Chuyên đề Phân tích tác động của lạm phát đối với tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín chi nhánh Cần Thơ

Lãi suất là công cụ chính giúp Ngân hàng hoạt động có hiệu quả, tuy nhiên trong giai đoạn từ năm 2007-2009 Sacombank chi nhánh Cần Thơ liên tục thay đổi lãi suất gây ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh nhất là đối với 2 nghiệp vụ huy động vốn và CVNH điển hình nhất là những lần thay đổi lãi suất sau:

- Lần thay đổi lãi suất lớn nhất trong năm 2007 vào tháng 9 đã quyết định làm tăng lãi suất huy động vốn bằng USD thêm 1.2%/năm.

- Tháng 4/2008 khi NHNN tăng lãi suất cơ bản lên 12% tiếp theo đó thì lãi suất huy động cũng tăng lên đến 15.8%, sau đó vào tháng 6 lãi suất huy động tiếp tục được đẩy lên 17.5%/năm và lãi suất cho vay lên đỉnh điểm là 19.8%/năm. Nhưng trong tháng 11 lãi suất được giảm xuống còn 15.2%/năm.

- Trong năm 2009 đã có một đợt cắt giảm lãi suất lớn vào tháng 2 Sacombank chi nhánh Cần Thơ ấn định lãi suất huy động cao nhất ở mức 10.49%/năm trong khi đó lãi suất cho vay dao động ở 13.2%/năm. Chính do thị trường đã được cải thiện phần nào, lạm phát không tăng trưởng mạnh như năm 2008.

 

doc27 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2742 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tác động của lạm phát đối với tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ có nhiều tiện ích an toàn và chính xác. Tiền gửi có kỳ hạn Là loại tiển gửi mà người gửi chỉ có thể rút ra khi đáo hạn, tuy nhiên trong trường hợp bình thường các ngân hàng vẫn cho khách hàng rút tiền trước hạn với điều kiện chỉ được hưởng lãi theo lãi suất không kỳ hạn. Tiền gửi định kỳ tương đối ổn định, do đó các NHTM dùng để cho vay trung và dài hạn. Loại hình này có chi phí sử dụng vốn khá cao, người gửi nhằm mục đích hưởng lãi, do đó lãi suất là công cụ để thu hút nguồn vốn này. Phát hành chứng từ có giá. Bao gốm các loại sau: Phát hành kỳ phiếu Phát hành chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn Phát hành chứng chỉ tiết kiệm Phát hành trái phiếu Đây là những phương pháp hữu hiệu để các ngân hàng huy động vốn có kỳ hạn, là nguồn vốn ổn định nhất của NHTM. Đặc điểm: Tính ổn định chắc chắn. Lãi suất cao hơn tiền gửi định kỳ. Nguồn vốn huy động khác Tiền gửi ký quỹ Tiền gửi đảm bảo thanh toán Tiền tạm giữ tiền đang chuyển 2.2 Tổng quan về hoạt động tín dụng 2.2.1 Khái niệm tín dụng Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật trong đó người đi vay phải trả gốc và lãi cho người cho vay sau một thời gian nhất định. (Nguồn: Giáo Trình Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại- P.GS Nguyễn Đăng Dờn, xuất bản năm 2009) 2.2.2 Nguyên tắc cho vay Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng nhằm tránh rủi ro cho nguồn vốn của ngân hàng và giúp khách hàng hoạt động có hiệu quả. Tiền vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng để giúp ngân hàng có thể tồn tại và hoạt động, ngoài ra ngân hàng sẽ phong tỏa tài khoản chuyển nợ quá hạn hoặc phát mãi tài sản của khách hàng nếu vi phạm nguyên tắc này. 2.2.3 Điều kiện cho vay Khách hàng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự. Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. Có khả năng tài chính Đối với các phương án sản xuất kinh doanh và dự án đầu tư phải khả thi và có hiệu quả. 2.2.4 Các phương thức cho vay Cho vay từng lần: Là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và kí tên hợp đồng tín dụng, phương thức này thích hợp với các đơn vị kinh doanh theo từng thương vụ hay cho vay theo thời vụ. Cho vay theo hạn mức tín dụng: theo phương thức này thì ngân hàng sẽ xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh. Cho vay theo dự án: đâu là phương thức cho vay trung dài hạn, ngân hàng phải thẩm định dự án trước khi cho vay. Tuy nhiên, trong cho vay ngắn hạn ngân hàng vận dụng bổ sung phương thức cho vay theo dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án phục vụ đời sống. Cho vay trả góp: phương thức mà khi vay vốn tại ngân hàng và khách hàng thỏa thuận số lãi vay phải trả cộng với vốn gốc dược chia ra để trả theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. 2.3 Lạm phát 2.3.1 Khái niệm lạm phát Có nhiều khái niệm khác nhau về lạm phát nhưng nhìn chung có thể nói lạm phát là hiện tượng xảy ra khi mức giá chung (mức trung bình của giá cả hàng hóa) của nền kinh tế tăng một cách vững chắc trong thời gian nhất định (từ vài tháng trở lên). (Nguồn: Giáo trỉnh Tiền tệ Ngân Hàng –TS Nguyễn Minh Kiều, xuất bản năm 2005) 2.3.2 Phân loại lạm phát Căn cứ vào tốc độ lạm phát Lạm phát thấp (lạm phát vừa phải): là loại lạm phát xảy ra với mức tăng chậm của giá cả, được giới hạn ở mức độ một con số hàng năm. Chỉ số giá cả tăng từ 1-9%/năm. Lạm phát phi mã: xảy ra khi chỉ số giá cả hàng hóa biến động mạnh, tăng từ hai con số trở lên hàng năm. Chỉ số giá cả tăng từ 10-99%/năm. Lạm phát siêu tốc (siêu lạm phát): xảy ra khi chỉ số hàng hóa biềm động rất mạnh tăng từ ba con số trở lên hàng năm. Căn cứ vào nguyên nhân lạm phát Lạm phát cầu kéo: xảy ra khi nhu cầu hàng hóa tăng quá cao vượt quá khả năng cung ứng hàng của nền kinh tế. Lạm phát chi phí đẩy: xảy ra khi chi phí đầu vào cho một đơn vị sản phẩm hàng hóa dịch vụ tăng làm cho giá thành sản phẩm tăng lên đẩy giá cả hàng hóa tăng lên. Lạm phát do những nguyên nhân liên quan đến sự thiếu hụt cung: Khi nền kinh tế đạt mức toàn dụng, khi đó mức cung hàng hóa và dịch vụ trên thị trường có khuynh hướng giảm dần. Ngoài ra, tình trạng tắt nghẽn của thị trường cũng làm giới hạn mức cung hàng hóa, do đó làm cho giá cả hàng hóa tăng lên. (Nguồn: Giáo trỉnh Tiền tệ Ngân Hàng –TS Nguyễn Minh Kiều, xuất bản năm 2005) 2.3.3 Cách tính chỉ số lạm phát dựa vào chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI). Tốc độ lạm phát =( CPI sau - CPItrước )/ CPItrước 2.3.4 Tác động của lạm phát đến huy động vốn và tín dụng của ngân hàng thương mại. Huy động vốn khó khăn gây ra cuộc chạy đua lãi suất huy động ngoài mong đợi tại hầu hết các ngân hàng (có khi lãi suất tăng lên đến 17% - 18%/năm cho kỳ hạn tuần hoặc tháng, có ngân hàng đưa lãi suất huy động gần sát lãi suất tín dụng, kinh doanh ngân hàng lỗ lớn, gây ảnh hưởng bất ổn cho cả hệ thống NHTM. NHNN thực hiện thắt chặt tiền tệ để giảm khối lượng tiền trong lưu thông, nhưng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh vẫn rất lớn, trong khi đó lãi suất huy động tăng, lãi suất cho vay cũng tăng cao, điều này đã làm xấu đi về môi trường đầu tư của ngân hàng, một số NHTM dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn trong thời gian qua. Điều này đã ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng, nên rủi ro kỳ hạn và rủi ro tỷ giá xảy ra là điều khó tránh khỏi. Thanh toán trực tiếp cho nhau bằng tiền mặt, đặc biệt trong điều kiện lạm phát