Trong quá trình hoạt động của ngân hàng, các nhà quản trị tài chính thường xuyên phải đưa ra các quyết định về đầu tư, quyết định tài trợ và phân phối lợi nhuận. Các quyết định này làm cho ngân hàng phát sinh các giao dịch, và sau một thời kỳ nhất định thường là một quý hoặc một năm các nhà quản trị ngân hàng sẽ phải xem xét và đánh giá xem các quyết định đã được thực hiện và mang lại kết quả như thế nào? Các báo cáo tài chính sẽ giúp các nhà quản trị thực hiện việc đánh giá đó, bởi vì các báo cáo tài chính là nơi ghi nhận và phản ánh tất cả các giao dịch phát sinh từ các quyết định tài chính của ban quản trị ngân hàng
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5725 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích nhóm chỉ tiêu lợi nhuận của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín ( Sacombank), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h các nhóm chỉ tiêu lợi nhuận của ngân hàng Sacombank, dựa trên cơ sở là bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.Việc phân tích này sẽ giúp ngân hàng hiểu được các nhân tố tác động đến lợi nhuận để có thể đánh giá và tìm được những giải pháp tốt hơn nữa nhằm nâng cao tình hình lợi nhuận của ngân hàng trong các năm tiếp theo.
Chương 2
PHẦN NỘI DUNG
2.1 GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK)
2.1.1 Giới thiệu chung
- Tên tổ chức: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín.
- Tên giao dịch quốc tế: Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank
- Tên viết tắt: Sacombank
- Trụ sở chính: 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (84-8) 39 320 420
- Fax: (84-8) 39 320 424
- Website: www.sacombank.com.vn
- Vốn điều lệ: 5.115.830.840.000 đồng
- Giấy phép thành lập: Số 05/GP-UB ngày 03/01/1992 của UBND TP. Hồ Chí Minh
- Giấy phép hoạt động: Số 0006/GP-NH ngày 05/12/1991 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Giấy CNĐKKD: Số 059002 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. HCM cấp (đăng ký lần đầu ngày 13/01/1992, đăng ký thay đổi lần thứ 29 ngày 20/08/2008)
- Tài khoản: Số 4531.00.804 tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh
- Mã số thuế: 0301103908
Sacombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Lợi thế về năng lực tài chính cho phép Sacombank đáp ứng các quy định về an toàn vốn, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu vốn và các dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng lớn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho Sacombank trong việc đầu tư phát triển hệ thống công nghệ thông tin và mạng lưới chi nhánh.
2.1.2 Lịch sử hình thành
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 21/12/1991, Sacombank xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất nước với số vốn điều lệ ban đầu 03 tỷ đồng và hoạt động chủ yếu tại vùng ven TPHCM.
Sau gần 18 năm hoạt động, đến nay Sacombank trở thành một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với:
6.700 tỷ đồng vốn điều lệ, 9.202 tỷ đồng vốn tự có;
Hơn 300 Chi nhánh và Phòng giao dịch tại 45/63 tỉnh thành trong cả nước, 01 VPĐD tại Trung Quốc, 01 Chi nhánh tại Lào và 01 Chi nhánh tại Campuchia;
10.978 đại lý thuộc 306 ngân hàng tại 81 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới;
Gần 7.000 cán bộ nhân viên trẻ, năng động và sáng tạo;
Hơn 70.000 cổ đông đại chúng.
2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Sacombank được tổ chức theo dạng trực tuyến theo chức năng bao gồm:
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Sacombank, quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và Điều lệ Sacombank quy định.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của Sacombank, có toàn quyền nhân danh Sacombank để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Sacombank, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Các Hội đồng, các Ủy ban: Tham mưu cho HĐQT trong việc nghiên cứu, biên soạn, bổ sung, hiệu chỉnh chiến lược và các vấn đề của Sacombank trong từng thời kỳ, mỗi giai đoạn, đồng thời cụ thể hóa chiến lược và các chính sách ấy thành phương hướng – mục tiêu – nhiệm vụ với các giải pháp, biện pháp triển khai thực hiện trong từng năm kế hoạch, dưới sự chỉ đạo của Thường trực HĐQT và đề xuất của Tổng Giám đốc Sacombank.
