- Ở năm 2003 cũng như ở năm 2004 biến phí luôn chiếm tỷ trọng cao hơn định phí trong tổng chi phí của công ty. Cụ thể là ở năm 2003 tỷ trọng biến phí chiếm 92,64% trong tổng chi phí còn ở năm 2004 tỷ trọng này là 93,47%. Trong khi đó, năm 2003 định phí chiếm 7,36% và ở năm 2004 tỷ trọng này cũng rất thấp chiếm 6,53% trong tổng chi phí.
- Nhìn chung tỷ trọng của biến phí là chủ yếu, còn định phí chiếm tỷ trọng rất thấp không đáng kể trong tổng chi phí của công ty.
Sự biến động của biến phí và định phí :
- Nhận xét về sự biến động của chi phí, ta nhận thấy rằng tỷ trọng của biến phí chiếm trong tổng chi phí của năm 2004 có sự gia tăng, cụ thể là tỷ trọng biến phí ở năm 2003 là 92,64% trong tổng chi phí năm 2003 sang năm 2004 tỷ trọng này tăng lên 93,47% trong tổng chi phí năm 2004. Như vậy, công ty có sự thay đổi về cấu trúc chi phí, đó là gia tăng tỷ trọng biến phí và giảm tỷ trọng của định phí trong năm 2004.
- Ngoài sự thay đổi vế cấu trúc chi phí ra, xét về giá trị thì tổng chi phí của năm 2004 cũng sụt giảm so với năm 2003, trong đó biến phí giảm và định phí cũng giảm.
- Qua bảng tổng hợp chi phí ta thấy tỷ trọng của định phí thấp trong tổng chi phí của công ty. Tuy nhiên, việc phân loại các yếu tố chi phí thuộc định phí hay biến phí là một việc không thể chính xác được, có những yếu tố chi phí có cả hai tính chất, vừa là biến phí và vừa là định phí. Đến đây ta nhận thấy rằng cấu trúc chi phí là quyết định của nhà quản lý nhằm phục vụ cho những mục tiêu nhất định, để có được kết luận vế sự ảnh hưởng của cấu trúc chi phí đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta cần đi sâu vào tìm hiểu để có thể lý giải được vấn đề.
51 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tác động của cấu trúc chi phí đến rủi ro và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần sản xuất xuất nhập khẩu thực phẩm Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
åi về cấu trúc chi phí, đó là gia tăng tỷ trọng biến phí và giảm tỷ trọng của định phí trong năm 2004.
- Ngoài sự thay đổi vế cấu trúc chi phí ra, xét về giá trị thì tổng chi phí của năm 2004 cũng sụt giảm so với năm 2003, trong đó biến phí giảm và định phí cũng giảm.
- Qua bảng tổng hợp chi phí ta thấy tỷ trọng của định phí thấp trong tổng chi phí của công ty. Tuy nhiên, việc phân loại các yếu tố chi phí thuộc định phí hay biến phí là một việc không thể chính xác được, có những yếu tố chi phí có cả hai tính chất, vừa là biến phí và vừa là định phí. Đến đây ta nhận thấy rằng cấu trúc chi phí là quyết định của nhà quản lý nhằm phục vụ cho những mục tiêu nhất định, để có được kết luận vế sự ảnh hưởng của cấu trúc chi phí đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta cần đi sâu vào tìm hiểu để có thể lý giải được vấn đề.
