Chuyên đề Phân tích cấu trúc tài chính tại khách sạn Fortuna

MỤC LỤC

Lời mở đầu.4

Phần 1: Cơ sở lý luận về phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp .5

1.Khái niệm phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp.5

1.1.Khái niệm cấu trúc tài chính doanh nghiệp.5

1.2.Khái niệm phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp. .5

1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp. .5

1.3.1.Xu hướng phát triển của nền kinh tế.5

1.3.2.Hình thức sở hữu của doanh nghiệp.6

1.3.3.Quy mô hoạt động của doanh nghiệp.6

1.3.4.Đặc điểm cấu trúc tài sản của doanh nghiệp. .6

1.3.5.Các nhân tố khác. .6

2.Ý nghĩa phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp.7

2.1.Đối với bản thân doanh nghiệp.7

2.2.Đối với chủ thể kinh tế khác.7

3.Phân tích cấu trúc tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.8

3.1.Phân tích cấu trúc tài sản của doanh nghiệp.8

3.1.1.Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản.9

3.1.1.1.Tỷ trọng tài sản cố định.9

3.1.1.2.Tỷ trọng đầu tư tài chính.10

3.1.1.3.Tỷ trọng hàng tồn kho.12

3.1.1.4.Tỷ trọng các khoản phải thu khách hàng.13

3.1.2.Phân tích biến động tài sản của doanh nghiệp.14

3.2.Phân tích cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp.15

3.2.1.Phân tích tính tự chủ tài chính của doanh nghiệp.16

3.2.1.1.Tỷ suất nợ.16

3.2.1.2.Tỷ suất tự tài trợ.17

3.2.1.3.Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu.17

3.2.2.Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ.18

4.Phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp.19

4.1.Vốn lưu động ròng.21

4.1.1.Khái niệm vốn lưu động ròng.21

4.1.2.Các trường hợp của vốn lưu động ròng và ảnh hưởng của nó đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.22

4.2.Nhu cầu vốn lưu động ròng và phân tích nhu cầu tài chính.23

4.3.Ngân quỹ ròng.24

Phần 2: Phân tích cấu trúc tài chính tại khách sạn Fortuna.26

1.Giới thiệu chung về khách sạn.26

1.1.Quá trình hình thành và phát triển. 26

1.2.Chức năng, nhiệm vụ. 27

1.3.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh. 28

1.4.Đặc điểm bộ máy quản lý tài chính tại khách sạn. 30

1.5.Tổ chức công tác kế toán tại khách sạn. 33

1.5.1.Tổ chức bộ máy kế toán tại khách sạn. .33

1.5.2.Hình thức tổ chức sổ sách kế toán. .36

2.Phân tích cấu trúc tài chính tại khách sạn Fortuna. .37

2.1.Phân tích cấu trúc tài sản tại khách sạn.37

2.1.1.Các chỉ tiêu phản ánh tài sản tại khách sạn.37

2.1.1.1.Tỷ trọng tài sản ngắn hạn tại khách sạn.38

2.1.1.2.Tỷ trọng phải thu khách hàng.39

2.1.1.3.Tỷ trọng hàng tồn kho.39

2.1.1.4.Tỷ trọng tài sản dài hạn.39

2.1.1.5.Tỷ trọng tài sản cố định.39

2.1.2.Biến động tài sản tại khách sạn.40

2.2.Phân tích cấu nguồn vốn tại khách sạn.43

2.2.1.Phân tích tính tự chủ về tài chính tại khách sạn.43

2.2.1.1.Tỷ suất nợ.45

2.2.1.2.Tỷ suất tự tài trợ.45

2.2.1.3.Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu.46

2.2.2.Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ tại khách sạn.46

2.2.2.1.Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên.47

2.2.2.2.Tỷ trọng nguồn vốn tạm thời.48

2.2.2.3.Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên nguồn vốn thường xuyên.48

2.3.Phân tích tính cân bằng tài chính tại khách sạn Fortuna.49

2.3.1.Vốn lưu động ròng tại khách sạn.49

2.3.2.Nhu cầu vốn lưu động ròng tại khách sạn.50

2.3.3.Ngân quỹ ròng tại khách sạn.50

Phần 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại khách sạn Fortuna.51

1.Nhận xét về cấu trúc tài chính tại khách sạn Fortuna.51

1.1.Ưu điểm.51

1.2.Nhược điểm.53

2.Mục tiêu của khách sạn trong những năm tới.53

3.Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện cấu trúc tài chính tại khách sạn.55

