Chuyên đề Phân tích thống kê hoạt động tín dụng chi nhánh Techcombank Đông Đô thời kỳ 2005 – 2008

MỤC LỤC

 Trang

Danh mục bảng, biểu, sơ đồ

Lời mở đầu 1

CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1.Tổng quan về ngân hàng thương mại 3

 1.1.1. Định nghĩa ngân hàng thương mại 3

 1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại 3

 1.1.2.1. Chức năng trung gian tín dụng 3

 1.1.2.2. Chức năng tạo phương tiện thanh toán 4

 1.1.2.3. Chức năng trung gian thanh toán 5

 1.1.3. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại 5

 1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn 5

 1.1.3.2. Hoat động cấp tín dụng 6

 1.1.3.3. Hoạt động cung cấp các dịch vụ 7

 1.1.4. Vai trò của ngân hàng thương mại 8

 1.1.4.1. Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế 8

 1.1.4.2. Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các doanh nghiệp và thị trường 8

 1.1.4.3. Ngân hàng thương mại là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế 9

 1.1.4.4. Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia và nền tài chính quốc tế 9

 1.1.5. Thực trạng hệ thống ngân hàng thương mại ở nước ta hiện nay 10

1.2. Tổng quan về hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại 12

 1.2.1. Khái niệm về tín dụng 12

 1.2.2. Đặc trưng của tín dụng 13

 1.2.3. Phân loại tín dụng 14

 1.2.3.1. Phân loại theo thời gian (thời hạn tín dụng) 14

 1.2.3.2. Phân loại theo hình thức 15

 1.2.3.3. Phân loại theo tài sản đảm bảo 16

 1.2.3.4. Phân loại tín dụng theo rủi ro 17

 1.2.3.5. Phân loại khác 17

 1.2.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế 18

 1.2.4.1. Đối với khách hàng gửi tiền 18

 1.2.4.2. Đối với khách hàng vay vốn 18

 1.2.4.3. Đối với ngân hàng 18

 1.2.4.4. Đối với nền kinh tế 19

CHƯƠNG 2- HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐN KÊ VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 23

2.1. Sự cần thiết của phân tích thống kê hoạt động tín dụng ngân hàng 23

2.2. Những vấn đề chung về hệ thống chỉ tiêu thống kê hoạt động tín dụng ngân hàng 23

 2.2.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê tín dụng ngân hàng 23

 2.2.2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê tín dụng ngân hàng 25

 2.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu thống kê huy động vốn 25

 2.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu thống kê cho vay 33

 2.2.2.3. Nhóm chỉ tiêu thống kê an toàn tín dụng 38

2.3. Các phương pháp thống kê phân tích hoạt động tín dụng ngân hàng 40

 2.3.1. Phương pháp phân tổ 40

 2.3.2. Phương pháp hồi quy – tương quan 41

 2.3.3. Phương pháp dãy số thời gian 41

 2.3.3.1. Mức độ bình quân qua thời gian 42

 2.3.3.2. Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối 42

 2.3.3.3. Tốc độ phát triển 43

 2.3.3.4. Tốc độ tăng (hoặc giảm) 44

 2.3.3.5. Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng (giảm) liên hoàn 45

 2.3.3.6. Một số phương pháp biểu hiện xu hướng phát triển của hiện tượng (hoạt động tín dụng) 45

 2.3.4. Phương pháp chỉ số 46

 2.3.5. Phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn 46

CHƯƠNG 3- PHÂN TÍCH THỐNG KÊ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ THỜI KỲ 2005 – 2008 48

3.1. Tổng quan về chi nhánh Đông Đô 48

 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Đông Đô 48

 3.1.1.1. Lịch sử hình thành 48

 3.1.1.2. Quá trình phát triển 49

 3.1.2. Hệ thống tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phong ban 51

 3.1.2.1. Hệ thống tổ chức 51

 3.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 52

 3.1.3. Khái quát về kết quả hạot động kinh doanh của chi nhánh Đông Đô trong những năm qua 54

 3.1.3.1. Tình hình hoạt động kinh doanh 54

 3.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh 59

 3.1.3.3. Những thuận lợi trong hoạt động kinh doanh 59

 3.1.3.4. Những khó khăn còn tồn tại 60

3.2. Đặc điểm nguồn số liệu 61

3.3. Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động tín dụng của chi nhánh Đông Đô 62

