Chuyên đề Phân tích năng lực tài chính của công ty cổ phần Sông Đà 2

 

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÂN TÍCH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 2 4

2.1. Vai trò của vốn đối với hoạt động của công ty: 4

2.1.1. Hoạt động của công ty trong nền kinh tế thị trường: 4

2.1.2. Vai trò của vốn đối với hoạt động của công ty: 4

2.2. Nguồn tài trợ của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường: 7

2.2.1. Nguồn tài trợ ngắn hạn: 7

2.2.2. Nguồn tài trợ dài hạn: 8

2.3. Khái quát về năng lực tài chính và phân tích năng lực tài chính của doanh nghiệp: 10

2.4. ý nghĩa của phân tích năng lực tài chính của doanh nghiệp: 12

2.5. Nội dung phân tích năng lực tài chính của doanh nghiệp: 13

2.5.1. Phân tích tình hình tài chính hiện tại: 13

2.5.1.1. Phân tích tình hình vốn của doanh nghiệp: 14

2.5.1.2. Phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp: 14

2.5.2. Phân tích khả năng huy động vốn trên thị trường: 15

2.5.2.1. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: 15

2.5.2.2. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp: 16

2.5.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: 19

2.5.2.4. Phân tích khả năng sinh lời vốn của doanh nghiệp: 21

2.5.2.5. Phân tích khả năng độc lập tài chính của doanh nghiệp: 23

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 24

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu: 24

3.1.1. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của công ty: 24

3.1.2. Tình hình tổ chức của công ty: 26

3.1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất: 26

3.1.2.2. Tổ chức bộ máy kế toán: 1

3.1.3. Cơ sở vật chất của công ty: 1

3.1.4. Tình hình lao động của công ty: 2

3.1.5. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty: 4

3.2. Phương pháp nghiên cứu: 5

3.2.1. Phương pháp chung: 5

3.2.2. Phương pháp cụ thể: 6

PHẦN IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 8

4.1. Phân tích tình hình tài chính hiện tại 8

4.1.1. Phân tích tình hình vốn và cơ cấu vốn của công ty: 8

4.1.1.1. Phân tích tình hình vốn của công ty: 8

4.1.1.2. Phân tích cơ cấu tài sản của công ty: 11

4.1.2. Phân tích tình hình nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của công ty: 14

4.1.2.1. Phân tích tình hình nguồn vốn của công ty: 14

4.1.2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty: 15

4.2. Phân tích khả năng huy động vốn trên thị trường của công ty: 18

4.2.1. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty: 19

4.2.1.1. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm qua: 19

4.2.1.2. Phân tích một số chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh: 22

4.2.2. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của công ty: 23

4.2.2.1. Phân tích tình hình than toán của công ty: 24

4.2.2.2. Phân tích khả năng thanh toán của công ty: 28

4.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty: 31

4.2.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty: 32

4.2.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động: 33

4.2.3.3. Phân tích khả năng sinh lời vốn của công ty: 36

4.2.3.4. Phân tích chỉ tiêu độc lập tài chính của côngt y: 38

4.3. Đánh giá chung về năng lực tài chính của công ty: 39

4.4. Một số đề xuất về biện pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của công ty: 42

