Là một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực quảng cáo và nội thất, Công ty Cổ phần Nhà Việt đã và đang xúc tiến các hợp đồng lớn như: Hợp đồng cho thuê vị trí, sản xuất, thi công, treo lắp hệ thống biển hộp quảng cáo sản phẩm ôtô Ford tại Tràng Tiền Plaza; Hợp đồng thiết kế, sản xuất, thi công lắp đặt trạm dịch vụ đại lý cho hãng xe máy Yamaha trên toàn quốc. Để đáp ứng được yêu cầu thực hiện các hợp đồng lớn như vậy một cách thông suốt, bắt buộc Công ty Cổ phần Nhà Việt phải dự trữ số nguyên vật liệu tương đối lớn theo kiểu gối đầu hàng. Nguyên nhân là do hầu hết nguyên vật liệu đã được khách hàng lựa chọn để xúc tiến thực hiện các loại hợp đồng này đều là nguyên vật liệu đặc thù phải mất thời gian đặt hàng rất lâu, riêng đối với các sản phẩm đồ gỗ đòi hỏi phải có thời gian để xử lý mối mọt, co ngót. Cùng một thời điểm, Công ty Cổ phần Nhà Việt có thể tiến hành thi công nhiều hợp đồng sản xuất khác nhau ở các địa phương khác nhau trên toàn quốc. Nguyên vật liệu liên tục được đưa vào sản xuất sản phẩm. Bởi vậy tỷ trọng hàng tồn kho và sản phẩm dở dang của Công ty Cổ phần Nhà Việt thường chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số tài sản ngắn hạn của Công ty.
57 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1574 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần Nhà Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, nó phản ánh chất lượng của hoạt động kinh doanh, trình độ tổ chức, sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất. Kết quả kinh doanh sẽ quyết định đến việc phân chia thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên chức và các nhà đầu tư.
Phân tích tình hình tài chính nói chung và phân tích hiệu quả kinh doanh nói riêng thực chất là việc phân tích các chỉ tiêu tài chính trên hệ thống Báo cáo tài chính hoặc các chỉ tiêu do kế toán xây dựng. Tại Công ty Cổ phần Nhà Việt, từ nguồn thông tin mà kế toán cung cấp và các Báo cáo tài chính đã xây dựng được, Kế toán trưởng kết hợp với Giám đốc Kinh doanh định kỳ tiến hành phân tích tình hình tài chính, lập và gửi báo cáo lên Tổng Giám đốc và Hội đồng quản trị. Tuy nhiên trong điều kiện thị trường có sự biến động về giá cả hoặc Chính phủ và các cơ quan chức năng có sự điều chỉnh, hướng dẫn mới về xu thế kinh doanh…, Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Công ty sẽ yêu cầu các bộ phận chức năng tiến hành phân tích hiệu quả kinh doanh, đề ra xu hướng hoạt động mới để ngày càng thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh và sự biến động của giá cả.
Hệ thống tài liệu phục vụ cho Kế toán trưởng và Giám đốc kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhà Việt phân tích hiệu quả kinh doanh bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Các sổ kế toán.
Hiện nay, khi tiến hành phân tích hiệu quả kinh doanh, các cán bộ tài chính kế toán của Công ty Cổ phần Nhà Việt sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp loại trừ. Nội dung cơ bản của phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhà Việt bao gồm:
+ Phân tích hiệu quả kinh doanh dưới góc độ tài sản.
+ Phân tích hiệu quả kinh doanh dưới góc độ nguồn vốn.
+ Phân tích hiệu quả kinh doanh dưới góc độ chi phí.
2.2. Hệ thống tài liệu phục vụ cho phân tích hiệu quả kinh doanh
2.2.1. Bảng cân đối kế toán:
- Bảng cân đối kế toán (còn gọi là Bảng tổng kết tài sản) là một trong những Báo cáo tài chính tổng hợp khái quát tình hình Tài sản, Nguồn vốn và các quan hệ tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm.
