MỤC LỤC
Lời mở đầu
Chương I. Lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp 4
1.1 Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp 4
1.1.1. Khái niệm 4
1.1.2. Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp 5
1.2. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 8
1.2.1. Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 8
1.2.2. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 11
1.3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 16
1.3.1. Phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp 16
1.3.2. Phân tích các tỷ số tài chính 20
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính 25
1.4.1. Công tác tổ chức hoạt động phân tích tài chính 25
1.4.2. Người thực hiện phân tích tài chính 25
1.4.3. Chất lượng thông tin sử dụng trong phân tích tài chính 25
1.4.4. Việc lựa chọn phương pháp phân tích tài chính 26
1.4.5. Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành 26
Chương II. Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Công nghệ FPT 27
2.1. Giới thiệu chung 27
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 27
2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh chính 30
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và quản lý 36
2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 43
2.2.1. Những chính sách kế toán chủ yếu 43
2.2.2. Tóm tắt các thông tin tài chính của Công ty 45
2.3. Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Công nghệ FPT 48
2.3.1. Phân tích khái quát diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn 48
2.3.2. Phân tích tình hình bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn 52
2.3.3. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán 57
2.3.4. Phân tích khả năng luân chuyển vốn 65
2.3.5. Phân tích khả năng sinh lời 70
2.3.6. Phân tích dòng tiền 75
2.4. Đánh giá tình hình tài chính 77
Chương III. Giải pháp cải thiện tình hình tài chính Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT 82
3.1. Định hướng phát triển 82
3.2. Giải pháp cải thiện tình hình tài chính Công ty 82
3.2.1. Về tình hình huy động vốn 82
3.2.2. Về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán 83
3.2.3. Giảm bớt tỷ trọng các loại tài sản cố định không cần dùng, không đảm bảo kỹ thuật và năng lực sản xuất 84
3.2.4. Các biện pháp nâng cao khả năng sinh lời của công ty 84
3.2.5. Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực 85
Kết luận 86
92 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5121 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Công nghệ FPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tâm đào tạo Aptech tại 15 tỉnh thành trong cả nước
Tốc độ tăng trưởng bình quân năm: 25%
Chương trình giảng dạy:
• Chương trình đào tạo lập trình viên quốc tế Aptech
• Chương trình đào tạo chuyên gia Mỹ thuật đa phương tiện Arena (AMSP)
Đối tác: Aptech Ấn Độ, Microsoft, Đại học Southern Cross, Edexcel, Portsmouth (UK), RMIT (Australia), Swinburne.
2.1.2.8. Lắp ráp máy tính
Vị trí: Số 1 Việt Nam
Năng lực: ISO 14001 về bảo vệ môi trường, ISO 17025 cho phòng nghiên cứu phát triển và thí nghiệm.
Tốc độ tăng trưởng bình quân năm: 100%
Sản phẩm dịch vụ tiêu biểu: PCs, Server, Notebook, White box...
Đối tác: Intel, LG, Microsoft, Samsung, Seagate.
2.1.2.9. Nghiên cứu và phát triển
Nổi bật nhất cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển là chương trình “Vườn ươm ý tưởng kinh doanh”, sân chơi cho những người yêu thích công nghệ số. Thông qua vườn ươm này, FPT đầu tư thực hiện những đề án có tính khả thi cao và đáp ứng mục tiêu nâng cao năng suất lao động của các tổ chức, nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng. FPT Media, FPT Music, FPT Telemedicine và FPT Game là những chương trình ra đời từ những ý tưởng như thế, đã đóng góp đáng kể cho các chương trình cung cấp nội dung trực tuyến của Công ty.
