Chuyên đề Phân tích tài chính Công ty May 10

Hiện nay Công ty may 10 có tổng số 5062 lao động. Trong đó có 360 nhân viên quản lý. Độ tuổi trung bình của số công nhân lao động là 27,6 tuổi. Với một lực lượng lao động dồi dào, có độ tuổi thanh niên và có sức khỏe như vậy thì năm nào công ty cũng đảm bảo vượt mức kế họach. Đồng thời còn đảm bảo cho công ty có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến và đổi mới quy mô sản xuất. Mặc dù có số lượng công nhân viên đông như vậy, nhưng công ty vẫn đảm bảo đầy đủ cuộc sống cho cán bộ công nhân viên của công ty bằng những hình thức khuyến khích như : tăng lương, thưởng,vào các dịp tết, có các khoản phụ cấp, có chính sách đãi ngộ, từ đó đã thúc đẩy cán bộ công nhân viên quan tâm hơn đến năng suất lao động, làm cho họ gắn bó với công việc, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh của công ty đi lên.

 

doc95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6501 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tài chính Công ty May 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sau đó cũng chuyển xuống Phòng Kỹ thuật để thông qua các thông số và may mẫu, cuối cùng sẽ chuyển xuống các xí nghiệp. Toàn bộ quy trình được chuyên môn hoá cao, chu kỳ sản xuất rất ngắn. Sau mỗi công đoạn tạo ra bán thành phẩm đều có bộ phận thâu hoá kiểm tra các thông số kỹ thuật thì mới được chuyển qua công đoạn sau. Đến công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất, sản phẩm phải qua kiểm tra của các nhân viên thuộc phòng QA. Nếu sản phẩm đạt đầy đủ tiêu chuẩn thì mới coi là thành phẩm và mới được nhập kho. Nhìn chung có thể khái quát thành 6 khâu cơ bản sau: Là Cắt May Chuẩn bị SX Kho vải Giác mẫu Kho thành phẩm Đóng gói Thân khoá Mỗi khâu lại được chia thành nhiều bước : 1. Kho NVL 9. Kho bán TP 10.May 16.Xếp gói đóng kiện 17. Kho TP 2. Đo, đếm vải 3. Phân bổ 4. Phân bàn 8.Viết số kiện 7. Cắt, phá 6. Xoa phấn, đục dấu 13. KCS là 15. Xếp SP vào hộp 12. Là 11. KCS 14.Bỏ túi ni lông 5. Trải bàn Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất. Cụ thể công việc như sau: - Bộ phận giác mẫu: Do phòng kỹ thuật đảm nhiệm, có nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng sau đó lắp ráp lên bìa cứng. - Từ khâu 1 đến khâu 4: Là công đoạn chuẩn bị sản xuất do phòng kế hoạch đảm nhận, có nhiệm vụ tiếp nhận nguyên vật liệu về, đưa vào kho và thực hiện các công việc: kiểm tra, đo đếm, phân bổ vải, phân bàn chuẩn bị cắt. - Từ khâu 5 đến khâu 14 :Thuộc công đoạn cắt do 5 xí nghiệp thành viên may quản lý, có nhiệm vụ cắt, lắp ráp, là, gấp, đóng gói sản phẩm. - Từ khâu 15 đến khâu 18: Là khâu cuối cùng nhằm bao gói sản phẩm trước khi đưa đi tiêu thụ. Công việc này do phòng kinh doanh đảm nhận. * Đặc điểm về lực lượng lao động: Hiện nay Công ty may 10 có tổng số 5062 lao động. Trong đó có 360 nhân viên quản lý. Độ tuổi trung bình của số công nhân lao động là 27,6 tuổi. Với một lực lượng lao động dồi dào, có độ tuổi thanh niên và có sức khỏe như vậy thì năm nào công ty cũng đảm bảo vượt mức kế họach. Đồng thời còn đảm bảo cho công ty có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến và đổi mới quy mô sản xuất. Mặc dù có số lượng công nhân viên đông như vậy, nhưng công ty vẫn đảm bảo đầy đủ cuộc sống cho cán bộ công nhân viên của công ty bằng những hình thức