MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU. 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Ở CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 6.06. 10
1.1. Khái quát chung . 10
1.1.1. Khái niệm về vốn. 10
1.1.2. Nguồn vốn kinh doanh. 10
1.1.2.1. Nguồn hình thành vốn kinh doanh. 10
1.1.2.2. Phân loại nguồn vốn. 11
1.1.3. Vai trò của vốn. 12
1.1.4. Nội dung của vốn. 13
1.1.4.1. Vốn kinh doanh. 13
1.1.4.2. Đầu tư vốn kinh doanh. 13
1.1.4.3. Bảo toàn vốn kinh doanh. 14
1.2. Phương pháp phân tích. 15
1.3. Hệ thống các chỉ tiêu để phân tích hiệu quả sử dụng vốn. 16
1.3.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định. 16
1.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động . 17
1.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp. 18
1.3.4. Phân tích Dupont . . 19
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 6.06. 21
2.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Sông Đà 6.06. 21
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 21
2.1.2. Chức năng hoạt động của Công ty. 22
2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của Công ty. 22
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. 22
2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty. 24
2.1.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh . 24
2.1.4.1. Nhân tố thuộc về lao động. 24
2.1.4.2. Nhân tố thuộc về vật liệu sử dụng. 25
2.1.4.3. Nhân tố thuộc về máy móc thiết bị. 25
2.1.4.4. Nhân tố thuộc về trình độ quản lý. 26
2.1.4.5. Nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh. 26
2.1.5. Khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh . 26
2.1.6. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động SXKD . 27
2.1.6.1. Thuận lợi . 27
2.1.6.2. Khó khăn . 28
2.1.7. Phương hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới. 28
2.1.7.1 Mục tiêu phấn đấu: . 28
2.1.7.2. Một số biện pháp để thực hiện các mục tiêu trên:. 29
2.2. Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. 30
2.2.1. Cơ cấu vốn và nguồn vốn của Công ty . 30
2.2.1.1. Cơ cấu vốn của Công ty . 30
2.2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty . 32
2.2.2. Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty. 33
2.2.2.1. Phân tích kết cấu nguồn vốn cố định . 33
2.2.2.2. Khả năng đảm bảo nguồn vốn cố định . 34
2.2.2.3. Tình hình sử dụng tài sản cố định . 35
2.2.2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty. 35
2.2.2.5. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định . 37
2.2.3. Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động . 38
2.2.3.1. Phân tích kết cấu nguồn vốn lưu động . 38
2.2.3.2. Khả năng đảm bảo nguồn vốn lưu động của Công ty. 40
2.2.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động . 40
2.2.4. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh . 42
2.2.4.1. Hệ số quay vòng vốn . 42
2.2.4.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh. 43
2.2.4.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu . 43
2.2.5. Phân tích Dupont . . 45
2.2.5.1. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn . 45
2.2.5.2. Phương pháp Dupont mở rộng với tỷ số nợ . 46
2.3. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. 48
2.3.1. Những kết quả đạt được. 48
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân. . 48
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 6.06 . 49
3.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung. 49
3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. 49
3.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động . 50
KẾT LUẬN . 52
52 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1646 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Sông Đà 60.6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản xuất kinh doanh. Vấn đề giảm khối lượng vốn lưu động và nâng cao mức luân chuyển có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc rút ngắn thời gian luân chuyển vốn lưu động trong kỳ. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động phản ánh sự phát triển của trình độ sản xuất, phản ánh trình độ trang bị kỹ thuật, chất lượng của việc tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh.
Ngoài việc tính hiệu suất sử dụng vốn lưu động trên cơ sở tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, việc xác định những chỉ tiêu kết quả về sử dụng vốn lưu động là rất cần thiết và được đánh giá qua những chỉ tiêu sau:
- Mức đảm nhiệm vốn lưu động: Phản ánh lượng vốn lưu động cần thiết để thu
được một đồng giá trị sản lượng hàng tiêu thụ trong kỳ.
Số vốn lưu động bình quân trong kỳ
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động =
Doanh thu thuần
- Mức doanh lợi của vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu
động bình quân làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận
Mức doanh lợi vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Việc sử dụng các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các Doanh nghiệp cũng đòi hỏi hết sức thận trọng bởi là những chỉ tiêu tổng hợp. Mỗi chỉ tiêu cung có những hạn chế nhất định. Vấn đề phải lựa chọn các chỉ tiêu phân tích để có thể bổ sung cho nhau nhằm đánh giá chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó cải tiến việc sử dụng vốn lưu động.
