Hiệu suất sử dụng vốn của năm 2009 là 5,73 lần, tức giảm 0,9 lần so với năm 2008 ( năm 2008 đạt 6,63 lần ) tương ứng với mức giảm 13,57%, sở dĩ nguyên nhân làm cho hiệu suất sử dụng tổng vốn năm 2009 giảm là do doanh thu thuần và tổng vốn bình quân đều giảm so với năm 2008, doanh thu thuần giảm 189.280.288.000 đồng tương ứng giảm 19,89% còn tổng vốn bình quân giảm 10.525.365.000 đồng tương ứng giảm 7,33%, điều nay chứng tỏ năm 2008 cứ một đồng vốn bình quân bỏ ra mang về 6,63 đồng doanh thu, còn năm 2009 cứ môt đồng vốn bình quân bỏ ra mang về 5,73 đồng doanh thu. Sang năm 2010 hiệu suất sử dụng đạt 7,43 lần tăng 1,7 lần so với năm 2009 tức tăng 29,67% điều này chứng tỏ trong năm 2010 công ty đã quản lý nguồn vốn rất tốt nên làm cho hiệu suất sử dụng vốn tăng. Sở dĩ hiệu suất sử dụng năm 2010 tăng mạnh là do tốc độ tăng doanh thu năm 2010 cao, trong khi đó tổng vốn bình quân lại giảm đó là hai nguyên nhân chính làm hiệu suất sử dụng năm 2010 tăng cao, cụ thể: doanh thu thuần tăng 158.502.139.000 đồng tương ứng tăng 20,79% còn tổng vốn bình quân giảm 9.151.874.000 đồng tương ứng giảm 6,88% so với năm 2009, nghĩa là năm 2010 cứ một đồng vốn bình quân bỏ ra mang về 7,43 đồng doanh thu còn năm 2009 chỉ mang về được có 5,73 đồng doanh thu.
Qua phân tích hiệu suất sử dụng tổng vốn của công ty qua các năm 2008,2009 và 2010 cho chúng ta thấy được: năm 2009 giảm so với năm 2009, nhưng sang năm 2010 lại tăng cao, chứng tỏ công ty đã có gắng cao trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đây là dấu hiệu tốt cho thấy công ty sử dụng vốn có hiệu quả và cần được phát huy.
77 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1902 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Petec Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồm 2 lớp là nhựa và sỏi làm tăng độ sạch của nước và làm nước có vị sạch hơn.
- Bộ đôi lọc 5-1 Mic : sau khi qua các bộ ơhaanj trên,nước còn lại những cặn bã mà các bộ phận trên khong lọc hết sẽ được lọc sạch ở bộ này nhằm làm tăng độ tinh khiết cho nước.
- Đèn UV : nhằm diệt siêu vi, vi khuẩn gây bệnh, vi sinh vật còn chứa trong nước, khử trùng, khử mùi, khử sắc.
- Qua cột lọc 0.2 Mic : nhằm lọc xác vi trùng, vi khuẩn sau khi được diệt ở bộ phận diệt trùng.
- ……………
2.1.3.2. Đặc điểm tổ chức quản lý
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Phòng Tổ chức Hành chính
Phòng kinh doanh tổng hợp
Tr.tâm phân phối hàng tiêu dùng
Tr.tâm phân phối điện máy
Xí nghiệp chế biến thực phẩm
Phòng KD Xăng dầu
Trung tâm KD Ôtô
Chi nhánh Tp.
HCM
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
Phó TGĐ (Tài chính - CNTT)
Kế toán trưởng
Phó TGĐ (Kinh doanh)
Phòng Tài chính kế toán
Phòng kế hoạch đầu tư
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty
Chú thích: quan hệ giám sát
Quan hệ chỉ đạo
Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được áp dụng theo mô hình quản lý trực tuyến chức năng.
ô Hội đồng quản trị ( HĐQT ):
Là cơ quan quản lý công ty, có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi công ty ngoại trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ ).HĐQT có trách nhiệm quản trị công ty theo đúng pháp luật của Nhà nước, điều lệ, nghị quyết của ĐHĐCĐ, chịu trách nhiệm về những vi phạm trong quản trị gây thiệt hại cho công ty, chỉ đạo giám sát toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty, có trách nhiệm cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết của các cổ đông và các cổ đông và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo luật định.
