Chuyên đề Phân tích đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty VMS

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sxkd của VMS.

Phan Thị Hồng Hạnh_D99QTKD - 111 -

MỤC LỤC

Chương I : Cơ sở lý luận chung về phân tích hoạt động kinh doanh .

1

1.1 Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh 1

1.2 ý nghĩa của việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh 2

1.3 Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh. 3

1.4 Tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh doanh. 4

1.4.1 Tổ chức công tác phân tích 4

1.4.2 Hệ thống chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh . 5

1.4.3 Nhân tố trong hoạt động kinh doanh 7

1.4.4 Quá trình phân tích hoạt động kinh doanh. 9

1.5 Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh. 9

1.5.1 Phương pháp so sánh đối chiếu 9

1.5.2 Phương pháp loại trừ 13

1.5.3 Phương pháp liên hệ 20

1.5.4 Phương pháp tương quan và hồi quy 21

Chương II: Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của VMS.

24

2.1 Khái quát chung về Công ty Thông tin Di động_VMS. 24

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 24

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty 25

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty. 26

2.1.4 Đặc điểm sản xuất kinh doanh. 30

2.1.5 Đặc điểm về lao động. 38

2.2 Phân tích đánh giá hiện trạng sản xuất kinh doanh của Công ty thông tin di động VMS. 40

2.2.1 Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh. 40

2.2.1.1 Số thuê bao 41

2.2.1.2 Sản lượng đàm thoại 44

2.2.1.3 Doanh thu 47

2.2.1.4 Lợi nhuận 50

2.2.2 Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh. 53

2.2.2.1 Phân tích hiệu quả sử dụng lao động 55

2.2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản 57

2.2.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn 60

2.3 Kết luận rút ra từ phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của VMS trong giai đoạn 1998_2002.

62

2.3.1 Những thành tựu thu được 63

2.3.2. Những mặt còn tồn tại 64

Chương III: một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả HĐSXKD của VMS

3.1 Định hướng phát triển của công ty trong môi trường cạnh tranh. 66

3.1.1 Cơ hội và thách thức của công ty VMS trong giai đoạn tới 66

3.1.2 Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty VMS 72

3.2 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty thông tin di động VMS.

76

3.2.1 Biện pháp marketing và bấn hàng 76

3.2.2 Biện pháp về công nghệ kỹ thuật 84

3.2.3 Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 85

3.2.4 Biện pháp về lao động 88

3.3 Một số kiến nghị với nhà nước và Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông

91

 

 