2.1.2.10. Dịch vụ nội dung trực tuyến
Vị trí: Nhà cung cấp nội dung trực tuyến hàng đầu Việt Nam
Năng lực:
• Hạ tầng truy nhập Internet lớn nhất Việt Nam
• Các dịch vụ giá trị gia tăng đa dạng
Tốc độ tăng trưởng bình quân năm: 100%
Sản phẩm:
• Các chương trình truyền hình
• Game online: Top 2 Việt Nam
• Nhạc trực tuyến: số 1 Việt Nam
• Truyền hình Internet (IPTV): số 1 Việt Nam
• Báo điện tử VnExpress.net: số 1 Việt Nam; Top 100 trang web có nhiều người truy cập nhất toàn cầu (theo Alexa.com)
Đối tác: VTV, VTC, HTV (HCM), HTV (Hà Nội), VOV, Webzen, Emotion Inc, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam.
* Lĩnh vực hoạt động mới
2.1.2.11. Đầu tư phát triển hạ tầng và bất động sản
Công ty TNHH Bất động sản FPT (FPT Land) định hướng trở thành nhà kinh doanh hàng đầu trong thị trường bất động sản đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Chiến lược phát triển của FPT Land là đầu tư xây dựng các khu đô thị, công nghiệp, các toà nhà văn phòng và chung cư chất lượng cao với hạ tầng kỹ thuật hiện đại trên cả nước và cung cấp các dịch vụ hoàn hảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu sống, làm việc, sinh hoạt, vui chơi, giải trí cho mọi đối tượng khách hàng. Hai khu công nghệ cao tại Hòa Lạc và Đà Nẵng đang được triển khai là những minh chứng tiêu biểu.
2.1.2.12. Dịch vụ tài chính ngân hàng
Kinh doanh tài chính là một phần định hướng phát triển chiến lược của Tập đoàn trong thời gian tới. Việc thành lập Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPT Sercurities), Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư FPT (FPT Capital) và tham gia thành lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần FPT (FPT Bank) là những bước khởi đầu quan trọng để triển khai định hướng này.
2.1.2.13. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Đại học FPT là trường đại học tư thục đầu tiên của doanh nghiệp ở Việt Nam. Đại học FPT hợp tác với các đối tác công nghệ hàng đầu thế giới như Cisco, IBM và Microsoft để mang đến các chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế ACM, ITSS, ABET… cho lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông của Việt Nam. FPT cũng có kế hoạch xây dựng Trường Phổ thông năng khiếu FPT để chủ động cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho ĐH FPT.
2.1.2.14. Lĩnh vực bán lẻ
Phân phối là lĩnh vực truyền thống mang lại doanh số lớn và lợi nhuận ổn định cho Tập đoàn FPT. Song chủ yếu vẫn là bán sỉ các loại hàng hóa công nghệ thông tin và viễn thông. Công ty TNHH Bán lẻ FPT (FPT Retail) được thành lập nhằm rút ngắn kênh phân phối hiện tại để duy trì lợi nhuận - lợi thế thị trường. FPT Retail là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ các thiết bị tin học viễn thông, có hệ thống cửa hàng bao phủ trên phạm vi toàn quốc, cung cấp tốt nhất các dịch vụ và giá trị gia tăng cho khách hàng mọi lúc, mọi nơi. Dự định đến năm 2009, FPT Retail sẽ đạt doanh thu 400 triệu USD với 4.500 nhân viên và 100 cửa hàng.
2.1.2.15. Giải trí truyền hình
Với việc thành lập Công ty TNHH Truyền thông Giải trí FPT (FPT Media), FPT đã thể hiện cách nhìn nhận việc tham gia sản xuất các tác phẩm điện ảnh, truyền hình và các chương trình giải trí khác là một hướng đi tích cực trong chiến lược phát triển của Tập đoàn theo định hướng Hội tụ số.
