Chuyên đề Phân tích tài chính góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại công ty may Đức Giang

Nguồn vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của công ty may Đức Giang kha đa dạng phong phú nhưng hình thành từ hai nguồn chính là: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Trong đó tỷ lệ nợ ngắn hạn hay nợ dài hạn chiếm ưu thế phụ thuộc vào mục đích tài trợ vốn, phụ thuộc vào từng thời kỳ sử dụng nguồn.

Nợ ngắn hạn của công ty chủ yếu là vay ngân hàng, một phần tài trợ từ công nhân viên,và nợ người bán.

Nguồn tài trợ dài hạn chủ yếu là vay dài hạn, một phần từ vốn chủ sở hữu nhưng không đáng kể. Để phân tích nội dung này ta tiến hành lập các bảng sau:

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1608 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tài chính góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại công ty may Đức Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở hiện tại và tương lai của công ty. Làm giảm mức độ đánh giá về khả năng thanh toán của công ty. Thông tin bên ngoài doanh nghiệp: Công ty may Đức Giang là một công ty may xuất khẩu nên công ty còn bỏ qua nhiều thông tin về thị trường trong nươc, về các doanh nghiệp cùng ngành nên khi đưa vào phân tích đã làm giảm sức cạnh tranh, thị phần trong nước nhỏ. Về nội dung phân tích tài chính: Công ty chưa thực hiện đầy đủ các nội dung phân tích, các chỉ tiêu, tỷ lệ tài chính đã được tính nhưng còn sơ sài, chưa chỉ ra được ý nghĩa, bản chất kinh tế, của các chỉ tiêu tài chính. Do đó chưa góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính. Nói chung nội dung phân tích mới chỉ bó gọn một mục trong “ghi chú báo cáo tài chính” cụ thể bao gồm các chỉ tiêu sau: Bảng 2.1-1 Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu. Số thứ tự Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 1 Tỷ suất lợi nhuận vốn(%) 33,23 47,08 2 Tỷ suất lợi nhuận vốn CSH 20,15 27,03 3 Tỷ suất lợi nhuận doanh thu. 4,89 5.81 4 Tỷ suất lợi nhuận giá thành. 5,1 6,15 5 Hệ số nợ tổng tài sản 73,46 79,55 6 Khả năng thanh toán 427,2 466,39 ( Nguồn: Ghi chú báo cáo tài chính năm 2000 ) Theo như phần cơ sở lý luận chúng ta đã đề xuất nghiên cứu về nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp, thì mảng phân tích khái quát về tài chính doanh nghiệp bao gồm các nội dung: Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, phân tích nguồn tài trợ và tình hình đảm bảo nguồn vốn cho kinh doanh, phân tích kết cấu tài sản, nguồn vốn, phân tích khái quát các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng trong Báo cáo kết quả kinh doanh, hoàn toàn bị bỏ qua. Và trong thuyết minh báo cáo tài chính mới chi tiết hoá các khoản mục trên bảng cân đối kế toán do đó không có được cái nhìn tổng quát về hoạt động tài chính của công ty. Việc phân tích tài chính sẽ không đạt được mục tiêu cuối cùng là nâng cao hoạt động tài chính để từ đó tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp. Các chỉ tiêu tài chính đã được tính nhưng còn sơ sài, mới tập trung các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, và khả năng sinh lời, nhưng cũng chỉ tính cho năm 1999 và năm 2000, các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính, về năng lực hoạt động chưa đề cập đến. Như vậy, người sử dụng