khuyến khích như : tăng lương, thưởng,vào các dịp tết, có các khoản phụ cấp, có chính sách đãi ngộ, từ đó đã thúc đẩy cán bộ công nhân viên quan tâm hơn đến năng suất lao động, làm cho họ gắn bó với công việc, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh của công ty đi lên. 2.1.4.3. Một số chỉ tiêu thể hiện quy mô và hoạt động SXKD của Công ty May 10 : Trải qua gần 60 năm xây dựng và phát triển, Công ty May 10 đang tập trung xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh gọn nhẹ, hiệu quả cao, đồng thời hoàn thành tốt nhiệm vụ Nhà nước giao. Với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng uỷ và Ban Giám Đốc, sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên, cùng với sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan cấp trên, sự ủng hộ nhiệt tình của chính quyền sở tại và các doanh nghiệp bạn, Doanh thu của doanh nghiệp ngày càng tăng, đời sống của cán bộ CNV không ngừng được cải thiện. Hàng năm, Công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước. Công ty May 10 đã từng bước đi lên, vững bước trên thị trường, điều này thể hiện qua một số chỉ tiêu kinh tế mà Công ty đã đạt được trong ba năm gần đây: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty May 10 từ 2002- 2004 Đơn vị : triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1 Tổng doanh thu 217.330 347.487 457.692 Doanh thu xuất khẩu Doanh thu nội địa 160.144 57.186 287.388 60.099 391.995 65.697 2 Lợi nhuận sau thuế 2.864 3.664 4.094 3 Nộp ngân sách 1.348 1.724 1.926 4 Tổng lao động 3.700 4.680 5062 5 Thu nhập bình quân (triệu đồng/người/ tháng) 1,144 1,328 1,426 (Nguồn : Báo cáo tài chính các năm 2002-2004) 2.2. Phân tích tài chính Công ty May 10 : 2.2.1. Nguồn thông tin sử dụng cho phân tích tài chính Công ty May 10: Trong quá trình phân tích tài chính Công ty May 10 , nguồn thông tin sử dụng chủ yếu là từ nguồn bên trong doanh nghiệp. Cụ thể là các báo cáo quyết toán tài chính các năm 2002, 2003 và năm 2004 ; kế hoạch thực hiện năm 2005. Hai báo cáo có vai trò quan trọng nhất là : Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và Bảng cân đối kế toán . Bảng cân đối kế toán. Đơn vị:triệu đồng Tài sản Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 93.453 107.503 109.253 1. Tiền 6.626 14.634 15.283 - Tiền mặt 311 1.487 23 - Tiền gửi ngân hàng 6.315 13.147 15.260 - Tiền đang chuyển - - - 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - - 3. Các khoản phải thu 43.818 52.577 53.869 - Phải thu khách hàng 40.844 49.244 44.857 - Trả trước người bán 1.682 146 996 - Thuế GTGT được khấu trừ 1.494 1.904 4.888 - Vốn kinh doanh tại các đơn vị trực thuộc 1.061 985 415 - Các khoản phải thu khác 759 298 2.713 - Dự phòng phải thu khó đòi (2.022) - - 4. Hàng tồn kho 41.420 38.528 36.489 - Nguyên vật liệu tồn kho 10.807 17.017 12.200 - Công cụ, dụng cụ trong kho 785 751 598 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 15.610 7.205 9.153 - Thành phẩm tồn kho 11.699 8.072 8.112 - Hàng hoá tồn kho 92 19 11 - Hàng gửi để bán 4.444 5.464 6.415 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (2.017) - - 5. Tài sản lưu động khác 1.589 1.764 3.612 - Tạm ứng 1.439 638 1.064 - Chi phí trả trước 150 807 2.341 - Chi phí chờ kết chuyển - 319 207 B.Tài sản cố định, đầu tư dài hạn 63.242 75.215 85.171 1.Tài sản cố định 61.253 72.985 83.801 -Tài sản cố định hữu hình 61.253 72.985 83.801 2.