2/ Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự biến động chi phí trong cấu trúc chi phí hai năm:
a) Những nguyên nhân dẫn đến sự biến động của biến phí:
Biến phí
Năm 2003
%
Năm 2004
%
Chênh Lêïch
Số Tiền
%
1/Chi phí NVL
NVL chính
Vật liệu phụ
Nhiên liệu
2/Chi phí tiền lương
Tiền lương
Các khoản trích theo lương
Chi phí biến đổi khác
3.423.178.400
3.090.847.900
78.321.800
254.008.700
1.974.108.700
1.421.794.400
36.236.000
516.078.300
63,42
57,27
1,45
4,71
36,58
26,34
0,67
9,56
2.503.940.300
2.085.659.800
86.348.500
331.932.000
1.220.326.500
786.306.600
36.492.600
397.527.300
67,23
56,00
2,32
8,91
32,77
21,11
0,98
10,67
-919.238.100
-1.005.188.100
8.026.700
77.923.300
-753.782.200
-635.487.800
256.600
-118.551.000
-26,85
-32,52
10,25
30,68
-38,18
-44,7
0,71
-22,97
Tổng biến phí
5.397.287.100
100
3.724.266.800
100
-1.673.020.300
-30,99
Nhân tố chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
+ Chi phí nguyên vật liệu chính: là yếu tố chi phí chủ lực cấu thành biến phí, ở năm 2003 tỷ trọng chi phí này chiếm 57,27% trong tổng biến phí, với giá trị là 3.090.847.900 đồng, sang năm 2004 chi phí này giảm đi 1.005.188.100 đồng tương đương với tỷ lệ giảm chi phí này là 32,52%. Như vậy, chi phí nguyên vật liệu chính giảm đã góp phần làm cho tỷ trọng và giá trị của biến phí năm 2004 giảm so với năm 2003.
+ Ngược lại, chi phí về vật liệu phụ và nhiên liệu lại gia tăng cả về tỷ trọng lẫn giá trị tuyệt đối, cụ thể là vật liệu ở năm 2003 là 78.321.800 đồng chiếm 1,45% trong tổng biến phí, còn ở năm 2004 giá trị tăng thêm là 8.026.700 đồng và đã chiếm tỷ trọng là 2,32% trong tổng biến phí năm 2004. Giá trị tuyệt đối tăng lên, tương đương với tỷ lệ tăng là 10,25%.
+ Còn về nhiên liệu: chi phí này tăng từ 254.008.700 đồng ở năm 2003 lên 331.932.000 đồng ở năm 2004 nhưng với tỷ trọng 4,71% ở năm 2003 lên 8,91% ở năm 2004 trong tổng biến phí. Tương đương với giá trị tăng là 77.923.300 đồng với tỷ lệ tăng của chi phí nhiên liệu là 30,68%.
Như vậy, xét chung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì tỷ lệ giảm là 26,85% tương đương với giá trị giảm là 919.238.100 đồng, đây là nguyên nhân góp phần làm cho giá trị tổng biến phí trong năm 2004 giảm so với năm 2003. Nhưng về tỷ trọng của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm trong tổng chi phí năm 2003 không giảm mà còn tăng từ 63,42% ở năm 2003 lên 67,23% ở năm 2004, đây là hai lý do cho chúng ta thấy rằng biến phí biến động giảm về giá trị nhưng gia tăng tỉ trọng trong cấu trúc biến phí của năm 2004.
Nhân tố chi phí tiền lương:
- Tiền lương là yếu tố chi phí quan trọng thứ hai sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí này bao gồm tiền lương chính và các khoản trích theo lương, tuy nhiên yếu tố chi phí các khoản trích theo lương chiếm một tỷ trọng không đáng kể trong tổng biến phí. Nhận xét chung vế yếu tố chi phi tiền lương biến động qua hai năm của công ty thì giá trị tuyệt đối giảm 753.782.200 đồng tương đương với tỷ lệ giảm là 38,18% so với năm 2003. Và nhân tố chi phí này có tỷ trọng là 32,77% trong tổng biến phí năm 2004, như vậy có sự sụt giảm về tỷ trọng so với năm 2003 vì ở năm này yếu tố chi phí tiền lương chiếm tỷ trọng là 36,58% trong tổng biến phí năm đó, tỷ trọng nhân tố chi phí này giảm 3.81% so với năm 2003.
Chí phí biến đổi khác:
- Đây là một loại chi phí chiếm tỷ trọng thứ yếu trong tổng biến phí, nhưng sự thay đổi của nó cũng góp phần làm thay đổi chi phí chung.
