MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Phần I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP 1
i. Bản chất và vai trò của kế toán quản trị 1
1. Bản chất của kế toán quản trị 1
2. Vai trò của kế toán quản trị 1
3. Mối quan hệ giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị 2
ii. Chi phí và phân loại chi phí trong kế toán quản trị 3
1. Khái niệm chi phí 3
2. Yêu cầu về thông tin chi phí trong kế toán quản trị 3
3. Phân loại chi phí trong kế toán quản trị 4
3.1. Phân loại theo chức năng hoạt động 4
3.1.1. Chi phí sản xuất 4
3.1.2. Chi phí ngoài sản xuất 4
3.2. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với báo cáo tài chính 4
3.2.1. Chi phí sản phẩm 5
3.2.2. Chi phí thời kỳ 5
3.3. Phân loại theo cách ứng xử của chi phí 5
3.3.1.Biến phí 5
3.3.1. Định phí 6
3.3.2. Chi phí hỗn hợp 7
3.4. Các cách phân loại khác về chi phí 9
3.4.1. Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp 9
3.4.2. Chi phí chênh lệch 9
3.4.3. Chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được 9
3.4.4. Chi phí cơ hội và chi phí lặn(chìm) 9
iii. Một số chỉ tiêu sử dụng trong phân tích mối quan hệ chi phí - sản lượng - lợi nhuận 10
1. Số dư đảm phí 10
2. Tỷ lệ SDĐP 11
3. Kết cấu chi phí (cấu trúc chi phí) 11
4. Đòn bẩy kinh doanh 12
5. Doanh thu an toàn 12
IV. Phân tích mối quan hệ chi phí -sản lượng - lợi nhuận trong doanh
nghiệp 13
1. Ý nghĩa của việc phân tích mối quan hệ chi phí -sản lượng - lợi nhuận 13
2. Phân tích điểm hòa vốn 13
2.1. Khái niệm điểm hòa vốn 14
2.2. Ý nghĩa điểm hòa vốn 14
2.3. Phương pháp xác định sản lượng và doanh thu hòa vốn 14
2.3.1. Trường hợp công ty kinh doanh một loại sản phẩm 14
2.3.2. Trường hợp công ty sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm 15
2.4. Công suất hòa vốn 15
2.5. Thời gian hòa vốn 16
3. Phân tích rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp 16
3.1. Phân tích rủi ro kinh doanh thông qua chỉ tiêu đòn bẩy kinh doanh 16
3.2. Phân tích rủi ro kinh doanh thông qua chỉ tiêu hệ số an toàn 16
4. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ chi phí - sản lượng - lợi nhuận 17
4.1. Đồ thị hòa vốn 17
4.2. Đồ thị lợi nhuận 18
5. Ứng dụng của việc phân tích mối quan hệ chi phí - sản lượng - lợi nhuận trong lựa chọn phương án kinh doanh 18
5.1. Lựa chọn phương án dinh doanh khi biến phí và sản lượng thay đổi căn cứ vào quá trình phân tích ta có mô hình tổng quát sau 19
5.2. Lựa chọn phương án kinh doanh khi định phí và sản lượng thay đổi 19
5.3. Lựa chọn phương án kinh doanh khi biến phí, định phí và sản lượng thay đổi 19
5.4. Lựa chọn phương án kinh doanh khi định phí, sản lượng và giá bán thay đổi 20
5.5. Lựa chọn phương án kinh doanh khi biến phí, định phí, sản lượng và giá bán thay đổi 20
6. Quyết định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh một mặt hàng 21
V. Hạn chế của mô hình phân tích chi phí - sản lượng - lợi nhuận 21
Phần II : PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY THỰC PHẨM VÀ ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ ĐÀ NẴNG 23
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY THỰC PHẨM VÀ ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ ĐÀ NẴNG 23
I. QUÁ TRÌNH HÌNH TNÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY THỰC PHẨM VÀ ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ ĐÀ NẴNG 23
1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh 23
2. Nhiệm vụ và chức năng của chi nhánh công ty thực phẩm và đầu tư công nghệ Đà Nẵng 24
2.1. Chức năng của chi nhánh 24
2.2. Nhiệm vụ của chi nhánh 24
3. Phương hướng hoạt động kinh doanh của chi nhánh 25
II. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CHI NHÁNH 25
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 25
2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận 26
2.1. Ban giám đốc 26
2.2. Các phòng chức năng 26
3. Tổ chức bộ máy kế toán và hình thức sổ kế toán áp dụng tại chi nhánh 27
3.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại chi nhánh 27
a. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 27
b. Chức năng nhiệm vụ của từng kế toán viên trong bộ máy 27
3.2. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại chi nhánh 28
3.3. Một số chỉ tiêu khác 29
a. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ- SẢN LƯỢNG- LỢI NHUẬN TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY THỰC PHẨM VÀ ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ ĐÀ NẴNG 30
I. NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM VỀ CÁC LOẠI CHI PHÍ TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY 30
1. Chi phí mua hàng 30
2. Chi phí bán hàng 30
3. Chi phí quản lý doanh nghiệp 30
II. TỔ CHỨC, XỬ LÝ SỐ LIỆU KẾ TOÁN TÀI CHÍNH CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY ĐỂ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ- SẢN LƯỢNG- LỢI NHUẬN 31