- Thông qua Bảng cân đối kế toán cho biết tình hình Tài sản, cơ cấu Tài sản có phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp hay chưa; đồng thời Bảng cân đối kế toán cho biết cơ cấu Nguồn vốn, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với từng nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh và quan hệ thanh toán. Cũng thông qua Bảng cân đối kế toán người ta có thể phân tích các chỉ tiêu cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, phân tích hiệu quả kinh doanh.
Trong Chuyên đề này sẽ sử dụng Bảng cân đối kế toán năm 2006 và năm 2007 của Công ty Cổ phần Nhà Việt làm tài liệu nghiên cứu, phân tích. Phần sao y Bản mẫu của Bảng Cân đối kế toán của Công ty Cổ phần Nhà Việt năm 2006 và năm 2007 được trích dẫn tại phần Phụ lục của Chuyên đề này.
2.2.2. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một trong những Báo cáo tài chính tổng hợp dùng để khái quát doanh thu, chi phí và kết quả lãi lỗ của các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp sau một kỳ hoạt động.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho biết tình hình doanh thu, chi phí, kết quả và cơ cấu của các hoạt động của doanh nghiệp để từ đó biết được vai trò của từng hoạt động đối với doanh nghiệp. Thông qua các chỉ tiêu của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, người ta có thể phân tích hiệu quả kinh doanh, phân tích tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp để làm căn cứ đưa ra các quyết định đầu tư.
Chuyên đề này sẽ sử dụng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 và năm 2007 của Công ty Cổ phần Nhà Việt làm tài liệu nghiên cứu, phân tích. Phần sao y bản mẫu của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhà Việt năm 2006 và năm 2007 được trích dẫn tại phần Phụ lục của Chuyên đề này.
2.2.3. Các sổ kế toán
Trong khi phân tích hiệu quả kinh doanh, người ta sử dụng các sổ kế toán sau:
+ Sổ chi tiết khấu hao (Sổ chi tiết tài khoản 214)
+ Sổ chi tiết doanh thu (Sổ chi tiết tài khoản 911)
+ Sổ chi tiết giá vốn, chi phí ……
2.3. Phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh
2.3.1. Phương pháp so sánh.
Trong phân tích tài chính, phân tích hiệu quả kinh doanh, phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến nhằm để nghiên cứu sự biến động của các chỉ tiêu tài chính giữa hai hay nhiều thời điểm. Khi sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích, người ta lưu tâm đến ngưỡng dùng so sánh. Ngưỡng dùng so sánh phải khoa học. Trong thực tiễn, ngưỡng dùng so sánh bao gồm:
+ Trị số của kỳ kế hoạch, dự toán, kỳ trước.
+ Các chỉ tiêu tiên tiến của ngành, của doanh nghiệp điển hình.
+ Các chỉ tiêu tài chính được công bố trên thị trường chứng khoán.
Thông thường, hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính nói chung và phân tích hiệu quả kinh doanh nói riêng đó chính là một bảng kê các chỉ tiêu được sắp xếp theo trình tự nội dung, nhằm nghiên cứu bản chất của hoạt động tài chính, hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, một tổ chức.
Điều kiện áp dụng phương pháp so sánh:
+ Phải tồn tại ít nhất hai đại lượng hoặc hai chỉ tiêu để so sánh với nhau.
+ Các chỉ tiêu khi so sánh với nhau phải đảm bảo tính thống nhất về nội dung kinh tế, về chỉ tiêu biểu hiện và phương pháp tính toán.
Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu người ta thường sử dụng các kỹ thuật so sánh như: so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối, so sánh bằng số bình quân, so sánh mức biến động tương đối điều chỉnh theo quy mô chung. Trong đó, mức độ tương đối được tính theo theo công thức:
Mức độ tương đối = Chỉ tiêu kỳ phân tích - Chỉ tiêu kỳ gốc x Hệ số điều chỉnh
Nhìn chung, nội dung so sánh bao gồm:
+ So sánh chỉ tiêu thực tế kỳ này với thực tế kỳ trước nhằm đánh giá xu hướng biến động của chỉ tiêu.