1.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong Doanh nghiệp.
a) Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh trước thuế và lãi vay: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn kinh doanh tham gia trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh =
Lợi nhuận trước thuế + lãi vay
doanh trước thuế và lãi vay Vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ
b) Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh: phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh =
Lợi nhuận trước thuế
Vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ
c) Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn chủ sở hữu sử dụng trong kỳ có thể đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ
Vốn chủ sở hữu bình quân =
Vốn kinh doanh đầu kỳ + Vốn kinh doanh cuối kỳ
2
hoặc: = Vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ + Vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ.
1.3.4. Phân tích Dupont.
Phương pháp phân tích Dupont cho thấy tác động tương hỗ giữa các tỷ số tài chính, cụ thể là tỷ số hoạt động và doanh lợi đế xác định khả năng sinh lợi của vốn đầu tư. Đây là mối quan hệ hàm số giữa các tỷ số: Hệ số quay vòng vốn, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên vốn.
Mô hình phân tích Dupont
Hệ số quay vòng vốn
Doanh thu
=
Vốn CĐ bình quân
+
Vốn LĐ bình quân
Vốn KD bình quân
Tỷ suất
lợi nhuận = X
trên vốn
Tỷ suất
LN/DT
Lợi nhuận
=
Doanh thu
-
Chi phí
Doanh thu
Bên trên của mô hình Dupont khai triển Hệ số quay vòng vốn. Nhìn vào đây, chúng ta có thể thầy vòng quay toàn bộ vốn sẽ bị ảnh hưởng bởi những nhân tố nào. Trên cơ sở đó, nếu Doanh nghiệp muốn gia tăng vòng quay vốn thì cần phải phân tích các nhân tố quan hệ để có biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Bên dưới của mô hình Dupont khai triển tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu để cho thấy những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất này. Trên cơ sở đó, Doanh nghiệp muốn gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thì nhân tố chi phí của hàng tiêu thụ cần được quan tâm, cụ thể hơn có thể đi sâu phân tích các loại chi phí cấu thành để có biện pháp hợp lý.
* Phương pháp DUPONT mở rộng với tỷ số nợ.
Trong quá trình sử dụng phương pháp Dupont, nếu được mở rộng và sử dụng cả tỷ số nợ sẽ cho ta thấy mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu với tỷ suất lợi nhuận trên vốn.
Công thức sau cho thấy rõ ảnh hưởng của tỷ số nợ trên lợi nhuận của chủ sở
hữu.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu =
=
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn
Tỷ số tự tài trợ
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn
1 - Tỷ số nợ
Công thức trên cho thấy tỷ số nợ có thể được sử dụng để tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bằng cách sử dụng tỷ số nợ sẽ làm cho tỷ số nợ tăng dần, các chủ nợ sẽ chống lại khuynh hướng này và do đó sẽ đạt giới hạn cho phương thức trên. Hơn nữa, tỷ số nợ cao, Doanh nghiệp sẽ có nhiều rủi ro phá sản mà chủ nợ sẽ gánh chịu.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 6.06.
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 6.06
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
- Tên Công ty: Công ty cổ phần Sông Đà 6.06.
- Thuộc loại hình: Công ty cổ phần.
- Trụ sở chính: Hương Văn, Hương Trà, Thừa Thiên Huế.
- Điện thoại: 054.557135; - Fax: 054.557908
- Tổng vốn kinh doanh: 5.000.000.000 đồng.
Công ty cổ phần Sông Đà 6.06 được thành lập theo Quyết định số 1715/QĐ- BXD ngày 24/12/2003 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc chuyển Xí nghiệp Sông Đà
6.06 trực thuộc Công ty Sông Đà 6 - Tổng Công ty Sông Đà thành Công ty cổ phần
Sông Đà 6.06.
Công ty cổ phần Sông Đà 6.06 được thành lập nhằm huy động vốn và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh, ổn định sản xuất, ổn định việc làm cho người lao động, tạo điều kiện để các cổ đông thực hiện làm chủ doanh nghiệp, tăng lợi nhuận, tăng cổ tức, hoàn thành nghĩa vụ và đóng góp ngày càng nhiều cho Ngân sách Nhà nước.
