MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TổNG QUAN Về PHÂN TíCH TàI CHíNH NGÂN HàNG THƯƠNG MạI 3
1.1 Sự cần thiết phân tích tài chính ngân hàng thương mại 3
1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính 3
1.1.2 Sự cần thiết phân tích tài chính ngân hàng thương mại 4
1.2 Phương pháp phân tích tài chính ngân hàng thương mại 6
1.2.1 Phương pháp tỷ lệ 6
1.2.2 Phương pháp Dupont 7
1.2.3 Phương pháp so sánh 9
1.3 Nội dung phân tích tài chính ngân hàng thương mại 11
1.3.1 Các thông tin sử dụng 11
1.3.1.1 Bảng cân đối kế toán 11
1.3.1.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 13
1.3.1.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 14
1.3.1.4 Thuyết minh báo cáo tài chính 15
1.3.1.5 Các thông tin khác về ngành 15
1.3.2 Nội dung phân tích 16
1.3.2.1 Khả năng thanh toán 16
1.3.2.2 Nguồn vốn và sử dụng vốn 20
1.3.2.3 Cơ cấu tài sản 23
1.3.2.4 Khả năng sinh lời 24
1.3.2.5 Rủi ro 27
1.4 Quy trình phân tích tài chính 28
chương II: PHÂN TíCH TàI CHíNH NGÂN HàNG THƯƠNG MạI Cổ PHầN NGOạI THƯƠNG Việt Nam 31
2.1 Sơ lược về Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam 31
2.1.1 Giới thiệu chung 31
2.1.2 Tình hình hoạt động 34
2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn 36
2.1.2.2 Hoạt động tín dụng 37
2.1.2.3 Hoạt động kinh doanh ngoại hối 38
2.2 Phân tích tình hình tài chính ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam 39
2.2.1 Phân tích khả năng thanh toán 39
2.2.2 Phân tích nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn 40
2.2.3 Phân tích cơ cấu tài sản 44
2.2.4 Phân tích khả năng sinh lời 45
2.2.5 Phân tích rủi ro 50
2.2 Đánh giá chung về tình hình tài chính Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam 51
2.3.1 Thành công 52
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 54
2.3.2.1 Hạn chế 54
2.3.2.2 Nguyờn nhõn 55
chương III: giảI pháp nâng cao hoạt động TÀI chính của Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam 60
3.1 Định hướng của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 60
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 64
3.2.1 Nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng 64
3.2.2 Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng 65
3.2.3 Tiếp tục chuyển đổi mô hình hướng tới khách hàng 67
3.3 KIẾN NGHỊ 69
3.3.1 Với Chính phủ 69
3.3.2 Với Ngân hàng nhà nước 69
KẾT LUẬN 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
81 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5993 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tài chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được tỷ lệ này tức là nó đã tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ người gửi tìên.
Chính vì lý do trên, các nhà quản lý ngân hàng các nước luôn xác định rõ và giám sát các ngân hàng phải duy trì một tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, ở Việt Nam tỷ lệ này hiện nay đang là 8% (theo quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN), giống như chuẩn mực Basel mà các ngân hàng trên thế giới đang áp dụng phổ biến.
Tỷ lệ Vốn huy động so với vốn chủ sở hữu
Vốn huy động
Vốn chủ sở hữu
Tỷ lệ vốn huy động so với vốn chủ sở hữu =
Chỉ tiêu này dùng để đánh gía mức độ mở rộng nguồn vốn từ huy động trên cơ sở vốn tự có. Nói cách khác, nó phản ánh khả năng thu hút vốn của một đồng vốn tự có .
Hệ số nợ
Hệ số nợ hay tỷ lệ nợ trên tài sản cho biết phần trăm tổng tài sản được tài trợ bằng nợ. Hệ số nợ càng thấp thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng ít, hệ số nợ càng cao thì hiệu ứng đòn bẩy càng cao.