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2627 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích năng lực tài chính của công ty cổ phần Sông Đà 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trang thiết bị hiện đại, phần lớn là tự mua sắm và một phần là được đầu tư. Thể hiện trong bảng 1: Bảng 1: Một số trang thiết bị của công ty năm 2007 STT Tên thiết bị ĐVT Số lượng 1 Máy đào Komatsu Máy 07 2 Máy đào Kobeco Máy 02 3 Ô tô vận tải Huyndai Máy 10 4 Trạm trộn bê tông Asphalt Máy 01 5 Trạm trộn 75% Máy 01 6 Dây chuyền sản xuất đá dăm và cát nghiền Máy 02 Nguồn: Phòng tài chính kế toán 3.1.4. Tình hình lao động của công ty: Lao động là một trong 3 yếu tố cơ bản của một quá trình sản xuất, có thể coi nó là yếu tố căn bản nhất, là điều kiện cần thiết hàng đầu của một quá trình sản xuất. Đối với doanh nghiệp thì đây lại chính là nguồn lực lớn thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Với đặc thù riêng của công ty cổ phần Sông Đà 2 là xây dựng thì yêu cầu đặt ra đối với lực lượng lao động là rất đa dạng, nó đòi hỏi cả về lao động chuyên nghiệp và lao động không chuyên nghiệp, việc tổ chức lao động cho sản xuất là cả một vấn đề lớn phải theo dõi nghiên cứu và đánh giá. Tình hình lao động của công ty được thể hiện qua bảng 2: Bảng 2: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm(2005-2007) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh(%) SL(Ngời) CC(%) SL(Ngời) CC(%) SL(Ngời) CC(%) 2006/2005 2007/2006 Tổng số lao động 523 100 594 100 689 100 113,58 116 -Phân theo trình độ + Đại học và cao đẳng 136 26 151 25 191 27,72 111,03 126,5 + Trung cấp 19 3,63 15 3 14 2,03 78,95 93,33 + Công nhân kỹ thuật 368 70,37 428 72 484 70,25 116,3 113,1 - Phân theo tính chất lao động + Trực tiếp 445 85 501 84,34 578 83,9 125,58 115,37 + Gián tiếp 78 15 93 15,66 111 16,1 119,23 119,35 Thu nhập BQ 1 lao động 1991012 2085000 2174000 104,72 104,27 Qua bảng 2 ta thấy: lao động của công ty qua 3 năm đều tăng, cả về chất lượng và số lượng. Cụ thể: Tổng số lao động tăng, năm 2005 là 523 người, đến năm 2007 là 689 người, tăng 168 người. Xét theo trình độ lao động thì nói chung lao động có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp của công ty chiếm tỷ trọng không cao (gần 30%) do những người này thường làm ở bộ phận quản lý nhưng công ty có chức năng chính là sản xuất nên tỷ lệ công nhân kỹ thuật chiếm phần lớn(hơn 70%). Qua 3 năm thì trình độ của lao động được nâng lên trông thấy, lao động có trình độ đại học, cao đẳng tăng lên, từ 136 người( chiếm 26% so tổng số) năm 2005 tăng lên 191 người(chiếm 27,72%) năm 2007. Còn lao động có trình độ trung cấp thì lại giảm đi, từ 19 người(chiếm 3,36%) năm 2005 xuống còn 14 người(chiếm 2,03%) năm 2007. Có sự thay đổi này là do công ty thường xuyên cử cán bộ đi học để nâng cao trình độ tay nghề và chú trọng hơn trong công tác tuyển chọn, đòi hỏi cao hơn về trình độ. Điều này chứng tỏ sự quan tâm của lãnh đạo công ty đối với nguồn nhân lực. Xét theo tính chất lao động: Lao động trực tiếp nhiều hơn lao động gián tiếp nhiều lần cả về số lượng và cơ cấu, điều này là phù hợp vì công ty chủ yếu là xây dựng, lao động ở công trường nhiều. Qua 3 năm, số lượng lao động trực tiếp và gián tiếp của công ty đều tăng lên, năm 2005 có 445 lao động trực tiếp (chiếm 85%) và 78 lao động gián tiếp (chiếm 15%), năm 2007 có 578 lao động trực tiếp (chiếm 83,9%) và 111 lao động gián tiếp (chiếm 16,1%). Còn về thu nhập bình quân của 1 lao động cũng tăng lên qua từng năm, năm 2004 là 1991012 đồng/người, năm 2006 là 2085000 đồng/người và năm 2007 là 2174000 đồng/ người. Qua đó cho thấy công ty ngày càng làm ăn có hiệu quả, làm cho thu nhập của lao động trong công ty ngày càng cao, góp phần cải thiện đời sống của người lao động. 3.1.5. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty: Công ty cổ phần Sông Đà 2 là một công ty có quy mô lớn, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau…Mục tiêu đặt ra là công ty phải làm ăn có hiệu quả, sử dụng đồng vốn sao cho có hiệu quả nhằm thu hút được sư đầu tư từ bên ngoài, công ty đã có nhiều cố gắng trong công tác tiếp thị tìm kiếm việc làm, mở rộng thị trường đa dạng hoá sản phẩm và được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Tổng công ty, sự giúp đỡ của các phòng ban chức năng Tổng công ty nên công ty đã đạt được những kết quả nhất định, thể hiện qua bảng 3: Bảng 3: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Chỉ tiêu Năm So sánh 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 1. DTT 262,208,710,043 248,602,368,194 271,061,017,038 94.81 109.03 2.LN sau thuế 3,256,452,587 5,598,723,471 27,795,927,697 171.93 496.47 Nguồn: Phòng tài chính kế toán Qua bảng ta thấy doanh thu thuần của công ty năm 2006 giảm đi 5.19% so với năm 2005 nhưng đến năm 2007 lại tăng 9.03% so với năm 2006 và tỷ lệ tăng nhanh hơn tỷ lệ giảm doanh thu. Còn về lợi nhuận sau thuế thì đều tăng qua các năm, năm 2006 tăng 71.93% so với năm 2005 , năm 2007 tăng tới 396.47% so với năm 2006. Như vậy, có thể xem là doanh thu và lợi nhuận của công ty ngày càng tăng thể hiện quy mô hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển. 3.2. Phương pháp nghiên cứu: 3.2.1. Phương pháp chung: Để thực hiện nội dung của đề tài, chúng tôi đã vận dụng phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét và phân tích các hiện tượng kinh tế một cách khoa học và khách quan. Đây là phương pháp cơ bản làm nền tảng, xuyên suốt quá trình nghiên cứu nội dung đề tài. 3.2.2. Phương pháp cụ thể: * Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Thu thập tài liệu từ nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp, từ sổ sách kế toán và từ các văn bản có liên quan. Từ đó phải xử lý phù hợp nhằm phục vụ đề tài của mình bằng máy tính cá nhân hay bằng Excel. * Phương pháp phân tích số liệu: - Phương pháp thống kê: + Thống kê mô tả: + Thống kê so sánh: Các chỉ tiêu đem ra so sánh phải thống nhất về không gian, thời gian, đơn vị …Nội dung so sánh gồm: So sánh giữa thực hiện kỳ này với thực hiện kỳ trước để thấy được khuynh hướng biến động qua thời gian, tốc độ phát triển…qua đó thấy được xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp. So sánh giữa số liệu giữa các doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành, của các doanh nghiệp khác nhằm đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp như thế nào, tương quan so với các doanh nghiệp khác... So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự thay đổi cả về số lượng tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua niên độ kế toán liên tiếp. Phương pháp tỷ số: Phương pháp xây dựng trên ý nghĩa chuẩn mực của tỷ lệ đại lượng tài chính, trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu xác định được các ngưỡng, các định mức đánh giá năng lực tài chính doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu. Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân tích thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời của vốn, nhóm tỷ lệ về cơ cấu và nguồn vốn. Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau, tùy theo gó độ phân tích người phân tích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu của mình. * Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các nhà chuyên môn, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực mình tìm hiểu. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi đã tiến hành tham khảo ý kiến của các thầy cô giáo, các cán bộ tài chính kế toán của công ty và một số ý kiến liên quan khác. Phần iv : kết quả nghiên cứu 4.1. Phân tích tình hình tài chính hiện tại Thông qua việc phân tích tình hình tài chính của công ty tại thời điểm hiện tại giúp cho ta thấy thực trạng về nguồn vốn, tài sản, nguồn hình thành tài sản, các khoản nợ của công ty. Từ đó đánh giá được những mặt mạnh mà công ty đang có và những mặt hạn chế mà công ty đang mắc phải. Bên cạnh đó cũng giúp cho ta thấy được cơ cấu tài sản, nguồn vốn của công ty có hợp lý không, tổng tài sản của công ty cao hay thấp, công ty đang kinh doanh có lãi hay lỗ. Từ thực trạng tài chính của công ty giúp cho ta có cái nhìn khách quan về khả năng huy động vốn của công ty và đưa ra những kết luận về năng lực tài chính của công ty. 4.1.1. Phân tích tình hình vốn và cơ cấu vốn của công ty: Việc phân tích tình hình vốn và cơ cấu vốn qua các năm giúp cho chúng ta thấy được tình hình tài chính hiện tại cũng như sự ảnh hưởng của nó đến năng lực tài chính của công ty vì nếu số vốn tăng giảm qua các năm thì có nghĩa là khả năng huy động vốn, hoàn vốn của công ty cũng bị ảnh hưởng theo dẫn tới năng lực tài chính của công ty bị biến động. 4.1.1.1. Phân tích tình hình vốn của công ty: Vốn của doanh nghiệp là một bộ phận vô cùng quan trọng, doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có vốn. Để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành một cách bình thường, liên tục và có hiệu quả thì doanh nghiệp phải có đủ vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Tiến hành phân tích biến động vốn của doanh nghiệp chính là xem xét sự tăng giảm tài sản của doanh nghiệp qua các năm như thế nào, sự biến động này là do nguyên nhân nào, có hợp lý không, có ảnh hưởng gì đến năng lực tài chính của công ty không. Dựa vào một số chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán của công ty ta có bảng 4: Qua bảng 4 ta thấy: tổng số vốn của năm 2006 tăng 25.01% so với năm 2005 nhưng năm 2007 lại giảm 7.69% so với năm 2006. Điều đó có thể đánh giá rằng qua 3 năm quy mô về vốn của công ty có sự giảm đi. Sự biến động đó là do ảnh hưởng của các yếu tố sau: Giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2006 tăng27.67% so với năm 2005, năm 2007 giảm 19.68 % so với năm 2006. Cụ thể: + Vốn bằng tiền năm 2006 tăng 7.799 tỷ đồng, tương ứng tăng 128.63% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 5.886 tỷ đồng, tương ứng tăng 42.46% so với năm 2006. Vốn bằng tiền tăng qua các năm chủ yếu là do thu được tiền từ khách hàng sau khi bàn giao sản phẩm công trình hoàn thiện, thu tiền từ người mua sản phẩm của công ty…Như vậy, việc vốn bằng tiền tăng lên cho thấy khả năng thanh toán tức thời của công ty tăng lên, đây là yếu tố thuận lợi giúp công ty có thể huy động vốn nhanh nếu cần thiết nhưng không nên để vốn bằng tiền nhiều quá so với tổng vốn vì có thể làm giảm khả năng sinh lợi của đồng tiền. + Các khoản phải thu ngắn hạn là chỉ tiêu phản ánh công nợ phải thu hay phần vốn của công ty bị chiếm dụng. Qua bảng ta thấy các khoản phải thu ngắn hạn của công ty năm 2006 tăng 15.557 tỷ, tương ứng với 17.51% nhưng đến năm 2007 đã giảm 34.125 tỷ đồng, tương ứng với 32.69%. Điều này chứng tỏ công ty đã tích cực thu hồi các khoản phải thu, giảm bớt được sự ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, góp phần làm tăng năng lực tài chính của công ty. + Hàng tồn kho cũng thay đổi, đây là một tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho sản xuất được tiến hành một cách bình thường, liên tục và bao gồm cả thành phẩm, hàng hóa của công ty sản xuất ra hay mua về kinh doanh...Qua bảng ta thấy: hàng tồn kho năm 2006 tăng 28.331 tỷ tương ứng với tăng 28.92% nhưng năm 2007 lại giảm so với năm 2006 là 23.705 tỷ đồng tương ừng giảm 18.77%. Điều