MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐÒ BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ 3
1.1 . Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ 3
1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động Công ty 6
1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh 9
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh 9
1.3.2. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính 10
1.3.3. Định hướng phát triển từ 2005 đến 2010 11
1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty một số năm gần đây 13
1.3.4.1. Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động kinh doanh 13
1.3.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây 15
1.4. Tổ chức công tác kế toán của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ 17
1.4.1. Phân công lao động kế toán tại Công ty 17
1.4.2. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty 19
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY 24
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ 24
2.1. Đặc điểm và hệ thống tài liệu phân tích phục vụ cho phân tích tài chính của Công ty 24
2.1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ảnh hưởng đến phân tích tài chính 24
2.1.2. Cơ sở dữ liệu cho phân tích tài chính 26
2.2. Phương pháp phân tích tài chính 28
2.3. Nội dung phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ 30
2.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty 30
2.3.2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 39
2.3.2.1. Phân tích tình hình công nợ 39
2.3.2.2. Phân tích khả năng thanh toán 42
2.3.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh 44
2.3.3.1. Đánh giá khái quát về hiệu quả kinh doanh của Công ty 44
2.3.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản 48
2.3.3.3. Phân tích khả năng sinh lời của Vốn chủ sở hữu 51
CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ 54
3.1. Đánh giá thực trạng về tình hình tài chính tại Công ty Artexport 54
3.2. Đánh giá thực trạng về phân tích tình hình tài chính tại Công ty Artexport 56
3.2.1. Đánh giá về công tác lập Báo cáo tài chính tại Công ty 56
3.2.2. Đánh giá thực trạng phân tích tài chính tại Công ty 58
3.3. Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình tài chính tại Công ty Artexport 60
3.3.1. Hoàn thiện về tài liệu phân tích 60
3.3.2. Hoàn thiện phương pháp phân tích 60
3.3.3. Hoàn thiện về nội dung phân tích tình hình tài chính 61
3.3.4. Hoàn thiện về quy trình phân tích 63
KẾT LUẬN 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
PHỤ LỤC 68
Phụ lục 1: Bảng cân đối kế toán Công ty tại ngày 31 tháng 12 năm 2008 68
Phụ lục 2: Báo cáo kết quả họat động kinh doanh năm 2008 70
Phụ lục 3: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2008 . .71
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
eo 2 cách:
Phương pháp Thay thế liên hoàn: áp dụng đối với các chỉ tiêu kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt toán học. Các nhân tố được sắp xếp theo trình tự nhất định từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng. Xuất phát từ kỳ gốc, lần lượt tiến hành thay thế trị số thực tế của từng nhân tố. Mỗi lần thay thế 1 nhân tố ta phải xác định trị số mới của chỉ tiêu và tiến hành so sánh trị số này với trị số của chỉ tiêu trước khi thay thế nhân tố mới để xác định ảnh hưởng của nhân tố này. Nhân tố nào đã được thay thế bằng trị số thực tế thì cần giữ nguyên trị số thực tế này cho đến bước cuối cùng. Quá trình xác định ảnh hưởng của từng nhân tố được tiến hành tuần tự, liên tục cho đến nhân tố cuối cùng. Căn cứ vào kết quả tính toán cụ thể ta sẽ nhận xét thực chất của chênh lệch giữa chỉ tiêu phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc là do nhân tố nào gây nên và đó là nhân tố chủ quan hay khách quan để từ đó đưa ra một số biện pháp để cải thiện tình hình kinh doanh kỳ tới tốt hơn.
Phương pháp Số chênh lệch: là sự rút gọn của phương pháp thay thế liên hoàn. Theo phương pháp này, ảnh hưởng của từng nhân tố sẽ được xác định trực tiếp thông qua chính mức chênh lệch của từng nhân tố.
Phương pháp khác
Ngoài 2 phương pháp trên, Doanh nghiệp còn có thể áp dụng một số phương pháp khác để phân tích tình hình tài chính như:
Phương pháp Dupont
Phương pháp đồ thị
Mô hình kinh tế lượng
Công tác phân tích tài chính tại Công ty Artexport chưa được chú trọng, sơ sài và được thực hiện bởi kế toán tổng hợp. Cuối năm tài chính, sau khi lập báo cáo tài chính, kế toán tổng hợp tiến hành tính toán các chỉ tiêu tài chính đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty trên Thuyết minh báo cáo tài chính. Phương pháp phân tích sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh.