Với quy mô ngày càng lớn mạnh, trong những năm qua Công ty cổ phần Sông Đà 6.06 đã chú trọng đến việc cải tiến kỹ thuật, công nghệ trang thiết bị mới, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý phù hợp với thời kỳ kinh tế mở. Ngoài ra, Công ty còn chú trọng đến công tác đào tạo tay nghề cho người lao động thi tay nghề, đã nâng bậc cho
74 công nhân và nâng bậc lương cho 25 cán bộ công nhân viên.
Tạo đủ việc làm cho 180 lao động có thu nhập bình quân từ 2.111.000 đến
2.504.000,đ/người/tháng. Thực hiện tốt các chế độ chính sách cho người lao động như phụ cấp ca 3, độc hại, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội, ... đời sống người lao động ngày một nâng cao.
Trải qua khó khăn thử thách trong quá trình cạnh tranh để tồn tại, nhưng với tinh thần quyết tâm phấn đấu vì sự phát triển đi lên của Công ty, cán bộ nhân viên Công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt, Công ty cổ phần Sông Đà
6.06 được Tổng Công ty Sông Đà đánh giá là một trong những đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu quả hàng đầu của Tổng Công ty.
2.1.2. Chức năng hoạt động của Công ty.
Công ty cổ phần Sông Đà 6.06 là Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, hoạt động theo Điều lệ Công ty, Luật doanh nghiệp và theo pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Công ty cổ phần Sông Đà 6.06 hoạt động theo các chức năng nhiệm vụ sau:
- Xây dựng các công trình giao thông thủy lợi, thủy điện, xây dựng dân dụng công nghiệp, ...
- Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, vật tư thiết bị.
- Khai thác mỏ, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất xi măng và phụ gia bê tông.
- Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của Công ty.
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
a/ Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
GIÁM ĐỐC
Phó Giám đốc 1 Phó Giám đốc 2
Phòng Tổ chức-Hành chính
Phòng Quản lý Kỹ thuật- Cơ giới
Phòng Kinh tế-Kế hoạch- Vật tư
Phòng Tài chính-Kế toán
Sơ đồ 1: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo.
Quan hệ chức năng.
b/ Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông quyết định thời gian hoạt động của Công ty, quyết định thay đổi hay mở rộng ngành nghề kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật.
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty, thực hiện chức năng quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của Công ty, cùng Giám đốc Công ty tổ chức thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng quản trị theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được quy định trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty được ban hành thông qua Đại hội đồng cổ đông.
Ban Kiểm soát: Đại diện cho các cổ đông thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, hợp lý trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính.
Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân của Công ty trong mọi giao dịch kinh doanh và là người quản lý chung, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông về điều hành Công ty.
Phó Giám đốc 1: Giúp việc cho Giám đốc, thay Giám đốc điều hành giải quyết các công việc của Công ty khi Giám đốc đi vắng (có uỷ quyền bằng văn bản).
Phó Giám đốc 2: Giúp việc cho Giám đốc, thay Giám đốc điều hành phụ trách việc khai thác mỏ đá Văn Xá.
Phòng Tổ chức-Hành chính: Là bộ phận tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong các lĩnh vực về công tác hành chính, công tác tổ chức, quản lý lao động, chế độ BHXH, tiền lương và đào tạo cán bộ công nhân viên.
Phòng Quản lý Kỹ thuật-Cơ giới: Là bộ phận tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong các lĩnh vực về công tác quản lý kỹ thuật, ứng dụng khoa học kỹ thuật và sáng kiến cải tiến kỹ thuật vào sản xuất, công tác điều độ sản xuất và kiểm tra giám sát thi công, công tác an toàn và bảo hộ lao động, công tác quản lý và sửa chữa xe máy thiết bị tài sản cố định toàn Công ty.
Phòng Kinh tế-Kế hoạch-Vật tư: Là đơn vị tham mưu giúp việc cho Giám đốc về tổ chức thực hiện công tác quản lý Kinh tế, kế hoạch sản xuất kinh doanh, công tác quản lý đầu tư và công tác cung ứng và quản lý vật tư.
Phòng Tài chính-Kế toán: Là bộ phận tham mưu giúp việc cho Giám đốc về tổ chức thực hiện công tác quản lý tài chính tín dụng, công tác kế toán thống kê và công tác thông tin kinh tế.
2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty.
a/ Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty.
