Chuyên đề Phân tích tài chính theo loại hình dự án tại Công ty Tư vấn đầu tư xây dựng mỏ và công nghiệp

MỤC LỤC

CHƯƠNG I

I. ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 4

1.Khái niệm chung về đầu tư, đầu tư phát triển 4

2. Đặc điểm đầu tư phát triển 4

II.DỰ ÁN ĐẦU TƯ 5

1.Khái niệm 5

2. Sự cần thiết phải đầu tư theo dự án 6

III.PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 7

1.Khái niệm 7

2.Vai trò của phân tích tài chính dự án 8

3.Nội dung của phân tích tài chính dự án 8

3.1.Một số vấn đề có liên quan 8

3.2.Nội dung phân tích tài chính của dự án đầu tư 11

3.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả phân tích tài chính một dự án đầu tư 30

CHƯƠNG II

I.GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TƯ VẤN ĐẦU TƯ MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP 35

1.Sự hình thành và phát triển của công ty 35

2.Chức năng nhiệm vụ của công ty 35

3.Bộ máy tổ chức 36

4.Tình hình hoạt động của công ty thời gian qua: 38

4.1.Vốn của đơn vị 38

4.2.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 38

II.CÁC LOẠI HÌNH DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP 39

1.Các loại hình dự án tại công ty 39

1.1.Dự án đầu tư mới hoặc cải tạo một mỏ 39

1.2.Dự án đầu tư công trình (hạng mục công trình) mỏ hoặc dự án mua sắm thiết bị 40

1.3.Dự án đầu tư cải tạo môi trường mỏ 40

2.Tác dụng của phân loại dự án đầu tư 40

2.1.Tiết kiệm nguồn lực 41

2.2.Giảm lượng công tác phân tích 41

2.3.Giúp thuận tiện cho công tác thu thập số liệu 41

III.THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH THEO LOẠI HÌNH DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TƯ VẤN ĐẦU TƯ MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP 42

1.Thu thập thông tin 42

2.Đội ngũ cán bộ 43

3.Nội dung phân tích tài chính theo loại hình dự án tại công ty 44

2.1. Dự án đầu tư mới hoặc cải tạo một mỏ 44

2.2.Dự án đầu tư công trình(hạng mục công trình) mỏ hoặc dự án mua sắm thiết bị 47

4.Ví dụ minh hoạ 48

4.1.Dự án đầu tư nâng cấp mỏ than Kế Bào 48

4.2.Dự án đầu tư mua sắm thiết bị mỏ than Đèo Nai 60

5.Đánh giá chung về công tác phân tích tài chính theo loại hình dự án đầu tư 70

5.1.Những ưu điểm 71

5.2.Những hạn chế còn tồn tại 72

CHUƠNG III

I.MỘT SỐ MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI: 79

1.Với toàn đơn vị 79

2.Với phòng kinh tế mỏ 79

II.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY 79

1.Phân loại các dự án trước khi phân tích 79

2.Về hệ thống thông tin cung cấp cho phân tích 80

3.Giải pháp về phương thức phân tích 81

4.Giải pháp về máy móc và nhân lực 85

 

