Chuyên đề Phân tích cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

Nội dung 3

Phần I: Giới thiệu chung về công ty dệt minh khai 3

1.1. Giới thiệu khái quát vè công ty Dệt Minh Khai 3

1.1.1. Thông tin chung về công ty 3

1.1.2. Lịch sử hình thành của công ty 3

1.1.3. Quá trình phát triển 4

1.2. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến cơ cấu

sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai 7

1.2.1. Tính chất và nhiệm vụ sản xuất 7

1.2.2. Đặc điểm về sản phẩm và cơ cấu sản phẩm của công ty 8

1.2.3. Đặc điểm thị trường xuất khẩu của công ty 10

1.2.4. Đặc điểm máy móc thiết bị 13

1.2.5. Đặc điểm về nguyên vật liệu sản xuất 16

1.2.6. Đặc điểm lao đọng 17

1.2.7. Đặc điểm cơ cấu sản xuất và bộ máy quản lý của công ty 20

1.2.8. Đặc điểm về hệ thống quản lý chất lượng 23

1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 24

1.3.1. Kết quả kinh doanh 24

1.3.2. Tình hình xuất khẩu 27

Phần 2: Thực trạng cơ cấu sản phẩm xuất khẩu công ty dệt

Minh Khai 29

2.1. Tình hình xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai 29

2.1.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu 29

2.1.2. Theo thị trường xuất khẩu 30

2.1.3. Theo mặt hàng xuất khẩu 36

2.2. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu 37

2.2.1. Các mặt hàng xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu theo mặt hàng 38

2.2.2. Phân tích cơ cấu sản phẩm xuất khẩu 39

2.2.2.1. Theo kim ngạch xuất khẩu 39

2.2.2.2. Theo tốc độ tăng trưởng 44

2.2.2.3. Theo hiệu quả xuất khẩu 45

2.2.3. Yừu tố tác đọng đến cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai 46

2.3. Đánh giá chung về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt

Minh Khai 54

2.3.1. Kết quả đạt được 54

2.3.2. Những khó khăn tồn tại 56

Phần 3: Điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt

Minh Khai 58

3.1. Môi trường kinh doanh trong điều kiện mới 58

3.1.1. Đối với ngành dệt may Việt Nam 58

3.1.2. Với công ty dệt Minh Khai 62

3.2. Một số đề xuất về việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu

của công ty dệt Minh Khai 65

3.2.1. Phân tích khả năng của công ty dệt Minh Khai đối với việc

điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu 65

3.2.2. Khả năng xuất khẩu sản phẩm của công ty dệt Minh Khai 67

3.2.3. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xuất khẩu 68

3.3. Một số kiến nghị nhằm điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu

của công ty dệt Minh Khai 73

3.3.1. Tăng ường hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm thu thập

thông tin tạo cơ sở cho việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu

