Chuyên đề Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực Triệu Hải-Quảng Trị

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

 

CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .3

I-NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG.3

1/Khái niệm về tín dụng.3

2/Đặc trưng của tín dụng.4

3/Phân loại tín dụng.4

3.1Căn cứ vào thời hạn tín dụng.4

3.2Căn cứ vào bảo đảm tín dụng.5

3.3Căn cứ vào mục đích tín dụng.5

3.4Theo xuất xứ nguồn vốn cho vay và sử dụng vốn thuộc phạm vi quốc gia.6

3.5Theo đối tượng vốn cho vay phát ra.6

 3.6Theo tính chất sở hữu của vốn cho vay.6

4/Các nguyên tắc của tín dụng.6

5/Vai trò của tín dụng.7

5.1-Đáp ứng nhu cầu vốn đảm bảo quá trình sản xuất đưc liên tục, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội.7

5.2-Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.7

5.3Tín dụng là công cụ để tài trợ cho phát triển kinh tế-xã hội.8

5.4-Thúc đẩy các doanh nghiệp vay vốn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.8

5.5-Tăng cường quan hệ kinh tế quốc tế.8

II-HIỆU QUẢ KINH DOANH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.9

1/Khái niệm hiệu quả kinh tế.9

2/ Khái niệm hiệu quả kinh doanh tín dụng của ngân hàng thương mại.9

3/Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh tín dụng của Ngân hàng thương mại.10

3.1- Nhóm nhân tố bên trong.10

3.1.1/Nhân tố về lãi suất.10

3.1.2/Nhân tố về chính sách tín dụng.11

3.1.3/Nhân tố về công tác tổ chức ngân hàng.12

3.1.4/Nhân tố về chất lượng nhân sự.12

3.1.5/Nhân tố về quy trình tín dụng.13

3.1.6/Nhân tố về thông tin tín dụng.14

3.2-Nhóm nhân tố bên ngoài.14

 3.2.1/Nhân tố về năng lượng khách hàng.14

 3.2.2/Nhân tố về môi trường kinh tế.15

 3.2.3/ Nhân tố về môi trường xã hội.16

 3.2.4/ Nhân tố về môi trường pháp lý.16

4/Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tín dụng của Ngân hàng thương mại.16

 4.1.Nhóm chỉ tiêu tổng hợp.17

 4.2Nhóm chỉ tiêu bộ phận.18

CHƯƠNG II

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT KHU VỰC TRIỆU HẢI- QUẢNG TRỊ.19

I/GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP&PTNT KHU VỰC TRIỆU HẢI.19 1/Quá trình hình thành và phát triển.19

2/Đặc điểm về tổ chức và quản lý.20

2.1/ Chức năng và nhiệm vụ hoạt động.20

 a.Về mặt pháp lý.20

 b.Về mặt kinh doanh.21

2.2/ Cơ cấu tổ chức.22

2.3/ Chức năng nhiệm vụ các phòng ban.22

II/ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KINH DOANH TÍN DỤNG CỦA NHNo&PTNT KHU VỰC TRIỆU HẢI TRONG 3 NĂM QUA (2004-2006).24

1.1/Nguồn số liệu để phục vụ cho quá trình đánh giá và phân tích.24

1.2/Tình hình huy động vốn.24

1.3/Tình hình cho vay.29

 1.3.1Doanh số cho vay.29

 1.3.2Công tác thu nợ.33

 1.3.3Tình hình dư nợ và nợ quá hạn.36

 1.3.3.1Tình hình dư nợ.36

 1.3.3.2Tình hình nợ quá hạn.39

1.4/ Kết quả hoạt động kinh doanh tín dụng của NHNo&PTNT khu vực Triệu Hải trong 3 năm qua (2004-2006).44

2/Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tín dụng của NHNo&PTNT khu vực Triệu Hải thông qua các chỉ tiêu.47

1/Các chỉ tiêu tổng hợp.48

2/Các chỉ tiêu bộ phận.54

CHƯƠNG III

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT KHU VỰC TRIỆU HẢI-QUẢNG TRỊ.59

1/Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh tín dụng tại Chi Nhánh NHNo&PTNT khu vực Triệu Hải trong những năm qua. 59

2/Những thuận lợi.60

3/Những vấn đề còn tồn tại.62

3.1/Những mặt còn tồn tại trong công tác huy động vốn.62

 3.1.1/Các mặt hạn chế trong công tác huy động vốn.62

 3.1.2Các mặt hạn chế trong công tác cho vay. 63

3.2/Nguyên nhân hạn chế.63

 3.2.1Nguyên nhân khách quan.63

 3.2.2Nguyên nhân chủ quan.64

4/Định hướng hoạt động kinh doanh tín dụng của NHNo&PTNT khu vực Triệu Hải trong những năm tới.64

II/MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RÔNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TÍN DỤNG Ở CHI NHÁNH NHNO&PTNTN KHU VỰC TRIỆU HẢI-QUẢNG TRỊ.66