thông tin sẽ rất khó dự đoán, lập kế hoạch chính xác cho hoạt động tài chính của công ty. Khi không đưa cụ thể các chỉ tiêu về khả năng thanh toán vào phân tích sẽ hạn chế việc đánh giá về khả năng thanh toán của công ty, và gây khó khăn cho việc quản lý ngân quĩ. Việc thiếu các chỉ tiêu về năng lực hoạt động chúng ta sẽ khó đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn , TSLĐ của công ty như thế nào. Và việc thiếu các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính sẽ gây khó khăn cho việc ra các quyết định về điều chỉnh cơ cấu, quyết định về đầu tư cho khoản mục nào trong bảng tài sản. Nói chung công tác phân tích tài chính đã được Công ty may Đức Giang thực hiện nhưng còn nhiều tồn tại, hạn chế và bất cập như đã trình bày ở trên ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động tài chính của công ty. Công ty chưa thể hiện được vai trò, ý nghĩa, và mục tiêu của phân tích tài chính trong hoạt động quản trị tài chính Doanh nghiệp. Thiết nghĩ công ty cần thay đổi quan niệm, nhận thức về công tác phân tích tài chính trong tương lai. Trên nền tảng cơ sở lý luận về phân tích tài chính, ta tiến hành phân tích tài chính của Công ty may Đức Giang qua các năm để chỉ rõ tình hình tài chính của công ty, chỉ ra được những bất cập, tồn tại hạn chế trong công tác phân tích tài chính, từ đó có định hướng quản trị tài chính góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của công ty ở hiện tại và trong tương lai. 2.2 Thông tin sử dụng cho phân tích tài chính tại công ty may Đức Giang. Bảng 2.2-1 Báo cáo kết quả kinh doanh. ( đơn vị 1000 đồng) STT Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tổng doanh thu 97635312 130433957 179584082 Các khoản giảm giá 399115 821297 75653 1 Doanh thu thuần 97236197 129612660 179508429 2 Giá vốn hàng bán 75133979 99661757 149065813 3 Lãi gộp 22102218 29950903 30442616 4 Chi phí bán hàng 6966358 8207472 12719160 5 Chi phí quản lí doanh nghiệp 9205319 8719073 7803857 6 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 5930541 13024358 9919599 7 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính - 1320263 - 5474027 - 2486728 8 Lợi nhuận bất thường 144819 - 20606 92424 9 Tổng lợi nhuận trước thuế 4755097 7529725 7525295 10 Thuế thu nhập doanh nghiệp 1521631 2409512 2408095 11 Lợi nhuận sau thuế 3233466 5120213 5117200 ( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 1999-2001) Bảng 2.2-2 Bảng cân đối kế toán đơn vị: 1.000 đồng A Tài sản 31/12/1999 31/12/2000 31/12/2001 I.TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 35323910 71912258 109659575 1 Vốn bằng tiền 1422302 5243965 13018422 -Tiền mặt tại quĩ 588.977 565.885 607.492 -Tiền gửi ngân hàng 848.136 4.548.481 12.410.930 -Tiền đang chuyển 15.189 129.600 2 Đầu tư tài chính ngắn hạn 3 Các khoản phải thu 30140774 62200030 87554776 -Phải thu khách hàng 29019455 60064643 86436549 -Trả trước người bán -Thuế VAT được khấu trừ 802.949 1.915.237 862.301 -Phải thu nội bộ 103.480 3.480 3.480 -Các khoản phải thu khác 214.890 261.670 252.446 4 Hàng tồn kho 3079188 3756435 8430119 -Nguyên vật liệu tồn kho 1.109.386 3.534.897 2.280.046 -Công cụ dụng cụ tồn kho 7.786 -Chi phí sản xuất dở dang 26.566 27.709 902.339 -Thành phẩm tồn kho 1.902.767 2.479.855 4.050.504 -Hàng hoá tồn kho 40.470 