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1.105 1.105 1.105 -góp vốn liên doanh 1.105 1.105 1.105 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 619 860 - 4. Các khoản kí quỹ kí cược dài hạn 265 265 265 Tổng cộng tài sản 156.695 182.718 194.424 Nguồn vốn Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 A. Nợ phải trả 101.195 123.304 143.026 1. Nợ ngắn hạn 84.075 105.561 112.005 - Vay ngắn hạn 2.505 2.249 6.078 -Nợ dài hạn đến hạn trả - - 6.958 -Phải trả cho người bán 45.670 66.142 51.593 -Người mua trả tiền trước 142 254 766 -Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 532 93 292 -Phải trả công nhân viên 28.292 32.840 41.576 -Phải trả cho các đơn vị nội bộ 532 438 584 -Các khoản phải trả phải nộp khác 6.402 3.545 4.158 2. Nợ dài hạn 12.279 14.759 27.460 - Vay dài hạn 12.279 14.759 27.460 -Nợ dài hạn - - - 3. Nợ khác 4.841 2.984 3.561 -Chi phí phải trả 3.450 - - -Chi phí dự phòng TCMVL - 1.723 2.430 -Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn 1.391 1.261 1.131 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 55.500 59.414 51.398 1. Nguồn vốn, quỹ 41.039 45.878 48.775 - Vốn kinh doanh 37.002 39.064 43.047 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản - 4.005 4.143 -Chênh lệch tỷ giá 67 - - - Quỹ đầu tư phát triển 945 3.002 79 -Quỹ dự phòng tài chính 2.024 - - -Lợi nhuận chưa phân phối 862 (332) 1.367 - Nguồn vốn đầu tư XDCB 139 139 139 2. Nguồn kinh phí, quỹ khác 14.461 13.536 2.623 - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 998 - - -Quỹ khen thưởng phúc lợi 11.484 13.533 2.623 - Nguồn kinh phí sự nghiệp - 3 - - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 1.979 - - Tổng cộng nguồn vốn 156.695 182.718 194.424 (Nguồn : Báo cáo tài chính các năm 2002-2004) Báo cáo kết quả kinh doanh Đơn vị:triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tổng doanh thu 217.330 347.487 457.692 Doanh thu hàng xuất khẩu 160.144 287.388 391.995 Các khoản giảm trừ 5.620 2.993 163 1.Doanh thu thuần 211.710 344.494 457.529 a.Giá vốn hàng bán 167.814 279.868 386.518 b.Lợi nhuận gộp về BH (3= 1-2) 43.896 64.626 71.011 4.Doanh thu hoạt động tài chính 16 429 337 5.Chi phí tài chính 3.696 1. 146 1.250 Trong đó lãi vay phải trả 3.696 1.146 1.250 6.Chi phí bán hàng 10.786 16.536 20.809 7.Tổng chi phí quản lý DN 24.968 42.175 43.585 8.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh doanh [ 8= 3+ (4-5)- (6+7)] 4.462 5.198 5.704 9. Thu nhập khác 338 556 800 10. Chi phí khác 588 366 484 11. Lợi nhuận khác (11= 9-10) -250 190 316 12.Tổng lợi nhuận trước thuế (12= 8+11) 4.212 5.388 6.020 13.Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 1.348 1724 1.926 14.LN sau thuế (14= 12-11) 2.864 3664 4.094 (Nguồn : Báo cáo tài chính các năm 2002-2004) Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn. Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003(so với năm 2002) Năm 2004(so với năm 2003) Sử dụng vốn Nguồn vốn Sử dụng vốn Nguồn vốn Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Vốn bằng tiền 8.008 26,02 649 2,86 Các khoản phải thu 8.759 28,46 1.292 5,71 Hàng tồn kho 2892 9.40 2039 9,01 TSLĐ khác 175 0,57 1.848 8,17 TSCĐ 11.732 38,13 10.816 47,82 Chi phí XDCBDD 241 0,78 860 3,80 Nợ ngắn hạn 2.1486 69,83 6.444 28,49 Nợ dài hạn 2.480 8.05 12.701 56,15 Nợ khác 1.857 6,04 577 2,55 Vốn chủ sở hữu 3.914 12.72 8.016 35,44 Tổng cộng 30.772 100 30.772 100 22.621 100 22.621 100 Từ bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn trên, ta thấy : Năm 2003 : nguồn vốn và sử dụng vốn tăng 30.772 triệu đồng, tức là, tăng 19,64 % so với năm 2002. Xét về mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế thì kết quả này là tương đối khả quan. Sử dụng vốn trong năm 2003 : Chiếm một phần lớn nhất là dùng mua sắm TSCĐ với 11.732 triệu đồng (chiếm 38,13%) ; các khoản phải thu là 8.759 triệu đồng (chiếm 28,46%) ; vốn bằng tiền là 8.008 triệu đồng (chiếm 26,02 %) ; 1.857 triệu đồng nợ khác chiếm 6,04% và phần còn lại là TSLĐ khác và nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ nhỏ tương ứng là 0,57 % và 0,78%. Xét về chiến lược phát triển lâu dài, Công ty May 10 đã thực hiện đầu tư mua sắm tài sản cố định là hợp lý. Điều này phù hợp với chính sách mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Vì máy móc thiết bị là yếu tố quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Đầu tư vào máy móc thiết bị để tăng khả năng hoạt động của công ty, để có được sản phẩm có chất lượng cao cạnh tranh trên thị trường .Các khoản phải thu chiếm 28,46 % trong sử dụng vốn.. Trong điều kiện Công ty May 10 với mục tiêu mở rộng thi trường tiêu thụ trong nước và chủ yếu cho xuất khẩu thì khoản phải thu như vậy là tương đối hợp lý. Một khoản sử dụng vốn tăng là công ty đã thực hiện tăng tiền (chiếm 26,02% khoản sử dụng vốn). Tăng tiền để tăng khả năng thanh toán hiện hành và tăng khả năng hoạt động của công ty. Nguồn vốn để tài trợ cho sử dụng vốn năm 2003 chủ yếu là nợ ngắn hạn với 21.486 triệu đồng (chiếm 69,83%) ; các khoản khác nhỏ hơn nhiều và tương đối đều nhau là hàng tồn kho 2.892 triệu đồng (chiếm 9,40 %), nợ dài hạn 2.480 triệu đồng (chiếm 8,05%) và vốn chủ sở hữu là 3.914 triệu đồng (chiếm 12,72 %). Trong khi việc sử dụng vốn chủ yếu là mua sắm TSCĐ, các khoản phải thu và tăng tiền thì nguồn tài trợ chủ yếu là nợ ngắn hạn như vậy là hợp lý. Năm 2003 có lượng hàng tồn kho giảm so với năm trước cũng làm tăng nguồn vốn lên 2892 triệu đồng. Điều này cho thấy thành công của Công ty May 10 trong chính sách đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá. Tuy nhiên, lượng hàng tồn kho mặc dù giảm so với trước nhưng vẫn rất lớn so với nguồn vốn của công ty. Cần có biện pháp đẩy nhanh tiêu thụ hơn, tránh bị đọng vốn. Năm 2004 : sử dụng vốn chủ yếu vẫn là mua sắm TSCĐ với 10.816 triệu đồng (tương úng 47,82% sử dụng vốn). Thực hiện mua sắm TSCĐ để phục vụ cho sản xuất , không ngừng đổi mới dây chuyền công nghệ tạo năng suất cao hơn trong những năm tiếp theo. Sản phẩm của Công ty May 10 chủ yếu là xuât khẩu ra thị trường nước ngoài với yêu cầu cao về chất lượng , phục vụ những khách hàng khó tính nhất. Vì vậy, chú trọng đổi mới máy móc thiết là cần thiết để sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn. Nguồn vốn chủ yếu để tài trợ cho sử dụng vốn là nợ dài hạn với 12.701 triệu đồng (chiếm 56,15%). Tỷ lệ này cho thấy nguồn vốn dài hạn của công ty là khá rồi dào. Đây là điểm khác so với năm 2003. Bên cạnh nợ dài hạn thì nợ ngắn hạn cũng làm nguồn vốn tăng 6.444 triệu đồng (tương ứng là 28,49 %). Hàng tồn kho tiếp tục giảm