 3.3.1. Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu tín dụng 62

 3.3.1.1. Quy mô, cơ cấu tổng nguồn vốn huy động 62

 3.3.1.2. Quy mô, cơ cấu tổng dư nợ 67

 3.3.2. Phân tích chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn 77

 3.3.3. Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh an toàn tín dụng 79

 3.3.3.1. Phân tích tình hình nợ quá hạn 79

 3.3.3.2. Phân tích tỷ lệ nợ quá hạn 85

 3.3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng 86

 3.3.4.1. Phân tích mối quan hệ giữa tổng nguồn vốn huy động và lãi suất huy động 86

 3.3.4.2. Phân tích xu hướng biến động của tổng nguồn vốn huy động 90

 3.3.4.3. Dự đoán nguồn vốn huy động của chi nhánh năm 2009 91

3.4. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh 92

 3.4.1. Một số kiến nghị và giải pháp về công tác thống kê hoạt động tín dụng 92

 3.4.2. Một số kiến nghị và giải pháp về hoạt động tín dụng ngân hàng 93

Kết luận 96

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

 

doc111 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích thống kê hoạt động tín dụng chi nhánh Techcombank Đông Đô thời kỳ 2005 – 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh trong quá trình huy động vốn trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Chi phí huy động vốn bao gồm tiền lãi phải trả cho khách hàng, chi phí dịch vụ, chi phí quảng cáo Trong đó: Chi phí huy động năm i Tiền trả lãi cho khách hàng năm i Chi phí dịch vụ năm i Chi phí khác năm i - Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả huy động vốn, là cơ sở để xác định lãi suất huy động của ngân hàng. Nếu lãi suất cao thì chi phí huy động sẽ cao và ngược lại. Các ngân hàng cần phải có những biện pháp linh hoạt để điều chỉnh kịp thời các mức lãi suất huy động phù hợp với những biến động giá cả của thị trường để có thể huy động được nguồn vốn có chi phí thấp nhất. - Chi phí huy động là chỉ tiêu tuyệt đối - thời kỳ. - Nguồn: số liệu lấy từ báo cáo hoạt động tín dụng hàng năm chi nhánh Đông Đô. h- Tổng tiền lãi phải trả - Tổng tiền lãi phải trả là tổng số tiền mà ngân hàng phải trả cho khách hàng gửi tiền trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Trong đó: Tổng tiền lãi phải trả trong 1 năm Vốn huy động theo kỳ hạn i Lãi suất theo kỳ hạn i - Ý nghĩa: Tổng tiền lãi phải trả cho biết để huy động được một khối lượng vốn trong một thời kỳ nào đó thì ngân hàng sẽ phải trả tổng tiền lãi cho khách hàng là bao nhiêu. - Tổng tiền lãi phải trả là chỉ tiêu tuyệt đối - thời kỳ. - Nguồn: số liệu lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm chi nhánh Đông Đô. 2.2.2.2- Nhóm chỉ tiêu thống kê cho vay: a- Vốn sử dụng (doanh số cho vay) - Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho khách hàng vay trong kỳ - Ý nghĩa: Việc phân tích chỉ tiêu doanh số cho vay phản ánh quy mô cho vay của ngân hàng, để từ đó tìm ra các nguyên nhân làm cho doanh số cho vay tăng hay giảm để có biện pháp điều chỉnh hợp lý. - Doanh số cho vay là chỉ tiêu tuyệt đối - thời kỳ. - Nguồn: số liệu lấy từ báo cáo hoạt động tín dụng hàng năm chi nhánh Đông Đô. b- Cơ cấu doanh số cho vay (cơ cấu vốn sử dụng) Theo thời gian: bao gồm ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Đơn vị tính: % hoặc lần Trong đó: Tổng doanh số cho vay Doanh số cho vay theo thời gian i Tỷ trọng doanh số cho vay theo thời gian i trên tổng doanh số cho vay - Ý nghĩa: Chỉ tiêu cho biết tỷ trọng doanh số cho vay theo theo từng loại thời gian chiếm bao nhiêu % hoặc lần trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Chỉ tiêu giúp ta đánh giá được khả năng hoàn trả của khách hàng cũng như tính an toàn và sinh lời của ngân hàng. - Cơ cấu doanh số cho vay là chỉ tiêu tương đối - thời kỳ. - Nguồn: số liệu lấy từ báo cáo hoạt động tín dụng hàng năm chi nhánh Đông Đô. Theo đối tượng: bao gồm thể nhân và doanh nghiệp Đơn vị tính: % hoặc