Tổng giám đốc là người có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động của Sacombank theo đúng pháp luật Nhà nước, các quy định của ngành, điều lệ, quy chế, quy định của Sacombank, đồng thời là người tham mưu cho HĐQT về mặt hoạch định các mục tiêu, chính sách.
Ban kiểm soát là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ Sacombank.
Các Phòng nghiệp vụ Hội sở: Trên cơ sở các chức năng nhiệm vụ được quy định tại Quy chế tổ chức điều hành, các Phòng nghiệp vụ Hội sở có thể được Tổng giám đốc ủy nhiệm giải quyết một số công tác hàng ngày và ủy quyền thực hiện một số công việc cụ thể.
Theo cơ cấu tổ chức này thì công ty có nhiều điểm thuận lợi như: lãnh đạo có thể dể dàng cho ra quyết định tăng cường tập trung xuyên qua các chức năng, nhóm. Cách hoạt động theo chức năng giúp nhân viên có sự hợp tác trong từng chức năng, nó còn tạo dể dàng trong tuyển dụng và duy trì tài năng trong tổ chức.
Cơ cấu tổ chức được cải tiến liên tục theo các chuẩn mực quốc tế dưới sự hỗ trợ tư vấn của IFC, ANZ và ngày càng mang lại hiệu quả tích cực.
TỔNG GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
CÁC HỘI ĐỒNG VÀ
CÁC ỦY BAN
CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ HỘI SỞ
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sacombank
2.1.4 Ngành nghề kinh doanh
Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi;
Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác;
Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn;
Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá;
Hùn vốn và liên doanh theo pháp luật;
Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;
Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế;
Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khác;
Hoạt động bao thanh toán.
2.2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
2.2.1 Phương pháp luận
2.2.1.1 Khái niệm lợi nhuận
Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp để đánh giá hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất kinh doanh, hay nói cách khác lợi nhuận là phần tiền còn lại của tổng doanh thu sau khi trừ đi tổng chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp.
Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Lợi nhuận là phần nguồn vốn quan trọng để tiến hành tái sản xuất mở rộng quá trình sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm:
- Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của công ty sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, và trừ giá vốn hàng bán.
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kì báo cáo.
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả của hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính bao gồm:
+ Lợi nhuận từ hoạt động góp vốn liên doanh.
+ Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.
+ Lợi nhuận về cho thuê tài sản.
+ Lợi nhuận về các hoạt động đầu tư khác.
+ Lợi nhuận về chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi tiền vay ngân hàng.
+ Lợi nhuận cho vay vốn.
+ Lợi nhuận do bán ngoại tệ.
- Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra. Những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan đơn vị hoặc do khách quan đưa tới.
Thu nhập bất thường của doanh nghiệp bao gồm:
+ Thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.
+ Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng.
+ Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ.
+ Thu các khoản nợ không xác định được chủ.
+ Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay lãng quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra…
Các khoản thu trên sau khi trừ đi các khoản tổn thất có liên quan sẽ là lợi nhuận bất thường.
Phân tích lợi nhuận là đánh giá tình hình lợi nhuận của từng bộ phận của doanh nghiệp, phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của lợi nhuận. Do đó, làm thế nào để nâng cao lợi nhuận đó là mong muốn của mọi nhà quản trị doanh nghiệp để từ đó có biện pháp khai thác khả năng tìm tàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trong cơ chế thị trường phân tích các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận là cơ sở để ra quyết định nhanh chóng và dứt khoát về việc sản xuất kinh doanh hàng hoá, thích ứng với biến động của thị trường.