Tóm lại, tất cả các nhân tố cấu thành biến phí trong năm 2003 và năm 2004 có sự thay đổi: về tỷ trọng các nhân tố chi phí có sự thay đổi qua lại lẫn nhau, về giá trị thì sụt giảm là 1.673.020.300 đồng với tỷ lệ giảm chi phí so với năm 2003 là 31%.
b) Những nguyên nhân dẫn đến sự biến động của định phí:
(Đơn vị tính: VNĐ)
Định phí
Năm 2003
%
Năm 2004
%
Chênh Lệch
Số Tiền
%
-Chi phí lương nhân viên quản lý và các khoản trích theo lương
-Chi phí vật liệu quản lý
-Chi phí đồ dùng văn phòng
-Khấu hao tài sản cố định
-Thuế phí và lệ phí
-Chi phí dịch vụ mua ngoài.
-Chi phí bằng tiền khác
120.063.800
8.688.900
4.290.200
51.479.800
25.739.900
34.319.800
184.416.200
27,99
2,02
1,00
12,00
6,00
8,00
42,99
105.905.000
13.791.000
3.903.500
39.031.300
7.285.800
28.102.500
62.189.900
40,70
5,30
1,50
15,00
2,80
10,80
23,90
-14.158.800
5.102.100
-386.700
-12.448.500
-18.454.100
-6.217.300
-122.226.300
-11,79
58,72
-9,02
-24,18
-71,69
-18,12
-66,28
Tổng định phí
42.899.860
100
260.209.000
100
-168.789.700
-39,35
- Hầu hết các nhân tố cấu thành định phí trong tổng định phí đều sụt giảm và gia tăng về giá trị thay đổi lẫn nhau, duy chỉ có yếu tố chi chí nguyên vật liệu quản lý là gia tăng. Có thể nói rằng do công ty không có kế hoạch chi tiêu cho chi phí này,khi cần thì chi dùng mặc dù chi phí này không đủ điều kiện để trở thành tài sản cố định , tuy nhiên nếu tập trung mua sắm một lần thì cũng có thể làm ảnh hưởng đến tổng chi phí chung của công ty.
Nhận xét chung cấu trúc chi phí qua hai năm
Đến đây chúng ta đã nắm được tình hình thực tế về cấu trúc chi phí của công ty, sự thay đổi và nguyên nhân thay đổi của cấu trúc chi phí. Qua hai năm phân tích biến phí luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cấu trúc chi phí. Năm 2003 công ty đã thay đổi cấu trúc chi phí theo hướng giảm tỷ trọng định phí trong cấu trúc chi phí từ tỷ trọng 7,36% còn 6,53% mà cụ thể là giảm giá trị lẫn tỷ trọng của chi phí bằng tiền Để có được kết luận về sự thay đổi của cấu trúc chi phí có tác động như thế nào đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, ta tiến hành phân tích hiệu quả của cấu trúc chi phí.
B/ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA CẤU TRÚC CHI PHÍ ĐỐI VỚI DOANH LỢI VÀ MỨC ĐỘ RỦI RO KINH DOANH TẠI CÔNG TY THÔNG QUA ĐIỂM HÒA VỐN:
1/ Đánh giá chung tình hình hòa vốn:
(Đơn vị tính: VNĐ)
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
- Doanh thu thuần
5.927.717.600
4.042.004.500
- Tổng biến phí
5.397.287.100
3.724.266.800
- Tổng định phí
428.998.600
260.209.000
- Doanh thu hòa vốn
4.794.186.000
3.310.171.400
- Thời gian hòa vốn
291
295
Nhận xét vế tình hình hòa vốn:
a) Doanh thu hòa vốn:
- Qua kết quả tính toán ta thấy rằng doanh thu hòa vốn của toàn công ty trong năm 2004 giảm so với năm 2003. Nguyên nhân một phần là do sự thay đổi của cấu trúc chi phí đã làm cho doanh thu hòa vốn thay đổi theo chiếu hướng giảm, tạo điều kiện cho công ty dễ bù đắp chi phí và hoạt động có lời .