lần Trong đó: Doanh số cho vay theo đối tượng i tỷ trọng doanh số cho vay theo đối tượng i trong tổng doanh số cho vay. - Ý nghĩa: Chỉ tiêu cho biết nhu cầu vay vốn của từng đối tượng, là cơ sở để phân tích tình hình sử dụng vốn vay của từng đối tượng. - Cơ cấu doanh số cho vay theo đối tượng là chỉ tiêu tương đối - thời kỳ. - Nguồn: số liệu lấy từ báo cáo hoạt động tín dụng hàng năm chi nhánh Đông Đô. Theo loại tiền: bao gồm nội tệ và ngoại tệ Đơn vị tính: % hoặc lần Trong đó: Tỷ trọng doanh số cho vay theo loại tiền i trong tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay theo loại tiền i - Ý nghĩa: chỉ tiêu cho biết tỷ trọng doanh số cho vay theo từng loại tiền chiếm bao nhiêu % hoặc bao nhiêu lần trong tổng doanh số cho vay. - Cơ cấu doanh số cho vay theo loại tiền là chỉ tiêu tương đối - thời kỳ. - Nguồn: số liệu lấy từ báo cáo hoạt động kinh doanh hằng năm chi nhánh Đông Đô. Theo ngành: bao gồm các ngành công nghiệp, nông lâm thuỷ sản, dịch vụ, xây dựng và cá thể. Đơn vị tính: % hoặc lần Trong đó: Doanh số cho vay theo ngành i tỷ trọng doanh số cho vay theo ngành i trên tổng doanh số cho vay. - Ý nghĩa: Chỉ tiêu cho biết tỷ trọng doanh số cho vay theo từng ngành chiếm bao nhiêu % hoặc bao nhiêu lần trong tổng doanh số cho vay. Từ đó cho phép ta xác định được ngành nào đang cần hỗ trợ thúc đẩy sản xuất kinh doanh, góp phần giúp Nhà nước trong việc thúc đẩy những ngành mũi nhọn. - Cơ cấu doanh số cho vay theo ngành là chỉ tiêu tương đối - thời kỳ. - Nguồn: số liệu lấy từ báo cáo hoạt động tín dụng hàng năm chi nhánh Đông Đô. c- Lãi suất cho vay - Lãi suất cho vay là tỷ lệ phần trăm giữa khoản tiền lãi mà ngân hàng thu được từ khách hàng trên số tiền cho vay theo một thời hạn nhất định. Đơn vị tính: % Trong đó: Lãi suất cho vay Tổng số lãi phải thu - Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh nguồn vốn sử dụng của ngân hàng có hiệu quả hay không. Ngân hàng có các mức lãi suất cho vay khác nhau tuỳ theo kỳ hạn, tuỳ theo loại tiền và thậm chí tuỳ theo loại khách hàng (khách hàng quen, hoặc khách hàng vay lớn có thể có lãi suất cao hơn) để phù hợp với nhu cầu của khách hàng và của nền kinh tế. Ngân hàng khi tính đến lãi suất cho vay phải tính đến rủi ro, lãi suất hoà vốn, lãi suất cạnh tranh trên thị trường. - Lãi suất cho vay là chỉ tiêu tương đối – thời kỳ. - Nguồn: số liệu lấy từ báo cáo hoạt động tín dụng hàng năm chi nhánh Đông Đô. d- Tổng lãi phải thu - Tổng lãi phải thu là tổng số tiền ngân hàng phải thu từ khách hàng vay vốn trong một khoảng thời gian nhất định. Trong đó: Doanh số cho vay theo thời gian i : Lãi suất cho vay theo thời gian i - Ý nghĩa: Chỉ tiêu này được dùng làm cơ sở để xây dựng chỉ tiêu kế hoạch trong thời gian tiếp theo nhằm đảm bảo thu hồi vốn nhanh. - Tồng lãi phải thu là chỉ tiêu tuyệt đối - thời kỳ. - Nguồn: số liệu lấy từ báo cáo hoạt động tín dụng hàng năm chi nhánh Đông Đô. e- Doanh số thu nợ - Doanh số thu nợ là tổng số tiền khách hàng vay vốn đã hoàn trả lại cho ngân hàng trong một thời kỳ nhất định Trong đó: TN: doanh số thu nợ Ni : Doanh số thu nợ khoản i - Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hồi các khoản cho vay trong kỳ. Doanh số cho vay cao phải đi kèm với doanh số thu nợ lớn, nếu doanh số thu nợ thấp sẽ làm giảm khả năng thu hồi vốn và thu nhập của ngân hàng sẽ giảm sút. - Doanh số thu nợ là chỉ tiêu tuyệt đối - thời kỳ. - Nguồn: số liệu lấy từ báo cáo hoạt động tín dụng hàng năm chi nhánh Đông Đô. g- Dư nợ cho vay - Dư nợ cho vay là số tiền mà khách hàng vay chưa hoàn trả lại cho ngân hàng tính đến thời điểm nghiên cứu. Trong đó: Dư nợ cho vay năm i Dư nợ cho vay năm i-1 - Ý nghĩa: Dư nợ cho vay là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh số tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay nhưng chưa được hoàn trả. - Dự nợ cho vay là chỉ tiêu tuyệt đối - thời