Tổng nợ
Tổng nguồn vốn
Hệ số nợ =
Tổng số nợ bao gồm toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn, dài hạn tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Các khoản nợ ngắn hạn bao gồm tất cả các khoản phải trả, các khoản nợ lương, nợ thuế và tiền gửi ngắn hạn của khách hàng...Các khoản nợ dài hạn là các khoản nợ có thời hạn dài hơn một năm như nợ vay dài hạn, tiền gửi dài hạn của khách hàng, trái phiếu, tài sản thuê mua...
Ví dụ: Một ngân hàng thương mại X có tổng nợ là 150,000 tỷ đồng và tổng tài sản là 160,000 tỷ đồng, thì
Hệ số nợ== 0.9375= 93.75%
Hệ số nợ cao có xu hướng phóng đại thu nhập của ngân hàng và hệ số nợ thấp có thể cho thấy việc sử dụng nợ không hiệu quả. Cụ thể:
ROE= (Lợi nhuận cận biên). ( Hiệu suất sử dụng tài sản)
Trong đó: Rd là hệ số nợ
Khi Rd càng cao thì (1- Rd) sẽ càng nhỏ, như vậy sẽ càng lớn, dẫn đến ROE cũng sẽ cao. Đây chính là khả năng phóng đại thu nhập của hệ số nợ.
Hiệu quả sử dụng vốn
Tổng dư nợ
Tổng nguồn vốn huy động
Hiệu quả sử dụng vốn=
Chỉ tiêu hiệu quả huy động vốn dùng để đánh giá khả năng cho vay của ngân hàng so với khả năng huy động. Cụ thể, chỉ tiêu này phản ánh Ngân hàng cho vay được bao nhiêu từ một đồng vốn huy động. Nói cách khác nó xác định hiệu quả của một đồng vốn huy động.
Cơ cấu tài sản
Việc phân tích cơ cấu tài sản liên quan chặt chẽ và mật thiết với nội dung phân tích nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn, do cơ cấu tài sản phản ánh trình độ sử dụng vốn của nhà quản lý. Phân bổ vốn vào tài sản hợp lý thì sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. Chính vì vậy, phân tích cơ cấu vốn giúp cho các nhà quản trị Ngân hàng có cơ sở để đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của ngân hàng mình, từ đó hoạch định chiến lược cho hiệu quả.
Các chỉ tiêu cơ bản khi phân tích cơ cấu tài sản bao gồm
Tỷ trọng tài sản cố định
Tài sản cố định
Tổng tài sản
Tỷ trọng tài sản cố định =
Chỉ tiêu tỷ trọng tài sản cố định thể hiện phần trăm vốn được sử dụng để tài trợ cho tài sản cố định, hay tài sản cố định chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản.
Tài sản lưu động
Tổng tài sản
Tỷ trọng tài sản lưu động
Tỷ trọng tài sản lưu động =
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh phần trăm vốn được sử dụng để tài trợ cho tài sản lưu động, hay tài sản lưu động chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản.
Tỷ trọng cho vay và đầu tư
Tổng tài sản
Tổng cho vay và đầu tư
Tỷ trọng cho vay và đầu tư=
Chỉ tiêu này dùng để phản phầm trăm của tài sản sinh lời cao trong tổng tài sản
Khả năng sinh lời
Phân tích khả năng sinh lời là một nội dung hết sức quan trọng trong phân tích tài chính vì các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời giúp cho các nhà phân tích đánh giá được hiệu quả của quá trình kinh doanh bằng cách so sánh kết quả kinh doanh đạt được với qui mô kinh doanh. Dựa vào đó, các nhà quản trị ngân hàng có thể tự xem xét được chiến lược kinh doanh đề ra đã hiệu quả hay chưa, cần phải điều chỉnh như thế nào để tăng lợi nhuận...