2.3. Nội dung phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ
2.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty
Việc đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty có vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho người đọc bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của Công ty như về khả năng thanh toán, khả năng tự chủ về tài chính, khả năng sinh lời của tài sản và vốn chủ sở hữu…
Bảng 2: Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty
Chỉ tiêu
Cách tính
Năm 2008
Năm 2007
Chênh lệch%
Tổng tài sản
272,138,904,006
357,803,513,581
-24
Vốn chủ sở hữu
112,735,888,681
104,127,237,860
8
Hệ số tài trợ VCSH
VCSH
0.414
0.291
12.3
Tổng nguồn vốn
Hệ số tài trợ TSDH
TSDH
1.126
0.892
23.4
từ VCSH
VCSH
Hệ số thanh toán
Tiền+ Các khoản TĐT
0.065
0.178
-11.4
nhanh
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán
Tổng tài sản
1.707
1.410
29.7
tổng quát
Nợ phải trả
Hệ số lợi nhuận trên
Lợi nhuận sau thuế
0.030
0.0003
3.0
tài sản (ROA)
Tài sản bình quân
Hệ số lợi nhuận trên
Lợi nhuận sau thuế
0.086
0.001
8.5
VCSH (ROE)
VCSH bình quân
Thông qua các chỉ tiêu trên bảng 3 ta thấy, Tổng tài sản trong năm 2008 giảm mạnh với số tuyệt đối 85,664,609,575 đ với tốc độ giảm 24%, chứng tỏ quy mô tài sản giảm, trong năm qua Công ty thu hẹp hoạt động . Tuy nhiên, Vốn chủ sở hữu tăng 8,608,650,821 đ với tốc độ 8% điều đó chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của Công ty tăng lên so với năm 2007.
Vốn chủ sở hữu tăng lên làm cho các Hệ số tài trợ cũng tăng lên. Hệ số tài trợ của VCSH tăng 12.3% so với năm 2007. Hệ số tài trợ TSDH từ VCSH tăng nhanh 23.4%, chứng tỏ TSDH tăng trong năm chủ yếu được đầu tư từ Vốn chủ sở hữu. Mặc dù tính tự chủ về tài chính đã tăng lên so với năm trước, tuy nhiên, các hệ số này đang ở mức thấp, chứng tỏ Công ty vẫn đang phụ thuộc nhiều trong hoạt động tài chính.
Hệ số thanh toán nhanh ở mức rất thấp, cuối năm 2008 là 0.065, giảm 11.4% so với đầu năm. Công ty không có khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn. Là một Công ty thương mại dịch vụ phải có hệ số thanh toán tức thời ở mức cao mới có khả năng tránh được những rủi ro tài chính có thể xảy ra. Nếu tình trạng này kéo dài Công ty sẽ dễ bị phá sản. Tuy nhiên, hệ số thanh toán tổng quát của Công ty ở mức 1.707 tăng 29.7% so với đầu năm. Chứng tỏ Công ty vẫn hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ.
Khả năng sinh lời của tài sản và vốn chủ sở hữu cuối năm đã tăng hơn so với đầu năm, ROA tăng 3%, ROE tăng 8.5%. Tuy nhiên, cả đầu năm và cuối năm đều ở mức rất thấp. Chứng tỏ Công ty đang có vấn đề trong vấn đề hiệu quả sử dụng tài sản và hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh.
Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, ta tiếp tục phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản và nguồn vốn hiện tại của Công ty.
Phân tích cơ cấu tài sản
Phân tích biến động các mục tài sản nhằm giúp người phân tích tìm hiểu được sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của tài sản qua các thời kỳ như thế nào. Sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh có thích hợp với việc nâng cao năng lực kinh tế để phục vụ cho chiến lược, kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp hay không?