sao cho phù hợp 73

3.3.2. Mở rộng thị trường xuất khẩu 75

3.3.3. Phấn đấu hạ giá thành sản phẩm 76

3.3.4. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho việc điều chỉnh

cơ cấu sản phẩm xuất khẩu 78

3.4. Một số kiến nghị đối với nhà nước và với công ty dệt Minh Khai 80

Kết luận 83

Tài liệu tham khảo 84

Phụ lục

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3045 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n 729.000 18 674.640 18 719.200 16 819.850 19 Khăn mặt 1.336.500 33 1.236.840 33 1.450.920 30 1.294.500 30 Khăn tắm 324.000 8 277.352 7.4 324.800 7 280.475 6.5 SPkhác 648.000 16 434.768 12 914.080 20 625.675 14.5 2.áo choàng tắm 405.000 10 374.800 10 412.960 8.9 517.800 12 3.Màn tuyn 607.500 15 749.600 20 914.050 20 776.700 18 Tổng 4.050.000 100 3.748.000 100 4.640.000 100 4.315.000 100 Nguồn: Phòng Kế hoạch Thị trường- Công ty dệt Minh Khai Qua bảng trên, ta có thể thấy sản phẩm xuất khẩu chính của công ty là mặt hàng khăn bông các loại. Hàng năm việc xuất khẩu sản phẩm này luôn mang lại cho công ty nguồn lợi nhuận xuất khẩu cao do doanh thu xuất khẩu lớn. 2.2. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu: Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu thể hiện tỉ lệ các sản phẩm đem đI xuất khẩu trong một giai đoạn phân tích. Cơ cấu sản phẩm bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách nhau như: - Máy móc thiết bị - Trình độ công nhân viên, cán bộ quản lý - Tổng số vốn đầu tư trong doanh nghiệp - Nguồn và giá cả nguyên vật liệu - Thị trường tiêu thụ - Khả năng cạnh tranh của sản phẩm - ….. Với cơ cấu sản phẩm xuất khẩu nói riêng bị ảnh hưởng khá nhiều bởi thị trường xuất khẩu và những điều khoản khác trong quan hệ thương mại quốc tế. Việc lựa chọn một cơ cấu sản phẩm xuất khẩu nào tối ưu không chỉ dựa vào một số tỷ lệ như: Doanh thu/Chi phí/1 đơn vị sản phẩm xuất khẩu, tỷ lệ Lợi nhuận/Doanh thu, mà còn phảI xem xét tới tính khả thi của cơ cấu sản phẩm xuất khẩu hiện tại của doanh nghiệp. Mỗi chủng loại sản phẩm có rất nhiều mẫu mã khác nhau. Vậy, trong số rất nhiều sản phẩm đó công ty sẽ lựa chọn sản phẩm nào để xuất khẩu và với số lượng là bao nhiêu. Công ty phảI xác định một cơ cấu sản phẩm xuất khẩu ra sao vừa thoả mãn tối đa yêu cầu của khách hàng đồng thời khai thác hết năng lực sản xuất của công ty. Với công ty dệt Minh Khai cơ cấu sản phẩm nói chung và cơ cấu sản phẩm xuất khẩu nói riêng có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của toàn doanh nghiệp. 2.2.1. Các mặt hàng xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu theo mặt hàng: Thực tế hiện nay cơ cấu sản phẩm của công ty gồm có các sản phẩm sau: Khăn ăn các loại : dùng cho các khách sạn, nhà hàng. Chủ yếu để xuất khẩu và một phần phục vụ nhu cầu trong nước. Khăn Jacquard (khăn bông cao cấp) : dùng cho khách sạn và gia đình. Chủ yếu để xuất khẩu. áo choàng tắm Khăn dobby (khăn mặt bình thường) : dùng trong sinh hoạt gia đình Vải màn tuyn và màn tuyn hoàn chỉnh : xuất khẩu màn tuyn thành phẩm cho các dự án viện trợ. Thị trường nội địa gồm có vảI tuyn cho các doanh nghiệp may thành thành phẩm khoảng 80% và bán ra thị trường sản phẩm màn tuyn hoàn chỉnh khoảng 20% Trong đó các mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ lệ như sau: Bảng 2.5. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai Loại sản phẩm Tỷ lệ 1. Khăn ăn các loại 60% 2. Khăn Jaquard 20% 3. áo choàng tắm 1% - 2% 4. Khăn dobby 18% - 19% 5. Màn tuyn Tỷ lệ xuất khẩu và bán ra thị trường nội địa không xác định theo tỷ lệ trước mà theo từng thời kỳ khác nhau sẽ có sự phân bổ khác nhau Tổng 100% Nguồn: phòng kế hoạch – thị trường công ty dệt Minh Khai 2.2.2. Phân tích cơ cấu sản phẩm xuất khẩu 2.2.2.1. Theo kim ngạch xuất khẩu: Doanh thu xuất khẩu của công ty luôn chiếm một tỷ lệ cao (khoảng 80% - 90%) trong tổng doanh thu của toàn công ty. Trong vòng năm năm từ năm 2000 đến năm 2004 kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của công ty có sự biến tăng tuy nhiên mức độ giảm sút là không đáng kể chủ yếu do những nguyên nhân khách quan từ bên ngoài. Doanh nghiệp vẫn là một trong những doanh nghiệp đI đầu về lĩnh vực xuất khẩu trong các doanh nghiệp thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội. Biến động về kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của công ty được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.6 : Giá trị kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của công ty dệ Minh Khai năm 2000 – 2004 (đv: USD) SPXK 2000 2001 2002 2003 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1.Khăn bông 3.037.500 75 2.623.600 70 3.312.960 71 3.020.500 70 Khăn ăn 729.000 18 674.640 18 719.200 16 819.850 19 Khăn mặt 1.336.500 33 1.236.840 33 1.450.920 30 1.294.500 30 Khăn tắm 324.000 8 277.352 7.4 324.800 7 280.475 6.5 SPkhác 648.000 16 434.768 12 914.080 20 625.675 14.5 2.áo choàng tắm 405.000 10 374.800 10 412.960 8.9 517.800 12 3.Màn tuyn 607.500 15 749.600 20 914.050 20 776.700 18 Tổng 4.050.000 100 3.748.000 100 4.640.000 100 4.315.000 100 Nguồn: Phòng kế hoạch-thị trường, công ty dệt Minh Khai Biểu đồ2.8 : Giá trị kim ngạchxuất khẩu theo mặt hàng của công ty dệt Minh Khai giai đoạn 2000 – 2004 Đv: 1000 USD Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu khăn bông đạt 3.037.000 USD. Năm 2002 do có khó khăn về thị trường và tỷ giá hối đoái không ổn định nên kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 2.626.000 USD. Trong 2 năm vừa qua giá trị xuất khẩu tăng lên với kim ngạch xuất khẩu năm 2003 là 3.312.960 USD và năm 2004 đạt 3.020.500 USD. Giá trị kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của công ty năm 2004 được thể hiện qua biểu đồ dưới đây: Biểu đồ 2.9: Giá trị kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng năm 2004 (%) Mặt hàng khăn bông Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty, giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này luôn đạt tỷ lệ từ 70% trở lên. Sản phẩm được bạn hàng đánh giá là sản phẩm có chất lượng cao, đọ bền tốt, màu không phai, kiểu dáng phong phú, tuy nhiên giá cả lại hơI cao. Ngay từ những năm đầu khi chuyển sang cơ chế mới công ty dệt Minh Khai đã xác định cho mình khăn bông là mặt hàng xuất khẩu chính của mình. Thị trường Nhật Bản vốn được xem xét là thị trường khó tính tuy nhiên họ đã đánh giá rất cao sản phẩm khăn bông của công ty khi xuất khẩu sang đó. Cụ thể, trong cơ cấu sản phẩm khăn bông xuất khẩu lại được chia ra thành nhiều mặt hàng khác nhau như: - Khăn Jacquard (khăn cao cấp) - Khăn dobby (khăn thường) - Khăn khăn - Một số loại khác Giá trị kim ngạch xuất khẩu của các loại khăn bông trong những năm qua như sau: Bảng 2.7 : Kim ngạch xuất khẩu các loại khăn bông (đv: USD) SPXK 2001 2002 2003 2004 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Khăn bông 3.037.500 100 2.623.600 100 3.312.960 100 3.020.500 100 Khăn ăn 729.000 24 674.640 26 719.200 22 819.850 27 Khăn mặt 1.336.500 44 1.236.840 47 1.450.920 44 1.294.500 43 Khăn tắm 324.000 11 277.352 11 324.800 10 280.475 10 SPkhác 648.000 21 434.768 36 914.080 24 625.675 20 Nguồn: Phòng kế hoạch-thị trường, công ty dệt Minh Khai Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ các loại khăn xuất khẩu qua các năm thường biến động không nhiều. Khăn mặt xuất khẩu luôn chiếm tỷ lệ cao nhất hơn 40%, tiếp đến là khăn ăn và các loại sản phẩm khác.Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu khăn bông giảm 413.900 USD (14%) do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó nguyên nhân chủ yêu là kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản bị giảm sút do nhu cầu sử dụng các mặt hàng cao cấp giảm. Biểu đồ 2.10: Giá trị kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng khăn bông Sản phẩm áo choàng tắm Đây là sản phẩm mới của công ty trong những năm gần đây. Tuy mới được đưa vào sản xuất chưa lâu song giá trị kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng áo choàng tắm cũng đã có một vị trí đáng kể khoảng 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. áo choàng tắm là sản phẩm cao cấp tuy có giá thành cao song chất lượng tốt, kiểu dáng mẫu mã hợp thời trang nên sản phẩm rất được các khách hàng Nhật Bản, Châu á ưa chuộng. Tuy nhiên khả năng xuất khẩu sản phẩm này chưa cao. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm mới chỉ đạt khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Năm 2001, giá trị xuất khẩu áo choàng tắm đạt 405.000 USD chiếm 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, đến năm 2003 con số này đạt 517.800 USD chiếm khoảng 12% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong thời gian tới công ty cần có hướng mở rộng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm này. Đây là sản phẩm có nhiều triển vọng, hiện nay công ty mới tiếp cận được những người tiêu dùng có thu nhập cao. Những năm tới công ty sẽ có hướng mở rộng cơ cấu sản phẩm, thiết kế cải tiến mẫu mã, kiểu dáng đồng thời hạ giá thành sản phẩm để sản phẩm của công ty có thể đến được với hầu hết người tiêu dùng, kể cả những người có thu nhập trung bình lẫn thu nhập cao, đặc biệt là nâng cao chất lượng để có thể mở rộng xuất khẩu sang thị trường EU, Mỹ. Biểu đồ 2.11: Giá trị kim ngạch xuất khẩu áo choàng tắm Mặt hàng màn tuyn Công ty chủ yếu tiêu thụ ở trong nước, ít xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Sản phẩm này xuất khẩu chủ yếu thông qua Đan Mạch để sang thị trường Châu Phi theo chương trình phòng chống sốt rét của Liên Hợp Quốc. Do đó, giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này không cao, chỉ chiếm khoảng 15-20% tổng kim ngạch xuất khẩu. Vì vậy để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty trong những năm tới, công ty cần có biện pháp thúc đẩy việc xuất khẩu mặt hàng này như đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, ký kết nhiều hợp đồng xuất khẩu. Việc xuất khẩu mặt hàng màn tuyn vẫn chưa được công ty chú ý tới nhiều. Tỷ lệ giưa xuất khẩu và tiêu thụ trong nước cảu sản phẩm này cũng chưa rõ ràng. Theo từng thời điểm, tong giao đoạn mà công ty có những kế hoạch khác nhau với loại sản phẩm màn tuyn. 2.2.2.2.Theo tốc độ tăng trưởng: Như trên đã phân tích cho thây kim ngạch xuất khẩu năm 2002 giảm so với 2001, tuy nhiên giai đoạn sau tình hình xuất khẩu của công ty đã tăng trở lại và cao hơn trước. Bảng sau thể hiện tốc độ tăng trưởng của các mặt hàng xuất khẩu của công ty trong thời gian qua: Bảng 2.8 : Tốc độ tăng trưởng các mặt hàng xuất khẩu SPXK 2001 2002 2003 2004 Giá trị Tốc độ tăng trưởng Giá trị Tốc độ tăng trưởng Giá trị Tốc độ tăng trưởng Giá trị Tốc độ tăng trưởng 1.Khăn bông 3.037.500 2.623.600 -14% 3.312.960 26% 3.020.500 26% Khăn ăn 729.000 674.640 719.200 819.850 Khăn mặt 1.336.500 1.236.840 1.450.920 1.294.500 Khăn tắm 324.000 277.352 324.800 280.475 SPkhác 648.000 434.768 914.080 625.675 2.