2.2.1.2 Phân tích các chỉ tiêu lợi nhuận
a. Hệ số lãi gộp
Lãi gộp là khoản tiền chênh lệch giữa giá bán và giá vốn. Không tính đến chi phí kinh doanh, hệ số lãi gộp biến động sẽ là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận. Hệ số lãi gộp thể hiện khả năng trang trải chi phí, đặc biệt là chi phí bất biến để đạt lợi nhuận.
Lãi gộp
Hệ số lãi gộp = ¾¾¾¾¾
Doanh thu
Tuỳ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh và tỉ lệ chi phí kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ có một hệ số lãi gộp thích hợp.
b. Hệ số lãi ròng
Lãi ròng được hiểu ở đây là lợi nhuận sau thuế. Hệ số lãi ròng hay còn lại là suất sinh lời doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo. Nói cách khác, hệ số này chó chúng ta biết một đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng. Hệ số lãi ròng được xác định như sau:
Lãi ròng
Hệ số lãi ròng = ¾¾¾¾¾
Doanh thu
Người ta cũng thường sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận – là tỉ lệ lợi nhuận trước thuế so với doanh thu để phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
c. Suất sinh lời của tài sản
Hệ số suất sinh lời của tài sản – ROA đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Hệ số này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số càng cao thể hiện sự sắp xếp phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý, hiệu quả, doanh nghiệpcó sự biến động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước những biến động của nền kinh tế.
Hệ số này được xác định bằng công thức sau:
Lãi ròng
Suất sinh lời của tài sản (ROA) = ¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾
Tổng tài sản bình quân
Hệ số suất sinh lời của tài sản chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hệ số lãi ròng và số vòng quay tài sản. Phương trình trên được viết lại như sau:
Lãi ròng Doanh thu
ROA = ¾¾¾¾¾ ´ ¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾
Doanh thu Tổng tài sản binh quân
Có thể viết ROA theo công thức:
Suất sinh lời của tài sản ROA = Hệ số lãi ròng ´ Số vòng quay tài sản
Suất sinh lời tài sản (ROA) càng cao khi số vòng quay tài sản càng cao và hệ số lợi nhuận càng lớn.
d. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
Hệ số suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (hay vốn cổ đông) – ROE đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu, mang ý nghĩa một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu.
Lãi ròng
Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) = ¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾
Vốn chủ sở hữu bình quân
Vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn, hình thành nên tài sản. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) vì vậy sẽ lệ thuộc suất sinh lời của tài sản (ROA).
e. Sơ đồ DuPont
Đây là phương pháp phân tích trong đó người ta chia ROE thành những bộ phận có mối quan hệ với nhau để đánh giá ảnh hưởng của từng bộ phận lên chỉ tiêu này. Phương pháp này được áp dụng lần đầu bởi Công ty DuPont được gọi là phương trình DuPont. Cụ thể:
ROE = ROA ´ Đòn bẩy tài chính
Trong đó, đòn bẩy tài chính hay đòn cân tài chính là chỉ tiêu thể hiện cơ cấu tài chính của doanh nghiệp.
Tổng tài sản
Đòn bẩy tài chính = ¾¾¾¾¾¾¾
Vốn chủ sở hữu
Như vây, phương trình DuPont sẽ được viết lại như sau:
Lãi ròng Doanh thu Tổng tài sản
ROE = ¾¾¾¾¾ x ¾¾¾¾¾¾ x ¾¾¾¾¾¾
Doanh thu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu
Tác dụng của phương trình:
- Cho thấy mối quan hệ và tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến suất sinh lời của vốn chủ sở hữu là các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản (vốn).
- Cho phép phân tích lượng hóa những nhân tố ảnh hưởng đến suất sinh lời của vốn chủ sở hữu bằng các phương pháp loại trừ (thay thế liên hoàn).
- Đề ra các quyết sách phù hợp và hiệu quả căn cứ trên mức độ tác động khác nhau của từng nhân tố khác nhau để làm tăng suất sinh lời.