cũng làm tăng nguồn vốn của công ty, tuy không nhiều. Dù vậy, lượng hàng tồn kho như vậy vẫn là lớn. Cạnh tranh và nhiều yếu tố thị trường là những khó khăn chung của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tuy nhiên, năm tới công ty cần nghiên cứu chiến lược thật hiệu quả để đẩy nhanh tiêu thụ hàng hoá như : chiết khấu, giảm giá cho khách hàng,hay có các hoạt động mở rộng thị trường hơn nữa. *Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh : Nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của Công ty May 10 khá đa dạng và phong phú nhưng hình thành từ hai nguồn chính là : nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Trong đó, tỷ lệ nợ ngắn hạn và nợ dài hạn hay ưu thế của mỗi loại là phụ thuộc vào mục đích tài trợ vốn, phụ thuộc vào từng thời kỳ sử dụng vốn . Nợ ngắn hạn của Công ty May 10 chủ yếu là phải trả người bán và phải trả công nhân viên. Một phần tài trợ là vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ nhỏ. Nguồn tài trợ dài hạn hoàn toàn là từ vay dài hạn. Chúng ta sẽ xem xét lượng vốn ngắn hạn mà công ty cần phải sử dụng để tài trợ cho các khoản sử dụng vốn trong ba năm từ 2002-2004 qua bảng thống kê sau : Trong ba năm, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên có sự thay đổi. Năm 2002,nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty dương, tức là hàng tồn kho và các khoản phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn. Tại đây, các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có được từ bên ngoài, doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch. Hai năm sau, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên đều âm. Như vậy, trong hai năm, nguồn vốn ngắn hạn đều dư thừa để tài trợ cho mua sắm TSCĐ, nguồn vốn chủ sở hữu …. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty May 10 giảm dần qua các năm cho thấy, công ty có đủ khả năng để tài trợ cho các khoản mục ngoài tiền của tài sản lưu động. Do đó, công ty không cần huy động đến các nguồn vốn dài hạn như nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu để đáp ứng cho việc đầu tư vào TSCĐ và các khoản sử dụng vốn khác. Cụ thể, từ bảng trên cho thấy : so với năm 2002, năm 2003 nhu cầu vốn lưu động thường xuyên giảm mạnh là 15.444 triệu đồng. Nguyên nhân là do hàng tồn kho giảm và nợ ngắn hạn tăng nhanh (tăng 21.486 triệu đồng). Mặc dù các khoản khác như : Khoản phải thu tăng 8.759 triệu đồng TSLĐ khác tăng 175 triệu đồng. Năm 2004 so với năm 2003 nhu cầu vốn lưu động thường xuyên tiếp tục giảm đi là 5.343 triệu đồng. Nguyên nhân là mặc dù các khoản phải thu tăng 1.292 triệu đồng, TSLĐ khác tăng 1848 triệu đồng nhưng hàng tồn kho lại giảm 2039 triệu đồng và nợ ngắn hạn tăng lên 6.444 triệu đồng. Vốn lưu động thường xuyên. Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1.TSCĐ 61.253 72.985 83.801 2.Vốn chủ sở hữu 5.500 59.414 1.398 3.Nợ dài hạn và nợ khác 17.120 17.743 31.021 Vốn lưu động thường xuyên(2+3-1) 11.367 4.172 -1.382 Từ bảng vốn lưu động thường xuyên trên cho thấy vốn lưu động thường xuyên của công ty giảm dần qua các năm : Năm 2002 vốn lưu động thường xuyên là 11.367 triệu đồng. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt. Tuy nhiên, tình hình tài chính của công ty như vậy chưa được coi là lành mạnh bởi vốn lưu động thường xuyên vượt xa mốc 0. Đến năm 2003, vốn lưu động thường xuyên vẫn dương (4.172 triệu đồng), nhưng đã giảm đi nhiều. Như vậy, tình hình tài chính của công ty có tiến triển tốt hơn. Nguyên nhân là do mặc dù vốn chủ sở hữu và các khoản nợ dài hạn tăng lên (tương ứng là 3.914 triệu đồng và 623 triệu đồng) nhưng TSCĐ lại tăng lên nhiều hơn (tăng lên 11.732 triệu đồng). Như vậy,chỉ tiêu vốn lưu động thường xuyên qua hai năm cho ta biết hai điều : - Khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn là tốt. - Tài sản cố định của doanh nghiệp được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn. Năm 2004, vốn lưu động thường xuyên của công ty giảm mạnh chỉ còn –1.382 triệu đồng. Điều này cho biết, nguồn vốn dài hạn không đủ để tài trợ cho TSCĐ. Doanh nghiệp phải đầu tư một phần nguồn vốn ngắn hạn vào TSCĐ, tài sản lưu động không đủ để đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của doanh nghiệp mất thăng bằng, doanh nghiệp phải dùng một phần TSCĐ để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả. Nguyên nhân là do mặc dù các khoản vốn dài hạn tăng 13.278 triệu đồng nhưng nguồn vốn chủ sở hữu giảm 8.016 triệu đồng và nguồn đầu tư cho TSCĐ tăng mạnh (tăng 64.605 triệu đồng). Doanh nghiệp cần có biện pháp cải thiện để tăng khả năng thanh toán trong thời gian tới. Tiền là khoản tiền cần thiết cho công ty để duy trì khả năng thanh toán . Công ty không thể đem hàng dự trữ hoặc khoản phải thu để đi thanh toán cho khách hàng hoặc các đơn vị đang bị công ty chiếm dụng vốn. Trong cả ba năm, vốn bằng tiền của công ty đều dương cho thấy : công ty luôn đủ lượng tiền để có thể đáp ứng cho nhu cầu thanh toán . So với năm 2002, vốn bằng tiền của Công ty May 10 năm 2003 tăng nhanh (tăng 8.249 triệu đồng). Năm 2004 vốn bằng tiền của công ty giảm so với năm trước một lượng là 211 triệu đồng nhưng vẫn thể hiện khả năng thanh toán của công ty rất tốt. Nguyên nhân là do nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty trong hai năm sau là âm nên mặc dù vốn lưu động thời gian này giảm nhưng vốn bằng tiền vẫn rất khả quan. * Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn trong Bảng cân đối kế toán : Để phân tích về cơ cấu tài sản và nguồn vốn , chúng ta sẽ xem xét tỷ trọng của các khoản mục trong tài sản và nguồn vốn. Về tài sản : Phần tài sản của công ty được bố trí vào hai khoản mục là TSLĐ và đầu tư ngắn hạn – TSCĐ và đầu tư dài hạn. Trong TSLĐ và đầu tư ngắn hạn thì hoàn toàn là tài sản lưu động.Tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tài sản cố định trong cơ cấu tài sản ở cả ba năm, tuy mức chênh lệch là không nhiều.Cụ thể, năm 2002, tài sản lưu động là 93.453 triệu đồng (chiếm 59,64 % tổng tài sản), tài sản cố dịnh chiếm 40,36% ; năm 2003 lượng tài sản lưu động là 107.503 triệu đồng (chiếm 58,84 %) và năm 2004 tài sản lưu động là 109.253 triệu đồng (chiếm 56,19 %). Điều này là do Công ty May 10 thực hiện chính sách mở rộng thị trường, tăng sản lượng đồng thời công ty cũng đầu tư vào TSCĐ và đổi mới dây chuyền sản xuất . Sự giảm dần đi của tài sản lưu động trong tổng tài sản của công ty qua ba năm chứng tỏ công ty đã có biện pháp điều chỉnh cơ cấu tài sản để tăng vốn đầu tư vào sản xuất . Tỷ trọng khá đều giữa TSLĐ và TSCĐ của công ty qua các năm là hợp lý vì Công ty May 10 là công ty sản xuất hàng may mặc, sản phẩm chủ yếu