a. Điều kiện để phân tích 31
1.1. Biến phí 31
1.2. Định phí 31
1.3. Chi phí hỗn hợp 31
2. Tổ chức xử lý số liệu kế toán tài chính tại chi nhánh công ty để phục vụ cho việc phân tích mối quan hệ chi phí- sản lượng- lợi nhuận 32
2.1. Biến phí 32
2.1.1. Chi phí mua hàng 32
2.1.2. Biến phí bán hàng 33
2.2. Định phí 34
2.2.1. Định phí bán hàng 34
2.2.2. Định phí quản lý doanh nghiệp 35
2.3. Chi phí hỗn hợp 36
III. PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU BIỂU HIỆN MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ-SẢN LƯỢNG-LỢI NHUẬN TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY THỰC PHẨM VÀ ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ ĐÀ NẴNG 40
1. Các giả thuyết vận dụng trong phân tích mối quan hệ chi phí-sản lượng-lợi nhuận tại chi nhánh công ty 40
2. Phân tích một số chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ chi phi-sản lượng-lợi nhuận tại chi nhánh công ty 41
2.1. Số dư đảm phí 41
2.2. Tỷ lệ SDĐP 42
2.3. Đòn bẩy kinh doanh 43
3. Phân tích điểm hoà vốn 45
3.1. Kết cấu mặt hàng tại chi nhánh công ty quý IV/2007 45
3.2. Sản lượng hòa vốn và số dư an toàn(SDAT) về sản lượng 45
3.3. Phân tích doanh thu hoà vốn các mặt hàng chủ yếu 46
3.4. Phân tích rủi ro kinh doanh 46
3.4.1. Phân tích rủi ro kinh doanh qua hệ số đòn bẩy kinh doanh 47
3.4.2. Phân tích rủi ro kinh doanh dựa vào hệ số an toàn 47
4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến điểm hòa vốn của CN Công ty 47
Phần III : VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ- SẢN LƯỢNG- LỢI NHUẬN TRONG QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ KINH DOANH TẠI CN CÔNG TY 49
I. Nhận xét về tình hình kinh doanh và công tác kế toán tại CN công ty 49
1. Nhận xét chung về tình hình hoạt động kinh doanh tại CN công ty 49
2. Nhận xét về công tác kế toán tại CN công ty 50
II. Tổ chức xây dựng bộ máy kế toán quản trị tại CN công ty 50
1. Các nguyên tắc cơ bản khi xây dựng mô hình kế toán quản trị 50
2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán có áp dụng kế toán quản trị 51
3. Mối quan hệ cung cấp thông tin của kế toán quản trị 52
3.1. Mối quan hệ cung cấp thông tin giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính 52
3.1.1. Mối quan hệ cung cấp thông tin giữa kế toán quản trị với các phòng ban 52
III. Ứng dụng phân tích mối quan hệ chi phí - sản lượng - lợi nhuận trong việc lựa chọn phương án kinh doanh 53
2. Lựa chọn phương án kinh doanh khi biến phí và sản lượng thay đổi 54
3. Lựa chọn phương án kinh doanh khi định phí và sản lượng thay đổi 54
4. Lựa chọn phương án kinh doanh khi biến phí, định phí và sản lượng thay đổi 55
5. Lựa chọn phương án kinh doanh khi định phí, sản lượng và giá bán thay đổi 56
IV. Quyết định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh một mặt hàng thông qua phân tích mối quan hệ C - V – P 57
V. Xác Định Sản Lượng Cần Thiết Để Đạt Lợi Nhuận Mong Muốn 59
VI. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại CN Công ty 59
1. Các biện pháp nhằm giảm chi phí 59
1.1. Mua hàng hóa trả chậm 60
1.2. Chiếm dụng vốn của khách hàng 60
1.3. Thực hiện tốt công tác thu hồi nợ 60
1.4. Một số biện pháp giảm chi phí khác 61
2. Giải pháp nhằm tăng doanh thu 62
3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh 62
3.1. Mở rộng thị trường và đẩy mạnh hoạt động Marketing 62
3.2. Xây dựng chính sách khuyến khích nhân viên bán hàng 63
3.3. Một số biện pháp khác 63
VII. Lập dự toán hoạt động cho quý II năm 2008 nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại CN Công ty thực phẩm và đầu tư công nghệ Đà Nẵng 64
2. Dự toán tiêu thụ 64
2. Dự toán mua vào 66
KẾT LUẬN
Phụ Lục
Tài Liệu Tham khảo
CHI NHÁNH CÔNG TY THỰC PHẨM VÀ ĐẦU TƯ
CÔNG NGHỆ ĐÀ NẴNG
NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM VỀ CÁC LOẠI CHI PHÍ TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY :
Chi phí mua hàng :
Chi phí mua hàng là khoản tiền mà chi nhánh công ty phải trả cho các đơn vị nguồn hàng mà chi nhánh công ty đã mua . Khoản chi phí này phụ thuộc vào khối lượng hàng mua và giá cả của một đơn vị hàng mua. Hiện nay hoạt động chính của chi nhánh công ty là kinh doanh các mặt hàng như : xe máy, linh phụ kiện môtô hai bánh, kinh doanh thực phẩm, vật liệu xây dựng,.......
Vì vậy, chi phí mua hàng chiếm tỷ trọng khá lớn trong toàn bộ chi phí của chi nhánh công ty. Chi phí này bao gồm : chi phí giá vốn hàng mua và những chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng như : chi phí vận chuyển, bốc xếp, ...
Chi phí bán hàng :
Chi phí bán hàng là những chi phí mà doanh nghiệp chi ra phục vụ cho việc tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ. Bao gồm những khoản chi phí sau :
Chi phí nhân viên bán hàng : bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên ở bộ phận bán hàng.
