Chuyên đề Phân tích hoạt động cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà tại ngân hàng An Bình – Chi nhánh Đà Nẵng qua 02 năm 2009 – 2010

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHTM 8

1.1 Lí luận chung về hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại: 8

1.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng: 8

1.1.2 Khái niệm cho vay: 8

1.1.3 Nguyên tắc cho vay: 8

1.1.4 Phân loại cho vay: 9

1.1.4.1 Căn cứ theo thời hạn cho vay: 9

1.1.4.2 Căn cứ theo tính chất của đảm bảo vốn vay: 9

1.1.4.3 Mục đích sử dụng vốn vay: 9

1.1.4.4 Theo đối tượng tham gia quy trình cho vay: 10

1.1.4.5 Theo phương thức vay: 10

1.2 Lí luận chung về hoạt động cho vay tiêu dùng: 11

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của cho vay tiêu dùng: 11

1.2.1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng: 11

1.2.1.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng: 11

1.2.2 Phân loại cho vay tiêu dùng: 11

1.2.2.1 Căn cứ vào mục đích vay: 11

1.2.2.2 Căn cứ vào hình thức vay: 12

1.2.2.3 Căn cứ vào phương thức hoàn trả: 12

1.2.3 Vai trò của cho vay tiêu dùng: 14

1.2.3.1 Đối với Ngân hàng: 14

1.2.3.2 Đối với người tiêu dùng: 14

1.2.3.3 Đối với nền kinh tế: 14

1.2.4 Rủi ro trong cho vay tiêu dùng: 14

1.2.5 Một số quy định chung về hoạt động cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà: 15

1.3 Cơ sở lý luận chung về phân tích hoạt động cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà: 16

1.3.1 Nội dung phân tích: 16

1.3.1.1 Phân tích hoạt động cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà theo thời hạn vay: 16

1.3.1.2 Phân tích hoạt động cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà theo hình thức đảm bảo: 17

1.3.2 Chỉ tiêu phân tích: 17

1.3.2.1 Doanh số cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà: 17

1.3.2.2 Chỉ tiêu phản ánh dư nợ của cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà: 18

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH XÂY/SỬA NHÀ TẠI 20

NGÂN HÀNG AN BÌNH – CN ĐÀ NẴNG 20

2.1 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng An Bình – Chi nhánh Đà Nẵng: 20

2.1.1 Giới thiệu sơ lược về ngân hàng An Bình – CN Đà Nẵng: 20

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển tại Ngân hàng An Bình – CN Đà Nẵng: 21

2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng: 22

2.1.4 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban: 23

2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức: 23

2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng An Bình qua 2 năm 2009 – 2010: 25

2.1.5.1 Các nguồn lực của ngân hàng: 25

2.1.5.2 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 – 2010: 25

2.1.6 Những quy định chung về hoạt động cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà/đất, sửa chữa, nâng cấp nhà tại ngân hàng An Bình: 31

2.2 Phân tích hoạt động cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà tại ngân hàng An Bình – CN Đà Nẵng qua 2 năm 2009 – 2010: 33

2.2.1 Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng An Bình qua 2 năm 2009 – 2010. 33

2.2.2 Phân tích hoạt động cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà tại Ngân hàng An Bình qua 2 năm 2009 – 2010: 35

2.2.2.1 Thị trường bất động sản tại Đà Nẵng năm 2009 – 2010: 35

2.2.2.2 Nhu cầu xây/sửa nhà tại thành phố Đà Nẵng năm 2009 – 2010: 36

2.2.2.3 Phân tích hoạt động cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà tại ngân hàng An Binh – CN Đà Nẵng qua 2 năm 2009 – 2010: 37

CHƯƠNG III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH MUA NHÀ/ĐẤT, XÂY/SỬA NHÀ TẠI NGÂN HÀNG AN BÌNH – CN ĐÀ NẴNG 41

3.1 Một số thuận lợi và khó khăn của ngân hàng An Bình – CN Đà Nẵng trong hoạt động cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà giai đoạn 2009 – 2010 và trong thời gian đến: 41

3.1.1 Thuận lợi của ngân hàng: 41

3.1.2 Khó khăn của ngân hàng: 41

3.2 Định hướng phát triển của ngân hàng An Bình trong năm 2011: 42

3.3 Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay phục vụ mục đích mua nhà/đất tại ngân hàng An Bình – CN Đà Nẵng: 42

