Chuyên đề Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH sản xuất và thương mại Inox Phước An

Loại hình kinh doanh chủ yếu của Công ty là sản xuất và kinh doanh các mặt hàng như: Bàn, ghế, tủ, giường bằng inox, gỗ và kính các loại.

Với loại hình kinh doanh như vậy, thị trường đầu vào của Công ty bao gồm:

 Các sản phẩm đồ gỗ, đầu vào là hoàn toàn ngoại nhập từ Đài Loan.

 Các sản phẩm Inox và kính chủ yếu nhập từ các Công ty trong nước.

Sản phẩm của Công ty đa phần dùng để trang trí nội thất nên thị trường đầu ra chủ yếu là kinh doanh nội địa đáp ứng nhu cầu trong nước.

Hiện tại tổng số vốn của Công ty là 29.473.482.343 đồng, trong đó có 25,98% là vốn tự có 74,02% là vốn vay không có vốn cấp trên, vốn Nhà nước cấp; tỷ trọng nợ khá cao so với nguồn vốn chủ sở hữu do hàng năm Công ty đã vay ngân hàng, chiếm dụng vốn của nhà cung cấp và khách hàng một lượng lớn để phục vụ cho việc cung cấp KD. Điều này cho thấy Công ty đã tạo được niềm tin đối với khách hàng, các nhà cung cấp cũng như các tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, vốn vay của Công ty quá lớn làm cho hệ số nợ rất cao, gây khó khăn bắt buộc Công ty phải kinh doanh thuận lợi để trả nợ cho nhà cung cấp.

 

doc64 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 9650 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH sản xuất và thương mại Inox Phước An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mọi cơ hội, tìm kiếm sự hỗ trợ từ các đơn vị khác cả về nguồn vốn và kỹ thuật. Ngày càng nhận thấy nhu cầu của khách hàng gia tăng về sản phẩm nội thất Inox bởi những ưu thế nổi trội là không gỉ, bền và đẹp. Chớp lấy thời cơ này năm 2000 anh đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng, nâng cấp cơ sở sản xuất của mình, đặc biệt là đầu tư mua sắp máy móc thiết bị nâng cấp dây chuyền công nghệ, đào tạo bồi dưỡng nhân công nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây thật sự là một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Công ty. Năm 2003, Công ty đã chuyển sang doanh nghiệp tư nhân. Đây là cơ hội lớn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và toàn thể cán bộ công nhân viên ý thức được rằng muốn tồn tại thì phải phát triển. Từ đó, doanh nghiệp không ngừng mở rộng sản xuất, tập hợp đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, năng lực, kinh nghiệp công tác và cho đến nay thương hiệu Inox Phước An (Fuanco) luôn được người tiêu dùng tin tưởng và đánh giá cao, tiêu biểu là các giải thưởng sản phẩm chất lượng mẫu mã đẹp, chất lượng cao (giải cầu vàng), thương hiệu mạnh phát triển bền vững ( giải siêu cúp). Hiện tại doanh nghiệp Inox Phước An đã và đang phát triển lên một tầm cao mới với hình thức Công ty TNHH SX & TM Inox Phước An cùng với mô hình siêu thị nội thất tại TP Quảng Ngãi, Quảng Nam và Đà Nẵng.Trong tương lai, Công ty luôn phấn đấu để đáp ứng nhu cầu trang trí nội ngoại thất ngày càng cao của xã hội và đồng thời mở rộng hơn nữa ra thị trường khu vực. Hiện tại Công ty có số lao động là 155 người, với số vốn hiện tại trên 29 tỷ đồng. Các số liệu trên cho thấy Công ty thuộc quy mô vừa. 1.3. Kết quả kinh doanh và đóng góp vào ngân sách của Công ty: Bảng 2.1: Bảng kết quả kinh doanh và đóng góp vào ngân sách của Công ty (ĐVT: Đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh thu 2.240.141.012 9.423.151.160 11.565.432.544 Nộp ngân sách 5.072.997 