Kết luận.57

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3147 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích cấu trúc tài chính tại khách sạn Fortuna, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốn thông qua các phương thức, chính sách tài trợ TSDH và TSNH, khả năng thanh toán của doanh nghiệp với các chủ nợ. Việc nghiên cứu cân bằng tài chính sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện những nguyên nhân của sự mất cân bằng tài chính từ đó có những biện pháp khắc phục và duy trì một trạng thái cân bằng tốt để việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo một khả năng thanh toán an toàn. Ngoài ra việc phân tích cân bằng tài chính còn là cơ sở để doanh nghiệp lựa chọn chính sách tài chính cho phù hợp. Tuỳ theo thời gian luân chuyển mà tài sản của doanh nghiệp chia thành hai bộ phận là TSLĐ và TSCĐ. Do vậy tuỳ theo từng loại tài sản mà có nguồn vốn đầu tư hợp lý sao cho vừa đảm bảo an toàn mà có hiệu quả. TSCĐ có thời gian luân chuyển lâu, có giá trị lớn thường được đầu tư bằng NVTX có thời gian sử dụng dài, chi phí lớn. TSLĐ có thời gian luân chuyển nhanh, giá trị thấp thường được đầu tư bằng NVTT có thời gian sử dụng vốn ngắn, chi phí thấp. Khi phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp không chỉ xem xét sự cân bằng giữa tài sản và nguồn tài trợ tương ứng mà còn xem xét sự cân bằng giữa TSLĐ và các khoản nợ vì TSLĐ dễ hoán chuyển thành tiền làm tăng khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Các chủ nợ thường xuyên xem xét mối tương quan giữa TSLĐ và nợ với mức quy định nhằm đảm bảo cho khả năng thu hồi nợ. Như vậy việc phân tích cân bằng tài chính nhằm giúp cho doanh nghiệp có khả năng thanh toán an toàn và có sự lựu chọn chính sách tài trợ thích hợp để việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, an toàn. 4.1. Vốn lưu động ròng 4.1.1. Khái niệm vốn lưu động ròng Vốn lưu động ròng là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ TSNH tại thời điểm lập báo cáo tài chính. V ốn lưu động ròng là phần còn lại của TSNH sau khi trừ đi nợ ngắn hạn: VLĐR = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn Chỉ số cân bằng này thể hiện tình hình sử dụng VLĐR: vốn lưu động được phân bổ vào các khoản phải thu, hàng tồn kho hay các khoản có tính thanh khoản cao. Nó nhấn mạnh đến tính linh hoạt trong việc sử dụng vốn lưu động ở doanh nghiệp. Chính vì vậy, phân tích cân bằng tài chính qua chỉ tiêu và cách tính này nhấn mạnh đến phân tích bên trong, giúp nhà phân tích có thể dự đoán được những nhu cầu về vốn lưu động. Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố của TSNH với nợ ngắn hạn còn thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Ngoài cách tính trên, VLĐR còn được xác định là phần chênh lệch giữa NVTX và TSDH. Thể hiện phương thức tài trợ TSDH bằng nguồn vốn dài hạn. Đảm bảo sự phù hợp giữa thời gian sử dụng của TSDH và nguồn hình thành nó nhằm tránh áp lực trong thanh toán. VLĐR = Nguồn vốn thường xuyên – Tài sản dài hạn Cách tính này nhấn mạnh về nguồn gốc của vốn lưu động và về những biến số quyết định đối với nó. Đó là sự phân tích bên ngoài của vốn lưu động. Vốn lưu động ròng là một chỉ tiêu rất quan trọng cho việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết hai vấn đề cốt yếu là: TSDH của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vững chắc hay không? Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không? Cụ thể VLĐR có thể nhận những giá trị sau đây: 4.1.2. Các trường hợp của VLĐR và ảnh hưởng của nó đến tình hình tài chính của doanh nghiệp - Trường hợp 1: VLĐR < 0 Trường hợp này có nghĩa là NVTX nhỏ hơn TSCĐ và đầu tư dài hạn. Ta có thể nhận xét cân bằng tài chính của doanh nghiệp kém, NVTX không đủ tài trợ cho TSDH vì doanh nghiệp phải sử dụng nguồn vốn tạm thời (nợ ngắn hạn). Trong khi đó TSCĐ có giá trị đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm mà nợ ngắn hạn chịu áp lực thanh toán trong năm. Vì vậy, trường hợp này dễ dẫn đến rủi ro phá sản doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp phải có những điều chỉnh để tạo ra một cân bằng mới theo hướng bền vững. Tuy nhiên để đánh giá chính xác tình hình cân bằng tài chính của doanh nghiệp ta không thể dựa vào một năm mà phải nhiều năm liên tục, vì VLĐR của doanh nghiệp âm có thể do trong năm đó doanh nghiệp đầu tư mới cho tương lai, tăng cường TSCĐ để phát triển sản xuất. - Trường hợp 2: VLĐR = 0 Cân bằng tài chính tốt hơn trường hợp 1. NVTX vừa đủ cho nhu cầu tài trợ TSDH, doanh nghiệp không phải sử dụng NVTT. Sự cân bằng này chỉ mang tính chất tạm thời trong năm báo cáo, nó có nguy cơ bị phá vỡ khi doanh nghiệp ra tăng đầu tư. Một khi tốc độ tăng của NVTX chậm hơn tốc độ tăng của TSDH thì cân bằng tài chính rơi vào trường hợp 1. - Trường hợp 3: VLĐR > 0 Cân bằng tài chính trong trường hợp này được đánh giá tốt. NVTX không những đủ tài trợ cho TSDH và đầu tư dài hạn mà còn tài trợ một phần cho TSLĐ và đầu tư ngắn hạn. Theo nguyên tắc chung khi phân tích tài chính doanh nghiệp chúng ta phải dựa vào số liệu của các chỉ tiêu qua nhiều kỳ thì mới thấy được bản chất và xu hướng của doanh nghiệp, hoặc phải dựa vào số liệu trung bình ngành thì mới so sánh được, mới có một cơ sở để kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp, cần phải kết hợp với việc đánh giá các nguyên nhân ảnh hưởng tới sự thay đổi của chỉ tiêu. Do đó khi phân tích cân bằng tài chính nếu VLĐR liên tục âm hoặc liên tục dương qua nhiều năm thì có thể khẳng định cân bằng tài chính xấu hay tốt và VLĐR âm hay dương thì có thể trong năm đó doanh nghiệp tăng đầu tư mua sắm TSCĐ hoặc doanh nghiệp đang trong giai đoạn suy thoái, thanh lý TSCĐ. Để đánh giá chính xác hơn ta có thể sử dụng chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ TSCĐ: Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ = * 100% TSCĐ và đầu tư dài hạn Trị giá của chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tính tự chủ động và ổn định trong tài trợ TSCĐ của doanh nghiệp rất cao. Khi VLĐR dương qua nhiều năm, để đánh giá chắc chắn hơn sự cân bằng tài chính ta cần xem các bộ phận của NVTX. Nếu tăng VCSH thì gia tăng tính độc lập tài chính, nhưng làm giảm đi hiệu ứng của đòn bẩy tài chính. Ngược lại, tăng nợ dài hạn thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính sẽ phát huy tác dụng nhưng luôn gắn với những rủi ro do sử dụng nợ. 4.2. Nhu cầu vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính Nhu cầu VLĐR là lượng vốn mà doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần của TSNH gồm hàng tồn kho và các khoản phải thu. Vốn lưu động có đặc điểm tuần hoàn liên tục (T-H...SX...H’-T’). Trong quá trình chu chuyển vốn lưu động luôn thay đổi hình thái biểu hiện từ vốn bằng tiền ban đầu, chuyển sang vốn vật tư, hàng hoá sang sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, sang vốn thành phẩm, kết thúc vòng tuần hoàn quoay về hình thái ban đầu là vốn bằng tiền. Trong chu trình đó khi hoạt động tiêu thụ gia tăng thì làm tăng dự trữ hàng tồn kho, tăng số dư các khoản phải thu và hoạt động cung ứng đến lượt nó sẽ làm tăng các khoản nợ và tín dụng từ nhà cung cấp. Do các nhân tố trên tác động qua lại lẫn nhau nên trong chu kỳ kinh doanh sẽ phát sinh nhu cầu về dự trữ hàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản nợ. Như vậy nhu cầu vốn lưu động ròng được tính như sau: Nhu cầu VLĐR = Hàng tồn kho + Nợ phải thu ngắn hạn – Nợ ngắn hạn (Nợ ngắn hạn không bao gồm vay ngắn hạn vì đây là nguồn vay có chỉ định, có mục đích và đặc biệt khi sử dụng lại phát sinh chi phí sử dụng vốn) Trong thực tế có thể xảy ra các trường hợp sau: NCVLĐR < 0: Tức là khoản tồn kho và các khoản phải thu nhỏ hơn nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy các khoản nợ ngắn hạn từ bên ngoài dư thừa và bù đắp đủ cho các sử dụng ngắn hạn. Đây là tình trạng rất tốt đối với doanh nghiệp với ý nghĩa là doanh nghiệp được các chủ nợ ngắn hạn cung cấp vốn cần thiết cho chu kì sản xuất kinh doanh. Vì vậy đa số các doanh nghiệp đều muốn NCVLĐR âm. NCVLĐR > 0: Điều này cho thấy nợ ngắn hạn không kể vay ngắn hạn không đủ để tài trợ cho hàng tồn kho và khoản phải thu. Vì vậy doanh nghiệp cần phải huy động các nguồn vốn vay khác từ bên ngoài như ngân hàng, tổ chức tín dụng để tài trợ cho phần chênh lệch này. Trường hợp này xảy ra đối với các doanh nghiệp làm việc theo thời vụ hay các ngành có chu kỳ sản xuất dài. Ngoài ra trong tình trạng kinh tế suy thoái, hàng hoá ứ đọng, khách hàng gặp khó khăn không thanh toán các khoản nợ thì cũng làm NCVLĐR tăng lên. Mục tiêu mà các nhà quản trị hướng tới là làm sao để giảm NCVLĐR đến mức tối thiểu. Muốn như vậy cần phải đạt được đồng thời: duy trì một mức tồn kho tối thiểu mà không gây gián đoạn quá trình sản xuất, thu ngắn tối đa chu kỳ sản xuất, chính sách thương mại, công tác thu hồi nợ khách hàng phải được phát huy tốt nhất. Ngoài ra doanh nghiệp cũng phải tìm kiếm các nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài như: nợ nhà cung cấp, yêu cầu khách hàng ứng trước tiền,... 4.3. Ngân quỹ ròng Các công thức tính chỉ tiêu ngân quỹ ròng (NQR) NQR = VLĐR – NCVLĐR (1) NQR = Tiền + đầu tư ngắn hạn – vay ngắn hạn (2) Ngân quỹ ròng là chỉ tiêu cân bằng tài chính ngắn hạn (thường là một năm). Các trường hợp xảy ra đối với NQR: - Trường hợp 1: NQR < 0 Có nghĩa là VLĐR không đủ để tài trợ NVLĐR hay trên giác độ khác tiền và đầu tư ngắn hạn không có khả năng thanh toán khoản vay ngắn hạn. Doanh nghiệp phải vay ngân hàng để bù đắp dự trữ hàng tồn kho, các khoản bị chiếm dụng vốn trong năm và tài trợ một phần cho TSCĐ và VLĐR âm. Trong trường hợp này cân bằng tài chính được đánh giá là kém trong ngắn hạn. - Trường hợp 2: NQR = 0 Cân bằng tài chính được đánh giá là tốt hơn trường hợp 1. VLĐR vừa đủ tài trợ cho NCVLĐR, doanh nghiệp không phải vay ngắn hạn tài trợ cho hàng tồn kho và khoản phải thu. Tuy nhiên khi quy mô kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi thì hàng tồn kho, khoản phải thu thay đổi do đó NQR dễ rơi vào trường hợp 1. - Trường hợp 3: NQR > 0 Cân bằng tài chính trong ngắn hạn được đánh giá là tốt. VLĐR có khả năng đáp ứng được NCVLĐR hay tiền và đầu tư ngắn hạn có khả năng thanh toán được vay ngắn hạn. Doanh nghiệp có một lượng vốn nhàn rỗi có thể đầu tư sang lĩnh vực khác nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của đồng vốn. Để đánh giá cụ thể và chính xác hơn người ta thường kết hợp với các nguyên nhân đã dẫn đến sự thay đổi của ngân quỹ ròng. Ngân quỹ ròng âm có thể do trong năm doanh nghiệp dùng tiền và tăng các khoản nợ nhất là nợ vay để đầu tư TSDH, cho nên trong một năm nào đó ngân quỹ ròng có thể âm. Chúng ta không thể đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mất cân bằng trong ngắn hạn theo chiều hướng tiêu cực vì việc đầu tư này để phát triển cho tương lai. Ngân quỹ ròng dương có thể doanh nghiệp trong giai đoạn suy thoái, khi đó doanh nghiệp thanh lý TSCĐ, giảm hàng tồn kho và các khoản phải thu dẫn đến tăng VLĐR, giảm NCVLĐR. Vì vậy doanh nghiệp không phải dư thừa vốn trong ngắn hạn theo chiều hướng tích cực, số tiền