doc111 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty VMS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăm 2000 (bao gồm cả cước tiếp mạng và cước thuê bao tháng), giảm cước điện thoại vào ngày nghỉ cuối tuần nhằm kích thích người tiêu dùng và kết quả thu được là tốc độ tăng sản lượng đàm thoại năm 2000 tăng so với năm 1999 là 141,51 và năm 2002 sản luợng tăng lên 141,57% so với năm 2001 khiến cho Công ty mở rộng quy mô sản xuất và điều này đã mở ra hướng kinh doanh mới cho Công ty. Đó là Công ty cần thực hiện một số chính sách nhằm giảm giá cước đàm thoại cũng như cước tiếp mạng, nhất là vào giờ thấp điểm để tận dụng hết khai thác tốt hiệu suất của tài sản cố định. Có thể nói thông qua sự phân tích trên ta thấy quy mô sản xuất của Công ty ngày càng được mở rộng, giá trị thực hiện năm sau luôn tăng hơn năm trước. Mặc dù gặp khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực năm 1997 và có ảnh hưởng sang cả năm 1998, song quy mô sản xuất không bị giảm mà vẫn tăng. Sự tăng nhanh này được giải thích bằng các nguyên nhân: + Thứ nhất: Do số thuê bao tăng làm tăng sản lượng đàm thoại. + Thứ hai: Do Công ty đã mở rộng hình thức đàm thoại mới (Mobicard, Mobi4U), kết hợp với việc giảm cước phí đã kích thích được nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của khách hàng. + Thứ ba: Do tính chất của kinh doanh hiện đại là thông tin được coi trọng vào loại bậc nhất trong các nhân tố tác động đến kinh doanh. + Thứ tư: Hiện nay một số doanh nghiệp thực hiện chính sách định mức phí điện thoại cho các nhân viên. Vì thế diện thoại di động được coi là biện pháp hiệu quả nhất để thực hiện chính sách này và doanh nghiệp có thể kiểm soát được. + Thứ năm: Công ty không ngừng mở rộng mạng lưới phủ sóng và mạng lưới phân phối trên toàn quốc, tăng cường về năng lực và đa dạng hoá các dịch vụ để mở rộng quy mô sản xuất. Đây là nỗ lực lớn của Công ty trong giai đoạn hiện nay. Biểu 6 : Mối quan hệ giữa số thuê bao và sản lượng đàm thoại. Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 + Thuê bao luỹ kế: 153.580 243.554 345.399 501.522 628,015 Tốc độ tăng (%) 134,6 78,86 358,69 104,10 115,25 Tổng sản lượng dàm thoại (1000 phút) 420.251 500.436 760.737 1.035.804 1.466.371 Tốc độ tăng (%) 134,64 119,08 144,51 143.23 141,57 Sơ đồ- biểu diễn mối quan hệ giữa số thuê bao và sản lượng đàm thoại. STB : Số thuê bao SLDT: Số lượng đàm thoại Qua sơ đồ trên ta thấy tốc độ tăng thuê bao tỷ lệ thuận với tốc độ tăng sản lượng đàm thoại cụ thể là tăng số thuê bao cũng như sản lượng đàm thoại các năm từ 1998_1999 có tốc độ tăng trưởng giảm dần và năm 2000 thì tốc độ tăng trưởng lại cao hơn năm 1999 điều này đã được chứng minh qua nỗ lực giảm cước tiếp mạng và thuê bao của Công ty, năm 2001 tốc độ tăng trưởng lại giảm và nhờ chính sách giảm cước và mở rộng thêm dịch vụ đến năm 2002 tốc độ tăng trưởng lại tăng cao hơn năm 2001. Qua đây ta có thể kết luận rằng yếu tố tác động mạnh nhất đến sản lượng đàm thoại là số lượng thuê bao. 2.2.1.3 Doanh thu. Doanh thu là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô hoạt động kinh doanh của Công ty. Người ta thường dùng chỉ tiêu này để thấy được sự trưởng thành và tốc độ phát triển của doanh nghiệp. So với các doanh nghiệp khác thì VMS có đặc điểm riêng biệt là đang thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với đối tác CIV nên doanh thu của Công ty có hai loại: + Doanh thu BCC: là doanh thu chung của VMS-CIV. + Doanh thu VMS: được tính bằng 50% BCC. Biểu 7: Doanh thu của Công ty VMS năm 1998_2002. Đơn vị tính:triệu đồng. Năm 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng thu 1.266.604 1.314.008 1.662.386 2.231.288 2.921.079 1, Doanh thu BCC 1.051.697 1.105.457 1.415.566 1.935.632 2.593.056 2, Doanh thu VMS 526.982 553.329 707.783 967.816 1.296.528 3. Thu hộ Tổng Công ty 213.773 208.551 246.820 295.656 328.023 4.Doanh thu tăng 90.368 26.347 154.454 260.033 328.712 5.Tốc dộ tăng trưởng liên hoàn 109,12 105,00 127,91 136,74 133,96 ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh1998_2002) Doanh thu của VMS gồm hai phần chủ yếu là từ cước phí và doanh thu bán máy, ngoài ra còn có một bộ phận từ các hoạt động tài chính khác. Cước phí thông tin di động gồm 3 phần chủ yếu sau: + Cước tiếp mạng: Thu một lần bao gồm chi phí đấu nối, lắp đặt, simcard và các chi phí khác.Ban đầu Công ty thu 1.500.000đ đối với Mobifone và 150.000đ đối với Mobicard. Từ ngày 1 tháng 5 năm 2000, Công ty đã áp dụng giá cước mới, với cước tiếp mạng giảm xuống còn 1.100.000 đồng/thuê bao; cước thuê bao tháng 190.000 đồng/tháng. Sau vài lần giảm cước, đến nay cước tiếp mạng giảm xuống còn 600.000đ/thuê bao, thuê bao tháng còn 120.000 đồng/thuê bao. + Cước thông tin: Tính theo thời gian đàm thoại được chia làm 3 vùng. Cước tính tối thiểu một phút, phần lẻ của 1 phút tiếp theo tính tròn thành 1 phút theo quy định của Tổng cục Bưu điện, cước thông tin chỉ thu theo chiều đi. Cước thông tin liên tục giảm trong suốt năm qua, và Biểu cước được áp dụng cho đến nay là: Biểu 8: Giá cước áp dụng đối với Mobicard . ( Đơn vị : đồng/phút ) Vùng đàm thoại 7h-23h 23h-7h CN và ngày lễ Gọi nội vùng (trong cùng một vùng) 3.300 2.310 Gọi cận vùng (giữa vùng 1 và vùng 3, giữa vùng 2 và vùng 3 4.200 2.940 Gọi cách vùng (giữa vùng 1 và vùng 2) 4.200 2.940 Gọi quốc tế 3300+IDD 2.310+IDD (Nguồn: phòng kế hoạch_bán hàng và Marketing) Biểu 9: Giá cước mới áp dụng đối với mobiphone (từ1/4/2003). ( Đơn vị : đồng/phút ) Vùng đàm thoại 7h-23h 23h-7h CN và ngày lễ Gọi nội vùng (trong cùng một vùng) 1.636 1.145,2 Gọi cận vùng (giữa vùng 1 và vùng 3, giữa vùng 2 và vùng 3 2.455 1.718,5 Gọi cách vùng (giữa vùng 1 và vùng 2) 2.455 1.718,5 Gọi quốc tế 1.636+IDD 1.145,2+IDD (Nguồn: Phòng kế hoạch_bán hàng và Marketing) Biểu 10: Giá cước mới áp dụng đối với Mobi4U (từ1/4/2003) ( Đơn vị : đồng/phút ) Vùng đàm thoại 7h-23h 23h-7h CN và ngày lễ Cước thuê bao ngày 2.455đồng/ngày Gọi nội vùng (trong cùng một vùng) 1.909 1.336,3 Gọi cận vùng (giữa vùng 1 và vùng 3, giữa vùng 2 và vùng 3 2.818 1.972,6 Gọi cách vùng (giữa vùng 1 và vùng 2) 2.818 1.972,6 Gọi quốc tế 1.336,3+IDD 1.336,3+IDD (Nguồn: Phòng kế hoạch_bán hàng và Marketing). Biểu 11 : Phân tích doanh thu của Công ty VMS ( 1998_2002). Đơn vị: triệu đồng Năm 1998 1999 2000 2001 2002 So sánh Tỷ lệ tăng trưởng (%) 1999/ 1998 2000/ 1999 2001/ 2000 2002/ 2001 Tổng thu 1.266.604 1.314.008 1.662.386 2.231.288 2.921.079 103,74 126,51 134,22 130,91 1. Doanh thu BCC 1.051.697 1.105.457 1.415.566 1.935.632 2.593.056 105,11 128,05 136,74 133,96 2. Doanh thu VMS 526.982 553.329 707.783 967.816 1.296.528 105,00 127,91 136,74 133,96 3. Thu hộ Tổng Công ty 213.773 208.551 246.820 295.656 328.023 97,56 118,35 119,79 110,95 Doanh thu tăng 90.368 26.347 154.454 260.033 328.712 29,16 586,23 168,36 126,41 ( Nguồn: Biểu báo cáo tổng hợp năm 1998_2002) Qua bảng, ta thấy doanh thu của Công ty năm sau luôn tăng hơn năm trước cụ thể là năm 1998 doanh thu đạt 526.928 triệu đồng với tốc độ tăng 120.43%, năm 1999 doanh thu là 553.329 triệu đồng với tốc độ tăng 105,11% và năm 2000 con số này là 707.783 triệu đồng với tốc độ tăng 127,91%. Năm 2001 con số này là 967.816 triệu đồng với tốc độ tăng cao nhất 136,4% và