Chuyên đề Phân tích kết quả kinh doanh thương mại của công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Tân Liên Minh giai đoạn 2003-2007

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: Những vấn đề chung về công tác phân tích kết quả kinh doanh thương mại 2

1.1. Khái niệm chung về thương mại và hoạt động kinh doanh thương mại. 3

1.1.1. Khái niệm về thương mại 3

1.1.2. Hành vi thương mại 5

1.1.2.1. Bản chất của hành vi thương mại 5

1.1.2.2. Các loại hành vi thương mại 6

1.1.3. Thương nhân 8

1.1.3.1. Khái niệm và đặc điểm của thương nhân 8

1.1.3.2. Các loại thương nhân 11

1.2. Khái niệm chung về phân tích thống kê kết quả kinh doanh thương mại 12

1.2.1. Khái niệm phân tích thống kê kết quả kinh doanh 12

1.2.2. Nhiệm vụ, vai trò của phân tích thống kê kết quả kinh doanh 14

1.2.3. Nội dung, phạm vi phân tích thống kê kết quả kinh doanh 15

1.2.4. Các phương pháp phân tích thống kê kết quả kinh doanh 18

1.2.5. Nguồn tài liệu và yêu cầu của công tác phân tích kết quả kinh doanh 22

1.3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả kinh doanh 23

1.3.1. Tổng doanh số kinh doanh 23

1.3.2. Doanh thu 24

1.3.3. Giá trị tăng thêm thương mại (VATM) 26

1.3.4. Tổng mức lợi nhuận kinh doanh thương mại 27

1.3.5. Tỷ suất lợi nhuận: 28

Chương 2: Phân tích thực trạng kết quả kinh doanh của công ty Tân Liên Minh giai đoạn 2003-2007 29

2.1. Một số nét sơ lược về công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Tân Liên Minh 29

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 29

2.1.2. Hệ thống tổ chức và chức năng của công ty Tân Liên Minh 30

2.1.3. Một số kết quả mà công ty đã đạt được trong thời gian qua: 32

2.2. Thực trạng kinh doanh thương mại của công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Tân Liên Minh 34

2.2.1. Phân tích kết quả kinh doanh của công ty Tân Liên Minh 35

2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí và các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 45

Chương 3: Nguyên nhân và các giải pháp nâng cao kết quả kinh doanh thương mại của công ty Tân Liên Minh trong thời gian tới 49

3.1. Đánh giá chung về kết quả kinh doanh của công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Tân Liên Minh. 49

3.1.1. Những kết quả mà công ty đã đạt được 49

3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao kết quả kinh doanh thương mại của công ty 55

3.2.1. Kiến nghị với Chính phủ 55

3.2.2. Kiến nghị với công ty 56

KẾT LUẬN 62

Danh mục tài liệu tham khảo 63

 

 