này không thể dùng để đầu tư phát triển. PHẦN 2 PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI KHÁCH SẠN FORTUNA 1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHÁCH SẠN 1.1.Quá trình hình thành và phát triển Khách sạn Fortuna Hà Nội là dự án liên doanh giữa công ty Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Thắng Lợi (trực thuộc Liên Minh Hợp Tác Xã Việt Nam) và Công ty Wiscorp của Singapore. Dự án Khách sạn Fortuna Hà Nội được cấp giấy phép đầu tư số: 1129/GP ngày 09/02/1995 của Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư và giấy chứng nhận đầu tư số: 011022000093 chứng nhận lần đầu ngày 15 tháng 11 năm 2007 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội với số vốn đầu tư đăng ký là 35 triệu Đô la Mỹ. Năm 2002, Khách sạn Fortuna Hà Nội là một khách sạn Quốc tế đã được công nhận tiêu chuẩn 4 sao tại Hà Nội với với lối kiến trúc Châu Âu mang nhiều màu sắc. Khách sạn Fortuna Hà Nội có địa điểm đẹp, nằm trên phố Láng Hạ, thuộc quận Ba Đình, là quận có nhiều cơ quan ngoại giao cũng như nhiều trung tâm mua sắm của Hà Nội. Khách sạn chỉ cách sân bay quốc tế Nội Bài 30 phút, lại khá gần với các địa điểm thể thao văn hóa như sân vận động Hà Nội, khu liên hợp thể thao Quốc Gia, triển lãm Giảng Võ, trung tâm thành phố, nên vô cùng tiện lợi cho khách đến với mục đích du lịch, đầu tư, thương mại cũng như tham gia các hoạt động thể thao lớn. Chính vì thế, Khách sạn Fortuna Hà Nội đã nhiều lần được vinh dự đón tiếp các đoàn khách Quốc tế lớn, với chất lượng phục vụ tốt đã gây dựng được lòng tin của các cơ quan chủ quản Nhà nước và quý khách. Khách sạn Fortuna Hà Nội đi vào hoạt động từ cuối năm 1998, cho đến nay đã được 12 năm. Hiện nay, khách sạn đang hoạt động rất hiệu quả, chất lượng và uy tín cao, thu hút được lượng khách lớn đến từ các nước Châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan … Với 17 tầng, 200 phòng được trang bị đầy đủ tiện nghi, 2 phòng tiệc lớn, 6 phòng họp với sức chứa khác nhau, khách sạn Fortuna Hà Nội là lựa chọn lý tưởng cho các đoàn khách Quốc tế, các doanh nhân, doanh nghiệp. Ngoài ra, khách sạn Fortuna Hà Nội còn có 3 nhà hàng phục vụ những món ăn Âu, Trung Quốc và Nhật Bản cùng quầy bar đáp ứng được mọi nhu cầu của thực khách. Thêm vào đó, khách sạn còn có những dịch vụ như Bể bơi, trung tâm thể dục thẩm mỹ & thể hình, trung tâm chăm sóc sắc đẹp, câu lạc bộ The Boss, câu lạc bộ Millionare … THÔNG TIN CƠ BẢN: Tên : Khách sạn Fortuna Hà Nội Địa chỉ : 6B Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại : 04 3 831 3333 Fax : 04 3 831 3300 Email : fortunahanoi@fortunahotel.com.vn Website : fortunahotel.com.vn Số phòng : 200 Số tầng : 17 tầng (với chiều cao 72 mét) Diện tích mặt bằng : 3.892m2 Tổng diện tích sàn xây dựng : 31.200 m2. 1.2.Chức năng, nhiệm vụ của khách sạn Khách sạn Fortuna Hà Nội được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn 4 sao quốc tế. Kiến trúc độc đáo kết hợp với sự bài trí nội thất được chú ý tới từng chi tiết làm cho khách sạn Fortuna Hà Nội trở thành một trong những khách sạn hiện đại bậc nhất Hà Nội. Quần thể khách sạn Fortuna nổi bật giữa phố Láng Hạ, con phố chính của thủ đô với nhiều tòa nhà cao cấp và cửa hàng, nhà hàng, công viên. Khách sạn Fortuna Hà Nội cung cấp các dịch vụ lưu trú cao cấp với phong cách phục vụ ân cần và sự quan tâm đặc biệt đối với từng vị khách. Đem lại sự thoải mái thực sự cho mỗi vị khách chính là cam kết mà tập thể ban lãnh đạo và toàn bộ nhân viên khách sạn Fortuna Hà Nội đang tuân thủ. Khách sạn Fortuna Hà Nội nằm trong quận Ba Đình - quận thương mại - hành chính của thủ đô Hà Nội. Xung quanh khách sạn có vô số các chọn lựa cho các thương gia cũng như khách