Bảng 3: Bảng phân tích cơ cấu và biến động tài sản
TÀI SẢN
Cuối năm
Đầu năm
Chênh lệch giá trị
Giá trị
Tỷ trọng %
Giá trị
Tỷ trọng %
Mức tăng
Tỷ lệ %
A. Tài sản ngắn hạn
145,186,887,627
53.35
264,881,800,193
74.03
-119,694,912,566
-45.19
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
8,077,377,095
2.97
39,226,592,583
10.96
-31,149,215,488
-79.41
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
8,481,890,000
3.12
1,120,160,000
0.31
7,361,730,000
657.20
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
112,092,626,284
41.19
177,329,015,115
49.56
-65,236,388,831
-36.79
IV. Hàng tồn kho
7,392,894,287
2.72
37,590,982,845
10.51
-30,198,088,558
-80.33
V. Tài sản ngắn hạn khác
9,142,099,961
3.36
9,615,049,650
2.69
-472,949,689
-4.92
B. Tài sản dài hạn
126,952,016,379
46.65
92,921,713,388
25.97
34,030,302,991
36.62
I. Các khoản phải thu dài hạn
0
0
0
0
0
II. Tài sản cố định
97,521,553,063
35.84
67,642,333,000
18.90
29,879,220,063
44.17
1. TSCĐ hữu hình
86,182,563,398
31.67
39,927,889,043
11.16
46,254,674,355
115.85
2. TSCĐ vô hình
1,329,283,342
0.49
296,700,000
0.08
1,032,583,342
348.02
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
10,009,706,323
3.68
27,417,743,957
7.66
-17,408,037,634
-63.49
III. Bất động sản đầu tư
0
0.00
0
0.00
0
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
22,313,232,332
8.20
5,800,405,808
1.62
16,512,826,524
284.68
V. Tài sản dài hạn khác
7,117,230,984
2.62
19,478,974,580
5.44
-12,361,743,596
-63.46
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
272,138,904,006
357,803,513,581
-85,664,609,575
-23.94
Qua bảng phân tích ta thấy Tổng Tài sản cuối năm của Công ty giảm 85,664,609,575 đồng tương ứng với giảm 23.94%, nguyên nhân chính là do tài sản ngắn hạn cuối năm giảm mạnh so với đầu năm là 119,694,912,566 đ tương ứng với mức giảm 45.19%, tỷ trọng TSNH trong tổng tài sản cũng giảm 20.68% (74.03% - 53.35%). Trong khi đó, TSDH lại tăng 34,030,302,991 đ, tỷ trọng tăng 36.62%. Sự tăng lên của tài sản dài hạn không đủ để bù đắp sự giảm xuống của TSNH làm cho Tổng tài sản giảm. Như vậy, cơ cấu của Tài sản Công ty là TSNH chiếm 53%- 74%, TSDH chiếm 26%- 47%. Là một Công ty thương mại dịch vụ thì kết cầu tài sản TSNH nhiều hơn TSDH như thế là khá hợp lý. Và trong năm vừa qua, Công ty đang có xu hướng tăng TSDH và giảm TSNH. Sau đây ta sẽ đi sâu vào phân tích những nguyên nhân gây ra sự giảm sút trong Tổng tài sản của Công ty trong năm vừa qua.
TSNH giảm 45.19% tương ứng với mức giảm 119,694,912,566 đ so với đầu năm. Trong tổng mức giảm của TSNH thì Các khoản phải thu ngắn hạn giảm nhiều nhất 65,236,388,831 đ tương ứng với mức giảm 36.79% trong đó khoản phải thu khách hàng có mức giảm lớn nhất 25,663,542,994 đ (78,340,393,101 - 104,003,936,095). Chứng tỏ tình hình thu nợ của Công ty được thực hiện khá tốt, tránh bị chiếm dụng vốn, đồng thời đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn. Tiền và các khoản tương đương tiền và Hàng tồn kho cũng giảm mạnh.
Tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh 31,149,215,488 đ tương ứng với mức giảm 79.41% chủ yếu là do tiền mặt và tiền gửi ngân hàng giảm. điều này làm ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn. Điều này cũng chứng tỏ Công ty phải sử dụng nhiều nguồn tiền tín dụng ngân hàng để thanh toán các khoản nợ, Công ty có sự phụ thuộc vào ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ.