Sơ đồ DuPont được thể hiện như sau:
Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
ROE
Suất sinh lời của tài sản
ROA
Đòn bẩy tài chính
Hệ số lãi ròng
ROS
Số vòng quay
tổng tài sản
Lãi ròng
Doanh thu
Doanh thu
Tổng tài sản
Vốn CSH
Tổng tài sản
chia
nhân
chia
nhân
chia
Hình 3: Sơ đồ DuPont trong quan hệ hàm số giữa các tỷ số
2.2.2 Phương pháp phân tích
Đề tài được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn.
2.2.2.1 Phương pháp so sánh
Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.
- Tiêu chuẩn so sánh:
+ Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh.
+ Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua.
+ Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành.
+ Chỉ tiêu bình quân của nội ngành.
+ Các thông số thị trường.
+ Các chỉ tiêu có thể so sánh khác.
- Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian; cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán; quy mô và điều kiện kinh doanh.
- Các phương pháp so sánh được sử dụng trong đề tài:
+ Số tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu, chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc
+ Số tương đối: Là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn
Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.
Trình tự thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn.
Gọi Q là chỉ tiêu phân tích.
Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích.
Thể hiện bằng phương trình: Q = abc
Đặt Q1: kết quả kỳ phân tích: Q1 = a1b1c1
Q0: Chỉ tiêu kỳ kế hoạch: Q0 = a0b0 c0
Q1 – Q0 = rQ: mức chênh lệch giữa thực hiện so với kế hoạch, là đối tượng phân tích
rQ = Q1 – Q0 = a1b1c1 – a0b0c0
Thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn:
- Thay thế bước 1 (cho nhân tố a):
a0b0c0 được thay thế bằng a1b0c0
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a” sẽ là:
ra = a1b0c0 – a0bc0
- Thay thế bước 2 (cho nhân tố b):
a1b0c0 được thay thế bằng a1b1c0
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “b” sẽ là:
rb = a1b1c0 – a1b0c0
- Thay thế bước 3 (cho nhân tố c):
a1b1c0 được thay thế bằng a1b1c1
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “c” sẽ là:
rc = a1b1c0 – a1b1c0
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có:
ra + rb + rc = (a1b0c0 – a0bc0) + (a1b1c0 – a1b0c0) + (a1b1c0 – a1b1c0)
= a1b1c1 – a0b0c0
= rQ Đúng bằng đối tượng phân tích
Trong đó: Nhân tố đã thay ở bước trước phải được giữ nguyên cho các bước thay thế sau.
2.3 NỘI DUNG PHÂN TÍCH
2.3.1 Giới thiệu các bảng báo cáo tài chính công ty.
Trong quá trình hoạt động của ngân hàng, các nhà quản trị tài chính thường xuyên phải đưa ra các quyết định về đầu tư, quyết định tài trợ và phân phối lợi nhuận. Các quyết định này làm cho ngân hàng phát sinh các giao dịch, và sau một thời kỳ nhất định thường là một quý hoặc một năm các nhà quản trị ngân hàng sẽ phải xem xét và đánh giá xem các quyết định đã được thực hiện và mang lại kết quả như thế nào? Các báo cáo tài chính sẽ giúp các nhà quản trị thực hiện việc đánh giá đó, bởi vì các báo cáo tài chính là nơi ghi nhận và phản ánh tất cả các giao dịch phát sinh từ các quyết định tài chính của ban quản trị ngân hàng.
Các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp theo quy định hiện nay của Việt Nam bao gồm 4 bảng:
- Bảng cân đối kế toán: đây là bảng báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty tại một thời điểm nhất định thường là cuối quý hoặc cuối năm.
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và hoạt động khác.
- Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ: là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền mặt phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính: là bảng báo cáo được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo khác không thể trình bày rõ ràng, chi tiết được.
Nhưng trên thực tế, do báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng thuyết minh báo cáo tài chính rất ít khi được sử dụng để phân tích tình hình tài chính của ngân hàng, nên trong đề tài này cũng chỉ đề cập đến bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Thương Mại Sài Gòn Thương Tín để phân tích tình hình lợi nhuận của Ngân Hàng Thương Mại Sài Gòn Thương Tín.