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1660 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tài chính theo loại hình dự án tại Công ty Tư vấn đầu tư xây dựng mỏ và công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2000-2003 Để hiểu hơn về cách thức đổi mới trong hoạt động của công ty chúng ta hãy nghiên cứu nét đổi mới trong quy trình phân tích tài chính của doanh nghiệp. II.Các loại hình dự án tại công ty tư vấn đầu tư xây dựng mỏ và công nghiệp 1.Các loại hình dự án tại công ty Công ty tham gia tư vấn lập dự án chủ yếu là các dự án có liên quan đến các mỏ mặc dù trong chức năng nhiệm vụ công ty có nhiều lĩnh vực công ty có thể tham gia. Với các dự án mỏ mà công ty thực hiện khá đa dạng từ việc tư vấn mua sắm máy móc, trang thiết bị cho mỏ nhằm nâng cao năng lực sản xuất hoặc tư vấn xây dựng hệ thống vận tải, nhà xưởng... hoặc có thể tư vấn đầu tư khai thác một mỏ mới, đầu tư cải tạo môi trường mỏ... nên qua quá trình hoạt động thực tế công ty chia các dự án tại đơn vị làm ba loại hình chính: 1.1.Dự án đầu tư mới hoặc cải tạo một mỏ Đây là loại dự án đầu tư mới hoàn toàn một mỏ mới phát hiện hoặc một mỏ cũ đang khai thác sắp hết muốn tiến hành đầu tư khai thác thêm tại mỏ đó. Thông qua các biện pháp như đào sâu thêm, kéo dài hầm nếu là mỏ hầm lò hoặc mở rộng vỉa nếu là mỏ than lộ thiên. Trong hình thức phân loại này cũng bao gồm các dự án quy hoạch vùng than như dự án quy hoạch vùng than Cẩm Phả mà công ty tham gia lập dự án năm 2003. Các dự án quy hoạch là các dự án có độ phức tạp cao nhất vì nó là một chuỗi các mỏ khác nhau có liên quan đến môi trường khai thác chung của cả một vùng than nên đòi hỏi phải có nhiều biện pháp xử lý kết hợp. Về bản chất các dự án trong loại hình này có thể coi là các dự án đầu tư theo chiều rộng vì nó chỉ đơn thuần khai thác một mỏ mới, nâng công suất mỏ cũ thông qua khai thác một vùng than khác mà không tiến hành nâng cao công suất hoạt động của mỏ hiện tại. 1.2.Dự án đầu tư công trình(hạng mục công trình) mỏ hoặc dự án mua sắm thiết bị Đây là dự án thường có quy mô nhỏ và đơn giản hơn loại dự án thứ nhất vì nó chỉ liên quan đến một phần trong tổng thể chung của một mỏ. Đây là hoạt động đầu tư nâng cấp để tăng thêm hiệu quả của mỏ thông qua đầu tư nâng cấp hệ thống vận tải ngoài để giảm chi phí cho vận chuyển, nâng cấp hệ thống xưởng chế biến than tại chỗ... và các dự án mua sắm thiết bị các loại tức là các thiết bị cho mỏ than để nâng cao hiệu quả hoạt động của mỏ. Trong loại này như đã thấy cũng có một số dự án có tính chất là nâng cấp mỏ nhưng do không phải là các dự án nâng cấp toàn bộ hoặc đầu tư không quá lớn lên đều xếp vào loại này. Thực chất đây chính là hình thức đầu tư theo chiều sâu vì hoạt động này không nâng cấp năng lực của mỏ thông qua đầu tư mở rộng địa bàn khai thác mà tập trung vào nâng cao năng lực hoạt động của dây chuyển sẵn có, cải tiến kỹ thuật nhằm tăng doanh thu, xây dựng hệ thống vận tải nhằm giảm chi phí sản xuất từ đó tác động đến loại nhuận của dự án. 1.3.Dự án đầu tư cải tạo môi trường mỏ Đây là loại các dự án thuộc về lĩnh vực đầu tư “phi lợi nhuận” . Như đã biết do đặc thù ngành khai thác nên môi trường ngành than luôn phải đối diện với tình hình gặp phải rất nhiều loại ô nhiễm khác nhau như ô nhiễm không khí, nguồn nước, chất thải... nên đầu tư cải tạo môi trường mỏ là đòi hỏi tất yếu của các mỏ.Đây là loại dự án đặc biệt đó là không tạo ra lợi nhuận cho chủ đầu tư chủ yếu chỉ có ý nghĩa về mặt xã hội nhưng đều phải đầu tư để giữ vững cân bằng chung của môi trường. 