ô Ban giám đốc: Do HĐQT bổ nhiệm gồm 1 tổng giám đốc và 2 phó tổng giám đốc, là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty trực tiếp chịu trách nhiệm trực trước HĐQT về công tác tổ chức, quản lý điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của công ty và thi hành các quyết định của HĐQT theo nhiệm vụ và quyền được giao.
ô Phòng kinh doanh xăng dầu:
Chức năng giống PKDTH nhưng ở phạm vi hẹp hơn đó là lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Phòng này trực tiếp điều hành các trạm xăng dầu, cửa hàng xăng dầu mà công ty kinh doanh.
ô Phòng kế toán:
Quản lý tiền vốn của công ty, cùng với ban giám đốc và các phòng ban thực hiện đúng những văn bản của Nhà nước ban hành đúng luật pháp Nhà nước, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của công ty, phân tích tình hình tài chính của công ty nhằm phát hiện những sai trái, nguyên nhân trong công tác kinh doanh có hiệu quả hay không có hiệu quả để có biện pháp khắc phục kịp thời để thông tin chính xác cho HĐQT và BGĐ đề ra những quyết định ngày càng tốt hơn cho công ty.
ô Phòng tổ chức hành chính:
Quản lý về nhân sự con người, tổ chức tham mưu cho lãnh đạo trong công tác tổ chức sử dụng lao động một cách hợp lý và hiệu quả mang lại cao hơn trong kinh doanh tuyển chọn công nhân, đào tạo trình độ chuyên môn cho CBCNV, thực hiện tốt các chế độ cho người lao động, khen thưởng kịp thời động viên người lao động.
ô Chi nhánh Công ty tại TP HCM và XN chế biến thực phẩm Quy Nhơn:
Cũng là đơn vị trực thuộc, hạch toán báo sổ. Kinh doanh các mặt hàng xăng dầu mì ăn liền, bột canh, đồ hộp….trong tương lai sẽ kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp.
2.1.4. Đặc điểm tổ chức kế toán của công ty
2.1.4.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Công ty cổ phần TM Bình Định tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung phương thức trực tuyến. Hình thức sổ kế toán là Nhật Ký Chứng từ và kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
2.1.4.2. Bộ máy kế toán của Công ty
Trưởng phòng
Kế toán tổng hợp
(Phó phòng kế toán)
Kế toán quỹ tiền mặt và kế toán BHXH
Kế toán kho hàng bán buôn, dịch vụ, công nợ, ngân hàng tổng hợp
Kế toán kho hàng bán buôn, dịch vụ, công nợ, ngành hàng xăng dầu
Thủ quỹ
Các đơn vị kế toán trực thuộc có liên quan
Kế toán thanh toán ngân hàng
Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Ghi chú:
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ công việc
ô Kế toán trưởng:
Có trách nhiệm phụ trách, điều hành mọi hoạt động của phòng kế toán, lập kế hoạch tài chính, là tham mưu đắc lực cho BGĐ trong công tác kinh doanh. Kiểm tra ký duyệt báo cáo kế toán, chịu trách nhiệm trước BGĐ và các cơ quan có chức năng.
ô Kế toán tổng hợp (kiêm theo dõi TSCĐ, CCLĐ, công nợ, thống kê ).
Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu quyết toán các bộ phận gửi lên, kiểm tra công tác hạch toán từng bộ phận, lập báo cáo tài chính đưa ra lãi, lỗ và có trách nhiệm chỉ đạo công việc khi kế toán trưởng đi vắng. Ngoài ra, theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, tính khấu hao TSCĐ, theo dõi diễn biến các khoản công nợ TK 1388,3388 và thống kê.
ô Kế toán tiền mặt, theo dõi công nợ TK141, tiền lương và BHXH:
Phản ánh tình hình tăng, giảm tiền mặt và tồn quỹ theo từng ngày, từng tháng. Theo dõi diễn biến tình hình tăng, giảm phát sinh của công nợ tạm ứng trong tháng.
Vận dụng và hướng dẫn chi trả tiền lương, BHXH, tiền thưởng, bảo hộ lao động theo quy định. Hàng tháng kiểm tra bảng thanh toán các khoản tiền lương, bảo hiểm, kinh phí công đoàn, các khoản phải thu, phải trả lập báo cáo tổng hợp.