2.1.2.16. Quảng cáo
Công ty Cổ phần Quảng cáo FPT (FPT Promo) - công ty đầu tiên của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo tương tác trên môi trường số - được thành lập, là cánh cửa mở ra thị trường quảng cáo tương tác môi trường số đầy tiềm năng. Thành lập đầu năm 2007 và còn khá non trẻ, mục tiêu chính của Công ty Cổ phần Quảng cáo FPT là sử dụng công nghệ số (web, mobile…) để gắn kết tối đa các thương hiệu và người tiêu dùng ở mọi lúc mọi nơi.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và quản lý
Bảng 3:
Bảng 4:
1.1. Đại học FPT: (FPT University)
Được thành lập theo Quyết định số 208/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/09/2006, Đại học FPT là cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, tài khoản riêng, hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục ban hành kèm theo Quyết định số 14/2005/QĐ-TTg ngày 17/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
1.2. Các Trung tâm:
- Học viện Quốc tế FPT: Kinh doanh dịch vụ đào tạo (Trung tâm Aptech Việt Nam)
- Trung tâm Phát triển Công nghệ FPT: Nghiên cứu, phát triển và đầu tư các dự án mới (ban đầu là Vườn ươm FPT).
1.3. Các Công ty thành viên:
1.3.1. Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS)
Ngày 13/04/2005, Chi nhánh Hệ thống Thông tin FPT chuyển thành Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT (FIS). Dịch vụ chính là tích hợp hệ thống, xây dựng và cung cấp giải pháp hệ thống thông tin.
Trong nhiều năm qua, Công ty Hệ thống Thông tin FPT luôn đi tiên phong trong các lĩnh vực: công nghệ mạng, hệ thống máy chủ lớn, bảo mật hệ thống, giải pháp hệ thống trung tâm dữ liệu, trung tâm dự phòng và phục hồi sau thảm hoạ, giải pháp toà nhà thông minh, các giải pháp ứng dụng trong các ngành tài chính, ngân hàng, giải pháp phần mềm ứng dụng, giải pháp ERP... và cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo trì, hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp cho các thiết bị công nghệ cao trên phạm vi toàn quốc.
1.3.2. Công ty TNHH Phân Phối FPT (FPT Distribution)
Công ty TNHH Phân phối FPT ra đời từ việc chuyển đổi Chi nhánh Phân phối FPT thành Công ty TNHH một thành viên ngày 16/12/2005. Dịch vụ chính là phân phối các sản phẩm công nghệ thông tin và viễn thông.
Công ty TNHH Phân phối FPT được đánh giá là hệ thống phân phối sản phẩm công nghệ thông tin và viễn thông lớn nhất tại Việt Nam - với 327 đại lý sản phẩm công nghệ thông tin và 367 đại lý điện thoại di động, có hệ thống hơn 60 đối tác là nhà sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin hàng đầu thế giới như: IBM, HP, Microsoft, Toshiba, Cisco, Oracle, Nokia, Samsung,… Sản phẩm và dịch vụ của Công ty Phân phối FPT bao gồm từ hệ thống các máy chủ, máy tính để bàn, máy tính xách tay hiện đại cho đến các phần mềm hệ thống, ứng dụng, tiện ích tiên tiến; từ các thiết bị vi mạch độc lập cho đến các thiết bị mạng liên kết.
Công ty Phân phối FPT là đơn vị có thành tích kinh doanh nổi bật trong tập đoàn, với doanh thu năm 2007 đạt 516 triệu USD và tăng trưởng hàng năm đạt trên 50%.
1.3.3. Công ty Cổ phần Phần mềm FPT (FPT Software)
Ngày 23/12/2004, Chi nhánh Phần mềm FPT trở thành Công ty Cổ phần Phần mềm FPT (FPT Software). Dịch vụ chính là phát triển phần mềm, thực hiện dịch vụ BPO (Business Process Outsourcing), các dịch vụ Testing (QA Test) và hệ thống phần mềm nhúng (Embedded System Services). Công ty có 02 công ty con là Công ty Phần mềm FPT Nhật Bản và Công ty Phần mềm FPT Châu Á-Thái Bình Dương tại Singapore.
Tháng 03/2004, Công ty Cổ phần Phần mềm FPT trở thành công ty đầu tiên của Việt Nam và một trong số hơn 10 công ty phần mềm ở Châu Á (trừ Ấn Độ) đạt được trình độ CMM mức 5. Công ty Cổ phần Phần mềm FPT có một hệ thống khách hàng rộng lớn trên toàn thế giới ở Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, và các nước Châu Á Thái Bình Dương (Malaysia, Singapore, Thailand, Australia).