24.291 20.159 -Hàng gửi bán 689.683 1.169.285 5 TSLĐ khác 681646 711827 638789 - Tạm ứng 631.906 684.121 638.798 -Tài sản thiếu chờ xử lý 9.140 -Các khoản ký cược ký quĩ 40.600 27.706 6 Chi sự nghiệp 17460 II TSCĐ và đầu tư dài hạn 30620927 24757531 57424985 1 TSCĐ 27520328 21929019 54889155 TSCĐ hữu hình 27.520.328 58.929.019 54.889.155 -nguyên giá 53.335.680 58.259.859 97.689.764 - hao mòn luỹ kế 25.815.852 36.330.840 42.800.609 2 Đầu tư tài chính dài hạn 2079923 1862557 2545830 -góp vốn liên doanh 2.523.509 3 chi phí XDCBĐ 1020676 965955 Tổng cộng 65944837 96659789 167034560 B Nguồn vốn 31/12/1999 31/12/2000 31/12/2001 I Nợ phải trả 40609259 62249555 135611041 1. Nợ ngắn hạn 13799316 25175457 33987297 - Vay ngắn hạn 1.200.000 6773849 9197605 -Phải trả người bán 4.980.282 14636938 18599405 -Thuế và các khoản nộp nhà nước 156.003 287455 52691 -Phải trả công nhân viên 6.935.671 2963097 6365530 -Phải trả đơn vị nội bộ 181.926 881926 -64 -Các khoản phải trả ạ 345.434 432192 -227870 2 Nợ dài hạn 24824046 32160464 95989967 + nợ dài hạn 24824046 32160464 86787882 + nợ dài hạn khác 9202085 3 Nợ khác 1985897 4913634 5633777 - Chi phí phải trả 1985897 4913634 5560287 - Nhận ký quỹ, ký cược 73490 II. Vốn CSH 25335578 34410234 31483519 1.Nguồn vốn quỹ 25335578 34410234 31423519 - Nguồn vốn kinh doanh 16159341 9877695 19405962 - chênh lệch đánh giá lại TS 350600 - chênh lệch tỷ giá 16853 -82285 1182870 - quỹ đầu tư phát triển 53684 1597723 18118959 - quỹ dự phòng tài chính 544907 868542 1395348 - quỹ trợ cấp mất việc 272454 434271 697673 - Lợi nhuận chưa phân phối 1387004 1319660 - quỹ khen thưởng và phúc lợi 454123 285279 911836 - quỹ khen thưởng trong lương 3917108 8194485 1607111 - quỹ dự phòng tiền lương 3917108 8847520 2740600 2. Nguồn kinh phí sự nghiệp 60000 Tổng cộng 65944837 96659789 167034560 2.3. Phân tích khái quát hoạt động tài chính của công ty may Đức Giang 3.1 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn Để tiến hành phân tích nội dung này, ta tiến hành lập bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn theo bảng Bảng 2.3.1-1 Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn Stt Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Sử dụng vốn Nguồn vốn Sử dụng vốn Nguồn vốn Lượng % Lượng % Lượng % Lượng % 1 Vốn bằng tiền 3821664 10,4 7774456 10,5 2 Các khoản phải thu 32059256 87,7 25354746 34,1 3 Tiền kho 677247 1,8 4567684 6,3 4 TSLĐ khác 301181 0,01 73029 0,2 5 Chi sự nghiệp 17460 6 TSCĐ 5531309 15,1 32960136 44,3 7 Đầu tư TC dài hạn 217366 0,6 633273 0,9 8 Chi phí XDCB DD 54721 0,1 965955 1,3 9 Nợ ngắn hạn 11376141 31 8811840 11,8 10 Nợ dài hạn 10254155 28 64549646 86,7 11 Vốn CSH 9074656 25,3 2936815 3,9 Tổng 36538348 100 36538348 100 74430570 100 74430570 100 Từ bảng kê nguồn vốn và sử dụng trên ta thấy trong năm 2000 nguồn vốn và sử dụng vốn tăng 36.538.348 nghìn đồng tức là tăng 55% so với năm 1999. Như vậy tốc độ tăng trưởng và phát triển khá lớn. Công ty có bước phát triển nhảy vọt so với năm 1999. Trong tổng nguồn cung ứng, các nguồn cung ứng khá đồng đều nhau, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất: 31% nợ dài hạn 28%, vốn CSH: 25,3%. TSCĐ giảm, chưa đầu tư. Điều này cho thấy Công ty Đức Giang có nguồn vốn dài hạn lớn đảm bảo tài trợ cho TSCĐ, và