điểm - Nguồn: số liệu lấy từ báo cáo hoạt động tín dụng hàng năm chi nhánh Đông Đô. h- Cơ cấu dư nợ cho vay - Cơ cấu dư nợ cho vay được phân theo đối tượng, thời hạn, loại tiền, ngành; tương tự như chỉ tiêu cơ cấu doanh số cho vay. i- Hiệu suất sử dụng vốn vay Hiệu suất sử dụng vốn vay = Tổng dư nợ/nguồn vốn huy động Đơn vị tính: % hoặc lần - Ý nghĩa: chỉ tiêu này giúp các nhà phân tích so sánh được khả năng cho vay với khả năng huy động vốn của ngân hàng, đồng thời xác định được hiệu quả của một đồng vốn huy động. - Nguồn: số liệu được lấy từ báo cáo hoạt động tín dụng hàng năm chi nhánh Đông Đô. 2.2.2.3- Nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động quan trọng nhất, có quy mô lớn nhất của ngân hàng thương mại - hoạt động tín dụng. Khi thực hiện một hoạt động tài trợ, ngân hàng cố gắng phân tích các yếu tố của người vay sao cho độ an toàn là cao nhất. Nhìn chung, ngân hàng chỉ đồng ý cho vay khi thấy an toàn. Tuy nhiên, không một nhà kinh doanh ngân hàng nào có thể dự đoán chính xác các vấn đề sẽ xảy ra. Khả năng hoàn trả tiền vay của khách hàng có thể bị thay đổi do nhiều nguyên nhân. Hơn nữa nhiều cán bộ ngân hàng không có khả năng thực hiện phân tích tín dụng thích đáng. Do vậy, trên quan điểm quản lý của toàn bộ ngân hàng, rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi, là khách quan. Nhiều quan điểm nhất trí rằng, rủi ro tín dụng là bạn đường trong kinh doanh, có thể đề phòng, hạn chế, chứ không thể loại trừ. Do vậy, rủi ro dự kiến luôn được xác định trước trong chiến lược hoạt động chung của ngân hàng. Tuy rủi ro tín dụng là khách quan, nhưng ngân hàng phải quản lý rủi ro tín dụng nhằm hạn chế mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra. Từ những nguyên nhân nảy sinh rủi ro tín dụng, ngân hàng cụ thể hoá thành những chỉ tiêu hoặc dấu hiệu phát sinh trong tín dụng, phản ánh rủi ro tín dụng: a- Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn: - Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thoả thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. Khi một món nợ không trả được vào kỳ hạn nợ, toàn bộ nợ gốc còn lại của hợp đồng sẽ được chuyển thành nợ qúa hạn. - Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn trên tổng dư nợ của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. - Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ. Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn và kèm theo một số tiêu chí khác như quá một kỳ gia hạn nợ, hoặc không có tài sản đảm bảo, hoặc tài sản không bán được, con nợ thua lỗ triền miên, phá sản b- Các chỉ tiêu khác Bên cạnh nợ quá hạn và nợ khó đòi, nhà quản lý ngân hàng còn sử dụng các hình thức đo rủi ro tín dụng khác, gắn liền với chiến lược đa dạng hoá tài sản, lập hồ sơ khách hàng, trích lập quỹ dự phòng, đặt giá đối với các khoản vay - Điểm của khách hàng: Thông qua phân tích tình hình tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, hiệu quả dự án, mối quan hệ và tính sòng phẳngngân hàng lập hồ sơ về khách hàng, xếp loại và cho điểm. - Các khoản cho vay có vấn đề: Mặc dù chưa đến hạn và chưa được coi là nợ quá hạn, nhưng trong quá trình theo dõi, nhân viên ngân hàng nhận thấy nhiều khoản tài trợ đang có dấu hiệu kém lành mạnh, có nguy cơ trở thành nợ quá hạn. Khoản cho vay có vấn đề được xây dựng dựa trên quy định của ngân hàng. - Tính kém đa dạng của tín dụng: Đa dạng hoá là biện pháp hạn chế rủi ro. Những thay đổi trong chu kỳ của người vay là khó tránh khỏi. Nếu ngân hàng tập trung tài trợ cho một nhóm khách hàng, của một ngành, hoặc một vùng hẹp thì rủi ro sẽ cao hơn so với đa dạng hoá. - Mất ổn định vĩ mô: Chính sách thường xuyên thay đổi, lạm phát cao, tình hình chính trị mất ổn định, vùng hay bị thiên tai đều tạo nên mất ổn định vĩ mô, tác động xấu đến người vay. Do vậy, mất ổn định vĩ mô được ngân hàng xem là một nội dung phản ánh rủi ro