Chuyên đề Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt năm 2009-2010

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 6

LỜI MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SẢN XUẤT KINH DOANH 9

1.1 . Những vấn đề cơ bản của tín dụng ngân hàng 9

1.1.1. Khái niệm tín dụng 9

1.1.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng 9

1.1.3. Nguyên tắc cơ bản của tín dụng 9

1.1.4. Chức năng của tín dụng ngân hàng 10

1.1.5. Phân loại tín dụng ngân hàng 10

1.1.5.1. Phân loại theo thời hạn tín dụng 10

1.1.5.2. Phân loại theo mục đích tín dụng 11

1.1.5.3. Phân loại theo hình thức đảm bảo 11

1.2. Hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh và đặc điểm cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh 11

1.2.1. Khái niệm hộ gia đinh, cá nhân sản xuất kinh doanh 11

1.2.1.1. Hộ gia đình 11

1.2.1.2. Cá nhân sản xuất kinh doanh 11

1.2.2. Đặc điểm cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh. 12

1.2.2.1. Điều kiện vay vốn 12

1.2.2.2. Đối tượng cho vay 12

1.2.2.3. Nguồn trả nợ 12

1.2.2.4 Thời hạn cho vay 12

1.2.2.5 Mức cho vay 13

1.2.2.6 Lãi suất cho vay 13

1.2.2.7 Phương thức cho vay 14

1.2.2.8 Cách thức trả nợ gốc và lãi vốn vay 14

1.2.2.9 Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và lãi, gia hạn nợ gốc và lãi 15

1.2.2.10 Miễn giảm lãi 16

1.2.2.11 Chuyển nợ quá hạn 16

1.3. Vai trò của tín dụng ngắn hạn đối với việc phát triển sản xuất kinh doanh. 17

1.3.1 Đối với nền kinh tế 17

1.3.2 Đối với ngân hàng 17

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT NĂM 2009-2010 18

2.1. Giới thiệu về chi nhánh NHTMCP Nam Việt 18

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHTM Nam Việt 18

2.1.1.1. Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt (NAVIBANK) 18

2.1.1.2. Ngân hàng TMCP Nam Việt – Chi nhánh Đà Nẵng 18

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh NHTM Nam Việt 19

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý 19

2.2. Chính sách cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh 22

2.2.1. Bộ hồ sơ cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh 22

2.2.1.1 Hồ sơ do ngân hàng lập 22

2.2.1.2 Hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập 22

2.2.1.3 Hồ sơ do khách hàng lập 22

2.3. Quy trình xét duyệt cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh 23

2.3.1. Quy trình xét duyệt cho vay 23

2.3.2. Cách thức xử lý một khoản nợ vay xấu 23

2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh Navibank Chi nhánh Đà Nẵng 25

2.4.1. Tình hình huy động vốn của Chi nhánh năm 2009-2010 25

2.4.2. Tình hình hoạt động cho vay chung Chi nhánh năm 2009-2010 28

2.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2009-2010 30

2.5. Tổng quan về hoạt động cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh của Chi nhánh năm 2009-2010 31

2.5.1. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh của Chi nhánh năm 2009-2010 31

2.5.2. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn dối với hộ sản xuất theo ngành nghề năm 2009-2010 34

2.5.2.1. Biến động theo ngành nghề 34

2.5.2.2. Biến động theo đối tượng khách hàng 39

2.5.3. Đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Navibank Chi nhánh Đà Nẵng 42

2.5.3.1 Những thành tựu đạt được 42

2.5.3.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 43

CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NHTM NAM VIỆT 44

3.1. Phương hướng cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh trong những năm tới 44

3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh 45

3.2.1. Những thuận lợi 45

3.2.2. Những khó khăn 46

3.3. Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn đói với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh 47

3.3.1. Các giải pháp nhằm mở rộng thị phần 47

3.3.1.1. Tăng cường nguồn vốn huy động để cho vay 47

3.3.1.2 Đa dạng hóa các hoạt động cho vay 47

3.3.1.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ 48

3.3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nghiệp vụ cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh 48

