Chuyên đề Phân tích mua quyền chọn mua, bán quyền chọn mua

MỤC LỤC

TRANG

A. LỜI MỞ ĐẦU: 1

B. NỘI DUNG:

I. Tổng quan về thị trường options:

1. Lịch sử thị trường quyền chọn (options). 2

2. Khái niệm và các thuật ngữ liên quan đến quyền chọn (options). 2

II. Quyền chọn mua ngoại tệ:

1. Khái niệm và những lợi ích chính. 3

2. Đồng tiền giao dịch. 3

3. Những mức giá liên quan đến quyền chọn. 3

4. Giao dịch quyền chọn. 3

5. Nội dung quyền chọn. 4

III. Phân tích mua quyền chọn mua, bán quyền chọn mua ngoại tệ:

1. Quyền chọn mua ngoại tệ:

1.1 Mua quyền chọn mua. 4

1.2 Bán quyền chọn mua. 4

2. Lợi nhuận và rủi ro hợp đồng quyền chọn mua ngoại tệ. 4

IV. Thực trạng triển khai options ngoại tệ của các tổ chức tài

chính ở Việt Nam trong thời gian qua:

1. Quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ:

1.1. Về phía ngân hàng tham gia: 7

1.2. Đặc điểm giao dịch: 7

1.3. Về doanh số giao dịch: 8

2. Quyền chọn ngoại tệ với nội tệ (VNĐ):

2.1 Về phía ngân hàng tham gia giao dịch: 8

2.2 Đặc điểm giao dịch: 8

2.3 Doanh số giao dịch: 8

3. Đánh giá chung về thực trạng sử dụng options ngoại tệ ở Việt

Nam thời gian qua: 9

4. Thuận lợi và khó khăn của mua quyền chọn mua, bán quyền chọn mua: 9

C. KẾT LUẬN:

D. BÀI TẬP VẬN DỤNG:

E. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

 