ô Thủ quỹ:
Có nhiệm vụ quản lý tiền mặt, ngân phiếu tại Công ty. Chi, thu khi có phiếu chi, phiếu thu hợp lệ của kế toán quỹ phát ra.
ô Kế toán ngân hàng:
Theo dõi tình hình tăng, giảm của tiền gửi ngân hàng, vay tiền chuyển trả mua hàng cho Công ty bằng ủy nhiệm chi, chuyển khoản khi đầy đủ thủ tục. Cuối tháng rút số dư, đối chiếu ngân hàng, tính trả lãi vay cho ngân hàng về số tiền vay trong tháng.
ô Kế toán ngành hàng, dịch vụ,công nợ, ngành hàng tổng hợp khác:
Phản ánh tình hình mua, bán, tồn kho, công nợ TK 131 trong phương thức bán buôn, bán lẻ các mặt hàng Xi măng, công nghệ phẩm tổng hợp.
ô Kế toán kho hàng, bán buôn, bán lẻ, công nợ, ngành hàng xăng dầu:
Phản ánh tình hình mua, bán, tồn kho, công nợ TK131 trong phương thức bán buôn, bán lẻ mặt hàng xăng dầu.
2.1.4.3. Hình thức kế toán đang áp dụng trong Công ty
Do đặc điểm kinh doanh của công ty cùng với đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán, nhằm giúp ban giám đốc quản lý chặt chẽ về tài sản, vật tư, hàng hóa, tiền vốn, các khoản chi phí….đồng thời cung cấp thông tin kinh tế một cách kịp thời phục vụ cho công tác quản lý kinh doanh, giảm nhẹ công tác hạch toán kế toán, Công ty đã chọn và áp dụng hình thức kế toán “ Nhật ký chứng từ ”
SỔ CÁI
BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT
BÁO CÁO TÀI
CHÍNH
NHẬT KÍ CHỨNG TỪ
BẢNG KÊ
THẺ, SỔ TK CHI TIẾT
CHỨNG TỪ GỐC
Sơ đồ 2.4: Hình thức nhật ký chứng từ
Chú thích:
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra
ô Trình tự ghi chép:
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc nhận được kế toán từng bộ phận ghi vào Bảng kê và Nhật ký chứng từ, tờ kê chi tiết có liên quan. Đối với các nghiệp vụ có liên quan đến đối tượng cần hạch toán chi tiết (chưa được phản ánh ở các sổ trên ) từ chứng gừ gốc còn ghi vào các sổ chi tiết có liên quan.
Đối với trường hợp ghi vào tờ kê chi tiết, cuối tháng kế toán tổng hợp số liệu ở các tò kê chi tiết ghi vào Nhật ký chứng từ hoặc bảng kê có liên quan, phần lớn Bảng kê cững tổng hợp ghi vào Nhật ký chứng từ có liên quan.
Cuối tháng, từ Nhật ký chứng từ kế toán tổng hợp tiến hành ghi vào Sổ cái, từ các sổ chi tiết tổng hợp số liệu nhập Bảng tổng hợp chi tiết, rồi đối chiếu số liệu ở Bảng tổng hợp chi tiết với các tài khoản tương ứng trên Sổ cái. Cuối cùng, từ số liệu ở Sổ cái, Bảng tổng hợp chi tiết, Nhật ký chứng từ, kế toán tổng hợp lập Báo cáo kế toán.
2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn
2.2.1. Cơ cấu vốn và nguồn vốn của công ty
2.2.1.1. Cơ cấu vốn tại công ty
Bảng 2.3. Cơ cấu vốn của công ty trong 3 năm 2008, 2009 và 2010
(Đvt: 1.000 đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
1. Vốn lưu động
55.694.869
71,36
98.664.322
76,65
84.888.626
72,28
2. Vốn cố định
22.352.389
28,64
31.756.956
24,35
32.553.666
27,72
Tổng
78.047.258
100
130.421.278
100
117.442.292
100
Nhận xét:
Thông qua bảng cơ cấu vốn của công ty trong 3 năm ta có thể nhận thấy được giá trị của từng loại vốn cũng như tỉ trọng của nó trong tổng vốn như sau:
Năm 2008, tổng vốn của công ty là 78.047.258.000 đồng, trong đó vốn lưu động 55.694.869.000 đồng chiếm tới 71,36% , trong khi đó vốn cố định 22.352.389.000 đồng chiếm 28,64% trong tổng vốn. Như vậy ta thấy trong năm 2008 vốn lưu động chiếm đa số trong tổng vốn của công ty.