làm cho khối lượng tiền lưu thông ngoài ngân hàng lớn, do đó việc huy động vốn thông qua các hình thức huy động vốn bằng tiền gửi thanh toán. (Trích tham luận của TS. Phạm Huy Hùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCTVN trong Hội thảo "Lạm phát, các giải pháp kiềm chế lạm phát và hỗ trợ doanh nghiệp trong tình hình hiện nay" tại Tp. Hồ Chí Minh – tháng 7 năm 2008) Chương 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN-CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Cần Thơ Sacombank Cần Thơ là chi nhánh cấp 1 của NHTMCP Sài Gòn Thương Tín, được thành lập đầu tiên tại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long trên cơ sở sáp nhập NHTMCP Nông Thôn Thạnh Thắng. Ngân hàng ra đời đúng vào thời điểm NHNN có chỉ thị thực hiện củng cố, chấn chỉnh hoạt động của NHTMCP nông thôn và đô thị. NHTMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động vào ngày 31/10/2001 theo các văn bản sau: - Công văn số 2583/UB ngày 13/9/2001 về việc NHTMCP Sài Gòn Thương Tín được mở chi nhánh cấp 1 tại Cần Thơ. - Quyết định số 1325/QĐ – NHNN, ngày 24/10/2001 của Thống đốc NHNN chuẩn y việc sáp nhập NHTMCP nông thôn Thạnh Thắng và NHTMCP Sài Gòn Thương Tín. - Quyết định số 280/2001 QĐ – HĐQT, ngày 25/10/2001 của Hội đồng quản trị NHTMCP Sài Gòn Thương Tín về việc thành lập chi nhánh cấp 1 Cần Thơ theo giấy phép kinh doanh số 5703000023.01 ngày 25/10/2001 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cần Thơ. Ngày 26/03/2002 theo quyết định số 102/2002/QĐ – HĐQT của chủ tịch Hội đồng quản trị, Sacombank chi nhánh Cần Thơ dời trụ sở cấp 1 từ 13A Phan Đình Phùng, Quận Ninh Kiều, Tp Cần Thơ về số 34A2 Khu công nghiệp Trà Nóc trực thuộc Quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ. 3.2 Cơ cấu tổ chức 3.2.1 Sơ đồ tổ chức Sacombank Cần Thơ hoạt động theo quy chế quy định về tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ và cơ chế vận hành của chi nhánh, sở giao dịch và các đơn vị trực thuộc trong hệ thống NHTMCP Sài Gòn Thương Tín ban hành theo quyết định số 654/2007/QĐ – HĐQT ngày 19/10/2007 của Hội đồng quản trị NHTMCP Sài Gòn Thương Tín. Cơ cấu tổ chức của Sacombank Cần Thơ như sau: Giám đốc Phó Giám đốc Phòng doanh nghiệp Phòng cá nhân Phòng kế toán và quỹ Phòng hành chánh Bộ phận quản lý tín dụng Phòng giao dịch Phòng hỗ trợ Bộ phận tiếp thị cá nhân Bộ phận tiếp thị doanh nghiệp Bộ phận thanh toán quốc tế Bộ phận xử lý giao dịch Bộ phận thẩm định cá nhân Bộ phận thẩm định doanh nghiệp Bộ phận kế toán Bộ phận quỹ (Nguồn: Phòng hành chánh) Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sacombank Cần Thơ 3.2.2 Các chi nhánh của Sacombank Cần Thơ Hiện nay Sacombank Cần Thơ có 6 phòng giao dịch trực thuộc sau: + Phòng giao dịch Ninh Kiều - 98 Nguyễn Thái Học, phường Tân An, quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ. + Phòng giao dịch Cái Khế - Lô K Trần Văn Khéo, Trung tâm thương mại Cái Khế, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ. + Phòng giao dịch 3 tháng 2 - 174B đường 3/2, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều Tp. Cần Thơ. + Phòng giao dịch Thốt Nốt - 314 Quốc Lộ 91, KV Long Thạnh A, P. Thốt Nốt, Q. Thốt Nốt Thành phố Cần Thơ. + Phòng giao dịch Ô Môn - số 958/6 đường 26/3 Trần Hưng Đạo, P.An Nghiệp, Q.Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ. 