áo choàng tắm 405.000 374.800 -7% 412.960 10% 517.800 25% 3.Màn tuyn 607.500 749.600 -23% 914.050 22% 776.700 -15% Tổng 4.050.000 3.748.000 -7% 4.640.000 24% 4.315.000 -7% Nguồn: Phòng kế hoạch-thị trường, công ty dệt Minh Khai Sản phẩm khăn bông (khăn dobby, khăn Jacquard, khăn ăn,…) là những sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mẽ đẹp, phong phú đa dạng về chủng loại nên kim ngạch xuất khẩu cảu loại khăn này liên tục tăng trong các năm. Sản phẩm khăn bông luôn là sản phẩm xuất khẩu truyền thống và là sản phẩm xuất khẩu chính đem lại lợi nhuận chủ yếu của công ty. Năm 2004 tỷ lệ xuất khẩu của khăn bông đạt 71% (tăng 26% so với năm trước) Sản phẩm áo choàng tắm là sản phẩm cao cấp, giá bán cao nhưng chất lượng tốt nên năm 2004 tỷ lệ xuất khẩu áo choàng tắm đạt 12% tổng kim ngạch xuất khẩu ( khoảng 413 nghìn USD). Trong hững năm trở lại đây sản phẩm áo choàng tắm luôn tăng từ 10% - 25% giá trị kim ngạch xuất khẩu mỗi năm. Nhận thấy những sự thay đổi này công ty đã đề ra phương hướng trong tương lai là sã tăng tỷ lệ áo choàng tắm xuất khẩu. 2.2.2.3. Theo hiệu quả xuất khẩu Công ty không phân rõ lợi nhuận và chi phí cho từng đơn vị xuất khẩu trong từng năm mà dựa vào những số liệu xuất khẩu thực tế để đưa ra một tỷ lệ chi phí, lợi nhuận cho tong loại sản phẩm. Tỷ lệ này được thể hiện trong bảng sau (tính cho kết quả xuất khẩu năm 2004) Bảng 2.9. Hiệu quả các mặt hàng xuất khẩu Sản phẩm Doanh thu Chi phí Lợi nhuận Tỷ lệ LN/CP 1. áo choàng tắm 8.824,8 6.493,2 2.331,6 35,91% 2. Khăn Jacquard 24.268,2 19.479,6 4.788,6 19,73% 3.Khăn dobby 13.604,9 12.686,4 918,5 7,24% 4.Màn tuyn 12.869,5 12.337,1 532,4 4,32% 5.Khăn ăn 13.972,6 13.635,72 336,88 2,50% Tổng 73.540 64.932 8.608 Bảng trên đã sắp xếp các mặt hàng xuất khẩu theo thứ tự tỷ lệ Lợi nhuận/Chi phí từ cao đến thấp. Nhìn vào bảng ta có thể dễ dàng nhận thấy những mặt hàng đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp và ngược lại. Qua bảng phân tích trên ta có thể nhận thấy áo choàng tắm có tỷ lệ Lợi nhuận/Chi phí lớn nhất (35,91%) hay là khi bỏ ra 100 đồng chi phí kết quả thu về là 135,91 đồng doanh thu. Tuy là sản phẩm có thu lợi nhuận cao nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của sản phẩm áo choàng tắm chỉ chiếm khoảng 10%-20% tổng kim ngạch toàn bộ các sản phẩm. Nguyên nhân của tình trạng trên là doanh nghiệp vẫn chưa tìm được thị trường để xuất khẩu sản phẩm có giá trị này. Bên cạnh đó, sản phẩm khăn ăn tỷ lệ Lợi nhuận/Chi phí chỉ khoảng 2,5% nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này lại luôn chiếm một tỷlệ khá cao (>50%). Mặt hàng khăn ăn tuy không đem lại lợi nhuận cao nhưng lại xuất khẩu được nhiều tạo nguồn thu cho doanh nghiệp, tạo việc lam cho người lao động vì vậy vẫn phảI tiếp tực xuất khẩu mặt hàng này. Khăn ăn là mặt hàng bình thường không đòi hỏi máy móc hiện đại nên khi xuất khẩu mặt hàng này công ty phảI cạnh tranh với rất nhiều các xưởng gia công có giá bán thấp hơn. Điều đó giảI thích nguyên nhân của tỷ lệ Lợi nhuận/Chi phí của khăn ăn thường thấp. Sản phẩm áo choàng tắm và khăn Jacquard đòi hỏi công nghệ hiện đại, công nhân có tay nghề cao, nguyên liệu ngoại nhập, sản phẩm khi sản xuất ra phảI có chất lượng tốt. Công ty dệt Minh Khai đáp ứng được những yêu cầu của loại sản phẩm trên nên khi xuất khẩu mặt hàng này công ty thường cạnh tranh tốt hơn, sản phẩm của công ty có thể bán với giá cao hơn các doanh nghiệp khác. 2.2.3. Yếu tố tác động đến cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty d Minh Khai Công ty dệt Minh Khai từ khi thành lập đến nay luôn là một trong những doanh nghiệp đI đầu của Sở Công nghiệp Hà Nội. Doanh nghiệp phảI luôn đối mặt với những thay đổi, với những khó khăn thách thức trong matt môI trường cạnh tranh khốc liệt đặc biệt trong lĩnh vực dệt may với nhiều doanh nghiệp có uy tín trên thị trường như dệt Phong Phú, dệt may Chiến Thắng, dệt 8/3,… và đặc biệt trong quá trình hội nhập như hiện nay với cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác đặc biệt là Trung Quốc luôn là một bàI toán cho các nhà quản lý của doanh nghiệp. Theo