+ So sánh chỉ tiêu thực tế với kế hoạch đã xây dựng nhằm đánh giá mức độ hoàn thiện của chỉ tiêu.
+ So sánh chỉ tiêu thực tế của đơn vị này so với đơn vị khác (các đơn vị có cùng điều kiện sản xuất kinh doanh) nhằm đánh giá mức độ tiên tiến hay lạc hậu của từng đơn vị.
Trên thực tế, các cán bộ phân tích của Công ty Cổ phần Nhà Việt đã và đang tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và chi phí qua các năm. Cụ thể:
Tính và so sánh Hệ số lợi nhuận sau thuế so với tài sản (ROA) của năm nay so với năm trước. Hệ số này tăng (giảm) bao nhiêu %, chỉ tiêu này biến động theo chiều hướng có lợi hay không.
Tính và so sánh Hệ số doanh thu thuần so với tài sản (SOA) của năm nay so với năm trước. Hệ số này tăng (giảm) bao nhiêu %, chỉ tiêu này biến động theo chiều hướng có lợi hay không.
Tính và so sánh Hệ số lợi nhuận sau thuế so với vốn chủ sở hữu (ROE) của năm nay so với năm trước. Hệ số này tăng (giảm) bao nhiêu %, chỉ tiêu này biến động theo chiều hướng có lợi hay không.
…
Thông qua xu hướng biến động của các chỉ tiêu và ý nghĩa của từng chỉ tiêu, các nhà phân tích của Công ty Cổ phần Nhà Việt đưa ra những nhận xét và những phương hướng giải quyết trong thời điểm hiện tại và xây dựng kế hoạch phát triển trong tương lai; lập báo cáo trình Tổng Giám đốc và Hội đồng quản trị Công ty.
2.3.2. Phương pháp loại trừ
Trong phân tích tài chính, phân tích hiệu quả kinh doanh, phương pháp loại trừ thường được sử dụng kết hợp với phương pháp so sánh; cách kết hợp này được sử dụng phổ biến nhằm để nghiên cứu sự biến động của các chỉ tiêu tài chính giữa hai hay nhiều thời điểm.
Sự biến động của một chỉ tiêu kinh tế thường chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố; phương pháp loại trừ được sử dụng để loại bỏ các yếu tố ít có tầm ảnh hưởng quan trọng hoặc không có ảnh hưởng trong quá trình phân tích sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế nhằm giảm bớt sự cồng kềnh trong công tác tính toán mà vẫn đảm bảo cho kết quả đáng tin cậy.
2.4. Nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhà Việt
2.4.1. Phân tích hiệu quả kinh doanh dưới góc độ tài sản.
2.4.1.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản chung của toàn Công ty.
Tài sản của doanh nghiệp bao gồm: tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn; khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản chung người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
§ Chỉ tiêu hệ số lợi nhuận sau thuế so với tài sản (ROA):
Hệ số lợi nhuận sau thuế so với tài sản (ROA)
=
Lợi nhuận sau thuế
Tài sản bình quân
Chỉ tiêu này cho biết sau một năm hoạt động, Công ty Cổ phần Nhà Việt đầu tư 1đồng vào tài sản thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này thể hiện sức sản xuất của tài sản. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ các tài sản vận động nhiều, đó là nhân tố làm tăng lợi nhuận sau thuế.
§ Chỉ tiêu hệ số doanh thu thuần so với tài sản (SOA):
Hệ số doanh thu thuần so với tài sản (SOA)
=
Doanh thu thuần
Tài sản bình quân
Chỉ tiêu này cho biết sau một năm hoạt động, Công ty Cổ phần Nhà Việt đầu tư 1đồng vào tài sản thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này thể hiện sức sản xuất của tài sản. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ các tài sản vận động nhiều, đó là nhân tố làm tăng doanh thu nói chung và tăng doanh thu thuần nói riêng.
Trong đó:
Tài sản bình quân
=
Tài sản năm trước + Tài sản năm nay
2
Bảng số 3: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản chung của toàn Công ty.