Sau đây là bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Thương Mại Sài Gòn Thương Tín.
2.3.2 Phân tích nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận
2.3.2.1 Hệ số lãi gộp
1.146.349
Hệ số lãi gộp năm 2008 =
1.146.349
=
0,16
Hệ số lãi gộp năm 2009 =
2.373.997
7.214.371
= 0.
0,33
Hệ số lãi gộp của công ty trong năm 2009 là 0,33 tăng 0,17 (theo số tuyệt đối) so với năm 2008 là nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty trong năm 2009. Điều này cho thấy 1 đồng doanh thu năm 2009 tạo ra nhiều đồng lãi ròng hơn 1 đồng doanh thu của năm 2008. Hệ số này tăng là do lãi gộp năm 2009 tăng so với năm 2008 và doanh thu năm 2009 tăng so với năm 2008, điều này được thể hiện trong bảng sau.
Bảng 4: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến các hệ số trong nhóm hệ số lợi nhuận
Khoản mục
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch tuyệt đối
CL tương đối (%)
Lãi gộp
1.146.688
2.373.977
1.227.289
2,07
Doanh thu
7.161.082
7.214.371
53.289
7,4
Lãi ròng
954.755
1.675.088
720.233
75
Tổng TS bình quân
68.438.569
104.060.455
35.621.886
52
Tổng VCSH bình quân
7.758.625
10.552.973
2.794.348
36
2.3.2.2 Hệ số lãi ròng
954.755
7.161.028
ROS 2008 = = 0,1333
Lãi ròng
1.675.088
Doanh thu
7.214.371
ROS 2009 = = = 0,2321
Hệ số này trong năm 2009 là 0,2321 tăng 0,0988 so với năm 2008 (0,1333) điều này cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty đang theo chiều hướng tốt, tức là 1 đồng doanh thu trong năm 2009 tạo ra tăng 0,0988 đồng lợi nhuận so với 1 đồng doanh thu năm 2008.
Hệ số này tăng là do tốc độ tăng của lãi ròng năm 2009 so với năm 2008 nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu của năm 2009 so với năm 2008. Điều này có nghĩa là tử số trong biểu thức tính ROS 2009 tăng nhanh hơn mẫu số, do đó làm cho hệ số này tăng.
2.3.2.3 Suất sinh lời của tài sản (ROA)
Ta có: Lãi ròng
Tổng TS bình quân
ROA =
Lãi ròng
Lãi ròng
Doanh thu
Tổng TS bình quân
ROA = x
ROA = ROS x Số vòng quay tổng tài sản.
Ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích hệ số ROA.
Ta gọi : a là ROS
b là số vòng quay tổng tài sản
0 là năm 2008
1 là năm 2009
=> ROA = a*b
Bảng 5: Liệt kê các nhân tố ảnh hưởng đến ROA
Chỉ tiêu
2008
2009
CL tuyệt đối
CL tương đối (%)
ROS
0,1333
0,2321
0,0988
74
Số vòng quay tổng tài sản
0,0140
0,0161
0,0021
15
*Đối tượng nghiên cứu
ROA1 = a1*b1 = 0,2321 *0,0161 = 0,0037
ROA0 = a0*b0 = 0,1333 * 0,0140 = 0,0019
=> êROA = ROA1 - ROA0 = 0,0037- 0,0019= 0,0018
Vậy tỷ suất sinh lợi tài sản 2009 tăng 0,0018 (lần) so với năm năm 2008.
*Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
-Ảnh hưởng bởi nhân tố hệ số lãi ròng (ROS)
êa = a1b0 - a0b0 = 0,2321*0,0140 - 0,1333*0,0140= 0,0013
Do hệ số lãi ròng năm 2009 là 0,2321 tăng 74% so với năm 2008 ( 0,1333) đã làm cho tỷ suất sinh lời của tài sản năm 2009 tăng 0,0013 (lần) so với năm 2008.