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7963 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Phân tích mua quyền chọn mua, bán quyền chọn mua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯƠNG THỊ NHI LỚP K5NH2. NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 3 Vĩnh long, ngày 26 tháng 09 năm 2011 BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ NHÓM 3_K5NH2 STT TÊN SINH VIÊN MSSV NHIỆM VỤ ĐÁNH GIÁ 1 ĐINH PHẠM KIM NGÂN 148 TÌM TÀI LIỆU, ĐÁNH WORD, CHO VÍ DỤ TÍCH CỰC 2 TRẦN THỊ HỒNG NGÂN 150 TÌM TÀI LIỆU,THUYẾT TRÌNH,ĐÁNH WORD TÍCH CỰC 3 VĂN CÔNG NGHỊ (NHÓM TRƯỞNG) 151 ĐÁNH WORD,TẠO POWER POINT, TÌM TÀI LIỆU TÍCH CỰC 4 TRẦN THỊ BẢO NGỌC 154 TÌM TÀI LIỆU,ĐÁNH WORD,GIẢI BÀI TẬP TÍCH CỰC 5 TRẦN NHƯ NGỌC 156 TÌM TÀI LIỆU, ĐÁNH WORD, CHO VÍ DỤ TÍCH CỰC 6 TRƯƠNG LÊ PHƯƠNG NGỌC (THƯ KÝ) 157 TẠO POWER POINT, TÌM TÀI LIỆU TÍCH CỰC 7 ĐỖ THỊ BÍCH NGỌC 159 TÌM TÀI LIỆU, ĐÁNH WORD, CHO VÍ DỤ TÍCH CỰC 8 NGUYỄN THỊ THẢO NGUYÊN 160 TÌM TÀI LIỆU,THUYẾT TRÌNH,ĐÁNH WORD TÍCH CỰC 9 NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT 161 TÌM TÀI LIỆU, ĐÁNH WORD, CHO VÍ DỤ TÍCH CỰC 10 TRƯƠNG HOÀNG NHÃ 162 TÌM TÀI LIỆU, ĐÁNH WORD, CHO VÍ DỤ TÍCH CỰC ĐIỂM NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… MỤC LỤC TRANG LỜI MỞ ĐẦU: 1 NỘI DUNG: Tổng quan về thị trường options: Lịch sử thị trường quyền chọn (options). 2 Khái niệm và các thuật ngữ liên quan đến quyền chọn (options). 2 Quyền chọn mua ngoại tệ: Khái niệm và những lợi ích chính. 3 Đồng tiền giao dịch. 3 Những mức giá liên quan đến quyền chọn. 3 Giao dịch quyền chọn. 3 Nội dung quyền chọn. 4 Phân tích mua quyền chọn mua, bán quyền chọn mua ngoại tệ: Quyền chọn mua ngoại tệ: Mua quyền chọn mua. 4 Bán quyền chọn mua. 4 Lợi nhuận và rủi ro hợp đồng quyền chọn mua ngoại tệ. 4 Thực trạng triển khai options ngoại tệ của các tổ chức tài chính ở Việt Nam trong thời gian qua: Quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ: Về phía ngân hàng tham gia: 7 Đặc điểm giao dịch: 7 Về doanh số giao dịch: 8 Quyền chọn ngoại tệ với nội tệ (VNĐ): Về phía ngân hàng tham gia giao dịch: 8 Đặc điểm giao dịch: 8 Doanh số giao dịch: 8 Đánh giá chung về thực trạng sử dụng options ngoại tệ ở Việt Nam thời gian qua: 9 Thuận lợi và khó khăn của mua quyền chọn mua, bán quyền chọn mua: 9 KẾT LUẬN: BÀI TẬP VẬN DỤNG: TÀI LIỆU THAM KHẢO: LỜI MỞ ĐẦU: Ngày nay, cùng với sự phát triển của quốc gia nói riêng và của thế giới nói chung, việc đẩy mạnh sản xuất trong nước là một yếu tố quan trọng để phát triển nền kinh tế của đất nước. Bên cạnh đó, việc xuất nhập khẩu nguyên liệu, hàng hoá ngày càng được mở rộng vì vậy việc trao đổi ngoại tệ giữa các nước diễn ra ngày càng phổ biến và càng được nhiều công ty xuất nhập khẩu quan tâm. Tuy nhiên, tỷ giá giữa các ngoại tệ giữa các nước không phải lúc nào cũng nằm ở một mức giá cố định, có khi lên cao hoặc có khi lại xuống thấp chỉ trong một ngày. Ta lấy ví dụ như một nhà nhập khẩu nhập khẩu hàng hoá vào ngày 15/9/2011, hợp đồng được kí cùng một ngày nhưng đến ngày 20/9/2011 thì bên nhập khẩu mới thanh toán tiền, tỷ giá USD/VND ngày 15/9/2011 là 20.560, nhưng vào ngày 20/9/2011 tỷ giá USD/VND lại tăng lên 20.960, như vậy thì đến ngày thanh toán tiền thì bên nhập khẩu sẽ phải trả một chi phí lớn hơn chi phí dự định ban đầu. Như vậy,trong trường hợp trên thì chúng ta cần phải làm gì để hạn chế được rủi ro về việc thanh toán ngoại tệ giữa các nước trước sự bất ổn của ngoại tệ trong nền kinh tế hiện nay. Một phương pháp có thể phòng ngừa được rủi ro này cũng đang được các ngân hàng trong nước lần lược áp dụng đó là sử dụng nghiệp vụ quyền chọn. Do vậy, hôm nay nhóm chúng em thuyết trình về chủ đề quyền chọn mua nhằm làm rõ về nghiệp vụ này. NỘI DUNG: Tổng quan về thị trường options: Lịch sử thị trường quyền chọn (options): Mặc dù vào thế kỷ 19, khái niệm về quyền lựa chọn đã được hình thành tại London, tuy nhiên do đặc tính đặc biệt của quyền lựa chọn nên thị trường chưa được hình thành trong giai đoạn này. Đến năm 1973 thì nghiệp vụ Quyền lựa chọn mới được giao dịch mạnh mẽ tại thị trường hàng hóa Chicago (Chicago Board Options Exchange - CBOE). Nghiệp vụ này hoạt động theo nguyên tắc ""anh trả tôi một khoản phí tôi sẽ dành cho anh quyền lựa chọn mua hoặc bán ngoại tệ theo tỷ giá đã thoả thuận trong hợp đồng hoặc theo tỷ giá thị trường trong một khoảng thời gian thoả thuận"". Việc ứng dựng vào thực tế tuỳ mục tiêu của doanh nghiệp là bảo hiểm hay kinh doanh kiếm lời từ tỷ giá. Chỉ sau một thời gian ngắn được giao dịch, Quyền lựa chọn đã được phép giao dịch trên tất các thị trường lớn như American Stock Exchange, Philadelphia Stock Exchange, Midwest Stock Exchange Pacific Stock Exchange; London Internatrional Financial Futures Exchange - LIFEE; Thụy Điển (Optionsmaklarna-OM); Pháp (Monep); Đức (Deutsche Terminborese - Eurex). Khái niệm và các thuật ngữ liên quan đến quyền chọn (options): 2.1 Khái niệm options: Quyền chọn là một công cụ tài chính mà cho phép người mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua hay bán một công cụ tài chính khác ở một mức giá và thời hạn được xác định trước. Người bán hợp đồng quyền chọn phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng nếu người mua muốn. Bởi vì quyền chọn là một tài sản tài chính nên nó có giá trị và người mua phải trả một khoản chi phí nhất định khi mua nó. Options có 2 loại gồm call options (quyền chọn mua) và put options (quyền chọn bán). Người mua call options phải trả cho người bán một khoản phí quyền chọn mua để có quyền được mua một lượng tài sản nhất định (chứng khoán, ngoại tệ, hàng hóa, …) theo mức giá đã thỏa thuận trước vào một ngày xác định trong tương lai (theo kiểu Châu Âu) hoặc được thực hiện trước ngày đó (theo kiểu Mỹ). Người mua quyền lựa chọn là người có quyền thực hiện quyền lựa chọn, nhưng không ràng buộc phải thực hiện việc mua hoặc bán ngoại tệ với tỷ giá đã thỏa thuận. Thông thường người mua quyền lựa chọn là các doanh nghiệp, người bán quyền chọn là các ngân hàng thương mại. 2.2 Một số thuật ngữ liên quan đến quyền chọn: - Quyền chọn kiểu Châu Âu: là loại quyền chọn mà bên mua chỉ được thực hiện quyền vào ngày đáo hạn của hợp đồng. - Quyền chọn kiểu Mỹ: là loại quyền chọn mà bên mua có thể thực hiện quyền vào bất kỳ ngày nào trong thời gian hiệu lực của hợp đồng. - Kỳ hạn hợp đồng: tối thiểu 3 ngày, tối đa 365 ngày. - Tỷ giá thực hiện: Tỷ giá mà người mua quyền được mua hoặc bán ngoại tệ. Tỷ giá này do khách hàng tự lựa chọn. - Phí quyền chọn: Là số tiền mà người mua phải trả cho người bán để có được quyền mua hoặc quyền bán chứng khoán, ngoại tệ, hàng hóa… Quyền chọn mua ngoại tệ: Khái niệm và những lợi ích chính: Khái niệm: Quyền chọn mua ngoại tệ là một hợp đồng giữa hai bên, theo đó người mua Option có quyền, chứ không phải nghĩa vụ, mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ cụ thể với một tỷ giá thực hiện đã được ấn định tại thời điểm giao dịch trong một thời gian cụ thể trong tương lai sau khi đã trả một khoản phí (gọi là premium) cho người bán option ngay từ lúc ký hợp đồng. Những lợi ích chính: - Bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho khách hàng, đồng thời có thể giúp khách hàng thu thêm được lợi nhuận khi tỷ giá biến động theo chiều có lợi. - Xác định trước được mức chi phí tối đa trong các giao dịch ngoại tệ tương lai. - Giúp khách hàng lựa chọn được mức tỷ giá mong muốn. Đồng tiền giao dịch: Các ngoại tệ mạnh chủ chốt như USD, EUR, JPY, CHF, GBP, AUD, CAD, SGD và HKD. Đặc biệt có thể sử dụng VND là đồng tiền thanh toán trong hợp đồng Option ngoại tệ. Những mức giá liên quan đến quyền chọn: - Giá thị trường hiện hành của ngoaị tệ. - Giá thực hiện theo quyền. - Giá quyền chọn. Trong quyền chọn mua, nếu giá thực hiện thấp hơn giá hiện hành thì quyền đó được gọi là đang được tiền (in the money) và người thực hiện quyền sẽ có lợi. Khi giá thực hiện bằng với giá thị trường thì quyền đang ở trạng thái hoà vốn ( at the money) và nếu cao hơn quyền đó gọi là đang mất tiền (out of money) người thực hiện quyền sẽ bị lỗ. Giá trị mà người nắm giữ quyền chọn sẽ nhận được khi thực hiện quyền được gọi là giá trị nội tại (intrinsic value). Nếu quyền ở trạng thái bị mất tiền thì giá trị nội tại bằng 0. Giá thị trường của một quyền chọn thường lớn hơn hoặc bằng với giá trị nội tại. Giá bán quyền được gọi là phần phụ trội, chênh lệch giữa giá bán quyền với giá trị nội tại (trong trường hợp quyền đang được tiền) được gọi là phần phụ trội giá trị theo thời gian. Khi đó: Giá trị theo thời gian quyền chọn mua = Giá quyền - (giá thị trường - giá thực hiện) Giao dịch quyền chọn: Nhà đầu tư cần lựa chọn 3 chiến lược: - Hủy bỏ hợp đồng: Khi đó họ bán hợp đồng này cho người khác với giá bán lớn hơn số tiền đầu tư ban đầu, hoặc người viết quyền mua lại hợp đồng mà họ đã bán trên thị trường, họ sẽ có lãi nếu số tiền bán quyền ban đầu lớn hơn số tiền đã mua lại hợp đồng này. - Giữ lại hợp đồng khi đến hạn: người mua quyền sẽ mất toàn bộ số tiền bỏ ra để có quyền này, người viết quyền sẽ hưởng lãi từ số tiền nhận được khi bán quyền chọn. - Thực hiện quyền: người mua quyền sẽ mua hay bán với người viết quyền. Khi đó người viết quyền phải thực hiện của hợp đồng. Nội dung hợp đồng quyền chọn mua: Hình thức lựa chọn Kiểu Mỹ hay kiểu Châu Âu. Số lượng ngoại tệ mua bán. Giá thực hiện. Thời gian đáo hạn. Lệ phí quyền chọn: Giá mua quyền chọn. Lệ phí quyền chọn do người mua quyền chọn trả cho người bán quyền chọn để đổi lấy việc người bán gánh chịu rủi ro tỷ giá cho người mua. Lệ phí quyền chọn gồm giá trị thực và giá trị thời gian. Nó chịu ảnh hưởng của các nhân tố: tỷ giá trao ngay tỷ giá thực hiện: Thời gian đáo hạn: chên lệch lãi suất giữa hay đồng tiền: Độ ổn định của tỷ giá hối đoái. Việc xác định “lệ phí quyền” có ý nghĩa quan trọng, vì nó có thể bù đắp rủi ro cho người bán, nhưng không quá cao với người mua. Hợp đồng quyền chọn được đưa ra nhằm loại trừ các rủi ro về tỷ giá hối đoái đối với người mua quyền chọn và là nghiệp vụ kinh doanh đối với người kinh doanh bán quyền. Nó trở thành một công cụ tài chính phái sinh, được mua đi bán lại trên thị trường. Phân tích mua quyền chọn mua, bán quyền chọn mua ngoại tệ: Quyền chọn mua ngoại tệ: có 2 dạng quyền chọn ngoại tệ căn bản: 1.1. Mua quyền chọn mua: Người mua quyền chọn mua có quyền nhưng không bắt buộc phải thực hiện quyền mua một số ngoại tệ nhất định, theo một tỷ giá nhất định, gọi là giá quyền chọn. Để có được quyền chọn mua, người mua phải trả một khoản phí cho người bán gọi là phí chọn mua. Phí chọn mua phải được thanh toán cho người bán tại thời điểm ký kết hợp đồng mua quyền chọn mua, ngay sau đó người mua trở