BAN GIÁM ĐỐC
Đội Khoan nổ Đội Cơ giới-Sửa chữa Đội Công trình
Sơ đồ 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo.
b/ Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
Đội Khoan nổ là một bộ phận sản xuất trực thuộc Công ty thực hiện nhiệm vụ
khoan nổ đá vôi theo kế hoạch của Công ty.
Đội Cơ giới-Sửa chữa là một bộ phận sản xuất trực thuộc Công ty thực hiện nhiệm vụ vận chuyển nguyên vật liệu và sửa chữa xe máy thiết bị theo kế hoạch của Công ty.
Đội Công trình là một bộ phận sản xuất trực thuộc Công ty hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạo Công ty, thực hiện các nhiệm vụ sản xuất theo kế hoạch trong lĩnh vực xây lắp của Công ty.
Mối quan hệ giữa các bộ phận: mỗi bộ phận thực hiện theo chức năng riêng của mình để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Các bộ phận quan hệ với nhau trên tinh thần hợp tác, đoàn kết để giải quyết công việc chung. Ngoài ra, còn tạo điều kiện cho nhau hoạt động xử lý những công việc thuộc chức năng của mình, giúp công việc được giải quyết nhanh chóng.
2.1.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.1.4.1. Nhân tố thuộc về lao động.
Lao động là một trong ba yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh. Lực lượng lao động có trình độ cao và năng động trong quản lý, vững vàng kinh nghiệm trong sản xuất, lớn mạnh về số lượng và chất lượng sẽ tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho quá trình sản xuất của Công ty được diễn ra một cách trôi chảy và mang lại hiệu quả cao.
Do đặc điểm của ngành khai thác vật liệu xây dựng là lao động chiếm đa số, vì thế vấn đề quản lý lao động là một trong những công tác hết sức quan trọng nhằm đảm
bảo sử dụng có hiệu quả năng lực lao động, góp phần mang lại hiệu quả chung cho toàn Công ty. Tính đến thời điểm hiện nay, toàn Công ty có 180 lao động. Hàng năm, Công ty tổ chức đại hội công nhân viên chức để cùng tham gia xây dựng các chỉ tiêu, biện pháp sản xuất, quy chế quản lý Công ty, cùng thông qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty.
Ngoài ra, Công ty không ngừng nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động. Tổ chức cho công nhân viên đi tham quan ở các khu du lịch miền Tây, khuyến khích duy trì các hoạt động thể dục thể thao như bóng bàn, bóng chuyền, cầu lông, ... Đồng thời, tổ chức giao lưu trong Công ty và các đơn vị bạn nhân đại hội các đoàn thể quần chúng địa phương hoặc ngày truyền thống ngành. Các chế độ bảo hiểm, ca 3, độc hại được thực hiện đầy đủ, đảm bảo chính sách cho người lao động.
Chính nhờ sự phân bố và tổ chức lao động hợp lý đã góp phần rất lớn trong việc tăng năng suất lao động của Công ty trong những năm qua.
2.1.4.2. Nhân tố thuộc về nguyên vật liệu sử dụng.
Nguyên vật liệu là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất vì nó đóng vai trò quan trọng trong kết cấu giá thành của sản phẩm. Đảm bảo cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu về số lượng, chất lượng, quy cách, thời hạn sử dụng là vấn đề quan trọng làm tăng sản lượng, năng suất lao động và giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu sử dụng chính kết hợp với các vật tư khác để tạo ra sản phẩm cuối cùng là đá vôi nguyên liệu.
Với nhiệm vụ của mình là khai thác vật liệu xây dựng nhằm cung cấp cho người sử dụng, Công ty và khách hàng cùng bàn bạc thống nhất bốn vấn đề chính: loại sản phẩm, nguyên vật liệu, giá cả và thời gian.
Do Công ty kinh doanh trong lĩnh vực khai thác vật liệu xây lắp với nhiều công trình, hạng mục công trình khác nhau nên nguyên vật liệu đưa vào sản xuất cũng tuỳ thuộc vào từng công trình. Bên cạnh đó, nguồn cung cấp vật liệu lại đi nhập từ các Công ty khác. Nhưng không vì thế mà ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của Công ty, Công ty luôn luôn hoàn thành và bàn giao công trình đúng thời hạn.
