MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN THỨ NHẤT - CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC TỔ CHỨC 4
1-/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : 4
2-/ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI : 5
3-/ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI : 5
1-/ QUAN NIỆM VỀ LAO ĐỘNG 7
2-/ QUÁ TRÌNH LAO ĐỘNG 7
3-/ TỔ CHỨC LAO ĐỘNG: 8
4-/ TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC: 8
5-/ MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA VÀ NHIỆM VỤ CỦA TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC 9
5.1. Mục đích của tổ chức lao động khoa học: 9
5.2. ý nghĩ của tổ chưc lao động khoa học. 9
5.3. Nhiệm vụ của tổ chức lao động khoa học . 10
5.4.Các nguyên tắc của tổ chức lao động khoa học : 11
6-/ NỘI DUNG CỦA TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC 13
6.1. Phân công và hiệp tác lao động : 13
6.2. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc 15
6.3.Phương pháp và thao tác lao động : 16
6.4. Điều kiện lao động và chế độ làm việc nghỉ ngơi: 16
6.5.Định mức lao động : 17
6.6.Tổ chức tiền lương, tiền thưởng 17
6.7.Đào tạo và phát triển tay nghề cho người lao động : 17
6.8.Kỷ luật và công tác thi đua 18
PHẦN THỨ 2 - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - QUẬN TÂY HỒ THÀNH PHỐ HÀ NỘI 20
1-/ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẬN TÂY HỒ .
1.1 Điều kiện địa lý và dân số
1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
2-/ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA PHÒNG. 20
1-/ CƠ CẤU CÁN BỘ CỦA PHÒNG. 23
2-/ PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG. 24
3-/ PHÂN TÍCH CÁC MỐI QUAN HỆ. 28
3.1 Mối quan hệ với cấp tỉnh. 28
3.2 Mối quan hệ với cấp uỷ và chính quyền quận Tây Hồ . 29
1-/ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG. 33
2-/ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÁN BỘ TRONG PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI QUẬN TÂY HỒ , HÀ NỘI 36
2.1 Trưởng phòng. 36
2.2 Phó trưởng phòng. 37
2.3 Cán bộ tổ chức 38
2.4 Cán bộ phòng chống tệ nạn xã hội. 39
2.5 Cán bộ chính sách ưu đãi người có công. 39
2.6 Cán bộ kế toán 40
3-/ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CỦA PHÒNG. 40
3.1 Về công tác lao động 40
3.2 Việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công
3.3 Các vấn đề xã hội.
PHẦN THỨ 3 - CÁC GIẢI PHÁP VÀ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP ĐỐI VỚI CÔNG
TÁC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG TỔ CHỨC
LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI QUẬN TÂY HỒ THÀNH PHỐ HÀ NỘI 46
1-/ HOÀN THIỆN CƠ CẤU CÁN BỘ CỦA PHÒNG. 47
2-/ NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG. 48
2.1 Sắp xếp và bố trí cán bộ hợp lý. Để tiến hành công việc này đạt hiệu quả,
cần phải: 49
2.2 Quản lý cán bộ trong phòng. 50
2.3 Công tác đào tạo và tuyển dụng cán bộ. 50
3-/ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG. 51
KẾT LUẬN 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
59 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1893 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích công tác tổ chức và hoạt động của phòng tổ chức lao động thương binh và xã hội quận Tây Hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh phố Hà Nội, được thành lập theo nghị định 69/Chính phủ ngày 28/10/1995 có hiệu lực quản lý từ ngày 01/01/1996.
Quận có 8 đơn vị hành chính cấp phường, hình thành trên cơ sở tách 3 phường của quận Ba Đình (Yên Phụ, Bưởi và Thụy Khuê) và có 5 xã thuộc huyện Từ Liêm (Quảng An, Từ Liêm, Nhật Tân, Phú Thượng, Xuân La).
Tuy là một Quận mới thành lập nhưng Tây Hồ đã có đầy đủ các yếu tố của một đơn vị hành chính cấp “Quận” hoàn chỉnh, có tổ chức đảng lãnh đạo, bộ máy chính quyền làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước và các tổ chức quần chúng hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phù hợp với pháp luật.