b) Thời gian hòa vốn:
- Nhìn vào thời gian hòa vốn của năm 2003 là 291 ngày, sang năm 2004 thời gian hòa vốn dài hơn 4 ngày, chứng tỏ qua hai năm tình hình hòa vốn không cải thiện chút nào, bình quân thời gian hòa vốn là 293 ngày. Xét trong ngắn hạn thì chỉ có còn lại 72 ngày. Như vậy, nếu như có một sự biến động nào xảy ra thì chắc chắn công ty không thể xoay sở kịp, lúc bấy giờ rủi ro kinh doanh xảy ra là điều không tránh khỏi. Với lý do này để thấy rằng công ty rất khó khăn trong nhiệm vụ kinh doanh có lãi, công ty đã thực sự phải đối phó với rủi ro rất lớn.
- Nhìn chung năm 2003 so với năm 2004, tình hình hòa vốn không cải thiện vì thời gian hòa vốn tăng, kết quả này là do tác động của nhiều nhân tố, trong đó có nhân tố câùu trúc chi phí mà cụ thể là tỷ trọng của định phí năm 2004 giảm so với năm 2003. Phân tích điểm hòa vốn là một công việc hết sức quan trọng và không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ kết quả tính toán của điểm hòa vốn chúng ta xác định được mức độ rủi ro của hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó kết hợp với việc phân tích các chỉ tiêu khác để đưa ra quyết định của nhà quản lý.
Như vậy, qua hai năm chúng ta nhận thấy rằng lề biên an toàn của công ty là không an toàn vì doanh thu hòa vốn còn rất cao so với doanh thu thực tế đạt được. Đây là điểm cần lưu ý nhất vì thời gian hòa vốn dài chứa đựng nhiều rủi ro mà công ty phải đối .
2/ Phân tích tác động của cấu trúc chi phí đến doanh lợi của Công ty:
(Đơn vị tính: VNĐ)
Chỉ Tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Chênh Lệch
Tăng (+)
Trừ (-)
%
- Doanh thu thuần (S)
5.927.717.600
4.042.004.500
-1.885.713.100
-31,81
- Tổng biến phí (TV)
5.397.287.100
3.724.286.800
-1.673.020.200
-31,00
-Số dư đảm phí
530.430.500
317.737.700
- Tổng định phí (F)
428.998.600
260.209.000
-168.789.500
-39,35
- Tổng chi phí (TV+F)
5.826.285.700
3.984.475.800
-1.841.809.800
-31,61
- EBIT (S – (TV+F))
101.431.900
57.528.600
-43.903.300
-43,28
- Trong phần phân tích này chúng ta chỉ xét những chi phí thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty, yếu tố lãi vay chưa được xét tới nên EBIT đạt được ở đây là chưa trừ lãi vay. EBIT của năm 2004 giảm so với năm 2003 là 43.903.300 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 43,28%. Sự sụt giảm này một phần là do sự thay đổi của cấu trúc chi phí và do tác động của doanh thu (tốc độ giảm doanh thu là 31,81% lớn hơn tốc độ giảm chi phí là 31,61%), kết quả là EBIT của năm 2004 nhỏ hơn EBIT của năm 2003.
Trong thực tế EBIT đạt được là do kết quả của nhiều nhân tố cùng tác động do vậy tác động của cấu trúc chi phí đến EBIT chỉ là một nhân tố. Tuy nhiên, khi đơn thuần xét tác động của cấu trúc chi phí thì ta thấy rằng cấu trúc chi phí thực sự có tác động rất lớn đến EBIT và qua kết quả tính toán có thể kết luận rằng sự thay đổi cấu trúc chi phí mà cụ thể là giảm tỷ trọng của định phí trong tổng chi phí ở năm 2004 tỏ ra có hiệu quả. Sự thay đổi của cấu trúc chi phí theo hướng giảm định phí đã giúp cho công ty kềm hãm bớt sự sụt giảm của EBIT theo tốc độ giảm nhanh của doanh thu.