Chi phí vật liệu bao bì : là các khoản chi phí về giấy catton, đai, nẹp, ...phục vụ cho việc đóng gói hàng hoá.
Chi phí dụng cụ đồ dùng : là những chi phí bỏ ra để mua các dụng cụ đồ dùng phục vụ cho bộ phận bán hàng như : máy vi tính, máy đếm tiền, USB, ....
Chi phí khấu hao TSCĐ: là khoản chi phí bỏ ra để bù đắp những hao mòn của TSCĐ ở bộ phận bán hàng
Chi phí bảo hành ;
Chi phí dịch vụ mua ngoài : bao gồm các khoản chi phí chi ra phục vụ cho việc đóng gói, bảo quản, bốc dỡ, vận chuyển hàng hoá đi tiêu thụ.
Chi phí bằng tiền khác như : chi phí quảng cáo, hoa hồng trả cho đại lý, chi phí giao dịch, chi phí hội nghị tiếp khách, ....
Chi phí quản lý doanh nghiệp :
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí mà chi nhánh công ty chi ra phục vụ cho quản lý, điều hành kinh doanh và các khoản chi phí chung cho toàn doanh nghiệp, bao gồm các khoản chi phí sau :
Chi phí nhân viên quản lý : gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp.
Chi phí đồ dùng văn phòng : là khoản chi phí bỏ ra để mua giấy, bút phục vụ cho bộ phận văn phòng.
Chi phí khấu hao TSCĐ : là khoản chi phí bỏ ra để bù đắp những hao mòn của TSCĐ ở bộ phận quản lý.
Thuế, phí và lệ phí : bao gồm các khoản chi phí về thuế, công tác phí, chi phí hội họp học tập và lệ phí khác.
Chi phí tồn kho : là chi phí mà chi nhánh công ty phải chi ra để phục vụ cho việc tồn kho của hàng hoá.
Chi phí dịch vụ mua ngoài như : tiền nước sinh hoạt, điện sinh hoạt, điện thoại, điện báo, ......
Chi phí bằng tiền khác như : chi phí tuyển nhân viên, chi phí ủng hộ, .....
TỔ CHỨC, XỬ LÝ SỐ LIỆU KẾ TOÁN TÀI CHÍNH CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY ĐỂ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ- SẢN LƯỢNG- LỢI NHUẬN :
Điều kiện để phân tích :
Với cách tập hợp chi phí của chi nhánh công ty thì chỉ phục vụ cho kế toán tài chính là chủ yếu mà chưa cung cấp thông tin cho hoạt động quản trị, đây là một hạn chế rất lớn đối với chi nhánh công ty. Bởi vậy, điều cần thiết là chi phí phải được phân thành biến phí, định phí. Dưới đây là cách nhận diện chi phí theo cách ứng xử của chi phí tại chi nhánh công ty. Sự nhận diện về cách ứng xử của chi phí là những kỹ năng cần thiết nếu nhà quản trị muốn có thông tin tối ưu nhất để ra quyết định sáng suốt.
Biến phí :
Chi phí biến đổi (chi phí khả biến) là những chi phí thay đổi tỷ lệ với khối lượng hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí khả biến sẽ không đổi trên một đơn vị của mức độ hoạt động nhưng tổng biến phí thì thay đổi.
Định phí :
Định phí (chi phí bất biến) là chi phí mà tổng số của nó không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi. Khi mức độ hoạt động tăng thì chi phí bất biến tính trên một đơn vị sẽ giảm.
Chi phí hỗn hợp :
Chi phí hỗn hợp là chi phí mà thành phần của nó bao gồm cả yếu tố biến phí và định phí.
¯ Một số phương pháp để xác định biến phí và định phí :
Dùng phương pháp kỹ thuật để xác định: nghĩa là ta dựa trên các thông số kỹ thuật của sản phẩm để định mức giá và lượng các yếu tố đầu vào chế tạo nên sản phẩm. Bằng các phương pháp định mức ta có thể xác định được lượng và giá các yếu tố chi phí có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm. Theo đó, những chi phí biến thiên theo sản lượng sản phẩm sản xuất được xem là biến phí còn ngược lại là định phí.
Dùng phương pháp tài khoản để xác định: theo phương pháp này ta sẽ lướt qua tài khoản chi phí trong một vài kỳ kinh doanh. Nếu số tiền ở các tài khoản này biến động ít hoặc nhiều, thì qua đó ta có thể nhận diện là biến phí, định phi hoặc chi phí hỗn hợp. Nhưng phương pháp này không biết chi phí phát sinh từ hoạt động nào và phụ thuộc rất lớn vào kiến thức dự toán của nhà quản trị. Đây cũng là điểm hạn chế của phương pháp này.
Phương pháp phỏng vấn: Đây là phương pháp sẽ phỏng vấn trực tiếp những người có trách nhiệm điều hành các hoạt động phát sinh ra chi phí đặc thù ở từng bộ phận quản lý.
Tổ chức xử lý số liệu kế toán tài chính tại chi nhánh công ty để phục vụ cho việc phân tích mối quan hệ chi phí- sản lượng- lợi nhuận :
Xử lý số liệu nghĩa là ta tiến hành phân loại các chi phí tại chi nhánh công ty thành biến phí và định phí. Theo cách ứng xử của chi phí thì chi phí được phân thành biến phí, định phí, và chi phí hỗn hợp.
Biến phí:
Chi phí mua hàng:
Tại chi nhánh công ty, tất cả các chi phí của hàng hoá mua vào (bao gồm giá mua và chi phí thu mua) đều là biến phí giá vốn. Vì cứ tăng thêm một đơn vị hàng thì chi phí này tăng thêm một khoản tương ứng bằng giá vốn của hàng hoá đó.