1/Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn.66

 1.1/Về lãi suất.66

 1.2/Đa dạng hóa các hình thức huy động tiền gửi.67

 1.3/Tăng cường công tác thanh toán không dùng tiền mặt.68

 1.4/Mở rộng mạng lưới huy động vốn.69

 1.5/Các giải pháp kết hợp khác khác.69

2/Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác tín dụng cho vay.70

 2.1/Đa dạng hóa các hình thức và phương thức tín dụng cho vay.70

 2.2/Nâng cao chất lượng nghiệp vụ đánh giá khách hàng.71

3/Những giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hạn chế rủi ro.74

 3.1/Về tăng trưởng tín dụng.74

 3.2/Về an toàn tín dụng.75

 3.3/Về tài chính.75

 3.4/Về kế toán-kho quỹ-hành chính.76

 3.5/Công tác tổ chức và cán bộ.76

KẾT LUẬN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc98 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1448 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực Triệu Hải-Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng cần tiếp tục đẩy mạnh và phát huy công tác tín dụng trong lĩnh vực này. Nhìn chung trong những năm qua Ngân hàng đã tranh thủ kết hợp với chính quyền địa phương, thực hiện khá tốt công tác thu hồi nợ khó đòi. Đặc biệt trong ba năm qua Ngân hàng chú trọng đầu tư vào thành phần kinh tế HTX, khuyến khích sản xuất các sản phẩm như cao su, phân bón....có đủ điều kiện vay vốn đồng thời thẩm định khá kỹ lưỡng, khả năng thanh toán đảm bảo nên không có nợ quá hạn. Tóm lại: Qua phân tích đánh giá ở trên ta thấy năm 2006 NHNo&PTNT khu vực Triệu Hải đã thực hiên khá tốt các biện pháp thu hồi nợ quá hạn, nợ khó đòi, ngăn chặn được nợ quá hạn mới phát sinh, mở rộng cho vay có hiệu quả để tăng dư nợ. 1.4-Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh NHNo&PTNT khu vực Triệu Hải-Quảng Trị qua 3 năm 2004-2006: Trong cơ chế thị trường hoạt động của NHTM cũng như mọi DN khác luôn luôn lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo cho kết quả hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời thông qua hoạt kinh doanh để đánh giá một cách khái quát tình hình phát triển KT-XH trên địa bàn. Xuất phát từ định hướng đó NHNo&PTNT khu vực Triệu Hải với những nổ lực quyết tâm của cả Ban Lãnh Đạo và toàn thể đội ngủ CBCNV trong Ngân hàng đã phát huy sáng tạo, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực mở rộng cho vay, nâng cao dư nợ và mở rộng các dịch vụ Ngân hàng, đã làm cho hoạt động của ngân hàng ngày càng phong phú và có chất lượng ngày càng cao. Từ đó làm cho kết quả hoạt động kinh doanh ngày càng tăng lên. Cụ thể qua bảng 6 ta thấy: Qua báo cáo tổng kết năm 2006 cũng như đánh giá tình hình sử dụng vốn và huy động vốn, ta có thể nhận thấy tình hình kinh doanh của NHNo&PTNT khu vực Triệu Hải tương đối ổn định. Mặc dù có nhiều khó khăn, nhưng nhờ có định hướng đúng với thực tế kinh doanh trên địa và được sự hổ trợ của Ngân hàng nông nghiệp Tỉnh, Ngân hàng Triệu Hải đã đạt được kết quả đáng khả quan, thể hiện cụ thể như sau: -Năm 2004 tổng thu nhập là 12.366 triệu đồng. Trong đó khoản thu lãi cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất (95,97%) với số tuyệt đối là 11.868 triệu đồng, các khoản thu khác chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng thu của Ngân hàng (chỉ chiếm 3,93%) với số tuyệt đối là 488 triệu đồng. Năm 2005 tổng thu nhập của Ngân hàng đạt 17.055 triệu đồng, tăng so với năm 2004 là 4.689 triệu đồng, tương ứng tăng 37,92%. Trong đó thu lãi cho vay đạt 15.835 triệu đồng chiếm tỷ trọng 92,85% tổng thu trong năm, tăng so với năm 2004 là 3.967 triệu đồng, tương ứng tăng 33,43%, các khoản thu khác đạt 1.220 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 7,15%, tăng so với năm 2004 là 732 triệu đồng tương ứng tăng 150%. Năm 2005 thu lãi cho vay có tốc độ tăng chậm là do mặt bằng dư nợ thấp nên