đến năm 2002 con số lên đến 1.296.528 triệu đồng với tốc độ tăng 133.96%. Tốc độ tăng doanh thu trong hai năm 1998 và 1999 tuy khá cao song so với những năm trước đó lại thấp hơn nhiều. Nguyên nhân là do hai năm này tốc độ tăng số thuê bao thấp hơn hai năm trước đó và doanh thu bán máy cũng thấp hơn nhưng đến năm 2000_ 2001 và đặc biệt là năm 2002 doanh thu có xu hướng tăng với tốc độ tăng cao hơn hai năm 1998 và 1999. Đó là nhờ Công ty đã triển khai thêm dịch vụ trả sau, khiến số thuê bao tăng lên một cách nhanh chóng. Đồng thời Công ty còn áp dụng các hình thức khuyến mại cùng hai đợt giảm giá cước đàm thoại đã kích thích nguời tiêu dùng sử dụng dịch vụ nhiều hơn.. Những yếu tố đó khiến doanh thu của Công ty không ngừng tăng lên. 2.2.1.4 Lợi nhuận Chúng ta thấy các chỉ tiêu đã nêu của Công ty VMS đều tăng rất nhanh. Nhưng để đánh giá thực chất hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty chúng ta cần phải đi xem xét chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của Công ty. Trước khi đánh giá về lợi nhuận của Công ty ta xét qua chi phí của Công ty: Biểu 12 : Chi phí của Công ty VMS qua các năm. Đơn vị: triệu đồng Năm 1998 1999 2000 2001 2002 So sánh Tỷ lệ tăng trưởng 1999/ 1998 2000/ 1999 2001/ 2000 2002/ 2000 Chi phí chung 429.212 314.306 259.232 339.696 390.758 73.23 82.48 131.04 115.03 Chi phí VMS 76.491 96.176 131.541 173.718 223.323 125.74 136.77 132.06 128.55 (Nguồn: Bảng kê tình hình hoạt động kinh doanh 1998_2002) Qua biểu trên ta thấy chi phí của Công ty cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm là rất lớn. Năm 1998 chi phí là 76.491 triệu đồng, năm 1999 chi phí là 96.176 triệu đồng tăng so với năm 1998 là 19.685 triệu đồng hay 25,74% và năm 2000 là 131.541 bằng 136,77% chi phí của năm 1999, đây là năm có tỷ lệ chi phí tăng cao nhất. Đến năm 2001và 2002 tỷ lệ này giảm còn 132% và 128,55%. Mặc dù chi phí qua các năm là rất cao và tốc độ tăng chi phí là lớn, nhưng tốc độ tăng doanh thu cũng rất cao và còn cao hơn tốc độ tăng chi phí. Chỉ có năm 1999, 2000 là tốc độ tăng doanh thu thấp hơn tốc độ tăng chi phí, lý do là những năm này Công ty thực hiện giảm cước thuê bao tháng và cước tiếp mạng trong khi Công ty không ngừng đầu tư mở rộng mạng lưới phủ sóng, do đó số thuê bao tăng, chi phí tăng trong khi doanh thu lại tăng thấp hơn. Biểu 13 : Lợi nhuận của Công ty qua các năm1998-2002. Năm 1998 1999 2000 2001 2002 Lợi nhuận VMS (Triệu VNĐ) 240,885 300,000 446,626 624,250 877,826 Phần lợi nhuận tăng 59,115 146,626 177,624 253,576 Tốc độ phát triển (%) 100 124.54 148.88 139.77 140.62 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 1998-2001) Trong đó: Lợi nhuận chung (VMS & CIV) = DT (BCC) - Chi phí chung. Lợi nhuận của VMS = DT (VMS) - 50% * Chi phí chung - Chi phí VMS. Tỷ suất lợi nhuận(k) = Lợi nhuận VMS/(50% * chi phí chung + chi phí VMS) Chi phí chung : là chi phí được phân bổ hàng năm từ tổng chi phí mà liên doanh đầu tư ban đầu và đầu tư mở rộng mạng lưới thông tin di động. Sơ đồ - Mối quan hệ Doanh thu- Chi phí - Lợi nhuận Qua sơ đồ và Biểu 13 trên cho thấy, lợi nhuận của Công ty qua các năm luôn luôn tăng với tốc độ cao. Năm 1998 lợi nhuận là 240.885 triệu đồng, năm 1999 tăng 59.115 triệu đồng so với năm 1998, với tốc độ tăng 124,5%, đến năm 2000 lợi nhuận của Công ty là 466.626 triệu đồng tức đạt tốc độ tăng trưởng 148.88% so với năm 1999. Năm 2001 mặc dù tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận giảm còn 139, 77% nhưng phần lợi nhuận tăng thêm vẫn cao hơn năm 2000 là 177.624 triệu đồng. Và đến năm 2002 phần lợi nhuận tăng thêm đạt đến 253,576 triệu