Chuyên đề Phân tích thống kê hoạt động xuất khẩu ở công ty TNHH Đại Hưng Thịnh giai đoạn1998 – 2007

 

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 3

1.1 Hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân 3

1.1.1 Hoạt động xuất khẩu 3

1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu 4

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 6

1.2 Hoạt động xuất khẩu trong các doanh nghiệp 8

1.2.1 Các phương thức chủ yếu trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu 8

1.2.2 Các bước chuẩn bị để tiến hành giao dịch kí kết hợp đồng 9

CHƯƠNG II: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐƯỢC VẬN DỤNG ĐỂ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH ĐẠI HƯNG THỊNH GIAI ĐOẠN 1998 - 2007 21

2.1 Phương pháp phân tích dãy số thời gian 21

2.1.1 Dãy số thời gian 22

2.1.1.1 Khái niệm 22

2.1.1.2 Phân loại 23

2.1.1.3 Những yêu cầu khi xây dựng dãy số thời gian 23

2.1.1.4 Tác dụng 24

2.1.2 Phân tích đặc điểm biến động của dãy số thời gian 24

2.1.2.1 Giá trị xuất khẩu bình quân năm 24

2.1.2.2 Lượng tăng (giảm) giá trị xuất khẩu 25

2.1.2.3 Tốc độ phát triển giá trị xuất khẩu 27

2.1.2.4 Tốc độ tăng (giảm) giá trị xuất khẩu 28

2.1.2.5 Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (hoặc giảm) giá trị xuất khẩu liên hoàn 30

2.2 Phương pháp phân tích hồi quy và tương quan 31

2.2.1 Nhiệm vụ 31

2.2.2 Ý nghĩa của phương pháp 32

2.2.3 Hồi quy và tương quan tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng (hồi quy và tương quan tuyến tính đơn) 33

2.2.4 Hồi quy tương quan phi tuyến giữa hai tiêu thức số lượng 37

2.2.4.1 Một số mô hình hồi quy tương quan phi tuyến 37

2.2.4.2 Tỷ số tương quan (ký hiệu: ) 40

2.3 Dự đoán thống kê 41

2.3.1 Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân. 43

2.3.2 Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân. 43

3. Dự đoán dựa vào hàm xu thế. 44

SSE= = min 45

Sai số chuẩn của mô hình dự đoán 45

SE= min 45

4.Dự đoán theo phương pháp san bằng mũ. 45

4.1 Mô hình đơn giản. 45

Với 47

4.2 Mô hình xu thế tuyến tính và không có biến động thời vụ. 47

5. Dự đoán bằng mô hình tuyến tính ngẫu nhiên ( Phương pháp Box – Jenkins) 47

Để xây dựng các mô hình người ta thường sử dụng 2 toán tử sau: 47

Toán tử lùi: 47

 47

 47

5.1 Một số mô hình tuyến tính của quá trình ngẫu nhiên dừng 48

5.2 Mô hình tuyến tính không dừng.( Mô hình tổng hỗn hợp tự hồi quy – trung bình trượt. Ký hiệu ARIMA(p,d,q) ) 48

ARIMA(0,1,1): 49

ARIMA(0,2,2): 49

ARIMA(1,1,1): 49

Chương 3: VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH ĐẠI HƯNG THỊNH GIAI ĐOẠN 1998-2007 VÀ DỰ ĐOÁN CHO GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 49

