MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu
Chương I: Tổng quan về công ty TNHH Tân Bảo Vũ
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Tân Bảo Vũ
1.2 Tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tân Bảo Vũ
1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tân Bảo Vũ
1.4 Tổ chức công tác kế toán của Công ty TNHH Tân Bảo Vũ
Chương II: Thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Tân Bảo Vũ
2.1 Hệ thống tài liệu phục vụ cho phân tích hiệu quả kinh doanh
2.2 Phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh
2.3 Nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Tân Bảo Vũ
2.3.1 Phân tích hiệu quả kinh doanh dưới góc độ tài sản
2.3.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh dưới góc độ vốn chủ sở hữu
2.3.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh dưới góc độ chi phí
Chương III: Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Tân Bảo Vũ
3.1 Đánh giá thực trạng về phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Tân Bảo Vũ
3.1.1 Những ưu điểm
3.1.2 Những tồn tại
3.2 Hoàn thiện nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Tân Bảo Vũ
3.2.1 Hoàn thiện về tài liệu phân tích
3.2.2 Hoàn thiện về phương pháp phân tích
3.2.3 Hoàn thiện về nội dung phân tích
3.2.4 Các kiến nghị khác
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục 1
3
3
5
8
10
18
18
18
22
22
30
34
42
42
43
43
44
44
44
44
48
49
51
52
53 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Tân Bảo Vũ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
- Thủ quỹ: theo dõi sự biến động các loại quỹ Công ty chịu trách nhiệm về quản lý tiền của Công ty trong két. Thủ quỹ căn cứ vào các phiếu thu, chi hợp lệ để xuất hoặc nhập quỹ, ghi vào sổ vốn thu hoặc chi để làm căn cứ đối chiếu với sổ quỹ tiển mặt của kế toán tiền mặt.
1.4.2. Hình thức tổ chức sổ kế toán tại Công ty TNHH Tân Bảo Vũ.
Để phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh và quy mô hoạt độngcủa Công ty nên Công ty TNHH Tân Bảo Vũ đã lựa chọn và vận dụng hình thức sổ kế toán theo Nhật ký chung.
Sơ đồ 3: Sơ đồ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
Chứng từ gốc, bảng tổng hợp chứng từ gốc
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sổ nhật ký đặc biệt
Nhật ký chung
Thẻ, sổ kế toán chi tiết
SỔ CÁI
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ:
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra:
Trình tự ghi sổ:
- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc hợp lý, hợp lệ kế toán ghi vào Sổ nhật ký chung. Sau đó căn cứ vào sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, kế toán ghi vào sổ chi tiết có liên quan.
- Đối với sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ ( 3,5,10, ngày ) hoặc cuối tháng, tuỳ thuộc vào khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái.
- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết ( được lập từ các sổ, thẻ chi tiết ) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.
1.4.3 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
Mỗi đối tượng kế toán có nội dung và đặc trưng vận động riêng, có yêu cầu quản lý riêng. Vì vậy, để phản ánh, kiểm tra giám sát đối tượng kế toán Công ty TNHH Tân Bảo Vũ xây dựng hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính.
1.4.4. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán sử dụng tại công ty.
Chứng từ kế toán là một bằng chứng bằng giấy chứng minh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành.
Để phản ánh một cách đầy đủ rừ ràng về các hoạt động tài chính đó, Công ty đã sử dụng một hệ thống chứng từ tươngg đối hoàn chỉnh và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Hệ thống chứng từ của Công ty gồm :
* Về kế toán lao động tiền lương: Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương, Bảng thanh toán tiền thưởng, Hợp đồng lao động, Biên bản thanh lý hợp đồng, phiếu làm thêm giờ.
* Về kế toán vật tư, hàng hoá: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Biên bản kiểm nghiệm, thẻ kho...