3.3.1 Nhóm biện pháp chính: 42

3.3.2 Nhóm biện pháp hỗ trợ: 44

LỜI KẾT 47

 

 

 

doc50 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2311 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích hoạt động cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà tại ngân hàng An Bình – Chi nhánh Đà Nẵng qua 02 năm 2009 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tăng trưởng DS tuyệt đối Tổng DSCV phục vụ mục đích xây/sửa nhà năm (n-1) Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng của năm (n) so với năm (n-1). Khi chỉ tiêu này tăng lên thể hiện doanh số cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà của ngân hàng tăng lên tương đối. Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về tỷ trọng: Tỷ trọng = Tổng DSCV phục vụ mục đích xây/sửa nhà * 100% Tổng doanh số cho vay Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh số của cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng doanh số cho vay. Khi tỷ trọng này tăng lên chứng tỏ hoạt động cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà đươc mở rộng. Chỉ tiêu phản ánh dư nợ của cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà: Dư nợ cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà: Là số tiền mà khách hàng nợ ngân hàng tại một thời điểm. Chỉ tiêu này thường được kết hợp với chỉ tiêu doanh số cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà để phản ánh hoạt động mở rộng cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà tại ngân hàng. Giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối = Tổng dư nợ cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà năm (n) - Tổng dư nợ cho vay mua nhà năm (n-1) Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết dư nợ năm (n) tăng so với năm (n-1) về số tuyệt đối là bao nhiêu. Khi chỉ tiêu này tăng lên, tức là số tiền mà khách hàng đang nợ ngân hàng qua các năm đã tăng lên, chứng tỏ rằng hoạt động cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà được mở rộng. Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tương đối: Giá trị tăng trưởng dư nợ cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà tương đối = Giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối x 100% Tổng dư nợ cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà năm (n-1) Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà năm (n) so với năm (t-1) Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về tỉ trọng: Tỉ trọng = Tổng dư nợ cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà x100% Tổng dư nợ về hoạt động cho vay Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết dư nợ của hoạt động cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng dư nợ của toàn bộ hoạt động cho vay của ngân hàng. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH XÂY/SỬA NHÀ TẠI NGÂN HÀNG AN BÌNH – CN ĐÀ NẴNG Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng An Bình – Chi nhánh Đà Nẵng: Giới thiệu sơ lược về ngân hàng An Bình – CN Đà Nẵng: Ngân hàng An Bình – CN Đà Nẵng được thành lập theo quyết số 1491/QĐ-NHNN ngày 27/07/2006 của thống đốc NHNN, mở chi nhánh NHTMCP An Bình tại thành phố Đà Nẵng và quyết định số 63/QĐ-HĐQT ngày 03/08/2006 của hội đồng quản trị ngân hàng An Bình mở chi nhánh tại thành phố Đà Nẵng. Tên ngân hàng: Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình hay ABBANK. Tên giao dịch: AN BINH COMMERCIAL JOINT STOCK BANK. Trụ sở: 170 Hai Bà Trưng, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM CN Đà Nẵng: 179 Nguyễn Chí Thanh, P. Hải Châu, Q Hải Châu, Tp. Đà Nẵng Điện thoại: (84-0511) 2225 262 Website: www.abbank.vn Logo: Tầm nhìn chiến lược: ABBANK hướng đến trở thành một ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam; hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại trọng tâm bán lẻ theo những thông lệ quốc tế tốt