doc68 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích kết quả kinh doanh thương mại của công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Tân Liên Minh giai đoạn 2003-2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động của doanh nghiệp, tìm ra những mặt mạnh, mặt tồn tại trong kinh doanh để đề xuất những giải pháp cho thời kỳ kinh doanh tiếp theo có hiệu quả hơn. Để đạt được những yêu cầu trên cần tổ chức tốt công tác phân tích phù hợp với loại hình, điều kiện, quy mô kinh doanh và trình độ quản lý ở doanh nghiệp. Tổ chức công tác phân tích thường được tiến hành theo 3 bước sau: - Chuẩn bị cho quá trình phân tích. - Tiến hành phân tích. - Tổng hợp, đánh giá kết quả phân tích. Các bước này có những nội dung, vị trí riêng nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, do đó cần tổ chức tốt từng bước để không ảnh hưởng đến quá trình phân tích chung. Hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả kinh doanh 1.3.1. Tổng doanh số kinh doanh “Tổng doanh số kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là chỉ tiêu bằng tiền biểu hiện toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại trong kỳ nghiên cứu, bao gồm cả dịch vụ hoàn thành và dịch vụ chưa hoàn thành ở các mức độ khác nhau, tức là gồm kết quả hoạt động mua (qm), chuyển bán (qcb) và tiêu thụ (qb)” (giáo trình thống kê thương mại - trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội). ∑pq = ∑pqm + ∆∑pqcb Trong đó: ∑pqm - Tổng giá trị hàng mua trong kỳ (có thể theo giá mua) ∑pqb - Tổng giá trị hàng hóa bán ra (theo các loại giá mua vào, bán ra) ∆∑pqcb – Giá trị hàng hóa chuyển bán chưa thanh toán Trong thực tế, nhiều khi chỉ tiêu mua vào ít được chú ý đúng mức mặc dù tự thân nó có ý nghĩa quan trọng trong việc cân đối mua bán và dự trữ cũng như trong việc xác định kết quả hoạt động của các bộ phận (thậm chí do một số điều kiện, có tổ chức thương mại chủ yếu làm nhiệm vụ mua vào như thu mua nông sản). 1.3.2. Doanh thu Doanh thu nói chung là số tiền thu được nhờ tiêu thụ hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ. Doanh thu của doanh nghiệp thương mại là gì? Hiện chưa có quan niệm rõ ràng về vấn đề này. Theo quan điểm thứ nhất: Đồng nhất doanh thu và doanh số bán hàng, coi doanh số mua vào chỉ là một bộ phận chi phí kinh doanh như các chi phí khác. Theo quan niệm thứ hai: Đồng nhất doanh thu với chiết khấu thương mại, coi doanh thu là số tiền thu được do cung cấp dịch vụ hoàn thành, không tính đến sản phẩm chưa hoàn thành. Đây chính là quan điểm cần phân biệt giữa doanh thu hay chiết khấu với giá trị sản xuất thương mại. Quan niệm này gần gũi với quan niệm chung hơn. (Giáo trình thống kê thương mại - trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội). Nhìn chung, có thể nói, doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ sau khi trừ các khoản thuế thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) và được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền) Doanh thu phát sinh từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là phần doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thoả thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Doanh thu = Giá trị hợp lý từ các khoản thu được hoặc sẽ thu được– CK thương mại - giảm giá hàng bán – DT hàng bán trả lại Doanh thu hoạt động tài chính: Phát sinh từ các giao dịch mà DN tiến hành thuộc hoạt động tài chính như tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia, các khoản liên quan đến HĐ đầu tư tài chính khác Chi phí HĐ bán hàng và cung cấp dịch vụ: là những khoản chi phí phát sinh liên quan đến giá vốn của lượng sản phẩm tiêu thụ và lượng dịch vụ đã cung cấp cùng chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN phân bổ cho lượng SP, DV, HH đã tiêu thụ trong kỳ Chi phí HĐ tài chính: là những khoản chi phí phát sinh từ các giao dịch mà DN tiến hành thuộc hoạt động tài chính như lãi tiền vay, chi phí SD bản quyền, số lỗ đầu tư chứng khoán và đầu tư tài chính khác và các khoản chi phí liên quan. Chi phí khác: là những chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động xảy ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính. VD: chi phí thanh lý TSCĐ, chi phí môi giới, dịch vụ Phù hợp với doanh thu, thu nhập và chi phí là Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. KQ BH = DT thuần về BH và CC dịch vụ - Giá vốn hàng tiêu thụ - CP BH, QLDN KQ HĐ tài chính = DT HĐ tài chính – CP HĐ tài chính KQ khác =TN khác – CP khác Giá trị sản xuất thương mại là phần giá trị sản phẩm vật chất tăng thêm trong lưu thông nhờ hoạt động thương mại. Đó là kết quả hoạt động thương mại do lao động thương mại tạo ra trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Cũng như các ngành khác, giá trị sản xuất thương mại được tính theo giá thị trường theo một trong hai loại gí cụ thể: giá chưa và đã tính cả thuế sản xuất. Giá trị sản xuất thương mại được tính theo một trong hai công thức : GOTM = (Doanh số bán ra – giá vốn của hàng hóa bán ra) – phí vận tải thuê ngoài = ∑(pb – pm – n*)qb = ∑pbqb - ∑pmqb – ∑n*qb = Chi phí lưu thông – phí vận tải thuê ngoài ± lãi, lỗ kinh doanh thương mại + thuế sản xuất Trong đó, n* là tỷ suất chi phí lưu thông hoàn toàn (tính cả thuế) 1.3.3. Giá trị tăng thêm thương mại (VATM) Giá trị tăng thêm của thương mại là bộ phận giá trị mới do lao động thương mại tạo ra trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm (Giáo trình thống kê thương mại - trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội). Nói cách khác, giá trị tăng thêm thương mại là bộ phận giá trị sản xuất thương mại còn lại sau khi trừ đi chi phí trung gian (ICTM). Phù hợp với chỉ tiêu giá trị sản xuất thương mại, giá trị tăng thêm thương mại được tính theo giá thị trường. Giá trị tăng thêm thương mại được tính theo một trong hai phương pháp sau: Phương pháp sản xuất và phương pháp phân phối Theo phương pháp sản xuất ta có: VATM(SX) = GOTM - ICTM Với GOTM: Giá trị sản xuất thương mại ICTM: Chi phí trung gian thương mại Trong đó, chi phí trung gian thương mại là toàn bộ chi phí sản phẩm vật chất và dịch vụ cho nhu cầu sản xuất thường xuyên của doanh nghiệp, không kể chi phí khấu hao. Chi phí sản xuất dịch vụ ở đây bao gồm cả cho nhu cầu trực tiếp, thường xuyên của sản xuất và cho nhu cầu văn hóa tinh thần của lao động thương mại liên quan trực tiếp đến sản xuất, do sản xuất gây ra. Theo phương pháp phân phối ta có: VATM(pp) = ∑TNI Trong đó, TNI là thu nhập lần đầu, là thu nhập nhờ sản xuất mà có. Thu nhập lần đầu của lao động thương mại gồm: thù lao lao động và các khoản thu nhập khác có tính chất lương, bảo hiểm xã hội thay lương, tiền ăn trưa, ca ba Thu nhập lần đầu của doanh nghiệp thương mại là lợi nhuận còn lại (hay còn gọi là số dư kinh doanh thuần), có thể bao gồm toàn bộ hay một phần chi phí khấu hao TSCĐ. Thu nhập lần đầu của nhà nước (xã hội) gồm thuế gián thu. Đó là thuế kinh doanh và các loại phí gián thu. Nó cũng có thể gồm toàn bộ hay một phần chi phí khấu hao TSCĐ. 1.3.4. Tổng mức lợi nhuận kinh doanh thương mại Tổng mức lợi nhuận kinh doanh thương mại là bộ phận giá trị thặng dư do lao động thương mại tạo ra trong một thời kỳ nhất định. Đó là phần tăng thêm của kết quả kinh doanh thương mại so với chi phí lưu thông, tức là doanh thu còn lại sau khi trừ đi chi phí lưu thông (Giáo trình thống kê thương mại - trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội). Chỉ tiêu này cũng phản ánh kết quả kinh doanh của