Chi phí mua hàng được lấy từ sổ tổng hợp TK 632 đối ứng với TK 156.
Bảng 1
Bảng biến phí giá vốn các mặt hàng quý IV/2007
ĐVT : đồng
Mặt hàng
Sản
lượng
Giá mua
Chi phí
thu mua
Biến phí
giá vốn
Biến phí đơn vị
PT Honda Wave Alpha
590
16.600.000
215.000
16.815.000
28.500
PT Heasun-xe ga
1.862
105.906.400
600.000
106.506.400
57.200
Xe máy Honda
1.140
16.866.500.000
5.500.000
16.872.000.000
14.800.000
Xe máy Heasun
423
3.552.000.000
1.200.000
3.553.200.000
8.400.000
Hàng sơn
824
140.997.280
500.000
141.497.280
171.720
Biến phí bán hàng :
Bao gồm các khoản sau :
_Tiền lương và các khoản trích KPCĐ của nhân viên bán hàng, khoản này được xem là biến phí bởi vì tại chi nhánh công ty tiền lương của nhân viên bán hàng được trả theo số hàng hóa tiêu thụ.
Các khoản chi phí này được lấy trên sổ tổng hợp TK 334 và TK 338(2) đối ứng với TK 641.
Chi phí vật liệu bao bì : khoản chi phí này được xem là biến phí bởi vì khi số lượng hàng hoá tiêu thụ tăng lên thì khoản chi phí này cũng tăng lên. Chi phí vật liệu bao bì được lấy trên sổ tổng hợp TK 152 đối ứng TK 641.
Chi phí dịch vụ mua ngoài : khoản chi phí này biến động theo số lượng hàng hao tiêu thụ nên xem là biến phí. Số liệu chi phí này đựơc lấy trên sổ tổng hợp các TK 111, TK 331 đối ứng với TK 641.
Chi phí hoa hồng đại lý : đó là khoản tiền mà chi nhánh công ty phải trả cho các đại lý khi chi nhánh công ty gởi hàng cho đại lý bán hộ. Số tiền đại lý được hưởng phụ thuộc vào số lượng hàng hoá mà đại lý bán được, vì thế đây chính là khoản biến phí.Chi phí này được lấy trên sổ tổng hợp TK 331 đối ứng với TK 641.
Biến phí tiêu thụ được tập hợp theo bảng sau :
Bảng 2
Bảng biến phí tiêu thụ quý IV/2007
ĐVT : đồng
Nội dung chi phí
Số tiền
Lương và KPCĐ
100.000.000
Chi phí vật liệu bao bì
7.528.500
Chi phí dịch vụ mua ngoài
38.085.850
Chi phí hoa hồng đại lý
15.024.233
Tổng
160.638.583
Ta tiến hành phân bổ biến phí tiêu thụ theo doanh thu tiêu thụ là tương đối hợp lý vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu tiêu thụ. Ta có bảng tổng hợp doanh thu tiêu thụ các mặt hàng và bảng phân bổ biến phí bán hàng cho từng mặt hàng quý IV/2007 như sau :
Bảng 3
Bảng tổng hợp doanh thu các mặt hàng quý IV/2007
ĐVT : đồng
Mặt hàng
Sản lượng
Đơn giá
Doanh thu
PT Honda Wave Alpha
590(cái)
49.100
28.969.000
PT Heasun-xe ga
1.862(cái)
73.140
136.186.680
Xe máy Honda
1.140(chiếc)
15.218.000
17.348.520.000
Xe máy Heasun
423(chiếc)
9.230.000
3.904.290.000
Hàng sơn
824(thùng)
210.500
173.452.000
Tổng
21.591.417.680
Bảng 4
Bảng phân bổ biến phí bán hàng cho từng mặt hàng quý IV/2007
ĐVT : đồng
Mặt hàng
Doanh thu
Biến phí bán hàng
PT Honda Wave Alpha
28.969.000
215.527
PT Heasun-xe ga
136.186.680
1.013.219
Xe máy Honda
17.348.520.000
129.071.732
Xe máy Heasun
3.904.290.000
29.047.635
Hàng sơn
173.452.000
1.290.470
Tổng
21.591.417.680
160.638.583
Định phí :
Định phí bán hàng :
Định phí bán hàng tại chi nhánh công ty bao gồm các khoản chi phí sau :
Các khoản trích BHXH, BHYT của nhân viên bán hàng
Chi phí này được lấy từ sổ tổng hợp TK 338(3) và TK 338(4) đối ứng với
TK 641.
Chi phí dụng cụ đồ dùng : là những chi phí bỏ ra để mua các dụng cụ đồ dùng phục vụ cho bộ phận bán hàng. Khoản chi phí này thường cố định theo kế hoạch nên xem nó là định phí. Chi phí này được lấy từ sổ tổng hợp TK 153 đối ứng với TK 641.
Chi phí khấu hao TSCĐ, số liệu được lấy từ bảng phân bổ khấu hao TSCĐ có tài khoản đối ứng là tài khoản 641
Chi phí bảo hành : khoản chi phí này thường phát sinh ở mức ổn định theo quy định của nhà quản lý nên cũng được xem là một khoản định phí, và được xác định trên bảng tổng hợp chi phí bảo hành.
Chi phí bằng tiền khác như chi phí hội nghị, tiếp khách, chi phí giao dịch. Những chi phí này thường phát sinh ổn định theo kế hoạch nên được xem là khoản định phí. Chi phí này được lấy từ sổ tổng hợp TK 641.