thu lãi cho vay không tăng đáng kể. (nguyên nhân như đã giải thích ở trên). Năm 2006 tổng thu nhập đạt 25.604 triệu đồng, tăng so với năm 2005 là 8.549 triệu đồng, tương ứng tăng 50,13%. Trong đó thu lãi cho vay đạt 20.619 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 76,62% tổng thu trong năm, tăng so với năm 2005 là 4.784 triệu đồng, tương ứng tăng 23,70%, các khoản thu khác đạt 4.985 triệu đồng chiếm tỷ trọng 23,38%, tăng so với năm 2005 là 3.765 triệu đồng, tương ứng tăng 390,57%. Các hoạt khác tăng lên nhờ việc NHNo&PTNT khu vực Triệu Hải đã thu từ các nghiệp vụ kinh doanh và dịch vụ khác như thu từ kinh doanh ngoại tệ, bão lảnh, làm dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thanh toán cho khách hàng. Cho thấy NHNo&PTNT khu vực Triệu Hải trong năm qua đã đưa các hoạt động dịch vụ khác vào giao dịch, và bắt đầu thu hút khách hàng tham gia, đây là nguồn thu đáng kể đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, vì vậy Ngân hàng Triệu Hải cần phải phát huy hơn nữa thế mạnh của mình để duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững của hoạt động này. -Về chi phí của NHNo&PTNT khu vực Triệu Hải năm 2004 là 9.068 triệu đồng, trong đó khoản chi trả lãi là 6.308 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 69,56%, các khoản chi khác là 2.760 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 30,44%. Năm 2005 tổng chi của Ngân hàng là 14.172 triệu đồng, tăng so với 2004 là 5.104 triệu đồng, tương ứng tăng 56,29%. Trong đó chi trả lãi chiếm 9.560 triệu đồng chiếm tỷ trọng 63,53%, tăng so vớI năm 2004 là 3.252 triệu đồng, tương ứng tăng 51,55%, các khoản chi khác là 4.612 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 36,47%, tăng so với năm 2004 là 1.852 triệu đồng tương ứng tăng 67,10%. Năm 2006 tổng chi 20.074 triệu đồng, tăng so với 2005 là 5.902 triệu đồng, tốc độ tăng 41,64% do các nhân tố chi trả lãi là 11.901 triệu đồng chiếm tỷ trọng 52,07%,tăng so với năm 2005 là 2.341 triệu đồng tương ứng tăng 24,49%, các khoản chi khác là 8.173 triệu đồng chiếm tỷ trọng 47,93%, tăng so với năm 2005 là 3.561 triệu đồng, tương ứng tăng 77,21%. Nguyên nhân làm cho các khoản chi khác tăng lên trong năm 2005,2006 là do Ngân hàng Triệu Hải thực hiện chế độ mới như đã thực hiện theo quyết định 493 của thống đốc Ngân hàng nông nghiệp ngày 22/04/2005 và Quyết Định 165 của Chủ Tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT việt nam. Và các khoản chi khác trong năm tăng lên do quá trình chuẩn bị cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, đào tạo cho công tác hoạt động dịch vụ Ngân hàng nên đã làm cho khoản chi này tăng lên. Như vậy tuy các khoản chi phí qua các năm đều tăng lên, nhưng các khoản thu cũng đã tăng mà chủ yếu kết quả thu lãi, thu nợ quá hạn làm giảm bớt gánh nặng tài chính khi hạch toán, do đó chênh lệch thu-chi cũng tăng lên qua các năm. Năm 2004 khoản chênh lệch thu-chi đạt 3.298 triệu đồng, năm 2005 giảm mạnh chỉ còn 2.883 triệu đồng, và năm 2006 đã lấy lại được cân bằng tăng lên 5.530 triệu đồng. Mặc dù địa bàn kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, điều kiện để mở rộng tín dụng còn khó khăn. Do biết tận dụng và phát huy sức manh từ nhiều mũi kinh doanh như quan tâm công tác huy động vốn nhằm góp phần giãm lãi suất đầu vào hợp lý, cho vay sử dụng vốn có hiệu quả, hạn chế thất thóat, tăng cường thực hiện các dịch vụ chuyển tiền điện tử, làm tốt công tác dịch vụ hộ nghèo, sự quan tâm của Ngân hàng nông nghiệp Trung ương về đơn giá. Chính vì thế năm 2006 NHNo&PTNT khu vực Triệu Hải đã đạt được kế hoạch tài chính và tăng so với năm trước, thu nhập của cán bộ công nhân viên được đảm bảo, và góp phần không nhỏ vào ngân sách Nhà nước. 2/ Phân tích hiệu qủa hoạt động kinh doanh tín dụng của NHNo&PTNT khu vực