-Ảnh hưởng bởi nhân tố vòng quay tổng tài sản
êb = a1b1 - a1b0 = 0,2321*0,0161 - 0,2321*0,014 = 0,0005
Do số vòng quay của tài sản năm 2009 là 0,0161 tăng 15 % so với năm 2008 (0,0140) đã làm cho suất sinh lời của tài sản năm 2009 tăng 0,0005 so với 2008.
*Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
+ Nhân tố hệ số lãi ròng (ROS) 0,0013
+ Nhân tố số vòng quay tổng tài sản 0,0005
Tổng các nhân tố ảnh hưởng 0,0018
Vậy đúng bằng đối tượng phân tích
2.3.2.4 Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
Ta có:
Lợi nhuận ròng
Vốn chủ sở hữu bình quân
ROE =
Tổng TS bình quân
Doanh thu
Lợi nhuận ròng
Vốn chủ sở hữu bình quân
Tổng TS bình quân
Doanh thu
ROE = x x
ROE = ROS * số vòng quay tài sản * đòn bẫy tài chính.
Ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích số suất sinh lời của vốn chủ sở hữu.
Gọi : a là ROE
b là số vòng quay tài sản
c là đòn bẫy tài chính
0 là năm 2008
1 là năm 2009
Bảng 6 : Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng ROE
Chỉ tiêu
2008
2009
Chênh lệch tuyệt đối
CL tương đối (%)
ROS
0,1333
0,2321
0,0988
74
Số vòng quay tài sản
0,0140
0,0161
0,0021
15
Đòn bẫy tài chính
8,79
9,88
1,09
12
*Đối tượng phân tích
ROE1 = a1b1c1 = 0,2321 * 0,0161 * 9,88 = 0,0369
ROE0 = a0b0c0 = 0,1333 * 0,0140 * 8,79 = 0,0164
êROE = ROE1 - ROE0 = 0,0369- 0,0164= 0,0205
Vậy suất sinh lời của vốn chủ hữu năm 2009 tăng so với năm 2008 là 0,0205 theo số tuyệt đối.
*Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
-Ảnh hưởng bởi hệ số lãi ròng ROS
êa = a1b0c0 - a0b0c0 = 0,2321 x 0,0140 x 8,79 - 0,1333 x 0,0140 x 8,79 = 0,0122
Do hệ số lãi ròng của năm 2009 là 0,2321 tăng 74% so với năm 2008 (0,1333) nên làm cho suất sinh lợi của vốn chủ hữu năm 2009 tăng 0,0122 so với năm 2008.
-Ảnh hưởng bởi số vòng quay tài sản
êb = a1b1c0 - a1b0c0 = 0,2321 * 0,0161 * 8,79 - 0,2321 * 0,0140 * 8,79 = 0,0043
Do số vòng quay tài sản năm 2009 là 0,0161 tăng 15% so với năm 2008 (0,0140) đã làm cho suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu năm 2009 tăng 0,0043 so với năm 2008.
-Ảnh hưởng bởi nhân tố đòn bẫy tài chính
êc = a1b1c1 - a1b1c0 = 0,2321 * 0,0161 *9,88 - 0,2321 * 0,0161 * 8,79 = 0,0040
Do nhân tố đòn bẫy tài chính năm 2009 là 9,88 tăng 12% so với năm 2008 (8,79) đã làm cho suất sinh lợi của vốn chủ sỡ hữu năm 2009 tăng 0,0040 so với năm 2008.
*Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
+Số vòng quay tài sản 0,0122
+Hệ số lãi ròng ROS 0,0043
+Đòn bẫy tài chính 0,0040
Tổng các nhân tố ảnh hưởng 0,0205
Vậy đúng bằng đối tượng phân tích.