đồng gấp hơn 5 lần so với phần tăng thêm của năm 1999/1998. Có được kết quả này là nhờ Công ty luôn chú trọng đến việc tăng sản lượng bán ra, tăng số thuê bao mới, không ngừng nâng cao chất lượng thông qua đầu tư vào công nghệ song vẫn cố gắng giảm thiểu chi phí. Sự tăng này qua sơ đồ trên cũng đã cho thấy: doanh thu của Công ty qua các năm là rất cao, trong khi chí phí riêng của VMS lại thấp và tốc độ tăng chi phí không cao hơn tốc độ tăng doanh thu. Chỉ có năm 2000, tốc độ tăng chi phí cao hơn tốc độ tăng doanh thu. Nhưng do quy mô doanh thu của Công ty là rất lớn, nên số tăng tuyệt đối của doanh thu vẫn cao hơn số tăng tuyệt đối của chi phí nên lợi nhuận của Công ty cũng tăng so với năm 1999 để thấy rõ được điều chúng ta có biểu sau Bảng14 : Mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu. Đơn vị tính: (Triệu đồng). STT Năm 1998 1999 2000 2001 2002 1 Doanh thu VMS 526.982 553.329 707.783 967.816 1.296.528 2 Lợi nhuận VMS 240.885 300.000 446.626 624.250 877.826 3 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 45,71% 54,22% 63,10% 64,50% 67,71% Rõ ràng từ năm 1998 đến năm 2002 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty vẫn tăng đều, cho thấy Công ty làm ăn có hiệu quả. Để thấy rõ điều này chúng ta sẽ xét chỉ tiêu K . Chỉ tiêu K phản ánh cứ một đồng vốn bỏ ra thì Công ty VMS thu về được bao nhiêu đồng lãi . Chỉ tiêu này của Công ty VMS qua các năm như sau. Biểu 15 : Tỷ suất lợi nhuận của Công ty VMS qua các năm. Năm 1998 1999 2000 2001 2002 K 0.83 1.18 1.71 1.82 2.10 Như vậy ta thấy hệ số K là rất cao và khá ổn định qua các năm. Điều này chứng tỏ kinh doanh ngành thông tin di động đang là một lĩnh vực siêu lợi nhuận. Qua Biểu lợi nhuận của Công ty VMS thấy được tốc độ tăng lợi nhuận là rất cao, từ khi gần 83.013 triệu VNĐ năm 1996 đã tăng lên hơn 200 tỷ VNĐ vào cuối năm 1997. Mặc dù nhìn Biểu chi phí của Công ty là rất lớn nhưng doanh thu cũng rất cao nên lợi nhuận của Công ty vẫn rất cao và năm sau luôn cao hơn năm trước rất nhiều. 2.2.2. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo phản ánh trình độ tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao Công ty càng có điều kiện mở rộng và phát triển sản xuất, đầu tư mua sắm tài sản cố định, nâng cao đời sống người lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Do đó đánh giá, phân tích hiệu quả là đòi hỏi bức thiết đối với các bộ phận cũng như Công ty nhằm khai thác tiềm năng, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh; trên cơ sở phân tích, đánh giá, tăng cường tích luỹ để tái đầu tư sản xuất kinh doanh cả chiều sâu lẫn chiều rộng góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty VMS được hiểu là một đại luợng so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được. Chi phí bỏ ra bao gồm lao động, tư liệu lao động. đối tượng lao động và vốn kinh doanh ( vốn cố định và vốn lưu động). Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như khối lượng sản phẩm (tính bằng hiện vật và giá trị) và lợi nhuận ròng. a. Chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh : Hiệu quả sản xuất kinh doanh = Kết quả đầu ra Chi phí đầu vào b. Chỉ tiêu chi tiết để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh Hiệu quả sản xuất kinh doanh có mối quan hệ với tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất (lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động) vì vậy chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Chính vì vậy khi phân tích, đánh giá ngoài chỉ tiêu tổng hợp chúng ta còn sử dụng chỉ tiêu chi tiết. Các chỉ tiêu chi tiết này bao gồm: sức sản xuất các yếu tố cơ bản: Sức sản xuất các yếu tố cơ bản = Sản lượng sản phẩm Các yếu tố cơ bản Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí tiền lương, 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ. một đồng chi phí vật tư làm ra bao nhiêu sản lượng sản phẩm Suất hao phí các yếu tố cơ bản Suất hao phí các yếu tố cơ bản = Các yếu tố cơ bản Sản lượng sản phẩm Chỉ tiêu này cho biết để làm ra một đơn vị sản lượng sản phẩm cần bao nhiêu các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh. Suất hao phí các yếu tố cơ bản càng giảm thì hoạt động sản xuất kinh doanh càng có hiệu quả. Sức sinh lợi các yếu tố cơ bản. Sức sinh lời các yếu tố cơ bản = Lợi nhuận Các yếu tố cơ bản Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ lao động một đồng chi phí tiền lương, một đồng nguyên giá TSCĐ, 1 đồng chi phí vật tư làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Ta có các chỉ tiêu chi tiết như sau: Chỉ tiêu Công thức Ghi chú Hiệu quả sử dụng lao động Năng suất lao động Q: là giá trị sản lượng hàng hoá, mức lưu chuyển hàng hoá. doanh thu QL: tổng quỹ luơng bình quân. TN: thu nhập bình quân Lượng lao động hao phí Mức doanh lợi theo lao động Thu nhập bình quân của người lao động: Hiệu quả sử dụng TSCĐ Hiệu suất sử dụng TSCĐ (HF) F: là giá trị TSCĐ bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh. Suất hao phí tài sản cố định (EF) Mức doanh lợi tài sản cố định (RF) Hiệu quả sử dụng vốn cố định. Hiệu suất sử dụng VCĐ (Hvc) `Vc: VCĐ bình quân trong kỳ Mức doanh lợi VCĐ (Rvc) Suất tiêu hao VCĐ (H’VC) Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (VLĐ) Hiệu suất sử dụng VLĐ (HVL) Mức doanh lợi VLĐ (RVL) mức đảm nhận của VLĐ (H’VL) số lần chu chuyển củaVLĐ (LVL) độ dài bình quân một vòng quay VLĐ (D) N – số vòng theo lịch của kỳ nghiên cứu . Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (VKD) Hiệu qủa sử dụng tổng vốn Suất tiêu hao tổng vốn (H ‘TV) mức doanh lợi tổng vốn (RTV): 2.2.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động của Công ty . Lao động là một trong các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Việc sử dụng lao động như thế nào cho hợp lý là điều không dễ. Công ty phải quản lý lao động cho phù hợp giữa khả năng, nhiệm vụ và trách nhiệm khi phân công lao động để tạo ra một lực lượng lao động phù hợp cả về số lượng, cũng như nâng cao năng suất lao động vào chất lượng công việc. Theo báo cáo về tình hình sử dụng lao động của Công ty trong thời gian qua, tất cả người lao động đều có đầy đủ công ăn việc làm và thu nhập ổn định. Điều này chứng tỏ Công ty được việc làm ổn định cho công nhân, khả năng huy động vào sản xuất kinh doanh là tốt. Để thấy được sự biến động về số lượng lao động của Công ty ta có biểu sau. Biểu 16: Lao động của Công ty thời kỳ 1998-2002 Chỉ tiêu Số lao động bình quân (người) Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn (người) Tốc độ phát triển liên hoàn Tốc độ tăng (%) 1998 697 100.00% 1999 805 108 115.49% 13.42% 2000 830 25 103.11% 3.01% 2001 891 61 107.35% 6.85% 2002 963 72 108.08% 7.48% (Nguồn:Phòng Tổ chức hành chính) Qua số liệu trên ta thấy, lượng lao động của Công ty tăng bình quân mỗi năm là 106,8% hay tăng 66 người. Năm 1999 số lượng lao động bình quân tăng 13,42% hay tăng 108 người, năm 2000 số lượng lao động tăng 3.01% hay tăng 25 người, năm 2001 số lượng lao động tăng 6.85% hay tăng 61 người, và năm 2002 số lượng lao động tăng 7,48 hay tăng 72 người. Trong đó năm 1999 số lượng lao động của Công ty tăng lên nhanh nhất. Đó là do từ năm 1999 công ty mở rộng mạng lưới phát triển thêm dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ, đặc biệt