Triệu Hải thông qua các chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu bộ phận: Theo luận thuyết của C.Mác, lợi nhuận của Ngân hàng chính là một phần lợi nhuận của các nhà sản xuất để lại dùng chi trả cho Ngân hàng dưới hình thức lợi tức tiền vay. Do đó hiệu quả của tín dụng chỉ có được khi đạt được những hiệu quả kinh tế do những đồng vốn tín dụng mang lại, dựa trên những kết quả sản xuất kinh doanh của người vay vốn. Nếu người vay vốn tín dụng đầu tư vào sản xuất kinh doanh mà không thu được lợi nhuận thì không thể trả gốc và lãi vay cho Ngân hàng đầy đủ. Khi đó hiệu quả kinh tế và hiệu quả tín dụng đều không đạt được mục tiệu. Điều này chứng minh cho luận điểm: “Hiệu quả kinhdoanh tín dụng được bắt nguồn từ hiệu quả kinh tế”. 2.1/ Các chỉ tiêu tổng hợp: 2.1.1- Chỉ tiêu tỷ số giữa thu nhập tín dụng so với chi phí trả lãi huy động và đi vay (Tỷ số giữa TNTD và CPTLHĐ, ĐV) Để phân tích chỉ tiêu này ta có bảng số liệu sau: Bảng 7: Bảng số liệu về tỷ số giữa thu nhập tín dụng và chi phí trả lãi huy động, đi vay Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu (S1) Năm 2004 (S2) Năm 2005 (S3) Năm 2006 So sánh 2005/2004 2006/2005 1.Tổng chi phí trả lãi huy động ,đi vay 6.308 9.560 11.901 3.252 2.341 2. Thu nhập tín dụng 11.868 15.835 20.619 3.967 4.784 Trong đó: Thu lãi tiền gửi 115 - 2.835 -115 2.835 Thu lãi cho vay 11.753 15.835 17.784 4.082 1.949 Thu khác - - - - - 3. Tỷ số giữa TNTD với CPTLHĐ, ĐV(S) 1,88 1,66 1,73 -0,22 0,07 (Nguồn số liệu: Bảng kết quả kinh doanh các năm 2004;2005;2006) Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ số giữa TNTD với CPTLHĐ, ĐV năm 2005 đạt 1,66 triệu đồng so với năm 2004 chỉ tiêu này giảm 0,22 triệu đồng,. Song qua năm 2006 chỉ tiêu này tăng lên 1,73 triệu đồng, tăng so với năm 2005 0,77 triệu đồng. Để thấy rỏ nguyên nhân làm tăng giảm chỉ tiêu này qua các năm ta có sự phân tích các số liệu sau: Năm 2005 so với năm 2004: - Đối tượng phân tích: Phân tích tỷ số giữa TNTD với CPTLHĐ, ĐV DS = S2 – S1 DS = 1,66-1,88 = -0,22 ( triệu đồng ) + Phân tích các nhân tố ảnh hưởng: - Ảnh hưởng của nhân tố chi phí trả lãi huy động, đi vay: (triệu đồng ) -Ảnh hưởng của nhân tố thu nhập tín dụng: (triệu đồng ) + Tổng hợp ảnh hưởng của 2 nhân tố: 0,62 + (-0,84) = -0,22 ( triệu đồng ) Năm 2006 so với năm 2005 -Đối tượng phân tích: Phân tích tỷ số giữa TNTD với CPTLHĐ, ĐV DS = S3 – S2 DS = 1,73 - 1,66 = 0,07 (triệu đồng ) + Phân tích các nhân tố ảnh hưởng: - Ảnh hưởng của nhân tố chi phí trả lãi huy động, đi vay: (triệu đồng ) -Ảnh hưởng của nhân tố thu nhập tín dụng: (triệu đồng ) + Tổng hợp ảnh hưởng của 2 nhân tố: 0,50 + (-0,43) = 0,07 ( triệu đồng ) Qua phân tích trên ta thấy tỷ số TNTD với CPTLHĐ, ĐV năm 2005 giảm 0,22 triệu đồng. Trong đó do ảnh hưởng của các nhân tố: sự tăng lên của CPTLHĐ, ĐV đã làm chỉ tiêu tỷ số TNTD với CPTLHĐ, ĐV giảm 0,84 triệu đồng. Trong khi nhân tố thu nhập tín dụng thay đổi làm cho chỉ tiêu tỷ số TNTD với CPTLHĐ, ĐV chỉ tăng lên 0,62 triệu đồng. Nguyên nhân làm cho chi phí trả lãi đi vay tăng lên trong năm 2005 do Ngân hàng đẩy mạnh công tác thu hút nguồn vốn nhàn rổi trong xã hội bằng các biện pháp tăng lãi suất, huy động nguồn vốn dưới các hình thức như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm trả lãi trước, đồng thời nguồn vốn huy động chủ yếu trong năm qua là các nguồn trung dài hạn, và các nguồn từ TCTD, NHNN với lãi suất cao.... Đồng thời để cạnh tranh với quỹ tín dụng nhân dân ở khu vực nông thôn thường huy động vốn với mức lãi suất cao, và ở khu vực thành thị các NHTM, Công Thương, Ngân hàng chính sách thường huy động các loại kỳ phiếu có mức lãi suất cao hơn NHNo&PTNT khu vực Triệu Hải, Ngân hàng đã thực hiện các chính sách tăng lãi suất tiết kiệm, vì thế đã làm chi phí trả lãi trong năm tăng lên, làm tỷ số TNTD với CPTLHĐ, ĐV giảm xuống. Mặc dù nguyên nhân chính làm cho tỷ số TNTD với CPTLHĐ, ĐV giảm xuống là do chi phí trả lãi tăng lên nhưng cũng phải nói đến nhân tố thu nhập tín dụng trong năm 2005 không đạt được kết quả tốt, nguồn thu nhập chủ yếu là thu lãi cho vay, còn khoản lãi tiền gửi, và các nguồn thu khác đã không có thu nhập. Do trong năm Ngân hàng mới bắt đầu đẩy mạnh các nghiệp vụ cho thuê tài chính, bảo lãnh mà khách hàng chưa thích ứng kịp. Đồng thời có một số khoản nợ đến hạn nhưng khách hàng không đủ khả năng trả nợ gốc và lãi, làm cho Ngân hàng bị tổn thất nặng. Song qua năm 2006 thì hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng đã mang lại hiệu quả, tăng so với năm 2005 là 0,77 triệu đồng. Trong đó ảnh hưởng của nhân tố trả lãi huy động, đi vay thay đổi làm cho chỉ tiêu tỷ số TNTD với CPTLHĐ, ĐV giảm xuống 0,43 triệu đồng. Trong khi nhân tố thu nhập tín dụng thay đổi làm cho chỉ tiêu tỷ số TNTD với CPTLHĐ, ĐV tăng lên 0,50 triệu đồng. Trong năm 2006 thu nhập tín dụng mang lại đã bù đắp cho khoản chi phí trả lãi nên khả năng sinh lời của đồng chi phí bỏ ra đã cao hơn so với năm 2005. Mà trong đó nguồn thu nhập chủ yếu vẫn là thu lãi cho vay, nhưng cũng phải kể đến nguồn thu nhập từ lãi tiền gửi đã góp một phần không nhỏ vào hoạt động thu nhập tín dụng trong năm 2006. Nguyên nhân chủ yếu làm cho TNTD trong năm 2006 đạt được kết quả cao là do Ngân hàng thực hiện tốt công tác cho vay, mở rộng quy mô tín dụng, tính đến năm 2006 Ngân hàng đã chủ động cho vay các đối tượng khác như xây dựng, sữa chữa nhà cửa, mua sắm phương tiện đi lại và các nhu cầu khác phục vụ đời sống của các tầng lớp nhân dân. Và trong năm 2006 các nguồn vốn cho vay trung dài hạn tăng lên rất nhanh so với các năm trước, làm cho nguồn thu nhập tăng lên nhờ lãi suất cho vay trung dài hạn thường cao. Đồng thời Ngân hàng đã tranh thủ nguồn vốn nhàn rổi gởi tiền ở các TCTD nên đã có thêm một khoản thu nhập đáng kể (2.835 triệu đồng). Mặc dù tổng chi phí trả lãi trong năm 2006 vẫn tăng lên so với các năm, nhưng Ngân hàng đã làm ăn có hiệu quả. Nhìn chung tình hình kinh doanh tín dụng của NHNo&PTNT khu vực Triệu Hải đạt được kết quả như hôm nay là một nổ lực rất lớn của toàn ngành, Ngân hàng cần tiếp tục phát huy và nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh. Tăng cường chất lượng cho vay làm giảm thiểu thấp nhất về rủi ro tín dụng. Tăng thu nhập tín dụng đồng thời giảm các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh. Có như vậy thì hiệu quả kinh doanh tín dụng ngày càng được nâng cao và có khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn. 2.1.2-Chỉ tiêu số vòng quay tín dụng: Đây là chỉ tiêu tổng hợp, nó không chỉ phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều thiếu vốn lưu động, không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của mình. Trong nguồn vốn lưu động của hầu hết các doanh nghiệp thì nguồn vốn tự có chiếm tỷ trọng nhỏ, còn lại là vốn vay mà chủ yếu là vay của Ngân hàng. Do đó nguồn vốn của Ngân hàng là hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp, để đáp ứng nhu cầu về vốn của nền kinh tế thì đòi hỏi Ngân hàng phải có nhiều biện pháp khác nhau, biện pháp quan trọng nhất là tăng số vòng quay vốn tín dụng. Nếu số vòng quay vốn tín dụng lớn thì tốc độ thu hồi vốn nhanh, do đó Ngân hàng có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn của nền kinh tế. Để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tín dụng của NHNo&PTNT khu vực Triệu Hải ta tiến hành phân tích số vòng quay vốn tín dụng qua bảng sau : Bảng 8: Bảng số liệu phân tích số vòng quay vốn tín dụng Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu (L1) Năm 2004 (L2) Năm 2005 (L3) Năm 2006 So sánh 2005/2004 2006/2005 1.Doanh số thu nợ 44.650 51.026 86.962 6.376 