là xuất khẩu, rất cần thiết đầu tư vào cả máy móc thiết bị lẫn đầu tư vào TSLĐ. Chúng ta cần phân tích các khoản mục trong TSLĐ của Công ty May 10 từ năm 2002 đến năm 2004. Từ bảng phân tích cho thấy, trong TSLĐ thì chiếm tỷ trọng lớn, chủ yếu là khoản phải thu và hàng tồn kho. - Khoản phải thu : Trong cơ cấu của tài sản lưu động, khoản phải thu chiếm tỷ lệ lớn và đều có sụ tăng lên qua ba năm dù sự tăng lên là rất chậm. Năm 2002, khoản phải thu là 43.818 triệu đồng (chiếm 46,88% tổng tài sản lưu động). Đến năm 2003, khoản phải thu tăng lên khá nhiều, 52.577 triệu đồng (chiếm 48,90%). Nguyên nhân chính của hiẹn tượng này là sự tăng lên của khoản mục phải thu khách hàng (khoản này tăng lên so với năm trước là 8.400 triệu đồng). Khoản phải thu năm này tăng cao cũng góp phần lớn làm cho tài sản lưu động tăng cao. Đến năm 2004, sử dụng vốn các khoản phải thu có tăng lên nhưng tăng chậm hơn. So với năm trước, các khoản phải thu năm 2004 chỉ tăng 1.292 triệu đồng và chiếm 49,31 % tài sản lưu động. Nguyen nhân chính là do, mặc dù các khoản trả trước người bán, thuế giá trị gia tăng được khấu và các khoản phải thu khác đều tăng nhưng các khoản mục còn lại đều giảm và đặc biệt là phải thu khách hàng giảm đến 4.387 triệu đồng. Như vậy, công ty đã có sự cải thiện đáng kể trong việc cân đối lại cơ cấu tài sản của mình.Khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn có thuận lợi cho công ty trong việc mở rộng quan hệ với bạn hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ. Chính sách tín dụng thương mại được áp dụng, nhưng điều này cũng có một số hạn chế là làm giảm khả năng thanh toán của công ty và trở nên nguy hiểm khi khách hàng không có khả năng trả nợ.Cũng như phần phân tích về nguồn vốn , doanh nghiệp cần có những biện pháp giảm khoản phải thu của khách hàng (chủ yếu từ những lô hàng xuất khẩu). - Chiếm một phần lớn sau các khoản phải thu là hàng tồn kho. Hàng tồn kho có xu hướng giảm dần qua ba năm. Năm 2002, lượng hàng tồn kho là 41.420 triệu đồng (chiếm khoảng 44,32%). Sang năm 2003 giảm còn 38.528 triệu đồng (chiếm gần 35,84%). Đến năm 2004 chỉ còn 36.489 triệu đồng (chiếm gần 33,40 %). Kết quả cho thấy, công ty đã thực hiện chính sách mở rộng thị trường và thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá.Lượng hàng tồn kho lớn là khoản dự phòng đáp ứng những khách hàng, thị trường có nhu cầu ngay. Tuy nhiên, lượng hàng tồn kho nhiều sẽ làm ứ đọng vốn của doanh nghiệp . Điều này cũng như đã phân tích ở phần nguồn vốn , doanh nghiệp cần có những biện pháp hữu hiệu, cụ thể như giảm giá, đẩy nhanh vòng quay hàng tồn kho để giảm các khoản này trong các năm tiếp theo(về số tương đối, vì cùng với sự gia tăng quy mô sản xuất và thị trường của công ty thì số tuyệt đối của các khoản này cũng tăng). - Chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với hai khoản trên trong cơ cấu tài sản lưu động nhưng lại có một vai trò quan trọng, đó là vốn bằng tiền. Trong cả ba năm, tỷ trọng vốn bằng tiền của Công ty May 10 đều nhỏ. Năm 2002, vốn bằng tiền là 6.626 triệu đồng (chiếm gần7,09 % tổng tài sản lưu động).Tỷ trọng này là quá nhỏ, có nguy cơ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của công ty. ý thức được điều này, công ty đã điều chỉnh cơ cấu tài sản, tăng vốn bằng tiền để tăng khả năng chi trả.Năm 2003, vốn