nhất với công nghệ hiện đại, đủ năng lực canh tranh với các ngân hàng trong nước và quốc tế hoạt động tại Việt Nam. Tôn chỉ hoạt động: Phục vụ khách hàng với sản phẩm, dịch vụ an toàn, hiệu quả và linh hoạt; Tăng trưởng lợi ích cho cổ đông; Hướng đến sự phát triển toàn diện, bền vững của ngân hàng; Đầu tư vào yếu tố con người  làm nền tảng cho sự phát triển lâu dài. Lịch sử hình thành và phát triển tại Ngân hàng An Bình – CN Đà Nẵng: Hiện nay Ngân hàng An Bình – CN Đà Nẵng có địa điểm giao dịch tại 179 Nguyễn Chí Thanh, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng, với 08 điểm giao dịch tại Đà Nẵng, 01 phòng giao dịch ở Tam Kỳ và 01 CN ở Huế. Khi mới thành lập năm 2006, tổng cán bộ của Chi nhánh có 30 người nhưng đến nay con số đó là 110 người (tính đến năm 2009). Năm 2006: Thành lập chi nhánh Ngân hàng An Bình tại Đà Nẵng. Thành phố Đà Nẵng, trung tâm kinh tê trọng điểm tại khi vực miền Trung, nằm trong hành lang kinh tế Đông – Tây có hệ thống hạ tầng đô thị tương đối hoàn chỉnh, hệ thống sân bay, cảng biển, khu công nghiệp và cơ chế chính sách thu hút đầu tư… đã trở thành điểm đến tiềm năng của các tổ chức tài chính Ngân hàng. Chính vì vậy, chi nhánh Ngân hàng An Bình Đà Nẵng được khai trương hoạt động vào tháng 10/2006, đặt mục tiêu trong những năm hoạt động đầu tiên phải nhanh chóng thành lập mạng lưới phục vụ khác hàng tại các tỉnh thành khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Sau 01 năm hoạt động, đến 31/2/2007 tổng tài sản cảu chi nhánh đạt 430 tỷ đồng, vốn huy động đạt 415 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt 350 tỷ đồng. Ngân hàng An Bình – CN Đà Nẵng là chi nhánh đầu tiên trên địa bàn hoạt động có hiệu quả ngay năm đầu tiên. Năm 2007: Thành lập thêm 03 phòng giao dịch: Cùng với sự phát triển của NHTM Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển cảu đất nước, việc tăng vốn điều lệ lên 2.300 tỷ đồng ABBANK trở thành 1 trong 5 NHTMCP lớn nhất Việt Nam. Trong bối cảnh đó, ABBANK Đà Nẵng thành lập thêm 3 phòng giao dịch: 01 PGD tại Trưng Nữ Vương (Đà Nẵng), 01 PGD tại Tam Kỳ và 01 PDG tại Huế. Năm 2008: Ngày 28/01/2008 khai trương PGD Ngân hàng An Bình Nguyễn Chí Thanh Tp. Đà Nẵng. Chiến lược năm 2008 của ABBANK tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên sẽ phát triển từ 07 đến 08 chi nhánh và PGD tại các tỉnh Khánh Hòa, Gia Lai, Daklak, Quảng Nam, Quy Nhơn… với định hướng ABBANK Đà Nẵng là điểm giao dịch khai trương hoạt động đầu tiên trong chiến lược phát triển mạng lưới năm 2008 của ABBANK trên toàn quốc nói chung và khu vực miền Trung – Tây Nguyên nói riêng. ABBANK Nguyến Chí Thanh sẽ hoạt động tập trung vào 03 nội dung chính: Triển khai mạnh mẽ cung ứng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến các doanh nghiệp ngành điện, CBCNV Điện Lực và nhân dân trên địa bàn; cung ứng các sản phẩm dịch vụ đa dạng cho các doanh nghiệp, các nhà thầu, đối tác của Tập đoàn Điện Lực Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn; nhanh chóng đưa thương hiệu ABBANK thực sự gân gũi với khách hàng, được khách hàng yêu mến trên nền tảng sản phẩm dịch vụ đa dạng, công nghệ hiện đại, tận lòng – tận tâm vì khách hàng. Năm 2009: Khai trương 2 địa điển giao dịch tại quận Hải Châu: Sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới năm 2008, tình hình kinh tế năm 2009 có dấu hiệu khởi sắc. Với tình hình đó, ABBANK tiếp tục thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới giao dịch của mình để triển khai mạnh mẽ cung ứng các sán phẩm dịch vụ ngân hàng đến các doanh nghiệp ngành điện, CBCNV Điện Lực, các nhà thầu, đối tác của EVN (tập đoàn điện lực VN), các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn… nhanh chóng đưa thương hiệu ABBANK đến gần hơn với khách hàng. Ngày 27/05/2009 ABBANK chi nhánh Đà Nẵng khai trương 01 điểm tại Phan Chu Trinh (193 Phan Chu Trinh, Q.Hải Châu, Tp.