* Về kế toán tiền tệ: Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy thanh toán tiền tạm ứng, Bảng kiểm kê quỹ, Uỷ nhiệm chi, Giấy lĩnh tiền mặt.
* Về kế toán mua hàng, thanh toán có: Hoá đơn bán hàng, Hoá đơn GTGT...
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TÂN BẢO VŨ
Hệ thống tài liệu phục vụ cho phân tích hiệu quả kinh doanh
Để phân tích được một cách chính xác kết quả và xu hướng của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khi phân tích cần thu thập được ít nhất số liệu của 2 năm liên tiếp từ các báo cáo tài chính và các sổ sách chứng từ có liên quan như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh,.Ở đây em sử dụng tài liệu phân tích chủ yếu là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006 và năm 2007 của Công ty TNHH Tân Bảo Vũ.
Tài liệu phân tích được lập căn cứ vào “ Chế độ kế toán doanh nghiệp ” mà Công ty đang áp dụng. Báo cáo tài chính của Công ty được lập và trình bày tuân thủ sáu nguyên tắc quy định tại chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính” : Hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu, tập hợp, bù trừ và có thể so sánh.
Phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh
Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sau khi xác định chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh người ta thường dùng các phương pháp phân tích, so sách các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh kỳ phân tích với kỳ trước hay với kỳ kế hoạch của doanh nghiệp; hoặc so sánh với các chỉ tiêu của các doanh nghiệp khác trong ngành.
Trong toàn bộ quá trình phân tích hiệu quả kinh doanh, cần đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế của các chỉ tiêu, các phương pháp tính các chỉ tiêu cũng như thông
* Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích.
Mục đích: tìm ra sự khác biệt và tính đặc trưng riêng của đối tượng nghiên cứu.
Điều kiện so sánh: Các đối tượng đem ra so sánh phải thống nhất về: nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán.
Các dạng so sánh chủ yếu: so sánh bằng số tuyệt đối và so sánh bằng số tương đối.
So sánh bằng số tuyệt đối:
Mức độ biến động tuyệt đối được xác định trên cơ sở so sánh trị số tuyệt đối của chỉ tiêu trong hai kỳ.
Mục đích: Nhằm xem xét sự biến đổi về mặt quy mô.
So sánh bằng số tương đối:
+ Dạng 1: So sánh bằng số tương đối giản đơn:
Mục đích: Xem xét mức độ % hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu phân tích.
Công thức:
Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu phân tích
=
Trị số của chỉ tiêu phân tích
x
100
Trị số của chỉ tiêu kỳ gốc
+ Dạng 2: So sánh bằng số tương đối liên hệ: được thực hiện bằng cách liên hệ chỉ tiêu phân tích với 1 chỉ tiêu khác có mối liên hệ mật thiết với nó. Cách so sánh này đánh giá tốt hơn chất lượng tương tác.
Công thức:
Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu phân tích trong mối quan hệ với chỉ tiêu liên hệ
=
Trị số của chỉ tiêu phân tích
x
100
Trị số của chỉ tiêu kỳ gốc
x
Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu liên hệ
+ Dạng 3: So sánh bằng số tương đối kế hợp: Thực chất là việc kết hợp giữa so sánh bằng số tương đối giản đơn và số tương đối liên hệ
Mục đích: xác định mức biến động tương đối bằng số tuyệt đối.
Công thức:
Mức tăng, giảm của chỉ tiêu phân tích
=
Trị số của chỉ tiêu kỳ phân tích
-
( Trị số của chỉ tiêu kỳ gốc
x
Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu liên hệ )
* Phương pháp thay thế liên hoàn ( Phương pháp loại trừ )
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh doanh nhằm mục đích xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích bằng các đặt các nhân tố trong điều kiện giả định và khi xác định ảnh hưởng của nhân tố nào thì người ta loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác.