du lịch, khách lữ hành có nhu cầu về nghỉ ngơi, nhà hàng, giải trí và mua sắm. Đặc biệt, với những vị khách nghỉ tại tầng Capital, Fortuna Hà Nội có một sảnh riêng với nhiều ưu đãi, như một góc thư viện yên tĩnh, một phòng họp sang trọng, một không gian khoáng đạt nhìn thẳng ra bể bơi, những bữa cocktail chiều, dịch vụ nhận – trả phòng, v.v.. Hơn thế nữa, Fortuna Hà Nội còn đưa vào sử dụng 3 tầng không hút thuốc, nhằm tạo điều kiện thoải mái tối đa cho tất cả các vị khách quý. Với 3 nhà hàng phục vụ món ăn Âu, Trung Quốc và Nhật Bản, bể bơi ngoài trời, quầy Bar liền kề bể bơi, 2 trung tâm Spa dành cho quý ông và quý bà, trung tâm thể dục thẩm mỹ và thể hình, các câu lạc bộ giải trí, cung cấp cho khách rất nhiều sự lựa chọn khác nhau về ẩm thực, vui chơi giải trí, thư giãn, rèn luyện nâng cao sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp. Tất cả để hướng tới phương trâm của Fortuna là đem lại sự hài lòng cao nhất cho mọi khách hàng sử dụng dịch vụ của khách sạn. 1.3.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực lữ hành nên đặc điểm hoạt động kinh doanh có nhiều đặc điểm khác biệt so với hoạt động kinh doanh của các ngành sản xuất vật chất. Hoạt động kinh doanh lữ hành không có hàng tồn kho, không có sản phẩm dự trữ cho tiêu thụ, không có sản phẩm dở dang; quá trình sản xuất cũng đồng thời là quá trình tiêu thụ. Mặt khác hoạt động cung cấp dịch vụ của khách sạn phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của khách hàng, không qua trung gian mua bán, doanh thu cung cấp dịch vụ phần lớn được khách hàng thanh toán bằng tiền nên nợ phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng tài sản lưu động., Doanh thu bằng tiền thu được sẽ tiếp tục chi ra cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo và được luân chuyển liên tục. Hơn nữa Fortuna lại là một trong những khách sạn sang trọng và xa xỉ nhất Hà Nội nên những dịch vụ của khách sạn càng được chú trọng. NHỮNG DỊCH VỤ CỦA KHÁCH SẠN Đưa đón từ sân bay và cho thuê xe Limousine Dịch vụ phòng họp, dịch vụ thư ký, Internet tốc độ cao 2 Phòng đại tiệc, mỗi phòng có diện tích 704m2 và sức chứa lên đến 600 người /phòng 6 phòng họp sức chứa đa dạng, từ 30 đến 350 khách mỗi phòng 3 nhà hàng Âu, Trung Quốc và Nhật Bản Dịch vụ tiệc tại nhà riêng của khách hàng 1 quầy bar liền kề bể bơi và 1 quầy bar tại sảnh 2 câu lạc bộ giải trí (câu lạc bộ The Boss Niteclub và vui chơi điện tử có thưởng Millionaire club) Phục vụ bữa ăn trong phòng 24 giờ Cất giữ hành lý Cung cấp báo, tạp chí hằng ngày Dịch vụ bảo vệ 24 giờ Dịch vụ đổi ngoại tệ và dịch vụ thẻ ATM 24 giờ Dịch vụ cho thuê xe Dịch vụ giặt là nhanh Dịch vụ dọn phòng Hệ thống khóa tự động Phòng dành cho người không hút thuốc Khu bể bơi và tiệc ngoài trời phù hợp cho rèn luyện thể thao, các buổi trình diễn thời trang, quay video, tiệc Cocktail Phòng tập thể dục rộng, thoáng với trang thiết bị hiện đại, phòng tắm hơi, tắm sục jacuzzi Trung tâm thẩm mỹ Sen Spa & Beauty Salon với dịch vụ matxa toàn thân, matxa mặt, matxa chân, tắm hơi, tắm sục, chăm sóc tóc, móng, trang điểm phục vụ quý bà Trung tâm Spa de Palace với các dịch vụ matxa toàn thân, matxa mặt, matxa chân, tắm hơi, tắm sục, tập thể dục phục vụ quý ông. CÁC NHÀ HÀNG CỦA KHÁCH SẠN 1. Tiffin – tầng 1: Phục vụ cả ngày với các món ăn châu á và quốc tế theo hình thức tự chọn hoặc a la carte. Mở cửa từ 6 giờ sáng tới 3 giờ sáng hôm sau, sức chứa 80 khách. Ngoài giờ mở cửa, khách có thể sử dụng dịch vụ phục vụ món ăn tận phòng. 2. Đèn Lồng Đỏ - tầng 2: Phục vụ các món ăn Trung Quốc với các hương vị truyền thống như Dim Sum hay các món đặc sản như “Phật nhảy qua tường”. Mở cửa từ 10 giờ sáng tới 2 giờ chiều và 6 giờ chiều tới 10 giờ tối, sức chứa 100 khách. 