35.936 2. Dư nợ bình quân 43.626 47.971 74.333 4.345 26.362 3. Số vòng quay tín dụng (L) 1,02 1,06 1,17 0,04 0,11 (Nguồn số liệu: Bảng kết quả kinh doanh các năm 2004;2005;2006) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy số vòng quay tín dụng năm 2005 là 1,06 vòng tăng so với năm 2004 là 0,04 vòng, năm 2006 là 1,17 vòng tăng so với năm 2005 là 0,11 vòng. Để thấy được nguyên nhân tăng lên của số vòng quay tín dụng qua các năm ta có sự phân tích sau: Năm 2005 so với năm 2004: - Đối tượng phân tích: Phân tích số vòng quay tín dụng: DL = L2 – L1 DL = 1,06-1,02 = 0,04 ( vòng ) + Phân tích các nhân tố ảnh hưởng: - Ảnh hưởng của nhân tố doanh số thu nợ: ( vòng ) -Ảnh hưởng của nhân tố dư nợ bình quân: ( vòng ) + Tổng hợp ảnh hưởng của 2 nhân tố: 0,15 + (-0,11) = 0,04 ( vòng ) Năm 2006 so với năm 2005 -Đối tượng phân tích: Phân tích số vòng quay tín dụng: DL = L3 – L2 DL = 1,17 - 1,06 = 0,11 ( vòng ) + Phân tích các nhân tố ảnh hưởng: - Ảnh hưởng của nhân tố doanh số thu nợ: ( vòng ) -Ảnh hưởng của nhân tố dư nợ bình quân: (vòng ) + Tổng hợp ảnh hưởng của 2 nhân tố: 0,75 + (-0,64) = 0,11 ( vòng ) Qua phân tích trên ta thấy số vòng quay tín dụng tăng liên tục qua các năm. Nguyên nhân tăng vòng quay tín dụng do doanh số thu nợ trong 2 năm 2005;2006 tăng lên làm cho vòng quay tín dụng lần lượt tăng lên là 0,15;0,75 vòng. Trong năm 2005 và 2006 bên cạnh hoạt động cho vay tăng lên đồng thời công tác thu nợ được tiến hành khá tốt. Nguyên nhân chính trong năm 2005 do Nhà Nước ban hành thể lệ cho vay tín chấp đối với hộ gia đình, cá nhân. Vì vậy để có thể được vay vốn đòi hỏi các tổ chức kinh doanh phải có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả và tính khả thi cao. Bởi lẻ trước khi quyết định cấp một khoản tín dụng thì Ngân hàng không chỉ căn cứ vào tính khả thi của dự án mà còn căn cứ vào giá trị tài sản thế chấp, và đôi khi xem tài sản tín chấp, cầm cố như là cơ sở quan trọng nhất để Ngân hàng quyết định cấp tín dụng. Do đó năm 2005 các tổ chức kinh doanh hộ gia đình, cá nhân,DN ngoài quốc doanh phần nào làm ăn có hiệu quả, sản phẩm làm ra ngày càng đảm bảo hơn về chất lượng. Đồng thời Nhà nước ban hành một số chính sách nhằm tăng cường, thúc đẩy khả năng cạnh tranh đối với sản phẩm nội điạ ở trong nước. Kết quả là các doanh nghiệp bảo đảm trả việc hoàn trả nợ cả gốc và lãi vay cho Ngân hàng, nâng cao doanh số thu nợ trung, dài hạn trong năm 2005. Đặc biệt với chính sách cho vay tín dụng ưu đãi và ủy thác đầu tư đã tài trợ cho nông nghiệp nông thôn và người dân xóa đói giảm nghèo, chính sách hổ trợ tạo công ăn việc làm của Đảng và Nhà Nước đã đem lại kết quả rất cao. Và trong năm 2006 Ngân hàng đã thành lập các hội đồng xử lý tài sản, thu hồi các khoản nợ chính sách, nợ quá hạn dây dưa lâu ngày. Ngân hàng cũng đã chú trọng vào việc tổ chức học tập nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm trong công tác tín dụng, nâng cao trách nhiệm của cán bộ cho vay ngay từ khi lựa chọn khách hàng và đối tượng vay để hạn chế rủi ro phát sinh từ xa. Nên doanh số thu nợ trong 2 năm vừa qua tăng lên rất nhanh. Bên cạnh đó nhân tố dư nợ bình quân cũng tăng lên rất nhanh, nguyên nhân là do Ngân hàng đẩy mạnh đầu tư tín dụng cho nền kinh tế, trong đó có một số ngành kinh tế có nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh như xây dựng.., ngành nông nghiệp cho vay phục vụ đời sống, ngoài ra một số DN vừa mới thành lập nên nhu cầu vay vốn tăng lên, đồng thời trong năm 2006 đã xuất hiện ngành thương mại dịch vụ để đáp ứng quá trình đô thị hóa, nên tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn so với các năm trước và dư nợ cũng tăng lên. Nhìn chung chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT khu vực Triệu Hải trong năm qua đã có nhiều chuyển biến sâu sắc đặc biệt