tín dụng. 2.3- Các phương pháp thống kê phân tích hoạt động tín dụng ngân hàng 2.3.1- Phương pháp phân tổ Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (và các tiểu tổ) có tính chất khác nhau. Áp dụng vào trong hoạt động huy động vốn: khi phân tổ theo hình thức huy động thì tiêu thức phân tổ là hình thức huy động: tiền gửi, tiền vay, giấy tờ có giá, vốn nợ khác; nếu lấy tiêu thức phân tổ là kỳ hạn thì ta có vốn huy động ngắn hạn, vốn huy động trung và dài hạn.v.v Đối với hoạt động sử dụng vốn: phân tổ dư nợ cho vay theo tiêu thức phân tổ là loại tiền ta có dư nợ cho vay theo đồng nội tệ và dư nợ cho vay theo ngoại tệ; hoặc ta có thể phân tổ dư nợ cho vay theo đối tượng, theo ngành, theo kỳ hạn.v.v Phân tổ thống kê tín dụng ngân hàng giúp chúng ta hệ thống hoá một cách có khoa học các tài liệu thu được, giúp phân chia tổng thể phức tạp thành các tổ khác nhau. Giữa các tổ đều có sự khác nhau rõ rệt về tính chất, còn các đơn vị trong cùng một tổ đều có sự giống nhau (hay gần giống nhau) về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ. Cụ thể, phân tổ thống kê giúp chúng ta giải quyết được những nhiệm vụ cơ bản sau đây: - Thực hiện việc phân chia các chỉ tiêu tổng hợp trong tín dụng ngân hàng. - Biểu hiện kết cấu của các chỉ tiêu tổng hợp trong tín dụng ngân hàng như vốn huy động, doanh số cho vay, dư nợ cho vay, nợ quá hạntheo loại tiền, theo kỳ hạn, theo đối tượng - Biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức với nhau. Ví dụ: tổng của vốn huy động từ tổ chức dân cư và cá nhân là lượng vốn huy động được. 2.3.2- Phương pháp hồi quy và tương quan Phương pháp hồi quy và tương quan là phương pháp thường được sử dụng trong thống kê để nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng. Áp dụng vào trong hoạt động tín dụng: chúng ta thường sử dụng phương pháp hồi quy và tương quan để phân tích mối liên hệ giữa tổng nguồn vốn huy động với lãi suất huy động, mối liên hệ giữa tổng dư nợ với lãi suất cho vay. Từ đó, các ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất phù hợp để đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất. Nhiệm vụ của phân tích hồi quy và tương quan đó là: Xác định mô hình hồi quy phản ánh mối liên hệ và đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan. Việc đánh giá mức độ chặt chẽ này được thực hiện thông qua việc tính toán hệ số tương quan, tỷ số tương quan, hệ số tương quan bội, hệ số tương quan riêng phần. Từ đó có thể kết luận về mức độ chặt chẽ của mối liên hệ, và đề ra được các giải pháp cụ thể. 2.3.3- Phương pháp phân tích dãy số thời gian Dãy số thời gian là dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Ví dụ: dãy số liệu tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh Đông Đô từ năm 2005 đến năm 2008. Phương pháp phân tích dãy số thời gian cũng được áp dụng để phân tích một số chỉ tiêu tín dụng ngân hàng như vốn huy động, doanh số cho vay, dư nợ cho vay, nợ quá hạn Để có thể phân tích được biến động của hoạt động tín dụng, chúng ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau: 2.3.3.1- Mức độ bình quân qua thời gian Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại diện cho các mức độ tuyệt đối của dãy số thời gian. Tuỳ theo dãy số thời kỳ hay thời điểm mà ta có các công thức tính khác nhau: Vốn huy động là chỉ tiêu thời kỳ nên ta dùng công thức sau: Dư nợ cho vay là chỉ tiêu tuyệt đối thời điểm nên ta áp dụng công thức sau: Tương tự ta cũng có thể áp dụng để tính mức độ bình quân của các chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ và thời điểm khác. 2.3.3.2- Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian. - Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn (hay từng kỳ): phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian liền nhau. Áp dụng đối với vốn huy động có công thức tính sau: (với i = 2, 3, 