Đà Nẵng). Ngày 29/12/2009 ABBANK chi nhánh Đà Nẵng tổ chức lễ khai trương tại Quang Trung (194 – 196 Quang Trung – Tp.Đà Nẵng). ABBANK Đà Nẵng với việc thành lập thêm điểm giao dịch ABBANK Phan Chu Trinh và ABBANK Quang Trung sẽ góp phần tích cực hơn nữa và sự phát triển chung của hệ thống dịch vụ ngân hàng – tài chính của Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói chung. Để quy mô phát triển ngày càng lớn mạnh, bên cạnh việc mở rộng các điểm giao dịch trên toàn quốc, ABBANK đã hoàn thiện mạng lưới giao dịch hiện tại bằng cách đầu tư nâng cấp các PGD lên cấp chi nhánh. Ngày 25/12/2009 PGD tại Tp.Huế được NHNN Việt Nam ch phép nâng cấp thành Chi nhánh Thừa Thiên Huế Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng: Huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế bằng VND với các hình thức đa dạng: Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán không kỳ hạn, có kỳ hạn. Đáp ứng mọi nhu cầu tài khoản của khách hàng. Huy động vốn thông qua việc phát hành các loại thẻ thanh toán. Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VND, ngoại tệ đối với tất các thành phần kinh tế. Đồng tài trợ cho các dự án có vốn đầu tư của Nhà nước và nước ngoài. Cho vay tiêu dùng. Cho vay tín chấp hiện đang được áp dụng. Cho vay cầm cố các loại chứng từ có giá. Dịch vụ ngân hàng: thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền nhanh qua mạng vi tính, chuyển tiền điện tử. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban: Cơ cấu tổ chức: Giám đốc Phó Giám đốc (Phụ trách kinh doanh) Phó Giám đốc (Phụ trách tài chính) P. QHKH PGD Hải Châu PGD Liên Chiểu P. QLTD PGD Phan Châu Trinh QTK Núi Thành P.Hành chính nhân sự P.Kế toán Bộ phận Marketing PGD Nguyễn Văn Linh PGD Hùng Vương PGD Trưng Nữ Vương Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban: Ban giám đốc bao gồm: Giám đốc và phó giám đốc có nhiệm vụ đề ra mục tiêu, kế hoạch và chỉ đạo hoạt động của chi nhánh. Trong đó, giám đốc là người đứng đầu và chịu trách nhiệm trước hội sở về hoạt động của chi nhánh, còn các phó giám đốc trợ giúp giám đốc trực tiếp chỉ đạo công việc tác nghiệp hằng ngày và chịu trách nhiệm trước giám đốc. Phòng QHKH cá nhân và Doanh nghiệp: có trách nhiệm tìm kiếm, khai thác, tiếp nhận hồ sơ khách hàng, kiểm tra các điều kiện rút vốn, triển khai các chính sách khách hàng, triển khai các sản phẩm thẻ, sản phảm tín dụng, thanh toán quốc tế.... Phòng quản lý rủi ro tín dụng: Với chức năng nghiên cứu phân tích quản lý rủi ro nhằm đảm bảo phát triển tín dụng an toàn. Thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng, quản lý danh mục đầu tư, thẩm định rủi ro đối với từng khoản cấp tín dụng, cho vay thu hồi nợ. Phòng hành chính nhân sự: chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch chiêu mộ đảm bảo nguồn lực cho chi nhánh, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ hằng năm trình hội sở duyệt và theo dõi thực hiện các kế hoạch đó, thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên về tiền lương, thưởng… tham mưu cho ban giám đốc trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật… Phòng kế toán giao dịch và ngân quỹ: gồm 2 bộ phận: Bộ phận kế toán giao dịch: tiếp xúc khách hàng, huy động vốn,…Ngân quỹ có trách nhiệm tổ chức thu, chi tiền mặt, giấy tờ có giá; giao, nhận các tài sản khác đối với các giao dịch viên và với khách hàng (đối với các giao dịch tiền mặt vượt hạn mức của giao dịch viên). Bộ phận kế toán nội bộ: thực hiện công việc kế toán hằng ngày thu thập báo cáo hằng ngày, tháng, quý, năm cho lãnh đạo cơ quan thanh tra. Hệ thống các phòng giao dịch: Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng như chi nhánh nhưng trong giới hạn của phòng giao dịch. Bộ phận Marketing phát triển mạng lưới: Tìm hiểu, thu thập, đánh giá các thông tin