(Đơn vị tính: 1000 đồng)
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2006
Năm 2007
1)
Lợi nhuận sau thuế (Mã số 70)
1000đ
717.674
1.021.172
2)
Doanh thu thuần (Mã số 10)
1000đ
9.498.748
13.726.380
3)
Tài sản bình quân {=(TS năm trước+TS năm nay)/2}
1000đ
= (2.042.230 + 4.239.898) /2
= 3.141.064
= (4.239.898 + 4.678.457) /2
= 4.459.177
4)
Hệ số lợi nhuận sau thuế so với tài sản bình quân (ROA) (=chỉ tiêu 1/3)
-
0,228
0,229
5)
Hệ số doanh thu thuần so với tài sản bình quân (SOA) (=chỉ tiêu 2/3)
-
3,024
3,078
Qua bảng phân tích trên thấy được năm 2007, Công ty Cổ phần Nhà Việt đầu tư 1đồng vào tài sản thì thu được 0,229 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 0,44% so với năm 2006, năm 2006 Công ty đầu tư 1đồng vào tài sản thì thu được 0,228 đồng lợi nhuận sau thuế. Đồng thời, năm 2007 Công ty Cổ phần Nhà Việt đầu tư 1đồng vào tài sản thì thu được 3,078 đồng doanh thu thuần, tăng 1,79% so với năm 2006, năm 2006 Công ty đầu tư 1đồng vào tài sản thì thu được 3,024 đồng doanh thu thuần. Nhìn chung sức sản xuất của tài sản trong năm 2007 tăng nhẹ so với năm 2006. Năm 2007, tổng giá trị tài sản của Công ty Cổ phần Nhà Việt đã tăng thêm 438,5 triệu đồng, tương ứng tăng 10,34% nhưng hiệu quả đem lại là không cao như kỳ vọng. Điều này chứng tỏ trong năm 2007 các tài sản vận động không nhiều, chỉ có sự gia tăng về lượng chứ chưa có sự tăng lên về chất, Công ty cần xem xét lại việc đầu tư và sử dụng tài sản sao cho hợp lý, bởi sử dụng tài sản hiệu quả chính là một trong những nhân tố làm tăng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế.
2.4.1.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn:
Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm: vốn bằng tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu, thời gian chu chuyển vốn của các loại tài sản này là ngắn (dưới 12 tháng). Khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn người ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
§ Chỉ tiêu hệ số lợi nhuận sau thuế so với tài sản ngắn hạn:
Hệ số lợi nhuận sau thuế so với tài sản ngắn hạn (ROSA)
=
Lợi nhuận sau thuế
Tài sản ngắn hạn
bình quân
Chỉ tiêu này cho biết sau một kỳ hoạt động, Công ty Cổ phần Nhà Việt đầu tư 1đồng tài sản ngắn hạn thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng các tài sản ngắn hạn là tốt, đó là nhân tố hấp dẫn các nhà đầu tư.