Định phí bán hàng được tập hợp theo bảng sau :
Bảng 5
Bảng tập hợp định phí bán hàng quý IV/2007
ĐVT : đồng
Nội dung định phí
Số tiền
BHXH,BHYT
14.450.000
Chi phí dụng cụ đồ dùng
24.775.000
Chi phí khấu hao TSCĐ
5.225.000
Chi phí bảo hành
1.000.000
Chi phí bằng tiền khác
17.000.000
Tổng
59.445.000
Tiến hành phân bổ định phí bán hàng theo doanh thu tiêu thụ và ta có bảng phân bổ như sau :
Bảng 6
Bảng phân bổ định phí bán hàng cho từng mặt hàng quý IV/2007
ĐVT : đồng
Mặt hàng
Doanh thu
Định phí phân bổ
PT Honda Wave Alpha
28.969.000
79.757
PT Heasun-xe ga
136.186.680
374.946
Xe máy Honda
17.348.520.000
47.763.551
Xe máy Heasun
3.904.290.000
10.749.202
Hàng sơn
173.452.000
477.544
Tổng
21.591.417.680
59.445.000
Định phí quản lý doanh nghiệp :
Thông thường các khoản về chi phí quản lý doanh nghiệp được các nhà quản trị ra quyết định với một mức tương đối ổn định, nên hầu hết các chi phí quản lý doanh nghiệp được xem là định phí, bao gồm các khoản chi phí sau :
Lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý, được lấy từ sổ tổng hợp TK 334, TK 338(2), TK 338(3) và TK()338(4) đối ứng với TK 642.
Chi phí đồ dùng văn phòng, số liệu chi phí này được lấy từ sổ tổng hợp TK 642.
Chi phí khấu hao TSCĐ, số liệu được lấy từ bảng phân bổ khấu hao TSCĐ có tài khoản đối ứng là TK 642.
Thuế, phí và lệ phí : Các khoản chi phí này thường được khoán cho mỗi kỳ và được xác định trên bảng tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp. Còn khoản thuế thì nộp theo quy định của Nhà nước, thuế đất lấy trên sổ tổng hợp TK 333(7), thuế môn bài lấy trên sổ tổng hợp TK 333(8).
Chi phí dịch vụ mua ngoài : Các khoản chi phí này thường thay đổi giữa các kỳ nhưng mức thay đổi này không đáng kể nên nó vẫn được xem là một khoản định phí và số liệu được lấy từ sổ tổng hợp TK 331 và TK 111 đối ứng với TK 642.
Chi phí bằng tiền khác : khoản chi phí này thường ổn định và được xác định trên bảng tổng hợp chi phí quản lý.
Định phí quản lý doanh nghiệp được tập hợp theo bảng sau :
Bảng 7
Bảng tập hợp định phí quản lý quý IV/2007
ĐVT : đồng
Nội dung chi phí
Số tiền
Lương và các khoản trích theo lương
95.540.000
Chi phí đồ dùng văn phòng
7.540.500
Chi phí khấu hao TSCĐ
14.650.000
Thuế, phí và lệ phí
19.260.500
Chi phí dịch vụ mua ngoài
34.450.000
Chi phí bằng tiền khác
26.230.500
Tổng
197.671.500
Tiến hành phân bổ định phí quản lý doanh nghiệp theo doanh thu tiêu thụ và ta có bảng phân bổ như sau :
Bảng 8
Bảng phân bổ định phí quản lý cho từng mặt hàng quý IV/2007
ĐVT : đồng
Mặt hàng
Doanh thu
Định phí phân bổ
PT Honda Wave Alpha
28.969.000
265.214
PT Heasun-xe ga
136.186.680
1.246.802
Xe máy Honda
17.348.520.000
158.827.365
Xe máy Heasun
3.904.290.000
35.744.150
Hàng sơn
173.452.000
1.587.969
Tổng
21.591.417.680
197.671.500
Chi phí hỗn hợp :
Tại chi nhánh công ty, chi phí tồn kho hàng hoá được xem là chi phí hỗn hợp. Vì dù lượng tồn kho nhiều hay ít thì chi phí bảo quản, khấu hao nhà kho và các thiết bị trong kho cũng không thay đổi nhưng chi phí vật liệu, bao bì ....sẽ tăng khi lượng tồn kho hàng hoá tăng. Chi phí tồn kho chủ yếu phát sinh ở các mặt hàng PT Honda Wave Alpha, PT Heasun-xe ga và hàng sơn, còn mặt hàng xe máy thì hầu như được trưng bày ở cửa hàng
¯ Chi phí tồn kho : PT Honda Wave Alpha
Tháng
Lượng PT tồn kho(cái)
Chi phí tồn kho(đồng)
10
150
105.200
11
125
95.400
12
170
125.000
Tổng
445
325.600
Áp dụng phương pháp cực đại - cực tiểu ta có :
Lượng PT Honda Wave Alpha tồn kho :
+ Mức cao nhất : 170
+ Mức thấp nhất : 125
+ Chênh lệch : 45
Chi phí tồn kho :
+ Mức cao nhất : 125.000
+ Mức thấp nhất : 95.400
+ Chênh lệch : 29.600
Biến phí đơn vị = = 658
Định phí = 95.400 – (658 x 125) = 13.150
Từ đó ta có phương trình chi phí tồn kho :
y = 658 x + 13.150
Suy ra :
Tổng biến phí : 445 x 658 = 292.810
Tổng định phí : 325.600 – 292.810 = 32.790
¯ Chi phí tồn kho PT Heasun-xe ga :
Tháng
Lượng PT tồn kho(cái)
Chi phí tồn kho(đồng)
10
315
240.500
11
555
388.500
12
420
295.200
Tổng
1.290
924.200
Áp dụng phương pháp cực đại - cực tiểu ta có :
Lượng PT H easun-xe ga tồn kho :