Năm 2009, quy mô vốn giảm hơn so với năm 2008, cụ thể: tổng vốn 130.421.278.000 đồng. Trong đó vốn lưu động 98.664.322.000 đồng, chiếm 76,65%, vốn cố định 31.756.956.000 đồng, chiếm 24,35% trong tổng vốn.
Năm 2010, quy mô vốn cũng giảm so với năm 2008 và năm 2009. Tổng vốn của năm 2010 là 117.442.292.000 đồng, trông đó vốn lưu động 84.888.626.000 đồng chiếm 72,28%, còn vốn cố định 32.553.666.000 đồng chiếm 27,72% trong tổng vốn của công ty.
Như vậy, qua phân tích cơ cấu vốn của Công ty cho chúng ta thấy được kết quả sự thay đổi về quy mô vốn của Công ty, trong đó ta thấy năm 2009 vốn của công ty cao nhất, tuy năm 2010 có tăng hơn so với năm 2008 nhưng vẫn không đạt được như năm 2009 là vì nguồn vốn lưu động của công ty giảm hơn so với năm 2009 và vốn cố định có tăng nhưng không đáng kể so với việc giảm nguồn tào sản lưu động.
2.2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn của công ty
Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn vốn của công ty trong 3 năm 2008, 2009 và 2010
( Đvt: 1.000 đồng )
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
1. Nợ phải trả
34.152.182
43,76
79.591.865
61,03
63.840.486
54,36
2. Vốn chủ sở hữu
43.895.076
56,24
50.829.413
38,97
53.601.806
45,64
Tổng
78.047.258
100
130.421.278
100
117.442.292
100
Qua bảng phân tích trên ta có thể nhận thấy được sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn của công ty như sau:
Năm 2008 tổng nguồn vốn của công ty là 78.047.258.000 đồng, trong đó vốn chủ sở hữu 43.895.076.000 đồng, chiếm 56,24%, còn nợ phải trả 34.152.182.000 đồng, chiếm 43,76%. Như vậy để hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 2008 diễn ra bình thường thì công ty đã đi vay với số tiền là 34.152.182.000 đồng, đồng thời cùng với nguồn vốn tự có cùng với việc huy động vốn từ bên ngoài tốt làm cho hoạt động của công ty hoạt động tốt hơn Như vậy trong năm công ty đã sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu là chủ yếu.
Năm 2009 tổng nguồn vốn là 130.421.278.000 đồng, tăng hơn so với năm 2008, cụ thể: vốn chủ sở hữu 50.829.413.000 đồng, chiếm 38,97%, còn nợ phải trả 79.591.865.000 đồng, chiếm 61,03%. Như vậy trong năm 2009 công ty đã có sự thay đổi nguồn vốn, cụ thể: công ty đã tăng cả hai nguồn vốn đó là nguồn nợ phải trả cùng với việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu, trong đó việc tăng mạnh các khoản nợ phải trả chính là nguyên nhân chính làm cho tổng nguồn vốn của năm 2009 tăng mạnh.
Năm 2010, công ty cũng có sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn so với hai năm trước, cụ thể: tổng nguồn vốn của công ty 117.442.292.000 đồng, trong đó Nợ phải trả chiếm 63.840.486.000 đồng đạt 54,36%, vốn chủ sở hữu chiếm 53.601.806.000 đồng, đạt 45,64%. Như vậy qua năm 2010 công ty thay đổi cơ cấu nguồn vốn bằng cách giảm các khoản nợ phải trả xuống đồng thời tăng nguồn vốn chủ sở hữu lên so với năm 2009, tuy nhiên việc tăng nguồn vốn thấp hơn so với việc giảm nợ phải trả nên nguồn vốn của năm 2010 vẫn thấp hơn so với năm 2009.
Như vậy, qua phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty cho chúng ta thấy được kết quả sự thay đổi về quy mô nguồn vốn của Công ty qua các năm.