Điều kiện và trình tự vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn:
- Bước 1: Xác định chỉ tiêu phân tích ( Q )
- Bước 2: Xác định nhân tố ảnh hưởng ( a, b, c )
- Bước 3: Sắp xếp các nhân tố vào trong 1 công thức toán học , phản ánh mối liên hệ với chỉ tiêu theo một trật tự nhất định từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng.
- Bước 4: Thay thế trị số của các nhân tố ở kỳ gốc và kỳ phân tích vào công thức vừa kết hợp rồi tính và so sánh trị số của chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc.
- Bước 5: Xác định ảnh hưởng của từng nhân tố bằng cách lần lượt thay thế trị số của từng nhân tố từ kỳ gốc sang kỳ phân tích. Mỗi lần chỉ thay thế 1 nhân tố. Nhân tố nào đã thay thế thì được giữ nguyên trị số kỳ phân tích cho đến bước cuối cùng.
Đặc trưng của phương pháp này là khi xác định ảnh hưởng của nhân tố nào thì người ta thay trị số của nhân tố đó từ kỳ gốc sang kỳ phân tích rồi tính lại trị số của chỉ tiêu. Chênh lệch giữa trị số này với lúc trước khi thay thế là ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế.
Để xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố, ta có thể lượng hoá các yếu tố dưới dạng hàm số toán học Q (a,b,c) và thực hiện tính toán theo công thức sau:
Δ a = Q (a1,b0,c0) - Q (a0,b0,c0)
Δ b = Q (a1,b1,c0) - Q (a1,b0,c0)
Δ c = Q (a1,b1,c1) - Q (a1,b1,c0)
Từ những công thức trên ta thay thế lần lượt để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ưu điểm của phương pháp: Đơn giản, dễ hiêu, dễ tính toán hơn so với phương pháp khác dùng để xác định nhân tố ảnh hưởng.
Nhược điểm: Các mối quan hệ của các yếu tố phải được giả định là có quan hệ theo mô hình tích số trong khi thực tế các nhân tố có thể có mối quan hệ theo nhiều dạng khác nhau. Hơn nữa, khi xác định nhân tố nào đó ta phải giả định nhân tố khác không thay đổi nhưng tỏng thực tế điều này hoàn toàn không xảy ra. Việc sắp xếp trình tự các nhân tố từ số lượng đến chất lượng trong nhiều trường hợp rất dễ dẫn đến sai lầm, gây thiếu chính xác.
Nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Tân Bảo Vũ
Phân tích hiệu quả kinh doanh dưới góc độ tài sản
Khi phân tích hiệu quả kinh doanh dưới góc độ tài sản người ta thường tính ra và so sánh giữa kì phân tích và kì gốc trên các chỉ tiêu “ sức sản xuất ”, “ sức sinh lời ”, và “ suất hao phí ” của tài sản và dựa vào sự biến động của các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá. Các chỉ tiêu này được tính cho tổng tài sản bình quân, cho tổng tài sản ngắn hạn và tổng tài sản dài hạn. Cụ thể, đối với hiệu quả kinh doanh dưới góc độ tài sản ta thường tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau:
* Hiệu quả sử dụng tổng tài sản:
Sức sản xuất của tổng tài sản
=
Doanh thu ( doanh thu thuần )
Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tài sản bình quân đem lại mấy đơn vị doanh thu (doanh thu thuần). Sức sản xuất của tổng tài sản càng lớn, hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng tăng và ngược lại, nếu sức sản xuất của tổng tài sản càng nhỏ, hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng giảm. Tổng tài sản bình quân trong kì được tính như sau:
Tổng tài sản bình quân
=
Tổng giá trị tài sản hiện có đầu kì và hiện có cuối kì
2
Tổng tài sản bình quân
=
1,837,036 + 4,720,854
=
3,278,945 (nghìn đồng)
2
Sức sinh lời của tổng tài sản
=
LN thuần ( LN gộp, LN kế toán )
Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu sức sinh lời của tổng tài sản cho biết 1 đơn vị tài sản bình quân đem lại mấy đơn vị lợi nhuận thuần ( lợi nhuận gộp ). Sức sinh lời của tổng tài sản càng lớn thì hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng cao và ngược lại
Suất hao phí của tổng tài sản
=
Tổng tài sản bình quân
DT thuần, LN thuần
Qua chỉ tiêu này ta thấy, để có 1 đơn vị doanh thu thuần hay lợi nhuận thuần, doanh nghiệp cần phải có bao nhiêu đơn vị tổng tài sản bình quân. Xuất hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng thấp và ngược lại. Dưới đây là số liệu phân tích về hiệu quả sử dụng tổng tài sản của Công ty:
Bảng 2: Bảng chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh dưới góc độ tổng tài sản
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
So sánh
Chênh lệch (±)
Tỷ lệ (%)
* Tổng tài sản
- Sức sản xuất
- Sức sinh lời
- Suất hao phí
Tính theo doanh thu
Tính theo lợi nhuận
0.1101
-0.0493
9.0856
-20.2906
1.5666
0.0416
0.6383
24.0408
+1.4565
+0.0909
-8.4473
44.3314
+1322.89
+184.38
-92.97
218.48
Qua bảng 2, cho thấy: Sức sản xuất của tổng tài sản bình quân năm 2007 tăng so với năm 2006 là 1.4565(tương đương tăng 1322.89%). Điều này có nghĩa là trong năm 2007, khả năng tạo ra doanh thu của một đồng tài sản tăng 1.4565 đồng so với năm 2006.
+ Về sức sinh lời của tổng tài sản bình quân: Năm 2006 không nhưng không mang lại lợi nhuận mà còn làm thua lỗ 0.0493 đồng. Nhưng sang đến năm 2007, 1 đồng tài sản bình quân đã tạo ra 0.0416 đồng lợi nhuận. Điều đó cho thấy Công ty đã sử dụng tài sản đúng hướng. Khi so sánh chỉ tiêu này giữa năm 2007 và năm 2006 ta thấy: sức sinh lời của tổng tài sản bình quân năm 2007 tăng 0.0909 ( tương đương tăng 184.47% ) so với năm 2006.
+ Về suất hao phí tính theo doanh thu của tổng tài sản bình quân của năm 2007 cũng thể hiện rất rõ việc sử dụng hiệu quả tài sản của công ty so với năm 2006. Cụ thể: để có 1 đồng doanh thu của năm 2007 chỉ cần 0.6383 đồng tài sản, trong khi năm 2006 lại cần 9.0856 đồng. Tức là đã giảm 8.4473 đồng ( tương đương giảm 92.97% ). Qua đó cho thấy, doanh nghiệp đã sử dụng tài sản tốt hơn trong việc tạo ra doanh thu.
+ Về suất hao phí tính theo lợi nhuận cũng cho thấy: Năm 2006, để bù đắp 1 đồng thua lỗ, công ty phải mất đi 20.2906 đồng tài sản. Sang năm 2007 thì tình hình này đã được cải thiện một cách rõ rệt: 24.0408 đồng tài sản công ty mang ra sử dụng đã tạo ra được 1 đồng lợi nhuận.
* Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn:
Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn
=
DT thuần(Tổng giá trị sản xuất)
Tài sản ngắn hạn bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tài sản ngắn hạn bình quân đem lại mấy đơn vị doanh thu thuần(tổng giá trị sản xuất). Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn càng lớn, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng tăng và ngược lại, nếu sức sản xuất của tài sản ngắn hạn càng nhỏ, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng giảm. Tài sản ngắn hạn bình quân trong kì được tính như sau:
Tài sản ngắn hạn bình quân
=
Tổng giá trị tài sản ngắn hạn hiện có đầu kì và cuối kì
2
Tài sản ngắn hạn bình quân
=
1,300,366 + 4,090,676
=
2,695,521 (nghìn đồng)
2
Sức sinh lời của tài sản ngắn hạn
=
LN thuần ( LN gộp, LN kế toán )
Tài sản ngắn hạn bình quân
Chỉ tiêu sức sinh lời của tài sản ngắn hạn cho biết 1 đơn vị tài sản ngắn hạn bình quân đem lại mấy đơn vị lợi nhuận thuần ( lợi nhuận gộp ). Sức sinh lời của tài sản ngắn hạn càng lớn thì hiệu quả sử dụng của tài sản ngắn hạn càng cao và ngược lại.
