dịch cũng chưa kết nối trực tiếp dịch vụ này giữa trung tâm và chi nhánh. Tăng trưởng về doanh số xuất khẩu chưa cao do gặp khó khăn khi cạnh tranh với các ngân hàng bạn về lãi suất, cơ cấu đầu tư gửi tiền trên tài khoản, thế chấp L/c vay vốn, hoa hồng ngoại tệ,... Báo có ngoại tệ, nội tệ của trụ sở chính với chi nhánh chậm tạo nên tâm lí ảnh hưởng không tốt tới chất lượng dịch vụ dẫn đến mất khách hàng. Dịch vụ Westerm Union tuy đã phát triển nhưng chưa thật sự được chú trọng và có hiệu quả thấp do chính sách quảng cáo cũng như việc bố trí quầy, bàn giao dịch và các phương tiện khác. Mua bán ngoại tệ: bảng 3: Tình hình kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh thăng long. Đơn vị tính: USD DOANH SỐ NĂM 2006 NĂM 2007 TỶ LỆ % MUA VÀO 151.873.750 327.182.155 215 BÁN RA 216.545.725 330.477.847 152 LÃI 2.261.650.876 2.568.777.468 114 Dựa vào bảng trên, trong năm 2007 hoạt động mua vào đạt 327 tỷ USD, với tỷ lệ 215% so với năm 2006, bán ra 330.4 tỷ USD, với tỷ lệ 152% so với năm 2006. Thu nhập từ hoạt động mua bán ngoại tệ năm 2007 đạt 2568.7 tỷ USD, tăng 114 % so với năm 2006. Bên cạnh đó, vẫn còn những hạn chế đối với nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ như: Giá bán ngoại tệ của chi nhánh nói chung còn cao so với giá bán của các NHTM trên cùng địa bàn do chưa có cơ chế mạnh dạn khuyến khích kinh doanh các ngoại tệ khác ngoài đồng USD để bù đắp giá. Lượng mua bán ngoại tệ lớn, yêu cầu của khách hàng mua ngoại tệ trả nợ vay nhiều cùng với áp lực thanh toán hàng nhập khẩu nên trong một số trường hợp không gom đủ ngoại tệ để thực hiện yêu cầu của khách hàng dẫn đến chậm trả nợ, thiệt hại cho khách hàng. Mức cho vay ngoại tệ với doanh số quá cao vì lãi suất vay ngoại tệ thấp hơn nội tệ tạo áp lực lớn đối với hoạt động mua bán ngoại tệ trong thanh toán và trả nợ vay. Kết quả kinh doanh: Với một mạng lưới hoạt động rộng khắp trong thành phố Hà nội năm 2007 chi nhánh đã đạt được một số kết quả như sau: Trong năm 2007 : tổng thu về tiền măt là 182.102.447 triệu VNĐ; về ngoại tệ là 189.260.862 USD, và 1.871.793 EURO. Tổng chi về tiền mặt là 18.312.474 triệu VNĐ; về ngoại tệ là 183.915914 USD, và 151.190 EURO. Điều đó cho ta thấy: tổng thu chi tiền mặt năm 2007 tăng 42 % so với năm 2006; tổng thu chi USD năm 2007 tăng 29 % so với năm 2006; tổng thu chi EURO năm 2007 tăng 184% so với năm 2006; tổng nộp tiền mặt năm 2007 tăng 156% so với năm 2006. Số tiền giả đã phát hiện được trong năm với tổng số là 26.104.000 VNĐ. Trả tiền thừa cho khách hàng về tiền mặt là 140 món với số tiền 114.010.000 VNĐ; ngoại tệ 2 món với số tiền là 260 USD. Với số liệu tổng hợp trên cho thấy: so với năm 2006 khối lượng công việc ngày càng nhiều, chất lượng công việc ngày càng tăng, đội ngũ cán bộ của toàn chi nhánh đã có rất nhiều cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và giữ được an toàn tuyệt đối tài sản. Tuy khối lượng thu chi lớn như trên, nhưng hàng ngay vẫn duy trì đều đặn nhiều loại hình dịch vụ khác nhau. Bảng 4: Chỉ tiêu phản ánh vòng quay vốn. Đơn vị: % CHỈ TIÊU 2006 2007 TỶ LỆ(%) TỶ LỆ(%) VÒNG QUAY VỐN 1,56 2,26 Chỉ tiêu vòng quay của vốn: Nhìn vào bảng ta thấy chỉ tiêu vòng quay vốn của chi nhánh Thăng Long là nhỏ. Song do nguyên nhân là do chi nhánh Thăng Long chủ yếu cho vay ngắn hạn còn cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng không cao. 2. Đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn: 2.1. Những kết quả đạt được Trong những năm vừa qua NHNo&PTNT Thăng Long có được sự phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển toàn diện của Ngân hàng, tín dụng trung - dài hạn cũng đã đạt được những bước tiến mới góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước nói chung, và sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá Thủ đô nói riêng. Một là, khối lượng tín dụng tăng trưởng hợp lý tại NHNo&PTNT Thăng Long đã góp phần tích cực thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá trên địa bàn phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiên đại hoá thủ đô và ngày càng nâng cao uy tín của Ngân hàng. Nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn đã được ưu tiên đầu tư theo chiều sâu vào các ngành kinh tế mũi nhọn. Ngân hàng đã có sự quan tâm tới các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nguồn vốn tín dụng Ngân hàng thực sự đã đi vào các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp này làm ăn thực sự có hiệu quả thông qua việc đổi mới công nghệ hiện đại hoá