M.Porter – giáo sư trường Quản trị kinh doanh Harvard thì “MôI trường cạnh tranh được hình thành bởi năm yếu tố mà ông gọi là năm thế lực cạnh tranh”. Những thế lực này bao gồm sức ép của khách hàng, sức ép của nhà cung cấp, cường độ cạnh tranh giữa các đối thủ, mối đe doạ của đối thủ mới gia nhập và sức ép của sp thay thế. Các yếu tố này tác động trực tiếp tới doanh nghiệp. Với cơ cấu sp xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai ngoàI các yếu tố bên trong công ty đã được nêu ra ở phần một thì năm yếu tố trên luôn được doanh nghiệp phân tích trong việc lựa chon một cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sao cho hiệu quả nhất Sơ đồ2.1 : Năm thế lực cạnh tranh trong môI trường ngành kinh doanh Các đối thủ mới tiềm ẩn Các đối thủ cạnh tranh và doanh nghiệp Sản phẩm thay thế Nhà cung cấp Khách hàng Sức ép Sức ép Nguy cơ đe doạ Nguy cơ Năm thế lực cạnh tranh này tồn tại trong một thể thống nhất tạo thành môI trường tác nghiệp của các doanh nghiệp trong một ngành kinh doanh. Nó quyết định tính chất, quy mô cạnh tranh của ngành và khả năng thu lợi nhuận của các doanh nghiệp. Đối với công ty dệt Minh Khai việc phân tích môI trường kinh doanh sẽ giúp các nhà quản lý có những quyết định đúng đắn trong chiến lược phát triển doanh nghiệp đặc biệt trong chiến lược phát triển sản phẩm xuất khẩu bởi hoạt động xuất khẩu được coi là hoạt động chính của doanh nghiệp và bị cho phối mạnh bởi môI trường kinh doanh. Cùng với những yếu tố ảnh hưởng thuộc về nội bộ doanh nghiệp đã được phân tích ở phần một và năm thế lực cạnh tranh theo mô hình của M. Porter, các yếu tố này sẽ cho thấy doanh nghiệp sẽ phảI làm gì trong môI trường hiện tại và trong tương lai của mình. Nếu một áp lực cạnh tranh nào đó yếu hoặc doanh nghiệp có khả năng giành thế chủ động trong tương quan thế lực thì đó có thể xem như là cơ hội cho phép doanh nghiệp có vị thế cạnh tranh thuận lợi hơn và khả năng thu lợi nhuận cao hơn. * Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Sauk hi Quyết định 217/HĐBT (tháng 12-1987) về mở rộng quyền tự chủ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước, xoá bỏ các nguồn bao cấp, các doanh nghiệp công nghiệp nước ta chuyển sang một giai đoạn mới thực sự hoạt động như những doanh nghiệp độc lập, bắt đầu hiểu và tham gia cạnh tranh trên thị trường. Công ty dệt Minh Khai cũng không đứng ngoàI xu thế này. Cạnh tranh trong các ngành công nghiệp dệ may ở Việt Nam chủ yếu vẫn là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nha nước với các doanh nghiệp tư nhân. Ưu thế thường thuộc về các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn đang hoạt động. Với những thế mạnh về khả năng tàI chính, công nghệ, quy mô kinh doanh và lĩnh vực ngành nghề là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhà nước phát triển. Với ngành dệt may Tổng công ty dệt may hiện nay vẫn là một đối thủ lớn của các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, việc phát triển của các doanh nghiệp tư nhân cũng là một tín hiệu đáng mừng. Các doanh nghiệp này đã biết lựa chọn cho mình một hướng đI đúng đánh và những thị trường ngách cùng với chi phí nhân công thấp, chi phí ngoàI sản xuất không cao đã giúp nhiều doanh nghiệp có vị thế trên thị trường như một số doanh nghiệp tư nhân ở TháI Bình, Nam Hà,… Đối thủ cạnh tranh chính của công ty dệt Minh Khai hiện nay là nhà máy dệt Phong Phú, dệt 8/3, dệt 19/5, dệt Đông Xuân,… Đặc biệt là sự cạnh tranh của nhà máy dệt Phong Phú – một trong những nhà máy luôn đI đầu trong ngành dệt may. Năm 2003 Dệt Phong Phú được phong tặng danh hiệu doanh nghiệp Nhà nước tiêu biểu. Một số chỉ tiêu của dệt Phong Phú năm 2003 như sau: Bảng 2.10 : Một số chỉ tiêu thể hiện tình hình kinh doanh của nhà máy dệt Phong Phú năm 2003 Doanh thu 1.200.000 trđ Lợi nhuận 12.500 trđ Lao động 4.552 người Thu nhập bình quân/lao động 1.867.000đ/tháng Nguồn: Tạp chí thời trang Việt Nam Với sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nhà máy dệt Phong Phú đã đầu tư hơn 1,5 tr USD xây dựng nhà máy dệt khăn với công suất 2.400 tấn khăn/năm. Và mục tiêu xuất khẩu của nhà máy là xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sang Châu Âu, Nhật Bản và đặc biệt là Mỹ. Vviệc đầu tư máy móc thiết bị của nhà máy dệt Phong Phú cho sản phẩm khăn - đây chính là sản phẩm truyền thống của công ty dệt Minh Khai đòi hỏi công ty dệt Minh Khai phảI có một sự đầu tư đúng đắn nhằm củng cố và tăng cường vị thế cạnh tranh của mình * Cạnh tranh tiềm ẩn: Tính chất cạnh tranh trong ngành dệt may tăng lên rất nhanh do sự cạnh tranh của sản phẩm của các nước khác đặc biệt là sản phẩm của Trung Quốc. Hơn nưa thế nữa trong nước tình trạng trốn thuế, hàng lậu đac và đang dẫn đến những tình trạng không lành mạnh trong cạnh tranh, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Đặc điểm chung của ngành dệt may Việt Nam là 80% sản phâmt của ta là gia công do vậy phát triển của các hợp tác xã gia công dệt may ở các tỉnh như TháI Bình, Nam Hà, ….cũng gây ra không ít khó khăn cho công ty. Với thuận lợi về dịa điểm, nhân công re, chi phí quản lý thấp, …. đã giúo các xưởng gia công này cạnh trnh với dệt Minh Khai. Tuy nhiên chất lượng sản phẩm vẫn là yếu tố mà dệt Minh Khai có thể so sánh trong việc cạnh tranh. Để có thể đứng vững và phát triển, công ty dệt Minh Khai cần phảI đầu tư vốn, công nghệ và không ngừng nâng cáo chất lượng sản phẩm, đổi mới kiểu dáng mẫu mã sản phẩm * áp lực của nhà cung cấp Nguyên vật liệu của công ty đa phần là nhập khẩu. Do dsản phẩm xuất khẩu yêu cầu gắt gao về chất lượng nên công ty thường phảI sử dụng những sợi bông nhập từ nước ngoàI. Tất cả các nguyên vật liệu này chủ yếu được nhập khẩu từ các nước như ấn Độ, Pakistan, Indonexia, Nhật, Thuỵ Sỹ... lượng này thường chiếm 70-80% nhu cầu đầu vào của công ty, còn lại được cung cấp từ thị trường trong nước. Quá trình nhập khẩu nguyên vật liệu làm tăng chi phí vận chuyển, các hợp đồng nhập khẩu thường phải mất nhiều thời gian mới được hoàn tất do các thủ tục nhập khẩu tương đối phức tạp. Do vậy chi phí nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm thường cao hơn trong nước song chất lượng lại ổn định hơn, đáp ứng được khách hàng nước ngoài của công ty. Việc nhập khẩu một phần lớn nguyên liệu từ nước ngoàI dẫn đến doanh nghiệp thường bị phụ thuộc vào sự biến động của giá cả thị trường thế giới. 6 tháng đầu năm 2004 giá nguyên liệu bông trên thị trường thế giới tăng làm cho giá thành sản phẩm của nhà máy tăng do đó lợi nhuận giảm. Giá cao cũng là một trong những nguyên nhân làm cho kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2004 có suy giảm. Trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty khăn Jacquard đòi hỏi chất lượng nguyên vật liệu tốt nhất, sợi phảI có độ bền và dai. Chi phí đầu tư cho các maý móc để sản xuất loại khăn này cũng rất lớn. Nếu sợi dùng để sản xuất không có chất lượng thì trong quá trình sản xuất sẽ xảy ra tình trạng kéo sợi lam cho chất lượng của khăn không được đảm bảo, sản phẩm sản xuất ra sẽ không tiêu thụ được.Do vậy khi lựa chọn nguyên liệu nhà máy thường phảI có sự phân tích khá kỹ loại nguyên liệu phù hợp với từng sản phẩm xuất khẩu Công ty có nguồn nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất khá ổn định về chất lượng. Để đáp ứng cho nhu cầu của sản xuất và yêu cầu của khách hàng công ty dệt Minh Khai trong những năm qua luôn phải nhập khẩu các nguyên liệu sợi bông, sợi polieste cùng các loại hoá chất, thuốc nhuộm...và