Các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại bao gồm
NIM
NIM (Net Interest Margin) là thu nhập ròng từ lãi cận biên
Thu nhập ròng từ lãi
Tổng tài sản
NIM=
NIM phản ánh hiệu quả quản lý tài sản sinh lời và khả năng quản lý chi phí từ lãi của ngân hàng
NNIM
NNIM (Net Non-interest Margin) là thu nhập ròng ngoài lãi cận biên
Tổng tài sản
Thu nhập ròng ngoài lãi
NNIM=
NNIM phản ánh hiệu quả các hoạt động khác ngoài cho vay ở ngân hàng. Tại Việt Nam hiện nay, tuy nguồn thu về từ các dịch vụ, lệ phí ngày càng tăng lên nhưng chỉ số NNIM của hầu hết các ngân hàng thương mại nước ta vẫn âm do thu nhập ròng ngoài lãi âm.
ROA
ROA ( Return on total assets) là tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (hay tỷ lệ sinh lời của tài sản) , nó đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của ngân hàng
Lợi nhụân sau thuế
Tổng tài sản
ROA=
ROA cung cấp cho nhà phân tích về các khoản lãi được tạo ra từ tổng tài sản của ngân hàng. Tài sản của ngân hàng thương mại được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của ngân hàng. Hiệu quả hoạt động của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA vì chỉ số này giúp nhà phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản. ROA càng cao thì ngân hàng đang kiềm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.
Ngoài công thức trên ROA còn có thể được tính bằng công thức
ROA= NIM+ NNIM
Việc phân tích ROA thành hai chỉ số NIM và NNIM sẽ giúp các nhà phân tích thấy rõ nguyên nhân dẫn đến kết quả thu được, từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp.
ROE
Vốn chủ sở hữu
Lợi nhụân sau thuế
ROE =
ROE (Return on equity) là chỉ tiêu quan trọng trong các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời vì nó xác định mức độ sinh lợi của đồng vốn các chủ sở hữu ngân hàng (hay hiệu quả sử dụng một đồng vốn chủ sở hữu).
Theo phương trình Dupont đã phân tích ở phần 1.2.2:
ROE=
= (Lợi nhuận cận biên). ( Hiệu suất sử dụng tài sản)
Như vậy, để phân tích ROE của một ngân hàng thương mại, nhà phân tích có thể tách ra làm 3 yếu tố để tập trung phân tích: Lợi nhuận cận biên , Hiệu suất sử dụng tài sản, Hệ số nợ, từ đó tìm ra nguyên nhân thay đổi ROE của ngân hàng qua các năm. Bằng cách phân tích này, nhà quản trị ngân hàng có thể dễ dàng nhận thấy trong 3 yếu tố trên yếu tố nào đã tốt cần được phát huy yếu tố, yếu tố nào ngân hàng mình còn yếu kém cần phải khắc phục.
Tỷ lệ nợ trên tổng tiền gửi
Tổng tiền gửi
Tổng cho vay và đầu tư
Tỷ lệ nợ trên tổng tiền gửi =
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng tiền gửi khách hàng của ngân hàng. Nó phản ánh một đồng tiền gửi vào ngân hàng thì cho vay và đầu tư bao nhiêu.
EPS
Lợi nhuận sau thuế
Tổng số cổ phiếu
EPS=
EPS ( Earning per share) là lợi nhuận trên một cổ phần. Chỉ tiêu này phản ánh lợi nhuận mà nhà cổ đông đạt được từ một cổ phần.
Rủi ro
Hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thương mại luôn phải đối đầu với rất nhiều rủi ro. Do vậy, để quản trị tốt ngân hàng nhà quản lý luôn cần phải quan tâm đến các rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải. Nội dung phân tích tài chính có bao hàm một số các chỉ tiêu phản ánh rủi ro của ngân hàng như sau:
Tỷ lệ Nợ quá hạn so với tổng cho vay và đầu tư
Tổng nợ quá hạn
Tổng cho vay và đầu tư
Tỷ lệ Nợ quá hạn so với tổng cho vay và đầu tư=
Tỷ lệ này phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng, đồng thời cũng dự báo rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể gặp phải vì nó cho biết tỷ trọng của nợ quá hạn trong tổng nguồn vốn tài trợ cho vay và đầu tư của ngân hàng.