Quận Tây hồ có những điều kiện, tiềm năng và nguồn lực riêng để phát triển trước mắt cũng như lâu dài trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của thủ đô. Nằm ở phía bắc của thủ đô với 8km sông Hồng và có vị trí sung yếu nhất trong các quận nội thành, đồng thời là tuyến giao thông quan trọng trên địa bàn quận và thành phố. Tây hồ cũng đứng thú nhất trong các quận của Hà nội về diện tích đất tự nhiên. Với 24,01 ha, chiếm 28,48% diện tích toàn thành phố và số dân là 92730 người, mật độ dân số thấp so với các quận nội thành. Đất đai là một lợi thế của Quận Tây Hồ trong quy hoạch phát triển ngành các lĩnh vực, kết cấu hạ tầng theo hướng văn minh hiện đại.
Là Quận nội thành nhưng còn 565 ha đất nông nghiệp, còn mang nặng tính thuần nông, nét văn hoá tình làng nghĩa xóm. Quá trình đô thị hoá ở Quận đang đặt ra những vấn đề bức xúc. Tăng trưởng thì nhanh nhưng còn gặp nhiều khó khăn phức tạp. Tây hồ đang phát triển mạnh nền kinh tế dịch vụ du lịch, nông nghiệp kết hợp với tiểu thủ công nghiệp đồng thời các sản phẩm như vườn hoa cây cảnh mang tính dân tộc đời sống của nhân dân phát triển cao dần đi đôi với sự phát triển chính trị văn hoá vững chắc.
2-/ Đặc điểm chung của phòng.
Phòng Tổ chức Lao động Thương binh và Xã hội được thành lập từ năm 1995 cùng với sự thành lập của uỷ ban nhân dân Quận Tây Hồ. Phòng có nhiệm vụ tham mưu cho uỷ và chính quyền về công tác tổ chức cán bộ, sử dụng công chức, viên chức trong thị xã, tổ chức và xây dựng chính quyền cấp cơ sở xã, phường. Trực tiếp phụ trách công tác thương binh liệt sỹ và người có công trên địa bàn hiện nay phòng chịu quản lý theo ngành dọc của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ban Tổ chức chính quyền tỉnh và Sở Lao động Thương binh và xã hội Quận Tây Hồ và thành phố Hà Nội đồng thời chịu sự quản lý theo ngành dọc của uỷ ban nhân dân Quận Tây Hồ, phòng tổ chức chỉ đạo theo ngành dọc các ban chính sách xã, phường.
Trong cơ cấu tổ chức cuả phòng, hiện nay phòng có 10 cán bộ phụ trách các mảng công việc khác nhau.
Các lĩnh vực mà phòng phụ trách chủ yếu là:
-Công tác tổ chức.
-Công tác về lao động .
-Công tác thực hiện chính sách người có công.
-Các vấn đề xã hội:
+ Công tác phòng chống tệ nạn xã hội.
+ Công tác Bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
+ Công tác về chế độ bảo trợ xã hội.
- Các cán bộ trong phòng hiện nay đang phải kiêm nhiệm nhiều công việc, vì vậy, chất lượng chuyên môn của công việc không cao, một số công việc còn không được liên tục, kịp thời chẳng như công tác về lao động. Trong công tác này chỉ hoạt động theo thời điểm không được hoạt động theo thời kỳ, do đó thiếu về số liệu và sự quản lý chỉ mang tính ước lượng, thiếu tính thực tế.Trong thực tế công tác lao động lúc nào cần số liệu thì sang phòng thống kê xin số liệu.
II-/ Phân tích công tác tổ chức của phòng Tổ chức Lao động Thương binh và Xã hội-Thị xã Sầm Sơn-Thanh Hoá.
1-/ Cơ cấu cán bộ của phòng.
2-/ Phân tích chức năng, nhiệm vụ của phòng.