4,) - Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc: phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài. Áp dụng đối với vốn huy động có công thức tính sau: (với i = 2, 3, 4,) - Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân: phản ánh mức độ đại diện của các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn. Áp dụng với vốn huy động có công thức tính sau: Tương tự ta có cũng có thể áp dụng để tính lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối của các chỉ tiêu khác như doanh số cho vay, dư nợ cho vay, 2.3.3.3- Tốc độ phát triển Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng nghiên cứu (hoạt động tín dụng) qua thời gian. - Tốc độ phát triển liên hoàn: phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tương (hoạt động tín dụng) ở thời gian sau so với thời gian liền trước đó. Áp dụng đối với vốn huy động ta có công thức tính sau: (với i = 2, 3, 4,) - Tốc độ phát triển định gốc: phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng (hoạt động tín dụng) ở thời gian những khoảng thời gian dài. Áp dụng đối với vốn huy động ta có công thức sau: (với i = 2, 3, 4,) - Tốc độ phát triển bình quân: phản ánh mức độ đại diện của các tốc độ phát triển liên hoàn. Áp dụng đối với vốn huy động ta có công thức tính sau: Tương tự ta cũng có thể áp dụng để tính tốc độ phát triển của các chỉ tiêu tín dụng khác như doanh số cho vay, dư nợ cho vay, 2.3.3.4- Tốc độ tăng (hoặc giảm) Chỉ tiêu này phản ánh qua thời gian, hiện tượng (hoạt động tín dụng) đã tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu phần trăm. - Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn: phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian i – 1. Áp dụng đối với vốn huy động ta có công thức tính sau: - Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc: phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian đầu trong dãy số. Áp dụng đối với vốn huy động ta có công thức tính sau: - Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân: phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) đại diên cho các tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn. Áp dụng đối với vốn huy động ta có công thức tính sau: (nếu biểu hiện bằng lần) (nếu biểu hiện bằng %) Tương tự ta có thể áp dụng để tính tốc độ tăng (giảm) của các chỉ tiêu tín dụng khác. 2.3.3.5- Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng (giảm) liên hoàn Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng (hoặc giảm) của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn thì tương ứng với một quy mô cụ thể là bao nhiêu. Áp dụng với vốn huy động ta có công thức tính sau: Tương tự ta có thể áp dụng để tính cho các chỉ tiêu tín dụng khác. 2.3.3.6- Một số phương pháp biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng (hoạt động tín dụng) Sự biến động về mặt lượng của hiện tượng qua thời gian chịu tác động của các yếu tố chủ yếu và các yếu tố ngẫu nhiên. Các yếu tố chủ yếu sẽ xác lập xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng, còn các yếu tố ngẫu nhiên thì làm cho sự biến động về mặt lượng của các hiện tượng lệch khỏi xu hướng cơ bản. Vì vậy, phương pháp biểu biện xu hướng phát triển cơ bản sẽ giúp chúng ta loại bỏ sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên, phản ánh xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng. - Đối với các chỉ tiêu tín dụng tuyệt đối thời kỳ (vốn huy động, chi phí huy động, tổng lãi phải trả,) ta có thể áp dụng một số phương pháp: phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian (áp dụng với các dãy số thời kỳ có khoảng cách thời gian tương đối ngắn và có nhiều mức độ), phương pháp dãy số bình quân trượt, phương pháp hàm xu thế. - Đối với các chỉ tiêu tín dụng tuyệt đối thời điểm (dư nợ cho vay) ta có thể áp dụng phương pháp dãy số bình quân trượt, phương pháp hàm xu thế. - Đối với các chỉ tiêu tín dụng tương