2.1.4.3. Nhân tố thuộc về máy móc thiết bị.
Trong sản xuất, máy móc thiết bị là một yếu tố rất quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác vật liệu xây dựng. Vì máy móc thiết bị là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động của công nhân. Máy móc thiết bị chủ yếu của Công ty là hệ thống dây chuyền máy khoan, máy đào, ô tô phục vụ cho quá trình khai thác vật liệu xây dựng. Nếu máy móc thiết bị không được trang bị đầy đủ thì sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất của toàn Công ty. Chính vì thế mà công tác sửa chữa thường xuyên được
Công ty tổ chức thực hiện ngay tại xưởng. Đồng thời, Công ty luôn chú trọng công tác sửa chữa lớn máy móc thiết bị.
2.1.4.4. Nhân tố thuộc về trình độ quản lý.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty có trình độ quản lý tương đối cao với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn khá vững mạnh. Mặc dù địa bàn thi công của Công ty phân tán nhưng lãnh đạo Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Vì vậy, bộ máy quản của Công ty khá gọn nhẹ nhưng được điều hành một cách có hiệu quả. Lãnh đạo Công ty đã điều hành quản lý tổ chức sáng tạo, tạo ra tâm lý tốt cho người lao động với mức thu nhập ổn định nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động dẫn tới người lao động làm việc hết năng lực và khả năng hiện có của mình.
2.1.4.5. Nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh.
Ngày nay, khi nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển mạnh, đòi hỏi nguyên vật liệu cho các công trình cũng phải phát triển theo. Vì thế, việc khai thác vật liệu xây dựng sẽ liên tục diễn ra sẽ là điều tất yếu.
Nhưng trong điều kiện cạnh tranh của thị trường hiện nay thì Công ty cần phải tính toán làm sao để việc kinh doanh mang lại hiệu quả cao. Nhân tố này bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như: nhu cầu, giá cả, chất lượng, ... mà thị trường ở Huế lại không cho mua chịu. Bên cạnh đó, sản phẩm của Công ty làm ra đa số là phục vụ cho nhu cầu tất yếu của con người cho nên yếu tố chất lượng được coi là quan trọng nhất.
2.1.5. Khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua.
Bảng 1: Khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 2 năm 2004-2005
ST
T Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005
Chênh lệch
± %
1 Doanh thu 1.000,đ 29.389.756 51.659.529 22.269.773 176
2 Lợi nhuận sau thuế 1.000,đ 3.973.097 4.591.312 618.215 116
3 Tổng số lao động Người 141 180 39 128
Thu nhập BQ
4 (Người/tháng) 1.000,đ 2.111 2.504 393 119
5 Nộp NSNN 1.000,đ 1.032.372 1.814.641 782.269 176
Nhận xét: Qua bảng phân tích trên, ta có thể nhận thấy kết quả đạt được của
Công ty trong 2 năm qua như sau:
Năm sau kết quả đạt được cao hơn năm trước, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty liên tục tăng. Những kết quả đó là thành quả của sự cố gắng vươn lên không ngừng của toàn bộ công nhân viên trong toàn Công ty. So với năm 2004 thì năm 2005 tổng doanh thu tăng thêm một lượng là 22.269.773.000 đồng, tức là tăng
76%.
Lợi nhuận là yếu tố quan trọng của Công ty. Năm 2005 đạt 4.591.312.000 đồng, so với năm 2004 tăng 618.215.000 đồng, tức là tăng 16%.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty phải đảm bảo làm ăn có lãi để không những nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên mà còn phải có tiền để hiện đại hóa trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất, tạo điều kiện tốt cho xã hội một phần việc qua việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Cụ thể, thu nhập bình quân người/tháng của Công ty năm 2005 là 2.504.000 đồng tăng so với năm 2004 là
393.000 đồng, tức là tăng 19%. Năm 2005, Công ty đã hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ đối với Nhà nước về nộp Ngân sách từ 1.814.641.000 đồng năm 2005, so với năm
2004 tăng 782.269.000 đồng, tức là tăng 76%.
Như vậy, chúng ta có thể nói Công ty đã và đang có hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tốt hơn.
2.1.6. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.1.6.1. Thuận lợi: Để đạt được những thành quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty cổ phần Sông Đà 6.06 đã có được những thuận lợi sau:
Với sự kế thừa và phát huy truyền thống của Công ty Sông Đà 6, dưới chỉ chi đạo của Hội đồng quản trị Công ty, sự điều hành của Ban Giám đốc Công ty và có sự cố gắng đoàn kết nhất trí của toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty đã tạo nên sức mạnh tổng hợp trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong năm
2005.
Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh và có đội ngũ cán bộ công nhân viên có nhiệt huyết, tận tâm với công việc.
Công ty hoạt động duy trì nghề truyền thống là khoan nổ và mở rộng thêm họat động xây dựng và kinh doanh nên đã bổ sung, duy trì được tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận hàng năm.
Cùng với sự hỗ trợ nhiệt tình của các đơn vị bạn và các ngành địa phương, như đã kịp thời thanh toán công nợ cho Công ty, cho vay tín dụng đầu tư phát triển với lãi suất ưu đãi nên đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.1.6.2. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi chủ yếu nói trên, Công ty vẫn còn gặp một số khó khăn sau:
Địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thì hạn chế mà trên địa bàn tỉnh có nhiều Công ty cùng kinh doanh loại hình và vật liệu xây dựng. Vì thế, Công ty đang đứng trước sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường.
Các đối tượng kinh doanh là bạn hàng truyền thống nên việc thu hồi công nợ gặp nhiều khó khăn, gây cản trở cho việc tăng nhanh vòng quay vốn để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Giá cả nguyên vật liệu thường xuyên biến động nên ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.
Xe máy thiết bị hư hỏng nhiều làm cho chi phí sửa chữa lớn nhiều.
Máy móc thiết bị cho xây lắp còn thiếu nên phải đi thuê, làm cho Công ty không chủ động được trong công tác thi công khi mở rộng sản phẩm xây lắp.
Sản phẩm xây lắp mang tính chất đơn chiếc, sản xuất theo đơn đặt hàng, đối tượng sản xuất kinh doanh cơ bản thường có khối lượng lớn, giá trị lớn và thời gian thi công dài.
Hoạt động xây lắp thường diễn ra ngoài trời và chịu nhiều tác động trực tiếp của môi trường thiên nhiên thời tiết,...
2.1.7. Phương hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới.
2.1.7.1 Mục tiêu phấn đấu:
Trên cơ sở thị trường khu vực, năng lực và uy tín của đơn vị cùng với sự giúp đỡ phối hợp của các đơn vị bạn, sự tạo điều kiện về công việc, thị trường của Tổng Công ty Sông Đà, Công ty cổ phần Sông Đà 6, ... Công ty cổ phần Sông Đà 6.06 xác định phương hướng hoạt động trong thời gian tới là:
- Thực hiện các phần việc trong dây chuyền khai thác đá nguyên liệu cho Nhà máy xi măng Luks (Việt Nam). Đáp ứng cao nhất cho nhu cầu sản xuất của Nhà máy sau khi nâng công suất.
- Phát triển nghề truyền thống của Công ty là khoan và nổ đá, triển khai công tác này tại các công trình thủy điện và các mỏ đá.
- Mở rộng lĩnh vực kinh doanh vật tư: xi măng, cát cho các công trình xây dựng. Trong đó, đối tác chính là Công ty cổ phần Sông Đà 6 và thị trường tiềm năng là các công trình thủy điện bên nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
2.1.7.2. Một số biện pháp để thực hiện các mục tiêu trên:
a) Công tác tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh:
Duy trì 02 đội sản xuất chính là đội Khoan nổ và đội Cơ giới - Sửa chữa, có mở
rộng quyền chủ động trong điều hành sản xuất và thuê nhân công ngắn hạn, thời vụ.
Thành lập thêm đội Công trình để xây dựng và phát triển lực lượng lao động xây lắp lành nghề, tuyển dụng và đào tạo cán bộ kỹ thuật quản lý lĩnh vực xây lắp.
Tăng cường vai trò độc lập về chuyên môn của các phòng nghiệp vụ, liên hệ và phối hợp chặt chẽ giữa các phòng với nhau, giữa các phòng với các đội sản xuất, kịp thời trong giải quyết các công việc chung của công ty.
b) Công tác nhân lực và đào tạo:
Chủ động đào tạo hoặc kết hợp (gửi) đào tạo thêm một số ngành, nghề thợ còn thiếu. Mở các lớp nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho công nhân.
Tiếp tục đổi mới phương thức quản lý, bố trí sắp xếp nhân lực phù hợp với mục tiêu sản xuất kinh doanh năm 2006.
Áp dụng công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên. c) Công tác đầu tư:
Đầu tư thêm một máy xúc, năm ô tô vận chuyển và xây dựng khu nhà văn phòng điều hành.