nhập khẩu với khối lượng lớn từ các nước ấn Độ, Pakixtan, Indonesia, Nhật Bản...Trong quá trình mua hàng công ty đã xây dựng được mối quan hệ thân thiện với các nhà cung ứng đầu vào nước ngoài này. Công ty đã tranh thủ được sự giúp đỡ của các bạn hàng, ký kết hợp đồng mua hàng với các điều khoản ưu đãi. Đây chính là điều kiện thuận lợi để công ty có thể chủ động trong sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhanh chóng kịp thời các đơn đặt hàng của các thị trường xuất khẩu. * Khách hàng Sản phẩm của dệt Minh Khai chủ yếu xuất sang Nhật Bản, EU, các nước Châu á,… trong đó Nhật Bản được coi là khách hàng truyền thống của công ty. Khi lựa chọn cơ cấu sản phẩm xuất khẩu công ty thường phảI phân tích xem thị trường đó có nhu cầu về mặt hàng đó không. Đối với công ty các khách hàng luôn được đánh giá rất cao, công ty thường xuyên giữ mối quan hệ lam ăn lâu dàI với các đối tác của mình. Trong thời gian tới công ty xác định khách hàng chủ yếu của mình vẫn sẽ là các công ty của Nhật Bản, EU, Châu á nhưng công ty sẽ xâm nhập vào thị trường mới mẻ như Hoa Kỳ và các nước Tây Âu. Và Nhật Bản vần là thị trường được công ty xem trọng nhất. Năm thế lực cạnh tranh ảnh hưởng trực tiếop đến hoạt động của công ty dệt Minh Khai. Tuy nhiên ngoài các yếu tố trên cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty còn bị ảnh hưởng bởi một sô các yếu tố khác như: giá cả từng mặt hàng xuất khẩu, năng lực sản xuất của công ty, thị trường tiêu thụ, máy móc công nghệ, chất lượng sản phẩm… Trong thời đại hội nhập kinh tế hiện nay, giá cả là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường xuất khẩu. Hiện nay, công ty đang áp dụng một chính sách giá thống nhất trên mọi thị trường vì thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là Nhật Bản. Mặt khác công ty xuất khẩu theo điều kiện FOB nên các chi phí cho sản phẩm xuất khẩu chủ yếu thay đổi theo khối lượng lô hàng xuất. Mà các chi phí xuất khẩu cho một đơn vị sản phẩm xuất khẩu đã được công ty tìm hiểu rất kỹ trên cơ sở nghiên cứu tìm hiểu thị trường và các quy định về thuế xuất nhập khẩu của Chính phủ nên công ty đã quyết định phải áp dụng chính sách giá này. Hơn nữa khi áp dụng chính sách giá này công ty sẽ không phải tính toán nhiều lần điều đó tiết kiệm được thời gian và chi phí. Tuy nhiên với chính sách giá này thì giá cả sản phẩm xuất khẩu của công ty trở nên kém linh hoạt so với biến động giá cả trên thị trường. Trong xu thế tự do cạnh tranh như ngày nay thì việc áp dụng chính sách giá này trở nên không thích hợp với các điều kiện cạnh tranh trên thị trường, do đó làm cản trở hoạt động xuất khẩu của công ty, làm giảm lợi nhuận của công ty. Bảng 2.11: Giá cả một số mặt hàng của công ty Stt Mặt hàng Mã hàng Kích cỡ (Cm) Đơn giá (USD/cái) 1 Khăn mặt dmi-1 34 x 88 6.98 2 Khăn tắm dmi-2 65 x 135 25.58 3 Khăn tắm du-2 65 x 135 26.25 4 Khăn mặt du-1 34 x 90 6.83 5 Khăn mặt pal-1 34 x 85 7.35 6 Khăn tắm pal-2 65 x 135 34.13 7 Thảm pal-3 45 x 70 17.07 8 Khăn mặt hci-1 34 x 82 6.83 9 Khăn tắm hci-2 65 x 135 31.50 10 Thảm hci-3 45 x 65 19.69 11 Khăn mặt abis-1 34 x 85 6.29 12 Khăn tắm abis-2 65 x 130 25.13 13 Thảm abis-3 45 x 68 17.59 14 Khăn tắm ftb-2 65 x 130 21.90 15 Khăn tắm apa-3 45 x 70 18.60 Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường – Công ty dệt Minh Khai Hiện nay mức giá xuất khẩu mà công ty đang áp dụng cao hơn giá nội địa. Công ty áp dụng chính sách giá này là do công ty nhận thấy Nhật Bản là một thị trường khó tính, có những yêu cầu đòi hỏi khắt khe về chất lượng nên những chi phí ban đầu cho việc hoạch định và tổ chức xâm nhập sẽ tăng lên đáng kể. Hơn nữa, các chi phí cho vi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1373.doc
Tài liệu liên quan