15.043.003 28.857.007 Lợi nhuận 13.044.850 38.682.009 74.203.734 (Nguồn: Phòng Kế toán) Nhận xét: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH SX & TM Inox Phước An trong ba năm trở lại đây có sự tăng trưởng cả quy mô và hiệu quả kinh tế. Nguyên nhân chủ yếu là do Công ty tìm được nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như tăng cường mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh nhiều ngành nghề, mở rộng thị trường, đặc biệt đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ ra toàn quốc đã góp phần đáng kể trong việc tăng lợi nhuận cho Công ty, tăng thu nhập cho người lao động và nộp ngân sách Nhà nước. 2. Chức năng, nhiệm vụ. 2.1. Chức năng: Sản xuất gia công và mua bán các mặt hàng nội ngoại thất bằng chất lượng Inox thương hiệu Phước An FUACO Thiết kế thi công lắp đặt các sản phẩm bằng chất liệu Inox theo yêu cầu. Ngoài ra Công ty còn là nhà cung cấp độc quyền tại Quảng Ngãi và Quảng Nam các sản phẩm nội thất văn phòng, gia đình, khách sạn… bằng chất liệu gỗ Đài Loan ngoại nhập 100% với thương hiệu DAFUCO và sản phẩm két sắt Hàn Quốc HANNE SAFE uy tín trên thị trường trong nước. 2.2. Nhiệm vụ: Nhiệm vụ của Công ty là tiến hành sản xuất kinh doanh các sản phẩm nội thất có hiệu quả, đảm bảo bảo toàn vốn kinh doanh, tăng thu nhập cho người lao động, tăng ngân sách nhà nước, chủ động điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh mở rộng nâng công suất để đáp ứng tốt nhất nhu cầu trang trí ngày càng cao của xã hội. Công ty có trách nhiệm quản lý chặc chẽ đầu vào đầu ra, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm nhằm tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. 3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Loại hình kinh doanh chủ yếu của Công ty là sản xuất và kinh doanh các mặt hàng như: Bàn, ghế, tủ, giường…bằng inox, gỗ và kính các loại. Với loại hình kinh doanh như vậy, thị trường đầu vào của Công ty bao gồm: Các sản phẩm đồ gỗ, đầu vào là hoàn toàn ngoại nhập từ Đài Loan. Các sản phẩm Inox và kính chủ yếu nhập từ các Công ty trong nước. Sản phẩm của Công ty đa phần dùng để trang trí nội thất nên thị trường đầu ra chủ yếu là kinh doanh nội địa đáp ứng nhu cầu trong nước. Hiện tại tổng số vốn của Công ty là 29.473.482.343 đồng, trong đó có 25,98% là vốn tự có 74,02% là vốn vay không có vốn cấp trên, vốn Nhà nước cấp; tỷ trọng nợ khá cao so với nguồn vốn chủ sở hữu do hàng năm Công ty đã vay ngân hàng, chiếm dụng vốn của nhà cung cấp và khách hàng một lượng lớn để phục vụ cho việc cung cấp KD. Điều này cho thấy Công ty đã tạo được niềm tin đối với khách hàng, các nhà cung cấp cũng như các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, vốn vay của Công ty quá lớn làm cho hệ số nợ rất cao, gây khó khăn bắt buộc Công ty phải kinh doanh thuận lợi để trả nợ cho nhà cung cấp. Tình hình về nhân sự: Một trong những yếu tố không thể thiếu cấu thành nên sự thành công trong doanh nghiệp là nhân sự, trước tình hình cạnh tranh ngày càng gây gắt để đạt được thắng lợi trong kinh doanh thì nhân tố cần thiết là cơ cấu gọn nhẹ, năng động, hiệu quả. Quản lý con người là một hoạt động phức tạp khó khăn nên để đạt được cơ cấu nhân sự tinh nhuệ chỉ đạt ở mức độ tương đối, trong chừng mực phạm vi quyền hạn và năng lực của mình. Bên cạnh yêu cầu về số lượng thì chất lượng của đội ngũ lao động cũng có vai trò rất quan trọng, chất lượng