có khá nhiều nguồn vốn để lựa chọn khi cần huy động. Với tổng nguồn vốn tăng 36.538.348 nghìn đồng được công ty chủ yếu sử dụng vào phải thu khách hàng chiếm tới 87,7% và bằng tiền tại quỹ. Mặc dù nguồn vốn tăng tài trợ cho dự trữ tồn kho hàng hoá là rất nhỏ chiếm 1,8% nhưng các khoản phải thu của khách hàng lại lớn. Điều này phù hợp với chính sách mở rộng thị trường và quan hệ với khách hàng của công ty trong năm 1999- 2000. Vì thế chính sách tín dụng khách hàng được chú trọng sử dụng. Nói chung tỷ lệ này chưa phải là quá cao để phải lo ngại vốn bị ứ đọng vì vốn bằng tiền 10,4% vẫn đảm bảo cho khả năng thanh toán. Sang năm 2001, nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty tăng đáng kể 74.430.470 nghìn đồng, tức là tăng 77% so với năm 2000. Chứng tỏ công ty vẫn tăng tưởng phát triển bình thường. Nguồn vốn được huy động chủ yếu từ nợ dài hạn chiếm 86,7% và một phần nợ ngắn hạn 11,8%. Và sử dụng vốn của công ty trong năm 2001 tập trung tài trợ cho TSCĐ chiếm 44,3% và các khoản phải thu 34,1%. Như vậy so với năm 2000, tỷ lệ các khoản phải thu đã giảm xuống đã chứng tỏ doanh nghiệp đã rút được vốn từ các khách hàng. Hơn thế nữa, tình hình tài chính rất lành mạnh vì thực hiện theo nguyên tắc lấy vốn vay dài hạn chiếm 86,7% tài trợ cho TSCĐ.Tháng 8/2001 nhà công nghệ cao của công ty bắt đầu hoạt động. Vốn chủ sở hữu cũng góp phần tài trợ đắc lực cho sử dụng vốn của công ty nó chiếm 3,9%. So với năm 2000 sử dụng vốn vào tồn kho của công ty tăng lên từ 1,8% tới 6,3% nhưng đã được đảm bảo bởi vốn vay ngắn hạn (11,8%) trong tổng nguồn tài trợ. Bên cạnh việc phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn bằng cách lập bảng kê trên, chúng ta có thể phân tích dựa trên sự thay đổi của dòng tiền mặt để xem xét nguyên nhân làm tăng, giảm tiền. Ta có thể thấy trong năm 2000 dòng tiền mặt thay đổi tăng 3821664 nghìn đồng do các nguyên nhân sau: Các khoản làm tăng tiền : + Tăng nợ ngắn hạn: + Tăng nợ dài hạn : + Giảm chi phí XDCBDD: + Giảm TSCĐ: + Giảm đầu tư tài chính dài hạn: + Tăng vốn chủ sở hữu: Tổng cộng : Các khoản làm giảm tiền: + Tăng khoản phải thu: + Tăng tồn kho: + Tăng TSLĐ khác: Tổng cộng : Nguyên nhân chủ yếu cho việc tăng tiền năm 2000 là do tăng các khoản nợ ngắn hạn mặc dù các khoản nợ dài hạn và nợ khác cũng tăng khá lớn. Còn nguyên nhân làm giảm tiền tập trung chủ yếu vào việc tăng các khoản phải thu của khách hàng do chính sách mở rộng tín dụng khách hàng. Và chênh lệch các khoản tăng và các khoản giảm tiền là dòng tiền của công ty năm 2000 là 3821646 nghìn đồng. 2.3.2 Phân tích nguồn tài trợ và tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty may Đức Giang. Nguồn vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của công ty may Đức Giang kha đa dạng phong phú nhưng hình thành từ hai nguồn chính là: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Trong đó tỷ lệ nợ ngắn hạn hay nợ dài hạn chiếm ưu thế phụ thuộc vào mục đích tài trợ vốn, phụ thuộc vào từng thời kỳ sử dụng nguồn. Nợ ngắn hạn của công ty chủ yếu là vay ngân hàng, một phần tài trợ từ công nhân viên,và nợ người bán. Nguồn tài trợ dài hạn chủ yếu là vay dài hạn, một phần từ vốn chủ sở hữu nhưng không đáng kể. Để phân tích nội dung này ta tiến hành lập các bảng sau: Bảng 2.3-1 Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1. Các khoản phải thu 30140774 62200030 87554776 2.Hàng tồn kho 3079188 3756435 8430119 3.TSLĐ khác 681646 711827 638798 4.Nợ ngắn hạn 13799316 25175457 33987297 Nhu cầu VLĐ thường xuyên (1+2+3-4) 20102292 41432835 62636396 Bảng 2.3-2 Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1.Tài sản cố định 27520328 21929019 54889155 2.Vốn chủ sở hữu 25335578 34410234 31483519 3.Nợ dài hạn và nợ khác VLĐ 26809943 37074098 101623744 VLĐ thường xuyên ( 2+3-1) 24625193 49555313 78218108 Bảng 2.3-3 Vốn bằng tiền Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1. VLĐ thường xuyên 24625193 49555313 78218108 2. Nhu cầu VLĐ thường xuyên. 20102292 41432835 62636396 3. Vốn bằng tiền (1-2) 4522901 8122478 15531712 Để đánh giá khái quát tài chính của công ty là lành mạnh thì VLĐ thường xuyên phải dương. Từ bảng tính VLĐ thường xuyên của công ty cho thấy VLĐ thường xuyên của công ty đều dương qua các năm điều này chứng tỏ nguồn vốn dài hạn của công ty đủ tài trợ cho TSCĐ, phần còn lại tài trợ cho TSLĐ khác. Hơn thế nữa TSLĐ > nợ ngắn hạn do đó khă năng thanh toán của công ty là tốt. Như vậy qua chỉ tiêu VLĐ thường xuyên qua các năm cho ta biết hai điều: + Khả năng thanh toán các khoản ngắn hạn tốt, + và tài sản cố định của doanh nghiệp được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn. Kết hợp với việc tính chỉ tiêu vốn lưu động thường xuyên ta tính cả chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là chênh lệch giữa tồn kho và các khoản phải thu với nợ ngắn hạn. Nhìn vào bảng tính nhu cầu vốn lưu động thường xuyên ta thấy chỉ tiêu này luôn dương qua các năm, điều này cho thấy tồn kho và các khoản phải thu lớn hơn các khoản nợ ngắn hạn. Nói chung công ty nên nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho và tăng thu từ khách hàng vì sẽ phải dùng vốn dài hạn để tài trợ cho phần chênh lệch. Tuy nhiên tính bảng chỉ tiêu Vốn bằng tiền cho thấy tuy nhu cầu vốn lưu động thường xuyên dương nhưng nhỏ hơn vốn lưu động thường xuyên nên vốn bằng tiền vẫn dương. 2.3.3 Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn. Phần tài sản của công ty được bố trí vào hai khoản mục là TSLĐ và đầu tư ngắn hạn – TSCĐ và đầu tư dài hạn. Ta đã tiến hành lập bảng phân tích kết cấu tài sản bằng cách tính tỷ trọng của từng loại tài sản so với tổng tài sản trong kỳ và so sánh trong các niên độ kế toán liên tiếp. Từ bảng phân tích kết cấu tài sản ta thấy TSLĐ chiếm tỷ lệ lớn hơn so với TSCĐ trong các năm, nhưng mức độ chênh lệch không đáng kể. Tuy nhiên năm 2000 tỷ lệ TSLĐ chiếm tỷ lệ lớn (74,39%) đồng thời tăng so với năm 1999 là 103,43%. Điều này là do năm 2000 công tư có chiến lược mở rộng thị trường, tăng sản lượng. Nhưng đến năm 2001 tỷ trọng của TSLĐ trong tổng tài sản lại giảm chỉ còn chiếm 65,65% và TSCĐ chiếm 34,35%. Điều này là do năm 2001 công ty có kế hoạch đầu tư vào TSCĐ đưa một nhà công nghệ cao vào sản xuất. Tỷ trọng khá đều giữa TSLĐ và TSCĐ của công ty qua các năm là hợp lý vì công ty may Đức Giang là công ty sản xuất hàng may mặc, sản phẩm chủ yếu là xuất khẩu do đó giá trị đầu tư cho máy móc thiết bị sản xuất là khá lớn và sản phẩm dùng để xuất khẩu nên đầu tư cho TSLĐ cũng không phải là nhỏ. Tuy nhiên chúng ta cần phân tích các khoản mục trong TSLĐ của công ty qua