bằng tiền là 14.634 triệu đồng (chiếm 13,61%).Vốn bằng tiền tăng là do công ty đã tăng cả tiền mặt và cả tiền gửi ngân hàng. Điều này là rất cần thiết và đúng dắn để tăng khả năng thanh toán của công ty. Đến năm 2004, vốn bằng tiền là 15.203 triệu đồng (chiếm 13,92%). Mức tăng vốn bằng tiền lúc này giảm đi,do, mặc dù tiền gửi ngân hàng tăng nhưng tiền mặt lại giảm. Tuy nhiên, công ty chỉ cần giữ một lượng vốn bằng tiền đủ đảm bảo khả năng thanh toán. Vì, tiền là khoản ít sinh lời trong tài sản lưu động. Vì vậy, quyết định của công ty là rất đúng đắn. Trên đây là các khoản mục chủ yếu trong TSLĐ của doanh nghiệp, tiếp theo ta sẽ tiến hành phân tích kết cấu của TSCĐ trong tổng tài sản.Trong phần TSCĐ và đầu tư dài hạn thì tài sản cố dịnh gần như chiếm toàn bộ (chiếm trên 96% trong tổng TSCĐ và đầu tư dài hạn). Sự thay đổi của phần tài sản này hoàn toàn là do sự thay đổi của tài sản cố định, các khoản đầu tư dài hạn không có sự thay đổi nào trong ba năm. Như trên đã đề cập, TSCĐ chiếm tỷ lệ khá đều so với TSLĐ trong tổng tài sản và tỷ trọng này tăng dần lên qua mỗi năm tuy sự thay đổi là rất chậm. Năm 2002, tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản là 39,09%,sang năm 2003, tỷ trọng này 39,95%, tăng lên không đáng kể. Về số tuyệt đối thì tài sản cố định tăng lên là 11.732 triệu đồng. Nguyên nhân là do năm 2003, công ty có mua mới một số máy móc thiết bị và sủa chữa một số nhà xưởng đồng thời thực hiện thanh lý một số máy móc thiết bị đã cũ và một số phương tiện vận tải.Sự thay đổi này là không nhiều. Đến năm 2004, tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản là 43,10%, tăng lên nhanh hơn năm trước. Về số tuyệt đối thì tăng lên là 10.816 triệu đồng, lượng này lại nhỏ hơn năm trước. Nguyên nhân tài sản cố định tăng lên là do công ty mua sắm mới một số máy móc thiết bị,phương tiện vận tải và xây mới một số nhà xưởng. Trong tài sản cố định thì hoàn toàn là tài sản cố định hữu hình. Công ty chưa có thói quen sử dụng tài sản cố định thuê tài chính. Thực tế, đối với một số loại máy móc chuyên dụng thì thuê tài chính sẽ giảm chi phí cho công ty, như vậy sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp. Rõ ràng là, cơ cấu tài sản của Công ty May 10 qua mỗi năm đã có những thay đổi theo hướng hợp lý hơn. Tuy nhiên công ty cần chú ý đến việc cân đối lại giữa các khoản mục, giảm các khoản phải thu, giảm lượng hàng tồn kho và chú ý đến tỷ trọng tiền mặt của công ty để đảm bảo khả năng thanh toán . Về nguồn vốn : Đi đôi với việc phân tích kết cấu tài sản ta tiến hành phân tích kết cấu nguồn vốn của công ty.Kết cấu nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty, do đó, các công ty đều hướng tới một cơ cấu vốn hợp lý. Một cơ cấu vốn hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tại Công ty May 10 cùng với sự gia tăng của tổng tài sản qua các năm thì nguồn vốn cũng tăng tương ứng. Năm 2003 so với năm 2002 tăng 26.023 triệu đồng (tăng 16,61%).Năm 2004 so với năm 2003 tăng lên 11.706 triệu đồng (tăng 6,41%), tăng chậm hơn. Tuy nhiên, sự xu hướng tăng lên của tổng nguồn vốn cho thấy thành công của công ty trong việc huy động vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ cấu nguồn vốn cũng có sự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tài chính Công ty May 10.doc
Tài liệu liên quan