Phòng Tổ chức Lao động thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn của uỷ ban nhân dân Quận, thành phố có con dấu riêng, có tài khoản tại kho bạc Nhà nước để hoạt động nghiệp vụ. Biên chế năm trong tổng biên chế của uỷ ban nhân dân Quận,thành phố, bố trí số lượng cán bộ từ 3-5 người để giúp uỷ ban nhân dân quản lý các mặt công tác lao động (theo luật lao động), công tác xoá đói giảm nghèo, đối tượng có công với cách mạng, đối tượng xã hội theo quy định bảo trợ xã hội.Thực hiện chinh sách đối với các đối tượng trên theo quy định của Nhà nước và công tác phòng chống tệ nạn xã hội. Đồng thời thực hiện công tác tổ chức cán bộ, sử dụng công chức, viên chức trong toàn bộ thị xã, tổ chức và xây dựng chính quyền ở cấp cơ sở Quận, thành phố ngoài ra thực hiện công tác tổ chức Nhà nước khác trên địa bàn.Theo quyết định số 210 TC/ UB Quận ngày 1/1/ 1996 của chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội).
*Phân tích chức năng và nhiệm vụ của phòng
Theo thông tư liên tịch số 22/1997/TT-LĐTBXH_TCCP ngày 29/12/1997 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Ban Tổ chức cán bộ chính phủ thì quyền hạn và nhiệm vụ của phòng như sau:
+Nhiệm vụ và quyền hạn .
-Xây dựng chương trình kế hoạch dài hạn, hàng năm, hàng tháng, hàng quý về công tác thương binh, liệt sỹ và người có công theo hướng dẫn của Sở Lao động -Thương binh và Xã hội và sự chỉ đạo của uỷ ban nhân dân thị xã Sầm Sơn tổ chức triển khai thực hiện chương trình kế hoạch đã duyệt.
-Hướng dẫn, kiểm tra, thẩm định hồ sơ thủ tục, quy trình xác nhận các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi người có công để trình lên cấp thẩm quyền quyết định.
-Lập và lưu giữ quản lý danh sách người có công, thống kê tổng hợp, điều chỉnh chế độ được hưởng của các đối tượng người có công, thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ, hướng dẫn việc lập danh sách người có công ở các xã, phường.
-Tổ chức thực hiện việc chi trả cho các đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi, toàn bộ các khoản kinh phí cho lĩnh vực thương binh, liệt sỹ và người có công, thanh toán, quyết toán theo quy định cuả chế độ tài chính hiện hành.
-Trả lời giải quyết các đơn thư khiếu lại của tập thể, cá nhân về chinh sách chế độ thương binh liệt sỹ và người có công theo thẩm quyền.
-Lập danh sách mộ liệt sỹ và sơ đồ mộ chí ở nghĩa trangliệt sỹ, hướng dẫn viễc xây dưng tu bổ, nâng cấp mộ liệt sỹ, nghĩa trang liệt sỹ, tượng đài, bia ghi tên liệt sỹ, hướng dẫn quản lý, giữ gìncác công trình ghi công này ở cấp huyện, thực hiện báo tin và tổ chức viéng thăm mộ liệt và nghĩa trang liệt sỹ theo sự hướng dẫn của Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
-Phối hợp các cơ quan liên quan trong huyện thực hiện khảo sát, tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sỹ.
-Giúp uỷ ban nhân dân thị xã phối hợp với các nhành đoàn thể thực hiện công tác tuyên truyền, thi đua xây dựng các mô hình các phong trào chăm sóc thương binh, gia đình và người có công trên địa bàn.
-Thực hiện sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về lĩnh vực thương binh, liệt sỹ và người có công, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ cấp xã, phường theo sự hướng dẫn của Sở lao động -Thương binh và Xã hội và sự chỉ đạo của uỷ ban nhân dân quận.
-Tổ chức biên chế: Số lượng biên chế cán bộ chuyên trách làm công tác thương binh, liệt sỹ và người có công thuộc phòng phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Nhìn chung chức năng và nhiệm vụ trên là phù hợp với điều kiện của thị xã tuy nhiên chức năng nhiệm vụ trên chỉ mang tính chất chung chung, không cụ thể chi tiết do vậy các hoạt động thiếu tính chủ động, kịp thời không đáp ứng với yêu cầu của công việc.
-Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của phòng trên thực tế chỉ đúng với chức năng nhiệm vụ ở tầm vĩ mô, đúng với những khoản mục yêu cầu. Do vậy việc thực hiện đạt kết quả không cao, còn nhiều sự bất cập không hợp lý, trong quá trình công tác việc báo cáo thường kỳ lên cấp trên chỉ mang tính thời điểm không mang tính thời kỳ, không liên tục, không đầy đủ.