Hàng tồn kho cũng giảm mạnh 30,198,088,558 đ tương ứng với mức giảm 80.33% so với cuối năm và chiếm tỷ trọng nhỏ trong Tổng tài sản của Công ty 2.72% . Là một Công ty thương mại dịch vụ nên hàng tồn kho của Công ty chủ yếu là Hàng hóa, không có thành phẩm. Riêng với các sản phẩm hàng đá xuất khẩu được xuất khẩu thẳng, không qua kho. Còn với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ cho xuất khẩu chủ yếu được thực hiện theo hợp đồng đặt hàng trước nên tồn kho ít. Hàng hóa tồn kho chủ yếu là hàng nhập khẩu lưu kho. Hàng hóa cuối năm giảm so với đầu năm chứng tỏ trong năm vừa qua công tác tổ chức tiêu thụ hàng hóa của Công ty là tốt, giảm thiểu chi phí lưu kho lưu bãi, tránh được vốn ứ động trong hàng tồn kho, tăng tốc độ luân chuyển của vốn.
Mặc dù tổng tài sản Công ty giảm nhưng TSDH cuối năm lại tăng so với đầu năm 36.62% tương ứng với mức tăng 34,030,302,991 , trong đó chủ yếu là do sự tăng nhanh của TSCD và các khoản đầu tư tài chính dài hạn. TSCĐ tăng nhanh nhất 29,879,220,063 đ tương ứng với tốc độ tăng 44.17% , trong đó, TSCĐ hữu hình tăng nhiều nhất 46,254,674,355đ tương ứng với tốc độ tăng 115.85%, chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm 17,408,037,634 đ tương ứng 63.49% so với đầu năm. Tuy nhiên, để biết được năng lực và xu hướng phát triển của doanh nghiệp ta cần xem xét hệ số đầu tư
=
=
18.90%
Năm 2007
67,642,333,000
357,803,513,581
=
=
35.84%
Năm 2008
97,521,553,063
272,138,904,006
Hệ số đầu tư
=
TSCĐ và XDCB dở dang
Tổng Tài sản
×
100
Tài sản cố định của Công ty chiếm từ 18.9% đến 35.84% và số cuối năm cao hơn số đầu năm. Nguyên nhân là do trong năm vừa qua Công ty tiếp tục hoàn thiện và đưa và sử dụng toàn nhà 2A-Phạm Sư Mạnh, ngoài ra, Công ty cũng đầu tư mua sắm một số phương tiện vận tải mới. Chứng tỏ Công ty đang có xu hướng chiến lược đầu tư nhiều vào TSCĐ.
Như vậy, nhìn chung Công ty có cơ cấu tài sản khá hợp lý, tuy tổng tài sản giảm nhưng đó là do TSNH giảm còn TSDH tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối. Trong tình hình hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn, thị trường biến động nhiều như hiện nay thì một cơ cấu tài sản nhiều TSNH sẽ có rủi ro rất lớn. Cơ cấu tài sản Công ty chuyển dịch theo hướng tăng TSDH và giảm TSNH là hợp lý. Mặc dù khả năng sinh lời cũng như tốc độ luân chuyển vốn sẽ giảm nhưng đảm bảo được an toàn trong hoạt động kinh doanh, bảo toàn vốn. Việc đầu tư vào TSCĐ sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo tiền đề phát triển trong tương lai khi thị trường ổn định.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty
Một cơ cấu tài sản hợp lý thể hiện sự phân bổ hợp lý giữa TSNH và TSDH, tuy nhiên nếu tài sản Công ty được đầu tư bằng những nguồn chưa hợp lý thì nó cũng không mang lại kết quả kinh doanh tốt được. Phân tích cơ cấu nguồn vốn sẽ cho ta thấy được khả năng và mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp như thế nào cũng như các khó khăn mà Công ty đang gặp phải.