3.3 Chức năng và nhiệm vụ của Sacombank chi nhánh Cần Thơ Ngoài nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ - tín dụng và làm dịch vụ ngân hàng trên địa bàn như các Chi nhánh cấp 1 khác, Sacombank Cần Thơ còn là trung tâm huấn luyện – trung tâm điều phối vốn – trung tâm quản lý máy tính phân vùng tập trung – trung tâm của hệ thống kiểm tra kiểm toán nội bộ và là trung tâm nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học và các tiến bộ trong lĩnh vực ngân hàng, góp phần tạo ra động lực thúc đẩy tiến trình đi tắt – dẫn đầu trong nền kinh tế tri thức, gắn với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa kinh tế nông nghiệp Tỉnh nhà nói riêng và các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long nói chung. Thực hiện nghiệp vụ về tiền gửi, tiền vay và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phù hợp theo quy định của NHNN và quy định về phạm vi hoạt động được phép của chi nhánh, các quy định, quy chế của ngân hàng có liên quan đến từng nghiệp vụ. Tổ chức công tác hạch toán và an toàn kho quỹ theo quy định của NHNN và quy trình nghiệp vụ liên quan, quy định, quy chế của ngân hàng. Phối hợp các phòng nghiệp vụ ngân hàng trong công tác kiểm tra kiểm soát và thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra mọi mặt hoạt động của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc. Thực hiện công tác tiếp thị, phát triển thị phần, xây dựng và bảo vệ thương hiệu, nghiên cứu, đề xuất các nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của địa bàn hoạt động. Xây dựng kế hoạch kinh doanh của chi nhánh theo định hướng phát triển chung của khu vực và của toàn ngân hàng trong từng thời kỳ. Tổ chức công tác hành chính quản trị, nhân sự phục vụ cho hoạt động của đơn vị thực hiện theo công tác hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tạo môi trường làm việc nhằm phát huy tối đa năng lực, hiệu quả phục vụ của toàn bộ nhân viên toàn chi nhánh một cách tốt nhất. Sacombank Cần Thơ hoạt động theo nguyên tắc: - Tự cân đối thu nhập, chi phí và có lãi nội bộ sau khi tính đủ các khoản chi phí (kể cả chi phí điều hành) và lãi điều hòa vốn nội bộ. - Có bảng cân đối tài khoản riêng. - Được để tồn quỹ qua đêm. 3.4 Định hướng phát triển của Sacombank chi nhánh Cần Thơ trong thời gian tới. Vận dụng thời cơ để đẩy mạnh nhịp độ phát triển trong mọi lĩnh vực và phải tiếp tục củng cố, kiện toàn để nâng cao chất lượng mọi mặt. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng công tác “chăm sóc khách hàng”, tăng cường năng lực tài chính, đổi mới hệ thống công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, thay đổi cơ cấu tổ chức và hoạt động của ngân hàng theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất để từ đó nâng cao vị thế và uy tín của ngân hàng. Nghiên cứu, đánh giá thị trường theo ngành, theo quy mô sản xuất kinh doanh, dặc thù của địa phương. Trên cơ sở đó, Sacombank Cần Thơ xây dựng các đề án đề xuất Hội sở đưa ra các cơ chế, chính sách nhằm phát triển các hoạt động cho vay và hỗ trợ các ngành có tiềm năng, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thành lập Sở giao dịch cho khu vực Tây Nam Bộ đặt tại Thành phố Cần Thơ nhằm hỗ trợ, điều phối mọi hoạt động của các chi nhánh trong khu vực. Thành lập thêm các đơn vị trực thuộc tại các quận, huyện của Thành phố Cần Thơ nhằm đưa sản phẩm dịch vụ đến tay người tiêu dùng; duy trì, củng cố và mở rộng thị phần đối với sản phẩm dịch vụ truyền thống của ngân hàng. Đồng