thương mại trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Tổng mức lợi nhuận kinh doanh thương mại được xác định theo công thức: ∑L = Doanh thu (C) – Chi phí lưu thông hoàn toàn hay mở rộng (F) = Doanh thu – (Chi phí lưu thông + thuế) =∑ ( pb – pm – n)qb =∑ (c – n)qb hoặc = Doanh thu bán hàng – chi phí lưu thông toàn bộ =∑ pbqb –∑ (pm + n)qb Trong đó: pb – đơn giá bán Pm – đơn giá mua n- tỷ suất chi phí lưu thông hoàn toàn qb - lượng hàng hóa bán ra c - tỷ suất chiết khấu, là chênh lệch giữa giá bán và giá mua một đơn vị hàng hóa 1.3.5. Tỷ suất lợi nhuận: Tỷ suất lợi nhuận là mức lợi nhuận thu được trên một đơn vị hàng hóa lưu chuyển, một đơn vị chi phí lưu thông hay một đơn vị vốn. (giáo trình thống kê thương mại - trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội) Phù hợp với khái niệm đó, tỷ suất lợi nhuận có thể được xác định theo một trong các công thức sau đây: l = (1) l = (2) l = (3) l = (4) l = c – n* (5) Trong đó: l: Tỷ suất lợi nhuận q: lượng hàng hóa lưu chuyển L: lợi nhuận của công ty p: giá của hàng hóa lưu chuyển V: Lượng vốn lưu chuyển c: tỷ suất chiết khấu CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TÂN LIÊN MINH GIAI ĐOẠN 2003-2007 2.1. Một số nét sơ lược về công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Tân Liên Minh Công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Tân Liên Minh là công ty TNHH có hai thành viên trở lên, được thành lập theo quyết định số 0102000064 của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội. Vốn đăng ký kinh doanh là 15.000.000.000 (mười lăm tỷ đồng), trụ sở chính đặt tại số 346 Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tên giao dịch quốc tế: TAN LIEN MINH TECHNOLOGY AND TRADING COMPANY LIMETED Tên viết tắt: TAN LIEN MINH.CO.,LTD Các chi nhánh và văn phòng đại diện: - CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ KỸ THUẬT TÂN LIÊN MINH Địa chỉ: 19/3 Bình Thới, phường 11, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh - CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ KỸ THUẬT TÂN LIÊN MINH TẠI ĐÀ NẴNG Địa chỉ: 48 đường Trần Cao Vân, phường Tam Thuận, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng -Văn phòng đại diện: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ KỸ THUẬT TÂN LIÊN MINH- VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI HẢI PHÒNG - Địa chỉ: số 41 Văn Cao, phường Đổng Quốc Bình, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Sự ra đời và phát triển của công ty có thể được đánh dấu bởi những mốc thời gian sau: - Năm 1995, Tân Liên Minh mới chỉ hoạt động như một cửa hàng kinh doanh đồ nội thất và là nhà phân phối của hãng nội thất văn phòng GODREJ (Ấn Độ). Đây là những năm đầu Việt Nam bắt đầu hội nhập kinh tế nên hoạt động của cửa hàng đã gặp phải không ít thách thức và khó khăn. Tuy nhiên, với phương châm hoạt động của mình, Tân Liên Minh đã dần dần tạo được uy tín với nhiều đối tác trong và ngoài nước. - Tháng 2 năm 2000, với mong muốn mở rộng phạm vi hoạt động và đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước, công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Tân Liên Minh được thành lập. Cùng với việc là nhà phân phối của hãng GODREJ, Tân Liên Minh cũng trở thành nhà phân phối máy hàn và cắt của hãng DAIDEN (Nhật Bản). - Năm 2001, Tân Liên Minh trở thành nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam thiết bị hàn và cắt hơi TANAKA (Nhật Bản). - Năm 2002, thành lập văn phòng đại diện của công ty tại thành phố Hải Phòng. - Năm 2004, chi nhánh của công ty được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh và trở thành nhà phân phối ống thuỷ lực của hãng SSANGMA (Hàn Quốc). - Năm 2005, thành lập chi nhánh của công ty tại Đà Nẵng và trở