2.Tác dụng của phân loại dự án đầu tư Việc công ty phân loại dự án đầu tư của mình để thuận tiện cho công tác quản lý nói chung và công tác phân công nhiệm vụ nói riêng. Thông qua phân loại dự án để bố trí công việc cho các đơn vị trong công ty; ví dụ nếu đó là dự án đầu tư mới mỏ hầm lò thì giao cho phòng hầm lò lập thiết kế, nếu là dự án môi trường thì giao cho phòng môi trường lập thiết kế để tránh chồng chéo, rõ ràng trong trách nhiệm lập dự án. Tuy nhiên trong khuôn khổ đề tài này chỉ xem xét vấn đề có liên quan đến phân tích tài chính vì vậy sẽ chỉ trình bày các tác dụng của phân loại với công tác phân tích tài chính dự án đầu tư đó là: 2.1.Tiết kiệm nguồn lực Như đã trình bày công ty tham gia tư vấn cho nhiều đơn vị với các quy mô dự án khác nhau. Đội ngũ cán bộ của phòng kinh tế mỏ không phải tất cả đều là các cán bộ có nhiều kinh nghiệm thực tế ( ví dụ như các cán bộ trẻ mới về phòng, các cán bộ không từng học chuyên môn kinh tế...) nên nếu tất cả các dự án đều tập trung cho các cán bộ có kinh nghiệm thực hiện tất cả các công đoạn sẽ rất mất thời gian mà lại lãng phí nguồn lực. Do đó phân loại này để xác định với các dự án nhỏ, đơn giản thì giản thì giao cho các cán bộ còn ít kinh nghiệm thực hiện, nếu các dự án phức tạp( loại 1) sẽ giao cho các cán bộ có kinh nghiệm hơn chỉ đạo tính toán , những người khác tham gia trợ giúp như vậy đảm bảo tận dụng tối đa nguồn lực để hoàn thành sớm dự án. 2.2.Giảm lượng công tác phân tích Tất cả các phân tích trong đánh giá tài chính đều phức tạp ở các khâu tìm nguồn số liệu đầu vào cho phân tích nên nếu tất cả các dự án đều đánh giá như nhau nhiều khi tạo ra lãng phí không cần thiết. Nên công tác phân loại có tác dụng chính là dựa trên các đặc điểm khác biệt để giúp công tác phân tích đơn giản hơn. Ví dụ các dự án nhóm 2 phân tích các chỉ tiêu sẽ đơn giản hơn nhóm 1, nhóm 3 lại đơn giản hơn nhóm 2... như vậy công tác phân tích sẽ đơn giản hơn, nhanh hoàn thành hơn 2.3.Giúp thuận tiện cho công tác thu thập số liệu Việc phân tích tài chính phải dựa trên các số liệu cụ thể. Phòng kinh tế mỏ của công ty để đảm bảo cho tính chính xác các phân tích của mình rất ít khi sử dụng các loại số liệu thứ cấp mà thường trực tiếp cử cán bộ xuống tận các mỏ để điều tra các số liệu có liên quan đến chi phí, tiêu thụ sản phẩm... nên việc phân loại dự án phục vụ rất nhiều cho công việc điều tra trên. Nếu đó là dự án đầu tư mới có liên quan đến tiêu thụ sản phẩm sẽ cử các cán bộ có kinh nghiệm về thị trường đến, nếu là dự án mua sắm thiết bị sẽ cử các cán bộ hiểu biết về máy móc để thẩm định chính xác.... III.thực trạng phân tích tài chính theo loại hình dự án tại công ty tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp 1.Thu thập thông tin Thông tin là nguồn nguyên liệu đầu vào cho các quá trình tính toán nên có vị trí quan trọng trong hoạt động phân tích tài chính tại đơn vị. Nguồn thông tin của công ty hình thành chủ yếu từ các nguồn sau: Thu thập trực tiếp từ các mỏ Nguồn thông tin thị trường Nguồn thông tin do Tổng công ty Than Việt Nam cung cấp Nguồn thông tin từ các quy hoạch phát triển của nhà nước và tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Theo công ty do dự án khai thác than là hoạt động khai thác tài nguyên nên phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, địa hình, địa chất nơi khai thác nên muốn có các thông tin chính xác để tính năng suất khai thác và các chi phí thì phải thu thập thông qua nghiên cứu tại chính nơi đó. Vì vậy trong các hình thức thu thập thông tin trên công ty rất chú trọng vào hình thức thu thập thông tin tại mỏ. Ngoài ra hiện nay khi nguồn tài nguyên dần khan hiếm nên hoạt động khai thác không