Hiện nay FPT Software được coi là công ty hàng đầu của ngành xuất khẩu phần mềm Việt Nam với doanh số trên 145 tỷ đồng năm 2005, doanh số 9 tháng đầu năm 2006 đạt trên 163,6 tỷ đồng, lợi nhuận 3 năm vừa qua trung bình tăng trên 100%.
1.3.4. Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom)
Khởi đầu với mạng Trí tuệ Việt Nam năm 1996 và bắt đầu cung cấp dịch vụ Internet từ năm 1997, đến đầu năm 2003, Chi nhánh Truyền thông FPT ra đời và ngày 28/07/2005, Chi nhánh được chuyển thành Công ty Cổ phần Viễn thông FPT. Các dịch vụ chính là cung cấp hạ tầng mạng viễn thông cho dịch vụ Internet băng thông rộng; đại lý, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, Internet ; dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng Internet, điện thoại di động; dịch vụ tin nhắn, dữ liệu, thông tin giải trí trên mạng điện thoại di động…
Đến nay, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT đã tăng trưởng mạnh mẽ, trở thành ISP hàng đầu tại Việt Nam với trên một triệu người sử dụng, cung cấp hơn 150.000 đường Internet băng rộng (ADSL). Được hàng nghìn tổ chức, công ty Việt Nam và công ty nước ngoài lựa chọn là nhà cung cấp giải pháp Website và các dịch vụ giá trị gia tăng, bên cạnh việc phát triển thuê bao. Hiện tại FPT Telecom có một công ty con là Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT. FPT Telecom cũng là nhà cung cấp thông tin trên mạng Internet (ICP) được công nhận tại Việt Nam. Hệ thống Báo điện tử VnExpress.net và các trang thông tin Ngoisao.net, Danduong.net, Sohoa.net đã lọt vào Top 10 Website thông tin tiếng Việt trên Internet, trong đó VnExpress.net thuộc Top 100 trang web có nhiều người truy cập nhất thế giới theo thống kê của Alexa Internet Inc (alexa.com).
Doanh thu của Công ty Cổ phần Viễn thông FPT các năm vừa qua tăng trưởng rất mạnh, 9 tháng đầu năm 2006 doanh thu của Công ty đã đạt trên 393,7 tỷ đồng.
1.3.5. Công ty TNHH Công nghệ Di động FPT (FPT Mobile)
Công ty Công nghệ Di động FPT là nhà phân phối chính thức, nhà cung cấp dịch vụ được ủy quyền của hai nhãn hiệu điện thoại di động hàng đầu thế giới là Samsung và Motorola trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Với hệ thống 10 cửa hàng trưng bày sản phẩm, gần 500 đại lý, cửa hàng và 9 trung tâm bảo hành trải rộng trên toàn quốc, Công ty Công nghệ Di động FPT luôn đem đến cho các khách hàng những sản phẩm và dịch vụ hoàn hảo nhất.
1.3.6. Công ty TNHH Dịch vụ Tin học FPT (FPT Services)
Trên cơ sở kế thừa Trung tâm bảo hành FPT với 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ sau bán hàng cho các sản phẩm công nghệ thông tin và viễn thông, Công ty Dịch vụ Tin học FPT đã được thành lập để tiếp tục đẩy mạnh các loại hình dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp.
Với tốc độ phát triển trung bình 50%/năm và thị phần khoảng 40% của Tập đoàn FPT trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông, Công ty Dịch vụ Tin học FPT sẽ là công ty có lợi thế cạnh tranh đặc biệt trong kinh doanh các dịch vụ hậu mãi.
1.3.7. Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online)
Công ty Dịch vụ trực tuyến FPT ra đời đánh dấu sự khởi đầu của một hướng kinh doanh đầy hứa hẹn trong chiến lược vì Công dân điện tử của tập đoàn FPT.