Suất hao phí của tài sản ngắn hạn
=
Tài sản ngắn hạn bình quân
DT thuần (LN thuần)
Qua chỉ tiêu này ta thấy, để có 1 đơn vị doanh thu thuần hay lợi nhuận thuần, doanh nghiệp cần phải có bao nhiêu đơn vị tài sản ngắn hạnbình quân. Xuất hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng thấp và ngược lại.
Để thấy rõ việc sử dụng tài sản ngắn hạn có hiệu quả hay không, ta đi phân tích các chỉ tiêu đã nêu trên dựa theo số liệu của bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty ( kèm theo ở phần phụ lục )
Bảng 3: Bảng chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh dưới góc độ tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
So sánh
Chênh lệch (±)
Tỷ lệ (%)
* Tài sản ngắn hạn
- Sức sản xuất
- Sức sinh lời
- Suất hao phí
Tính theo doanh thu
Tính theo lợi nhuận
0.1339
-0.0599
7.4690
-16.6884
1.9056
0.0506
0.5248
19.7626
+1.7717
+0.1105
-6.9442
36.4510
+1323.15
+184.47
-92.97
218.42
Với những chỉ tiêu trên cho thấy: Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn năm 2007 là 1.9056, năm 2006 là 0.1339. Như vậy, sức sản xuất của tài sản ngắn hạn năm 2007 đã tăng cao so với năm 2006 và tăng 1.7717 ( tương đương tăng 1323.15% ). Chứng tỏ khả năng tạo ra doanh thu của tài sản ngắn hạn năm 2007 so với năm 2006 đã tăng và có khả năng còn tăng cao hơn nữa vào những năm sau.
+ Sức sinh lời của tài sản ngắn hạn cũng tương tự như sức sinh lời của tổng tài sản. Tức là: Năm 2007, sức sinh lời đã tăng 0.1105 ( tương đương tăng 184.47% ) so với năm 2006.
+ Suất hao phí tính theo doanh thu của tài sản ngắn hạn năm 2007 là 0.5248 còn năm 2006 là 7.4690. Qua đó cho thấy, để tạo ra 1 đồng doanh thu thì năm 2006 phải cần 7.4690 đồng tài sản ngắn hạn, nhưng năm 2007 chỉ cần 0.5248 đồng, giảm 6.9442 ( tương đương giảm 92.97% ).
+ Suất hao phí tính theo lợi nhuận của tài sản ngắn hạn năm 2007 đã giảm đi 36.4510 ( đương đương giảm 218.42% ) so với năm 2006.
* Hiệu quả sử dụng dài hạn:
Sức sản xuất của tài sản dài hạn
=
DT thuần(Tổng giá trị sản xuất)
Tài sản dài hạn bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tài sản dài hạn bình quân đem lại mấy đơn vị doanh thu thuần(tổng giá trị sản xuất). Sức sản xuất của tài sản dài hạn càng lớn, hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn càng tăng và ngược lại, nếu sức sản xuất của tài sản dài hạn càng nhỏ, hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn càng giảm. Tài sản dài hạn bình quân trong kì được tính như sau:
Tài sản dài hạn bình quân
=
Tổng giá trị tài sản dài hạn hiện có đầu kì và cuối kì
2
Tài sản dài hạn bình quân
=
536,670 + 630,178
=
583,424 (nghìn đồng)
2
Sức sinh lời của tài sản dài hạn
=
LN thuần ( LN gộp, LN kế toán )
Tài sản dài hạn bình quân
Chỉ tiêu sức sinh lời của tài sản dài hạn cho biết 1 đơn vị tài sản dài hạn bình quân đem lại mấy đơn vị lợi nhuận thuần (lợi nhuận gộp). Sức sinh lời của tài sản dài hạn càng lớn thì hiệu quả sử dụng của tài sản dài hạn càng cao và ngược lại.