lao động của Công ty chưa cao, đội ngũ lao động ở trình độ phổ thông chiếm tỷ trọng lớn. Do đó để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của Công ty đòi hỏi phải có biện pháp để nâng cao trình độ lao động, điều kiện đội ngũ lao động tiếp xúc thực tế, đào tạo lại tay nghề nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều này được thể hiện thông qua bảng số liệu dưới đây: Bảng 2.2. Bảng chất lượng lao động tại Công ty Chỉ tiêu Số lượng Tỷ trọng(%) 1. Tổng số CBCNV 155 100.00 Lao động trực tiếp 115 74.19 Lao động gián tiếp 40 25.81 2. Trình độ Đại học, cao đẳng 20 12.90 Trung cấp 13 8.39 Lao động phổ thông 122 78.71 ( Nguồn: Phòng Hành chính sự nghiệp ) Đặc điểm về tài sản cố định của Công ty trong 3 năm 2006, 2007, 2008 được thể hiện thông qua bảng số liệu sau: Bảng 2.3. Bảng tổng kết tài sản cố định (ĐVT: Đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Nguyên giá TSCĐ 435.712.905 6.579.876.438 1.053.196.533 Giá trị HM luỹ kế -291.005 -6.867.897 -92.128.470 Giá trị còn lại 435.421.900 6.573.008.541 961.068.053 (Nguồn: Phòng kế toán) Nhận xét: Các số liệu trên cho thấy trong năm 2008 vừa qua Công ty đã đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng nhu cầu thi trường. 4. Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý tại Công ty. 4.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh. Công ty gồm có nhà xưởng sản xuất với diện tích 15000 m2 nằm ở vị trí trên trục đường Bắc – Nam đi ngang qua tỉnh Quảng Ngãi rất thuận lợi cho quá trình vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm. Bên cạnh đó, Công ty còn có một siêu thị nội thất sáu tầng tương đối đồ sộ nằm tại trung tâm thành phố Quảng Ngãi được trưng bày tất cả các sản phẩm nội thất rất đẹp và sang trọng. Đặc điểm công nghệ của sản phẩm: Sơ đồ 2.1. Sơ đồ quy trình công nghệ Sản xuất Inox Sản xuất kính Chọn vật tư phù hợp, ra quy ccách tiêu chuẩn Vật tư các loại Khoan, đột Uốn, chấn định hình Hàn liên kết Lắp thành phẩm thô Đánh bóng vệ sinh Lắp phụ kiện thành phẩm KCS Đóng gói bao bì Nhập kho Olay kính Dán kính Mài kính Rửa kính Cắt kính Cường lực kính KCS Đóng gói bao bì Nhập kho Giải thích quy trình công nghệ: Quy trình sản xuất Inox: Chọn vật tư ra quy cách: Bộ phận thực hiện chọn vật tư phù hợp chủng lọai và số lượng cho từng lọai sản phẩm tại kho để đưa vào vị trí chuẩn bị. Ra quy cách: Bộ phận thực hiện dưạ theo số lượng của từng đơn đặt hàng và số liệu kỹ thuật của từng sản phẩm, chọn cử phù hợp, tiến hành ra quy cách chính xác, tổng hợp số lượng bàn giao cho bộ phận tiếp theo. Uốn, chấn định hình: Bộ phận này thực hiện uốn, chấn định hình chịu trách nhiệm về kiểm tra kích cỡ, chủng loại vật tư, kiểu dáng cần uốn, chấn định hình. Sau đó tiến hành chọn khuôn, chọn thiết bị, cân chỉnh kích cỡ, khuôn mẫu hoặc chọn chương trình đã lập trình tại thiết bị cho phù hợp và chính xác.Sau khi đảm bảo chắc chắn thì tiến hành uốn, chấn định hình, tổng hợp số liệu để bàn giao cho bộ phận tiếp theo. Khoan đột: Bộ phận này chịu trách nhiệm kiểm tra về kích cỡ, chủng loại vật tư cần khoan, đột, tiến hành chọn thiết bị , kích cỡ hoặc chọn chương trình đã lập trình tại thiết bị cho phù hợp và chính xác. Hàn: Bộ phận hàn có trách nhiệm kiểm tra kích cỡ, tổng kết các chủng loại vật tư cần hàn, chọn khuôn hàn, cấn chỉnh dòng hàn, lưu lượng khí Agon phù hợp cho từng lọai sản phẩm và các dụng cụ liên quan chính