thể tiến hành riêng rẽ mà phải theo quy hoạch chung của đơn vị chủ quản là tỉnh Quảng Ninh và tổng công ty Than Việt Nam nên trước khi tham gia nhận tư vấn cho dự án nào công ty đều xem xét chúng có thuộc quy hoạch phát triển vùng than hay không và chỉ các dự án đó mới có đủ điều kiện để có thể tiến hành thực hiện. Về đội ngũ cán bộ thu thập thông tin: Tuy hiện nay công ty chưa có một bộ phận nào đảm nhận trực tiếp nhiệm vụ này chủ yếu là số liệu có liên quan đến phòng ban nào thì phòng ban đó trực tiếp đi thu thập thông tin. Trong một phạm vi nhất định thì đây là một sự lãng phí nguồn lực song do tình hình hiện tại chưa cho phép lập thêm phòng ban mới để đảm nhận nhiệm vụ này nhưng đây cũng là một trong những mục tiêu mà công ty dự kiến thực hiện trong thời gian tới nhằm hoàn thiện quy trình hoạt động của đơn vị. Đối với dự án đầu tư mới : Công tác thu thập thông tin tập trung vào tất cả các nguồn thông tin trên vì công tác đầu tư mỏ mới có ảnh hưởng đến quy hoạch chung của cả vùng than, phân bố lao động của địa phương và nhu cầu trên thị trường nên các nguồn thông tin đều có vai trò rất quan trọng với hoạt động đầu tư này. Đối với việc nâng cấp mỏ than cũ: đây là hoạt động mang tính chất nội bộ của một mỏ than đã có sẵn, là hoạt động đầu tư để nâng cao công suất mỏ cũ thông qua mua sắm máy móc, thiết bị hoặc cải tạo một hạng mục công trình cũ nên nguồn thông tin cần thu thập chỉ cần dừng ở hai nguồn thông tin về thị trường và nguồn thông tin thu thập từ các mỏ là có thể tiến hành đánh giá hoạt đông đầu tư. Như vậy có thể nói nhờ có công tác phân loại dự án mà công tác thu thập thông tin trở lên đơn giản hơn, rõ ràng hơn, giúp tiết kiệm thời gian và công sức khi tiến hành thu thập thông tin để phân tích tài chính. 2.Đội ngũ cán bộ Nguồn nhân lực đóng vai trò nòng cốt trong việc phân tích tài chính dự án tại công ty là phòng kinh tế mỏ. Tuỳ theo đó là loại dự án khai thác hầm lò hay lộ thiên mà có sự phối hợp với các phòng chức năng như phòng hầm lò, phòng lộ thiên... Các cán bộ của phòng kinh tế mỏ bao gồm cả những cán bộ lâu năm có kinh nghiệm thực tế ,cán bộ trẻ mới về đơn vị xong sự kết hợp trong công tác của phòng bước đầu khá tốt. Với sự phân công nhiệm vụ rất rõ ràng cho từng người tuỳ theo khả năng của cán bộ dưới sự giám sát chung của trưởng phòng là người có kinh nghiệm trong quản lý nên hoạt động của phòng luôn được đảm bảo hoàn thành theo đúng quy định của đơn vị. Tuy nhiên cũng còn hạn chế đó là đội ngũ cán bộ của phòng kinh tế mỏ không phải tất cả đều là các cán bộ được đào tạo chuyên về lĩnh vực đầu tư mà chủ yếu là các chuyên ngành kinh tế mỏ hoặc không phải chuyên môn kinh tế nhưng làm lâu năm nên dần tích luỹ kinh nghiệm thực tế. Đây là thuận lợi nhưng cũng là khó khăn cho đơn vị trong thời gian tới; thuận lợi là đội ngũ có kinh nghiệm thực tế thì hoạt động có hiệu quả quen công việc hơn song khó khăn là nếu nhu cầu công tác phân tích ngày càng cao thì chưa chắc đội ngũ cán bộ này có thể đáp ứng được. Bên cạnh đó để hỗ trợ công tác cho đội ngũ cán bộ của phòng trong tính toán công ty đã trang bị một hệ thống máy tính cho phòng đảm bảo mỗi người một máy mà có nối mạng chung để đảm bảo chia sẻ thông tin, thuận lợi trong làm việc nhóm. Với các dự án đầu tư mới : Đội ngũ cán bộ được huy động tham gia đều là những người có kinh nghiệm , có quá trình làm việc lâu năm, am hiểu thực tế vì đánh giá hoạt động đầu tư mới này có độ khó cao hơn và công tác phân bổ lao động cũng được tiến hành chi tiết hơn . Thông thường trưởng phòng kinh tể mỏ đứng ra làm chủ nhiệm đề tài loại này và cũng là người tổ chức thực