2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn được đánh giá thông qua các chỉ tiêu tài chính. Như vậy để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ta cần xem xét và phân tích các chỉ tiêu sau:
2.2.2.1. Hiệu suất sử dụng tổng vốn
Bảng 2.5. Hiệu suất sử dụng tổng vốn của Công ty trong 3 năm 2008, 2009 và 2010
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Chênh lệch năm 2009 so với 2008
Chênh lệch năm 2010 so với 2009
±
%
±
%
1. DTT
1000Đ
951.735.000
762.454.712
920.956.851
-189.280.288
-19,89
158.502.139
20,79
2. Tổng vốn BQ
1000Đ
143.609.024
133.083.659
123.931.785
-10.525.365
-7,33
-9.151.874
-6,88
3. HSSD tổng vốn
Lần
6,63
5,73
7,43
-0,9
-13,57
1,7
29,67
Qua bảng phân tích trên ta thấy, hiệu suất sử dụng tổng vốn của công ty qua các năm không đều nhau, trong đó hiệu suất sử dụng vốn của năm 2009 giảm so với năm 2008 và năm 2010, tuy HSSD năm 2009 có giảm so với năm 2008 nhưng sang năm 2010 lại tăng mạnh lên đó là biểu hiện tốt, cụ thể như sau:
Hiệu suất sử dụng vốn của năm 2009 là 5,73 lần, tức giảm 0,9 lần so với năm 2008 ( năm 2008 đạt 6,63 lần ) tương ứng với mức giảm 13,57%, sở dĩ nguyên nhân làm cho hiệu suất sử dụng tổng vốn năm 2009 giảm là do doanh thu thuần và tổng vốn bình quân đều giảm so với năm 2008, doanh thu thuần giảm 189.280.288.000 đồng tương ứng giảm 19,89% còn tổng vốn bình quân giảm 10.525.365.000 đồng tương ứng giảm 7,33%, điều nay chứng tỏ năm 2008 cứ một đồng vốn bình quân bỏ ra mang về 6,63 đồng doanh thu, còn năm 2009 cứ môt đồng vốn bình quân bỏ ra mang về 5,73 đồng doanh thu. Sang năm 2010 hiệu suất sử dụng đạt 7,43 lần tăng 1,7 lần so với năm 2009 tức tăng 29,67% điều này chứng tỏ trong năm 2010 công ty đã quản lý nguồn vốn rất tốt nên làm cho hiệu suất sử dụng vốn tăng. Sở dĩ hiệu suất sử dụng năm 2010 tăng mạnh là do tốc độ tăng doanh thu năm 2010 cao, trong khi đó tổng vốn bình quân lại giảm đó là hai nguyên nhân chính làm hiệu suất sử dụng năm 2010 tăng cao, cụ thể: doanh thu thuần tăng 158.502.139.000 đồng tương ứng tăng 20,79% còn tổng vốn bình quân giảm 9.151.874.000 đồng tương ứng giảm 6,88% so với năm 2009, nghĩa là năm 2010 cứ một đồng vốn bình quân bỏ ra mang về 7,43 đồng doanh thu còn năm 2009 chỉ mang về được có 5,73 đồng doanh thu.
Qua phân tích hiệu suất sử dụng tổng vốn của công ty qua các năm 2008,2009 và 2010 cho chúng ta thấy được: năm 2009 giảm so với năm 2009, nhưng sang năm 2010 lại tăng cao, chứng tỏ công ty đã có gắng cao trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đây là dấu hiệu tốt cho thấy công ty sử dụng vốn có hiệu quả và cần được phát huy.
2.2.2.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của Công ty.