là trong công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ khó đòi. Ngoài những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thu nợ nêu trên còn có sự góp mặt không nhỏ của các nhân tố đó là: sự nổ lực của các doanh nghiệp và hộ cá thể đã có hiệu quả cao, đồng thời Ban Giám Đốc và phòng kinh doanh của Ngân hàng Triệu Hải đã có những giải pháp tích cực cho công tác thu nợ, động viên khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế trả nợ trước hạn. Tích cực kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp, mục đích kinh doanh của tổ chức kinh tế và hộ cá nhân, nhằm xử lý kịp thời một số khoản nợ có vấn đề. Hơn nữa ngay từ đầu Ngân hàng đã xác định cho mình phương châm “Hiệu quả của doanh nghiệp cũng chính là hiệu quả của Ngân hàng”. Vì vậy Ngân hàng đã quan tâm cùng với doanh nghiệp tháo gở và giải quyết những khó khăn, tồn tại đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể vay vốn Ngân hàng làm ăn có hiệu quả, đã làm cho vòng quay vốn tín dụng và khả năng sinh lời vốn tăng lên. Chính vì vậy trong năm 2006 doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng nhanh, làm cho số vòng quay tín dụng cũng tăng lên. Nhờ đó mà Ngân hàng không những mở rộng được quy mô hoạt động tín dụng, tăng thu nhập cho Ngân hàng mà còn giải quyết được hàng loạt các vấn đề xã hội đáp ứng tốt nhu cầu về vốn của nền kinh tế. Đã giúp cho các doanh nghiệp ổn định và mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm giải quyết công ăn việc làm cho người lao động góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển. Để tăng nhanh hơn nữa tốc độ vòng quay vốn tín dụng thì đòi hỏi việc mở rộng tín dụng của Ngân hàng phải đảm bảo được an toàn, chất lượng và hiệu quả. Công tác thu nợ phải được tiến hành tốt đồng thời với những giải pháp hữu hiệu. Tiến đến xây dựng, điều hành chính sách tín dụng đảm bảo gắn chặt hoạt động tín dụng với kinh tế hàng hóa, phát triển và mở rộng quy mô hoạt động tín dụng đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển của nền kinh tế, từng bước thị trường hóa các quan hệ tín dụng. Để đánh giá một cách cụ thể và chính xác hơn hiệu quả kinh doanh tín dụng chúng ta cần sử dụng một số chỉ tiêu bộ phận như sau: 2.2/ Các chỉ tiêu bộ phận: 2.2.1-Chỉ tiêu khả năng quản lý dư nợ bình quân (khả năng quản lý DNBQ): Đây là chỉ tiêu bộ phận phản ánh khả năng quản lý mức dư nợ bình quân của một cán bộ tín dụng, chỉ tiêu này liên quan đến chất lượng nhân sự. Để biết được khả năng quản lý mức dư nợ bình quân của các cán bộ tín dụng ta phân tích bảng số liệu qua các năm như sau: Bảng 9: Bảng số liệu khả năng quản lý dư nợ Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu (K1) Năm 2004 (K2) Năm 2005 (K3) Năm 2006 So sánh 2005/2004 2006/2005 1.Số cán bộ tín dụng bình quân (người) 18 18 18 0 0 2.Dư nợ bình quân 43.626 47.971 74.333 4.345 26.362 3. Khả năng quản lý dư nợ bình quân (K) 2.423 2.665 4.129 242 1.464 (Nguồn số liệu: Bảng kết quả kinh doanh các năm 2004;2005;2006) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy khả năng quản lý dư nợ bình quân qua các năm đều tăng lên, năm 2005 đạt 2.665 triệu đồng/người tăng so với năm 2004 là 242 triệu đồng/người, năm 2006 chỉ tiêu này tăng lên rất nhanh đạt 4.129 triệu đồng/ người tăng so với năm 2005 tăng 1.464 triệu đồng/ người. Để thấy rỏ nguyên nhân tăng lên qua các năm ta có sự phân tích các số liệu sau: Năm 2005 so với năm 2004: - Đối tượng phân tích: Phân tích khả năng quản lý dư nợ bình quân: DK = K2 – K1 DK = 2.665 - 2.423 = 242 (triệu đồng/người ) + Phân tích các nhân tố ảnh hưởng -Ảnh hưởng của nhân tố số cán bộ tín dụng bình quân: (triệu đồng/người ) -Ảnh hưởng của nhân tố dư nợ bình quân (triệu đồng/người ) + Tổng hợp ảnh hưởng của 2 nhân tố: 0 + 242 = 242 (triệu đồng/người) Năm 2006 so