- Trong công tác tổ chức phòng đã tham mưu, đề xuất với uỷ ban nhân dân thị xã về sự bố trí, sắp xếp tổ chức cán bộ, công chức, viên chức trong thị xã, nhưng trong công tác tổ chức trong phòng đã thực hiện không đúng, không hợp lý, đối với yêu cầu của công việc và sự phù hợp với số lượng cán bộ trong phòng, trong công tác tổ chức lịch công tác của các cán bộ trong toàn bộ thị xã, phòng tham mưu với uỷ ban nhân dân thị xã trong việc tổ chức các hội nghị lịch làm việc của cán bộ trong quận là hợp lý, đúng với yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước của uỷ ban nhân dân thị xã và các phòng ban trực thuộc quận, nguyên nhân là công tác tổ chức của phòng do Ban tổ chức chính quyền tỉnh quyết định, dẫn đến tình trạng thiếu tính chủ động trong công tác.
Đối với công tác lao động, cán bộ chuyên trách trong công tác này không thực hiện những yêu cầu của công việc tình hình lao động tại quận Tây Hồ thành phố Hà Nội là rất quan trọng, lực lượng lao động luôn luôn biến động, chất lượng lao động còn thấp tình trạng thiếu việc làm còn nhiều, do vậy công tác lao động là rất cần thiết cần có sự quản lý chặt chẽ. Đặc biệt trong công tác đào tạo người lao động, xem xét và bố trí công việc cho người lao động nhằm nâng cao đời sống cho người dân. Trên thực tế công tác lao động trong phòng không được chú trọng, việc quản lý lỏng lẻo, không chặt chẽ không liên tục, đầy đủ, thiếu về số liệu và thông tin về người lao động gần như không có tác động đến người lao động. Nguyên nhân của sự không hợp lý trên là do cán bộ phụ trách công tác lao động không được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ về lao động đồng thời lại còn kiêm cả công tác tổ chức của phòng nên việc phụ trách 2 mảng công việc trên dẫn đến sự thiếu chú ý, thiếu quan tâm trong công việc, không có đội chuyên sâu về công tác lao động.
Công tác chính sách với người có công.
Nhìn chung đã quản lý tốt các đối tượng chính sách. Lập và lưu trữ danh sách những người có công, hướng dẫn và giải quyết các hồ sơ thủ tục cho các đối tượng chính sách. Thực hiện các công tác chi trả, trợ cấp đúng với quy định, đúng với chế độ. Tuy nhiên trong công tác này vẫn còn nhiều trường hợp bị khấp khểnh thiếu đồng bộ.
3-/ Phân tích các mối quan hệ.
3.1 Mối quan hệ với cấp tỉnh.
* Về lĩnh vực tổ chức bộ máy và tổ chức cán bộ.
Quan hệ trực tiếp với ban tổ chức chính quyền thành phố Hà Nội.
Báo cáo về công tác tổ chức các ngành chức năng bộ máy chính quyền thị xã, bộ máy chính quyền cấp cơ sở xã, phường.
Báo cáo về tổng biên chế công chức Nhà nước, hành chính sự nghiệp và tổng nhân sự trong bộ máy chính quyền quận.
Báo cáo về công tác tổ chức của mỗi khoá hội đồng nhân dân.
Báo cáo một số hoạt động khác trong công tác tổ chức.
* Quan hệ về lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội.
Dưới sự chỉ đạo của Sở lao động - thương binh và xã hội thành phố Hà nội về công tác chuyên môn, nghiệp vụ của ngành.
Xét duyệt các hồ sơ đối tượng chính sách ưu đãi người có công (theo pháp lệnh ưu đãi người có công) đồng thời đề nghị với Sở ra quyết định trợ cấp cho các đối tượng chính sách (theo sự uỷ quyền của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội).
Tất cả mọi hồ sơ thủ tục phòng đều phải tiếp nhận, hướng dẫn và duyệt hồ sơ sau đó báo cáo lên Sở lao động - thương binh và xã hội.
Đây là mối quan hệ theo ngành dọc, phòng chịu sự chỉ đạo hướng dẫn từ cấp tỉnh, sự thực hiện theo quyền hạn và chức năng của mình. Quan hệ của phòng với cấp tỉnh là quan hệ thuộc về chuyên môn và sự chỉ đạo của ngành, thông qua các công văn quyết định và sự thông tin ngược của phòng lên cấp tỉnh là các báo cáo thường kỳ của phòng. Các báo cáo này mang tính chuyên môn nghiệp vụ mà các cán bộ trong phòng chuyên trách.