là khâu chăm sóc khách hàng. Để biết được việc sử dụng lao động, quản lý lao động có hiệu quả hay không, ta có biểu tính toán hiệu quả sử dụng lao động của Công ty thời kỳ 1998-2002 (trang sau). Từ so sánh số liệu trong biểu ta thấy. Năng suất lao động bình quân theo doanh thu đều tăng qua các năm. Năm 1998 cứ bình quân mỗi lao động thì tạo ra 756,07 triệu đồng doanh thu, năm 1999 tạo ra 687,37 triệu đồng, năm 2000 tạo ra 852,75 triệu đồng, năm 2001 tạo ra 1086,21 triệu đồng, và năm 2002 tạo ra 1346,34 triệu đồng. Như vậy số doanh thu được tạo ra tính trên mỗi lao động năm 1999 giảm 9,09% so với năm 1998 hay giảm 68,71 triệu đồng, song đến năm 2000 tăng 24,06% so với năm 1999 hay tăng 165,39 triệu đồng, năm 2001 tăng 27,38% so với năm 2000 hay tăng 233,46 triệu đồng và năm 2002 tăng 23,95% so với năm 2001 hay tăng 260,13 triệu đồng. Có thể nói lượng tăng tương đối từ năm 1999 đến năm 2001đều tăng liên tục và chỉ giảm nhẹ vào năm 2002, nhưng về giá trị tuyệt đối thì liên tục tăng từ giai đoạn 1999 đến 2002. Mức doanh lợi bình quân theo lao động: năm 1998 cứ 1 lao động thì tạo ra được 345,60 triệu đồng lợi nhuận, năm 1999 tạo ra được 372,67 triệu đồng lợi nhuận và năm 2000 tạo ra được 538,1 triệu đồng lợi nhuận; năm 2001 tạo ra được 700,62 triệu đồng lợi nhuận, đến năm 2002 tạo ra được 911,55 triệu đồng lợi nhuận. Như vậy số lợi nhuận được tạo ra tính trên một lao động năm 1999 tăng so với năm 1998 là 24,58% hay tăng 6,4 triệu đồng, năm 2000 có số lợi nhuận tính trên một lao động tăng so với năm 1999 là lớn nhất, tăng 59,92% hay 19,45 triệu đồng, đến năm 2001 tăng so với năm 2000 là 31,48% hay 16,34 triệu đồng, năm 2002 là 112,25% so với năm 2001 hay tăng 8,36 triệu đồng. So với năng suất lao động thì mức doanh lợi theo lao động của Công ty liên tục tăng trưởng đều. Thu nhập bình quân năm: của người lao động của Công ty liên tục tăng từ năm 1998 đến 2002. Nếu như năm 1998 chỉ mới đạt 26,05 triệu đồng thì đến năm 1999 tăng lên 32,05 triệu đồng, tăng 24,58% so với năm 1998. Năm 2000 tốc độ tăng thu nhập là cao nhất 59,92% so với năm 199 hay tăng 19,45 triệu. Đến năm 2001, 2002 tốc độ tăng thu nhập của người lao động đã giảm hơn. Năm 2001 thu nhập bình quân người lao động đạt 68,24 triệu đồng, tăng 31,49%, hay tăng 16,34% so với năm 2000, năm 2002 đạt 76,60 triệu đồng, tăng 12,25% hay 8,36% so với năm 2001. Thu nhập bình quân hàng năm của người lao động tăng hàng năm cho thấy Công ty luôn chú trọng đến đời sống vật chất của cán bộ công nhân viên. Một phần thu nhập tăng là do năng suất lao động của người lao động tăng. Như vậy ta thấy qua 5 năm 1998-2002 thì năng suất lao động, mức doanh lợi và thu nhập bình quân lao động đều tăng điều đó là rất tốt. Tuy nhiên tốc độ tăng thu nhập còn lớn hơn tốc độ tăng của năng suất lao động, đó là một điểm hạn chế cho quá trình tái sản xuất mở rộng của Công ty. Tuy vậy đến năm 2002 Công ty đã điều chỉnh tốc độ tăng thu nhập nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động, đây là một việc làm rất đúng đắn và hợp lý. 2.2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty . a) Hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Tài sản cố định là cơ sở kỹ thuật của Công ty, phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ khoa học kỹ thuật của Công ty và cần thiết để tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm Vì vậy, việc phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định để từ đó có biện pháp sử dụng triệt để về số lượng, thời gian và công suất của máy móc thiết bị sản xuất và tài sản cố định khác là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thêm