thành người tiềm năng thu lợi nhuận nếu giá ngoại tệ tăng lên trên mức quyền chọn cộng với khoảng phí chọn mua. 1.2. Bán quyền chọn mua: Người bán quyền chọn mua nhận được một khoản phí gọi là phí bán quyền chọn mua và phải luôn sẵn sàng bán một số ngoại tệ nhất định với một tỷ giá cố định đã được thoả thuận trước gọi là giá quyền chọn cho người mua. Nếu tỷ giá giảm thì người bán quyền chọn sẽ thu được một khoản lãi. Lợi nhuận và rủi ro hợp đồng quyền chọn mua ngoại tệ. Options không chỉ cho phép nhà đầu tư đón đầu xu thế của một đồng tiền mà nó còn cho phép giới hạn rủi ro thua lỗ và có thể kiếm được lợi nhuận từ options với bất cứ biến động nào của biến động giá: giá lên, giá giảm xuống hay thậm chí là giá không biến động. Quyền chọn mua có thể được sử dụng như một công cụ phòng ngừa rủi ro tăng giá. Ví dụ: một doanh nghiệp trong vòng 3 tháng tới phải thanh toán một số lượng ngoại tệ lớn, để phòng ngừa ngoại tệ lên giá, DN có thể bỏ ra một khoản chi phí để mua quyền chọn mua ngoại tệ đó ở giá thực hiện đúng với giá mà DN mong muốn, như vậy rủi ro tăng giá đối với DN đó bị triệt tiêu. Nếu S > X, người mua quyền sẽ thực hiện quyền mua tài sản của mình vì khi đó họ sẽ có lợi nhuận là S - X – F (là chênh lệch giữa giá thị trường so với giá mua theo hợp đồng và phí mua quyền chọn). Nếu S < X, người mua quyền sẽ lựa chọn phương án không thực hiện quyền mua. Người mua quyền sẽ bị lỗ khoản phí F. Trong đó: S là giá giao ngay hiện tai, X là giá thực hiện. Ví dụ: Một nhà nhập khẩu Pháp muốn mua 100.000 AUD để thanh toán tiền nhập khẩu trong tháng tới vì nhà nhập khẩu dự đoán rằng giá của ngoại tệ này sẽ tăng. Với giá thực hiện: AUD/FRF=5.5550, phí quyền chọn 0.002 FRF/AUD, thời hạn hợp đồng là 3 tháng theo kiểu Châu Âu. Phân tích kết quả có thể có của hợp đồng mua quyền chọn mua: AUD 5.5510 5.5530 5.5550 5.5570 5.5590 5.5610 Mua AUD giao ngay 555100 555300 555500 555700 555900 556100 -Thực hiện QC -Phí giao dich -Thực hiên HD 200 200 200 200 555500 200 555500 200 555500 Lãi/lỗ -200 -200 -200 0 +200 +400 Trường hợp mua quyền chọn mua: để tránh rủi ro, nhà nhập khẩu mua một quyền chọn mua ngoại tệ vào thời điểm đáo hạn ba tháng sau với phí mua quyền là 200 FRF và giá thực hiện là AUD/FRF=5.5550. Đến thời điểm đáo hạn, nếu giá AUD tăng lên, giả sử AUD/FRF=5.5590 thì quyền chọn ở trạng thái cao giá. Khi đó nếu nhà nhập khẩu thực hiện quyền chọn mua và mua đồng AUD với giá AUD/FRF=5.5550 thì nhà nhập khẩu thu được một khoảng lợi nhuận là 100.000 x (5.5590-5.5550)= 400 FRF cao hơn trả phí quyền chọn. Nếu ngày đáo hạn tỷ giá giao ngay giảm AUD/FRF=5.5520 thì quyền chon ở trạng thái giảm giá, nhà nhập khẩu sẽ mua AUD giao ngay trên thị trường giao ngay. Nếu giá AUD/FRF=5.5550 hoặc thấp hơn thì nhà nhập khẩu không thực hiện quyền chọn và lỗ 200 phí quyền chọn. Nếu tỷ giá giao ngay AUD/FRF trên 5.5570 thì nhà đầu tư tạo ra một khoảng lợi nhuận không giới hạn. Lợi nhuận từ việc mua quyền chọn mua với các giá giao ngay tại ngày đáo hạn: Giá AUD trong thời gian hiệu lực -1.000 -2.000 -3.000 -4.000 5.5510 5.5530 5.550 5.5570 5.5590 5.5610 Giá thực hiện 0 1.000 2.000 3.000 4.000 Lợi nhuận không giới hạn Giá hòa vốn Phí mua quyền chọn Trường hợp bán quyền chọn mua: Khi tỷ giá thanh toán nhỏ hơn 5.5550 thì người mua không thực hiện quyền chọn mua của mình, lúc này người bán người bán sẽ thu được một khoảng lợi nhuận 200FRF phí quyền chọn. Trong trường hợp tỷ giá giao ngay nằm trong khoảng 5.5550 và 5.5570 người bán quyền chọn mua vẫn thu được lợi nhuận, khi tỷ giá giao ngay trên 5.5570 thì người bán quyền chọn sẽ một khoảng lỗ không giới hạn. Lợi nhuận từ việc bán quyền chọn mua với các giá giao ngay tại ngày đáo hạn: -1.000 -2.000 -3.000 -4.000 5.5510 5.5530 5.550 5.5570 5.5590 5.5610 Giá thực hiện 0 1.000 2.000 3.000 4.000 Lỗ không giới hạn Giá AUD trong thời gian hiệu lực Giá hòa vốn Phí mua quyền chọn Lợi nhuận giới hạn IV.  