Trong mối quan hệ trên, nói chung đều thực hiện theo quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:
Sự chỉ đạo của cấp tỉnh nhiều khi mang tính hành chính không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của phòng và của quận Tây Hồ, điều này được thể hiện thông qua việc các cơ quan quyết định của tỉnh không phù hợp với điều kiện của thị xã.
Các báo cáo thường kỳ của phòng, các cán bộ trong phòng nhiều khi không được đầy đủ liên tục, một số báo cáo mang tính hình thức thiếu thực tế.
Trong quá trình hoạt động của phòng do sự chỉ đạo, chi phối của lãnh đạo cấp trên nên vẫn còn nhiều bất cập, thiếu tính chủ động trong công tác, nhiều công việc làm theo sự yêu cầu của lãnh đạo cấp trên... do đó thiếu tính thực tiễn của công việc.
3.2 Mối quan hệ với cấp uỷ và chính quyền quận Tây Hồ.
sơ đồ mối quan hệ công tác chủ yếu của phòng
* Quan hệ với cấp uỷ.
Tham mưu cho cấp uỷ về chủ trương đường lối trong lĩnh vực lao động thương binh và xã hội.
Phối hợp với ban chức năng của thị xã để thực hiện một số nhiệm vụ có liên quan.
* Quan hệ với chính quyền (uỷ ban nhân dân quận).
Trực tiếp tham mưu, đề xuất và thực hiện những nhiệm vụ chính trị thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy, tổ chức cán bộ trên toàn quận (những cơ quan, đơn vị trực thuộc quận) trong lĩnh vực chuyên môn về công tác lao động thương binh và xã hội, các vấn đề xã hội khác có liên quan.
Trực tiếp và chủ động trong công tác chuyên môn đồng thời báo cáo với uỷ ban nhân dân thị xã để ra những quyết định về quản lý Nhà nước.
* Quan hệ với các ban ngành chức năng của quận.
Đó là mối quan hệ phối hợp trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, việc đề xuất những phương án, những chủ trương nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội của địa phương.
Mối quan hệ trên thuộc lĩnh vực tổ chức, nhiệm vụ chính trị và sự chỉ đạo của uỷ ban nhân dân thị xã và cấp uỷ trong quyền hạn và chức năng phụ trách đồng thời là sự điều hành trong công tác tổ chức, sự tác động qua lại trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ với các phòng ban trực thuộc thị xã cùng thực hiện một số nhiệm vụ có liên quan như công tác phòng chống tệ nạn xã hội, hội người mù, công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
Trong quan hệ này phòng là cơ quan chuyên môn của cấp uỷ và cấp chính quyền thực hiện chức năng tham mưu, đề xuất và trực tiếp giúp cấp uỷ và cấp chính quyền trong quyền hạn và nhiệm vụ của mình.
Trong quá trình hoạt động phòng chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của cấp uỷ và cấp chính quyền thông qua các công văn quyết định. Các báo cáo thường kỳ về công tác của phòng trong phạm vi hoạt động đầy đủ và đúng với quy định.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhừng hạn chế:
Sự chỉ đạo của cấp uỷ và cấp chính quyền nhiều khi bất cập, chồng chéo với sự chỉ đạo của cấp tỉnh và vẫn còn mang tính hành chính cao, không thực tiễn và sát với công việc phụ trách.
Các báo cáo thường kỳ của phòng nhiều khi thiếu tính thực tế, thiếu số liệu và không đượe liên tục.
* Mối quan hệ với các cơ sở xã, phường.
Thường xuyên chỉ đạo các hoạt động và nắm bắt thực trạng về công tác tổ chức bộ máy, tổ chức cán bộ ở xã, phường để báo cáo với cấp uỷ và chính quyền uỷ ban nhân dân thị xã. Kịp thời ra những quyết đinh quản lý phù hợp, ra những chủ trương đường lối đúng đắn trong công tác tổ chức, quản lý Nhà nước của cấp uỷ và chính quyền.