đối thời kỳ (cơ cấu tổng vốn huy động, cơ cấu doanh số cho vay, lãi suất) ta có thể áp dụng phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian, phương pháp dãy số bình quân trượt và phương pháp hàm xu thế. - Đối với các chỉ tiêu tín dụng tương đối thời điểm (cơ cấu dư nợ cho vay) ta có thể áp dụng phương pháp dãy số bình quân trượt, phương pháp hàm xu thế. 2.3.4- Phương pháp hệ thống chỉ số - Phương pháp này dùng để phân tích vai trò và ảnh hưởng biến động của từng nhân tố đối với sự biến động chung của hoạt động tín dụng. Ví dụ: ta có quan hệ (ngoài ra còn có các quan hệ khác tương tự như trên). Với phương trình này ta có thể phân tích ảnh hưởng của vốn huy động và lãi suất huy động bình quân đến tổng lãi phải trả: 2.3.5- Phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn Dự đoán là việc xác đinh mức độ hoặc trạng thái của hiện tượng trong tương lai. Dự đoán thống kê là xác định mức độ của hiện tượng trong tương lai bằng cách sử dụng tài liệu thống kê và áp dụng các phương pháp phù hợp. Dự đoán ngắn hạn là dự đoán có tầm dự đoán dưới 3 năm. Trong hoạt động tín dụng ta sử dụng một số phương pháp sau: - Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: ta tính được lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân của các chỉ tiêu: vốn huy động, dư nợ cho vay,từ đó ta có mô hình dự đoán sau: với l = 1, 2, 3, Trong đó: Mức độ cuối cùng của dãy số Tầm dự đoán Mô hình dự đoán này cho kết quả dự đoán tốt khi các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau. - Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân: ta tính được tốc độ phát triển bình quân của các chỉ tiêu tín dụng, từ đó dự đoán được theo mô hình: với l = 1, 2, 3, Mô hình dự đoán trên cho kết quả tốt khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau. - Dự đoán dựa vào hàm xu thế: sau khi đã xác định được hàm xu thế, ta có thể dựa vào đó để dự đoán mức độ của hiện tượng trong tương lai theo mô hình: với t = 1, 2, 3, CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỐNG KÊ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHI NHÁNH TECHCOMBANK ĐÔNG ĐÔ THỜI KỲ 2005 – 2008 3.1- Tổng quan về chi nhánh Techcombank Đông Đô. 3.1.1- Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Đông Đô. 3.1.1.1- Lịch sử hình thành Ngày 10/06/2004 hội đồng quản trị của ngân hàng Techcombank ra quyết định về việc chuyển trụ sở chi nhánh Techcombank Đống Đa trực thuộc chi nhánh Techcombank Thăng Long từ 192 Thái Hà, quận Đống Đa , Hà Nội về địa điểm mới tại tầng 1 toà nhà 18T1, khu đô thị mới Trung Hoà, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội và đổi tên thành: “chi nhánh Techcombank Đông Đô”. Trước ngày 10/06/2004, chi nhánh Đống Đa hoạt động với quy mô nhỏ như quy mô của một phòng giao dịch của chi nhánh Techcombank Thăng Long. Vì địa điểm đặt phòng giao dịch Thái Hà trong những năm 2002-2003 có những sự phát triển rất mạnh về cơ sở hạ tầng cũng như việc gia tăng số lượng và mặt độ dân số. Lượng khách hàng tăng mạnh, quy mô chi nhánh không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng đó, chính vì vậy, hội đồng quản trị quyết định năng cấp và mở rộng phòng giao dịch Thái Hà trở thành chi nhánh cấp 1. Chi nhánh Đông Đô thành lập với số lượng nhân viên ban đầu là 24 người và cho đến nay quân số là gần 200 người. Bản thân chi nhánh năm 2004, khi mới thành lập chỉ có 2 cơ sở là trụ sở chi nhánh tại toà 18T1 Trung Hoà Nhân Chính và phòng giao dịch Đống Đa tại 192 Thái Hà. Đến nay chi nhánh đã có tất cả 5 phòng giao dịch. Bao gồm những PGD Thanh Xuân, Hà Đông, Ngã Tư Sở, Thái Hà và Giảng Võ. 3.1.1.2- Quá trình phát triển Vốn cổ phần: Cùng với sự phát triển của toàn hệ thống Techcombank về cả chiều rộng lẫn chiều sâu, vốn điều lệ của ngân hàng không ngừng tăng lên trong các năm. Năm 1993, khi ngân hàng bắt đầu đi vào hoạt động, vốn điều lệ của ngân hàng chỉ là 