3.3.2.1. Làm tốt công tác thẩm định trước khi cho vay 48

3.3.2.2. Nâng cao chất lượng nhân viên ngân hàng 49

3.3.2.3. Công tác theo dõi thu nợ 50

3.3.2.4. Vấn đề xử lý nợ quá hạn 50

3.3.2.5. Giải pháp ngăn ngừa hạn chế rủi ro khách quan 51

3.3.2.6. Hoạt động Marketing 51

3.3.3. Một số kiến nghị đối với chính phủ, cơ quan ban ngành và chính quyền địa phương 52

3.3.3.1 Đối với Chính phủ 53

3.3.3.2 Đối với ngân hàng nhà nước 53

3.3.3.3 Đối với ngân hàng TMCP Nam Việt 53

LỜI KẾT 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 57

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 58

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 59

 

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5788 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt năm 2009-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngân hàng. - Nếu người vay không may mắn gặp rủi ro gây khó khăn về khả năng tài chính ( thiên tai, hỏa hoạn, mất cắp, cướp giật ...) thì ngân hàng xem xét cho gia hạn nợ hoặc giảm nợ. - Nếu khi đến hạn mà khách hàng chưa trả được nợ và không được ngân hàng cho phép gia hạn nợ thì khoản nợ đó được chuyển sang nợ quá hạn với mức lãi xuất phạt quá hạn là 1,5 x lãi suất trên hợp đồng. - Nếu khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích ghi trên hợp đồng tín dụng thì ngân hàng có quyền thu hồi vốn vay trước hạn mà không cần đến sự đồng ý của người vay. - Nếu sau khi thực hiện các biện pháp trên mà khách hàng vẫn không chịu trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng có quyền chuyển hồ sơ sang tòa án có thẩm quyền giải quyết. 2.4. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NAVIBANK CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG. 2.4.1. Tình hình huy động vốn của Chi nhánh năm 2009-2010: Nguồn vốn huy động của ngân hàng là yếu tố quyết định quy mô kinh doanh và là một trong những nhân tố quyết định kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng .Tuy vậy để tạo lập nguồn dồi dào Chi nhánh đã không ngừng đa dạng hoá các hình thức huy động, nên nguồn vốn huy động được trong các năm qua không ngừng tăng. Qua phân tích số liệu sau đây ta sẽ thấy rõ điều này. Bảng 1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh năm 2009-2010 ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % chênh lệch Tổng nguồn vốn huy động 749.651 100% 955.424 100% 205.773 27,4% I Phân loại theo kỳ hạn gửi 1 Nguồn vốn không kỳ hạn 54.867 7,3% 38.353 4,0% -16.514 -30,1% 2 Nguồn vốn ngắn hạn 642.779 85,7% 885.011 92,6% 242.232 37,7% 3 Nguồn vốn trung và dài hạn 52.005 6,9% 32.060 3,4% -19.945 -38,4% II Phân theo loại tiền huy động 1 Tiền gửi bằng VND 656.584 87,6% 832.013 87,1% 175.429 26,7% 2 Tiền gửi bằng ngoại tệ và vàng 93.067 12,4% 123.411 12,9% 30.344 32,6% III Phân theo đối tượng khách hàng 1 Huy động từ cá nhân 507.721 67,7% 546.558 57,2% 38.837 7,6% 2 Huy động từ TCTD 82.640 11,0% 51.787 5,4% -30.853 -37,3% 3 Huy động từ các TCKT 159.290 21,2% 357.079 37,4% 197.789 124,2% (Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm của Navibank Đà Nẵng 2009 – 2010) Qua bảng báo cáo về tình hình huy động vốn của chi nhánh Navibank Đà Nẵng trong hai năm 2009 và 2010 ta thấy được sự gia tăng về nguồn vốn huy động. Năm 2009 tổng nguồn vốn huy động được là 749,651triệu đồng trong đó: Phân loại theo thời hạn huy động thì nguồn vốn không kỳ hạn là 54,867 triệu đồng trên tổng nguồn vốn huy động. Trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh nguồn vốn có kỳ hạn chiếm thị phần lớn nhất đạt 656,587 triệu đồng chiếm 85,7% trên tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn trung và dài hạn chỉ đạt 52,005 triệu đồng chiếm 6,9% trên tổng nguồn vốn huy động. Qua năm 2010 nguồn vốn huy động tăng