thời, giới thiệu xâm nhập và mở rộng các sản phẩm dịch vụ mới – sản phẩm dịch vụ công nghệ cao với nhiều tiện ích nhằm đa dạng hóa hoạt động của ngân hàng. Tiếp tục coi trọng công tác cơ cấu lại hoạt động tín dụng, nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm soát tín dụng nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Chương 4: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY NGẮN HẠN TẠI SACOMBANK-CHI NHÁNH CẦN THƠ. Thực trạng về lạm phát làm thay đổi lãi suất từ 2007-2009 tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ. Lãi suất là công cụ chính giúp Ngân hàng hoạt động có hiệu quả, tuy nhiên trong giai đoạn từ năm 2007-2009 Sacombank chi nhánh Cần Thơ liên tục thay đổi lãi suất gây ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh nhất là đối với 2 nghiệp vụ huy động vốn và CVNH điển hình nhất là những lần thay đổi lãi suất sau: Lần thay đổi lãi suất lớn nhất trong năm 2007 vào tháng 9 đã quyết định làm tăng lãi suất huy động vốn bằng USD thêm 1.2%/năm. Tháng 4/2008 khi NHNN tăng lãi suất cơ bản lên 12% tiếp theo đó thì lãi suất huy động cũng tăng lên đến 15.8%, sau đó vào tháng 6 lãi suất huy động tiếp tục được đẩy lên 17.5%/năm và lãi suất cho vay lên đỉnh điểm là 19.8%/năm. Nhưng trong tháng 11 lãi suất được giảm xuống còn 15.2%/năm. Trong năm 2009 đã có một đợt cắt giảm lãi suất lớn vào tháng 2 Sacombank chi nhánh Cần Thơ ấn định lãi suất huy động cao nhất ở mức 10.49%/năm trong khi đó lãi suất cho vay dao động ở 13.2%/năm. Chính do thị trường đã được cải thiện phần nào, lạm phát không tăng trưởng mạnh như năm 2008. (Nguồn thông tin cập nhật từ: Chỉ số CPI trong ba năm từ 2007-2009 (chọn năm gốc là năm 2005) trung bình cộng của các tháng trong năm. Chỉ số CPI năm 2006 là 24,7 Bảng 1: Chỉ số lạm phát qua các năm Thời gian 2007 2008 2009 CPI 29.12% 38.88% 48.41% Lạm phát 17.89% 33.51% 24.5% ( Nguồn: Số liệu được thu thập từ trang wed Khi lãi suất tăng cao khả năng vay và trả nợ cho doanh nghiệp giảm xuống, trong khi đó ngân hàng huy động vốn ở lãi suất cao nên có nguy cơ lỗ vì hoạt động chính của cảu các NHTM vẫn là vay về cho vay lại. Việc thay đổi lãi suất tăng cao đã làm cho hoạt động của NHTMCP Sài Gòn Thương Tín gặp nhiều khó khăn nhất vào năm 2008 lãi suất huy động cao, để tạo được thế mạnh cạnh tranh Sacombank đã áp dụng nhiều chương trình như “gửi tiền trúng liền” dành cho khách hàng cá nhân tham gia mua chứng chỉ tiền gửi bằng VND lĩnh lãi cuối kỳ, ngoài ra để tăng donh thu Sacombank chi nhánh Cần Thơ còn thực hiện hỗ trợ lãi suất cho vay nên đã làm tăng chi phí trong khi đó thì nhu cầu vay vốn trung dài hạn tăng lên ngắn hạn giảm xuống. Mặt khác, chính phủ muốn giảm lạm phát nên hút bớt tiền trong lưu thông nên ngân hàng phải giảm lượng cho vay do đó không tạo nhiều doanh thu. Tình hình huy động vốn. Trong thời gian từ năm 2007-2009 Sacombank- chi nhánh Cần Thơ bên cạnh việc tăng lãi suất luôn có nhiều chương trình để thu hút lượng tiền gửi trong đó thì tiền gửi từ các tổ chức cá nhân, đây là những đối tượng khách hàng tiềm năng sẽ góp phần làm tăng doanh số huy động vốn từ tiền gửi của ngân hàng: Biểu đồ 1: Doanh số các loại hình huy động vốn từ TGTCKT và TGDC qua các năm từ 2007-2009. Qua biểu đồ 1 chúng ta có thể nhận xét về tình hình huy động tiền gửi của ngân hàng qua các loại hình TGTCKT và TGDC từ năm 2007-2009, doanh số huy động vốn theo chỉ tiêu danh