§ Chỉ tiêu hệ số doanh thu thuần so với tài sản ngắn hạn:
Hệ số doanh thu thuần so với tài sản ngắn hạn (SOSA)
=
Doanh thu thuần
Tài sản ngắn hạn
bình quân
Chỉ tiêu này cho biết sau một kỳ hoạt động, Công ty Cổ phần Nhà Việt đầu tư 1đồng tài sản ngắn hạn thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này thể hiện sức sản xuất của tài sản ngắn hạn, chỉ tiêu này càng cao đó là nhân tố để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Là một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực quảng cáo và nội thất, Công ty Cổ phần Nhà Việt đã và đang xúc tiến các hợp đồng lớn như: Hợp đồng cho thuê vị trí, sản xuất, thi công, treo lắp hệ thống biển hộp quảng cáo sản phẩm ôtô Ford tại Tràng Tiền Plaza; Hợp đồng thiết kế, sản xuất, thi công lắp đặt trạm dịch vụ đại lý cho hãng xe máy Yamaha trên toàn quốc. Để đáp ứng được yêu cầu thực hiện các hợp đồng lớn như vậy một cách thông suốt, bắt buộc Công ty Cổ phần Nhà Việt phải dự trữ số nguyên vật liệu tương đối lớn theo kiểu gối đầu hàng. Nguyên nhân là do hầu hết nguyên vật liệu đã được khách hàng lựa chọn để xúc tiến thực hiện các loại hợp đồng này đều là nguyên vật liệu đặc thù phải mất thời gian đặt hàng rất lâu, riêng đối với các sản phẩm đồ gỗ đòi hỏi phải có thời gian để xử lý mối mọt, co ngót. Cùng một thời điểm, Công ty Cổ phần Nhà Việt có thể tiến hành thi công nhiều hợp đồng sản xuất khác nhau ở các địa phương khác nhau trên toàn quốc. Nguyên vật liệu liên tục được đưa vào sản xuất sản phẩm. Bởi vậy tỷ trọng hàng tồn kho và sản phẩm dở dang của Công ty Cổ phần Nhà Việt thường chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số tài sản ngắn hạn của Công ty. Khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, các nhà phân tích của Công ty Cổ phần Nhà Việt còn sử dụng các chỉ tiêu sau:
§ Chỉ tiêu số vòng quay của sản phẩm dở dang:
Số vòng quay
của sản phẩm dở dang
=
Tổng giá thành sản xuất
sản phẩm hoàn thành
Chi phí sản phẩm dở dang
bình quân
Chỉ tiêu này cho biết sau một năm hoạt động sản phẩm dở dang của Công ty Cổ phần Nhà Việt quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ mặt sản xuất của Công ty gia tăng về mặt số lượng, đó là nhân tố nâng cao doanh thu của Công ty.
§ Chỉ tiêu thời gian bình quân một vòng quay của sản phẩm dở dang:
Thời gian bình quân
1 vòng quay
của sản phẩm dở dang
=
Thời gian kỳ phân tích
Số vòng quay của sản phẩm dở dang
Chỉ tiêu này cho biết mỗi vòng quay của sản phẩm dở dang hết bao nhiêu ngày, chỉ tiêu này càng thấp càng tốt.
Bảng số 4: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.
(Đơn vị tính: 1000 đồng)
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2006
Năm 2007
1)
Lợi nhuận sau thuế
(Mã số 70)
1000đ
717.674
1.021.172
2)
Doanh thu thuần
(Mã số 10)
1000đ
9.498.748
13.726.380
3)
Tài sản ngắn hạn bình quân {=(TSNH năm trước+TSNH năm nay)/2}
1000đ
= (1.324.614+ 3.294.170)/2
= 2.309.392
= (3.294.170 + 3.340.782) /2
= 3.317.476
4)
Hệ số lợi nhuận sau thuế so với tài sản ngắn hạn bình quân (ROSA)
(=chỉ tiêu 1/3)
-
0.3107
0,3078
5)
Hệ số doanh thu thuần so với tài sản ngắn hạn bình quân (SOSA) (=chỉ tiêu 2/3)
-
4.1131
4,1376
6)
Tổng giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành
1000đ
7.561.854
11.229.144
7)
Chi phí sản phẩm dở dang bình quân
1000đ
758.316
595.435
8)
Số vòng quay của sản phẩm dở dang
(=chỉ tiêu 6/7)
Vòng
9,972 ~ 10
18,85 ~ 19
9)
Thời gian kỳ phân tích
Ngày
360
360
10)
Thời gian bình quân 1vòng quay của sản phẩm dở dang (=chỉ tiêu 9/8)
Ngày/
vòng
36
19