lên rất nhanh cụ thể: tổng nguồn vốn huy động đến ngày 31/12/2010 đạt 955,424 triệu đồng tăng 27,4% so với năm 2009 trong đó nguốn vốn huy động chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn. Năm 2010 nguồn vốn có kỳ hạn đạt 885,011 triệu đồng chiếm 92,6% trên tổng nguồn vốn huy động tăng lên so với năm 2009 là 37,7% tương ứng một lượng là 242,232 triệu đồng. Nguồn vốn không kỳ hạn đạt 35 triệu đồng giảm so với năm 2009 là 30,1% tương ứng giảm một lượng là 16,514 triệu đồng, Nguyên nhân là do nhiều Tổ chức, doanh nghiệp chuyển tiền gửi thanh toán không kỳ hạn sang tiền gửi thanh toán có kỳ hạn nhằm kiếm thêm thu nhập và do số lượng khách hàng gửi tiền vào ngân hàng tăng. Trong khi đó nguồn vốn trung và dài hạn có xu hướng giảm xuống, nguồn vốn này thường chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo thời hạn, Năm 2010 huy động được 32,060 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 3,4% nguốn vốn huy động giảm so với năm 2009 là 38,4% tương ứng 19,945 triệu đồng. Nguồn vốn huy động dài hạn năm 2010 giảm so với năm 2009 do sự tác động của nhiều nguyên nhân, do lãi suất huy động dài hạn chưa thực sự hấp dẫn với khách hàng, do nền kinh tế đang lạm phát nhiều khách hàng lo sợ nếu gửi kỳ hạn dài sẽ dễ bị rủi ro, đồng thời mức sinh lời trong đầu tư kinh doanh đang hấp dẫn nên khách hàng muốn dùng số tiền nhàn rỗi để đầu tư cho kinh doanh. Phân loại theo loại tiền huy động thì nguồn vốn huy động bằng VND luôn chiếm tỷ trọng cao so với nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ và vàng (tổng nguồn vốn huy động bằng VND năm 2010 là 832.013 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 87,1%, tổng nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ và vàng năm 2010 là 123.411 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 12,9% so với tổng nguồn vốn huy động). Nguyên nhân là do ngân hàng Nam Việt mở các chi nhánh chỉ hoạt động trong nước, do đó lượng khách hàng gửi tiền vào ngân hàng chủ yếu là VND. Năm 2010 thì lượng tiền huy động bằng VND, ngoại tệ và vàng đều tăng mạnh so với năm 2009, nguồn vốn huy động bằng VND tăng 26,7% tương ứng với số tiền tăng là 175.429 triệu đồng, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ và vàng tăng 32,6% tương ứng với số tiền tăng là 30.344 triệu đồng. Phân loại theo đối tượng huy động thì nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo đối tượng khách hàng năm 2009 chiếm tỷ trọng là 67,7%, năm 2010 chiếm tỷ trọng là 57,2%. Năm 2010 nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân là 546.558 triệu đồng tăng 7,6% so với năm 2009. Nguyên nhân nguồn vốn huy động từ đối tượng khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng cao là do Navibank Đà Nẵng xác định đối tượng khách hàng tiềm năng chính của ngân hàng là khách hàng cá nhân, do đó ngân hàng đã đưa ra các chính sách về lãi suất hấp dẫn, các chương trình khuyến mãi đặc biệt, chương trình bốc thăm trúng thưởng nhằm khuyến khích và thu hút đối tượng khách hàng cá nhân gửi tiền vào ngân hàng. Nguồn vốn huy động từ các Tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng khá thấp năm 2009 chiếm tỷ trọng là 11%, năm 2010 chiếm 5,4%, chủ yếu là huy động thông qua phát hành các giấy tờ có giá. Nguồn vốn huy động từ các Tổ chức kinh tế năm 2010 có sự gia tăng, tổng nguồn vốn huy động từ TCKT năm 2009 là 159.290 triệu đồng, năm 2010 là 357.079 triệu đồng, tăng 124,2% so với năm 2009. Đồng thời tỷ trọng của nguồn vốn huy động từ TCKT này có sự gia tăng, năm 2009 tỷ trọng chỉ chiếm 21,2% so với tổng nguồn vốn huy động phân theo đối tượng khách hàng, năm 2010 tỷ trọng tăng lên chiếm 37,4% trong tổng số nguồn vốn huy động. Nhìn chung năm 2010 công tác huy động vốn của ngân hàng đã đạt được hiệu