Mục tiêu của Công ty Dịch vụ Trực tuyến FPT là mang lại các dịch vụ nội dung cho người tiêu dùng trên cùng một kết nối Internet. Cổng thông tin điện tử gate.vn sẽ cho phép người sử dụng Internet truy cập tất cả các tài nguyên nội dung mà Công ty Dịch vụ Trực tuyến FPT tạo ra như phim ảnh; nhạc; trò chơi; thông tin; mua bán…
1.3.8. Công ty Cổ phần Quảng cáo FPT (FPT Promo)
Công ty Cổ phần Quảng cáo FPT thành lập ngày 13/3/2007 với mục đích tích hợp những công nghệ IT sẵn có từ 14 công ty con của FPT trong lĩnh vực CNTT như truyền thông, truyền hình, Internet, phần mềm, SMS, phân phối máy tính, tích hợp hệ thống... Dịch vụ chính là cung cấp các giải pháp "Digital Marketing Solution" (Công nghệ Marketing mới tích hợp giữa khách hàng và người tiêu dùng, công nghệ tương tác số gồm web, mobile, bluetooth... phục vụ số kết nối lớn cho phần đông khách hàng ở mọi lúc, mọi nơi). Và FPT Promo còn thực hiện các mãng Marketing truyền thống như truyền thông quảng cáo, chiến lịch marketing, PR...
Hiện nay, Pepsi là khách hàng thành công nhất của Công ty với 2 nhãn Pepsi, Mirinda khi thực hiện khá thành công sự tích hợp khuyến mãi số lần đầu tiên tại Việt Nam với dịch vụ khuyến mãi trên SMS và Internet.
1.3.9. Công ty TNHH Truyền thông và Giải trí FPT (FPT Media)
Trong chiến lược trở thành nhà cung cấp nội dung trực tuyến hàng đầu Việt Nam của Tập đoàn FPT, trên cơ sở kế thừa từ Công ty Truyền thông FPT đã hoạt động từ năm 2005, Công ty Truyền thông và Giải trí FPT được thành lập vào năm 2007.
Năm 2006, Công ty Truyền thông và Giải trí FPT là đối tác duy nhất của FIFA cung cấp bản quyền và thực hiện các chương trình truyền hình World Cup trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Các lĩnh vực hoạt động chính của Công ty Truyền thông và Giải trí FPT là sản xuất các chương trình truyền hình; phim truyện; xuất, nhập khẩu phim và các chương trình truyền hình; thực hiện các dịch vụ giá trị gia tăng trên truyền hình.
1.3.10. Công ty TNHH Bất động sản FPT (FPT Land)
Công ty Bất động sản FPT mới thành lập năm 2007 có mục tiêu xây dựng những cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh trước hết là cho Tập đoàn FPT, tiếp đến là những công trình xây dựng có hàm lượng ứng dụng công nghệ cao, tạo tiện ích và lợi ích cho người sử dụng. Mục tiêu của Công ty là trở thành công ty hàng đầu về xây dựng và đầu tư bất động sản ở Việt Nam.
1.3.11. Công ty TNHH Phát triển Khu CNC Hoà Lạc FPT (FPT Hoalac)
Công ty Phát triển Khu Công nghệ cao Hoà Lạc FPT được thành lập với mục tiêu đầu tư, phát triển Khu Công nghệ cao Hoà Lạc trở thành một thành phố công nghệ với nhiều phân khu chức năng, có đầy đủ hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ công nghệ cao. Khu Công nghệ cao Hoà Lạc sẽ thu hút đầu tư của các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới và Việt Nam trong hoạt động sản xuất, nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ.
1.3.12. Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPT Securities)
Được thành lập theo Giấy phép của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 13/7/2007. Dịch vụ chính là môi giới, tự doanh, tư vấn đầu tư và lưu ký chứng khoán.