hiện. Với các dự án nâng cấp mỏ than cũ thì đội ngũ cán bộ tham gia có thể là các cán bộ trẻ, ít kinh nghiệm thực tế hơn và các cán bộ có kinh nghiệm chỉ tham gia với vai trò chỉ đạo, định hướng. Chủ nhiệm đề tài có thể giao cho phó phòng ( không nhất thiết là trưởng phòng như loại dự án I ). Do hiện nay công ty đã thực hiện hạch toán kinh tế độc lập không phụ thuộc vào Tổng công ty như trước nên đội ngũ cán bộ ở đây không còn hưởng lương do Tổng công ty phân bổ mà hưởng theo số dự án thực hiện được. Do vậy, nhờ có công tác phân loại dự án như trên giúp cho mọi cán bộ đều có công việc để thực hiện qua đó được hưởng lương theo công tác, giúp vừa phát huy tinh thần chủ động trong công việc vừa giảm gánh nặng trả lương của đơn vị khi trước đây các cán bộ trẻ chỉ tham gia với vai trò trợ giúp cho các dự án nên vừa không tích luỹ đựơc kinh nghiệm vừa có lương thấp và công ty phải trả thêm. 3.Nội dung phân tích tài chính theo loại hình dự án tại công ty Do đã có sự phân loại dự án trước khi tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án nên với từng loại dự án công ty cũng có cách đánh giá khác nhau song vẫn đảm bảo các tiêu chí chung về yêu cầu phân tích. Đặc biệt dự án đầu tư cải tạo mỏ là một dự án mang nặng tính chất xã hội nên dù muốn hay không công ty vẫn phải đầu tư để đảm bảo môi trường mỏ nên trong phân tích tài chính công ty không phân tích tài chính đối với loại dự án thuộc nhóm này. Nếu các dự án thuộc nhóm này có nhiều phương án đưa ra để lựa chọn mà có cùng mức độ xử lý về môi trường thì công ty sẽ lựa chọn trong phương án có chi phí thấp hơn; trong một số trường hợp dự án có quy mô quốc gia như dự án quy hoạch mỏ có thể tiến hành phân tích tài chính nếu có yêu cầu. Chính vì vậy phân tích tài chính của công ty tập trung vào hai loại dự án chính: 2.1. Dự án đầu tư mới hoặc cải tạo một mỏ Đây là loại dự án đầu tư mới hoàn toàn một mỏ hoặc cải tạo nâng cấp mỏ thông qua việc mở rộng quy mô hoạt động của mỏ ( có tính chất tương đương với đầu tư mỏ mới ). Chính vì thế với loại hình dự án này công ty thực hiện đánh giá mặt tài chính theo các bước sau: 2.1.1. Xác định tổng mức đầu tư Nguồn vốn cố định Nguồn vốn lưu động - Đối với từng nguồn vốn đều phải xác định rõ từng hạng mục cấu thành như vốn cố định thì gồm vốn cho đầu tư xây dựng mới và vốn tài sản hiện có trong đó vốn đầu tư xây dựng mới lại bao gồm vốn đầu tư cho xây lắp, vốn đầu tư cho mua sắm thiết bị, chi phí dự phòng.... - Tính toán các nguồn hình thành vốn đầu tư và từ đó lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản dựa trên khả năng thi công của các đơn vị xây lắp và kế hoạch giải ngân của ngân hàng. - Đặc biệt với hoạt động khai thác than là những dự án phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên- địa chất và kỹ thuật nên khi xem xét vốn cho dự án luôn tính đến nguồn vốn đầu tư duy trì sản xuất. Nguồn vốn này dùng để duy trì công suất, đầu tư thay thế thiết bị đã hết khấu hao và đến kỳ phải thanh lý nhằm duy trì năng lực sản xuất. 2.1.2.Tính toán chi phí và doanh thu của dự án a/ Chi phí Thông thường khi phân tích chi phí với một hoạt động sản xuất kinh doanh thì có các khoản mục sau: Giá thành sản xuất ( vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung);chi phí bán hàng; chi phí quản lý doanh nghiệp. Nhưng khi phân tích một dự án đặc thù trong ngành than thì giá thành sản phẩm có các yếu tố sau : Chi phí vật liệu Chi phí nhiên liệu Chi phí động lực Chi phí tiền lương Chi phí BHXH Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Chi phí bằng tiền khác Chi phí thuê ngoài ( nếu có) Và tuỳ theo đó là hoạt động