quả tăng hơn so với năm 2009, như vậy đã đem lại nguồn vốn đáng kể cho ngân hàng, từ đó làm tăng trưởng hoạt động tín dụng của ngân hàng. 2.4.2. Tình hình hoạt động cho vay chung của Chi nhánh năm 2009-2010: Cũng như các ngân hàng khác, NH TMCP Nam Việt chủ yếu huy động vốn từ công chúng, các tổ chức kinh tế để thực hiện nghiệp vụ cho vay. Trong hai năm hoạt động 2009-2010 ngân hàng đã mở rộng hoạt động cho vay của mình dưới nhiều hình thức như cho vay thế chấp nhà đất, trái phiếu, tài sản . Qua việc phân tích hoạt động cho vay của Chi nhánh ta sẽ thấy rõ điều này. Bảng 2: Tình hình chung về hoạt động cho vay tại Chi nhánh 2009-2010 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch ST ST ST TT (%) Doanh số cho vay 3,227,075 1,171,832 -2,055,243 -63,69 Doanh số thu nợ 3,026,013 1,263,803 -1,762,210 -58,24 Dư nợ bình quân 819,503 732,479 -87,024 -10,62 Nợ xấu 2,625 1,001 -1,624 -61.87 Nợ quá hạn 6,581 1,334 -5,247 -79.73 (Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm Navibank Chi nhánh Đà Nẵng) Doanh số cho vay năm 2010 giảm 2,055,243 triệu đồng so với năm 2009 giảm 63,69%. Qua chỉ tiêu này, ta thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng có chiều hướng giảm. Doanh số cho vay có xu hướng giảm. Điều này chứng tỏ phương án kinh doanh tín dụng của ngân hàng năm 2010 chưa có hiệu quả. Do cơ sở vật chất còn hạn hẹp trong khi đó lại phải cạnh tranh gay gắt với nhiều ngân hàng khác trên cùng địa bàn nên ngân hàng chưa có nhiều khách hàng. Việc thu hút khách hàng là phương châm hiện nay của ngân hàng đã và đang triển khai. Để mở rộng cho vay, ngân hàng chủ động tìm đến khách hàng để cho vay, mở rộng quan hệ đến nhiều khách hàng, có chính sách hoạt động phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng, quan tâm đến nhu cầu vay vốn của khách hàng kịp thời và cơ chế cho vay có phần thông thoáng hơn. Nhanh chóng tạo lập mối quan hệ mật thiết với những khách hàng có phương án khả quan và đó sẽ là những khách hàng truyền thống sau này. Hoạt động tín dụng có hiệu quả thì việc tăng lên về doanh số cho vay vẫn chưa đủ mà còn phải tính đến chất lượng tín dụng, có nghĩa là phải xem xét đến các chỉ tiêu khác nữa như: doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn. Doanh số thu nợ luôn đóng vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của một ngân hàng. Do đó ngân hàng luôn chú trọng đến công tác thu hồi nợ, thu hồi nợ đúng hạn đối với một ngân hàng là rất quan trọng vì nguồn vốn của một ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn đi vay. Việc thu hồi nợ đúng hạn giúp ngân hàng không bị ứ đọng vốn, hạn chế được rủi ro để tồn tại và hoạt động một cách có hiệu quả. Doanh số thu nợ của ngân hàng năm 2010 giảm so với năm 2009 là 1,762,210 triệu đồng giảm 58,24%. Doanh số thu nợ của ngân hàng như vậy có chiều hướng không khả quan. Chỉ tiêu dư nợ ở ngân hàng giảm, năm 2010 chỉ tiêu này chỉ đạt 732,479 triệu đồng giảm hơn năm 2009 là 87,024 triệu đồng giảm 10,62. Nguyên nhân chính làm cho doanh số cho vay cũng như dư nợ tín dụng giảm là do Chính phủ nâng cao lãi suất cơ bản nhằm điều chỉnh lạm phát, lãi suất huy động cao cho nên khách hàng gửi tiền nhiều làm cho doanh số huy động vốn tăng, đồng thời do lãi suất cho vay cao nên khách hàng hạn chế đi vay. Công tác thu nợ trong cho vay của một ngân hàng là rất quan trọng, vì vậy ngân hàng luôn chú trọng và có nhiều biện pháp để đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn. Các biện pháp thu hồi nợ như: theo dõi nợ chặt chẽ của từng khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, có thể gia hạn cho những khách hàng còn có khả năng trả nợ, tăng cường công tác thẩm định trước, trong và sau khi cho vay...hạn chế đến mức tối đa dư nợ quá hạn. 2.4.2. Kết quả từ hoạt động kinh doanh của Navibank Chi nhánh Đà Nẵng năm 2009-2010: Khi kinh doanh người ta thường quan tâm đến kết quả mà hoạt động kinh doanh đó mang lại. Đối với ngân hàng nào cũng vậy, kết quả của hoạt động kinh doanh nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động cũng như sự bền vững của nó. Do đó việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh là điều cần thiết để có thể đánh giá được tình hình hoạt động của ngân hàng và từ đó có thể đưa ra những biện pháp khắc phục những mặc còn yếu kém. Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Navibank Chi nhánh Đà Nẵng Đơn vị tính: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Số tiền TT 1.Tổng thu nhập 114.277 138.446 24.169 21,1 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 112.301 135.337 23.036 20,5 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 1.330 2.340 1.010 75,9 Thu nhập từ HĐKD ngoại hối -44 -60 -16 36,4 Thu nhập từ hoạt động khác 690 829 139 20,1 2.Tổng chi phí 103.733 117.867 14.134 13,6 Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự 80.998 93.556 12.558 15,5 Chi phí cho hoạt động dịch vụ 555 559 4 0,7 Chi phí hoạt động khác 81 4 -77 -95,1 Chi phí hoạt động 22.099 23.748 1.649 7,5 3. Lợi nhận thuần từ HĐKD trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 10.544 20.579 10.035 95,2 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 330 364 34 10,3 4. Tổng lợi nhuận trước thuế 10.214 20.215 10.001 97,9 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Navibank Chi nhánh Đà Nẵng năm 2009-2010) Qua các năm dưới sự cố gắng, nổ lực của cán bộ công nhân viên Ngân hàng và sự chỉ đạo sáng suốt của ban lãnh đạo nên hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đã đạt kết quả sau: Qua bảng trên ta thấy: Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2010 tăng so với năm 2009 là 97,7% tương ứng tăng một lượng là 10,001 triệu đồng. Tổng thu nhập năm 2010 là 138,446 triệu đồng tăng so với năm 2009 là 21,1% tương ứng với tiền tăng là 24.169 triệu đồng. Trong đó thu nhập từ hoạt động cho vay tăng 20,5%, đặc biệt thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng mạnh tăng 75,9% so với năm 2009. Tổng chi phí năm 2010 là117,867 tăng so với năm 2009 là 13,6% tương ứng với số tiền là 14,134 triệu đồng. Đáng chú ý là chi phí cho hoạt động khác giảm 95,1%, trong khi thu nhập từ hoạt động khác lại tăng thêm 20,1% đã làm cho quá trình hoạt động kinh doanh trong năm của Chi nhánh mang lại lợi nhuận. Đạt được kết quả trên là do sự nổ lực của toàn Chi nhánh. Tuy nhiên muốn hoạt động có lợi nhuận không phải là dễ dàng, nhất là trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, đòi hỏi mỗi cán bộ công nhân viên chức của toàn chi nhánh phải nổ lực phấn đấu nhiều hơn nữa để đem lại lợi nhuận cao hơn. 2.5. Tổng quan về hoạt động cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh của Chi nhánh năm 2009-2010. 2.5.1. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh của Chi nhánh năm 2009-2010: So với các nghiệp vụ cho vay truyền thống thì nghiệp vụ cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh cũng không kém phần tăng lên. Ngày nay xu hướng của người dân có thay đổi, sự hiểu biết của con người ngày càng tiến bộ, vì vậy việc đi vay để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh là ngày càng tăng. Đây là một trong những tác động lớn đến hoạt động cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh có hiệu quả hay không sẽ góp phần vào tăng thu nhập cho ngân hàng. Qua đánh giá chung về hoạt động cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh của Ch nhánh NH TMCP Nam Việt cho thấy tình hình tổng quan về hoạt động cho vay trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, muốn tìm hiểu về hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh thì cần phải đi sâu vào vấn đề này mới thấy được qui mô của hoạt động này. Bảng 4: Tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanhcủa Chi nhánh năm 2009-2010 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Doanh số cho vay 3,227,075 100 1,171,832 100 -2,055,243 -63.69 Trong đó: HGĐ, cá nhân 1,290,830 40 468,733 40 -822,097 63.69 Doanh số thu nợ 3,026,013 100 1,263,803 100 -1,762,210 -58.24 Trong đó: HGĐ, cá nhân 1,664,307 55 695,091 65 -969,219 -58.24 Dư nợ 819,503 100 732,479 100 -87,024 -10.62 Trong đó: HGĐ, cá nhân 286,826 35 256,367 45 -30,459 -10.62 Nợ quá hạn 6,581 100 1,334 100 -5,247 -79.73 Trong đó: HGĐ, cá nhân 2,303 34.99 467 35 -1,863 -79.73 Tỷ lệ nợ quá hạn 0.80 0.18 Trong đó: HGĐ, cá nhân 0.80 0.18 Nợ xấu 2,625 100 1,001 100 -1,624 -61.87 Trong đó: HGĐ, cá nhân 918 34.97 350 34.97 -568 -61.87 Tỷ lệ nợ xấu 0.32 0.14 Trong đó: HGĐ, cá nhân 0.32 0.14 (Nguồn: báo cáo cho vay chung của Navibank Chi nhánh Đà Nẵng) Tổng doanh số cho vay ngắn hạn trong năm 2010 là 1,171,832 triệu đồng giảm so với năm 2009 là 63,69% tương ứng giảm 2,055,243 triệu đồng. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình cá nhân sản xuất kinh doanh năm 2009 đạt 1,290,830 triệu đồng chiếm 40% doanh số cho vay. Sang năm 2010 con số này đã giảm xuống là 468,733 triệu đồng chiếm 40% doanh số cho vay. Nguyên nhân chính làm là do Chính phủ nâng cao lãi suất nhằm điều chỉnh lạm phát, lãi suất huy động cao cho nên khách hàng gửi tiền nhiều, đồng thời do lãi suất cho vay cao nên khách hàng hạn chế đi vay. Nhìn chung hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh ở Chi nhánh chưa cao. Do vậy ngân hàng cần phải cố gắng làm tốt công tác tiếp thị để thu hút thêm khách hàng đến với ngân hàng. Hoạt động cho vay ngắn hạn ít gặp rủi ro hơn so với cho vay trung và dài hạn nên cần cố gắng mở rộng hoạt động cho vay này để tăng thêm thu nhập cho ngân hàng và giúp ngân hàng ngày càng đứng vững trên thị trường. Công tác thu nợ về hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh của Chi nhánh giảm 58,24% của năm 2010 so với năm 2009 tương ứng giảm 1,762,210 triệu đồng . Năm 2009 chỉ tiêu này là 55%, năm 2010 là 65%. Do khách hàng thường có nhu cầu vay sản xuất kinh doanh là vay trung và dài hạn nên việc thu nợ của ngân hàng phải theo thời hạn. Dư nợ của nghiệp vụ cho vay này giảm 10,62% của năm 2010 so với năm 2009. Trong đó dư nợ ngắn hạn năm 2009 là 286,826 triệu đồng chiếm 35%. Sang năm 2010 con số này đã giảm xuống là 256,367 triệu đồng chiếm 45% Ta thấy chỉ tiêu nợ quá hạn về hoạt động tín dụng chung đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh của Chi nhánh giảm với tốc độ là 79,93% nhưng trong đó hoạt động cho vay ngắn hạn dư nợ quá hạn giảm với tốc độ là 79,93% của năm 2010 so với năm 2009. Nợ quá hạn mà đặc biệt là nợ quá ngắn hạn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ vòng quay vốn tín dụng chung của ngân hàng và nó sẽ quyết định đến chất lượng tín dụng đối với hoạt động cho vay. Đây là cơ sở để ngân hàng chú trọng đến công tác thu nợ. Năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn là 0,80% sang năm 2010 còn 0,18%. Trong chỉ tiêu này nợ quá hạn chủ yếu là cho vay hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh nhưng đối với hoạt động cho vay này của ngân hàng cũng có phần giảm xuống, năm 2010 nợ quá hạn giảm so với năm 2009 là 1,863 triệu đồng. Như vậy nợ quá hạn đối với đối tượng này vẫn còn cao. Nguyên nhân của nợ quá hạn là do đối tượng hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh có số lượng khách hàng đông gây khó khăn cho công tác theo dõi thu hồi nợ của ngân hàng mà cán bộ tín dụng vốn lại ít. Qua phân tích đánh giá chung về hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Chi nhánh ta thấy được tình hình tổng quan trong lĩnh vực này. Nhưng để thấy được những mặt thuận lợi và khó khăn trong công tác cho vay ở lĩnh vực này để từ đó có hướng khắc phục và tìm ra biện pháp nhằm đưa nghiệp vụ này trở thành hoạt động góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng 2.5.2. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn dối với hộ sản xuất theo ngành nghề năm 2009-2010. 2.5.2.1 Biến động theo ngành nghề: Doanh số cho vay: Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh theo ngành nghề để thấy được nhu cầu vay vốn của người dân nhằm vào lĩnh vực nào, và từ đó có phương án tài trợ, cho vay phù hợp với tình hình của ngân hàng. Ngày nay người dân đi vay thường đầu tư vào ngành nghề có thời hạn ngắn để thu hồi vốn nhanh như ngành: Công Nghiệp, Nông Nghiệp, Thương Mại Dịch Vụ, Thủy Hải Sản.... Bảng 5: Doanh số cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh theo ngành nghề năm 2009-2010: Đơn vị tính: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2009 Năm2010 Chênh lệch Số tiền TT Số tiền TT Số tiền TT(%) 1. Cộng Nghiệp 2. Thương Mại Dịch Vụ 3. Thủy Hải Sản 4. Nông nghiệp 399,864 584,534 306,432 0 30,98 45,28 23,74 0 101,557 257,802 109,374 0 21,67 55 23,33 0 -298,307 -326,732 -197,058 0 -74,60 -55,90 -64,31 0 Tổng cộng 1,290,830 100 468,733 100 -822,097 -63,69 (Nguồn: Báo cáo cho vay Navibank Chi nhánh Đà Nẵng năm 2009-2010) Qua số liệu trên ta thấy nhu cầu vay vốn của khách hàng theo ngành nghề có xu hướng giảm, năm 2010 doanh số cho vay ngành Thương Mại Dịch Vụ, Thủy Hải Sản, Công nghiệp đều giảm so với năm 2009. Trong đó doanh số cho vay đối với ngành Thương Mại Dịch Vụ là chiếm tỷ trọng cao nhất trong năm 2009 so với các ngành khác, do ngành Thương Mại Dịch Vụ đem lại thu nhập cao hơn so với các ngành khác nên người dân thường đầu tư vào lĩnh vực này. Năm 2009 doanh số cho vay theo ngành Thương Mại Dịch Vụ là 584,534 triệu đồng chiếm 45,28%. Sang năm 2010 con số này đã giảm xuống là 326,732 triệu đồng chiếm 55,90% do tình hình kinh tế có nhiều sự biến động Doanh số cho vay ngành Thủy Hải Sản cũng giảm, năm 2010 giảm so với 2009 với tỷ trọng 64,31%. Đó là do ngành này đem lại thu nhập chưa cao, vả lại rủi ro của nó cũng khá cao nên ít hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực này. Ngành Công Nghiệp doanh số cho vay lại giảm xuống so với năm 2009 là 298307 triệu đồng với tốc độ 74,60%. Nhìn chung doanh số cho vay theo ngành nghề giảm xuống. Nói chung nhu cầu của người dân có phần thay đổi, sự nhìn nhận của khách hàng trong việc đi vay của ngân hàng đã thay đổi. Nhưng ngày nay tốc độ tăng trưởng của cuộc sống thay đổi khá nhanh, để đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của mình hộ gia đình, cá nhân có xu hướng đi vay để có được nguồn vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhằm đem lại thu nhập cao trong cuộc sống. Lượng vay của mỗi món vay đối với các nhu cầu thường không cao nhưng nhiều món vay cho nên ngân hàng cần phải luôn nắm bắt được nhu cầu thị hiếu để có phương án tài trợ thích hợp. Doanh số thu nợ: Trong hoạt động kinh doanh tín dụng thì việc thu hồi gốc và lãi là rất quan trọng, điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thu nợ là một chỉ tiêu quan trọng, qua đó người ta có thể đánh giá được chất lượng tín dụng, đây là vấn đề mà ngân hàng cần phải quan tâm. Phân tích doanh số thu nợ để qua đó có phương án thu nợ tốt hơn. Bảng 6: Doanh số thu nợ ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh theo ngành nghề năm 2009-2010 Đơn vị tính: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1.Công Nghiệp 3.Thương MạiDịch Vụ 4.Thủy hải Sản 4. Nông nghiệp 450,932 963,030 250,345 0 