+ Mức cao nhất : 555
+ Mức thấp nhất : 315
+ Chênh lệch : 240
Chi phí tồn kho :
+ Mức cao nhất : 388.500
+ Mức thấp nhất : 240.500
+ Chênh lệch : 148.000
Biến phí đơn vị = = 617
Định phí = 240.500 – (617 x 315) = 46.145
Từ đó ta có phương trình chi phí tồn kho :
y = 617 x + 46.145
Suy ra :
Tổng biến phí : 1.290 x 617 = 795.930
Tổng định phí : 924.200 – 795.930 = 128.270
¯ Chi phí tồn kho Hàng sơn :
Tháng
Lượng sơn tồn kho(thùng)
Chi phí tồn kho(đồng)
10
247
195.000
11
190
141.000
12
330
233.000
Tổng
503
569.000
Tương tự như trên, khi áp dụng phương pháp cực đại- cực tiểu ta có :
Biến phí đơn vị = = 656
Định phí = 141.000 – (656 x 190) = 16.360
Từ đó ta có phương trình chi phí tồn kho :
y = 656 x + 16.360
Suy ra :
Tổng biến phí : 656 x 767 = 503.152
Tổng định phí : 569.000 – 503.152 = 65.848
Sau khi đã phân các chi phí thành biến phí và định phí, trên cơ sở đó ta sẽ tổng hợp biến phí, định phí và tổng chi phí của các mặt hàng cần phân tích :
Bảng 9
Bảng tổng hợp biến phí từng mặt hàng quý IV/2007
ĐVT : đồng
Nội dung biến phí
Mặt hàng
PT Honda Wave Alpha
PT Heasun-
xe ga
Xe máy
Honda
Xe máy
Heasun
Hàng sơn
1. Biến phí giá vốn
16.815.000
106.506.400
16.872.000.000
3.553.200.000
141.497.280
2. Biến phí bán hàng
215.527
1.013.219
129.071.732
29.047.635
1.290.470
3. Biến phí tồn kho
292.810
795.930
0
0
503.152
Tổng biến phí
17.323.337
108.315.549
17.001.071.732
3.582.247.635
143.290.902
Biến phí đơn vị
29.362
58.172
14.913.221
8.468.671
173.897
Bảng 10
Bảng tổng hợp định phí từng mặt hàng quý IV/2007
ĐVT : đồng
Nội dung định phí
Mặt hàng
PT Honda Wave Alpha
PT Heasun-
xe ga
Xe máy
Honda
Xe máy
Heasun
Hàng sơn
1. Định phí bán hàng
79.757
374.946
47.763.551
10.749.202
477.544
2. Định phí quản lý doanh nghiệp
265.214
1.246.802
158.827.365
35.744.150
1.587.969
3. Định phí tồn kho
32.790
128.270
0
0
65.848
Tổng định phí
377.761
1.750.018
206.590.916
46.493.352
2.131.361
Trên cơ sở tập hợp biến phí và định phí, ta sẽ tiến hành tập hợp chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp nhằm phục vụ cho việc tập hợp chi phí các mặt hàng cần phân tích.
Bảng 11
Bảng tổng hợp CPBH và QLDN các mặt hàng quý IV/2007
ĐVT : đồng
Nội dung chi phí
Mặt hàng
PT Honda Wave Alpha
PT Heasun-
xe ga
Xe máy
Honda
Xe máy
Heasun
Hàng sơn
1. Biến phí bán hàng
215.527
1.013.219
129.071.732
29.047.635
1.290.470
2. Định phí bán hàng
79.757
374.946
47.763.551
10.749.202
477.544
3. Chi phí bán hàng
295.284
1.388.165
176.835.283
39.796.837
1.768.014
4. Chi phí quản lý doanh nghiệp
590.814
2.171.002
158.827.365
35.744.150
2.156.969
Bảng 12
Bảng tổng hợp chi phí các mặt hàng quý IV/2007
ĐVT : đồng
Mặt hàng
Chi phí
Giá mua vào
CPBH
CPQLDN
Tổng
PT Honda Wave Alpha
16.815.000
295.284
590.814
17.701.098
PT Heasun-xe ga
106.506.400
1.388.165
2.171.002
110.065.567
Xe máy Honda
16.872.000.000
176.835.283
158.827.365
17.207.662.648
Xe máy Heasun
3.553.200.000
39.796.837
35.744.150
3.628.740.987
Hàng sơn
141.497.280
1.768.014
2.165.969
145.431.263
Tổng
20.690.018.680
220.083.583
199.499.300
21.109.601.563
PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU BIỂU HIỆN MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ-SẢN LƯỢNG-LỢI NHUẬN TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY THỰC PHẨM VÀ ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ ĐÀ NẴNG :
Các giả thuyết vận dụng trong phân tích mối quan hệ chi phí-sản lượng-lợi nhuận tại chi nhánh công ty :
Trong kế toán quản trị, phân tích mối quan hệ chi phí sản lượng lợi nhuận chính là việc xem xét mối quan hệ nội tại của các nhân tố: giá bán, sản lượng, biến phí, định phí và kết cấu mặt hàng. Đồng thời xem xét sự thay đổi của các nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận của CN Công ty. Vì thế phân tích mối quan hệ chi phí - sản lượng - lợi nhuận có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc ra quyết định đối với chi CN Công ty. Tuy nhiên, đối với điều kiện thực tế tại CN để phân tích mối quan hệ này thì cần đặt ra các giả thuyết sau:
Trong phạm vi thích ứng, doanh thu và chi phí phải ứng xử tuyến tính với nhau.