3/ Phân tích độ nghiêng của đòn cân định phí (DOL), mức độ rủi ro kinh doanh tại Công ty:
(Đơn vị tính: VNĐ)
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
- Doanh thu thuần (S)
5.927.717.600
4.042.004.500
- Tổng chi phí (TV)
5.397.287.100
3.724.266.800
- Tổng định phí (F)
428.998.600
260.209.000
- Tổng chi phí (TV+F)
5.826.287.500
3.984.475.800
- EBIT (S – (TV+F))
101.431.900
57.528.600
- DOL (EBIT +F )/EBIT
5,23
5,52
-Doanh thu hòa vốn (F/(1-TV/S)
4.794.186.000
3.310.171.400
-Thời gian hòa vốn
291
295
- Từ những kết quả tính toán trên, chúng ta cần phải xem xét lại cấu trúc chi phí và giá thành vì giá trị DOL của năm 2003 còn khá cao qua hai năm , chứng tỏ rủi ro kinh doanh của công ty đối với tình hình sụt giảm doanh thu là rất nguy hiểm, nó vẫn chưa cho phép chúng ta đi đến kết luận rằng sự thay đổi cấu trúc chi phí trong năm 2004 của công ty là hợp lý và có hiệu quả bởi với lý lẽ: đã hạn chế được mức độ rủi ro kinh doanh mà công ty phải đối phó và nếu như giữ nguyên cấu trúc mới trong trường hợp doanh thu sụt giảm cực mạnh. Rủi ro kinh doanh là loại rủi ro tiềm ẩn trong từng bản thân doanh nghiệp, do vậy hạn chế được rủi ro không có nghĩa là doanh nghiệp không gặp rủi ro, nếu doanh nghiệp đối phó với mức độ rủi ro cao thì lợi nhuận đạt được có thể khuếch đại nhiều lần (với điều kiện doanh thu phải vượt qua được doanh thu hòa vốn).
- Như vậy, sự thay đổi của cấu trúc chi phí qua hai năm đã giảm thiểu được thiệt hại cho công ty, tuy nhiên đây không phải là biện pháp hữu hiệu, công ty cần xem xét và tìm hiểu nguyên nhân trong việc sụt giảm doanh thu trong trường hợp không tăng được doanh thu , co cụm định phí chưa phải là giải pháp an toàn vì rủi ro kinh doanh là điều mà các doanh nghiệp không thể hoàn toàn tránh khỏi.
- Qua phân tích cho thấy EBIT khá nhạy cảm với doanh thu, công ty cũng có thể chấp nhận tình trạng này vì tiềm năng về chuyên ngành sữa, đặc biệt là sữa bột dinh dưỡng trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay là còn rất lớn. Tiềm năng về ngành sữa còn rộng mở nếu như công ty có khả năng đầu tư đúng mức về mọi mặt.
4/ Mối quan hệ giữa DOL và doanh số:
Để thấy rõ sự biến động của DOL trong mối liên hệ với doanh thu trong một năm ta có bảng luỹ kế doanh thu như sau:
Năm 2003 : Doanh thu hòa vốn 4.794.186.000 đồng
(Đơn vị tính: VNĐ)
Quý
Doanh thu luỹ kế từ đầu năm
Biến phí luỹ kế từ đầu năm
Định phí
EBIT
DOL
I
979.218.400
891.578.300
428.998.600
-341.358.500
-0,26
II
3.376.589.100
3.074.384.300
428.998.600
-126.798.300
-2,38
III
4.610.179.600
4.197.568.500
428.998.600
-16.387.500
-25,18
IV
5.927.717.600
5.397.287.100
428.998.600
101.431.900
5,23
Năm 2004 : Doanh thu hoà vốn 3.310.171.400 đồng
(Đơn vị tính: VNĐ)
Quý
Doanh thu luỹ kế từ đầu năm
Biến phí luỹ kế từ đầu năm
Định phí
EBIT
DOL
I
926.596.700
852.468.900
260.209.000
-186.081.300
-0,40
II
1.896.969.600
1.747.848.800
260.209.000
-111.088.200
-1,34
III
2.954.894.900
2.727.368.000
260.209.000
-32.681.200
-6,96
IV
4.042.004.500
3.724.266.800
260.209.000
57.528.600
5,52
Nhận xét:
- Khi chưa bù đắp đủ định phí thì EBIT < 0 (Doanh nghiệp bị lổ ) Với số lổ bằng đúng phần định phí chưa được bù đắp, lúc này doanh thu thực tế nhỏ hơn doanh thu hoà vốn . Ở quý 1,2,2 của năm 2003 có EBIT và DOL nhỏ hơn không, lúc này công ty đang bị lỗ vì số dư đảm phí chưa bù đắp đủ định phí trong một năm .