Bảng 4: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty Artexport
NGUỒN VỐN
Năm 2008
Năm 2007
Chênh lệch
Giá trị
Tỷ trọng %
Giá trị
Tỷ trọng %
Giá trị
Tỷ lệ %
A. Nợ phải trả
159,403,015,330
58.57
253,676,275,721
70.90
-94,273,260,391
-37.16
I. Nợ ngắn hạn
124,801,668,616
45.86
220,000,382,740
61.49
-95,198,714,124
-43.27
1. Vay và nợ ngắn hạn
17,564,102,971
6.45
73,062,783,625
20.42
-55,498,680,654
-75.96
2. Phải trả người bán
14,035,136,668
5.16
23,503,962,942
6.57
-9,468,826,274
-40.29
II. Nợ dài hạn
34,601,346,714
12.71
33,675,892,981
9.41
925,453,733
2.75
1. Vay và nợ dài hạn
34,520,610,094
12.68
33,605,468,081
9.39
915,142,013
2.72
B. Vốn chủ sở hữu
112,735,888,681
41.43
104,127,237,860
29.10
8,608,650,821
8.27
I. Vốn chủ sở hữu
113,206,627,050
41.60
103,923,585,525
29.04
9,283,041,525
8.93
II. Nguồn khinh phí và quỹ khác
-470,738,369
-0.17
203,652,335
0.06
-674,390,704
-331.15
TỔNG NGUỒN VỐN
272,138,904,006
357,803,513,581
-85,664,609,575
-23.94
Qua bảng 5 phân tích cơ cấu nguồn vốn ta thấy Nguồn vốn của Công ty cuối năm giảm so với đầu năm 85,664,609,575 đ tương ứng với mức giảm 23.94% là do các tác động của các nhân tố sau:
Nợ phải trả cuối năm giảm so với đầu năm là 37.16% tương ứng với 94,273,260,391 đ, trong đó Nợ ngắn hạn giảm còn Nợ dài hạn tăng lên. Cụ thể, Nợ ngắn hạn cuối năm giảm so với đầu năm 95,198,714,124 đ tương ứng với mức giảm 43.27%. Mặt khác, tỷ trọng Nợ ngắn hạn trong tổng nguồn vốn cũng giảm khá lớn 12.33% (58.57%-70.90%). Chứng tỏ trong năm vừa qua, tình hình thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty là rất tôt đặc biệt là việc thanh toán các khoản vay và nợ ngắn hạn. Trong năm vừa qua cônng ty đã thanh toán được 75.96% khoản vay và nợ ngắn hạn tương ứng với 55,498,680,654 đ. Khoản nợ phải trả người bán cũng giảm mạnh 40.29% tương ứng với mức giảm 9,468,826,274 đ so với đầu năm. Đây là thành tích của doanh nghiệp. Nợ dài hạn cuối năm tăng 925,453,733 đ với tốc độ tăng 2.75% , tỷ trọng Nợ dài hạn trong Tổng nguồn vốn tăng từ 9.41% lên 12.71% chứng tỏ Công ty đã sử dụng nhiều Nợ dài hạn để đầu tư vào TSDH hơn năm trước.
Nguồn vốn VCSH cuối năm tăng 8,608,650,821 đ tương ứng với tốc độ tăng 8.27%, tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn cũng tăng lên đáng kể 12.33% từ 41.43% lên 29.10%. Nguyên nhân chính đó là do sự tăng lên của Lợi nhuận sau thuế.
Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh
Một Công ty muốn hoạt động liên tục, hiệu quả thì phải đảm bảo đầy đủ nhu cầu về vốn để tài trợ cho nhu cầu về tài sản của Công ty. Nguyên tắc tài trợ vốn phải đảm bảo TSNH được đầu tư một phần bởi Nợ ngắn hạn và một phần VCSH, TSDH được đầu tư từ Nợ dài hạn và một phần chủ sở hữu. Ta có thể lập bảng so sánh tài sản và Nguồn vốn như sau:
Tài sản ngắn hạn
145,186,887,627
Nợ ngắn hạn
124,801,668,616
Tài sản dài hạn
126,952,016,379
Nợ dài hạn
34,601,346,714
Qua bảng trên ta thấy cuối năm TSNH lớn hơn Nợ ngắn hạn và TSDH cũng lớn hơn Nợ dài hạn, như vậy phần chênh lệch của TSDH và Nợ ngắn hạn và phần chênh lệch giữa TSDH và Nợ dài hạn được trang trải bởi VCSH. Điều này chứng tỏ trong năm, Công ty giữ vững mối quan hệ cân đối giữa Tài sản và Nguồn vốn, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích.
Để hiểu rõ hơn tình hình tài trợ vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty ta cần xem xét chỉ tiêu Vốn lưu động thường xuyên của Công ty. Vốn hoạt động thuần là một chỉ tiêu cung cấp cho ta 2 thông tin quan trọng:
Một là, Doanh nghiệp có đủ thanh toán các khoản Nợ ngắn hạn không?
Hai là, TSDH của Công ty có được tài trợ vững chắc từ nguồn vốn dài hạn hay không?