khai thác than lộ thiên hay hầm lò mà việc tính toán chi phí được cụ thể cho từng lĩnh vực. b/ Doanh thu Theo phương pháp tính của tại công ty thì doanh thu dự án là khoản thu từ việc bán than khai thác được cho các đơn vị. Tuỳ vào loại than cụ thể mà giá bán khác nhau từ đó tổng hợp nên doanh thu của dự án. 2.1.3.Tính các chỉ tiêu tài chính Công ty sử dụng phương pháp tính của UNIDO (United Nations Industrial Development Organization- tổ chức công nghiệp liên hiệp quốc ) và tính hai chỉ tiêu hiệu quả chính là NPV và IRR. a/ Chỉ tiêu NPV: Trong đó: CIt : các khoản thu năm t COt: các khoản chi năm t Trong đó: Ct: chi phí vận hành năm t It : vốn đầu tư năm t b/ Chỉ tiêu IRR: Trong đó: CIt : các khoản thu năm t COt : các khoản chi năm t n : số năm thực hiện dự án Phân tích tài chính của dự án để khẳng định dự án không bị thiếu hụt về mặt tài chính trong các năm thực hiện. Phân tích này tính toán việc trả nợ vốn gốc và lãi của dự án, tính đến trả cổ phần ( nếu có), các khoản thu chi tiền mặt khác ( như trích nộp quỹ Tổng công ty, thu trên vốn). Sau khi tính toán nếu dự án có các năm đều dư thì không cần vay vốn ngắn hạn; nếu số năm đầu thiếu hụt thì dự án vay vốn ngắn hạn, trả gốc trả lãi ngắn hạn để cân bằng tài chính. Nếu thiếu hụt ở các năm giữa và cuối thì dùng kết hợp số dư tài chính các năm đầu và vay ngắn hạn nếu cần để cân đối. Nếu tất cả các năm đều thiếu thì dự án không có khả năng cân đối về tài chính nên sẽ loại. 2.1.4.Phân tích biến động của dự án Sau khi tiến hành tính hai chỉ tiêu NPV,IRR để khẳng định tính khả thi về mặt tài chính của dự án thì công ty tiến hành phân tích độ nhạy để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả trong điều kiện biến động để đảm bảo tính an toàn cho dự án khi được đưa vào thực hiện. 2.2.Dự án đầu tư công trình(hạng mục công trình) mỏ hoặc dự án mua sắm thiết bị 2.2.1. Xác định tổng mức đầu tư Nguồn vốn cố định Nguồn vốn lưu động 2.2.2.Tính toán chi phí và doanh thu của dự án 2.2.3.Phân tích các chỉ tiêu tài chính Đối với loại dự án này công ty tính chỉ tiêu lợi nhuận thuần của dự án. Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu thuần- Chi phí sản xuất Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận trước thuế-Thuế TNDN Như vậy có thể thấy đối với loại hình dự án thứ hai các chỉ tiêu tính đơn giản hơn loại một như trong phân tích tài chính chỉ tính chỉ tiêu lợi nhuận thuần mà không đánh giá NPV, IRR như loại dự án một và cũng không tiến hành phân tích độ nhạy của dự án. Do loại dự án này chỉ có tác động đến một phần nhỏ trong một mỏ tức là máy móc, hệ thống vận tải... nên chỉ cần đánh giá mức độ tăng thêm của lợi nhuận khi thực hiện các đầu tư này là đủ. 4.Ví dụ minh hoạ 4.1.Dự án đầu tư nâng cấp mỏ than Kế Bào 4.1.1.Một số vấn đề về dự án a.Giới thiệu về dự án Mỏ than Kế Bào thuộc huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh, cách thị xã Cẩm Phả khoảng 12 km về phía đông nam. Mỏ Kế Bào có 4 phân khu là: Bàng Thống I, Bàng Thống II, Kế Bào I, Kế Bào II. Hiện nay trữ lượng lò mỏ tại khu mỏ đang khai thác Bàng Thống gần hết nên việc thiết kế khai thác tiếp mở rộng đầu tư để duy trì sản xuất của khu mỏ là cần thiết và đồng thời hoạt động khai thác mới này cũng nhằm nâng cao năng lực sản xuất của đơn vị đóng góp than cho nhu cầu tiêu dùng hiện tại. Công tác xây dựng cơ bản và khai thác mỏ Kế Bào được triển khai theo hai gian đoạn : Giai đoạn 1: Tập trung khai thác lò bằng thiết kế+25 khu Bàng Thống, công suất 60000 tấn/năm. Giai đoạn 2: Tiếp tục thiết kế khai thác lò bằng +25 khu Kế Bào để nâng công suất mỏ lên 100000 tấn/năm. b.Các giải pháp