này là do năm 2006 công ty nhận được nhiều hợp đồng và dự báo có khả năng NVL sẽ tăng giá nên công ty đã mua sắm khá nhiều để dự trữ. Việc tăng lên này cũng dễ hiểu, đó là do quá trình sản xuất của công ty đã vượt mức kế hoạch, công ty đã có sự chuẩn bị tốt trong khâu dự trữ, nhờ đó mà hoạt động kinh doanh của công ty không bị phụ thuộc mà luôn chủ động. Còn năm 2007 thì công ty đã sử dụng số vật tư dự trữ trong sản xuất nên lượng hàng tồn kho giảm, bên cạnh đó còn do công ty đã tiêu thụ tốt những sản phẩm làm ra nên hàng tồn kho cũng giảm xuống, điều này góp phần chứng tỏ sản phẩm của công ty ngày càng có chất lượng cao và có sức cạnh tranh trên thị truờng. + Còn về tài sản lưu động khác thì qua 3 năm đều có sự tăng lên với tỷ lệ khá cao, đây là một phần vốn chi tạm ứng cho cán bộ công nhân viên đi công tác, chi cho các dịp lễ, tết…Việc này cho thấy việc thu hồi tạm ứng chưa tốt. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn thì tăng đều qua 3 năm. Cụ thể: + Khi phân tích chúng ta không thể không quan tâm tới một lượng lớn TSCĐ của công ty. Đây là một loại chi phí cố định không thay đổi lớn trong một thời gian ngắn, sự thay đổi của tài sản cố định này chỉ do thanh lý, nhượng bán hay mua sắm thêm. Qua bảng ta thấy: Tài sản cố định năm 2006 tăng 19.857 tỷ tương ứng với 29.01% so với năm 2005 và năm 2007 cũng tăng 16.717 tỷ đồng tương ứng với 18.93% so với nam 2006. Điều này cho thấy công ty đã và đang có sự chú trọng đầu tư chiều sâu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Nhìn chung, số vốn của công ty có sự giảm đi, chủ yếu là do tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn thay đổi. Mà tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn thì thay đổi còn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng nó, tùy từng năm mà số tài sản này thay đổi theo quy mô hoạt động. Do vậy, để rút ra những nhận xét tổng quát và chính xác về thực trạng trên, chúng ta cần xem xét tính hợp lý trong bố trí cơ cấu vốn những năm vừa qua. 4.1.1.2. Phân tích cơ cấu tài sản của công ty: Thông qua việc phân tích cơ cấu tài sản của công ty cho ta thấy từng loại tài sản chiếm bao nhiêu trong tổng số vốn của công ty. Từ đó cho ta thấy được sự biến động trong cơ cấu đầu tư vốn có ảnh hưởng như thế nào đến năng lực tài chính của công ty. Cơ cấu tài sản của công ty được thể hiện qua bảng 5: Qua bảng ta thấy: - tài sản ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty, ngược lại tài sản dài hạn lại chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng tài sản của công ty, năm 2005 tài sản ngắn hạn là 68.13%, tài sản dài hạn là 31.87%, năm 2006 tài sản ngắn hạn là 69.57%, tài sản dài hạn là 30.43% và năm 2007 tài sản ngắn hạn là 60.53%, tài sản dài hạn là 39.47%. Tỷ trọng của tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn tăng, giảm không theo quy luật qua 3 năm nên ta không thể kết luận tình hình tài chính tốt hay xấu, vì thế để đánh giá năng lực tài chính của công ty tốt hay xấu qua việc phân tích cơ cấu tài sản của công ty ta cần đi sâu vào phân tích những khoản mục chi tiết. Tài sản ngắn hạn: + Qua 3 năm thì ta thấy lượng hàng tồn kho chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tài sản ngắn hạn, năm 2004 là 97.978 tỷ đồng chiếm 49.86% tổng tài sản ngắn hạn, năm 2006 là 126.310 tỷ đồng chiếm 50.35% tài sản ngắn hạn và năm 2007 là 102.604 tỷ đồng chiếm 50.92% tài sản ngắn hạn. Hàng tồn kho của công ty chiếm 1 tỷ trọng lớn là do công ty đã dự trữ một lượng lớn vật tư do đặc điểm của kinh doanh của công ty chuyên xây dựng các công trình thủy điện mà các công trình thủy điện thường xa các trung tâm cung ứng vật