Mối quan hệ với các cơ sở xã phường là sự chỉ đạo về chuyên môn là chính và là sự quản lý chính quyền cơ sở, tổ chức và xây dựng chính quyền xã phường. Trong quan hệ này phòng chỉ đạo hướng dẫn các cán bộ trong ban chính sách xã phường về chuyên môn nghiệp vụ đồng thời phổ biến và hướng dẫn các chính sách quy định cấp trên. Tuy nhiên, trong quan hệ này vẫn còn những tồn tại hạn chế như là sự chỉ đạo hướng dẫn của phòng xuống cấp cơ sở xã phường nhiều khi không thực tế, không phù hợp với điều kiện của từng xã phường đồng thời các báo cáo của cấp xã phường không đúng với thực tế, không đúng với chế độ quy định của Nhà nước.
III-/ Phân tích tình hình hoạt động của phòng tổ chức lao động thương binh và xã hội
1-/ Phân tích tình hình hoạt động.
* Về công tác tổ chức.
Tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền uỷ ban nhân dân quận về công tác tổ chức cán bộ và xây dựng bộ máy chính quyền cấp cơ sở.
Chỉ đạo một sô công tác khác trong lĩnh vực tổ chức đối với các tổ chức xã hội, các hợp tác xã và các doanh nghiệp trực thuộc quận.
Trong tình hình hiện nay công tác tổ chức của phòng thực hiện theo sự phân cấp đều do ban tổ chức chính quyền tỉnh quyết định. Chức năng của phòng cấp thị xã chỉ là tham mưu đề xuất. Vì vậy có những lúc bất cập thiêu tính chủ động và thiếu sự kịp thời thậm chí có trường hợp làm theo sự chỉ đạo sự yêu cầu của cấp trên..
* Về công tác lao động thương binh xã hội.
Về công tác lao động.
Theo dõi các công việc thuộc công tác lao động trên địa bàn của quận.
Theo dõi và thẩm định các dự án nhỏ, các dự án giải quyết việc làm cho người lao động.
Phối hợp cùng các cơ quan có liên quan, tổ chức dạy nghề cho người lao động.
Thực tế công tác lao động trong phòng không được quan tâm, cán bộ chuyên trách của phòng về công tác lao động không liên tục. Hiện tại vẫn không có cán bộ chuyên trách về công tác lao động mà một số cán bộ khác kiêm nhiệm từng phần việc. Do vậy công tác tham mưu về lĩnh vực lao động của phòng thường xuyên bị gián đoạn, nắm số liệu về công tác lao động không đầy đủ không kịp thời, thông tin về người lao động cũng không chính xác đầy đủ và kịp thời.
* Về lĩnh vực chính sách ưu đãi với người có công.
Giải quyết chế độ chính sách đối với thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sỹ trên địa bàn.
Giải quyết chế độ với người hoạt động cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp và chiến tranh biên giới bảo vệ hoà bình cho tổ quốc, các anh hùng người có công với cách mạng, người hoạt động cách mạng và người hoạt động cách mạng bị tù đày.
Chi trả trợ cấp cho tất cả các đối tượng nêu trên và các đối tượng chính sách xã hội.
Nhìn chung công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công thực hiện tốt. Phòng đã quản lý tốt các đối tượng chính sách, thực hiện công tác chi trả cho các đối tượng chính sách xã hội đúng quy định, đúng chế độ. Tuy nhiên việc thực hiện công tác này vẫn còn vấn đề tồn tại là trong thời gian trước đây(từ tháng 7 năm 1999 trở về trước) việc chi trả trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội do ngành tài chính tỉnh Thanh Hoá cấp phát. Vì vậy có những lúc bị khấp khểnh, không đồng bộ làm ảnh hưởng đến quá trình quản lý các đối tượng chính sách của ngành lao động thương binh xã hội.
* Các vấn đề xã hội.
Phòng phối hợp và tham mưu cùng với các cơ quan có liên quan trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội, tuyên truyền và giáo dục các đối tượng tệ nạn xã hội, xử lý và ngăn chặn các đối tượng này.
Phòng thực hiện chức năng tham mưu về lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Lập và lưu giữ danh sách trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, xét duyệt và kiểm tra các hồ sơ thủ tục để trình lên cấp trên quyết định.