Bảng 2.6. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh trong 3 năm 2008, 2009 và năm 2010
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Chênh lệch năm 2009 so với năm 2008
Chênh lệch năm 2010 so với năm 2009
±
%
±
%
1. LNST
1000đ
17.193.000
13.990.983
7.117.085
-3.202.017
-18,62
-6.873.898
-49,13
2. Tổng vốn BQ
1000đ
143.609.024
133.083.659
123.931.785
-10.525.365
-7,33
-9.151.874
-6,88
3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh
%
0,12
0,11
0,06
-0,01
-8,33
-0,05
-45,45
Từ bảng phân tích trên ta có thể đưa ra những nhận xét sau:
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh qua 3 năm có chiều hướng giảm. Cụ thể: Năm 2008, tỷ suất lợi nhuận đạt 0,12%, còn năm 2009 đạt 0,11% tức giảm 0,01% tương ứng giảm 8,33% so với năm 2008, sở dĩ nguyên nhân làm cho tỉ suất lợi nhuận giảm là do trong năm 2009 lợi nhuận sau thuế và tổng vốn bình quân của công ty đều giảm làm cho tỉ suất lợi nhuận năm 2009 giảm còn 0,11% ( cụ thể: năm 2009 lợi nhuận sau thuế giảm 3.202.017.000 đồng, tức giảm 18,62%; còn tổng vốn bình quân giảm 10.525.365.000 đồng, tức giảm 7,33% so với năm 2008, trong đó lợi nhuận sau thuế giảm mạnh hơn so với tổng vốn bình quân). Nghĩa là cứ 100 đồng vốn bỏ vào đầu tư thì công ty thu được 0,11 đồng lợi nhuận sau thuế còn trong khi đó năm 2008 cứ 100 đồng vốn bỏ vào đầu tư thì công ty thu được tới 0,12 đồng lợi nhuận sau thuế, tức năm 2009 đã giảm hơn so với năm 2008.
Cũng giống như năm 2009, năm 2010 tỉ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh giảm giảm hơn so với năm 2009, cụ thể: năm 2009 đạt được 0,11% còn năm 2010 đạt được 0,06% tức năm 2010 giảm 0,05% tương ứng giảm 45,45%. Nguyên nhân chính làm cho tỉ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh năm 2010 giảm là do cả lợi nhuận sua thuế và tổng vốn bình quân của công ty đều giảm ( trong đó: lợi nhuận sau thuế giảm 49,13% còn tổng vốn bình quân giảm 6,88% ). Có nghĩa, cứ 100 đồng vốn ỏ vào đầu tư thì năm 2009 mang về 0,11 đồng lợi nhuận sau thuế, còn năm 2010 mang về 0,06 đồng lợi nhuận sau thuế.
Qua phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của Công ty, chúng ta có thể rút ra được những nhận xét sau: cả lợi nhuận sau thuế và tổng vốn bình quân của công ty qua các năm đều giảm, nguyên nhân là khi Công ty mở rộng ngành nghề, kinh doanh vận tải hàng hoá, mua bán vật liệu xây dựng, trang trí nội thất nên lợi nhuận không cao nhưng với mục đích lấy sản xuất nhỏ để hỗ trợ sản xuất chính và phương châm đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa ngành nghề, sẽ làm cho Công ty không bị phụ thuộc nếu xảy ra rủi ro.
Tóm lại, tình hình sử dụng tổng vốn của Công ty có hiệu quả, bên cạnh đó còn có một số hạn chế. Công ty cần duy trì và phát huy các biện pháp tích cực để tăng hiệu quả sử dụng tổng vốn trong tương lai.
2.2.2.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
Chỉ tiêu này cho biết, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào đầu tư sẽ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Bảng 2.7. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong 3 năm 2008, 2009 và 2010
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Chênh lệch năm 2009 so với năm 2008
Chênh lệch năm 2010 so với năm 2009
±
%
±
%
1. LNST
1000đ
17.193.000
13.990.983
7.117.085
-3.202.017
-18,62
-6.873.898
-49,13
2. Vốn CSH BQ
1000đ
38.387.918
46.784.211
51.264.543
8.396.293
21,87
4.480.332
9,58
3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH
%
44,79
29,9
13,88
-14,89
-33,24
-16,02
-53,58
Qua bảng phân tích trên ta có thể thấy được tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hầu hết qua các năm đều giảm, cụ thể:
Năm 2008 tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 44,79% còn năm 2009 đạt được có 29,9% tức giảm 14,89%, tương ứng giảm 33,24%. Năm 2010 tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 13,88% giảm 16,02% so với năm 2009, tức giảm 53,58%. Như vậy, năm 2008 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào đầu tư đã mang lại cho công ty 44,79 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2009 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào đầu tư mang lại cho công ty 29,9 đồng lợi nhuận sau thuế, còn năm 2010 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào đầu tư mang lại cho công ty 13,88 đồng lợi nhuận, tức là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nhưng so với năm trước thì không đạt hiệu quả, vì thế doanh nghiệp cần phải sớm có những biện pháp khắc phục để năng cao hiệu quả hoạt động sản xuất khinh doanh.