Suất hao phí của tài sản dài hạn
=
Tài sản dài hạn bình quân
DT thuần (LN thuần)
Qua chỉ tiêu này ta thấy, để có 1 đơn vị doanh thu thuần hay lợi nhuận thuần, doanh nghiệp cần phải có bao nhiêu đơn vị tài sản dài hạn bình quân. Xuất hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn càng thấp và ngược lại.
Dựa vào các chỉ tiêu trên ta tính ra và so sánh số liệu của năm 2006 và năm 2007 để thấy hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Tân Bảo Vũ dưới góc độ tài sản dài hạn như sau:
Bảng 4: Bảng chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh dưới góc độ tài sản dài hạn
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
So sánh
Chênh lệch (±)
Tỷ lệ (%)
* Tài sản dài hạn
- Sức sản xuất
- Sức sinh lời
- Suất hao phí
Tính theo doanh thu
Tính theo lợi nhuận
0.6186
-0.2770
1.6166
-3.6103
8.8044
0.2338
0.1136
4.2776
+8.1858
+0.5108
-1.503
7.8879
+1323.28
+184.40
-92.97
218.48
+ Xét về hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn: cũng tương tự đối với tổng tài sản và tài sản ngắn hạn, sức sản xuất của tài sản dài hạn năm 2007 tăng rất cao so với năm 2006. Cụ thể: với 1 đồng tài sản dài hạn bình quân năm 2007 tao ra được nhiều hơn 8.1858 đồng doanh thu so với năm 2006 (tương đương tăng 1323,28%).
+ Đối với sức sinh lời của tài sản dài hạn bình quân năm 2007 cũng tăng cao, không những không bị thua lỗ như năm 2006 mà mỗi đồng tài sản dài hạn năm 2007 đem vào kinh doanh đã mang lại 0.2338 đồng lợi nhuận. Có nghĩa là sức sinh lời của tài sản dài hạn năm 2007 tăng 0.5108 đồng (tương đương tăng 184.40%) so với năm 2006.
+ Về suất hao phí tính theo doanh thu cũng cho thấy để tạo ra được 1 đồng doanh thu thuần thì năm 2007 chỉ cần 0.1136 đồng tài sản dài hạn trong khi đó năm 2006 lại cần đến 1.6186 đồng. Tức là suất hao phí của tài sản dài hạn để tạo ra doanh thu năm 2007 đã giảm đi 1.503 đồng so với năm 2006 (tương đương giảm 92.97%). Điều quan trọng là suất hao phí tính theo lợi nhuận của tài sản dài hạn năm 2007 đã mang lại hiệu quả kinh tế cho Công ty, điều đó là sự cố gắng vượt bậc so với năm 2006.