20 tỷ đồng, đến tháng 2 năm 2006 vốn điều lệ đã tăng 30 lần lên tới 617 tỷ đồng, và cho đến nay, tháng 3 năm 2007 vốn điều lệ của ngân hàng đã lên tới 1800 tỷ. Điều này cho thấy tốc độ phát triển của Techcombank về quy mô hoạt động cũng như khả năng phát triển. Thị trường mục tiêu: Đối với toàn hệ thống Techcombank nói chung và chi nhánh Đông Đô nói riêng, thị trường mục tiêu được chia theo các tiêu chí khác nhau: Nhóm sản phẩm tín dụng: - Tín dụng tiêu dùng: Techcombank tập trung tài trợ cho nhu cầu sửa chữa, mua nhà ở, phương tiện vận chuyển, du học, tư liệu tiêu dùng. - Tín dụng hộ cá thể: Vốn lưu động, vốn cố định phục vụ kinh doanh nhỏ, sản xuất nhỏ, cá thể. - Tín dụng đầu tư cá nhân: Chứng khoán, cổ phần niêm yết và không niêm yết. - Tín dụng công ty: Vốn lưu động, vốn cố định phục vụ sản xuất kinh doanh, đầu tư. Ngành nghề kinh doanh: - Sản xuất, gia công hàng xuất khẩu: Hàng dệt may, giày dép, thực phẩm chế biến, chế biến thuỷ hải sản, chế biến nông sản, điện - điện tử, thủ công mỹ nghệ, khoáng sản. - Kinh doanh nhập khẩu: máy móc thiết bị, xăng dầu, hoá chất, nguyên liệu, dược phẩm, sản phẩm điện tử, phương tiện vận tải. Trong đó, đối với chi nhánh Đông Đô thì cho vay nhập khẩu phương tiện vận tải như tàu thuỷ và xà lan chiếm tỷ trọng lớn về vốn tín dụng trong ngân hàng, ngân hàng có những khách hàng truyền thống như vinashine, vinaline - Sản xuất: Thực phẩm đồ uống, vật liệu xây dựng, sản xuất nhựa, hoá chất, sản phẩm từ cao su – hoá chất, sản xuất các sản phẩm thuỷ tinh - gốm sứ, sản phẩm kim loại máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, sản xuất lắp, ráp các sản phẩm linh kiện điện tử, sản xuất các sản phẩm gỗ nội thất. - Kinh doanh: thương mại, phân phối, bán buôn, bán lẻ. - Dịch vụ: Dịch vụ vận tải, khách sạn nhà hàng, dịch vụ du lịch. - Xây dựng cơ bản: xây dựng các công trình dân dụng, khu đô thị, khu dân cư, công trình công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng công trình giao thông. - Các hoạt động liên quan đến bất động sản: Kinh doanh nhà và đất ở, mua nhà khu đô thị mới, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp. - Ngoài ra: Chi nhánh Đông Đô còn ngày càng ứng dụng những kỹ thuật mới tạo ra những sản phẩm mới như: logistic - hợp đồng vận chuyển ba bên, thấu chi cho doanh nghiệp, cá nhân, dịch vụ trọn gói Quá trình phát triển: - Năm 2000, ngân hàng Techcombank quyết định thành lập chi nhánh Thái Hà. - Tháng 10/2004, do khu đô thị Trung hoà nhân chính hình thành và mở rộng, khối lượng dân cư tăng nhanh, nhu cầu tăng cường khả năng của phục vụ của ngân hàng tăng. Do đó, ngày 06/10/2004, Tổng giám đốc ngân hàng Techcombank quyết định chuyển chi nhánh Thái Hà về toà nhà 18T1 Trung Hòa – Nhân Chính, đổi tên thành chi nhánh Đông Đô, với một phòng giao dịch Thái Hà. - Trong năm 2005, chi nhánh Đông Đô liên tục phát triển, trong năm 2005 chi nhánh đã có thêm hai phòng giao dịch Hà Đông và phòng giao dịch Thanh Xuân. - Năm 2006 chi nhánh ngừng mở rộng theo chiều rộng mà tiến hành đầu tư theo chiều sâu, chi nhánh liên tục tuyển người và ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến với chi nhánh. - Đầu năm 2007 chi nhánh Đông Đô đã khai trương thêm phòng giao dịch Ngã Tư Sở. - Các phòng giao dịch được thành lập chủ yếu do nhu cầu huy động tiền gửi trong dân cư. 3.1.2- Hệ thống tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 3.1.2.1- Hệ thống tổ chức Chi nhánh Đông Đô có cơ cấu tổ chức như sau: Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức các phòng ban của chi nhánh Đông Đô BAN GIÁM ĐỐC BAN TÁI THẨM ĐỊNH PHÒNG KẾ TOÁN BAN PHÂN TÍCH VÀ HỖ TRỢ KINH DOANH PHÒNG KINH DOANH 3.1.2.2- Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Quyền hạn và trách nhiệm của ban giám đốc: Ban giám đốc của chi nhánh Đông

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2263.doc
Tài liệu liên quan