thành nhà phân phối độc quyền ống thuỷ lực BRIDGESTONE (Nhật Bản) - Năm 2007, thành lập chi nhánh công ty tại thành phố Cần Thơ, phân phối thiết bị điện NGK (Nhật Bản) - Năm 2008 trở thành nhà phân phối chính thức sản phẩm dụng cụ cầm tay MAKITA (Nhật Bản) Hệ thống tổ chức và chức năng của công ty Tân Liên Minh Tân Liên Minh là công ty TNHH hai thành viên trở lên, cơ cấu tổ chức nhân sự bao gồm: - Hội đồng thành viên gồm các thành viên (3 người), là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Hội đồng thành viên họp định kỳ mỗi năm 1 lần, ngoài ra, Hội đồng thành viên có thể được triệu tập họp bất thường khi có đủ điều kiện theo quy định của điều lệ công ty hoặc theo quy định của pháp luật doanh nghiệp. - Giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng thành viên do Hội đồng thành viên bầu ra Bộ máy quản lý của công ty được xác định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác giữa các bộ phận, đảm bảo sự hợp tác chặt chẽ thống nhất tạo ra sự thông suốt trong công việc. Ngoài ra, tổ chức công ty còn gồm các chi nhánh và văn phòng đại diện: - Chi nhánh công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Tân Liên Minh tại Thành Phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Tân Liên Minh tại Đà Nẵng - Chi nhánh công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Tân Liên Minh tại Cần Thơ - Văn phòng đại diện: công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Tân Liên Minh – Văn Phòng đại diện tại Hải Phòng Riêng tại trụ sở của công ty hiện nay, đội ngũ nhân viên của công ty là 34 người, trong đó 14 người có trình độ đại học, 20 người đã qua các trường đào tạo nghiệp vụ chuyên môn. Công ty được tổ chức thành 3 bộ phận chính: - Bộ phận quản lý hành chính kế toán - số 346, Trần Khát Chân, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. - Bộ phận kinh doanh thiết bị hàn và dụng cụ cơ khí cầm tay - số 346, Trần Khát Chân, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. - Bộ phận kinh doanh thiết bị nội thất và thiết bị văn phòng - số 7, Ngõ Giáp Bát, Phường Giải Phóng, Quận Hoàng Mai, Hà Nội. - Xưởng sản xuất nội thất tại Thanh Xuân- Hà Nội Chức năng kinh doanh chính của công ty là: - Cung cấp và lắp đặt các sản phẩm, trang thiết bị nội thất văn phòng. - Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng (chủ yếu là thiết bị nội thất văn phòng, thiết bị hàn cắt kim loại, dụng cụ điện cầm tay, điện, điện tử, điện lạnh, thiết bị văn phòng, thiết bị hàn và các loại máy móc công nghiệp, dân dụng): - Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá: - Dịch vụ sửa chữa, lắp đặt, bảo hành sản phẩm công ty kinh doanh. Một số kết quả mà công ty đã đạt được trong thời gian qua: Từ việc xuất phát là một cửa hàng kinh doanh đồ nội thất cho đến nay, Tân Liên Minh đã trở thành một trong những công ty thương mại và kỹ thuật có uy tín với thị trường trong nước và là đối tác tin cậy của nhiều nhà sản xuất nổi tiếng trên thế giới, có chi nhánh và văn phòng đại diện ở cả ba miền Bắc-Trung-Nam. 2.1.3.1. Hiện nay công ty là đại lý phân phối chính thức của các sản phẩm sau: * Thiết bị cơ khí: - Đại lý độc quyền tại Việt Nam thiết bị hàn và cắt hơi TANAKA - Nhật Bản. - Đại lý độc quyền tại Việt Nam thiết bị hàn và cắt DAIDEN của nhà sản xuất OSAKA DENKI thuộc tập đoàn DAIHEN Corporation (OTC) - Nhật Bản - Nhà phân phối que hàn và vật liệu hàn cắt HUYNDAI – Hàn Quốc - Nhà phân phối cáp hàn TRIANGLE - Australia - Nhà phân phối độc quyền ống thuỷ lực BRIDGESTONE - Nhật Bản. - Nhà phân phối phía Bắc que hàn và vật liệu hàn YAWATA của tập đoàn NIPPON SYEEL - Nhật Bản. - Nhà phân phối chính thức sản phẩm dụng cụ cầm tay MAKITA - Nhật Bản. * Sản phẩm nội thất văn phòng: - Nhà phân phối phía Bắc