Phân tích hiệu quả kinh doanh dưới góc độ vốn chủ sở hữu
Vốn kinh doanh chính là điều kiện để doanh nghiệp có thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, vì vậy khi bỏ vốn vào bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào người chủ sở hữu luôn quan tâm đến sự bảo toàn và phát triển của doanh nghiệp cũng như nguồn vốn chủ sở hữu nói trên. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu là một thước đo năng lực nhà quản trị doanh nghiệp trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
Do đó, ngoài việc xem xét hiệu quả kinh doanh dưới góc độ tài sản, thì hiệu quả kinh doanh còn được xem xét cả dưới góc độ nguồn vốn mà chủ yếu là vốn chủ sở hữu. Dưới góc độ này, hiệu quả kinh doanh cũng được nhìn nhận ở sức sản xuất, khả năng sinh lời và suất hao phí của vốn chủ sở hữu. Đây là những nội dung phân tích được các nhà đầu tư, các nhà tín dụng và các cổ đông quan tâm đặc biệt vì nó gắn liền với lợi ích của họ cả về hiện tại và tương lai. Trong đó, khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu quan trọng tổng quát phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu nói riêng và khả năng sinh lợi của toàn bộ vốn của doanh nghiệp nói chung. Thông qua chỉ tiêu này, người phân tích có thể đánh giá được khả năng sinh lời và hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới đây là một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty TNHH Tân Bảo Vũ.
Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu
=
Doanh thu ( doanh thu thuần )
Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị vốn chủ sở hữu bình quân đem lại mấy đơn vị doanh thu (doanh thu thuần). Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu càng lớn, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng tăng và ngược lại, nếu sức sản xuất của vốn chủ sở hữu càng nhỏ, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng giảm. Vốn chủ sở hữu bình quân trong kì được tính như sau:
Vốn chủ sở hữu bình quân
=
Vốn chủ sở hữu hiện có đầu kì và hiện có cuối kì
2
Vốn chủ sở hữu bình quân
=
1,837,036 + 1,973,428
=
1,905,232 (nghìn đồng)
2
Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu
=
LN thuần ( LN gộp, LN kế toán )
Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu sức sinh lời của vốn chủ sở hữu cho biết 1 đơn vị vốn chủ sở hữu bình quân đem lại mấy đơn vị lợi nhuận thuần ( lợi nhuận gộp ). Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng cao và ngược lại
Suất hao phí của vốn chủ sở hữu
=
Vốn chủ sở hữu quân
DT thuần, LN thuần
Qua chỉ tiêu này ta thấy, để có 1 đơn vị doanh thu thuần hay lợi nhuận thuần, doanh nghiệp cần phải có bao nhiêu đơn vị vốn chủ sở hữu bình quân. Xuất hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng thấp và ngược lại. Dưới đây là bảng phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Tân Bảo Vũ dưới góc độ vốn chủ sở hữu:
Bảng 5: Bảng chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh dưới góc độ vốn chủ sở hữu
ĐVT: 1.000VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
So sánh
Chênh lệch (±)
Tỷ lệ (%)
1. Doanh thu
360,894
5,136,687
+4,775,793
+1323.32
2. Lợi nhuận thuần
(161,599)
136,391
+297,990
+184.40
3.Nguồn vốn CSH
1,837,036
1,973,728
136,692
7.44
4.Sức SX của vốn CSH
0.1894
2.6959
2.5065
1323.39
5. Sức sinh lời của vốn CSH
-0.0848
0.0716
0.1564
184.43
6. Suất hao phí của vốn CSH
- Tính theo doanh thu
5.2796
0.3709
-4.9087
-92.97
- Tính theo lợi nhuận
-11.7908
13.9700
25.7608
218.48
Trên bảng 5 ta thấy, năm 2007 vốn chủ sở hữu của công ty tăng so với năm 2006 là 136,692 nghìn đồng, tức là tăng 7.44%. Tổng doanh thu của công ty năm 2007 lại tăng 4,775,793 nghìn đồng, tức là tăng 1323.32%. Và lợi nhuận thuần năm 2007 cũng tăng cao so với năm 2006. Để phân tích rõ hơn, ta xét đến các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu như sức sản xuất, sức sinh lời, suất hao phí của vốn chủ sở hữu.
+ Về sức sản xuất: theo số liệu tính toán ở trên ta thấy, trong năm 2007 với 1 đồng vốn chủ sở hữu đã ra được 2.6959 đồng doanh thu, trong khi năm 2006 thì với 1 đồng vốn chủ sở hữu chỉ có thể tạo ra 0.1894 đồng doanh thu. Như vậy, sức sản xuất của năm 2007 nhiều hơn 2.5065 đồng (tương đương tăng 1323.39%) so với năm 2006.