xác. Lắp thành phẩm: Bộ phận thực hiện kiểm tra về kích cỡ, tập kết các chủng lọai cần thực hiện, chi tiết sản phẩm, linh phụ kiện đầy đủ, chính xác. Sau đó tiến hành lắp thành phẩm, tổng hợp thành phẩm thô bàn giao. Đánh bóng, vệ sinh: + Đánh bóng : Bộ phận đánh bóng có trách nhiệm kiểm tra chủng loại sản phẩm cần thực hiện, dùng thiết bị làm sạch bề mặt hàn thô các sản phẩm, chọn thiết bị phù hợp với sản phẩm,cân chỉnh Ampe. + Vệ sinh: Bộ phận thực hiện có trách nhiệm kiểm tra chủng loại sản phẩm cần vệ sinh, kiểm tra dung dịch, bể nước phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn PA, tùy theo chủng loại và bề mặt kỹ thuật trên sản phẩm để áp dụng vệ sinh. Lắp phụ kiện thành phẩm: Bộ phận thực hiện kiểm tra số lượng, chủng loại sản phẩm để chọn phụ kiện phù hợp như: nút, nêm, gắn nhãn hiệu, các đầu bịt trang trí…tiến hành lắp ráp đúng quy cách, chủng loại chính xác, thẩm mĩ, tổng hợp số lượng giao lại cho bộ phân KCS. Kiểm tra chất lượng sản phẩm(KCS): Người thực hiện ở bộ phận này chịu trách nhiệm kiểm tra về kỹ thuật, mỹ thuật tổng thể và chi tiết thật chính xác trên từng sản phẩm… Đóng gói bao bì: Bộ phân này chịu trách nhiệm phân loại sản phẩm kiểm tra số lượng, rồi tiến hành đóng gói theo tiêu chuẩn mẫu mã, tổng hợp và bàn giao tới bộ phận nhập kho. Nhập kho: Thủ kho kiểm tra, phân loại số lượng theo từng loại riêng biệt để thuận tiện khi xuất kho (theo quy trình nhập xuất hàng kho). Quy trình sản xuất kính: Cắt kính: Là tiến hành cắt kính nguyên vật liệu. Rửa kính: Làm sạch kinh đã cắt. Mài kính: Mài các cạnh của kính sau khi đã rửa sạch Dán kính: Là dán hai tấm kính với nhau tuỳ theo khách hàng yêu cầu. Olay kính: Là ép hai tấm kính được dán lại. Cường lực kính: Là nâng độ đàn hồi cho kính. Đặc điểm tổ chức quản lý. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty TNHH SX & TM Inox Phước An đang thực hiện loại hình quản lý theo kiểu trực tuyến - chức năng, được mô tả tổng quát qua sơ đồ sau: TỔNG GIÁM ĐỐC P. TỔNG GIÁM ĐỐC Kế toán sản xuất GĐ NHÀ MÁY GĐ SIÊU THỊ QUẢNG NGÃI PHÒNG KINH DOANH PHÒNG HC- KT Bộ phận thiết kế Bộ phận KCS Bộ phận kỹ thuật Công nhân NV giao dịch Marketinh Chăm sóc khách hàng Kế toán công ty Nhân viên tư vấn KD Nhân viên chiến lược Kế toán đại lý, chi nhánh Hành chính Văn thư Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức quản lý Chú thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: Tổng giám đốc: Điều hành tổng thể của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Công ty mình. Phó tổng giám đốc: Trợ giúp Tổng giám đốc, điều hành trực tiếp các phòng ban trong Công ty. Điều hành tất cả các bộ phận trong Công ty, chịu trách nhiệm báo cáo lên Tổng giám đốc. Phòng kinh doanh: Là phòng lên kế hoạch, chiến lược kinh doanh trong tháng, quý, trực tiếp giao dịch với khách hàng, với các đại lý, chi nhánh, khai thác các đơn đặt hàng của khách hàng. Phòng kỹ thuật: Là phòng ban phụ trách kỹ thuật của Công ty. Mọi sản phẩm của khách hàng yêu cầu đều phải thông qua bộ phận kỹ thuật xử lý, sau đó mới sản xuất cho đúng quy cách. Bộ phận kỹ thuật chịu trách nhiệm báo cáo định kỳ lên phó tổng giám đốc. Phòng hành chính kế toán: Thực hiện công tác về hành chính nhân sự, tài chính của Công ty. Giải quyết giấy tờ, công văn, hóa đơn tài chính, quản lý công nợ, quyết toán. Xưởng sản xuất: Là nơi chế tạo sản phẩm để cung cấp cho thị trường. Trực tiếp