Phòng xem xét và giải quyết chế độ bảo trợ xã hội cho các đối tượng như người tàn tật, trẻ mồ côi, người già cô đơn không nơi nương tựa hoặc có hoàn cảnh khó khăn, thực hiện việc kiểm tra xét duyệt và chi trả cho các đối tượng này.
Đối với công tác phòng chống tệ nạn xã hội, do tính chất của công việc là tham mưu nhưng nhìn chung kết quả của công tác này cũng đã ngày càng được đẩy mạnh, các tệ nạn xã hội từng bước bị đẩy lùi và bị ngăn chặn.
Trong công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em phòng đã áp dụng đúng các quy định của Nhà nước, đã giải quyết hỗ trợ một phần trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Tuy nhiên, sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng xã hội vẫn còn bị hạn chế.
Trong công tác giải quyết chế độ bảo trợ xã hội phòng cũng đã thường xuyên quan tâm vận dụng giải quyết được một phần lớn đối tượng được hưởng trợ cấp thường xuyên.
2-/ Phân tích tình hình hoạt động của các cán bộ trong phòng tổ chức lao động thương binh và xã hội quận Tây Hồ thành phố Hà Nội.
2.1 Trưởng phòng.
Là người phụ trách chung hoạt động của phòng đồng thời làm công tác tổ chức và một số mặt của công tác lao động thương binh xã hội, chỉ đạo hướng dẫn phân công cho các cán bộ trong phòng. Đồng thời là người trực tiếp tham mưu đề xuất với cấp uỷ và cấp chính quyền trong công tác tổ chức lao động thương binh và xã hội. Trưởng phòng thực hiện chức năng tổ chức quản lý chung cả phòng.
Với nhiệm vụ và chức năng của mình, trưởng phòng đã tổ chức và chỉ đạo sự hoạt động của các cán bộ trong phòng, làm công tác chung của toàn bộ phòng. Trực tiếp tổ chức các buổi họp giao ban vào các sáng thứ hai hàng tuần, đánh giá và nhận xét các hoạt động của phòng và các hoạt động của từng cán bộ trong phòng và đưa ra những ý kiến đóng góp đối với các cán bộ trong phòng, đề ra những kế hoạch công tác của phòng trong tuần đồng thời trưởng phòng trực tiếp phụ trách công tác tổ chức, cùng với các cán bộ trong phòng tham mưu và đề xuất với cấp uỷ và cấp chính quyền trong công tác tổ chức cán bộ và xây dựng chính quyền cấp cơ sở xã phường.
Trưởng phòng là người kiểm tra xem xét và ký các hồ sơ của các đối tượng quản lý của phòng trong quyền hạn của mình. Nói chung trưởng phòng đã làm đúng với quyền hạn và trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, trong công tác tổ chức vẫn còn những hạn chế như việc tổ chức cán bộ phụ trách các công việc chưa phù hợp, cán bộ phụ trách lao động chưa đúng với trình độ chuyên môn lại còn kiêm làm công tác tổ chức mặt khác cán bộ lao động chưa được qua đào tạo về lao động do đó công tác về lao động không có chất lượng chuyên sâu cao, trong công tác tổ chức chính quyền trưởng phòng vẫn còn thiếu tính chủ động trong công việc. Mặc dù hiện nay trong phòng đang thiếu cán bộ nhưng trưởng phòng đã không đề nghị với lãnh đạo cấp trên điều chỉnh thêm cán bộ về công tác tại phòng.
2.2 Phó trưởng phòng.
Là người giúp việc cho trưởng phòng và được phân công phụ trách công tác lao động thương binh và xã hội, xét duyệt cho các đối tượng thương binh bệnh binh gia đình liệt sỹ và người có công. Xét duyệt chi trả trợ cấp cho các đối tượng chính sách trên đồng thời trực tiếp làm công tác chuyên môn nghiệp vụ về giải quyết chế độ chính sách thương binh liệt sỹ và người có công.
Phó phòng chuyên trách một mảng công việc rất lớn là công tác lao động thương binh và xã hội, nhưng chủ yếu chuyên sâu về công tác thương binh, liệt sỹ và người có công. Phó trưởng phòng đã kiểm tra xét duyệt cho các đối tượng chính sách đúng với quy định, chế độ của Nhà nước. Tuy nhiên trong thực tế quá trình công tác vẫn còn hạn chế đặc biệt trong công tác chi trả trợ cấp cho các đối tượng chính sách vẫn bị khấp khểnh không đồng bộ, nhiều trường hợp chi trả cho các đối tượng vẫn còn sai sót, nhầm lẫn.