Không quan tâm đến thời giá của tiền tệ.
Tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ không đổi, nghĩa là số lượng hàng hoá mua vào bằng với số hàng hoá tiêu thụ.
Phân tích một số chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ chi phi-sản lượng-lợi nhuận tại chi nhánh công ty :
Số dư đảm phí :
Chỉ tiêu SDĐP cho ta biết khi sản lượng biến động sẽ làm cho doanh thu thay đổi và sự thay này sẽ tác động như thế nào đến lợi nhuận thuần.
Bảng 13
Số dư đảm phí các mặt hàng quý IV/2007
ĐVT : đồng
Chỉ tiêu
Mặt hàng
PT Honda Wave Alpha
PT Heasun-
xe ga
Xe máy
Honda
Xe máy
Heasun
Hàng sơn
1. Đơn giá
49.100
73.140
15.218.000
9.230.000
210.000
2. Sản lượng
590
1.862
1.140
423
824
3. Doanh thu
28.969.000
136.186.680
17.348.520.000
3.904.290.000
173.452.000
4. Tổng biến phí
17.323.337
108.315.549
17.001.071.732
3.582.247.635
143.290.902
5. Biến phí đơn vị
29.362
58.172
14.913.221
8.468.671
173.897
6. Định phí
377.761
1.750.018
206.590.916
46.493.355
2.131.361
7. Tổng SDĐP
11.645.663
27.871.131
347.448.268
312.042.365
30.161.098
8. SDĐP đơn vị
19.738
14.968
304.779
737.689
36.603
¯ Nhận xét :
PT Honda Wave Alpha : đây là mặt hàng có tổng SDĐP nhỏ nhất, có giá trị 11.645.663 đồng, tuy nhiên định phí chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ với giá trị 377.761 đồng . Do vậy, lợi nhuận đem lại từ mặt hàng này cũng không nhỏ.
PT Heasun- xe ga : mặt hàng này có tổng SDĐP tương đối thấp, chỉ cao hơn PT honda wave alpha với giá trị 27.871.131 đồng và định phí của mặt hàng này là 1.750.018 đồng, vì thế lợi nhuận đem lại từ mặt hàng này cũng khá cao.
Xe máy Honda : mặt hàng này có tổng SDĐP khá cao là 347.448.268 đồng, SDĐP sẽ bù đắp phần định phí là 206.590.916 đồng, phần còn lại là lợi nhuận của chi nhánh công ty. Như thế, mặt hàng này đem lại lợi nhuận khá cao cho chi nhánh công ty. Vì thế, chi nhánh công ty cần đưa ra các biện pháp thích hợp để đẩy mạnh tiêu thụ nhằm tăng lợi nhuận.
Xe máy heasun : đây là mặt hàng có tổng SDĐP lớn nhất trong khi đó tỷ lệ định phí thấp vì thế lợi nhuận đem lại từ mặt hàng này là rất cao. Cụ thể SDĐP trên một chiếc xe máy Heasun là 737.689 đồng, chỉ tiêu này rất cao trong khi tỷ lệ định phí thấp. Vì vậy lợi nhuận của mặt hàng này khá ổn định đối với sự biến động của doanh thu. Chi nhánh công ty cần có những biện pháp để đẩy mạnh việc tiêu thụ nhằm tăng lợi nhuận.
Hàng sơn : mặt hàng này có SDĐP là 30.161.098 đồng, chỉ tiêu này cao hơn hai mặt hàng PT Honda Wave Alpha và PT Heasun-xe ga. Lợi nhuận đem lại cũng cao hơn vì tỷ lệ định phí thấp với giá trị là 2.131.361 đồng. Vì vậy cùng với việc tăng sản lượng tiêu thụ của mặt hàng xe máy thì mặt hàng sơn cũng cần có những biện pháp để đẩy mạnh tiêu thụ nhằm đem lại lợi nhuận cho chi nhánh công ty.
Tỷ lệ SDĐP :
Chỉ tiêu tỷ lệ SDĐP chỉ cho doanh nghiệp thấy rõ khi doanh thu tăng một đồng thì mức tăng đó có bao nhiêu thuộc về mức tăng SDĐP.
Bảng 14
Tỷ lệ số dư đảm phí các mặt hàng quý IV/2007
ĐVT : đồng
Chỉ tiêu
Mặt hàng
PT Honda Wave Alpha
PT Heasun-
xe ga
Xe máy
Honda
Xe máy
Heasun
Hàng sơn
Doanh thu
28.969.000
136.186.680
17.348.520.000
3.904.290.000
173.452.000
Tổng biến phí
17.323.337
108.315.549
17.001.071.732
3.582.247.635
143.290.902
Tổng SDĐP
11.645.663
27.871.131
347.448.268
312.042.365
30.161.498
Tỷ lệ SDĐP (%)
40,2
20,5
2
8,2
17,4
Định phí
377.761
1.750.018
206.590.916
46.493.355
2.131.361
Lợi nhuận thuần
11.267.902
26.121.113
140.857.352
274.549.013
28.029.737
¯ Nhận xét :
PT Honda Wave Alpha : mặt hàng này tuy có SDĐP nhỏ nhất nhưng tỷ lệ SD ĐP lại lớn nhất với tỷ lệ 40,2%. Như vậy nếu doanh thu tăng 100 đồng thì có 40,2 đồng thuộc về mức tăng của SDĐP. Điều này chứng tỏ lợi nhuận của mặt hàng này tạo ra nhiều hơn so với bốn mặt hàng còn lại về tốc độ tăng. Tuy nhiên do doanh thu của mặt hàng này con quá thấp nên lợi nhuận thực tế mang lại cho chi nhánh công ty là chưa cao. Vì thế các nhà quản trị cần phải có những biện pháp để đẩy mạnh quá trình tiêu thụ, nhằm tăng doanh thu và từ đó lợi nhuận đem lại từ mặt hàng này sẽ nhiều hơn.