Nhận xét chung:
Hiệu quả sử dụng vốn là một trong những chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá công tác sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn bó sự tồn tại và phát triển của Công ty. Vì vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn sẽ đánh giá được chất lượng công tác quản lý vốn và công tác quản lý sản xuất kinh doanh. Từ đó, thấy được khả năng tiềm tàng của Công ty nhằm nâng cao hơn nữa kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.
Qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong 3 năm 2008, 2009 và năm 2010, ta có thể rút ra được những nhận xét sau: hiệu suất sử dụng và hiệu suất sử dụng vốn của công ty nói chung đã đạt được những kết quả tốt, tuy còn có những hạn chế nhất định qua các năm nhưng nhìn chung hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả, tiết kiệm được tối đa chi phí sử dụng vốn. Tiết kiệm được chi phí nhưng vẫn đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn qua các năm.
2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định
2.2.3.1. Phân tích kết cấu nguồn vốn cố định.
Bảng 2.8. kết cấu nguồn vốn cố định qua 3 năm 2008, 2009 và năm 2010
(Đvt: 1000 đồng)
Vốn cố định
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
1. Tài sản cố định
16.401.920
73,38
25.411.018
80,02
26.390.755
81,07
- NG
19.513.065
36.998.901
39.124.889
- KH
(10.332.476)
(11.603.001)
(14.012.385)
- Chi phí XDCBDD
7.221.331
15.118
1.278.251
2. Đầu tư TC dài hạn
5.222.294
23,36
5.254.829
16,54
4.945.130
15,19
3. TSDN khác
728.175
3,26
1.091.109
3,44
1.217.781
3,74
Tổng
22.352.389
100
31.756.956
100
32.553.666
100
Qua bảng phân tích trên ta có thể thấy tình hình vốn cố định của công ty trong 3 năm qua ổn định và tăng lên, cụ thể do các yếu tố sau:
Tài sản cố định: Công ty quan tâm tới việc đầu tư tài sản cố định làm cho nguyên giá tài sản cố định tăng qua các năm. Năm 2008, giá trị tài sản cố định là 16.401.920.000 đồng, chiếm tỉ trọng 73,38% trong tổng vốn cố định. Năm 2009, giá trị tài sản cố định là 25.411.018.000 đồng, chiếm tỉ trọng 80,02% trong tổng vốn cố định. Năm 2010, giá trị tài sản cố định là 26.390.755.000 đồng, chiếm tỉ trọng 81,07% trong tổng vốn cố định. Nguyên nhân tăng là do Công ty có đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị phục vụ cho việc mở rộng hoạt động sản xuất. Mà nguyên giá tài sản cố định tăng và tăng nhanh hơn so với mức trích khấu hao tăng nên đã làm cho tài sản cố định tăng qua các năm.
Chi phí xây dựng kinh doanh dở dang của công ty năm 2009 thấp, chứng tỏ các công trình xây dựng cở bản dơ dang đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng làm cho giá trị tài sản cố định năm 2009 tăng manh hơn so với năm 2008.
Bên cạch đầu tư thêm tài sản cố định, công ty còn tiến hành đầu tư thêm tài chính dài hạn. Năm 2008, giá trị khoản đầu tư tài chính dài hạn là 5.222.294.000 đồng, chiếm 23,36% trong tổng vốn cố định. Năm 2009, giá trị khoản đầu tư tài chính dài hạn là 5.254.829.000 đồng, chiếm 16,54% trong tổng vốn cố định, như vậy năm 2009 ta thấy giá trị khoản đầu tư tài chính dài hạn có tăng hơn so với năm 2004 nhưng tỉ trọng chiếm trong tổng vốn cố định của năm 2009 lại thấp hơn ( 16,54% < 23,36% ), nguyên nhân là do giá trị tài sản cố định và khoản tài sản dài hạn chiếm tỉ trọng lớn hơn trong tổng vốn nê làm cho tỉ trong của khoản đầu tư năm 2009 thấp. Năm 2010 giá trị khoản đầu tư tài chính dài hạn lại giảm xuống còn 4.945.130.000 đồng, chiếm tỉ trọng 15,19 % trong tổng vốn cố định. Nguyên nhân làm cho khoản đầu tư tài chính dài hạn của công ty giảm dần qua các năm là do công ty nhận thấy khoản đầu tư này mang lại hiệu quả không cao nên công ty giảm khoản đầu tư này lại và chú trong hơn vào việc đầu tư máy móc thiết bị để mở rộng quy mô nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh tôt hơn.