liên quan trong nội bộ và bên ngoài như: thị trường, đối thủ cạnh tranh…nhằm tham mưu, đề xuất kế hoạch phát triển và quản lý mạng lướiPhòng khách hàng cá nhân: Thực hiện các hoạt động cho vay và huy động vốn từ khách hàng cá nhân Phòng khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện các hoạt động cho vay và huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng An Bình qua 2 năm 2009 – 2010: Các nguồn lực của ngân hàng: Cơ sở vật chất: Địa điểm giao dịch: Chi nhánh Đà Nẵng được thành lập vào cuối năm 2006 đến nay đã có 08 điểm giao dịch trên địa bàn Đà Nẵng: ABBANK Đà Nẵng – 179 Nguyễn Chí Thanh, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng. ABBANK Hùng Vương – 195 Hùng Vương, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng. ABBANK Nguyễn Văn Linh – 174 Nguyễn Văn Linh, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng ABBANK Phan Chu Trinh – 193 Phan Chu Trinh, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng ABBANK Trưng Nữ Vương – 391 Trưng Nữ Vương, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng ABBANK Hải Châu – 194-196 Quang Trung, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng ABBANK Liên Chiểu – 183 Tôn Đức Thắng, Q.Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng Hệ thống máy ATM: Hiện nay ngân hàng An Bình có 08 máy ATM trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 – 2010: Hoạt động huy động vốn: Nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của ngân hàng, nó quyết định đến quy mô kinh doanh cũng như quy mô, trong đó vốn huy động đóng vai trò chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn và giũ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bảng 1: Nguồn vốn huy động ĐVT: Triệu đồng Nguồn: Báo cáo cân đối tổng hợp năm 2009; 2010 Tháng 12/2008 Chính phủ ban hành Nghị Quyết số 30 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội. Gói kích cầu hỗ trợ các doanh nghiệp và cấc hộ gia đình được thự hiện với nhiều giải pháp như giảm lãi suất cơ bản, hỗ trợ lãi suất vay vốn lưu động 4%/năm, bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giãn thời gian nộp thuế… Nhờ sự chỉ đạo của Chính phủ và sự nổ lực cố gắng của cán bộ ngành, địa phương nên tốc độ tăng trưởng trong năm 2009 của các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp cả nước nói chung, tại thành phố Đà Nẵng nói riêng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng hợp lý. Điều này tạo điều kiện tạo nguồn thu nhập và hình thành nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Khác với sự biến động của lãi suất cơ bản vào năm 2008, tăng mạnh ở 6 tháng đầu năm và giảm ở 6 tháng cuối năm. Trong 6 tháng đầu năm 2009, lãi suất huy động ở các ngân hàng tăng nhẹ ở tất cả các kỳ hạn, từ kỳ hạn tuần đến kỳ hạn 36 tháng, để phục vụ cho nhu cầu vay của các doanh nghiệp trong năm 2009 dưới sự tác động của việc phục hồi nền kinh tế. Hình 1: Lãi suất huy động tiền gởi VNĐ năm 2009 Nguồn: Phân tích biến động lãi suất từ năm 2005 đến 2009 Lãi suất huy động tại ngân hàng An Bình áp dụng ở mức cao, đặc biệt đối với gói sản phẩm “gửi tiết kiệm bậc thang” ở các kỳ hạn dài sẽ được hưởng lãi suất lên đến 9,7%/năm kỳ hạn 60 tháng. Dưới tác động của sự biến động lãi suất như vậy tính đến 31/12/2009 tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng đạt 1.075.365 triệu đồng tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn 99,39% (tương đương 1.068.817 triệu đồng), tiền gửi tiết kiệm của cá nhân chiếm tỷ trọng lớn với 63,65% trong lượng tiền gửi của khách hàng; tiền gửi của khách hàng tổ chức chiếm 36,65% triệu đồng; vay từ các TCTD khác chiếm 0.61% (tương đương 6.548 triệu đồng) trong khối lượng tiền huy động vốn của ngân hàng. Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng tính đến 31/12/2010 đạt 1.319.583 triệu đồng, tăng 244.218 triệu đồng so với năm 2009 với tốc độ tăng 22,71%. Kết quả này được hình thành từ: Trong 6 tháng đầu năm 2010, lãi suất tăng so với cùng kỳ năm 2009 với mặt bằng lãi suất mới biến động quanh ngưỡng 12%/năm. Việc lãi suất huy động tăng cao làm cho mặt bằng lãi suất cho vay cũng bị đẩy lên trong điều kiện áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận; vì vậy tháng 7/2010 để tạo sự thống nhất về mặt bằng lãi suất huy động trên thị trường, NHNN và Hiệp hội ngân hàng đã yêu cầu các NHTM đồng thuận giảm lãi suất huy động vốn bằng VND để góp phần thực hiện hạ mặt bằng lãi suất của thị trường theo Nghị quyết 23/NQ – CP ngày 7/5/2010 của Chính phủ đến tháng 7 lãi suất huy động VND đón đợt điều chỉnh giảm đầu tiên ở mức 11 – 11,2% cho các kỳ hạn và duy trì khá ổn định cho đến tháng 10, lãi suất huy động một lần nữa được điều chỉnh xoay quanh mức 10,8 – 11%. Tuy nhiên, trước sức ép của lạm phát vào những tháng cuối năm, tỷ lệ lãi suất huy động ở lần điều chỉnh giảm thứ hai đã ngay lập tức gia tăng sau khi NHNN thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản lên 9%. Mặt bằng lãi suất huy động mới được thiết lập ở mức 12%, cuộc đua tranh lãi suất quyết liệt giữa các ngân hàng đã được đưa lên đến đỉnh điểm khi lãi suất huy động được đưa lên đến 17%/năm. Mặt khác năm 2010, kinh tế - xã hội của Đà Nẵng đã dần ổn định và phát triển, tổng sản phẩm trong nước – GDP của thành phố đạt 10.274.000 triệu đồng, tăng 11,54% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản xuất công nghiệp thành phố có mức tăng trưởng khá, ước tính giá trị sản xuất công nghiệp đạt 12.431.330 triệu đồng tăng 14,35% so vói cùng kỳ năm 2009. So với năm 2009, tổng vốn đầu tư phát triển thực hiện là 18.936.000 triệu đồng, tăng 12,33% so với năm 2009, 11,39% so với kế hoạch. Đến cuối năm 2010 thành phố đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân sung túc hơn. Tuy nhiên, năm 2010 cũng là năm nền kinh tế có nhiều biến động. Chịu sự tác động của giá vàng trên thế giới giá vàng tại Việt Nam cũng tăng mạnh đạt đến ngưỡng 38 triệu/lượng. Lạm phát hoành hành các nền kinh tế trên thế giới, các yếu tố rủi ro sau khủng hoảng khiến vàng trở thành tài sản được ưa chuộng để tích trữ, hơn nữa, bất chấp giá vàng đang ở mức cao nhưng các công ty khai thác vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu, điều này khiến cho giả vàng tăng lên thêm nhanh chóng. Bên cạnh đó, vàng là công cụ đầu từ, cất trữ thay cho đôla hay đem tiền đi gởi tiết kiệm là thói quen của nhiều người dân Việt Nam. việc tăng giá mạnh của vàng đã kéo giá của đồng đôla Mỹ tăng với 21.500đồng/USD. Tăng giá vàng, đồng thời giá đôla cũng được kéo theo đã làm cho người dân rút/giảm tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng để mua vàng/đôla để tích trữ đã làm cho khối lượng tiền được gửi giảm mạnh tại các NHTM nói chung, tại ngân hàng An Bình nói riêng. Trong năm 2010 lượng tiền huy động được từ khách hàng cá nhân, đạt 607.733 triệu đồng tăng giảm 22,80% so với năm 2009 (tương đương 72.590 triệu đồng). Huy động vốn từ các tổ chức đạt 704.67915 triệu đồng tăng 81,39% so với năm 2009 (tăng 316.185 triệu đồng) trong đó khối lượng tiền gửi có kỳ hạn tăng mạnh với 503.620 triệu đồng. Hoạt động sử dụng vốn: Bảng 2: Hoạt động sử dụng vốn ĐVT: triệu đồng Nguồn: Báo cáo cân đối tổng hợp năm 2009, 2010 Đầu năm 2009, Thủ tướng Chính phú đã ban hình Quyết định số 131/QĐ-NHNN để hỗ trợ lãi suất trong ngắn hạn (tối đa là 8 tháng) cho khách hàng vay sản suất - kinh doanh bằng VND nhằm giảm giá thành sản phẩm hàng hóa, duy trì sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm trong điều kiện nền kinh tế bị tác động bởi khủng hoảng tài chính và suy thoái thế giới. Trong đầu năm 2010 mặt bằng lãi suất cho vay bằng VND bắt đầu giảm và sẽ còn giảm đáng kể bởi các ngân hàng bắt đầu vào cuộc đua