2.3 Cán bộ tổ chức
Là người tham mưu cho trưởng phòng trong lĩnh vực tổ chức và là người trực tiếp thực hiện công tác chuyên môn trong lĩnh vực đó. Cán bộ tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ trong toàn quận, xây dựng chính quyền xã phường theo luật tổ chức và hoạt động của uỷ ban nhân dân.
Đồng thời phụ trách một mặt của công tác lao động như đăng ký hợp đồng lao động, theo dõi các dự án giải quyết việc làm, thống kê và quản lý nguồn lao động trong thị xã, phối hợp cùng các cơ quan liên quan quản lý quỹ giải quyết việc làm. Đã phối hợp cùng các cơ quan liên quan tổ chức dạy nghề cho người lao động và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Nói chung trong công tác tổ chức cán bộ, cán bộ tổ chức đã thực hiện đúng quyền hạn và chức năng của mình. Tuy nhiên việc thực hiện vẫn còn bị hạn chế, gián đoạn. Trong năm 1999 cán bộ tổ chức đã phối hợp cùng các cơ quan liên quan quản lý và triên khai nhiều dự án giải quyết việc làm, thu hút được nhiều lao động trong quận đồng thời tổ chức một số lớp dạy nghề cho người lao động.
Từ năm 1996 đến nay cán bộ tổ chức được phòng cử đi học đại học tại chức về quản lý xã hội, do vậy các công tác mà cán bộ chuyên trách không được liên tục đầy đủ đồng thời cán bộ tổ chức còn kiêm cả công tác lao động do vậy công việc phụ trách không có chất lượng chuyên sâu cao. Đặc biệt là trong công tác lao động việc quản lý chỉ mang tính thời điểm không mang tính thời kỳ (lúc nào cần số liệu báo cáo thì lại sang phòng thống kế hoặc các phòng ban khác để lấy số liệu ) Vì vậy số liệu thông tin về người lao động không đầy đủ.
Do đặc điểm nguồn lao động quận Tây Hồ thành phố Hà Nội rất biến động và mang tính thời vụ cao vì vậy việc quản lý nguồn lao động cần được chú ý quan tâm hơn, bởi nguồn lao động có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế. Từ việc phân tích trên cho thấy cán bộ tổ chức đã không thực hiện đúng với nhiệm vụ và chức năng của mình đối với công tác lao động gây ảnh hưởng đến sự lộn xộn của nguồn lao động trong quận xã (do không có sự quản lý chặt chẽ về nguồn lao động)
2.4 Cán bộ phòng chống tệ nạn xã hội.
Là người chuyên trách theo dõi, tham mưu cho trưởng phòng về công tác phòng chống tệ nạn xã hội.
Quận Tây Hồ là một khu du dịch, do vậy rất nhiều du khách đến du lịch và nghỉ mát đồng thời kéo theo các tệ nạn xã hội điều này dẫn đến tệ nạn xã hội của quận gia tăng. Đặc biệt trong những tháng hè tình hình tệ nạn xã hội rất nhiều như nghiện hút, tiêm chích ma tuý, gái mại dâm tệ nạn cờ bạc và trôm cắp....Cán bộ phòng chống tệ nạn xã hội đã phối hợp với các cơ quan có liên quan ngăn ngừa và xử lý kịp thời những tệ nạn xã hội mang lại cho quận một sự trong sạch của một quận du lịch.
Trong năm 1998 công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được cấp trên giao cho phòng quản lý và cán bộ phòng chống tệ nạn xã hội kiêm cả công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em dồng thời trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực đó. Nhìn chung cán bộ phòng chống tệ nạn xã hội đã thực hiện đúng chức năng của mình.
2.5 Cán bộ chính sách ưu đãi người có công.
Là cán bộ trực tiếp thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về chính sách ưu đãi người có công.
Làm thủ tục tiếp nhận đơn, hồ sơ xem xét rồi chuyển lên cho phó phòng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33603.doc