Qua bảng phân tích trên thấy được năm 2007, Công ty Cổ phần Nhà Việt đầu tư 1đồng vào tài sản ngắn hạn thì thu được 0,3078 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 0,93% so với năm 2006, năm 2006 Công ty đầu tư 1đồng vào tài sản ngắn hạn thì thu được 0,3107 đồng lợi nhuận sau thuế. Bên cạnh đó, năm 2007 Công ty Cổ phần Nhà Việt đầu tư 1đồng vào tài sản ngắn hạn thì thu được 4,1376 đồng doanh thu thuần, tăng 0,6% so với năm 2006, năm 2006 Công ty đầu tư 1đồng vào tài sản ngắn hạn thì thu được 4,1131 đồng doanh thu thuần. Như vậy, việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn hầu như không mang lại hiệu quả, hệ số lợi nhuận sau thuế so với tài sản ngắn hạn giảm. Công ty cần kiểm soát lại việc sử dụng tài sản ngắn hạn và các khoản chi phí, đồng thời kiểm soát chặt chẽ các khoản phải thu và lượng hàng tồn kho vì đây là các khoản mà doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn hoặc bị đọng vốn. Bộ phận tài chính kế toán cần đốc thúc việc thu hồi công nợ để đảm bảo tình hình tài chính và tình hình thanh toán cũng như có sẵn tiền mặt để tiếp tục đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
Cũng qua bảng trên, các số liệu về số vòng quay của sản phẩm dở dang đã chứng tỏ mặt sản xuất của Công ty đã gia tăng về mặt số lượng, cứ duy trì và phát huy điều này sẽ góp phần nâng cao doanh thu của Công ty. Nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành thì thời gian bình quân một vòng quay của sản phẩm dở dang của Công ty Cổ phần Nhà Việt là tạm ổn, Công ty cần khai thác tốt hơn các nguồn nguyên vật liệu để giảm thiểu khoảng thời gian chờ hàng và đẩy nhanh việc cung ứng vật tư cho quá trình sản xuất. Nhìn chung hiệu quả sử dụng của các tài sản ngắn hạn trong năm 2007 là vấn đề mà ban quản trị của Công ty Cổ phần Nhà Việt cần phải xem xét lại. Năm 2007 tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu là do doanh nghiệp đã bị khách hàng chiếm dụng vốn quá nhiều, khắc phục được điều này sẽ góp phần gia tăng hiệu quả sử dụng tài sản đồng thời thúc đẩy việc gia tăng lợi nhuận của Công ty và hấp dẫn các nhà đầu tư.
2.4.1.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn:
Tài sản dài hạn của doanh nghiệp bao gồm: tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư dài hạn. Các loại tài sản này có thời gian chu chuyển vốn dài (trên 12 tháng). Khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn, người ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
§ Chỉ tiêu hệ số lợi nhuận sau thuế so với tài sản dài hạn:
Hệ số lợi nhuận sau thuế so với tài sản dài hạn
=
Lợi nhuận sau thuế
Tài sản dài hạn
bình quân
Chỉ tiêu này cho biết sau một kỳ hoạt động, Công ty Cổ phần Nhà Việt đầu tư 1đồng tài sản dài hạn thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng các tài sản dài hạn là tốt, đó là nhân tố hấp dẫn các nhà đầu tư.
§ Chỉ tiêu hệ số doanh thu thuần so với tài sản dài hạn:
Hệ số doanh thu thuần so với tài sản dài hạn
=
Doanh thu thuần
Tài sản dài hạn bình quân
Chỉ tiêu này cho biết sau một kỳ hoạt động, Công ty Cổ phần Nhà Việt đầu tư 1đồng tài sản dài hạn thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này thể hiện sức sản xuất của tài sản dài hạn, chỉ tiêu này càng cao đó là nhân tố để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo, sản xuất nội thất, Công ty Cổ phần Nhà Việt đã và đang đầu tư trang thiết bị máy móc để nâng cao hiệu quả sản xuất của mình và cải tạo chất lượng sản phẩm nhằm gia tăng sức cạnh tranh đối với sản phẩm của các đối thủ cùng ngành.
§ Chỉ tiêu hệ số lợi nhuận sau thuế so với TSCĐ:
Hệ số lợi nhuận sau thuế so với tài sản cố định
=
Lợi nhuận sau thuế
Giá trị tài sản cố định
bình quân
Chỉ tiêu này cho biết sau một kỳ hoạt động, doanh nghiệp đầu tư 1đồng giá trị tài sản cố định thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định đã được nâng cao.