Vốn hoạt động thuần
=
Nguồn vốn dài hạn
Tài sản dài hạn
-
Vốn hoạt động thuần
=
Tài sản ngắn hạn
Nguồn vốn ngắn hạn
-
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2007
Nguồn tài trợ thường xuyên
147,337,235,395
137,803,130,841
TSDH
126,952,016,379
92,921,713,388
Vốn hoạt động thuần
20,385,219,016
44,881,417,453
Như vậy qua tính toán ta thấy, vốn hoạt động thuần trong 2 năm đều khá lớn chứng tỏ Nguồn vốn thường xuyên của Công ty không chỉ đủ để tài trợ cho TSDH mà còn đủ để tài trợ cho TSNH. Chứng tỏ Công ty có đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hiện tại và TSDH được tài trợ một cách vững chắc từ nguồn vốn dài hạn. Vốn hoạt động thuần năm 2008 thấp hơn rất nhiều so với năm 2007, nguyên nhân có thể là do trong năm 2008, Công ty thu hẹp hoạt động và chú trọng đầu tư vào TSDH hơn so với năm 2007.
Vậy, hiện tại Công ty đang có cơ cấu vốn và tài sản hợp lý, đảm bảo được mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn. Đây là dấu hiệu tài chính tích cực, nó phản ánh hoạt động kinh doanh của Công ty diễn ra liên tục, thu nhập đủ bù đắp chi phí và những tiêu hao TSNH và TSDH trong kỳ.
2.3.2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
Tình hình công nợ của doanh nghiệp là một nội dung cơ bản mà các nhà quản trị phải quan tâm, các khoản công nợ ít, không kéo dài sẽ tác động tích cực đến tình hình tài chính, thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển. Các khoản nợ tồn động nhiều sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn của nhau, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Tình hình công nợ lại phụ thuộc vào khả năng thanh toán, thông qua khả năng thanh toán, các đối tượng bên ngoài sẽ quyết định có cho Công ty vay vốn hay bán chịu cho doanh nghiệp hay không? Do vậy, doanh nghiệp cần phải phân tích thường xuyên tình hình công nợ và khả năng thanh toán trong mối quan hệ mật thiết với nhau để đánh giá một cách chính xác thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp đang như thế nào. Từ đó giúp các Nhà quản lý đưa ra được những quyết định kinh doanh đúng đắn, góp phần bảo đảm an toàn và phát triển vốn.
2.3.2.1. Phân tích tình hình công nợ
Công nợ của Công ty bao gồm Nợ phải thu và Nợ phải trả. Việc phân tích các khoản Nợ phải thu, Nợ phảitrả theo thời gian cho ta thấy được cơ cấu các khoản phải thu, phải trả theo đối tượng, theo thời hạn, từ đó xác định được số vốn bị chiếm dụng, vốn chiếm dụng và mức độ rủi ro của các khoản phải thu cũng như khả năng thanh toán các khoản phải trả. Để từ đó có biện pháp thu hồi nợ cũng như thanh toán các khoản nợ góp phần ổn định tài chính.