nghĩa của hai loại hình tiền gửi này đều tăng qua các năm, điển hình TGTCKT năm 2007 là 193,819 triệu đồng sang năm 2008 thì tăng thêm 9.43% so với năm 2007, và huy động được 320,270 triệu đồng vào năm 2009 hay tăng 51.08% so với năm 2008. Tương tự, TGDC cũng tăng từ năm 2007-2009, năm 2008 tăng 5.9% tương đương 12,287 triệu đồng, vào năm 2009 thì Sacombank chi nhánh Cần Thơ huy động được 312,452 triệu đồng tăng hơn năm 2008 khoảng 40,9%. Khi xét doanh số huy động vốn theo chỉ tiêu thực thì có sự khác biệt qua các năm, vào năm 2008 cả TGTCKT và TGDC đều giảm so với năm 2007 trong đó TGTCKT giảm 3.4% tương đương 19,078 triệu đồng, TGDC chỉ đạt 158,631 triệu đồng thấp hơn 177,709.7 triệu đồng năm 2007 từ đó ta thấy được sự khác biệt khi so sánh hai chỉ tiêu thực và chỉ tiệu danh nghĩa, quan sát chỉ tiêu thực thì doanh số huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và từ dân cư tăng liên tục trong 3 năm 2007, 2008, 2009 nhưng đối với chỉ tiêu thực thì năm xảy ra lạm phát cao nhất năm 2008 với tỷ lệ 33.51% lại có doanh số thấp hơn năm 2007 và sang năm 2009 khi tỷ lệ lạm phát giảm xuống còn 24.5% thì doanh số huy động từ TGTCKT là 257,244 triệu đồng và TGDC tăng 58.2% so với năm 2008. Nguyên nhân của sự biến động này do năm 2008 lạm phát tăng cao nhất trong 3 năm đạt 33.51% so với 17.89% của năm 2007, chính do lạm phát tăng cao như vậy nên người dân ngại nắm giữ tiền vì họ sợ đồng tiền mất giá do đó làm cho tốc độ tăng trưởng bị giảm sút. Năm 2009 thì tình hình kinh tế ổn định lạm phát bị kiềm hãm nên các cá nhân tổ chức kinh doanh có hiệu quả cho nên lượng tiền gửi nhiều hơn. Tình hình cho vay ngắn hạn Biểu đồ 2: Tình hình cho vay ngắn hạn Cho vay là nghiệp vụ tạo ra nguồn thu lớn nhất trong các NHTM, qua biểu đồ ta thấy được tổng DSCV, CVNH, của Sacombank chi nhánh Cần Thơ đều tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không đều nhau tiêu biểu năm 2008 tổng doanh số cho vay chỉ tăng 6% so với năm 2007, mặc khác thì doanh số cho vay theo tiêu chí thực năm 2008 chỉ là 615,199 triệu đồng lại thấp hơn 2007 là 692,530 triệu đồng hay tương đương với giảm 11.16%, sang năm 2009 lại tăng đến 36.15% khoảng 222,375 triệu đồng. Ngoài ra, doanh số cho vay ngắn hạn thì cũng chiu sự tác động về giá như tổng DSCV, từ năm 2007 sang năm 2008 theo chỉ tiêu danh nghĩa thì CVNH tăng 72.38% nhưng theo chỉ tiêu thực thì con số tăng lên lại rất thấp chỉ à 1.59% nghĩa là mặc dù dã áp dụng nhiều chương trình thu hút khách hàng, hỗ trợ lãi suất nhưng doanh số cho vay ngắn hạn theo chỉ tiêu thực vẫn không tăng nhiều. Điều này cho thấy sự tăng mạnh của giá cả làm ảnh hưởng lớn đến doanh số của hoạt động tín dụng của Sacombank chi nhánh Cần Thơ. Bảng 1: So sánh nợ quá hạn của cho vay ngắn hạn trên tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Đơn vị tính: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 CVNH 480,829 553,210 690,320 Nợ quá hạn 2,310 2,976 3,414 Nợ quá hạn/CVNH 0.48% 0.54% 0.5% Qua bảng số liệu ta nhận thấy số dư nợ quá hạn ngắn hạn của ngân hàng tăng qua các năm nhưng khi tính toán lại tỷ lệ Nợ quá hạn/CVNH không tăng đều qua các năm mà có sự thay đổi, năm 2007 nợ quá hạn chiếm 0.48% sang năm 2008 khi chỉ số giá tăng lên thì tỷ lệ này cũng tăng theo đạt 0.54% nhưng đến năm 2009 lại giảm xuống 0.5%, nguyên nhân là do trong năm 2008 lạm phát tăng cao nhất trong 3 năm 33.51% do đó để hạn chế lạm phát thì