Thực trạng triển khai options ngoại tệ của các tổ chức tài chính ở Việt Nam trong thời gian qua: Trong thời gian qua, quyền chọn ngoại tệ là công cụ phái sinh được thị trường đón nhận nhiều nhất do những ưu điểm vốn có của nó trong bối cảnh tỷ giá luôn ở trạng thái tăng giảm liên tục. Quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ: 1.1. Về phía ngân hàng tham gia: Trong giai đoạn thí điểm, các ngân hàng chỉ thực hiện được giao dịch quyền chọn ngoại tệ khi đã được phép kinh doanh ngoại hối, vốn tự có tối thiểu là 200 tỷ VNĐ kinh doanh ngoại tệ có lãi trong ít nhất 5 năm gần nhất và doanh số mua bán ngoại tệ của năm trước tối thiểu là 1 tỷ USD. Ngoài ra, NHTM phải lập ra quy trình nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ và trình cho thống đốc ngân hàng nhà nước (NHNN) chấp thuận bằng văn bản cho thực hiện thí điểm. Theo công văn số 135/NHNN-QLNH, Eximbank là ngân hàng đầu tiên trong cả nước được thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ. Sau đó, NHNN cho phép 7 ngân hàng thực hiện thí điểm nghiệp vụ này: hai ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam là Citibank, HSBC chi nhánh TPHCM và 5 ngân hàng trong nước là BIDV, ACB, Vietcombank, ICB, và Argribank. 1.2. Đặc điểm giao dịch: Các doanh nghiệp và cá nhân được quyền đặt mua hay đặt bán USD với VNĐ thông qua một tỷ giá do khách hàng tự chọn, được gọi là tỷ giá thực hiện. Đặc biệt, quyền chọn USD và VNĐ đáp ứng cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu trong đó quyền chọn mua áp dụng cho nhà nhập khẩu và quyền chọn bán áp dụng cho nhà xuất khẩu. 1.3. Về doanh số giao dịch: Tháng 6/2004, mặc dù lợi ích trong việc sử dụng các công cụ bảo hiểm rủi ro đã thấy rõ như một nhu cầu cấp thiết, nhưng số lượng hợp đồng được ký kết chỉ dừng lại con số 50 hợp đồng quyền chọn với doanh số thực hiện hơn 50 triệu USD của Eximbank ký với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong thời gian thí điểm nghiệp vụ quyền chọn, còn 6 ngân hàng còn lại không ký được hợp đồng nào. Từ 2004 đến 2007, mặc dù không còn giới hạn về số lượng NHTM tham gia giao dịch quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ nhưng thực tế chỉ tập trung vào chi nhánh các ngân hàng nước ngoài như HSBC hay Citibank và một số ít NHTM Việt Nam như Eximbank, Techcombank, còn lại các ngân hàng vẫn không có giao dịch. Với nghiệp vụ này, chắc chắn tương lai sẽ được mở rộng bởi khi đó VNĐ sẽ có cơ hội tiếp cận với thị trường tài chính thế giới, qua đó khẳng định vị thế của VNĐ. Quyền chọn ngoại tệ với nội tệ (VNĐ): Về phía ngân hàng tham gia giao dịch: Tháng 4/2005 NHNN Việt Nam đã bắt đầu triển khai thực hiện thí điểm giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ với VNĐ. ACB là ngân hàng đầu tiên được thí điểm nghiệp vụ này, với mức tối đa giá trị hợp đồng là 10 triệu USD và mức tối thiểu là 10.000 USD (quy đổi ngoại tệ khác tương đương mức này cho quyền chọn giao dịch giữa các ngoại tệ khác và VNĐ). Tiếp theo là ngân hàng Techcombank với giá trị hợp đồng là 8 triệu USD-100.000 USD và chỉ được thực hiện với quyền chọn Châu Âu. BIDV được phép thí điểm từ ngày 22/8/2005 và kể từ đây không còn quy định giới hạn cho giá trị