2.3.3 Phương pháp phân tích
2.3.1.1 Phương pháp so sánh
a. Phương pháp so sánh tuyệt đối
Lợi nhuận = Lợi nhuận năm 2009 - Lợi nhuận năm 2008
= 1.675.088 – 954.755 = 720.333
b. Phương pháp tương đối
Mức độ hoàn thành:
LN = ( LN2009 / LN2008 ) * 100%
= ( 1.675.088 / 954.755 ) * 100% = 175,45%
Tốc độ tăng trưởng:
%LN = [ ( LN2009 - LN2008 ) / LN2008 ] * 100%
= [ ( 1.675.088 - 954.755 ) / 954.955 ] * 100% = 75,45%
Bảng: Tình hình hoạt động (2008-2009)
ĐVT: 1000 đồng
Các khoản mục
2008
2009
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tỷ lệ
CP hoạt động
1.499.205
2.441.966
942.76
62,9%
Thu nhập lãi thuần
1.316.952
2.461.960
1.145.008
86,9%
Lãi (lỗ) từ các hoạt động KD khác
1.137.008
1.655.094
518.09
45,6%
2.3.3.2 Phương pháp thay thế liên hoàn
Gọi Q lợi nhuận
a là Chi phí hoạt động
b là Thu nhập lãi thuần
c là lãi (lỗ) từ các hoạt động kinh doanh
Ta có:
Lợi nhuận năm 2008: Q= a0b0c0
= 1.499.205*1.316,952*1.137.008
= 2.244.887.018
Lợi nhuận năm 2009: Q = a1b1c1
= 2.441.966*2.461.960*1.655.094
= 9.950.462.555
∆Q = Q- Q= 9.950.462.555 - 2.244.887.018
= 7.705.575.573
Vậy lợi nhuận năm 2009 của Ngân hàng so với năm 2008 tăng 7.705.575.573 nghìn đồng
* Phân tích các nhân tố ảnh hưởng lãi ròng
- Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí hoạt động
∆a = a1b0c0 – a0b0c0
= 2.441.966*1.316.952*1.137.008 – 1.499.205*1.316.952*1.137.008
= 1.411.676.142
Vậy do Chi phí hoạt động năm 2009 tăng 972.761 nghìn đồng so với năm 2008 nên làm cho lợi nhuận của ngân hàng tăng khoảng 1.411.676.142 nghìn đồng.
- Ảnh hưởng bởi nhân tố thu nhập lãi thuần
∆b = a1b1c0 – a1b0c0
= 2.441.966*2.461.960*1.137.008 – 2.441.966*1.316.952*1.137.008
= 3.179.154.647
Vậy do thu nhập lãi thuần năm 2009 tăng 1.145.008 nghìn đồng so với năm 2008 nên làm cho lợi nhuận của ngân hàng tăng 3.179.154.647 nghìn đồng
-Ảnh hưởng bởi nhân tố lãi (lỗ) từ các hoạt động kinh doanh khác:
∆c = a1b1c1 – a1b1c0
= 2.441.966*2.461.960*1.655.094 – 2.441.966*2.461.960*1.137.008
= 3.114.744.748
Vậy do lãi từ các hoạt động kinh doanh khác năm 2009 tăng 518.086 nghìn đồng so với năm 2008 nên làm cho lợi nhuận của ngân hàng tăng 3.114.744.748 nghìn đồng.
* Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số lãi ròng
Các nhân tố làm tăng lợi nhuận:
+ Chi phí hoạt động: 1.411.676.142
+ Thu nhập lãi thuần: 3.179.154.647
+ Lãi từ các hoạt động kinh doanh khác: 3.114.744.748
∆Q = ∆a + ∆b + ∆c = 7.705.575.573
Vậy đúng bằng đối tượng phân tích
Sơ đồ DuPont tổng hợp như sau:
ROE
0,0164
0,0369
ROA
0,0019
0,0037
Đòn bẩy tài chính
8,79
9,88
ROS
0,1333
0,2321
Vòng quay tổng TS
0,0140
0,0161
Lãi ròng
954.755
1.675.088
Doanh thu
87.161.082
7.214.371
Tổng TS
68.438.569
104.060.455
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai_Nop_Chuyen_De_Nhom_3_51.doc
- Bai_Bao_Cao_Powerpoint_Nhom_3_5.ppt