PT Heasun-xe ga : mặt hàng này tuy đem lại lợi nhuận không cao nhưng tỷ lệ SDĐP khá lớn, chỉ đứng sau PT Honda Wave Alpha với tỷ lệ là 20,5 %, nghĩa là nếu doanh thu tăng 100 đồng thì trong đó có đến 20,5 đồng thuộc về mức tăng của SDĐP. Như vậy, nếu mặt hàng này có mức tăng doanh thu cao thì lợi nhuận sẽ tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, trên thực tế doanh thu tiêu thụ của mặt hàng PT Heasun-xe ga tương đối nhỏ, do vậy mức tăng lợi nhuận khá khiêm tốn.
Xe máy Honda : mặt hàng này đem lại một khoản lợi nhuận khá lớn cho chi nhánh công ty, tuy nhiên tỷ lệ SDĐP lại nhỏ nhất với tỷ lệ 2 %, nghĩa lầ nếu doanh thu tăng 100 đồng thì trong đó chỉ có 2 đồng thuộc về mức tăng SDĐP. Chỉ tiêu này so với các ặmt hàng khác thì nhỏ nhưng vì doanh thu của mặt hàng này có giá trị lớn chiếm 80,3 % tổng doanh thu, do đó đã đem đến mức lợi nhuận cao cho chi nhánh công ty.
Xe máy Heasun : mặt hàng này đem lại lợi nhuận cao nhất cho chi nhấnh công ty, tỷ lệ SDĐP không cao chỉ đạt 8,2%, nghĩa là nếu doanh thu tăng 100 đồng thì trong đó có 8,2 đồng thuộc về mức tăng của SDĐP. Chỉ tiêu này so với các mặt hàng khác thì không cao nhưng vì doanh thu của mặt hàng này có giá trị tương đói lớn, chiếm 18,08 % tổng doanh thu, do vậy đem lại lợi nhuận cao nhất cho chi nhánh công ty.
Hàng sơn : mặt hàng này tương tự như PT Heasun-xe ga, nghĩa là tuy nó đem lại lợi nhuận không cao nhưng tỷ lệ SDĐP khá cao, với tỷ lệ 17,4 %, nghĩa là nếu doanh thu tăng 100 đồng thì trong đó có 17,4 đồng thuộc về mức tăng SDĐP.
Đòn bẩy kinh doanh :
Độ lớn đòn bẩy kinh doanh là một đơn vị đo lường ở mức doanh thu nhất định, khi có 1% thay đổi về doanh sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận. Hay nói cách khác khi doanh thu thay đổi 1% thì lợi nhuận thay đổi bao nhiêu ?
Bảng 15
Đòn bẩy kinh doanh các mặt hàng quý IV/2007
ĐVT : đồng
Chỉ tiêu
Mặt hàng
PT Honda Wave Alpha
PT Heasun-
xe ga
Xe máy
Honda
Xe máy
Heasun
Hàng sơn
Doanh thu
28.969.000
136.186.680
17.348.520.000
3.904.290.000
173.452.000
Tổng biến phí
17.323.337
108.315.549
17.001.071.732
3.582.247.635
143.290.902
Tổng SDĐP
11.645.663
27.871.031
347.448.268
312.042.365
30.161.098
Định phí
377.761
1.750.018
206.590.916
46.493.355
2.131.361
Lợi nhuận thuần
11.267.902
26.121.113
140.857.352
274.549.013
28.029.737
Đòn bẩy kinh doanh
1,03
1,07
2,47
1,17
1,08
¯ Nhận xét :
PT Honda Wave Alpha : mặt hàng này có đòn bẩy kinh doanh thấp nhất 1,03; nghĩa là khi doanh thu tăng 1% thì lợi nhuận chỉ tăng 1,03%. Như vây, mặt hàng có mức tăng doanh thu đem đến tăng lợi nhuận là không nhiều.
PT Heasun-xe ga : mặt hàng này có đòn bẩy kinh doanh là 1,07; nghĩa là lợi nhuận tăng 1,07% nếu doanh thu tăng 1%. Chỉ tiêu này tương đối thấp, vì vậy lợi nhuận của chi nhánh công ty sẽ không nhạy cảm với thị trường khi doanh thu biến động.
Xe máy Honda : đây là mặt hàng có đòn bẩy kinh doanh cao nhất 2,47; nghĩa là khi doanh thu tăng 1% thì lợi nhuận sẽ tăng lên 2,47%, điều này chứng tỏ mức tăng doanh thu đem đến mức tăng lợi nhuận rất cao. Vì vậy, trong tương lai nếu doanh thu của mặt hàng này tăng nhiều hơn nữa thì sẽ đem lại cho chi nhánh công ty một khoản lợi nhuận đáng kể.
Xe máy Heasun : mặt hàng này có đòn bẩy kinh doanh là 1,17; nghĩa là khi doanh thu tăng 1% thì lợi nhuận sẽ tăng 1,17%.