Để phân tích tình hình thanh toán trong năm qua ta lập bảng sau:
Bảng 5: Bảng phân tích tình hình thanh toán
Chỉ tiêu
Cuối năm
Đầu năm
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
I. Các khoản phải thu ngắn hạn
112,092,626,284
100.00
177,329,015,115
100.00
-65,236,388,831
-36.79
1. Phải thu của khách hàng
78,340,393,101
69.89
104,003,936,095
58.65
-25,663,542,994
-24.68
2. Trả trước cho người bán
15,427,629,001
13.76
36,553,131,183
20.61
-21,125,502,182
-57.79
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn
9,795,191,831
8.74
-
0.00
9,795,191,831
-
4. Phải thu khác
8,529,412,351
7.61
36,771,947,837
20.74
-28,242,535,486
-76.80
II. Các khoản phải thu dài hạn
-
0.00
-
0.00
-
0.00
III. Tổng Các khoản phải thu
112,092,626,284
100.00
177,329,015,115
100.00
-65,236,388,831
-36.79
I. Nợ phải trả ngắn hạn
124,801,668,616
78.29
220,000,382,740
86.72
-95,198,714,124
-43.27
1. Vay và nợ ngắn hạn
17,564,102,971
11.02
73,062,783,625
28.80
-55,498,680,654
-75.96
2. Phải trả người bán
14,035,136,668
8.80
23,503,962,942
9.27
-9,468,826,274
-40.29
3. Người mua trả tiền trước
76,350,981,043
47.90
20,998,286,472
8.28
55,352,694,571
263.61
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
1,801,620,382
1.13
3,624,714,637
1.43
-1,823,094,255
-50.30
5. Phải trả người lao động
992,854,462
0.62
5,400,000
0.00
987,454,462
18286
6. Chi phí phải trả
6,312,557,160
3.96
3,303,770,580
1.30
3,008,786,580
91.07
7. Phải trả nội bộ
1,851,429,910
1.16
-
0.00
1,851,429,910
8. Các khoản phải trả phải nộp khác
5,892,986,020
3.70
95,501,464,484
37.65
-89,608,478,464
-93.83
II. Nợ dài hạn
34,601,346,714
21.71
33,675,892,981
13.28
925,453,733
2.75
1. Vay và nợ dài hạn
34,520,610,094
21.66
33,605,468,081
13.25
915,142,013
2.72
3. Dự phòng trợ cấp việc làm
80,736,620
0.05
70,424,900
0.03
10,311,720
14.64
Tổng nợ phải trả
159,403,015,330
100.00
253,676,275,721
100.00
-94,273,260,391
-37.16
Qua bảng phân tích trên ta thấy các khoản phải thu ngắn hạn giảm mạnh 36.79% tương ứng với 65,236,388,831 đ nguyên nhân chính là do các khoản phải thu khách hàng, Trả trước cho người bán và Các khoản phải trả khác cuối năm giảm mạnh so với đẩu năm trong khi chỉ có khoản Phải thu nội bộ tăng lên. Khoản phải thu khách hàng giảm về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng trong Nợ phải thu tăng lên, bên cạnh đó khoản trả trước cho người bán lại giảm tỷ trọng trong Nợ phải thu chứng tỏ Công ty đang giảm quy mô hoạt động và công tác thu hồi vốn chưa hiệu quả, điều này làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và tăng rủi ro tài chính cho Công ty.
Để thấy được tình hình công nợ phải thu của Công ty trong năm qua ta xét các chỉ tiêu sau:
Bảng 6: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ phải thu
Chỉ tiêu phân tích
Cách tính
Cuối năm
Đầu năm
Tỷ lệ nợ phải thu so với nợ
phải trả (%)
Tổng nợ phải thu
70.32%
69.90%
Tổng nợ phải trả
Số dư bình quân các khoản
phải thu
Đầu năm+ Cuối năm
144,710,820,700
147,827,424,861
2
Số vòng luân chuyển các
khoản phải thu (vòng)
Doanh thu thuần
3.580
4.320
Các khoản phải thu bq
Thời gian 1 vòng quay khoản
phải thu (ngày)
Số ngày của năm phân tích
100.551
83.335
Số vòng luân chuyển các khoản phải thu
Nhìn vào bảng trên ta thấy tỷ lệ nợ phải thu so với nợ phải trả ở mức thấp chứng tỏ số vốn Công ty đi chiếm dụng lớn hơn số vốn bị chiếm dụng. Trong hoạt động kinh doanh, việc chiếm dụng vốn lẫn nhau khá phổ biến, Công ty đã biết tận dụng nguồn vốn tín dụng thương mại phong phú, linh hoạt, chi phí sử dụng vốn thấp này. Nhìn chung trong năm các chỉ tiêu trên không biến động nhiều. Số vòng luân chuyển các khoản phải thu chỉ đạt 3.58 vòng giảm 0.74 vòng so với đầu năm. Số vòng luân chuyển chậm làm cho thời gian 1 vòng quay khoản phải thu rất lớn 100,5 ngày tăng 17.2 ngày so với đầu năm. Đặc điểm của một Công ty xuất nhập khẩu là có độ trễ về thời gian trong thanh toán, thời gian từ lúc ký hợp đồng xuất khẩu đến lúc thanh toán thông thường mất khoảng 90 ngày. So với mức trung bình thì thời gian thu hồi vốn trong năm qua của Công ty như vậy là chậm. Chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Công ty không hiệu quả và cuối năm có xu hướng giảm so với đầu năm như thế là hoàn toàn không tốt. Công ty cần phải xem xét lại chính sách bán hàng, thanh toán và thu hồi nợ hiện tại.