FPTS đã xây dựng thành công hệ thống công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn quốc tế. Với các thiết bị hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, hệ thống giao dịch của FPTS có thể phục vụ được số lượng rất lớn khách hàng với tốc độ cao, mọi lúc, mọi nơi tại sàn giao dịch cũng như qua điện thoại hay internet. Các phần mềm phục vụ giao dịch chứng khoán được lựa chọn theo tiêu chuẩn quốc tế, đang được sử dụng rộng rãi tại các nước có thị trường chứng khoán phát triển như Úc, Anh, Hồng Kông, Singapore,...Trang web của FPTS được chứng thực bởi tổ chức có uy tín trên thế giới Verisign với giao thức SSL, đảm bảo an toàn về dữ liệu truy cập và dữ liệu trên đường truyền. Các giao dịch từ xa qua Internet, qua điện thoại được bảo mật bằng Thiết bị xác thực người dùng - Token Card của Hãng RSA.
1.3.13. Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư FPT (FPT Capital)
Thành lập năm 2007, sự khác biệt lớn nhất của Công ty Quản lý Quỹ đầu tư FPT so với các tổ chức đầu tư khác là sự hỗ trợ công nghệ và uy tín của Tập đoàn FPT.
Với tin tưởng rằng sự phát triển của Internet sẽ làm thay đổi căn bản cách thức vận hành và phương thức cạnh tranh của các doanh nghiệp, Công ty Quản lý Quỹ đầu tư FPT coi lĩnh vực công nghệ là một hướng đầu tư chiến lược. Tập đoàn SBI Holdings, Inc. - một tập đoàn tài chính hàng đầu của Nhật Bản là đối tác chiến lược của Công ty Quản lý Quỹ đầu tư FPT.
1.4. Các chi nhánh:
- Chi nhánh FPT Hồ Chí Minh: 41 Sương Nguyệt Ánh, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
- Chi nhánh FPT Đà Nẵng: 178 Trần Phú, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Các dịch vụ chính của 2 chi nhánh là phân phối, bảo hành và cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng cho hai nhãn hiệu điện thoại di động hàng đầu là Samsung & Motorola và các sản phẩm kỹ thuật số tại Việt Nam; phân phối Sim - Thẻ Vinaphone, MobiFone trên phạm vi toàn quốc.
1.5. Các công ty liên doanh
1.5.1. Công ty TNHH Vijasgate
Công ty TNHH Vijasgate (Vijasgate Co, Ltd) thành lập theo Quyết định số 211/GP-HN ngày 31/12/2003 của UBND thành phố Hà Nội, do 6 công ty Việt Nam và 7 công ty Nhật Bản góp vốn. Mục tiêu hoạt động của công ty là phát triển phần mềm máy tính và cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp về công nghệ thông tin và tư vấn; xuất khẩu it nhất 80% sản phẩm.
- Vốn đầu tư đăng ký 1.500.000 USD
- Vốn pháp định: 500.000 USD
- Tỷ lệ góp vốn của FPT: 15% vốn pháp định
1.5.2. Công ty TNHH Hệ thống mới Việt Nam
Công ty TNHH Hệ thống mới Việt Nam (tên giao dịch tiếng Anh là New system Vietnam Co., Ltd.) thành lập theo Quyết định số 46/GP-KCN-HN ngày 31/12/2002 của Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội. Các bên tham gia là FPT và New System Holding Co., Ltd. Mục tiêu hoạt động của công ty là sản xuất, sửa đổi phần mềm ứng dụng; cung cấp dịch vụ tích hợp hệ thống; dịch vụ lắp đặt phần cứng và thiết bị mạng, các dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng.
- Vốn đầu tư đăng ký: 500.000 USD
- Vốn pháp định: 150.000 USD
- Tỷ lệ góp vốn của FPT: 5% vốn pháp định
2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
2.2.1. Những chính sách kế toán chủ yếu
a. Cơ sở lập báo cáo tài chính
Các báo cáo tài chính hợp nhất, trình bày bằng Đồng Việt Nam, được lập theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ Kế toán Việt Nam và các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung tại Việt Nam. Các báo cáo tài chính được lập trên cơ sở giá gốc.
Năm tài chính của Công ty là từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12.
b. Cơ sở hợp nhất
Các công ty con là các đơn vị do Công ty mẹ kiểm soát. Sự kiểm soát tồn tại khi Công ty mẹ chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của một đơn vị để thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động này. Các báo cáo tài chính của các công ty con được hợp nhất trong các báo cáo tài chính hợp nhất từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc kiểm soát.