sản xuất ra sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách, sản xuất ra sản phẩm để nhập kho…đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng, chịu trách nhiệm về sản phẩm lỗi, sản phẩm không phù hợp. Bộ phận chăm sóc khách hàng: Là bộ phận xây dựng và kiểm soát được tình trạng các phản hồi từ các khách hàng, đại lý và chi nhánh trực thuộc. Thống kê dữ liệu liên quan đến hàng hóa cấp thiếu, sai hoặc hàng lỗi và phải có lý do chính đáng liên quan đến lỗi của hàng hóa được cấp. 5. Đặc điểm tổ chức kế toán tại doanh nghiệp. 5.1. Mô hình tổ chức kế toán tại doanh nghiệp. Xuất phát từ đặc điểm, quy trình sản xuất, yêu cầu quản lý, địa bàn hoạt động của Công ty, đồng thời tạo điều kiện tốt cho quá trình ghi chép được đúng đắn, kịp thời cũng như công tác phụ trách tài chính kế toán thuận tiện, Công ty đã và đang tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung. Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty như sau : Sơ đồ 2.3. Sơ đồ bộ máy kế toán Kế toán thanh toán Kế toán sản xuất Kế toán công nợ Thủ quỹ Kế toán tiền lương, tiền mặt Kế toán trưởng Chú thích: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ chức năng 5.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận: - Kế toán trưởng: Chỉ đạo mọi hoạt động của phòng Tài chính- Kế toán. Là người chịu trách nhiệm vụ trước Giám đốc và Chủ tịch hội đồng thành viên. Kiểm tra chặt chẽ quá trình phát triển và bảo toàn vốn của đơn vị, hướng dẫn các kế toán viên hạch toán đầy đủ chính xác thông tin kinh tế, chỉ đạo việc lập báo cáo thống kê và quyết toán. - Kế toán vật tư, công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu và giá trị. Theo dõi tình hình thanh toán khách hàng. Cuối tháng hoặc cuối kỳ lập báo cáo gửi lên ban lãnh đạo. - Kế toán tiền lương tiền mặt: Chuyên lập các chứng từ về thu chi tiền mặt, lập bảng thanh toán tiền lương cho công nhân viên trong Công ty. - Kế toán sản xuất: Là viên chức chịu sự chỉ đạo của Giám đốc sản xuất, xây dựng bảng chấm công, tính tiền lương cho công nhân và nhân viên nhà máy sản xuất, theo dõi cân đối hàng xuất nhập kho của nhà máy sản xuất. Chịu trách nhiệm theo dõi vật tư đầu vào, dự báo vật tư cần thiết cho sản xuất. - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý tiền mặt của đơn vị, nhận tiền, chi tiền khi có phiếu thu, phiếu chi đã được kế toán trưởng, Giám đốc duyệt. Hàng ngày, tháng, quý thủ quỹ tiến hành kiểm tra đối chiếu so sánh sổ sách. 5.3. Hình thức ghi sổ kế toán áp dụng tại Công ty. Để phù hợp với đặc điểm của Công ty và thuận tiện cho việc hạch toán. Công ty đã áp dụng hình thức ghi sổ kế toán là: Chứng từ ghi sổ, trình tự hình thức chứng từ ghi sổ được thể hiện qua sơ đồ sau: Chứng từ kế toán Sổ chi tiết Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại Bảng tổng hợp Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sổ đăng ký chứng tư ghi sổ Sơ đồ 2.4. Trình tự ghi sổ hình thức chứng từ ghi sổ Chú thích Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Hiện nay các chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị như sau: - Công ty vận dụng hệ thống tài khoản kế toán theo Quyết định số 48 của Bộ Tài chính và các biên bảng liên quan đến chế độ kế toán thống kê hiện hành. - Niên độ kế toán: Năm. - Kỳ kế toán: Qúy - Phương pháp hạch toán: Kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ - Phương pháp tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng, chế độ khấu hao theo quy định số 206/QĐ _ BTC - Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Theo nguyên tắc giá gốc. II. Phân tích hiệu qủa HĐKD tại Công ty TNHH SX & TM Inox Phước An. 1. Đánh giá khái quát hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH SX&TM Inox Phước An. Để đánh giá hiệu quả HĐKD của Công ty, bên cạnh những dữ liệu thông tin thu nhập được, chúng ta còn sử dụng chủ yếu tập trung vào hệ thống báo cáo tài chính bao gồm: 1.1. Đánh giá khái quát hiệu quả HĐKD của Công ty qua bảng cân đối kế toán. Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tổng hợp cho biết tình hình hoạt động của doanh nghiệp tại những thời điểm nhất định. Bảng 2.4. Bảng cân đối kế toán của Công ty ( Phụ lục số 1) Từ các số liệu của bảng phân tích trên ta có thể thấy quy mô tài sản của Công ty có xu hướng tăng lên qua các năm.Cụ thể, quy mô của tài sản năm 2007 so với năm 2006 tăng hơn 10,6 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 124,98 %, năm 2008 tăng hơn 10,2 tỷ đồng đạt 15,35% so với năm 2007. Tuy nhiên, để có thể kết luận chính xác và cụ thể hơn tình hình biến động tài sản của Công ty, ta đi sâu phân tích cụ thể sự biến động và cơ cấu của từng loại tài sản: Tài sản ngắn hạn của Công ty năm 2006 là 7.536.391.701 đồng, chiếm 88,31%, năm 2007 là 10.807.136.588 đồng, chiếm 56,29% và đến năm 2008 là 17.221.707.128 đồng, chiếm 58,43% trong tổng tài sản. Như vậy, tài sản ngắn hạn năm 2007 tăng 3.271.044.887 đồng so với năm 2006, tương ứng 43,4%, năm 2008 đã tăng lên 6.414.270.504 đồng so với năm 2007, tương ứng với tỷ lệ tăng là 59,35%. Đó là do những nguyên nhân chủ yếu sau: Đối với khoản mục tiền và tương đương tiền năm 2007 giảm 2.094.843.868 đồng so với năm 2006. Nguyên nhân của sự giảm mạnh này là do trong năm 2007 Công ty đã dùng tiền để đầu tư mở rộng xây dựng mới nhà xưởng. Tuy nhiên, với sự đầu tư nhiều tiền như vậy đã làm cho khả năng thanh toán của Công ty mất tính cân đối. Nhưng đến năm 2008 khoản mục này dần tăng lên, cụ thể tăng 415.364.919 đồng, chiếm tỷ lệ 152,53% so với năm 2007. Điều này cho thấy khả năng thanh toán của Công ty dần được khôi phục và quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng đi lên. Đối với khoản phải thu của Công ty năm 2007 so với năm 2006 tăng 3.338.370.274 đồng, tương ứng 285,04%, năm 2008 so với năm 2007 tăng lên 2.577.563.864 đồng, tăng 57,16%. Cụ thể, năm 2007 tăng1,6 tỷ đồng so với năm 2006, nhưng con số này ở năm 2008 lại tăng hơn 2,5 tỷ đồng so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong hai năm qua Công ty áp dụng chính sách tín dụng thương mại để kích thích tiêu thụ nên đã làm cho khoản mục này tăng lên. Điều cần quan tâm ở đây là Công ty đã để cho khách hàng chiếm dụng số vốn quá lớn, nếu với thời gian dài thì đây là một vấn đề bức xúc, nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Công ty. Do vậy, Công ty cần phải quan tâm đến các biện pháp để giải quyết vấn đề này. Đối với khoản mục hàng tồn kho có xu hướng tăng lên qua các năm, cụ thể: Năm 2006 là 3.760.884.239 đồng, chiếm 44,07%; năm 2007 là 5.402.563.151 đồng, chiếm 28,14% và năm 2008 là 8.765.456.554 đồng, chiếm tỷ lệ 29,74%. Nguyên nhân của sự tăng lên này chủ yếu là do năm 2008 phân xưởng sản xất kính cao cấp đã hoàn thành và đi vào hoạt động nên có nhiều đơn đặt hàng. Do đó, nguyên vật liệu tăng lên