tư nên rất khó khăn trong việc thu mua nguyên vật liệu tại địa bàn thi công. Vì thế công ty luôn phải dự trữ một lượng nguyên nhiên vật liệu lớn trong kho để sẵn sàng cung ứng kịp thời cho các công trường của mình nhằm đảm bảo đúng tiến độ thi công. Bên cạnh đó, một số dự án hạ tầng phân lô, các căn hộ xây dựng đã hoàn thành xong nhưng chưa được bán cũng coi là hàng tồn kho nên làm cho giá trị hàng tồn kho của công ty tăng lên. + Bên cạnh đó thì các khoản phải thu ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn. Cụ thể, năm 2005, các khoản phải thu chiếm 45.21% trong tổng tài sản ngắn hạn, năm 2006 chiếm 41.62% và đến năm 2007 chiếm 34.88% trong tổng tài sản ngắn hạn. Tỷ trọng các khoản phải thu có xu hướng giảm qua 3 năm, điều này cho thấy công ty đã áp dụng có hiệu quả các biện pháp thu hồi nợ, khả năng bán hàng của công ty là tương đối chắc chắn. Hơn nữa, việc giảm tỷ trọng các khoản phải thu cho thấy khả năng thu hồi đồng vốn nhanh hơn làm cho vốn không bị ứ đọng, khả năng quay vòng vốn nhanh dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty cao hơn. Từ đó cho thấy năng lực tài chính của công ty những năm qua đã có xu hướng tăng lên, do vậy, việc giảm tỷ trọng các khoản phải thu là một yếu tố thuận lợi mà công ty cần phát huy. + Về vốn bằng tiền thì chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản ngắn hạn. Qua 3 năm vốn bằng tiền tăng cả về giá trị lẫn cơ cấu, từ 3.09% năm 2005 đến 5.53% năm 2006 và 9.8% năm 2007. Điều này giúp cho khả năng thanh toán của công ty có xu hướng khả quan hơn. + Còn về tài sản lưu động khác cũng giống như vốn bằng tiền là chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản lưu động và đều tăng lên cả về giá trị và cơ cấu nhưng điều này lại không phải là tốt như với vốn bằng tiền. Đây là do các khoản tạm ứng tăng lên, việc thu hồi tạm ứng đạt kết quả chưa tốt Đối với tài sản dài hạn thì có sự tăng lên về giá trị qua 3 năm và có xu hướng ngày càng tăng, năm 2005 là 91.393 tỷ đồng, năm 2006 là 109.714 tỷ đồng và năm 2007 là 131.364 tỷ đồng. Cụ thể: + Tài sản cố định có giá trị tăng dần qua 3 năm, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản dài hạn, năm 2005 là 68.456 tỷ đồng chiếm74.46% tổng tài sản dài hạn, năm 2006 là 88.313 tỷ đồng chiếm 80.49% tổng tài sản dài hạn và năm 2007 là 105.030 tỷ đồng chiếm 79.95% tổng tài sản dài hạn. Việc tăng tài sản cố định là do chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng lên. Điều này cho thấy xu hướng tăng tài sản dài hạn của công ty là tập trung, đầu tư chú trọng cho việc xây dựng cơ bản nhằm phục vụ cho sản xuất và tăng quy mô sản xuất trong tương lai. + Đầu tư tài chính dài hạn cũng tăng lên làm cho tài sản dài hạn tăng lên. Các khoản đầu tư tài chính tăng lên chủ yếu là do công ty đầu tư vào các công ty con và công ty liên doanh nhằm mục tiêu tạo ra nguồn lợi tức lâu dài cho công ty. Như vậy, qua phân tích trên đây ta thấy cơ cấu tài sản của công ty chưa thật hợp lý vì tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm tới gần 70% tổng tài sản của công ty. Việc tài sản cố định chiếm tỷ trọng thấp hơn tài sản ngắn hạn làm giảm đi sự chủ động trong sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của công ty vì các nhà đầu tư cũng thường căn cứ vào lượng tài sản cố định mà công tycó trong tổng số tài sản công ty có để đưa ra quyết định trong việc cho công ty vay vốn. Bởi vậy có thể nói cơ cấu tài sản của công ty như vậy sẽ là một yếu tố bất lợi trong quá trình huy động vốn của công ty làm giảm năng lực tài chính của công ty. Do đó công ty cần nhanh chóng thực hiện việc đầu tư chiều sâu mua sắm máy móc thiết bị phương