+ Về sức sinh lời của vốn chủ sở hữu: năm 2007, với 1 đồng bỏ ra kinh doanh đã mang lại 0.0716 đồng lợi nhuận. Nhưng năm 2006, với chiến lược kinh doanh chưa đúng hướng hoặc còn gặp nhiều khó khăn, thì 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra phải bù đắp cho 0.0848 đồng do thua lỗ. Như vậy, sức sinh lời của năm 2007 tăng 0.1564 đồng ( tương đương tăng 184.43% ) so với năm 2006.
+ Suất hao phí tính theo doanh thu của vốn chủ sở hữu cũng cho thấy với doanh thu tăng rất cao của năm 2007 so với năm 2006, trong khi vốn chủ sở hữu cũng tăng nhưng tăng không đáng kể so với doanh thu nên suất hao phí của năm 2007 giảm đi rất nhiều. Cụ thể: năm 2007 suất hao phí là 0.3709, năm 2006 là 5.2796, như vậy đã giảm đi 4.9087, tương đương giảm 92.97%.
+ Suất hao phí tính theo lợi nhuận: theo số liệu trên cho thấy, năm 2006 Công ty phải dùng vốn chủ sở hữu để bù đắp phần lỗ do kinh doanh của mình, để bù đắp 1 đồng do hoạt động kinh doanh thua lỗ, Công ty phải bỏ ra 11.7908 đồng vốn chủ sở hữu. Nhưng sang năm 2007, tình hình kinh doanh đã được cải thiện, với 13.9700 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra kinh doanh đã thu lại được 1 đồng lợi nhuận. Như vậy, năm 2007 suất hao phí đã giảm đi 25.7608, tương đương giảm 218.48% so với năm 2006.
Ph©n tÝch hiÖu qu¶ kinh doanh díi gãc ®é chi phÝ t¹i C«ng ty T©n B¶o Vò
Chi phí kinh doanh là những khoản chi phí đã tiêu hao trong kỳ để tạo ra được những kết quả trực tiếp hữu ích cho doanh nghiệp, sự biến động chi phí kinh doanh có tác động trực tiếp đến kết quả cuối cùng của doanh nghiệp. Do đó, phân tích hiệu quả kinh doanh dưới góc độ chi phí có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động quản lý. Vì nó cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin cần thiết để ra quyết định kinh doanh, nhất là các quyết định có liên quan đến việc lựa chọn mặt hàng kinh doanh, xác định giá bán, thị trường tiêu thụ,... Những vấn đề này càng trở lên quan trọng hơn trong một thị trường cạnh tranh. Mặt khác, phân tích chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm còn giúp các nhà quản lý nắm được các nguyên nhân, các nhân tố tác động đến tình hình chi phí kinh doanh. Từ đó có các quyết sách để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Dưới đây là các chỉ tiêu về tình hình thực hiện chi phí của Công ty TNHH Tân Bảo Vũ trong hai năm 2006 và 2007.
Bảng 6: Bảng tổng hợp tình hình thực hiện chi phí
§VT: 1.000VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
So sánh
Chênh lệch (±)
Tỷ lệ (%)
I. Tổng chi phí
522,493
5,000,296
+4,477,803
+857.01
Trong đó:
1. Giá vốn hàng bán
312,570
4,786,922
+4,474,352
+1431.47
2.Chi phí bán hàng
13,563
62,978
+49,415
+364.34
3.Chi phí quản lý doanh nghiệp
196,360
150,396
-45,964
-23.41
II. Tổng doanh thu
360,894
5,136,687
+4,775,793
1323.32
Dựa vào bảng 6 cho thấy, doanh thu của công t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7859.doc