làm cho hàng tồn kho tăng lên. Đối với TSNH khác năm 2007 tăng hơn năm 2006 là 385.839.569 đồng, tương ứng 162,7%; năm 2008 cũng tăng lên so với năm 2007 là 58.824.752 đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 9,38%, chủ yếu là do khoản thuế GTGT được khấu trừ tăng lên, cụ thể: năm 2007 so với năm 2006 tăng 386.866.629 đồng, năm 2008 tăng 55.824.752 đồng, chiếm tỷ lệ 9,01% so với năm 2007. Sự tăng lên này là do trong hai năm 2007 và năm 2008 Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất, mua sắm nhiều máy móc thiết bị và nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ cho quá trình sản xuất nên đã làm cho thuế GTGT được khấu trừ tăng lên. Tài sản cố định: Trong năm 2007 Công ty đã tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị nên làm cho TSCĐ tăng lên 7.393.964..81 đồng, tương ứng 741,4% và chi phí xây dựng cơ bản dở dang trong năm này cũng tăng lên 6.868.317.918 đồng so với năm 2006. Đến năm 2008 tổng TSCĐ là 12.251.775.215 đồng, chiếm 41,57%, tăng hơn năm 2007 3.860.513.491 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 46,01%; trong khi đó chi phí xây dựng cơ bản dở dang lại giảm đi 1.751.436.982 đồng, cho thấy một số công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành, bàn giao và Công ty đã đưa vào sử dụng nên đã làm tăng TSCĐ. Tuy nhiên, với khoản đầu tư tài chính dài hạn Công ty không mấy chú trọng; do đó, TSDH tăng cho thấy Công ty quan tâm đến đầu tư để tăng năng lực sản xuất. Đó là dấu hiệu tốt thể hiện tiềm lực sản xuất trong tương lai của Công ty. 1.2. Đánh giá khái quát hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảng 2.5. Bảng báo cáo kết quả hoạt động SXKD ( Phụ lục số 2) Qua bảng số liệu phân tích trên ta thấy tổng doanh thu có xu hướng tăng lên, cụ thể: năm 2007 so với năm 2006 tăng 7.003.010.148 đồng, tăng 289,36%, năm 2008 đạt 11.565.432.544 đồng so với năm 2007 tăng 2.142.281.380 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 22,74%. Việc tăng doanh thu là do Công ty đã áp dụng chính sách tín dụng thương mại và mở rộng thị trường ra nhiều khu vực trên toàn quốc. Trong sản xuất kinh doanh, gia tăng khối lượng hàng tiêu thụ là một trong những biện pháp nâng cao lợi nhuận. Giá vốn hàng bán năm 2006 là 1.875.212.275 đồng đến năm 2007 là 7.793.155.775 đồng tăng so với năm 2006 là 5.917.943.500 đồng, tương ứng 315,59%, năm 2008 là 8.543.676.545 đồng, tăng hơn so với năm 2007 là 750.520.770 đồng, tương ứng với tỷ lệ là 9,63%. Nếu giá vốn hàng bán năm 2006 chiếm 77,48% trên tổng doanh thu thì con số này năm 2007 chiếm 82,07% nhưng sang năm 2008 chỉ còn 73,87%. Điều này được giải thích là năm 2007 nền kinh tế nước ta nói riêng và thế giới nói chung đang trên đà phát triển rất mạnh mẽ, nhưng đến đầu năm 2008 nền kinh tế toàn cầu lâm vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng làm cho lượng hàng của Công ty bán ra cũng ít đi nên làm cho giá vốn hàng bán giảm xuống. Đối với khoản chi phí bán hàng năm 2007 tăng 641.210.982 đồng, tương ứng 181,05% so với năm 2006, năm 2008 tăng 902.025.046 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 90,62% so với năm 2007. Chi phí bán hàng của Công ty có tăng lên về mặt tỷ trọng, cần cố gắng hơn nữa để làm giảm chi phí, góp phần làm tăng lợi nhuận. Cùng với sự tăng lên của chi phí bán hàng thì chi phí QLDN cũng tăng lên, năm 2007 tăng hơn năm 2006 357.4693.438 đồng, ứng