các năm. Cũng từ bảng phân tích ta thấy trong TSLĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất là các khoản phải thu, năm 1999 là 45,72%, năm 2000 là 64,34% và năm 2001 là 52,42%. Và đây cũng là một trong những loại tài sản có tốc độ tăng nhanh nhất, năm 2000 tăng 106,36% so với năm 1999 và năm 2001 tăng 40,76%. Điều này liên quan đến chính sách kinh doanh của công ty. Tỷ lệ tồn kho trong tổng tài sản nhỏ nhưng tỷ lệ khoản phải thu lớn. Điều này tạo thuận lợi cho công ty là mở rộng quan hệ bạn hàng, mở rộng thị trường. Chính sách tín dụng thương mại được áp dụng, nhưng điều này khá nguy hiểm vì thế rất có thể doanh nghiệp sẽ mất khả năng thanh toán nếu khách hàng không trả nợ. Trong TSLĐ, bộ phận hàng tồn kho và vốn bằng tiền có tỷ lệ ngang nhau, nhưng tốc độ tăng khác nhau. Năm 1999 tỷ lệ vốn bằng tiền rất nhỏ chỉ chiếm 2,16%, điều này có nguy cơ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán. ý thức được điều này công ty đã điều chỉnh cơ cấu tài sản tăng vốn bằng tiền để tăng khả năng chi trả, năm 2000 tăng số tuyệt đối so với năm 1999 là 3.821.664 nghìn đồng và tăng số tương đối là 268,69%, năm 2001 tăng so với năm 2000 là 7.774.456 nghìn đồng và với tỷ lệ 148,25%. Tỷ lệ hàng tồn kho nhỏ qua các năm là 4,66%, 3,88%, 5,04% và với tốc độ tăng cũng khá nhanh. Tuy nhiên tỷ lệ hàng tồn kho nhỏ chưa phải đã tốt, nó giúp cho các doanh nghiệp giảm sự ứ đọng vốn nhưng như vậy ít hàng dự phòng sẽ khó xuất bán cho những khách hàng có nhu cầu ngay. Trên đây là các khoản mục chủ yếu trong TSCĐ của doanh nghiệp, như trên đã đề cập chiếm tỷ lệ vừa phải trong tổng tài sản. Năm 1999 có tỷ lệ là 46,44% nhưng đến năm 2000 bị giảm chỉ còn 25,61%, như vậy năm 2000 TSCĐ giảm so với năm 1999 về số tương đối là 5.853.396 nghìn đồng và giảm 19,11%. Sang năm 2001, công ty có kế hoạch đầu tư cho máy móc trang thiết bị sản xuất do đó TSCĐ tăng chiếm 34,38% trong tổng tài sản. So với năm 2000 tăng 131,98% với số tuyệt đối là 32.677.454 nghìn đồng. Đây là một sự tăng tài sản rất lớn, chiếm phần lớn sử dụng vốn trong kỳ. Trong TSCĐ của công ty may Đức Giang hoàn toàn là TSCĐ HH, công ty chưa có thói quen sử dụng TSCĐ thuê tài chính. Thực tế đối với một số loại máy móc chuyên dụng, thuê tài chính sẽ giảm chi phí cho công ty, như vậy sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp. Qua bảng phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng trên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ta thấy tình hình doanh thu thuần của doanh nghiệp có xu hướng tăng theo các năm. Cụ thể là năm 2000 tăng so với năm 1999 về số tuyệt đối là 32.376.463 nghìn đồng và số tăng tương đối là 33,29%, năm 2001 tăng so với năm 2000 về số tuyệt đối là 49.895.769 nghìn đồng và số tương đối là 38,49%. Tuy nhiên doanh thu chưa phải là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ bảng phân tích ta thấy tỷ lệ của giá vốn hàng bán tương đối hợp lý, năm 1999 chiếm 77,27%, năm 2000 chiếm 76,89% và năm 2001 chiếm 83,04%doanh thu tương đối. Như vậy chỉ tiêu về giá vốn hàng bán năm 2000 đã giảm so với năm 1999 do đó tăng % của lãi gộp trong doanh thu, nhưng năm 2001 giá vốn hàng bán tăng chiếm 83,04% do đó dẫn tới tỷ lệ lãi gộp chỉ còn 16,96%, trong khi năm 2000 là 23,11%, năm 1999 là 22,73%. Trong năm 