Các giao dịch mua lại với các đơn vị chịu kiểm soát chung được hạch toán theo giá trị ghi sổ trước giao dịch của tài sản và công nợ phát sinh từ giao dịch mua lại. Chênh lệch giữa các khoản thanh toán đã trả và giá trị ghi sổ liên quan trước giao dịch được ghi nhận trực tiếp vào tài khoản Vốn khác và được báo cáo là “Chênh lệch giá trị các giao dịch mua lại giữa các đơn vị chịu kiểm soát chung”.
Các công ty liên kết là các đơn vị mà Công ty mẹ có ảnh hưởng đáng kể, nhưng không có quyền kiểm soát, đối với các chính sách tài chính và hoạt động. Các công ty liên doanh là các đơn vị có các hoạt động mà Công ty mẹ có quyền đồng kiểm soát, được thành lập theo thỏa thuận hợp đồng và đòi hỏi sự nhất trí hoàn toàn về các quyết định tài chính và hoạt động chiến lược. Các công ty liên kết và công ty liên doanh được hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu.
Các báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm phần chi phí và thu nhập của Công ty mẹ trong các đơn vị nhận đầu tư hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu, sau khi các đơn vị này đã thực hiện những điều chỉnh các chính sách kế toán của mình cho phù hợp với các chính sách kế toán của Tập đoàn, kể từ ngày bắt đầu có ảnh hưởng đáng kể hoặc đồng kiểm soát đến ngày kết thúc ảnh hưởng đáng kể hoặc đồng kiểm soát. Nếu phần lỗ của Công ty mẹ vượt quá khoản đầu tư của nó trong đơn vị nhận đầu tư hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu, giá trị ghi sổ của khoản đầu tư đó được ghi giảm xuống bằng không và dừng việc ghi nhận các khoản lỗ, trừ khi Công ty mẹ có một nghĩa vụ phải thực hiện hay đã thực hiện các khoản thanh toán thay cho đơn vị nhận đầu tư.
Các khoản mục tài sản và nợ phải trả có gốc bằng các đơn vị tiền tệ khác với VNĐ được quy đổi sang VNĐ theo tỷ giá hối đoái tại ngày kết thúc niên độ kế toán. Các giao dịch bằng các đơn vị tiền tệ khác VNĐ phát sinh trong năm được quy đổi sang VNĐ theo tỷ giá hối đoái xấp xỉ tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch. Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá chưa và đã thực hiện đều được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Các khoản mục tài sản và nợ phải trả của các hoạt động tại nước ngoài được quy đổi sang VNĐ theo tỷ giá hối đoái tại ngày kết thúc niên độ kế toán. Thu nhập và chi phí của các hoạt động tại nước ngoài được quy đổi sang VNĐ theo tỷ giá hối đoái xấp xỉ tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch. Chênh lệch tỷ giá phát sinh từ việc quy đổi được ghi nhận vào một khoản mục riêng thuộc vốn chủ sở hữu.
Hàng tồn kho được phản ánh theo giá trị bằng với số thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc được tính theo phương pháp nhập trước xuất trước và bao gồm tất cả các chi phí liên quan phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Đối với thành phẩm và sản phẩm dở dang, giá gốc bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp và các chi phí sản xuất chung đã được phân bổ. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của sản phẩm tồn kho, trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí bán hàng ước tính.
Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính của tài sản cố định hữu hình.
Thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên lợi nhuận hoặc lỗ của năm bao gồm thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại. Thuế thu nhập doanh nghiệp được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngoại trừ trường hợp khoản thuế thu nhập phát sinh liên quan đến các khoản mục được ghi nhận thẳng vào vốn chủ sở hữu, khi đó khoản thuế thu nhập này cũng được ghi nhận thẳng vào vốn chủ sở hữu.