NHNN dụng chính sách tiền tệ luôn thay đổi trong năm 2008 chẳng hạn: “Ngân hàng Nhà nước ( NHNN) quyết định phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN với lãi suất 7,8%/năm, kỳ hạn 364 ngày nhằm mục tiêu thu hút bớt tiền từ lưu thông về, kiềm chế lạm phát. Hình thức phát hành là bắt buộc phải mua đối với các Tổ chức tín dụng (TCTD) theo mức phân bổ cụ thể. Thống đốc NHNN quyết định tăng một số loại lãi suất chủ đạo, thực hiện từ tháng 2/2008. Theo đó, lãi suất cơ bản tăng từ 8,25%/năm lên 8,75%/năm; lãi suất tái cấp vốn tăng từ 6,5%/năm lên 7,5%/năm và lãi suất chiết khấu tăng từ 4,5%/năm lên 6,0%/năm”. ( Nguồn Chính với những chính sách NHNN đưa ra đã làm cho lãi suất luôn thay đổi môi tường kinh doanh của các cá thể lẫn những doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn họ kinh doanh không có hiệu quả. Mặt khác lãi suất quá cao làm cho khả năng trả nợ giảm xuống thấp tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao. 4.4 Phân tích tình hình kinh doanh. Biểu đồ 3: Xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng trong 3 năm từ 2007-2009. Doanh thu hoạt động của ngân hàng có biến động trong ba năm từ 2007-2009. Tỷ lệ LNR/DT thay đổi nhiều, năm 2007 LNR đạt 11,439 triệu đồng tương đương 10.99% trong khi đó thì tỷ lệ này năm 2008 giảm đi một nửa chỉ còn 5.85%. Lý do chính của sự sụt giảm này là lạm phát tăng cao đến mức 33.51%, do đó lãi suất huy động vốn và cho vay tăng cao có lúc tiến gần sát nhau nên đẩy chi phí tăng lên làm giảm lợi nhuận. Mặt khác, trong tình hình này thì NHNN áp dụng những biện pháp thắt chặt tiền tệ hạn chế cho vay cho nên doanh thu của ngân hàng tăng không nhiều. Sang năm 2009 tình hình lạm phát có xu hướng giảm chỉ còn 24.5%, nền kinh tế trong nước tạm ổn, chính phủ lại đưa ra gói kích cầu nhằm ổn định lại tình hình sản xuất kinh doanh bằng việc hỗ trợ lãi suất cho vay. Chính vì vậy, LNR tăng lên đến 21360.75 triệu đồng hay tỷ lệ LNR/DT tăng lên 19.76% xấp xỉ 4 lần so với năm 2008. Khi quan sát biểu đồ ta nhận thấy là năm 2007 có lạm phát thấp 17.89% doanh thu thấp hơn 2009 với doanh thu là 108,190 triệu đồng với lạm phát ở mức 24.5%. khi tính lại doanh thu thực loại bỏ lạm phát thì doanh thu thực năm 2007 là 882,89 triệu đồng cao hơn 2009 là 86,899.6 triệu đồng. Điều này cho ta thấy được tác động không nhỏ của lạm phát đến kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank chi nhánh Cần Thơ. Phân tích các chỉ số tài chính đánh giá hoạt động HĐV và CVNH. Bảng 2: Bảng chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của Sacombank – Chi nhánh Cần Thơ. Chỉ tiêu Đơn vị tính 2007 2008 2009 Tổng vốn HĐ Triệu đồng 212086 227533 394150 Vốn huy động CKH Triệu đồng 431469 498275 772722 Tổng dư nợ CVNH Triệu đồng 480829 553210 690320 Nợ quá hạn Triệu đồng 2310 2976 3814 VHĐCKH/Tổng VHĐ % 49.15 45.66 47.68 Tổng DNCVNH/Tổng VHĐ % 111.44 111.02 92.94 Nợ quá hạn/dư nợ % 0.48 0.6 0.55 (Nguồn: Bảng xác định kết quả kinh doanh của Sacombank chi nhánh Cần Thơ trong 3 năm 2007-2009) Qua bảng số liệu ta nhận thấy: Chỉ tiêu VHĐCKH/Tổng VHĐ: chiếm tỷ trọng không cao <50%, trong những năm có tỷ lệ lạm phát cao thì tỷ lệ càng thấp đển hình trong 2007 là 49,15% nhưng sang năm 2008 thì giảm xuổng chỉ còn 45.66% khi lạm phát giảm xuống từ 33.51% xuống 24.5% vào năm 2009 thì chỉ tiêu VHĐCKH/Tổng VHĐ tăng lên 49.15%. nguyên nhân khi có lạm phát người dân chỉ muốn nắm