sản phẩm nội thất văn phòng GODREJ - Việt Nam. - Nhà phân phối sản phẩm nội thất cao cấp Viêtchin (Đài Loan) - Nhà phân phối sản phẩm nội thất cao cấp YATOMO (Nhật Bản) - Nhà phân phối sản phẩm ghế văn phòng DINHPHU tiêu chuẩn Đài Loan. - Đại lý sản phẩm nội thất FAMI tiêu chuẩn Hàn Quốc. - Đại lý sản phẩm nội thất Hoà Phát. - Kinh doanh các sản phẩm nội thất cao cấp nhập khẩu 2.1.3.2. Các khách hàng truyền thống của công ty Với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh cung cấp và lắp đặt trang thiết bị nội thất văn phòng, 3 năm hoạt động trong lĩnh vực thiết bị hàn và cắt kim loại, công ty đã xây dựng được một hệ thống khách hàng truyền thống như: * Khối văn phòng TW Đảng - Nhà lưu trữ TW Đảng số 9, Nguyễn Cảnh Trân, Hà Nội. - Ban văn hóa tư tưởng TW số 10, Nguyễn Cảnh Trân, Hà Nội. - Văn Phòng Đảng uỷ Khối các doanh nghiệp TW số 308, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội. - Văn Phòng Website Đảng Cộng Sản Việt Nam số 202, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội * Tổng công ty hàng không Việt Nam - Trung tâm dịch vụ và quản lý bay – Gia Lâm, Hà Nội. - Xí nghiệp máy bay A 76 – sân bay quốc tế Nội Bài. * Tổng công ty vận tải Hà Nội - Văn phòng tổng công ty vận tải Hà Nội số 32, Nguyễn Công Trứ, Hà Nội. - Xí nghiệp xe buýt Hà Nội số 9, Lạc Trung, Hà Nội. * Tổng Công ty lắp máy Việt Nam - Công ty lắp máy và xây dựng số 10 - Công ty lắp máy và xây dựng số 3 - Công ty lắp máy và xây dựng số 5 - Công ty lắp máy và xây dựng số 69-1 - Công ty lắp máy và xây dựng số 69-3 * Tổng công ty cơ khí xây dựng - Công ty cơ khí xây dựng Đại Mỗ - Công ty cơ khí xây dựng số 7 (Liên Ninh) - Công ty thi công cơ giới và lắp máy * Tổng công ty xi măng - Công ty xi măng Bút Sơn - Công ty xi măng Nghi Sơn - Công ty xi măng Bỉm Sơn - Công ty xi măng Hoàng Thạch * Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ - Nhà máy đóng tàu Bến Kiền - Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng - Nhà máy đóng tàu Hạ Long * Các công ty liên doanh: - Công ty FORD Việt Nam - Công ty MITSUI Thăng Long - Công ty chế tạo cột thép HUYNDAI Đông Anh - Công ty HONDA Việt Nam - Công ty YAMAHA Việt Nam - Công ty TOYOTA Việt Nam * Các công ty khác - Nhà máy xe lửa Gia Lâm - Công ty cơ khí dệt may Hưng Yên - Công ty cổ phần Formach - Công ty kết cấu thép Đông Anh .. Mục tiêu của công ty trong thời gian tới: Với phương châm kinh doanh của công ty: “sản phẩm hàng đầu - dịch vụ hoàn hảo”, công ty mong muốn tiếp tục cung cấp cho khách hàng tại Việt Nam những sản phẩm chất lượng cao của các nhà sản xuất có truyền thống và danh tiếng nhất. Đồng thời với việc cung cấp những sản phẩm hàng đầu, công ty cam kết đưa tới khách hàng dịch vụ bảo hành và bảo trì mang tính chuyên nghiệp. Vì vậy, trong thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động của mình ở nhiều tỉnh, thành khác của Việt Nam và tiếp tục hợp tác với nhiều thương hiệu danh tiếng trên thế giới nhằm đáp ứng cho người tiêu dùng với chất lượng hoàn hảo. Thực trạng kinh doanh thương mại của công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Tân Liên Minh Có thể tóm tắt kết quả kinh doanh của công ty thông qua các số liệu được thể hiện trong phu lục 1 2.2.1. Phân tích kết quả kinh doanh của công ty Tân Liên Minh 2.2.1.1. Phân tích chung kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Tân Liên Minh Công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Tân Liên Minh được thành lập vào năm 2000, cho đến năm 2007 đã trải qua 8 năm hoạt động. Để đánh giá những kết quả mà công ty đã đạt được ở năm đầu thành lập và năm hiện tại, chúng ta tiến hành đánh giá giữa hai năm 2000 và 2007, tuy nhiên, vì không có số liệu của năm 2000 đến năm 2002 nên chúng ta sẽ đánh