công nghệ Khai thác bằng phương pháp hầm lò: Hệ thống khai thác áp dụng các lò chợ dốc, lò chợ buồng, lò dọc phân vỉa phân tầng, triệt để lợi dụng tình hình mở vỉa bằng lò dọc vỉa và xuyên vỉa. Vận tải thủ công khu vực khai thác có đường lò vận tải dài hơn 500m. Sàng tuyển bằng thủ công và cơ giới hoá. Vận tải than thành phẩm bằng ôtô tải trọng 12 tấn. 4.1.2. Nội dung phân tích tài chính của dự án a. Vốn và nguồn vốn đầu tư Chi phí vốn đầu tư mới được tính toán theo: chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí khác và chi phí dự phòng. Trong đó chi phí xây lắp tính toán theo đơn giá chi phí khai thác hầm lò theo quyết định số 47/2001/QĐ-BCN ngày 24/10/2001 của bộ công nghiệp. Chi phí thiết bị tính theo giá thị trường quý 1/2003. Chi phí khác bao gồm chi phí khảo sát địa chất, khai thác theo quyết định của bộ công nghiệp; chi phí cho lập các báo cáo NCKT, chi phí thẩm định...và chi phí dự phòng tính theo đúng quy định của nhà nước. Tài sản cố định hiện có: Là giá trị còn lại của các tài sản tại mỏ than Kế Bào được kiểm kế đến ngày 01/01/2003. Vốn lưu động: Ước tính bằng 1/4 chi phí vận hành hàng năm chưa tính khấu hao tài sản cố định. Nguồn vốn: Nguồn vốn của mỏ được sử dụng từ 2 nguồn là vốn tự có và vốn đi vay. Nguồn vốn tự có là 2922 triệu đồng. Vốn vay đầu tư XDCB trong hai năm là 28049 triệu đồng và dự kiến trả lãi vay và gốc theo quý ( 20 quý) với lãi suất là 8.64%. Vốn đầu tư duy trì sản xuất: Bao gồm vốn đầu tư đào lò kiến thiết cơ bản thường xuyên và vốn thay thế thiết bị để đảm bảo duy trì năng lực sản xuất và tính theo lịch trình khai thác cụ thể. Vốn đầu tư duy trì sản xuất không tính trong tổng vốn đầu tư ban đầu mà phải huy động từ nguồn vốn tự có hoặc vay đầu tư trong quá trình sản xuất. Bảng 3: Cơ cấu và nguồn vốn đầu tư mỏ than Kế Bào Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Tổng số 2003 2004 Cơ cấu vốn đầu tư tổng vốn 39,941 32,032 7,909 I.Vốn cố định 36,397 28,488 7,909 1.Vốn đầu tư mới 30,971 23,062 7,909 Xây lắp 18,376 16,760 1,616 Thiết bị 9,482 4,297 5,185 Chi phí khác 1,637 907 730 Dự phòng 1,475 1,098 377 2.Lãi vay trong thời gian XDCB 1,137 1,137 3.TSCĐ hiện có 4,289 4,289 II.Vốn lưu động 3,544 3,544 nguồn vốn đầu tư tổng vốn 39,941 32,032 7,909 I.TSCĐ hiện có 4,289 4,289 II.Giá trị than thu hồi 2,922 2,016 906 III.Nhu cầu vay vốn 32,730 25,727 7,003 1.Vay dài hạn 28,049 21,046 7,003 2.Vay ngắ hạn 3,544 3,544 3.Vay trong thời gian XDCB 1,137 1,137 Nguồn: Báo cáo khả thi cải tạo mỏ than Kế Bào Đây là dự án đầu tư mới mỏ nên quy mô vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng lớn ( 85,09%) so với vốn đầu tư cố định tương ứng 30,971 triệu đồng; trong đó vốn cho đầu tư xây lắp là 18,376 triệu chiếm 59,33% tổng vốn đầu tư mới ; vốn đầu tư cho mua sắm thiết bị cũng chiếm 30,6% trong tổng vốn đầu tư mới (9,482 triệu) điều này thể hiện tính chất đầu tư mới và có thể chấp nhận được. Chi phí lưu động chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ gần 9% cho thấy nhu cầu vốn hoạt động của dự án không cao. Dự án cũng đã tính đến vốn dự phòng của dự án( 1,457 triệu đồng) chiếm 3,64% tổng vốn đầu tư cho thấy đây là một mức vốn khá hợp lý giúp đảm bảo an toàn khi dự án đi vào hoạt động mà không làm tăng chi phí đầu tư lên quá cao. Về nguồn vốn đầu tư của dự án có tới 81,9% là vốn đi vay trong khi chỉ có 18,1% là vốn tự có và vốn thu hồi tỷ lệ như vậy là quá thấp cho thấy có thể trong những năm đầu dự án rất khó có lãi. Trong tổng nguồn vốn vay thì vốn vay dài hạn chiếm tỷ lệ cao 85,7% như vậy với lãi suất thấp hơn vay ngắn hạn cũng là một thuận lợi cho dự án trong