1999, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp quá lớn (7+ 9,46= 16,46%). Do đó chỉ tiêu lợi nhuận so với doanh thu thuần nhỏ. Tuy nhiên chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp có xu hướng giảm vì công ty đã chú ý hơn tới việc tiết kiệm chi phí, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp. Bởi tiết kiệm chi phí là trực tiếp tăng lợi nhuận. Mức độ giảm chi phí của các năm là năm 2000 so với năm 1999 là 5,28% và năm 2001 so với năm 2000 là 10,49%. Nhìn các chỉ tiêu từ bảng phân tích ta thấy công ty cần xem xét hoạt động tài chính bởi lợi nhuận âm của hoạt động tài chính đã làm giảm khá lớn lợi nhuận tổng. Chỉ tiêu cuối cùng lợi nhuận sau thuế của công ty qua các năm không biến động nhiều, năm 1999 là 33,3%, năm 2000 là 3,95%. Như vậy lợi nhuận sau thuế có xu hướng tăng năm 2000 so với năm 1999 về số tương đối là 58,35%, số tuyệt đối là 1.886.747 nghìn đồng. Đây là một kết quả nỗ lực của công ty đạt được trong năm 2000. Chỉ tiêu này cho biết cứ trong 1 đồng doanh thu thuần có 0,033 đồng lợi nhuận năm 1999 và 0,039 đồng lợi nhuận năm 2000. Tuy nhiên năm 2001 chỉ còn 2,85% giảm cả về số lượng tuyệt đối và tương đối. Sở dĩ như vậy vì công ty vừa đầu tư vào tài sản cố định lớn, chưa thực hiện kế hoạch mở rộng thị trường và mới thâm nhập vào một số thị thường mới như Mỹ sau khi hiệp định thương mại Việt- Mỹ có hiệu lực. Hy vọng trong những năm tiếp theo công ty may Đức Giang sẽ có được tỷ suất lợi nhuận lớn hơn nữa. 2.4. Phân tích các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu Như phần lý luận đã đề cập, các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính mang nét đặc trưng, đặc thù của doanh nghiệp, phản ánh chi tiết thêm tình hình tài chính của doanh nghiệp trong các ngành nghề kinh doanh khác và trong từng thời kỳ kế toán khác nhau. Và những nội dung phân tích ở trên mới là phân tích khái quát tình hình tài chính do đó chúng ta tính toán và phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng tại công ty may Đức Giang. 2.4.1 Phân tích các chỉ tiêu về tình hình và khả năng thanh toán Để đánh giá tình hình và khả năng thanh toán của công ty ta lập bảng so sánh giữa nhu cầu thanh toán và khả năng thanh toán của công ty như sau: Bảng 2.4.1-1 Nhu cầu và khả năng thanh toán Đơn vị: 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Khả năng thanh toán 1. Vốn bằng tiền 2. Các khoản phải thu 3. Hàng tồn kho 4. TSCĐ khác 35.323.910 1.422.302 30.140.774 3.079.188 681.646 71.912.258 5.243.966 62.200.030 3.756.435 711.827 109.642.115 13.018.422 87.554.776 8.430.119 638.898 Nhu cầu thanh toán 1. Vay ngắn hạn 2. Phải trả người bán 3. Thuế và các khoản nộp ngân sách 4. Phải trả CNV 5. Phải trả đơn vị nội bộ 6. Phải trả khác 13.799.316 1.200.000 4.980.282 156.003 6.935.671 181.926 345.434 25.175.457 6.773.849 14.636.938 287.455 2.963.097 881.926 432.192 33.987.297 9.197.605 18.599.405 52.691 6.365.530 -64 -227.870 (Nguồn: Trích Bảng CĐKT năm 1999- 2001) Từ Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán ta lập bảng tính các chỉ tiêu tài chính về khả năng thanh toán như sau: Bảng 2.4.1- 2 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1. Hệ số thanh toán ngắn hạn 2. Hệ số thanh toán nhanh 3. Hệ số thanh toán tức thời 2,6 2,3 0,1 2,8 2,6 0,21 3,2 2,9 0,38 *Hệ số thanh toán ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty tăng dần qua các năm và được đánh giá là khá cao. Điều này chứng tỏ tài sản cố định của doanh nghiệp có khả năng dư thừa trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán ngắn hạn tăng năm 1999 là 2,6, năm 2000 là 2,8 và năm 2001 là 3,2. Điều này là do tài sản cố định tăng nhanh năm 2000 so với năm 1999 là 103,43%, năm 2001 so với năm 2000 là 52,4%, hơn nữa nợ ngắn hạn tăng không nhiều mà doanh nghiệp tăng nhanh nợ dài để đầu tư vào tài sản cố định. Mặc dù trong tài sản cố định khoản phải thu của khách hàng là khá lớn song vốn bằng tiền tại quỹ đã được công ty chú ý điều chỉnh. Nói chung với độ lớn của hệ số thanh toán ngắn hạn tình hình thanh toán của công ty khá lớn. Khi cần trả nợ doanh nghiệp chỉ cần giải phóng một phần tài sản cố định là có khả năng đảm bảo vì hệ số này qua các năm đều lớn hơn 2. *Hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toán nhanh của công ty khá cao và cũng tăng đều qua các năm. Năm 1999 đạt 2,3, năm 2000 đạt 2,6 và năm 2001 là 2,9. So với hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh không nhỏ hơn là bao nhiêu vì trong tài sản cố định vốn bằng tiền và các khoản phải thu chiến 64,34% năm 2000 và 52,42% năm 2001. Trong khi đó nợ ngắn hạn chỉ chiếm năm 2000 và năm 2001. Hơn nữa, vốn bằng tiền và các khoản phải thu tăng nhanh qua các năm. Đối với vốn bằng tiền: năm 2000 tăng 268,69% so với năm 1999 và năm 2001 tăng 148,25% so với năm 2000. Đối với các khoản phải thu tăng tương ứng là 106,36% và 40,76%. Với hai lý do trên hệ số thanh toán nhanh của công ty rất ổn định, hoàn toàn có đủ khả năng để đảm vảo các khoản nợ ngắn hạn cho công ty. Có thể thấy hệ số thanh toán đảm bảo tuy nhiên tăng các khoản phải thu của khách hàng quá lớn như vậy sẽ làm cho tốc độ quay vòng vốn giảm *Hệ số thanh toán tức thời Các khoản nợ ngắn hạn của công ty không chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn nhưng vốn bằng tiền chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số tài sản nên hệ số thanh toán tức thời của công ty không cao. Năm 1999, hệ số thanh toán tức thời 10% khoản nợ đến hạn. Nhận thức được nguy cơ này công ty đã điều chỉnh lại cơ cấu tài sản, tăng vốn bằng tiền năm 2000 so với năm 1999 tới 268,69% và với số tuyệt đối là 3.821.664 nghìn đồng và năm 2001 tăng 148,25% so với năm 2000 do đó hệ số thanh toán tức thời năm 2000 đạt 0,21 và năm 2001 đạt 0,38. Tuy nhiên điều này cũng cho thấy công ty cũng hạn chế khả năng sinh lời của tiền trong quỹ khi giữ khoản này khá lớn, không giải ngân đầu tư vào các khoản mục khác. Hệ số thanh toán tức thời tăng đều qua các năm chứng tỏ công ty đảm bảo cao khả năng thanh toán của mình và chỉ cần giải phóng thêm một phần tài sản cố định khác để đáp ứng nhu cầu thanh toán. 2.4.2 Phân tích các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính Để phân tích các chỉ tiều về cơ cấu tài chính ta tiến hành tính toán và lập bảng các chỉ tiêu trong nhóm này căn cứ vào số liệu của bảng cân đối kế toán. Bảng 2.4.2-1 Các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1. Hệ số nợ tổng tài sản 0,62 0,65 0,81 2. Hệ số nợ vốn CSH 1,6 1,81 4,31 3. Hệ số cơ cấu TS

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100258.doc
Tài liệu liên quan