- Khi doanh thu tính đến hết quý 4 của năm 2003 , lúc bấy giờ doanh thu đã vượt qua khỏi mức doanh thu hoà vốn, công ty đã có lời tức là đã bù đắp được định phí của năm , số dư ra là lãi . Như vậy có thể nói rằng khoảng thời gian bắt đầu có lãi là đầu quý 4 của năm .
- Tình hình thữc hiện doanh thu ở năm 2004 cũng vậy , sang hẳn quý 4 của năm 2004 công ty mới bắt đầu có doanh thu vượt qua doanh thu hòa vốn, thực tế là rỏ ràng phải tính đến gần hết tháng đầu tiên của quý 4 công ty mới bù đắp được định phí.
- Trường hợp doanh thu chưa vượt qua mức doanh thu hòa vốn :
Khi doanh thu chưa đạt đến mức doanh thu hoà vốn thì DOL nhỏ hơn không. Khi doanh thu tăng lên thì DOL càng giảm có nghĩa là sự rủi ro được hạn chế tỷ lệ với sự gia tăng doanh thu .
Xét qua sự diễn biến của doanh thu và EBIT qua hai năm, ta thấy rằng khi doanh thu được luỹ tiến từ quý 1 đến quý 3 doanh thu tăng dần nhưng chưa vượt qua mức doanh thu hoà vốn thì DOL giảm dần từ quý 1 đến quý 3.
Trường hợp doanh thu vượt qua mức doanh thu hoà vốn :
- Khi doanh thu vượt qua mức doanh thu hoà vốn diễn ra ở quý 4 của cả hai năm, lập tức DOL lớn hơn không , điều này cho thấy rằng EBIT phụ thuộc rất nhiều vào doanh số và DOL là một hệ thống đo lường khá nhạy cảm sự biến của doanh số đối với EBIT, đồng thời thể hiện mức độ rủi ro trong kinh doanh mà công ty phải đối phó ở từng thời điểm kinh doanh .
Nhìn chung thì khoảng cách giữa doanh thu thực tế và doanh thu hoà vốn của hai năm rất thấp, độ an toàn không cao, chỉ có khoảng hai tháng cuối năm mới hoạt động có lãi , cũng có nghĩa là DOL hãy còn cao .
5/ Nhận xét chung về hiệu quả của cấu trúc chi phí và các nhân tố gây ra rủi ro kinh doanh tại Công ty:
Về cấu trúc chi phí :
- Biến phí luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cấu trúc chi phí, trung bình chiếm khoảng 92,5% trong tổng chi phí. Qua hai năm 2003 và 2004 đã có sự thay đổi trong cấu trúc chi phí theo hướng gia tăng tỷ trọng của biến phí và giảm tỷ trọng của định phí mà cụ thể là giá trị lẫn tỷ trọng chi phí bằng tiền khác. Qua bảng phân tích về sự biến động của định phí, cho thấy rằng công ty vẫn chưa tiết kiệm được tiền lương nhân viên quản lý, sự sụt giảm chi phí vật liệu quản lý và chi phí đồ dùng văn phòng chưa phải là biện pháp hữu hiệu.