giảm lãi suất. Từ ngày 15/4 Ngân hàng An Bình đã xác lập một mặt bằng lãi suất cho vay thỏa thuận mới ở mức 14-16%/năm tùy vào đối tượng khách hàng. Đối tượng được khác Ngân hàng ưu tiên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có quản trị tốt, các khoản vay tài trợ xuất khẩu, các khách hàng sản xuất kinh doanh các sản phẩm, mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổ định, trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm thiết yếu cho nền kinh tế. Ngân hàng An Bình tài trợ xuất khẩu trước giao hàng với mức lãi suất ưu đãi từ 14%-14,5%/năm đối với VND và 5-5,25%/năm đối với vay bằng USD; chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu lãi suất ưu đãi 13,5-14%/năm đối với VND và 4,5-4.75%/năm đối với vay bằng USD. Riêng khách hàng có TSĐB tốt, có giao dịch thanh toán thường xuyên và chưa từng phát sinh nợ quá hạn tại ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng khác, ABBANK áp dụng mức lãi suất chỉ còn 13-13,5%/năm. Cùng với mức lãi suất tốt được hỗ trợ, quy tình, thủ tục vay vốn ngắn gọn cho doanh nghiệp, rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn của ngân hàng đã đem lại DSCV của ngân hàng An Bình – CN Đà Nẵng năm 2010 là 7.136.372 triệu đồng tăng 24,63% so vớ năm 2009 (tương đương 1.410.362 triệu đồng). Hoạt động cho vay của ngân hàng cũng được mở rộng đáng kể, và hiệu quả hơn, điều này được thể hiện qua dư nợ năm 2009 là 1.030.267 triệu đồng, dư nợ năm 2010 được tăng lên 1.284.022 triệu đồng tăng 24,63% so với năm 2009 (tương đương 253.755 triệu đồng); doanh số thu nợ cũng được tăng lên 1.327.552 triệu đồng so với năm 2009. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng: Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh ĐVT: Triệu đồng Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng năm 2009, 2010 Qua bảng số liệu trên cho thấy, tổng thu nhập của chi nhánh tăng trong năm 2010, tăng 74,16% (tương đương 92.789 triệu đồng) so với năm 2009. Trong đó, thu nhập từ lãi tăng cao với 73,55% (tương đương 88.189 triệu đồng) nguyên nhân do chất lượng của ngân hàng được nâng cao, thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng 47,05% (tương đương 1.699 triệu đồng). Bên cạnh đó tổng chi phí tăng hơn so với năm 2009 do trả lãi tiền gửi, trả lãi vay và chi phí marketing để thu hút khách hàng. Kết quả, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng tăng 25,76% (tương đương 5.126 triệu đồng), khẳng định vị thế của ngân hàng tại Đà Nẵng và đánh dấu cho sự phát triển của ngân hàng trong những năm tiếp theo. Những quy định chung về hoạt động cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà/đất, sửa chữa, nâng cấp nhà tại ngân hàng An Bình: Đối tượng vay: + Là cá nhân người Việt Nam, hộ gia đình hiện đang sinh sống hoạt động và cư trú hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam. + Cá nhân là người nước ngoài (là người không có quốc tịch Việt Nam – theo Nghị định 51/2009/NĐ-CP ngày 03/06/2009) đáp ứng các điều kiện người nước ngoài được mua và sở hữu nhà tại Việt Nam theo quy định. Trường hợp khách hàng vay là cá nhân là người nước ngoài đơn vị kinh doanh chuyển về Khối KHCN để được hướng dẫn cụ thể. Điều kiện vay: + Có hộ khẩu thường trú, tạm trú cùng địa bàn chi nhánh, phòng giao dịch của ABBANK. + Khách hàng có độ tuổi từ 20-50 và thời hạn kết thúc khoản vay không quá 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ. Trường hợp khách hàng vay/bảo lãnh có độ tuổi nằm ngoài quy định, ban tín dụng hoặc ban Giám đốc có quyền tự quyết định việc tự cấp tín dụng cho khách hàng này. + Có TSĐB là BĐS đang sở hữu hoặc chính BĐS định mua hoặc BĐS của bên thứ 3 là cha, mẹ, anh/chị, em ruột, người hôn phối. + Đối với cho vay xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà làm thay đổi kết cấu nhà khách hàng phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định pháp luật bắt buộc; đồng thời phải có dự toán chi phí xây dựng, sửa chữa nhà và đáp ứng đủ các điều kiện về tài sản hình thành trong tương lai. + Tái tài trợ nhu cầu mua nhà/đất nhưng thời gian sảy ra việc mua nhà/đất đến thời điểm ABBANK xét duyệt cho vay không quá 18 tháng. Việc tái tài trợ xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà đến thời điểm ABBANK xét duyệt cho vay không quá 12 tháng. + Chưa từng phát sinh nợ nhóm 3 trở đi tại ABBANK và các TCTD khác. Mức cho vay: Phù hợp với yêu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng tối đa là 90% tổng nhu cầu vốn và không quá 70% tổng giá trị của TSĐB. Phương thức cho vay: Cho vay từng lần. Lãi suất: Theo quy định hiện hành của ngân hàng Thời hạn cho vay: Tối đa là 20 năm tối với vay mua nhà/đất, 10 năm đối với tái mua nhà/đấtt,sửa chữa, nâng cấp nhà đất. Phương pháp thu nợ: Trả góp gốc đều hàng tháng: + Nợ gốc trả đều hàng tháng, ân hạn nợ gốc tối đa không quá 36 tháng. + Lãi trả hàng tháng, tính trên dư nợ thực tế. Trả góp đều hàng tháng (gốc+lãi) – amort (hàng tháng khách hàng sẽ trả một số tiền như nhau): + Nợ gốc trả hàng tháng/quý, không áp dụng ân hạn nợ gốc. + Lãi trả hàng tháng tính trên dư nợ thực tế. Trả theo ¼ thời hạn thời hạn khoản vay. Số tiền trả gốc hàng kỳ tăng dần phù hợp với kỳ vọng và khả năng tăng thu nhập của khách hàng trong tương lai. Cụ thể: + Trong ¼ thời gian đầu của thời hạn khoản vay, khách hàng được ưu đãi trả nợ gốc ở mức tối thiếu 10% giá trị khoảng vay. + Trong ¼ thời gian đầu của thời hạn khoản vay, khách hàng được ưu đãi trả nợ gốc ở mức tối thiếu 20% giá trị khoảng vay. + Trong ¼ thời gian đầu của thời hạn khoản vay, khách hàng được ưu đãi trả nợ gốc ở mức tối thiếu 30% giá trị khoảng vay. + Trong khoản thời gian còn lại đến khi kết thúc khoản vay khách hàng phải trả góp phần nợ gốc còn lại của khoản vay. Trong đó: + Nợ gốc trả đều hàng tháng/quý trong từng ¼ thời hạn khoản vay tương ứng. + Lãi trả hàng tháng, tính trên dư nợ thực tế. + CVQHKH phải thẩm định cụ thể và thuyết minh rõ nguồn thu nhập của khách hàng đủ khả năng trả nợ theo các thời đoạn tiếp theo. + Trường hợp khách hàng trả trước hạn: Phí phạt = 0,1% x số tiền trả trước hạn x số tháng vay còn lại. Nếu trường hợp khách hàng trả phí phạt sớm và lớn hơn 6% x số tiền trả trước hạn: Phí phạt trả trước hạn tối đa = 6% x số tiền trả trước hạn. Hình thức đảm bảo nợ vay: + TSĐB là BĐS có giấy chủ quyền thuộc sỡ hữu hợp lệ của người vay hoặc chính BĐS người vay dự định mua hoặc được bảo lãnh bằng tài sản của người thân (bố mẹ, anh chị em ruột). + TSBBD là BĐS chưa có chủ quền hợp lệ mà Giấy sỡ hữa chỉ dưới dạng hợp đồng mua/bán của chủ đầu tư được ABBANK chấp nhận thì giá trị của TSĐB là giá trị của phòng thẩm định tài sản của ABBANK quy định từng thời kỳ. Phù hợp với yêu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng tối đa là 90% tổng nhu cầu vốn nhưng không vượt quá 70% giá trị TSĐB. Phân tích hoạt động cho vay phục vụ mục đích xây/sửa nhà tại ngân hàng An Bình – CN Đà Nẵng qua 2 năm 2009 – 2010: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng An Bình qua 2 năm 2009 – 2010. Nếu như năm 2008 việc vay ngân hàng để mua nhà hay sắm xe máy, ô tô là chuyện khó như lên trời thì đến đầu năm 2009 nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên, các ngân hàng cũng sẵn sàng bơm vốn vào lĩnh vực này. Hiện nay, cho vay tiêu dùng hiện đang được các ngân hàng đánh giá là sản phẩm chủ đạo của mình. Bảng 4: Hoạt động cho vay tiêu dùng. ĐVT: Triệu đồng Nguồn: Báo cáo về số liệu tín dụng năm 2009; 2010 Qua bảng số liệu trên ta DSCV năm 2009 là 5.726.046 triệu đồng, DSCV năm 2010 là 7.136.372 tăng 177.090 triệu đồng với tốc độ tă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_hoan_chinh_lai_3502.doc
Tài liệu liên quan