và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Hai là, quy mô tín dụng trung và dài hạn lớn, tạo điều kiện nâng cao uy tín và sức canh tranh của Ngân hàng trên thị trường. Tạo niềm tin cũng như uy tín đối với khách hàng. Ba là, các khoản cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng có chất lượng đảm bảo. Bên cạnh đó, Ngân hàng đa dạng hóa các khoản cho vay trung - dài hạn, không phân biệt thành phần kinh tế, nhờ đó giảm tỷ lệ rủi ro và tăng sức cạnh tranh cũng như nâng cao uy tín của Ngân hàng đối với khách hàng. Để đạt được kết quả trên, NHNo&PTNT Thăng Long đã thực hiện đúng và đầy đủ các định hướng chung và quy định đối với cho vay trung và dài hạn. Đồng thời Ngân hàng cũng tự đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm quản lý chất lượng tín dụng trung và dài hạn nói riêng và hoạt động của Ngân hàng nói chung. Cụ thể là: - Ngân hàng luôn giữ vững, củng cố và phát triển có hiệu quả quan hệ tín dụng, thanh toán với các khách hàng truyền thống trên cơ sở thẩm định và tư vấn đối với các dự án, phương án kinh doanh có tính khả thi cao, có khả năng thanh toán để thực hiện đầu tư có hiệu quả. - Ngân hàng thường xuyên bám sát, tiếp cận các dự án lớn thuộc mục tiêu, chiến lược của Chính phủ, của các ngành để kịp thời phối hợp cùng các đơn vị khách hàng nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp hữu hiệu phục vụ công tác đầu tư. - Điều quan trọng trong đảm bảo chất lượng tín dụng trung và dài hạn là Ngân hàng luôn coi trọng công tác thẩm định và phân loaị khách hàng, thường xuyên tiếp cận các doanh nghiệp vừa và nhỏ để nâng dần khối lượng đầu tư trên cơ sở bảo đảm an toàn vốn. Hiện nay Ngân hàng đang cố gắng rút ngắn thời gian giải quyết từng giao dịch cụ thể trên cơ sở thẩm định bảo đảm đúng chế độ tín dụng nên đã tạo điều kiện cho việc giải ngân nhanh nhậy, kịp thời vốn cho các đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng đang trong quá trình đổi mới và tự hoàn thiện mình, Ngân hàng đang hoạt động trong môi trường kinh tế, xã hội, pháp luật chưa hoàn thiện nên không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoạt động. 2.2. Những mặt còn hạn chế Qua đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long trong những năm qua, ta nhận thấy mặc dù Ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn nhưng vẫn bộc lộ một số yếu kém sau: - Dư nợ tín dụng trung và dài hạn khá cao nhưng chỉ tập trung ở các doanh nghiệp Nhà nước. Đây là một hạn chế của Ngân hàng làm cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khó có thể huy động vốn từ ngân hàng. Hơn nữa với tình hình hiện nay, xu hướng mở rộng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chủ trương của Chính phủ là cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, chính điều này sẽ làm giảm các doanh nghiệp nhà nước và tăng nhanh các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Vì vậy Ngân hàng cần phải chú trọng hơn nữa vào lĩnh vực này vì nó sẽ là các khách hàng tiềm tàng trong tương lai. - Phương thức tín dụng chưa đa dạng, mới chủ yếu là cho vay từng lần và cho vay theo dự án nên đã một phần hạn chế các doanh nghiệp vay vốn. Trong thời gian tới cần có các phương thức mới. - Việc áp dụng Marketing vào hoạt động của Ngân hàng nói chung còn nhiều hạn. Do vậy cần tăng cường công tác Marketing trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng để thu hút được nhiều khách hàng hơn nữa trong việc huy động và cho vay... - Đối với cán bộ tín dụng: Ngân hàng chưa có hình thức khen thưởng thích đáng để khuyến khích và nâng cao trách nhiệm trong quá trình cho vay lẫn lãi. - Thị phần còn nhỏ bé, nhiều lĩnh vực, ngành nghề chi nhánh chưa thâm nhập được, công tác dự báo, dự đoán còn hạn chế; hình thức huy động vốn chưa đa dạng nên chưa huy động được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. - Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, công tác triển khai ứng dụng tin học và công nghệ mới chậm, sản phẩm dịch vụ còn đơn điệu CHƯƠNG III PHÂN TÍCH VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG - DÀI HẠN TẠI NHNO&PTNT CHI NHÁNH THĂNG LONG Trong những năm qua cùng với công cuộc đổi mới hệ thống Ngân hàng nước ta. Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long đã không ngừng trưởng thành, từ một ngân hàng có nhiều khó khăn tồn tại, NHNo&PTNT Thăng Long đã vươn lên trở thành một trong những Ngân hàng có uy tín đối với khách hàng trong khu vực và địa bàn thành phố Hà Nội cũng như cả nước cả về quy mô, mạng lưới, năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành lẫn số lượng và chất lượng sản phẩm dịch vụ và góp phần tích cực cho hoạt động huy động vốn để cho vay, đầu tư đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng tăng cao của sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội. Tuy nhiên để phấn đấu trở thành một Ngân hàng hiện đại, thành công trong cạnh tranh hội nhập khu vực và quốc tế thì các Ngân hàng của Việt Nam nói chung và chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long nói riêng vẫn còn nhiều việc phải làm và thường xuyên có những giải pháp mở rộng phát triển mọi hoạt động kinh doanh, nhất là hoạt động tín dụng. I. Phương hướng hoạt động tín dụng của chi nhánh Thăng Long 1. Chỉ tiêu kế hoạch năm 2008: - Tổng nguồn vốn : tăng 35 % so năm 2007 - Tổng dư nợ : tăng 25 % so năm 2007 - Tỷ lệ nợ xấu : < 2 % - quỹ thu nhập : đủ chi lương kế hoạch ( V1 + V2 ) và lương năng suất tối đa theo quy định 2. Phương hướng hoạt động tín dụng năm 2008: Năm 2008 chi nhánh Thăng Long đi vào ổn định các chi nhánh mới được thành lập, tiếp tục đào tạo để thực hiện tốt đề án mở rộng kinh doang trên địa bàn và đề án chiến lược khách hàng, tăng cường tiếp thị tìm kiếm khách hàng lớn kinh doanh có hiệu quả. Có chính sách ưu đãi đối với khách hàng có tín nhiệm, mở rộng cho vay thị phần dân doanh, mở rộng và triển khai thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ ( thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ,...), cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, mở rộng đầu tư trung dài hạn kết hợp với điều kiện khách hàng có tài sản bảo đảm tiền vay. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng thường kéo theo rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì vậy để nâng cao chất lượng tín dụng ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng phải thực hiện tốt về việc nắm vững quy trình cho vay. Đặc biệt là quy trình thẩm định cho vay. Phải phân tích, kiểm tra trước khi cho vay, trong và sau khi cho vay, giám sát chặt chẽ việc sử dụng tiền vay. Phân tích đánh giá phân loại từng khách hàng khi vay vốn, tìm kiếm sự đảm bảo tiền vay như yêu cầu của khách hàng phải có tài sản bảo đảm, hoặc tài sản bảo lãnh cho tiền vay nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, để có chính sách đầu tư hợp lí và chính sách ưu đãi phù hợp. Tập trung thu nợ đã xử lí rủi ro, nợ quá hạn và đôn đốc thu nợ đến hạn đúng hạn Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ đặc biệt là cán bộ tín dụng phải là chuyên ngành ngân hàng, cử cán bộ cũ trực tiếp hướng dẫn kèm cặp các cán bộ mới khi thẩm định cho vay. Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại để nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định cho vay,... từ đó đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giảm chi phí thời gian thẩm định cho vay. II. Phân tích và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn tại chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long 1. Giảm thiểu nợ xấu Có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng trung và dại hạn.Trong đó giảm thiểu nợ xấu là một trong những giải pháp rất có hiểu quả . Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/ tổng dư nợ a)Mô hình đề nghị: NX= Trong đó: NX là tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ DNNN là tỷ lệ nợ xấu của DNNN nợ ngân hàng trên dự nợ của DNNN nợ ngân hàng DNNQD là tỷ lệ nợ xấu của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên dư nợ của doanh nghiệp ngoài quốc doanh nợ ngân hàng. HGD là tỷ lệ nợ xấu của hộ gia đình nợ ngân hàng trên dư nợ của hộ gia đình nợ ngân hàng. HTX là tỷ lệ nợ xấu của hợp tác xã nợ ngân hàng trên dự nợ của hơp tác xã nợ ngân hàng CVK khác là tỷ lện nợ xấu của cho vay khác nợ ngân hàng trên dư nợ của cho vay khác nợ ngân hàng. Ui là yếu tố ngẫu nhiên b) Uớc lượng mô hình bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất Giả thiết:            1. Các biến độc lập là các biến xác định và giá trị của chúng là các biến số đã biết trước.            2. Với  bất kỳ giá trị nào cùa biến độc lập thì ảnh hướng trung bình của yếu tố ngẫu nhiên hay của tất cả các yếu tố không có mặt trong mô hình đến biến phụ thuộc là không đáng kể. Tức là: E(U/X=Xi) = E(Ui) = 0          (với i)           3. Phương sai của các yếu tố ngẫu nhiên và phương sai của các yếu tố khác là không đồng đều. Var(U/X=Xi) = Var(Ui) = 2  (với i)           4. Các yếu tố ngẫu nhiên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33133.doc
Tài liệu liên quan