Về mức độ rủi ro kinh doanh mà công ty phải đối phó:
- Sự thay đổi cấu trúc chi phí ảnh hưởng lớn đến EBIT bởi vì tác động của doanh thu. Tốc độ giảm của doanh thu 31,81% lớn hơn tốc độ giảm chi phí 31,61% kết quả là EBIT giảm đi rất nhiều 43,28% so với năm 2003. Từ việc sụt giảm doanh thu cho thấy rằng công ty đang phải đối phó với rủi ro kinh doanh rất cao:
Kết luận :
- Cấu trúc chi phí thực tế của công ty qua hai năm 203 và 2004 là chưa có hiệu quả với những lý do như sau:
+ Tình hình hòa vốn: khoảng cách doanh thu an toàn quá thấp có nghĩa là doanh thu hòa vốn gần sát với doanh thu thực tế; thời gian hòa vốn quá dài chứng tỏ rằng rủi ro kinh doanh rất cao.
+ EBIT của công ty qua hai năm rất thấp bình quân chỉ chiếm 1,56% trên doanh thu chứng tỏ rằng giá thành sản phẩm còn rất cao.
Hơn nữa doanh thu giảm, cấu trúc chi phí phải thay đổi đối phó với tình hình giảm doanh thu, thay đổi theo chiều hướng tăng tỷ trọng biến phí và giảm tỷ trọng định phí, nhưng kết quả hệ số đo lường rủi ro DOL năm 2004 cao hơn DOL của năm 2003 đã chứng tỏ cấu trúc chi phí ngày càng tỏ ra chưa có hiệu quả, rủi ro kinh doanh tiếp tục tăng mà công ty phải đối phó.
Do đó để xem xét tác động của rủi ro kinh doanh đến tình hình tài chính của Công Ty Cổ Phần SX-XNK Thực Phẩm Sài Gòn ra sao, chúng ta sang phần phân tích tác động của rủi ro.
C- TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO ĐẾN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SX-XNK THỰC PHẨM SÀI GÒN:
1/ Tác động của rủi ro kinh doanh đến tình hình tài chính:
1.1/ Cấu trúc tài chính của công ty qua hai năm:
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Chênh lệch
Số Tiền
%
Số Tiền
%
Số Tiền
%
-Nợ phải trả
8.971.045.400
89,99
3.759.456.800
84,21
-5.211.588.600
-58,09
-Nguồn vốn chủ sỡ hữu
998.362.800
10,01
705.004.500
15,79
-293.358.300
-29,38
Tổng nguồn vốn
9.969.408.200
100,00
4.464.461.300
100,00
-5.504.946.900
-55,22
- So với năm 2003, năm 2004 tổng nguồn vốn giảm 5.504.946.900 đồng hay 55,22% trong đó nợ phải trả giảm 5.211.588.600 đồng tương ứng với tốc độ giảm 58% và nguồn vốn chủ sở hữu giảm 293.358.300 đồng tương ứng với tốc độ giảm 29,4%.
- Công ty đã sử dụng phần lớn tài trợ là Nợ để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì nhìn tỷ trọng nợ phải trả chiếm trong cấu trúc tài chính của công ty qua hai năm rất cao, năm 2003 nợ phải trả chiếm tỷ trọng là 90% trong tổng nguồn vốn của năm 2003, sang năm 2004 tỷ trọng nợ phải trả giảm xuống còn 84,21%. Việc sử dụng nợ mang tính chất hai mặt: một mặt là sử dụng nợ có khả năng khuyếch đại tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (nếu hoạt động có lãi); một mặt làm cho tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu đã thấp lại càng thấp hơn khi hoạt động của công ty bị thua lỗ.
- Nhìn vào cấu trúc tài chính của công ty ta thấy rằng công ty dùng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoàn toàn dựa vào nguồn vốn vay và vay cổ phần. Như vậy, chắc chắn rằng công ty gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm.