Tỷ lệ dự phòng nợ khó đòi và nợ có vấn đề so với tổng cho vay và đầu tư
Tỷ lệ dự phòng nợ khó đòi và nợ có vấn đề so với tổng cho vay và đầu tư
Dự phòng nợ khó đòi và nợ có vấn đề
Tổng cho vay và đầu tư
=
Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng cho vay và đầu tư, ngân hàng cần trích ra bao nhiêu cho dự phòng nợ khó đòi và nợ có vấn đề.
Theo quyết định 493/2005-NHNN ban hành ngày 22 tháng 4 năm 2005 đã quy định” tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể theo quy định “. Trong đó, NHNN phân loại nợ ra làm 5 nhóm:
- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
- Nhóm 3 ( Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi đến khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh gía là khả năng tổn thất cao.
- Nhóm 5 ( Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.
Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau:
- Nhóm 1: 0%
- Nhóm 2: 5%
- Nhóm 3: 20%
- Nhóm 4: 50%
- Nhóm 5: 100%
Ngoài ra tổ chức tín dụng còn phải trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0.75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
Trong công thức trên:
Dự phòng nợ khó đòi và nợ có vấn đề= Dự phòng cụ thể + Dự phòng chung
1.4 Quy trình phân tích tài chính
Bước 1: Công tác chuẩn bị
Trong bước này cần tiến hành xây dựng chương trình (kế hoạch) phân tích và thu thập xử lý tài liệu.
Kế hoạch phân tích cần phải xác định rõ nội dung phân tích, phạm vi phân tích, thời gian phân tích và phân công trách nhiệm cụ thể cho các cá nhân bộ phận. Bên cạnh đó, cần phải tiến hành sưu tầm và kiểm tra tài liệu sao cho đảm bảo yêu cầu đủ, không thiếu không thừa. Ngoài ra trong bước này cũng cần phải đặc biệt chú ý đến đến việc kiểm tra tính chính xác, tính hợp pháp của tài liệu sử dụng để phân tích.
Bước 2 : Tiến hành công tác phân tích
Công tác phân tích được tiến hành cụ thể theo trình tự sau
Thứ nhất, đánh giá chung tình hình. Trong bước này, dựa theo chỉ tiêu phân tích đã xác định theo từng nội dung ở trên, sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá chung tình hình. Có thể so sánh trên tổng thể kết hợp với việc so sánh trên từng bộ phận cấu thành của chỉ tiêu ở kỳ phân tích với kỳ gốc. Từ đó, phân tích sự thay đổi trong các chỉ số tài chính.
Thứ hai, xác định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích. Trong thực tế, có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến các chỉ tiêu của một ngân hàng thương mại. Trong đó có thể có những nguyên nhân xác định được mức độ ảnh hưởng của chúng. Những nguyên nhân đó trong phân tích kinh doanh gọi là nhân tố. Từ các nhân tố này, nhà phân tích có thể xác định được nguyên nhân sự thay đổi của các chỉ số tài chính đã nhận xét ở trên.
Ví dụ:
Thu nhập ròng sau thuế= Thu lãi- Chi trả lãi+ Thu khác- Chi khác- Thuế thu nhập
Như vậy các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu “ Thu nhập ròng sau thuế“ là: Thu lãi, Chi lãi, Thu khác, Chi khác và Thuế thu nhập. Năm nhân tố này chính là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của chỉ tiêu ” Thu nhập ròng sau thuế“, trong đó các nhân tố Thu lãi, Thu khác là các nhân tố tỷ lệ thuận với chỉ tiêu còn các nhân tố còn lại là các nhân tố tỷ lệ nghịch.
Thứ ba, tổng hợp kết quả phân tích, rút ra nhận xét, kết luận về hoạt động tài chính của ngân hàng. Trên cơ sở kết quả tính toán ở trên, cần liên hệ tổng hợp lại để khắc phục tình trạng rời rạc, tạn mạn đồng thời rút ra những nhận xét chỉ rõ những nguyên nhân của những chỉ tiêu vượt kế hoạch cũng như những chỉ tiêu chưa đạt kết hoạch đặt ra.