Thuế thu nhập hiện hành là khoản thuế dự kiến phải nộp dựa trên thu nhập chịu thuế trong năm, sử dụng các mức thuế suất có hiệu lực hoặc cơ bản có hiệu lực tại ngày kết thúc niên độ, và các khoản điều chỉnh thuế phải nộp liên quan đến những năm trước.
Thuế thu nhập hoãn lại được tính theo phương pháp số dư nợ trên bảng cân đối kế toán cho các chênh lệch tạm thời giữa giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản và nợ phải trả cho mục đích báo cáo tài chính và giá trị xác định theo mục đích thuế. Giá trị của thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận dựa trên cách thức thu hồi hoặc thanh toán dự kiến đối với giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản và nợ phải trả, sử dụng các mức thuế suất có hiệu lực hoặc cơ bản có hiệu lực tại ngày kết thúc niên độ. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại chỉ được ghi nhận tương ứng với mức lợi nhuận chịu thuế chắc chắn trong tương lai mà lợi nhuận đó có thể dùng để khấu trừ với tài sản thuế thu nhập này.
2.2.2. Tóm tắt các thông tin tài chính của Công ty
TÀI SẢN
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
I. TÀI SẢN NGẮN HẠN
1,495,173
2,020,707
3,074,380
4,366,815
1. Tiền&tương đương tiền
372,681
415,058
669,452
895,515
2. Đầu tư tài chính ngắn hạn
0
0
0
0
3. Các khoản phải thu ngắn hạn
756,304
1,197,395
1,756,845
1,927,074
4. Hàng tồn kho
355,824
384,296
584,485
1,377,900
5. Tài sản ngắn hạn khác
10,363
23,958
63,598
166,327
II. TÀI SẢN DÀI HẠN
88,532
198,770
334,839
979,465
1. Các khoản phải thu dài hạn
0
194
315
5,894
2. Tài sản cố định
74,637
165,718
299,652
606,404
a. Tài sản cố định hữu hình
70,905
149,114
247,021
563,630
b. Tài sản cố định vô hình
3,732
8,460
15,939
34,571
c. Chi phí xây dựng CB dở dang
0
8,144
36,693
8,203
3. Bất động sản đầu tư
0
0
0
0
4. Đầu tư tài chính dài hạn
5,465
1,296
13,296
329,696
5. Tài sản dài hạn khác
8,431
31,562
21,576
37,471
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
1,583,705
2,219,477
3,409,220
5,346,280
NGUỒN VỐN
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
A. NỢ PHẢI TRẢ
1,271,657
1,533,043
1,720,207
3,076,718
1. Nợ ngắn hạn
1,098,058
1,256,292
1,526,606
2,881,236
2. Nợ dài hạn
162,668
124,922
122,344
54,501
3. Nợ khác
10,930
151,829
71,257
140,982
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
312,049
646,790
1,565,823
1,980,466
I. Vốn chủ sở hữu
297,440
569,136
1,536,746
1,985,659
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
288,585
547,292
608,102
923,526
2. Thặng dư vốn cổ phần
0
0
524,866
524,866
3. Vốn khác của chủ sở hữu
0
0
0
0
4. Cổ phiếu quỹ
0
0
(19)
(371)
5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
0
0
0
0
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
0
0
0
0
7. Các quỹ
8,855
21,844
50,503
33,700
8. Lợi nhuận chưa phân phối
0
0
353,294
503,938
9. Nguồn vốn đầu tư xây dựng CB
0
0
0
0
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
14,609
77,654
29,077
(5,193)
C. LỢI ÍCH CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ
0
39,644
123,189
289,096
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
1,583,705
2,219,477
3,409,220
5,346,280
2.2.2.1. Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet) Đơn vị: triệu đồng
2.2.2.2. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Income Statement)
Đơn vị: triệu đồng
STT
CHỈ TIÊU
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Doanh thu thuần bán hàng&cung cấp DV
14,100,792
21,399,752
27,348,654
2
Giá vốn hàng bán
13,179,645
20,048,519
25,008,339
3
Lợi nhuận gộp về bán hàng&cung cấp DV
921,148
1,351,233
2,340,315
4
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K2554.DOC