hợp đồng quyền chọn. Đến tháng 5/2008, đã có 7 ngân hàng được phép thực hiện giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ và VNĐ. Đặc điểm giao dịch: Các NHTM phải có đề án chi tiết quy trình nghiệp vụ, phương án phòng ngừa rủi ro, và được NHNN chấp nhận bằng văn bản. Quy định về tỉ giá thực hiện như sau: Đối với hợp đồng quyền chọn USD/VNĐ: tỷ giá này không vượt quá tỷ giá kỳ hạn USD/VNĐ cùng thời hạn. Đối với hợp đồng quyền chọn giữa ngoại tệ khác với VNĐ: tỷ giá do ngân hàng và khách hàng tự thỏa thuận. Doanh số giao dịch: Tuy đã được triển khai từ năm 2005 nhưng doanh số mua bán thực tế của các NHTM không đáng kể. Vietcombank và Eximbank là hai ngân hàng mạnh về lĩnh vực này nhưng doanh số hoạt động vẫn không cao: năm 2006-2007 Vietcombank chỉ đạt khoảng 37,53 triệu USD (chiếm chưa đến 0,1% tổng doanh số giao dịch ngoại tệ), Eximbank đạt 128,12 triệu USD (chiếm khoảng 0,8% trong tổng số giao dịch ngoại tệ). Qua thực tế trên, chúng ta thấy rằng giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ và VNĐ chưa phát triển tuy nhiên đó là một dấu hiệu đáng mừng góp phần tạo tiền đề cho sự phát triển sau này.   3. Đánh giá chung về thực trạng sử dụng options ngoại tệ ở Việt Nam thời gian qua: Ở Việt Nam, các nghiệp vụ phái sinh nói chung và options nói riêng mới bắt đầu được sử dùng từ đầu những năm 2000. Tuy nhiên, các nghiệp vụ options này còn mang tính thí điểm và đơn lẻ. Số lượng giao dịch của các công cụ này còn hết sức khiêm tốn:    - Về quyền chọn ngoại tệ: NHNN đã cho phép thực hiện thí điểm đối với Eximbank, VIB, Vietcombank; ACB, BIDV, Techcombank, NHTMCP Quân đội, nhưng doanh số về hoạt động này vẫn không đáng kể so với doanh số các hoạt động truyền thống. Mặc dù thị trường các công cụ tài chính phái sinh, quyền chọn ngoại tệ đã hình thành ở Việt Nam, nhưng còn rất nhỏ bé và chưa phổ biến. Như vậy, điểm lại những mốc chính xuất hiện của các công cụ phái sinh cũng như quyền chọn ở Việt Nam, dễ nhận thấy rằng nó chưa được thị trường đón nhận như là một công cụ không thể thiếu trong phòng ngừa rủi ro. Theo báo cáo tại hội thảo khoa học về “giải pháp phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam” năm 2007, doanh số mua bán ngoại tệ trên thị trường giữa các ngân hàng với khách hàng ngày càng tăng lên: Năm 2004 tăng 30%, từ năm 2005-2007 trung bình tăng khoảng 20%/năm. Trong đó, các giao dịch giao ngay chiếm từ 90-95%, các giao dịch quyền chọn ngoại tệ chỉ chiếm từ 1-5%, một tỉ trọng rất nhỏ. Thuận lợi và khó khăn của mua quyền chọn mua, bán quyền chọn mua: { Thuận lợi: Việc phát triển các nghiệp vụ này không những giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn đồng thời áp dụng các công cụ options để quản lý rủi ro mà còn là cơ hội cạnh tranh cho các NHTM đa dạng hóa sản phẩm cung cấp, đồng thời đón trước được nhu cầu cấp thiết trong việc sử dụng các công cụ này trong thời gian tới của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thêm cơ hội lựa chọn loại hình giao dịch hối đoái phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình, giải quyết được mâu thuẫn giữa lợi nhuận và rủi ro. Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến phòng ngừa rủi ro tỷ giá và sử dụng các sản phẩm phái sinh như quyền chọn ngoại tệ để bảo vệ chính mình. { Khó khăn Việc điều chỉnh cũng như ban hành các văn bản pháp luật phù hợp thị trường còn nhiều khó khăn. Hiện nay với một số văn bản quyết định việc thực hiện các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, hoán đổi lãi suất, quyền chọn ngoại tệ… vẫn chưa quy định rõ và hướng dẫn các tổ chức tài chính và các nhà đầu tư thực hiện quyền chọn, đặc biệt là quyền chọn ngoại tệ. Trong xây dựng cơ sở hạ tầng và công nghệ: vấn đề công nghệ áp dụng các rất khác nhau, chưa tạo nên sự đồng bộ về công nghệ Nguồn nhân lực Việt Nam chưa được chuẩn bị kỹ về kiến thức và khả năng chuyên môn. Đối với các nhà đầu tư: Chính sự thiếu hiểu biết về quyền chọn và khả năng phân tích đã gây ra nhiều khó khăn và rủi ro cho nhà đầu tư, nếu nhiều nhà đầu tư gặp rủi ro sẽ gây ra những bất ổn cho thị trường. Ví dụ: mua một hợp đồng options ngoại tệ để bảo vệ đồng tiền thanh toán nhà đầu tư có thể gặp rủi ro lớn nếu không biết dự đoán tỷ giá đúng theo xu hướng thị trường. KẾT LUẬN: Thị trường quyền chọn ở Việt Nam mới chỉ ở điểm khới đầu của sự phát triển. Quyền chọn ngoại tệ dù đã ra đời gần 8 năm nhưng phát triển rất chậm. Hoạt động cung cấp dịch vụ quyền chọn của các TCTC vẫn còn nhỏ bé, chưa được sự quan tâm đúng mức. Dù nền kinh tế đã phát triển đến mức độ phù hợp cho sự ra đời của thị trường quyền chọn, nhưng cơ sở pháp lý cho thị trường còn nhiều lỗ hổng, khiếm khuyết, hạ tầng công nghệ vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu phát triển, nguồn nhân lực cho thị trường thì thiếu và yếu… Tuy nhiên, những thuận lợi cho việc phát triển thị trường này ở Việt Nam là rất lớn, khi nó nhận được sự quan tâm ngày càng lớn của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các TCTC cũng như là của các ban ngành Trung Ương. Các cơ hội cũng ngày càng mở ra khi các cam kết về gia nhập WTO, hội nhập kinh tế thế giới đang dần được thực thi, tiềm năng phát triển kinh tế và TTTC vẫn rất lớn. Mặc dù còn nhiều khó khăn, hạn chế từ chính sách, pháp luật nhà nước cũng như sự yếu kém của các đối tượng cung cấp và sử dụng quyền chọn, nhưng với những chính sách và giải pháp phù hợp, thị trường quyền chọn nói chung và quyền chọn ngoại tệ nói riêng ở Việt Nam sẽ phát triển mạnh và vững chắc trong tương lai. BÀI TẬP VẬN DỤNG: Ví dụ: Công ty nhập khẩu ABC của Hong Kong cần có 1.000.000 USD để thanh toán nợ trong 3 tháng tới. Để đảm bảo có 1.000.000 USD thanh toán nợ đúng hạn trong điều kiện dự đoán USD có khả năng tăng giá thì ngay từ bây giờ công ty ABC có thể mua quyền chọn mua USD trên thị trường với số tiền đảm bảo là 0,02 HKD cho mỗi USD và tỷ giá thực hiện USD/HKD = 5,6050. Ngoài ra không có thêm bất kỳ phí nào nữa. Hỏi công ty ABC nên làm thế nào nếu 3 tháng sau tỷ giá thị trường là: a. USD/HKD = 5,6080 b. USD/HKD = 5,6020 c. USD/HKD = 5,6800 Bài giải: Số tiền Cty bỏ ra để mua 1.000.000USD: 1.000.000 x 5,6050 = 5.605.000 HKD Số phí Cty bỏ ra để mua 1.000.000USD: 1.000.000 x 0,02 = 20.000HKD Tổng số tiền mà Cty bỏ ra để mua được quyền mua 1.000.000USD: 5.605.000 + 20.000 = 5.625.000 a. USD/HKD = 5,6080 Số tiền mà Cty bỏ ra để mua 1.000.000USD là: 1.000.000 x 5,6080 = 5.608.000 HKD Nếu thực hiện hợp đồng Cty lỗ: 5.625.000 – 5.608.000 = 17.000 HKD < Phí Cty thực hiện hợp đồng vì nếu từ bỏ hợp đồng Cty sẽ mất khoản phí mua quyền đến 20.000 HKD. b. USD/HKD = 5,6020: Số tiền công ty ABC bỏ ra để mua 1.000.000 USD: 1.000.000 x 5,6020 = 5.602.000 HKD Nếu thực hiện hợp đồng CTy sẽ lỗ 5.625.000 – 5.602.000 = 23.000 > Phí Cty sẽ từ bỏ hợp đồng để giới hạn khoản lỗ bằng với khoản phí (20.000 HKD) vì nếu thực hiện HĐ Cty sẽ lỗ đến 23.000 HKD c. USD/HKD = 5,6800: Số tiền CTy ABC bỏ ra để mua 1 trđ USD là: 1.000.000 x 5,6800 = 5.680.000 HKD Nếu thực hiện HĐ Cty sẽ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctai_chinh_qt.doc
Tài liệu liên quan