Bước 3: Viết báo cáo phân tích
Báo cáo phân tích là văn bản thể hiện nội dung và kết quả phân tích bằng lời văn. Báo cáo phân tích thường được chia làm 3 phần:
Phần đặt vấn đề: Phần này cần nêu ra tình hình chung của ngân hàng thương mại và sự cần thiết phải phân tích tài chính ngân hàng
Phần giải quyết vấn đề: Phần này bao gồm việc đánh giá chung tình hình, xác định nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính cũng như chỉ ra những tồn tại, những khuyết điểm.
Phần kết luận: Trong phần này cần phải nêu được biện pháp và kiến nghị ( nếu có) để phát huy những thành quả đã đạt được và cải thiện các chỉ tiêu tài chính còn yếu kém.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Sơ lược về ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
2.1.1 Giới thiệu chung
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, ngân hàng ngoại thương chính thức được thành lập theo quyết định số 115/cp do hội đồng chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ cục quản lý ngoại hối trực thuộc ngân hàng trung ương (nay là nhnn). theo quyết định nói trên, ngân hàng ngoại thương việt nam đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của việt nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)... ngoài ra, ngân hàng ngoại thương còn tham mưu cho ban lãnh đạo nhnn về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của nhà nước và về quan hệ với ngân hàng trung ương các nước, các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của thủ tướng chính phủ, thống đốc nhnn đã ký quyết định số 286/qđ-nh5 về việc thành lập lại ngân hàng ngoại thương theo mô hình tổng công ty 90, 91 được quy định tại quyết định số 90/qđ-ttg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của thủ tướng chính phủ với tên giao dịch quốc tế: bank of foreign trade of viet nam, tên viết tắt là vietcombank.
Theo quyết định số 138/gp-nhnn ngày 23 tháng 5 năm 2008 của thống đốc ngân hàng nhà nước và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0103024468 ngày 2 tháng 6 năm 2008, ngân hàng ngoại thương việt nam tiến hành cổ phần hoá, chuyển đổi từ ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước sang ngân hàng thương mại cổ phần. tháng 4 năm 2008, vietcombank đã tiến hành đại hội hội đồng cổ đông lần thứ nhất. trải qua hơn 45 năm xây dựng và trưởng thành, nh tmcp nt đã đạt được những thành tựu nhất định.
Ngày 11 tháng 2 năm 2007, standard & poor’s rating services đã công bố xếp hạng vietcombank ở mức bb/b, triển vọng ổn định và năng lực nội tại ở mức d. xếp hạng tín nhiệm của vietcombank tương đương với mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia. đây cũng là mức xếp hạng cao nhất của s&p đối với một định chế tài chính việt nam. mức xếp hạng của s&p phản ánh vai trò quan trọng của vietcombank trên thị trường ngân hàng việt nam và hỗ trợ của chính phủ trong trường hợp cần thiết. trong báo cáo xếp hạng, s&p cũng nhấn mạnh vai trò đầu tầu và tầm ảnh hưởng quan trọng của ngân hàng trong hệ thống ngân hàng việt nam với lợi thế cạnh tranh, thị phần huy động vốn, các dịch vụ thanh toán , dịch vụ thẻ.
Năm 2008 vừa qua, vietcombank đã được trao tặng huân chương hồ chí minh, giải thưởng cúp vàng công ty cổ phần hàng đầu việt nam cùng với kỷ niệm chương tâm thế thăng long. ngoài ra, nh tmcp nt còn được tạp chí asia money bình chọn là ngân hàng tốt nhất tại việt nam 2008 và ngân hàng quản lý tiền mặt tốt nhất 2008 tại việt nam.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam hiện nay (tính đến thời điểm 31/12/2008) có 8.944 người. về mạng lưới hoạt động, vietcombank có một trụ sở chính đặt tại 198 trần quang khải, quận hoàn kiếm, thành phố hà nội. vào thời điểm 31/12/2008, ngân hàng có một hội sở chính, một sở giao dịch, sáu mươi chi nhánh cùng hai trăm linh chín phòng giao dịch các tỉnh và thành phố trên cả nước, một trung tâm đào tạo, hai công ty con trong nước, một công ty ở nước ngoài, bốn công ty liên doanh, ba công ty liên kết và một văn phòng đại diện. với mạng lưới rộng khắp của mình, vietcombank đang ngày càng khẳng định vị thế và thị phần trên thị trường tài chính việt nam.