Về tình hình thanh toán các khoản vay, Tổng nợ phải trả giảm 94,273,260,391 đ tương ứng với mức giảm 37.16% là do sự giảm mạnh của Nợ ngắn hạn và sự tăng lên không đáng kể của Nợ dài hạn. Trong đó phải nói tới sự giảm của các khoản Vay và nợ ngắn hạn và khoản phải trả người bán, tỷ trọng các khoản mục này trong Tổng Nợ phải trả cũng giảm xuống. Chứng tỏ Công ty chú trọng việc thanh toán nợ, uy tín Công ty được nâng lên, bên cạnh đó, Công ty cũng đang thu hẹp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và cung cấp dịch vụ mà tăng cường đầu tư vào lĩnh vực mang tính chất ổn định lâu dài như kinh doanh bất động sản.
Để thấy rõ hơn tình hình thanh toán các khoản nợ của Công ty ta phải xét đến các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty.
2.3.2.2. Phân tích khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp cho biết khả năng tài chính trước mắt và lâu dài của Công ty. Do vậy, phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ cho phép đánh giá được sức mạnh tài chính hiện tại, tương lai cũng như cho phép dự doán được tiềm lực trong thanh toán và an ninh tài chính của doanh nghiệp.
Trong quá trình phân tích trên, ta đã có một số nhận định ban đầu về khả năng thanh toán của Công ty. Để thấy rõ hơn vấn đề ta xem xét các chỉ tiêu sau:
Bảng 7: Một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán Công ty Artexport
Chỉ tiêu
Cuối năm
Đầu năm
1.Tổng tài sản
272,138,904,006
357,803,513,581
2. Tổng Nợ phải trả
159,403,015,330
253,676,275,721
3. Nợ phải trả ngắn hạn
124,801,668,616
220,000,382,740
4. Tài sản ngắn hạn
145,186,887,627
264,881,800,193
5. Tiền và các khoản tương đương tiền
8,077,377,095
39,226,592,583
6. Các khoản phải thu ngắn hạn
112,092,626,284
177,329,015,115
7. Hệ số thanh toán tổng quát (1/2)
1.707
1.410
8. Hệ số thanh toán nhanh (5/3)
0.065
0.178
9. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn(4/3)
1.163
1.204
10. Hệ số khả năng chuyển đổi thành tiền của TSNH(5/4)
0.056
0.148
11. Vốn hoạt động thuần(4-3)
20,385,219,011
44,881,417,453
Từ kết quả tính toán trên ta thấy tất cả hệ số về khả năng thanh toán cuối năm biến động không đáng kể so với đầu năm chỉ có Hệ số thanh toán nhanh có xu hướng giảm sút. Đồng thời các hệ số đều ở mức rất thấp chứng tỏ tình hình thanh toán của Công ty đang rất xấu. Cụ thể như sau:
Hệ số thanh toán nhanh ở mức rất thấp 0.065 mà lại có xu hướng giảm so với đầu năm, đây là điều đáng báo động cho Công ty. Chứng tỏ Công ty đang thiếu hụt một lượng tiền mặt rất lớn để đảm bảo thanh toán các khoản nợ đến hạn. Việc thanh toán của Công ty chủ yếu được thực hiện thông qua ngân hàng Vietcombank. Công ty có thể sử dụng khoản tiền gửi tại ngân hàng hoặc vay ngắn hạn ngân hàng để thanh toán. Những tiện ích và ưu đãi từ ngân hàng giúp cho việc thanh toán nhanh chóng dễ dàng, việc duy trì ít lượng tiền mặt sẽ làm luân chuyển vốn nhanh. Nhưng việc thanh toán phụ thuộc vào ngân hàng nhiều là không tốt. Nhất là trong 2 năm qua, khủng hoảng kinh tế dẫn tới lạm phát tăng cao, lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các ngân hàng biến động liên tục và có xu hướng tăng lên gây khó khăn cho rất nhiều Công ty đặc biệt là các Công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, chi phí sử dụng vốn vay cao và đòi hỏi Công ty phải có mối quan hệ tín dụng tốt với ngân hàng. Nếu tình trạng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31196.doc