§ Chỉ tiêu hệ số doanh thu thuần so với TSCĐ:
Hệ số doanh thu thuần so với tài sản cố định
=
Doanh thu thuần
Giá trị tài sản cố định
bình quân
Chỉ tiêu này cho biết sau một kỳ hoạt động, doanh nghiệp đầu tư 1đồng giá trị tài sản cố định thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này cho biết sức sản xuất của tài sản cố định, chỉ tiêu này cao đó là nhân tố làm tăng lợi nhuận sau thuế.
Bảng số 5: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn.
(Đơn vị tính: 1000 đồng)
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2006
Năm 2007
1)
Lợi nhuận sau thuế (Mã số 70)
1000đ
717.674
1.021.172
2)
Doanh thu thuần
(Mã số 10)
1000đ
9.498.748
13.726.380
3)
Tài sản dài hạn bình quân {=(TSDH năm trước+TSDH năm nay)/2}
1000đ
= (717.615 + 945.728)/2
= 831.671
= (945.728 + 1.337.674) /2
= 1.141.701
4)
Hệ số lợi nhuận sau thuế so với tài sản dài hạn bình quân
(=chỉ tiêu 1/3)
-
0,8629
0,8944
5)
Hệ số doanh thu thuần so với tài sản dài hạn bình quân
(=chỉ tiêu 2/3)
-
11,421
12,023
6)
Giá trị tài sản cố định bình quân {=(TSCĐ năm trước+TSCĐ năm nay)/2}
1000đ
= (643.694+ 807.114) /2
= 725.404
= (807.114 + 1.052.709) /2
= 929.911
7)
Hệ số lợi nhuận sau thuế so với tài sản
cố định (=chỉ tiêu 1/6)
-
0,9893
1,098
8)
Hệ số doanh thu thuần so với tài sản cố định (=chỉ tiêu 2/7)
-
13,094
14,76
Qua bảng phân tích trên thấy được năm 2007, Công ty Cổ phần Nhà Việt đầu tư 1đồng vào tài sản dài hạn thì thu được 0,8944 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 3,65% so với năm 2006, năm 2006 Công ty đầu tư 1đồng vào tài sản dài hạn chỉ thu được 0,8629 đồng lợi nhuận sau thuế. Đồng thời, năm 2007 Công ty Cổ phần Nhà Việt đầu tư 1đồng vào tài sản thì thu được 12,023 đồng doanh thu thuần, tăng 5,27% so với năm 2006, năm 2006 Công ty đầu tư 1đồng vào tài sản dài hạn chỉ thu được 11,421 đồng doanh thu thuần.
Nhìn chung, các hệ số liên quan đến hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn nói chung và tài sản cố định nói riêng trong năm 2007 đều tăng nhẹ so với năm 2006, đây là một dấu hiệu tốt. Tuy là một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nhưng xét về mặt quy mô thì tổng giá trị tài sản dài hạn của Công ty Cổ phần Nhà Việt chiếm tỷ trọng không cao trong tổng tài sản của toàn Công ty. Các con số tính toán đã nói lên sức sản xuất và hiệu quả sử dụng của tài sản dài hạn trong năm 2007 đã tăng so với năm 2006; điều này chứng tỏ việc sử dụng tài sản dài hạn trong mục tiêu gia tăng lợi nhuận của Công ty và hấp dẫn các nhà đầu tư đang tiến triển tốt. Trong tương lai, Công ty cần đầu tư thêm tài sản dài hạn, đặc biệt là tài sản cố định phục vụ trong hoạt động sản xuất như: đầu máy nén khí, máy cắt, khoan, mài, phun sơn, ôtô vận tải… nhằm rút ngắn thời gian sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như đáp ứng kịp thời những nhu cầu của các khách hàng khó tính.
2.4.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh dưới góc độ nguồn vốn.