với 198,35%; năm 2008 so với năm 2007 tăng 441.470.008 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 82,1%. Bên cạnh đó, tỷ trọng so với DTT năm 2006 là 7,48%, năm 2007 hạ xuống còn 5,71% nhưng đến năm 2008 lại tăng lên 8,47%, tỷ trọng này tương đối cao. Qua đó cho thấy, quy mô hoạt động của Công ty được mở rộng nhưng Công ty cần quản lý chặt chẽ hơn các khoản chi phí này. Mục tiêu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, vì vậy kết quả kinh doanh của đơn vị cũng thể hiện thông qua phần lợi nhuận. Dựa vào bảng số liệu phân tích trên là thấy lợi nhuận sau thuế năm 2007 so với năm 2006 tăng 25.637.159 đồng, sang năm 2008 con số này tăng 35.521.725 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 91,83% so với năm 2007. Ở góc độ nhà tổ chức thì lợi nhuận tăng là điều mong muốn, còn ở góc độ nhà quản lý thì lợi nhuận tăng còn phải xét đến sự gia tăng của doanh thu. Vì lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận bất thường không có nên lợi nhuận sau thuế tăng là do sự tăng lên của lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. 2. Phân tích hiệu quả kinh doanh cá biệt của Công ty. 2.1. Phân tích hiệu xuất sử dụng tài sản dài hạn. Tài sản dài hạn của Công ty hầu hết sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nên để đánh giá tình hình tài sản dài hạn thông qua chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn để phân tích. Bảng 2.6. Bảng phân tích hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 +/- % +/- % DTT Đồng 2.420.141.012 9.423.151.160 11.565.432.544 +7.003.010.148 +289,36 +2.142.281.380 +22,734 TSDH b/q Đồng 997.006.633 8.299.133.249 12.244.907.318 +7.322.126.616 +732,41 +3.945.774.061 +47,544 HTSDH Vòng/kỳ 2,427 1,135 0,945 -1,29 - 53,23 - 0,19 -16,74 NTSDH Ngày/vòng 148,31 317,18 381,15 +168,87 +113,86 +63,97 +20,168 ( Nguồn: Phòng kế toán) Qua bảng phân tích trên ta thấy, TSDH của Công ty chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản, song hiệu suất sử dụng TSDH qua ba năm lại giảm xuống mặc dù nhà máy đã có nổ lực lớn trong việc tận dụng khả năng của TSDH và có chiều hướng tăng qua các năm. Năm 2006, cứ 100 đồng TSDH đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 2,427 đồng DTT, sang năm 2007 hạ xuống còn 1,135 đồng thấp hơn năm 2006 1,29 đồng, giảm 53,23%; con số này đến năm 2008 chỉ còn 0,945 đồng thấp hơn năm 2007 0,19 đồng tương ứng giảm 16,74%. HTSDH giảm xuống làm cho số ngày một vòng quay TSDH tăng lên, cụ thể: Năm 2006 một vòng quay của TSDH mất 148,31 ngày thì sang năm 2007 tăng lên 317,18 ngày và đến năm 2008 là 381.15 ngày/ vòng. Nguyên nhân chính của việc giảm hiệu suất sử dụng TSDH là do Công ty có đầu tư mua sắm một số máy móc thiết bị xây dựng nhà xưởng. Đặc biệt năm 2008, Công ty đã đầu tư hơn 3,5 tỷ đồng để xây dựng thêm nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị sản xuất kính cao cấp. Mặc dù Công ty đã tranh thủ tận dụng khả năng của máy thiết bị vào phục vụ sản xuất kinh doanh, song năng lực của máy móc thiết bị vẫn chưa được khai thác hết, còn dư thừa. Nhưng đây cũng là một dấu hiệu tốt đối với Công ty và đầy hứa hẹn trong tương lai. Nếu trong những năm tiếp theo, tình hình sử dụng TSDH vẫn thấp thì Công ty cần xem xét lại việc sử dụng TSDH, tận dụng mọi k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH sản xuất & thương mại Inox Phước An.doc
Tài liệu liên quan