giá kết quả kinh doanh mà công ty đã đạt được giữa hai năm 2002 và 2007 nhằm so sánh sự phát triển của công ty trong năm đầu và năm hiện tại. Bảng 2.1: Biến động kết quả kinh doanh năm 2007 so với năm 2003 Đơn vị tính: Đồng Việt Nam Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2007 lượng tăng (giảm) tuyệt đối δi tốc độ phát triển ti % 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 7.942.475.641 20.136.866.347 12.194.390.706 153,53 2.Các khoản giảm trừ - - - - 3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 7.942.475.641 20.136.866.347 12.194.390.706 153,53 4.Giá vốn hàng bán 6.736.556.325 17.739.625.965 11.003.069.640 163,33 5.lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.205.919.316 2.397.240.382 1.191.321.066 98,79 6.Doanh thu hoạt động tài chính 1.179.442 3.194.597 2.015.155 170,86 7.Chi phí tài chính 102.075.434 49.098.954 -52.976.480 -51,90 - trong đó: chi phí lãi vay 102.075.434 - - 102.075.434 - 8.Chi phí bán hàng - - - - 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.052.619.087 2.253.247.795 1.200.628.708 114,06 10.Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 52.404.237 98.088.230 45.683.993 87,18 11.Thu nhập khác - 5.178.095 - - 12.Chi phí khác - - - 13.Lợi nhuận khác - 5.178.095 - - 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 52.404.237 103.266.325 50.862.088 97,06 15.Thuế thu nhập doanh nghiệp 14.673.187 28.914.571 14.241.384 97,06 16.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 37.731.050 74.351.754 36.620.704 97,06 Từ bảng phân tích cho ta thấy: Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2007 so với năm 2003 tăng 36.620.704 đồng với tỷ lệ 97,06 %. Đây là một tỷ lệ khá cao đối với một công ty mới đi vào hoạt động được 6 năm. Con số này cho thấy kết quả kinh doanh của công ty năm 2007 tốt hơn nhiều so với năm 2003, nó thể hiện sự cố gắng của công ty trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận, đồng thời nó cũng cho thấy sự phát triển của công ty trong quá trình kinh doanh. Kết quả trong bảng phân tích cũng cho thấy các chỉ tiêu về lợi nhuận đều tăng, cụ thể: - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2007 so với năm 2003 tăng 45.683.993 đồng, tăng 87,18 % - Tổng lợi nhuận trước thuế tăng 50.862.088 đồng với tỷ lệ 97,06 % Xem xét các chỉ tiêu phản ánh doanh thu và chi phí ta thấy: - Giá vốn hàng năm 2007 so với năm 2003 tăng 11.003.069.640 đồng, tức là tăng 163,33 %. Điều này chứng tỏ khối lượng hàng tiêu thụ đã tăng lên nhiều. - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 so với năm 2003 tăng 12.194.390.706 đồng, tức là tăng 153,53 %. Có được kết quả này là do doanh nghiệp đã có sự nỗ lực rất lớn trong việc thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa. Một trong những nguyên nhân lớn là do từ năm 2003 đến năm 2007, công ty đã mở rộng mặt hàng kinh doanh cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ bằng việc trở thành nhà phân phối chính thức của các thương hiệu uy tín trên thế giới cũng như lần lượt thành lập các chi nhánh ở miền Bắc, Trung và Nam. Điều này chẳng những làm tăng doanh thu thuần, tạo điều kiện gia tăng lợi nhuận kinh doanh mà còn giúp doanh nghiệp thu hồi được vốn, gia tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm. - Doanh thu hoạt động tài chính năm 2007 so với năm 2003 tăng 2.015.155 đồng (170,86 %) trong khi đó chi phí tài chính năm 2007 so với năm 2003 lại giảm 52.976.480 đồng (giảm 51,90 %), điều này có nghĩa là doanh nghiệp đã có hoạt động tài chính thực sự hiệu quả. - Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2007 so với năm 2003 tăng 1.200.628.708 đồng, tương ứng tăng 114,06 % . Nguyên nhân chủ yếu là do sự mở rộng về quy mô hoạt động của công ty