2.4.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu.
Nguồn vốn chủ sở hữu đó là nguồn vốn cơ bản của các doanh nghiệp, thường quyết định đến tính tự chủ trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Do vậy để đảm bảo hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp cần xây dựng một cơ cấu vốn chủ sở hữu phù hợp sao cho phù hợp với ngành nghề kinh doanh, điều kiện huy động vốn của doanh nghiệp mình. Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
§ Chỉ tiêu hệ số lợi nhuận sau thuế so với vốn chủ sở hữu (ROE):
Hệ số lợi nhuận sau thuế so với vốn chủ sở hữu (ROE)
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này cho biết sau 1 kỳ hoạt động, doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Chỉ tiêu ROE đo lường tính hiệu quả của đồng vốn của các chủ sở hữu doanh nghiệp mang đi đầu tư.
Bảng số 6: Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu.
(Đơn vị tính: 1000 đồng)
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2006
Năm 2007
1)
Lợi nhuận sau thuế (Mã số 70)
1000đ
717.674
1.021.172
2)
Vốn chủ sở hữu bình quân {=(Vốn CSH năm trước+Vốn CSH năm nay)/2}
1000đ
= (1.454.924+ 2.172.598) /2
= 1.813.761
= (2.172.598 + 3.193.771) /2
=2.683.184
3)
Hệ số lợi nhuận sau thuế so vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) (=chỉ tiêu 1/2)
-
0,3956
0,3806
Qua bảng phân tích trên thấy được năm 2007, các cổ đông của Công ty Cổ phần Nhà Việt đem đầu tư 1đồng vốn chủ sở hữu sẽ mang lại 0,3806 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 3,79% so với năm 2006, năm 2006 các cổ đông của Công ty Cổ phần Nhà Việt đem đầu tư 1đồng vốn chủ sở hữu sẽ mang lại 0,3956 đồng lợi nhuận sau thuế. Tổng lợi nhuận sau thuế của Công ty Cổ phần Nhà Việt trong năm 2007 đã tăng 42% so với năm 2006, tuy nhiên hệ số ROE lại giảm tuy không nhiều nhưng cũng là dấu hiệu đáng lo ngại. Năm 2007 là một năm mà thị trường có khá nhiều biến động nhưng cũng không thể căn vào đó để lý giải cho việc hệ số ROE giảm. Các cấp quản trị của Công ty cần có đường lối điều chỉnh đúng đắn để đối phó lại những biến động của thị trường và đổi mới phương thức kinh doanh sao cho đồng vốn mà các cổ đông đầu tư vào Công ty Cổ phần Nhà Việt trong năm 2008 sẽ được sử dụng hiệu quả hơn, góp phần gia tăng lợi nhuận của Công ty và tăng cường niềm tin và sự ủng hộ của các cổ đông trong thời điểm hiện tại và tương lai.
2.4.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay.
Các doanh nghiệp để đáp ứng nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh thường có hoạt động vay ngắn hạn, vay dài hạn. Song doanh nghiệp cũng phải đánh giá hiệu quả sử dụng tiền vay để đưa ra quyết định phù hợp. Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay người ta sử dụng các chỉ tiêu:
§ Chỉ tiêu hệ số chi trả lãi vay:
Hệ số chi trả lãi vay
=
Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay
Chi phí lãi vay
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán chi phí lãi vay của doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ khả năng thanh toán tốt, đó là nhân tố hấp dẫn doanh nghiệp vay tiền để đầu tư.
§ Chỉ tiêu hệ số lợi nhuận sau thuế so với vốn gốc vay:
Hệ số lợi nhuận sau thuế so với vốn gốc vay
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn gốc vay
bình quân
Chỉ tiêu này cho biết sau một kỳ hoạt động, doanh nghiệp sử dụng 1đồng vốn vay thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.
§ Chỉ tiêu hệ số thanh toán vốn gốc vay:
Hệ số thanh toán
vốn gốc vay
=
Vốn khấu hao thu hồi + Lợi nhuận sau thuế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhà Việt.docx