3. Emperor KTV – tầng 2: Phục vụ các món ăn Nhật Bản, mở cửa từ 6 giờ chiều đến 10 giờ tối. Nhà hàng có 5 phòng karaoke riêng biệt có sức chứa từ 4 đến 12 khách. 4. Quầy Bar Nautilus – tầng 5: Đây là địa điểm lý tưởng để Quý khách thưởng thức các món ăn bên cạnh bể bơi. Quầy bar phục vụ đồ uống và đồ ăn nhẹ. Giờ mở cửa từ 10 giờ sáng đến 6 giờ chiều. 5. Capital Lounge – tầng 5: Chuyên phục vụ khách nghỉ tại Capital Floors (là tầng khách cao cấp) bao gồm bữa sáng, trà và cà phê chiều và cocktail buổi tối. Giờ mở cửa từ 6 giờ sáng tới 10 giờ tối. 1.4.Đặc điểm bộ máy quản lý tài chính tại khách sạn Đến thời điểm 30/9/2010, tổng số nhân viên của Khách sạn Hà Nội Fortuna là 825 người. Trong đó, Tổng giám đốc có quốc tịch Singapore, Phó Tổng giám đốc có quốc tịch Việt Nam, Trợ lý Tổng Giám đốc có quốc tịch Singapore, Kế toán trưởng có quốc tịch Việt Nam, Bếp trưởng có quốc tịch Singapore, Quản lý Buồng có quốc tịch Malaysia, Giám đốc lễ tân có quốc tịch Indonesia. Các vị trí chủ chốt khác như Kỹ sư trưởng , Phụ trách nhân sự, Giám đốc an ninh là do người Việt Nam đảm nhận và là người có nhiều năm kinh nghiệm làm việc ở các khách sạn quốc tế. Tổng giám đốc Trợ lý tổng giám đốc Giám đốc nhõn sự Giám đốc tài chớnh Giám đốc kỹ thuật Giám đốc kinh doanh Giám đốc nhà hàng & Tiệc Giám đốc buồng phũng CLB trũ chơi điện tử CLB đêm TT chăm súc sức khoẻ Quảnlý nhõn sự Giám đốc đào tạo Giám đốc lễ tân Quản lý buồng Kế toán trưởng Phụ trỏch mỏy tớnh Phụ trỏch mua hàng Giám đốc an ninh Giám đốc quan hệ khách hàng Giám đốc ca đêm Phụ trỏch buồng Kỹ sư trưởng Giám đốc nhà hàng Bếp trưởng Kinh doanh ăn uống Quan hệ truyền thụng Kinh doanh phũng Phụ trách đặt phũng Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý - Tổng giám đốc: là người đứng đầu khách sạn, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. - Trợ lý tổng giám đốc: là người giúp việc trực tiếp cho tổng giám đốc, cùng tổng giám đốc giám sát, quản lý hoạt động của các giám đốc bộ phận. - Giám đốc kỹ thuật: chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật của toàn bộ các hệ thống điều hành khách sạn cũng như hoạt động các khu vui chơi, giải trí. - Giám đốc buồng phòng: quản lý và chịu trách nhiệm trực tiếp trước tổng giám đốc về mảng buồng phòng của khách sạn, thông qua sự quản lý các giám đốc lễ tân, giám đốc quan hệ khách hàng, quản lý buồng. - Giám đốc nhà hàng và tiệc: chịu trách nhiệm và phụ trách hoạt động kinh doanh của dịch vụ nhà hàng, tiệc. Quản lý trực tiếp giám đốc nhà hàng và bếp trưởng. - Giám đốc kinh doanh: phụ trách kinh doanh phòng và kinh doanh ăn uống, qua sự tìm hiểu nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ này mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng phục vụ. - Giám đốc nhân sự: Thực hiện các công tác tổ chức nhân sự, đào tạo và quản lý lao động. - Giám đốc tài chính: Chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của khách sạn, là bộ phận tham mưu quan trọng giúp tổng giám đốc nắm được tình hình tài chính của khách sạn thông qua hoạt động chủ yếu của phòng kế toán. 1.5.Tổ chức công tác kế toán tại khách sạn 1.5.1.Tổ chức bộ máy kế toán tại khách sạn Phòng kế toán có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra và xử lý các thông tin kế toán, công tác thống kê trong phạm vi toàn khách sạn. Bên cạnh đó còn thực hiện việc ghi chép, hạch toán theo chế độ kế toán hiện hành, đồng thời giúp Giám đốc tài chính trong việc tổ chức thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế. Cụ thể: - Cập nhật trung thực, chính xác, kịp thời đúng pháp luật tất cả các quan hệ kinh tế phát sinh tại khách sạn thông qua các nghiệp vụ kế toán . - Giám sát