Sơ đồ 2-1: Cơ cấu tổ chức Vietcombank
( NGUỒN: BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM)
2.1.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
Để có một nhận xét khái quát về tình hình hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong thời gian qua, có thể dựa vào Bảng cân đối kế toán (Bảng 2-1) và Báo cáo kết quả kinh doanh (Bảng 2-2)
Bảng 2-1: Bảng cân đối kế toán từ năm 2006-2008
Đơn vị: triệu đồng
STT
CHỈ TIÊU
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
A
Tài sản
1
Tiền mặt, vàng bạc, đá quý
2,418,207
3,202,799
3,481,385
2
Tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước
11,848,460
11,662,669
30,561,417
3
Tiền vàng gửi tại các TCTD khác hoặc cho vay các TCTD khác
52,234,769
39,562,126
29,319,320
4
Chứng khoán kinh doanh
568,599
1,364,624
-
5
Cho vay khách hàng
66,250,888
94,497,555
107,436,481
6
Chứng khoán đầu tư
30,394,468
40,133,065
40,868,741
7
Góp vốn đầu tư dài hạn
964,687
1,934,162
3,670,109
8
Tài sản cố định
1,109,918
778,378
1,086,658
9
Tài sản có khác
1,337,836
2,160,692
3,486,098
TỔNG TÀI SẢN
167,127,832
195,296,070
219,910,209
B
Nguồn vốn
1
Các khoản nợ Chính phủ và NHNN
16,791,428
12,685,256
9,515,633
2
Tiền gửi và vay các TCTD khác
12,170,573
17,170,868
26,230,517
3
Tiền gửi của khách hàng
111,916,337
142,620,077
157,493,696
4
Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro
2,467,637
2,471,164
18
5
Phát hành giấy tờ có giá
8,778,783
3,221,058
2,922,015
6
Các khoản nợ khác
3,699,874
4,191,738
10,431,850
7
Vốn và các quỹ
11,303,200
12,935,909
13,316,480
TỒNG NGUỒN VỐN
167,127,832
195,296,070
219,910,209
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006-2007, Báo cáo tài chính năm 2008 của Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam)
Bảng 2-2 : Báo cáo kết quả kinh doanh từ 2006-2008
Đơn vị : Triệu đồng
STT
CHI TIÊU
NĂM 2006
NĂM 2007
NĂM 2008
1
THU NHẬP LÃI THUẦN
3,816,785
3,919,935
3,591,623
THU NHẬP LÃI
9,089,610
11,170,730
10,834,587
CHI PHÍ LÃI
5,272,825
7,250,797
7,242,964
2
LÃI/ LỖ THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ
548,252
600,302
434,423
THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ
723,498
851,412
621,503,539
CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ
175,246
251,110
621,069,116
3
LÃI/ LỖ THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI
273,481
354,350
590,979
4
LÃI/ LỖ THUẦN TỪ MUA BÁN CHỨNG KHOÁN
100,776
20,335
29,176
5
LÃI/ LỖ THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG KHÁC
192,164
568,565
192,144
THU KHÁC
568,565
211,762
CHI KHÁC
19,618
6
THU NHẬP TỪ GÓP VỐN MUA CỔ PHẦN
108,099
242,500
279,798
7
CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG
1,291,160
1,574,630
1,500,490
8
LỢI NHUẬN THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG KINHDOANH TRỚC CHI PHÍ DPRRTD
3,748,397
4,131,357
3,617,653
9
CHI PHÍ DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG
-128,859 (*)
1,288,610
1,998,965
10
TỔNG LỢI NHUẬN TRỚC THUẾ
3,877,256
2,842,747
1,618,688
11
CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1,016,217
697,581
403,770
12
LỢI NHUẬN SAU THUẾ
2,861,039
2,145,166
1,214,919
Ghi chú: (*) Năm 2006, thu từ các khoản nợ đã xử lý bằng nguồn dự phòng lớn hơn (>) tổng chi phí dự phòng phải trích trong năm nên phần chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của năm 2006 ghi âm
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006-2007, Báo cáo tài chính năm 2008 của Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam)
2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
Tiền gửi là một loại nguồn vốn rất quan trọng đối với ngân hàng thương mại, nhận thức được vai trò đó, Vietcombank trong những năm qua đã triển khai nhiều biện pháp huy động để không ngừng ra tăng tổng nguồn huy động tiền gửi từ khách hàng.