Còn đối với khoản tài sản dài hạn khác có quy mô tăng qua các năm, cụ thể: năm 2008, giá trị khoản tài sản dài hạn là 728.175.000 đồng, chiếm 3,26% trong tổng vốn cố định. Năm 2009 là 1.091.109.000 đồng, chiếm 3,44% trong tổng vốn cố định. Năm 2010 là 1.217.781.000 đồng, chiếm 3,74% trong tổng vốn cố định. Nguyên nhân làm cho khoản tài sản dài hạn đều tăng qua các năm là do các khoản chi phí đầu tư vào các công trình xây dựng còn dở dang chưa hoàn thành, cùng với tăng cường cho các khoản tài sản dài hạn khác nên làm cho giá trị tài sản dài hạn đều tăng qua các năm.
Tóm lại, trong kết cấu vốn cố định của Công ty, tài sản cố định của Công ty tăng lên. Điều này chứng tỏ Công ty tăng cường sản xuất kinh doanh, họat động lâu dài thì việc đầu tư vào tài sản cố định là điều hợp lý. Bên cạnh đó, Công ty đã tiến hành đầu tư tài chính dài hạn hy vọng tìm kiếm nguồn lợi tức lâu dài và điều đó cũng phù hợp với xu thế chung là đa dạng hóa các hoạt động để giảm rủi ro tài chính.
2.2.3.2. Khả năng đảm bảo nguồn vốn cố định
Bảng 2.9. khả năng đảm bảo nguồn vốn cố định trong 3 năm 2008, 2009 và 2010
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Chênh lệch
Năm 2009/ năm 2008
Năm 2010/năm 2009
1. Vốn chủ sở hữu
1.000đ
43.895.076
50.829.413
53.601.806
6.934.337
2.772.393
2. Vốn cố định
1.000đ
43.895.076
31.756.956
32.553.666
9.404.167
797.110
Chênh lệch
1.000đ
21.542.687
19.072.457
21.048.140
-2.470.230
1.975.683
Qua bảng phân tích khả năng đảm bảo nguồn vốn cố định trong 3 năm qua ta có thể đưa ra một số nhận xét như sau:
Hầu hết qua các năm cả vốn chủ sở hữu và vốn cố định cũng đều tăng. Trong đó vốn chủ sở chiếm tỉ trọng cao hơn so với vốn cố định, cụ thể: năm 2008, vốn chủ sở hữu chiếm 43.895.076.000 đồng, trong đó vốn cố định là 43.895.076.000 đồng. Năm 2009, nguồn vốn cố định của công ty là 31.756.956.000 đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là 50.829.413.000 đồng. Năm 2010, nguồn vốn cố định là 32.553.666.000 đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là 53.601.806.000 đồng. Đối với nguồn vốn cố định năm 2009 tăng lên so với năm 2008 là 9.404.167.000 đồng, năm 2010 tăng 797.110.000 đồng so với năm 2009. Đối với vốn chủ sở hữu thì cũng tăng qua từng năm, trong đó năm 2009 tăng 6.934.337.000 đồng so với năm 2008, năm 2010 tăng 2.772.393.000 đồng so với năm 2009. Như vậy ta nhận thấy được vốn chủ sở hữu cao hơn so với vốn cố định nên công ty vẫn đảm bảo được vốn để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh.
Qua việc phân tích khả năng đảm bảo nguồn vốn cố định, một lần nữa cho thấy Công ty đã và đang hoạt động có hiệu quả cho nên khả năng đảm bảo về mặt tài chính cao.
2.2.3.3. Tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty
Bảng 2.10. tình hình sử dụng tài sản cố định trong 3 năm 2008,2009 và 20
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Petec Bình Định.doc