tiện vận chuyển làm tăng giá trị của tài sản cố định trong tổng số tài sản cao hơn nữa để hạn chế tình trạng việc thuê mướn phương tiện vận chuyển và làm cho cơ cấu tài sản hợp lý. Có như vậy mới khiến cho tiến độ thi công nhanh hơn, hiệu quả kinh doanh tăng và tạo thuận lợi cho công ty trong việc vay vốn đầu tư, từ đó giúp công ty nâng cao được năng lực tài chính của mình. Ngoài ra, tỷ lệ của các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho vẫn còn lớn trong tổng tài sản nên công ty cần nâng cao và thúc đẩy hơn nữa quá trình tiêu thụ sản phẩm cũng như trong quá trình thu hồi nợ để tránh tình trạng ứ đọng vốn làm cho năng lực tài chính của công ty ngày càng tốt hơn. Những nội dung trên đây cho ta thấy được tổng quát về thực trạng tài chính của công ty, tuy nhiên, để xem xét nội dung bên trong của nó mạnh hay yếu thì chúng ta cần phải phân tích tình hình và cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của công ty cũng như mức độ tự chủ trong kinh doanh của công ty những năm qua. 4.1.2. Phân tích tình hình nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của công ty: Nguồn vốn gồm nguồn vốn chủ sỡ hữu và nợ phải trả. Việc phân tích sự tăng giảm của hai chỉ tiêu này cho ta thấy được tình hình thanh toán và khả năng huy động vốn của công ty, từ đó giúp đánh giá được một phần năng lực tài chính của công ty. 4.1.2.1. Phân tích tình hình nguồn vốn của công ty: Sự biến động nguồn vốn tương đương với sự biến động của tài sản vì nguồn vốn là nguồn hình thành nên giá trị tài sản của công ty. Do vậy cũng như phân tích tài sản, ta cũng lấy số liệu từ bảng cân đối kế toán để phân tích tình hình biến động nguồn vốn và việc huy động vốn của công ty, huy động từ nguồn nào là chủ yếu. Căn cứ vào số liệu của bảng cân đối kế toán ta có bảng 6: Qua bảng 6 ta thấy: Nợ phải trả của công ty năm 2006 tăng so với năm 2005 là 71.460 tỷ đồng, tương đương với 28,4%; năm 2007 lại giảm so với năm 2006 là 54.563 tỷ đồng, tương đương với 16.89%. Năm 2006 tăng so với năm 2005 là do cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều tăng. Điều này là do công ty năm 2006 chiếm dụng vốn của công ty khác nhiều, chủ yếu là nợ người bán về mua nguyên vật liệu dùng vào việc thi công các công trình và vay ngắn hạn từ các nhà đầu tư, ngân hàng để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Nợ phải trả tăng chứng tỏ công ty có khả năng huy động vốn bên ngoài tăng cường được nguồn vốn, làm cho quy mô vốn tăng lên, chứng tỏ được năng lực tài chính của mình nhưng nếu cứ lạm dụng quá phần vốn này thì sẽ làm cho khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của công ty gặp nhiều khó khăn, dễ mất uy tín nếu không thanh toán đúng hạn, ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn, vì thế, đến năm 2007, công ty đã điều chỉnh cho hợp lý hơn. Cụ thể là nợ phải trả đã giảm do nợ ngắn hạn giảm, còn nợ dài hạn thì vẫn tăng vì công ty đang thực hiện các dự án đầu tư chiều sâu như mua sắm thêm tài sản cố định, đào tạo nhân công…Như vậy, nợ phải trả năm 2007 đã giảm đi nhiều, có thể nói là công ty đã thu hồi nợ phải thu để trả các khoản nợ ngắn hạn, chứng tỏ năng lực tài chính có khả quan hơn. Đối với vốn chủ sỡ hữu qua 3 năm đều tăng lên, năm 2006 tăng chậm so với năm 2005 là 689.772 triệu đồng tương ứng với 1.87%, năm 2007 tốc độ tăng nhanh hơn so với năm 2006 là 26.845 tỷ đồng tương ứng với 71.59%. Vốn chủ sỡ hữu tăng lên chủ yếu do nguồn vốn kinh doanh của công ty tăng lên do công ty tiến hành cổ phần hóa và tăng do bổ sung từ các khoản lãi. Qua phân tích ta thấy vốn chủ sỡ hữu tăng chủ yếu do nguồn tự bổ sung trong quá trình hoạt động kinh doanh. Đây