tăng lên, 2.2.1.2. Phân tích chỉ tiêu doanh số kinh doanh Bảng 2.2. Cơ cấu tổng doanh số kinh doanh của công ty giai đoạn 2003-2007 Đơn vị tính: đồng tổng doanh số kinh doanh Trong đó tổng giá trị hàng mua trong kỳ tổng giá trị hàng bán ra trong kỳ tổng giá trị hàng chuyển bán chưa thanh toán đồng % đồng % đồng % đồng % 2003 19.972.184.093 100 8.411.673.269 42,12 7.491.377.143 37,51 4.069.133.681 20,37 2004 17.222.933.184 100 7.146.522.427 41,50 6.933.041.615 40,25 3.143.369.142 18,25 2005 22.815.273.549 100 10.648.206.442 46,67 8.594.519.950 37,67 3.572.547.147 15,66 2006 16.744.039.088 100 7.793.871.015 46,55 6.534.923.051 39,03 2.415.245.012 14,42 2007 36.118.014.718 100 16.468.172.514 43,60 13.212.686.138 36,58 6.437.156.066 17,82 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty Tân Liên Minh) Từ bảng 2.2 ta có thể thấy rằng trong tổng doanh số kinh doanh thì tổng giá trị hàng mua trong kỳ chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 40%), sau đó là đến tổng giá trị hàng bán ra trong kỳ (từ 36,58% đến 40,25%) và cuối cùng là giá trị hàng chuyển bán chưa thanh toán. Điều này cho thấy rằng tổng doanh số bán hàng dù có đạt giá trị lớn cũng chưa phản ánh được hiệu quả kinh doanh của công ty, bởi nó bị phụ thuộc nhiều vào giá trị hàng mua trong kỳ, trong khi trên thực tế, điều cần thiết lại là bán được nhiều sản phẩm hoặc nói một cách khác là nâng cao giá trị hàng mua trong kỳ. Bên cạnh đó, tổng giá trị hàng chuyển bán chưa thanh toán vẫn chiếm một tỷ trọng khá cao (từ 14,42% đến 20,37%), điều này gây ảnh hưởng đến việc thu hồi vốn, làm giảm số vòng quay của vốn và từ đó có thể ảnh hưởng đến nguồn vốn hoạt động của công ty. Để phân tích đặc điểm biến động của chỉ tiêu tổng doanh số kinh doanh của công ty, ta tiến hành lập bảng phân tích như sau: Bảng 2.3. Biến động tổng doanh số kinh doanh giai đoạn 2003-2007 Năm Tổng doanh số kinh doanh (y) (đồng) lượng tăng (giảm) tuyệt đối δi (đồng) tốc độ phát triển ti (%) tốc độ tăng (giảm) ai (%) Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn gi (đồng) 2003 19.972.184.093 - - - - 2004 17.222.933.184 -2.749.250.909 -86,23 -13,77 199.721.840,93 2005 22.815.273.549 5.592.340.365 132,47 32,47 172.229.331,84 2006 16.744.039.088 -6.071.234.461 -73,39 -26,61 228.152.735,49 2007 36.118.014.718 19.443.975.630 216,12 115,71 167.440.390,88 Bình quân (đồng) (đồng) (%) (%) - 22.588.488.926 4.053.957.656 116,02 16,02 - (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty Tân Liên Minh) Từ kết quả tính toán trên ta thấy rằng: Từ năm 2003 đến năm 2007, tổng doanh số kinh doanh bình quân là 22.588.488.926 đồng, tốc độ phát triển bình quân là 116,02 % và tốc độ tăng bình quân là 16,02 %/năm. Nếu so sánh giữa các năm ta thấy tổng doanh số kinh doanh giữa các năm tăng không đều. Năm có tốc độ tăng cao nhất là năm 2007, trong năm này, doanh số kinh doanh đạt mức cao đột biến là 36.118.014.718 đồng đạt tốc độ tăng cao nhất trong các năm (216,12 %). Sở dĩ như vậy là vì ở năm này, tổng giá trị hàng mua và tổng giá trị hàng bán ra đều cao hơn rất nhiều so với các năm trước. Năm có tổng doanh số kinh doanh thấp nhất là năm 2006, chỉ đạt 16.744.039.088 đồng và tốc độ phát triển đạt giá trị âm (-73,39 %). Có hai năm tốc độ tăng đạt giá trị âm,và hai năm này năm xen kẽ nhau, tức là doanh số kinh doanh của năm sau thấp hơn năm trước và cứ năm trước giảm thì năm sau doanh số kinh doanh lại sẽ tăng. Như vậy, tổng doanh số kinh doanh của công ty qua các năm không ổn định mà thường có sự biến động lớn 2.2.1.3. Phân tích chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Tổng doanh thu của doanh nghiệp bao gồm các kho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2199.doc
Tài liệu liên quan