việc chi lương cho nhân viên và thực hiện công tác nghiệp vụ tài chính kế toán. - Phân tích, dự đoán các kế hoạch huy động và sử dụng nguồn vốn. Kế toán trưởng Quản lý phũng mua Quản lý mỏy tớnh Trợ lý phũng mua Thư ký phũng mua Trưởng kho N/Viờn phũng mua N/Viờn Vận chuyển Kế toỏn Doanh thu Thủ quỹ Kế toỏn cụng nợ Kế toỏn Thanh toỏn Kế toỏn Ngõn hàng Kế toỏn giỏ N/Viờn Phũng mỏy tớnh Trợ lý quản lý mỏy tớnh Kế toán tổng hơp Trợ lý Kế toỏn giỏ Kế toỏn hệ thống Thu ngõn Trợ lý kế toỏn doanh thu Kế toán trưởng: là người đứng đầu phòng kế toán, có nhiệm vụ kiểm tra việc ghi chép và hạch toán của các kế toán viên. Giúp việc trực tiếp cho Kế toán trưởng là Kế toán tổng hợp và Quản lý phòng mua, Quản lý máy tính. - Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ cuối tháng kiểm tra số liệu trên nhật ký chung, vào sổ cái, lên bảng cân đối kế toán, lập báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. Hàng quý và cuối năm lập báo cáo và giải trình, thuyết minh về kết quả hoạt động SXKD nộp lên ban giám đốc. - Kế toán doanh thu: có trách nhiệm theo dõi và cập nhật doanh thu hàng ngày của khách sạn cùng với sự trợ giúp của trợ lý kế toán doanh thu và kế toán hệ thống. - Kế toán công nợ: theo dõi và quản lý công nợ mảng công nợ của khách sạn. - Kế toán giá: do khách sạn cung cấp nhiều loại dịch vụ, mỗi loại dịch vụ lại có nhiều mức giá nên kế toán giá có nhiệm vụ theo dõi và quản lý chặt chẽ về giá của các loại dịch vụ này. - Kế toán ngân hàng: có nhiệm vụ giao dịch với ngân hàng các khoản tiền gửi, tiền vay và các khoản thanh toán qua ngân hàng. -Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ thanh toán về lương, BHXH, các khoản chi phí, thu - chi tiền mặt của khách sạn. - Thủ quỹ: chịu trách nhiệm quản lý quỹ tiền mặt của khách sạn. Hàng ngày thủ quỹ vào sổ quỹ tiền mặt dựa trên số liệu của thu ngân. Cuối tháng tổng hợp thu, chi, số dư cuối tháng để đối chiếu với kế toán vốn bằng tiền. - Quản lý máy tính: cùng trợ lý quản lý máy tính và các nhân viên máy tính phụ trách hệ thống máy tính toàn khách sạn, đảm bảo cho việc hoạt động và liên kết của khách sạn được thông suốt. - Quản lý phòng mua: cùng với trợ lý phòng mua và thư ký phòng mua có nhiệm vụ lên kế hoạch và đảm bảo lượng nguyên vật liệu, công cụ, hàng tồn kho phù hợp phục vụ cho hoạt động cung cấp dịch vụ thường xuyên của khách sạn. 1.5.2.Hình thức tổ chức sổ sách kế toán Hình thức sổ kế toán khách sạn áp dụng là hình thức Nhật ký chung TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG Chứng từ kế toán SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ Nhật ký đặc biệt SỔ CÁI Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi hàng ngày Ghi vào cuối kỳ Quan hệ đối chiếu Ghi chú: 2. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI KHÁCH SẠN FORTUNA 2.1. Phân tích cấu trúc tài sản tại khách sạn Fortuna Trích số liệu trên Bảng cân đối kế toán của khách sạn Fortuna qua các năm 2007, 2008, 2009. Đvt:USD Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng tài sản 26,313,942 28,181,945 32,600,987 Tài sản ngắn hạn 4,676,904 5,239,103 11,000,191 Tiền 3,762,352 4,372,522 10,116,576 Phải thu khách hàng 436,701 371,550 347,504 Hàng tồn kho 42,376 51,459 176,472 Tài sản dài hạn 21,637,038 22,942,842 21,600,796 Tài sản cố định 21,445,643 22,894,218 21,541,200 2.1.1. Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản tại khách sạn Qua số liệu trên Bảng cân đối kế toán của khách sạn Fortuna những năm 2007, năm 2008 và năm 2009 ta tính được tỷ trọng các loại tài sản từng năm; mức tăng giảm tuyệt đối và tươ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích cấu trúc tài chính tại khách sạn Fortuna.doc
Tài liệu liên quan