vào đó TSCĐ của Công ty VMS chiếm tỷ trọng đầu tư rất lớn và đóng vai trò quan trọng quyết định đến sản phẩm và chất lượng sản phẩm cho nên Công ty phải luôn chú trọng đến vấn đề đầu tư TSCĐ, mở thêm các trạm BTS sao cho có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Để đánh giá được tình hình sử dụng TSCĐ và hiệu quả sử dụng TSCĐ phải đánh giá và phân tích các chỉ tiêu này một cách thường xuyên để từ đó có biện pháp đầu tư , mở rộng quy mô một cách phù hợp nhất. Từ biểu phân tích cho thấy: Tài sản cố định: giá trị tài sản cố định của Công ty tăng liên tục từ năm 1998 đến năn 2002. Nếu như năm 1998 mới chỉ được đầu tư vào TSCĐ là 34.784 triệu đồng thì năm 1999 tăng lên hơn 2 lần năm 1998 tức là tăng 148,22% hay 51.557 triệu đồng, năm 2000 tăng so với năm 1999 là 34,67% hay 29.936 triệu đồng, đặc biệt năm 2002 Công ty đã đầu tư mua sắm thêm nhiều tài sản cố định và làm giá trị TSCĐ tăng lên một cáh nhanh chóng, tăng so với năm 2001 là 87.339 triệu đồng hay 61,38%. Sau 5 năm hoạt động Công ty đã tăng TSCĐ của mình từ 34.784 triệu đồng lên 229,624 triệu đồng, tức là tăng gấp 6,6 lần. Tài sản cố định tăng hàng năm cho thấy Công ty luôn chú trọng đầu tư trang thiết bị kỹ thuật như các tổng đài, trạm BTS nhằm mở rộng phạm vi phủ sóng cũng như chất lượng dịch vụ, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng. Về hiệu suất sử dụng : năm 1998 cứ 1 triệu đồng tài sản cố định bình quân bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được 15,51 triệu đồng doanh thu. Năm 1999 tạo ra được 6,409 triệu đồng giảm 57,7% so với năm 1998, năm 2000 tạo ra được 6,084 triệu đồng giảm 5,02% so với năm 1999, năm 2001 tạo ra được 6,802 triệu đồng tăng 11,75% so với năm 2000, nhưng đến năm 2002 chỉ tạo ra được 6,084 triệu đồng giảm 16,99% so với năm 2001. Về suất hao phí tài sản cố định: năm 1998 cứ 1 triệu đồng doanh thu được tạo ra trong kỳ thì cần tiêu hao 0,066 triệu đồng giá trị tài sản cố định, năm 1999 cần 0,156 triệu đồng tăng 136,4% so với năm 1998, năm 2000 cứ 1 triệu đồng doanh thu được tạo ra trong kỳ thì cần tiêu hao 0,164 triệu đồng giá trị tài sản cố định, tăng 5,28% so với năm 1999, năm 2001 cần 0,147 triệu đồng giảm 10,51 % so với năm 2000 và năm 2002 cần 0,177triệu đồng tăng 20,47% với năm 2001. Mức doanh lợi tài sản cố định: năm 1998 cứ 1 triệu đồng tài sản cố định bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra 6,925 triệu đồng lợi nhuận, năm 1999 tạo ra 3,475 triệu đồng giảm 49,83 % hay giảm 3,35 triệu đồng so với năm 1998 và năm 2000 thì tạo ra 3,847 triệu đồng tăng 10,55 % hay 0.37 triệu đồng so với năm 1999, năm 2001 tạo ra 4,387 triệu đồng tăng 14,22 % hay tăng 0,55 triệu đồng so với năm 2000 và năm 2002 thì tạo ra 3,823 triệu đồng giảm 12,87% hay giảm 0,56 triệu đồng so với năm 2001. b) Phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ của Công ty Từ kết quả tính toán trên cho ta thấy Về hiệu suất TSLĐ: Năm 1998 cứ 1 triệu đồng TSLĐ bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được 0,998 triệu đồng doanh thu. Năm 1999 là 0,937 triệu đồng, năm 2000 là 1,084 triệu đồng doanh thu ,năm 2001 là 1,196 triệu đồng doanh thu, năm 2002 là 1,39 triệu đồng doanh thu. Như vậy hiệu suất TSLĐ năm 1999 giảm 6,17% hay 0,06 triệu đồng so với năm 1998, năm 2000 tăng 15,76% hay là 0,15 triệu đồng so với năm 1999, năm 2001 tăng 10,31% hay là 0,11triệu đồng so với năm 2000, năm 2002 tăng 16,46% hay là 0,2 triệu đồng so với năm 2001. Về suất hao phí TSLĐ: năm 1998 để tạo ra được 1 triệu đồng doanh thu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9495.doc
Tài liệu liên quan