- Để tìm hiểu rõ hơn sự khó khăn của công ty trong trường hợp thiếu vốn kinh doanh trầm trọng, ta xét chi tiết từng chỉ tiêu của nguồn vốn:
Kết cấu Nợ phải trả:
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Số Tiền
Tỷ trọng %
Số Tiền
Tỷ trọng %
Nợ phải trả
Nợ ngắn hạn
8.099.117.900
90,28
3.613.223.100
96,11
Nợ dài hạn
306.372.300
3,42
Nợ khác
565.555.200
6,3
146.233.700
3,89
Tổng cộng
8.971.045.400
100
3.759.456.800
100
- Năm 2003 nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 90,28%, chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ phải trả, sang năm 2004 tỷ trọng này lại gia tăng lên 96,11%. Nhìn chung nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trong kết cấu nợ. Kết hợp với thực trạng nợ phải trả của toàn công ty, nợ phải trả chiếm tỷ trọng quá lớn trong cấu trúc tài chính, tình hình có thể nói rằng doanh nghiệp đã quá mạo hiểm, vì sử dụng nhiều nợ ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều rủi ro vì do tính chất nợ ngắn hạn là phải trả trong năm, nếu hoạt động sản xuất kinh doanh không tốt thì gánh nặng nợ không trả được là điều không thể tránh khỏi, ảnh hưởng rất xấu đến tình hình hoạt động của công ty. Năm 2004, công ty có giảm việc sử dụng nợ, tỷ trọng nợ phải trả chiếm 84,21% trong cấu trúc vốn, tuy nhiên về giá trị có giảm nhưng tỷ trọng nợ ngắn hạn chiếm trong tổng nợ phải trả lại tăng từ 90,28% lên 96,11%. Tình hình sử dụng nợ ngắn hạn đã không được cải thiện qua hai năm.
- Nói chung, các khoản nợ ngắn hạn phải được sử dụng hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán khi đến hạn. Thông thường các doanh nghiệp sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản lưu động và chỉ tiêu vốn luân chuyển là khoản chênh lệch giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn, thường được sử dụng để phản ánh mức độ đảm bảo của nợ ngắn hạn cho tài sản lưu động:
Chỉ tiêu
Năm2003
Năm 2004
Số Tiền
Số Tiền
Tài sản lưu động
8.947.439.600
4.287.378.900
Nợ ngắn hạn
8.099.117.900
3.613.223.100
Vốn luân chuyển
848.321.700
674.155.800
Nhận xét:
-Vốn luân chuyển có sự sụt giảm về giá trị qua hai năm. Nhìn chung công ty đã sử dụng toàn bộ nợ ngắn hạn để tài trợ cho nợ ngắn hạn tài sản lưu động.
- Ở năm 2002, Công ty đã dùng phần vốn vay dài hạn và các khoản nợ khác để dùng tài trợ cho tài sản lưu động,bằng chứng là tài sản lưu động của năm 2003 là 8.947.439.600 đồng trong khi đó nợ ngắn hạn chỉ có 8.099.117.900 đồng như vậy khoản chênh lệch là 848.321.700 đồng là công ty phải sử dụng nguồn nợ khác để tài trợ cho tài sản lưu động .
- Ở năm 2004: Không những công ty đã sử dụng hết nguồn nợ ngắn hạn tài trợ cho tài sản lưu động mà công ty còn sử dụng cả nguồn nợ phỉa trả cộng thêm một phần nguồn vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản lưu động, vì qua bảng phân tích số liệu ta thấy rằng tổng nợ phải trả của năm 2004 là 3.759.456.800 đồng trong khi đó tổng tài sản lưu động ở năm 2004 là 4.287.378.900 đồng . Phần chênh lệch là nguồm vốn chủ sở hữu tài trợ cho vốn lưu động . Như vậy chứng tỏ rằng công ty thiếu vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh rất nhiều, công ty đã huy động toàn bộ nguồn vốn để hoạt động .
- Đến đây chúng ta không thể kết luận vội vàng vế khả năng thanh toán nợ của công ty, vì trong kết cấu tài sản lưu động còn phải tính đến thanh khoản của nó .
Ngu