Kết hợp việc lập kế hoạch đầu tư và sửa chữa máy móc thiết bị để đáp ứng kịp thời năng lực sản xuất theo đúng kế hoạch và đạt năng suất cao nhất.
d) Công tác quản lý kỹ thuật:
Đảm bảo chất lượng công trình và sản phẩm theo đúng các quy trình quy phạm kỹ thuật của các cấp có thẩm quyền ban hành.
e) Công tác quản lý kinh tế - tài chính:
Đảm bảo các quy định liên quan đến quyền lợi của người lao động theo đúng chính sách của Nhà nước và cấp trên ban hành.
Ban hành định mức đơn giá nội bộ kịp thời.
Thực hiện quyết toán vật tư kịp thời và có biện pháp thưởng phạt công minh. Tiếp tục duy trì phương án giao khoán dự toán chi phí sản xuất cho các Đội
nhằm tiết kiệm chi phí, tăng cường hạch toán kinh doanh nhằm đạt được kết quả sản xuất kinh doanh cao nhất.
Đặc biệt quan tâm đến công tác thu hồi vốn nhằm chủ động và ổn định vốn phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.
2.2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY.
2.2.1. Cơ cấu vốn và nguồn vốn của Công ty.
2.2.1.1. Cơ cấu vốn của Công ty.
a/ Cơ cấu vốn lưu động của Công ty.
Bảng 2: Cơ cấu vốn lưu động của Công ty qua 2 năm 2004 - 2005
ĐVT: 1.000,đồng.
Vốn lưu động
Năm 2004 Năm 2005
Giá trị % Giá trị %
1. Vốn bằng tiền 276.312 3,45 3.120.413 17,64
2. Các khoản phải thu 4.826.296 60,18 10.795.855 61,02
3. Hàng tồn kho 2.768.192 34,52 3.775.086 21,34
4. TSLĐ khác 148.503 1,85 -
Tổng 8.019.303 100,00 17.691.354 100,00
Nhận xét:
Nhìn chung trong 2 năm 2004 và 2005, tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu
động của Công ty là có hiệu quả.
Vốn lưu động tăng 9.672.051.000 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 120,61%. Trong đó: Vốn bằng tiền tăng 2.844.101.000 đồng, tỷ trọng tăng là 14,19% chủ yếu do
tiền gửi ngân hàng tăng. Việc gia tăng này làm cho lãi suất tiền gửi của Công ty tăng. Tuy nhiên, cần xem xét lãi suất tiền gửi ngân hàng với lãi suất của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu lãi suất tiền gửi nhỏ hơn lãi suất từ hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ không hợp lý, Công ty cần phải nhanh chóng đưa lượng tiền ứ đọng này vào chu kỳ sản xuất kinh doanh. Xét về khía cạnh thanh toán, lượng tiền tồn quỹ lớn sẽ làm tăng khả năng thanh toán tức thời của Công ty.
Công ty không tham gia vào khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn
Các khoản phải thu tăng 5.969.559.000 đồng, tỷ trọng tăng là 0,84%. Đây là biểu hiện không tốt, cho thấy Công ty đã chưa dứt điểm trong việc thu hồi công nợ.
Hàng tồn kho tăng 1.006.894.000 đồng, nhưng tỷ trọng giảm 13,18%, do trong năm Công ty đã dự trữ một lượng hàng lớn, Công ty cần phải có biện pháp giải phóng bớt hàng tồn kho để góp phần tăng vòng quay vốn.
Tài sản lưu động khác, trong năm 2005 Công ty không có tài sản lưu động
khác.
b/ Cơ cấu vốn cố định của Công ty.
Bảng 3: Cơ cấu vốn cố định của Công ty qua 2 năm 2004 - 2005
ĐVT: 1.000,đồng.
Vốn cố định
Năm 2004 Năm 2005
Giá trị % Giá trị %
1. Tài sản cố định 4.248.760 99,60 3.883.381 86,59
2. Đầu tư TCDH - - 600.000 13,38
3. Chi phí XDCBDD 16.930 0,40 1.374 0,03
Tổng 4.265.690 100,00 4.484.755 100,00
Nhận xét:
Với nguồn lực đầu tư có giới hạn, xu hướng đầu tư cho vốn lưu động tăng song song với việc đầu tư vào vốn cố định cũng sẽ tăng. Cụ thể năm 2005, vốn cố định tăng
219.065.000 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 5,14% . Trong đó:
Giá trị tài sản cố định
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8042.doc