Bảng 2- 3: Cơ cấu huy động vốn từ khách hàng theo loại tiền gửi
Đơn vị: triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2006
NĂM 2007
NĂM 2008
SỐ DƯ
SỐ DƯ
% SO VỚI NĂM 2006
SỐ DƯ
% SO VỚI NĂM 2007
TIỀN GỬI KHÔNG KỲ HẠN
47,980,536
44,260,479
92.25
52,762,464
119.21
TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠN
61,349,203
80,450,831
131.14
101,284,141
125.90
TIỀN GỬI VỐN CHUYÊN DÙNG
2,586,598
2,847,010
110.07
2,464,577
86.57
TIỀN GỬI KÝ QUỸ
-
-
-
982,514
-
TỔNG
111,916,337
127,558,320
113.98
157,493,696
123.47
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006-2007, Báo cáo tài chính năm 2008 của Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam)
Nhìn vào cơ cấu tiền gửi của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam những năm qua có thể thấy tổng vốn huy động liên tục tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng càng ngày càng tăng. Năm 2007, tổng vốn huy động của Ngân hàng tăng 13.98% so với 2006, trong khi năm 2008 con số này tăng 23.47% so với năm trước (tốc độ tăng trưởng gần gấp đôi). Tốc độ huy động vốn từ nền kinh tế trong năm qua cũng vượt xa so với chỉ tiêu để ra(>9%) cho năm 2008 của ngân hàng.
Ngoài ra, cơ cấu tiền gửi qua 3 năm cũng có thay đổi. Năm 2006 và 2007, chỉ có 3 loại tiền gửi chính là: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi vốn chuyên dụng. Nhưng năm 2008, trong cơ cấu huy động của Ngân hàng đã xuất hiện thêm 1 loại mới là tiền gửi ký quỹ, tuy nhiên tỷ lệ của loại tiền này trong tổng số không cao (0.62%).
2.1.2.2 Hoạt động tín dụng
Từ năm 2006 đến năm 2007, hoạt động tín dụng của NH TMCP NTVN đã phát triển mạnh về cả qui mô lẫn chất lượng. Về qui mô, năm 2007, tổng dư nợ của Ngân hàng đã tăng thêm 27,507,262 triệu đồng. Về chất lượng, năm 2006, nợ đủ tiêu chuẩn của Vietcombank chỉ chiếm 89.52% thì đến năm 2007, tỷ lệ này đã được nâng lên thành 94.65%. Ngược lại, Chất lượng tín dụng của Ngân hàng trong năm 2008 có phần giảm sút so với năm 2007, cụ thể : nợ đủ tiêu chuẩn giảm từ 94.65% (năm 2007) xuống còn 94.4% (năm 2008), trong khi nợ có khả năng mất vốn lại tăng so với năm 2007 ( 2.33% so với 1.68%). Tuy nhiên, cơ cấu nợ theo thời gian của Ngân hàng trong hai năm 2007-2008 khá ổn định
Bảng 2-4 : Bảng phân loại chất lượng nợ năm 2006-2008
Đơn vị : triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2006(*)
NĂM 2007
NĂM 2008
SỐ LƯỢNG
TỶ TRỌNG
(%)
SỐ LƯỢNG
TỶ TRỌNG
(%)
SỐ LƯỢNG
TỶ TRỌNG
(%)
NỢ ĐỦ TIÊU CHUẨN
62,688,007
89.52
92,309,211
94.65
141,339,468
94.40
NỢ CẦN CHÚ Ý
5,475,925
7.82
1,991,561
2.04
3,182,308
2.13
NỢ DƯỚI TIÊU CHUẨN
546,512
0.78
901,417
0.92
1,045,805
0.70
NỢ NGHI NGỜ
437,093
0.62
669,911
0.69
669,954
0.45
NỢ CÓ KHẢ NĂNG MẤT VỐN
877,095
1.25
1,640,301
1.68