là điều kiện thuận lợi để công ty phát triển khả năng kinh doanh của mình, ngoài ra còn chứng tỏ khả năng độc lập tài chính của công ty đã tốt hơn. Nguồn vốn chủ sỡ hữu tăng chứng tỏ năng lực tài chính và khả năng huy động nguồn vốn của công ty tăng lên. Thông thường đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh thì mục tiêu của họ là làm thế nào để giảm được các khoản nợ phải trả và tăng nguồn vốn sỡ hữu. Thực tế công ty đã đạt được điều đó mặc dù chưa cao, nợ phải trả vẫn chiếm tỷ lệ cao. Trong tương lai công ty cần có biện pháp làm cho vốn chủ sỡ hữu tăng hơn nữa để có thể vững mạnh phát triển đi lên, không lệ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn bên ngoài trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, từ đó sẽ nâng cao năng lực tài chính của công ty. 4.1.2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty: Phân tích cơ cấu nguồn vốn để thấy được tỷ trọng từng loại vốn chiếm trong tổng nguồn vốn có hợp lý hay không, từ đó biết được khả năng đảm bảo và độc lập tài chính cao hay thấp và sự tăng giảm của nguồn vốn ảnh hưởng như thế nào tới năng lực tài chính của công ty. Dựa vào một số chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán của công ty ta lập bảng cơ cấu nguồn vốn như bảng 7: Qua bảng 7 ta có: - Tỷ lệ nợ phải trả chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn và có sự tăng giảm không đều giữa các năm: năm 2005 nợ phải trả chếm 87.24% trong tổng nguồn vốn, năm 2006 tỷ lệ này tăng lên là 89.6% và năm 2007 tỷ lệ nợ phải trả lại giảm xuống là 80.67% trong tổng nguồn vốn. + Nợ ngắn hạn của công ty có sự giảm đi qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với nợ dài hạn, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nợ phải trả. Năm 2005 nợ ngắn hạn là 192.78 tỷ đồng chiếm 76.62% tổng nợ phải trả, năm 2006 nợ ngắn hạn là 243.807 tỷ đồng chiếm 75.46% tổng nợ phải trả và năm 2007 nợ ngắn hạn là 186.239 tỷ đồng chiếm 69.36% tổng nợ phải trả. Đây là việc tốt trong việc nâng cao năng lực tài chính của công ty. + Nợ dài hạn thì ngược lại với nợ ngắn hạn, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ phải trả và đàn có xu hướng tăng lên qua các năm, góp phần làm tăng khả năng kinh doanh của công ty và có ý nghĩa lớn đối với kế hoạch phát triển dài hạn của công ty. Đối với vốn chủ sỡ hữu thì năm nào tỷ trọng nợ phải trả tăng lên thì tỷ trọng vốn chủ sỡ hữu giảm xuống và ngược lại: năm 2005 vốn chủ sỡ hữu là 36.810 tỷ đồng chiếm 12.76% tổng nguồn vốn, năm 2006 vốn chủ sỡ hữu là 37.5 tỷ đồng chiếm 10.4% và năm 2007 vốn chủ sỡ hữu là 64.345 tỷ đồng chiếm 19.33% tổng nguồn vốn. Như vậy, tỷ trọng của vốn chủ sỡ hữu ngày càng tăng chứng tỏ tình hình tài chính ngày càng tốt hơn và góp phần giúp cho quá trình mở rộng quy mô kinh doanh. Qua phân tích ta thấy tỷ lệ nợ phải trả chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng nguồn vốn mặc dù sự tăng lên giữa số nợ phải trả và nguồn vốn đã khá hợp lý vì nợ phải trả có xu hướng giảm xuống và vốn chủ sở hữu tăng lên nhưng vẫn phải làm so cho tỷ lệ giữa nợ ngắn hạn và vốn chủ sỡ hữu so với tổng vốn hợp lý hơn nữa. Khác với phân tích tình hình tài sản, khi xem xét đến cơ cấu nguồn vốn phải lưu ý đến tỷ suất tự tài trợ để khẳng định tình hình tài chính của công ty có khả năng độc lập cao hay phụ thuộc vào các đơn vị bên ngoài. Ta có thể tính tỷ suất tự tài trợ theo công thức: Tỷ suất tự tài trợ = Vốn chủ sỡ hữu / Tổng nguồn vốn Tỷ suất nợ = 100% - tỷ suất tự tài trợ Bảng 8: Một số chỉ tiêu thể hiện khả năng độc lập tài chính của công ty Chỉ tiêu 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32976.doc
Tài liệu liên quan