giữ hiện vật thay vì giữ tiền vì sự mất giá, nên họ đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhiều hơn. Tổng DNCVNH/Tổng VHĐ: phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng năm 2008 tỷ lệ đạt 111.02% thấp hơn 2007 nhưng năm 2007 lại tiếp tục giảm xuống thấp chỉ còn 92.94%. Trong tình trạng nền kinh tế lạm phát đã được kiểm soát và cuối 2008 thì đầu năm 2009 người dân sẽ tập trung gửi tiền vào ngân hàng trở lại cho nên doanh số huy động vốn tăng lên cao, mặt khác đây là năm mà chính phủ bắt đầu dùng gói kích cầu cho nền kinh tế nên còn gặp nhiều vướng mắc thủ tục nên doanh số cho vay không cao trong đó có cho vay ngắn hạn. Nợ quá hạn/dư nợ: chỉ tiêu này cũng biến động theo tỷ lê lạm phát với tốc độ lạm phát là 33.51% của năm 2008 thì thì tỷ lệ này tăng từ 0.48% lên 0.6% nhưng sau đó thì lạm phát ổn định nên tỷ số này giảm xuống 0.55% vào năm 2009. Lý do dẫn đến thực trạng này vì khi lạm phát tăng cao kéo theo đó là lãi suất cho vay tăng lên rất cao có lúc đến 23.51% trong năm 2008, bên cạnh đó các nước chụi ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới làm cho môi trường sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Do đó những người vay tiền để kinh doanh một số phải thua lỗ không có khả năng trả nợ vì lãi suất ngân hàng khá cao làm cho nợ quá hạn tăng lên. Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận - Qua những vấn đề phân tích cho ta nhận xét như sau: Lãi suất thay đổi liên tục đã gay nhiều khó khăn cho ngân hàng trong việc huy động vốn và tín dụng ngắn hạn, vừa làm tăng chi phí nhưng đồng thời cũng làm giảm doanh thu nên giảm lợi nhuận. Trong đó, thì huy động vốn qua hình thức tiền gửi thanh toán từ dân cư là loại hình chi phí thấp nhưng lại chiếm tỷ trọng không cao. Sự thay đổi về giá cả trong giai đoạn lạm phát cao đã làm cho doanh số hoạt động của ngân hàng theo chỉ tiêu thực và danh nghĩa có sự khác biệt lớn. Khi quan sát theo chỉ tiêu danh nghĩa thì doanh số tăng trưởng liên tục trong ba năm 207-2009 nhưng khi tính chỉ tiêu thực thì trong năm 2008 doanh số lại giảm so với năm 2007 và năm 2009 do đó ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của ngân hàng đặc biệt trong huy động vốn và tín dụng ngắn hạn. 5.2 Kiến nghị Lạm phát tăng cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh doanh của các NHTM nói chung và Sacombank chi nhánh Cần Thơ nói riêng, do đó để hạn chế dược những tác động xấu đến tình hình hoạt động kinh doanh đặc biệt là trong 2 lĩnh vực huy động vốn và cho vay ngắn hạn ta có thể áp dụng một số giải pháp sau: Thứ nhất, nhanh chóng nắm bắt thông tin về nhu câu vay vốn của khách hàng, để cung cấp tín dụng với mức độ vừa đủ tránh hiện trạng tăng trưởng tín dụng quá nóng, bên cạnh đó tích cực kiểm soát lãi suất ở mức độ vừa phải vì thực tế cho thấy, sau khi NHNN điều chỉnh lãi suất cơ bản lên 12% và 14%/năm vào tháng 5 và 6 năm 2008, đã xuất hiện cuộc chạy đua lãi suất giữa các NHTM, lãi suất tăng lên làm cho chi phí huy động vốn cao, làm giảm khả năng sinh lời, khiến ngân hàng phải tăng cường nới rộng tín dụng, làm tăng khả năng rủi ro trong hoạt động tìn dụng. Thứ hai, phát triển các dịch vụ phi tín dụng, đặc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tác động của lạm phát đối với tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cố phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Cần T.doc
Tài liệu liên quan