3,491,285
2.33
TỔNG
70,024,632
97,531,894
149,728,820
(*): Dư nợ tính tại thời điểm 30 tháng 11 năm 2006
Biểu đồ 2-1 : Cơ cấu nợ theo thời gian 2007-2008
Đơn vị; Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006-2007, Báo cáo tài chính năm 2008 của Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam)
2.1.2.3 Hoạt động kinh doanh ngoại hối
Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ. Với kinh nghiệm lâu năm cùng tên tuổi đã được khẳng định, hoạt động kinh doanh ngoại hối của Vietcombank trong những năm qua liên tục đạt được kết quả cao
Biểu đồ 2-2: Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 2007-2008
Đơn vị; triệu đồng
2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.2.1 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN
KHẢ NĂNG THANH TOÁN HIỆN HÀNH
Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
KHẢ NĂNG THANH TOÁN HIỆN HÀNH=
Dựa trên số liệu trên “Bảng phân tích tài sản và nguồn vốn theo kỳ đáo hạn thực tế” của Vietcombank năm 2008, tổng nợ ngắn hạn của Ngân hàng là 199,205,008 triệu. Như vậy
Khả năng thanh toán hiện hành 2008= = 1.098
Hệ số đảm bảo thanh toán
Phương tiện thanh toán
Tiền gửi khách hàng
HỆ SỐ ĐẢM BẢO THANH TOÁN=
VỚI PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN HIỆN CÓ CỦA NGÂN HÀNG, NGÂN HÀNG CÓ THỂ THANH TOÁN 53.6% (NĂM 2006); 34.1% (NĂM 2007); 34.5% (NĂM 2008) TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HÀNG
NHƯ VẬY CÓ THỂ THẤY HỆ SỐ ĐẢM BẢO KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG TRONG 2 NĂM GẦN ĐÂY GIẢM SÚT KHÁ NHIỀU SO VỚI NĂM 2006.
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
=0.536
=0.341
=0.345
2.2.2 PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN
Tại Vietcombank, mở rộng qui mô vốn và sử dụng nguồn sao cho hiệu quả luôn là mục tiêu quản trị của Ngân hàng.
Tổng nguồn vốn qua các năm
Trong những năm gần đây, tốc tăng trưởng tồng nguồn vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam có phần giảm sút. Năm 2005, tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng 22.5% trong khi đó, tốc độ này chỉ đạt 11.6% vào năm 2007 và 11.6% vào năm 2008. Tuy vậy, qui mô vốn trong những năm qua đều vượt mục tiêu năm trước đã đề ra.
BẢNG 2-5: TỔNG NGUỒN VỐN CỦA VIETCOMBANK QUA CÁC NĂM
ĐƠN VỊ: TỶ ĐỒNG
NĂM 2006
NĂM 2007
NĂM 2008
QUI MÔ
% SO VỚI NĂM 2005
MỤC TIÊU ĐỀ RA
QUI MÔ
% SO VỚI NĂM 2007
MỤC TIÊU ĐỀ RA
QUI MÔ
% SO VỚI NĂM 2008
MỤC TIÊU ĐỀ RA
167,128
122.5
156,896
195,296
116.8
192,197
219,910
112.6
211,000
( Nguồn: Báo cáo tài chính 2006-2008 Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Các chỉ tiêu hoạt động năm2007- 2008, Phương hướng 2006)
Biểu đồ 2-3: Tổng nguồn vốn của Viet
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26492.doc