27,09 57,86 15,04 0 250,123 350,500 94,468 0 35,98 50,43 13,59 0 -200,809 -612,530 -155,877 0 -44,53 -63,60 -62,26 0 Tổng cộng 1,664,307 100 695,091 100 -969,216 -58,24 (Nguồn: Báo cáo cuối năm của Navibank Chi nhánh Đà Nẵng năm 2009-2010) Qua bảng trên ta thấy doanh số thu nợ theo các ngành nghề giảm. Ngành Công nhiệp doanh số thu nợ giảm. Năm 2010 giảm so với năm 2009 là 200,809 triệu đồng, với tốc độ giảm là -44,53% . Cũng như doanh số cho vay thì doanh số thu nợ ngành Thương Mại Dịch Vụ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cả 2 năm 2009 và 2010. Doanh số thu nợ của ngành này năm 2009 đạt 963,030 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 57,86% trong tổng số thu nợ cho vay ngắn hạn, sang năm 2010 đạt 350,500 triệu đồng chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng là 50,43% với tốc độ giảm đáng kể là 63,60%. Như vậy ngành này không có khả quan trong công tác thu nợ. Ngành Thủy Hải Sản doanh số thu nợ giảm. Năm 2010 giảm so với năm 2009 là 155,877 triệu đồng, với tốc độ giảm là -62,26% nhưng so với ngành Thương Mại Dịch Dụ thì vẫn thấp hơn. Nhìn chung việc thu nợ của ngân hàng theo từng ngành nghề không tốt. Đối với ngành nghề nào cũng vậy, công tác thu nợ của ngân hàng cũng là quan trọng, bởi vì có thu nợ được thì mới thực hiện được công tác vòng quay vốn để duy trì hoạt động cho vay của ngân hàng. Dư nợ và nợ quá hạn: Dư nợ là chỉ tiêu mà dựa vào đó ngân hàng tính lãi và là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá lợi nhuận của ngân hàng. Dư nợ bao gồm dư nợ trong hạn và dư nợ quá hạn. Trong đó nợ quá hạn là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng, nó đo lường mức độ rủi ro của ngân hàng trong việc thực hiện nghiệp vụ cho vay. Đây là chỉ tiêu ngân hàng cũng rất quan tâm. Dư nợ của cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh năm 2009 là 286826 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,80% trong tổng dư nợ chung đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh, và năm 2010 là 256,367 triệu đồng chiếm 0,18% với tốc độ giảm là 10,62%. Ở ngân hàng thì hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh số cho vay chung, do đó chỉ đóng góp một phần nhỏ cho việc tăng thu nhập cho ngân hàng, bởi vì khách hàng thường có nhu cầu vay trung và dài hạn là chủ yếu. Bảng 7: Dư nợ và nợ quá hạn ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh theo ngành nghề năm 2009-2010 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 DN NQH NQH/DN DN NQH NQH/DN 1.Công Nghiệp 3.Thương mại dịch vụ 4.Thủy hải sản 4. Nông nghiệp 65,076 176,450 45,300 0 6,07 1,050 646 0 0,93 0,60 1,43 0 48,909 166,788 406,70 0 140 267 60 0 0,29 0,16 0,15 0 Tổng cộng 286,826 2,303 0,80 256,367 467 0,18 (Nguồn: Báo cáo cuối năm của Navibank Chi nhánh Đà Nẵng năm 2009-2010) Qua bảng trên ta thấy dư nợ của các ngành đều giảm. Trong đó ngành Thương Mại Dịch Vụ dư nợ chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2009 là 176,450 triệu đồng, năm 2010 là 166788 triệu đồng. Như vậy năm 2010 giảm so với năm 2009 là 267 triệu đồng, điều này cho ta thấy ngân hàng thường chú trọng đến ngành Thương Mại Dịch Vụ nên dư nợ của ngành này tăng lên. Ngành Công Nghiệp thì dư nợ chiếm tỷ lệ thấp nhất do ngành này chưa được phát triển mạnh nên. Mặc dù năm 2010 có giảm so với năm 2009 nhưng không đáng kể. Ngành Thủy Hải Sản năm 2010 giảm so với năm 2009 mặc dù không cao. Nhìn chung dư nợ của các ngành nghề khác nhau đều có xu hướng giảm, như vậy chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng không tăng trưởng. Chỉ tiêu nợ quá hạn của các ngành nghề khác nhau n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh tại chi nhánh NH thương mại cổ phần Nam Việt năm 2009-2010.doc
Tài liệu liên quan