với năm 2005 - Đối tượng phân tích: Phân tích khả năng quản lý dư nợ bình quân: DK = K3 – K2 DK = 4.129 – 2.665 = 1.464 (triệu đồng/người ) + Phân tích các nhân tố ảnh hưởng: - Ảnh hưởng của nhân tố số cán bộ tín dụng bình quân: (triệu đồng/người) -Ảnh hưởng của nhân tố dư nợ bình quân: (triệu đồng/người) + Tổng hợp ảnh hưởng của 2 nhân tố: 0 + 1.464 = 1.464 (triệu đồng/người) Qua số liệu phân tích trên ta thấy do ảnh hưởng của nhân tố dư nợ bình quân trong năm 2005 tăng lên 242 triệu đồng/người và năm 2006 tăng lên 1.464 triệu đồng/người, làm cho khả năng quản lý dư nợ năm 2005 cũng tăng lên 242 triệu đồng/người,và năm 2006 tăng lên 1.464 triệu đồng/người so với năm trước. Trong những năm qua bên cạnh công tác thu nợ của NHNo&PTNT khu vực Triệu Hải đã đạt được nhiều kết quả tốt thì công tác mở rộng hoạt động tín dụng phát triển cho vay đối với tất cả các hộ sản xuất trên địa bàn cũng được quan tâm đáng kể, đã thúc đẩy tốc độ tăng trưởng dư nợ hàng năm của đơn vị lên khá cao kể cả dư nợ từ nguồn vốn thông thường cũng như dư nợ từ nguồn vốn chính sách. Nên trong 2 năm qua dư nợ bình quân không ngừng tăng lên, làm tăng khả năng quản lý mức dư nợ bình quân của Ngân hàng. Tuy nhiên trong các năm qua nhân tố số cán bộ tín dụng không thay đổi, nhưng khả quản lý dư nợ bình quân vẫn tăng lên, điều này chứng tỏ hiệu quả quản lý dư nợ của CBTD ở Ngân hàng khu vực Triệu Hải được chú trọng và nâng cao. Nhìn chung khả năng quản lý dư nợ bình quân của NHNo&PTNT khu vực Triệu Hải năm 2006 tăng khá cao so với năm 2005 (1.464 triệu đồng/người). Với những kết quả đạt được như đã nêu ở trên thì chứng tỏ CBTD đã làm việc có hiệu quả và chất lượng tốt. Để có thể tăng khả năng làm việc nhưng vẫn đảm bảo nâng cao chất lượng tín dụng thì Ngân hàng cần phải thường xuyên bồi dưởng, nâng cao hơn nữa trình độ nghiệp vụ cho CBTD và khai thác tối đa năng lực hiện tại của CBTD. 2.2.2-Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân do một lao động tạo ra (LNBQ do một LĐ tạo ra): Đây là chỉ tiêu phản ánh về năng suất lao động, và thể hiện một cách cụ thể hơn nữa về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau: Bảng 10: Bảng số liệu về LNBQ do một LĐ tạo ra Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu (H1) Năm 2004 (H2) Năm 2005 (H3) Năm 2006 So sánh 2005/2004 2006/2005 1.Số lao động bình quân (người) 44 44 46 0 2 2.Tổng lợi nhuận 3.298 2.883 5.530 -415 2.647 3. LNBQ do một LĐ tạo ra (H) 75 65 120 -10 55 (Nguồn số liệu: Bảng kết quả kinh doanh các năm 2004;2005;2006) Qua bảng số liệu trên ta thấy LNBQ do một LĐ tạo ra năm 2005 đạt 65 triệu đồng/người, giảm so với năm 2004 là 10 triệu đồng/người. Năm 2006 đạt 120triệu đồng/người, tăng so với năm 2005 là 55 triệu đồng/người. LNBQ do một LĐ tạo ra trong các năm qua diển biến khá phức tạp để hiểu rỏ nguyên nhân tăng, giảm ta có phân tích sau: Năm 2005 so với năm 2004: - Đối tượng phân tích: Phân tích chỉ tiêu LNBQ do một LĐ tạo ra: DH = H2 – H1 DH = 65 - 75 = -10 (triệu đồng/người ) + Phân tích các nhân tố ảnh hưởng: - Ảnh hưởng của nhân tố số lao động bình quân: (triệu đồng/người) -Ảnh hưởng của nhân tố tổng lợi nhuận: (triệu đồng/người) + Tổng hợp ảnh hưởng của 2 nhân tố: 0 + (-10) = -10 (triệu đồng/người) Năm 2006 so với năm 2005 - Đối tượng phân tích: Phân tích chỉ tiêu LNBQ do một LĐ tạo ra: DH = H3 – H2 DH = 120- 65 = 55 (triệu đồng/người ) + Phân tích các nhân tố ảnh hưởng: - Ảnh hưởng của nhân tố số lao động bình quân: (triệu đồng/người) -Ảnh hưởng của nhân tố tổng lợi nhuận: (triệu đồng/người) + Tổng hợp ảnh hưởng của 2 nhân tố: ( -3) + 58 = 55 (triệu đồng/người) Qua phân tích ở trên ta thấy nhân tố tổng lợi nhuận trong năm 2005 giảm xuống nên LNBQ do một LĐ tạo ra t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc18062.doc
Tài liệu liên quan