trường hợp tỷ lệ vốn vay chiếm tỷ lệ cao như vậy. Phân bổ vốn đầu tư: Vốn đầu tư phân bổ chủ yếu trong hai năm 2003,2004 với tỷ lệ tập trung cao hơn vào năm 2003. Bảng 4 : Kế hoạch trả nợ vốn đầu tư XDCB của dự án mỏ than Kế Bào Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng cộng Số vốn vay 21,046 7,003 28,049 Trả gốc 3,506 5,610 5,610 5,610 5,610 2,104 28,049 Trả lãi 1,137 1,439 1,939 1,454 969 485 76 6,362 Nguồn: Báo cáo khả thi cải tạo mỏ than Kế Bào Dự án tính trả lãi theo quý với lãi suất năm là 8,64%, sử dụng cách trả gốc đều trong 7 năm từ 2003-2009 trong đó đặc biệt có năm 2004 và 2009 trả một phần vì dự án bắt đầu vay vốn vào giữa năm 2004. Việc phân bổ trả lãi tập trung cao vào những năm đầu của dự án và giảm dần trong những năm tiếp theo. b.Tính toán chi phí sản xuất và doanh thu của dự án ỹ Tính chi phí sản xuất: Hạch toán giá thành sản phẩm dựa trên kế hoạch sản xuất hằng năm của dự án với căn cứ trên các thông số kỹ thuật của dự án. Các yếu tố chi phí tính theo định mức quy định trong ngành than: Yếu tố vật liệu, nhiên vật liệu của giá thành than khai thác bao gồm cả hao phí về vật liệu, nhiên liệu của ôtô vận tải than - Chi phí điện năng : Tính theo quyết định 124/2002/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về việc quy định giá bán điện cho đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh theo đó công ty tính toán mức trả tiền điện như sau: Giờ bình thường : 785 đ/kWh Giờ thấp điểm : 425 đ/kWh Giờ cao điểm : 1325 đ/kWh - Chi phí tiền lương: Bao gồm các khoản tiền lương, tiền công, phụ cấp có tính chất lương phải trả người lao động. Bảng5: Tiền lương lao động ( theo năm ) Đơn vị : Triệu đồng TT Loại lao động Số người Tiền lương I Lao động trực tiếp (I=1+2+3) 404 5,290 1 Công nhân hầm lò 224 3,139 2 Công nhân mặt bằng 85 1,020 3 Công nhân sàng tuyển 52 626 4 Cảng Kế Bào 31 505 II Lao động gián tiếp 46 460 III Tổng cộng( III=I+II) 450 5,750 Nguồn: Báo cáo khả thi cải tạo mỏ than Kế Bào - Bảo hiểm xã hội : Căn cứ theo nghị định 12CP ngày 29/01/1995 và thông tư 76/TTLB-BTC-TLĐ ngày 16/01/1999. - Khấu hao tài sản tính căn cứ theo chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo quyết định 166/1999/QĐ/BTC ngày 31/12/1999 của Bộ tài chính ban hành về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp. - Chi phí sửa chữa lớn tạm tính theo 3,5% giá trị TSCĐ. - Chi phí môi trường tạm tính 1% trên chi phí hàng năm. - Thuế và các nghĩa vụ tài chính Thuế giá trị gia tăng ( VAT) được hạch toán và tính nộp riêng không tính vào doanh thu hay chi phí của dự án. Như vậy trên cơ sở các thành phần đó ta có được bảng giá thành chi phí sản xuất. ỹ Tính toán doanh thu hàng năm của dự án Doanh thu của dự án tính trên kế hoạch sản xuất hàng năm của dự án và sản lượng than tiêu thụ của dự án. Giá than tính theo quyết định số 1922/QĐ-TTT-KVZ-KTT ngày 30/12/2002 của Tổng công ty Than Việt Nam. Bảng 6: Chi phí và doanh thu của dự án mỏ than Kế Bào (1) Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1.Vật liệu 4082.12 4008.08 3702.28 3322.44 3332.08 3798.11 4379.23 3952.52 4453.45 4319.86 2.Nhiên liệu 819 707 707 707 707 707 707 707 707 707 3.Điện năng 1561 1200 1200 1200 1200 1200 1200 1200 1200 1200 4.Tiên lương 6583 5750 5750 5750 5750 5750 5750 5750 5750 5750 5.BHXH 1251 1093 1093 1093 1093 1093 1093 1093 1093 1093 6.Khấu hao 2798 2656 2656 2656 2656 2656 2656 2656 2656 2656 7.Chi phí sửa chữa lớn 1119 1062 1062 1062 1062 1062 1062 1062 1062 1062 8.Chi phí môi trường 182 165 162 158 158 163 168 164 169 168 9

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24206.DOC
Tài liệu liên quan