3.1 Tổng quan về công ty TNHH Đại Hưng Thịnh 49

3.1.1. Giới thiệu về công ty 49

3.1.2. Các giai đoạn phát triển của công ty TNHH Đại Hưng Thịnh 50

3.2. Phân tích tình hình xuất khẩu tại công ty 51

3.3. Phân tích mối quan hệ giữa giá trị xuất khẩu và doanh thu tại Công ty TNHH Đại Hưng Thịnh giai đoạn 1998-2007 53

3.3. Dự đoán 58

3.3.1. Dự đoán bằng phương pháp hàm xu thế 58

3.3.2. Dự đoán bằng phương pháp san bằng mũ 60

KẾT LUẬN 62

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1582 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích thống kê hoạt động xuất khẩu ở công ty TNHH Đại Hưng Thịnh giai đoạn1998 – 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợp bán hàng chất lượng tốt giá rẻ. + Chiến lược công nghệ mới: dùng công nghệ mới để cải tiến chất lượng hàng để tăng cạnh tranh. + Chiến lược dịch vụ trước, trong và sau bán hàng. + Chiến lược giữ quan hệ hướng tới khách hàng. Xem xét đối tượng cạnh tranh thực hiện chiến lược nào, thực lực của đối thủ cạnh tranh như thế nào? Từ đó mà doanh nghiệp biết được thực lực cạnh tranh của họ để có thái độ và chiến lược phù hợp. Nghiên cứu về giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới Giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới phản ánh quan hệ cung cầu hàng hoá đó trên thị trường thế giới, xác định đúng giá cả hàng hoá trong kinh doanh xuất khẩu có ý nghĩa to lớn đối với hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. Nghiên cứu giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới là một công việc quan trọng đối với bất cứ một đơn vị kinh doanh nào. Để đạt được hiệu quả cao trên thương trường quốc tế đòi hỏi các nhà kinh doanh luôn theo dõi, nghiên cứu sự biến động của giá cả, đồng thời phải có các biện pháp tính toán, xác định một cách chính xác. Trên thị trường thế giới có các loại giá cả sau: giá tham khảo, giá yết bảng ở sở giao dịch quốc tế, giá bán đấu giá đấu thầu, giá ở các bản chào hàng. Xem xét các loại giá trên để nắm được mức giá tối thiểu và tối đa, xu hướng biến động, dự báo được tình hình để có biện pháp xử lý hiệu quả nhất khi kí kết hợp đồng. Xu hướng biến động các loại giá cả trên thị trường thế giới là rất phức tạp. Do đó việc nắm bắt tình hình xu hướng biến động giá cả là hết sức khó khăn đòi hỏi phải có thông tin chính xác, kịp thời. Giá ảnh hưởng đến sức tiêu thụ, kinh doanh và lợi nhuận. Nó đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và của một số quốc gia. Đánh giá đúng đắn bảo đảm cho nhà xuất khẩu thắng lợi trong kinh doanh, tránh được sự rủi ro và thua lỗ. Lựa chọn khách hàng Chọn khách hàng là chọn đối tác giao dịch thương nhân để thiết lập quan hệ kinh doanh, an toàn và có lãi. Trước khi lựa chọn ta cần tiến hành điều tra toàn diện như tình hình tài chính, kinh tế, mặt hàng, thái độ kinh doanh với chính sách của nước đó, quan điểm khách hàng đó đối với nước ta. Nội dung điều tra tìm hiểu bao gồm: + Khả năng tài chính, thanh toán: vốn, nợ, tình hình kinh doanh lỗ lãi. + Quan điểm kinh doanh của bạn hàng nói chung và riêng với ta. + Phong thái kinh doanh, mức độ tín nhiệm, đạo đức kinh doanh. Khi lựa chọn quốc gia làm đối tượng xuất khẩu hàng hoá, ta phải xem xét: + Tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của nước đó. + Nhu cầu nhập khẩu mặt hàng thuộc đối tượng nghiên cứu. + Tình hình dự trữ ngoại tệ, phương hướng nhập khẩu để biết khả năng nhập khẩu và dự kiến của đối thủ cạnh tranh. Như vậy việc lựa chọn đối tác giao dịch phải có căn cứ khoa học là điều kiện quan trọng quyết định trong hoạt động mua bán quốc. 2.1.2 Lập phương án kinh doanh Sau khi đã nghiên cứu xong mặt hàng mà thị trường có nhu cầu, lựa chọn được đối tác kinh doanh và giá cả của hàng hoá xuất khẩu, đơn vị kinh doanh cần phải thiết lập phương án kinh doanh để qua đó doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiến hành các bước kinh doanh. Tức là doanh nghiệp cần: +Đánh giá khái quát về tình hình thị trường, đối tác xuất khẩu để từ đó rút ra những nét tổng quát về tình hình hoạt động kinh doanh. +Lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh. +Đề ra các mục tiêu và biện pháp thực hiện mục tiêu. +Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của việc kinh doanh qua các chỉ tiêu: tỷ suất ngoại tệ, thời gian hoàn vốn, tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất doanh lợi, điểm hoàn vốn. 2.1.3 Tổ chức thu mua tạo nguồn cho xuất khẩu Là toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiên cứu thị trường, ký kết hợp đồng thực hiện vận chuyển, bảo quản, sơ chế, thu mua tạo nguồn cho xuất khẩu và hệ thống nghiệp vụ trong kinh doanh mua bán, trao đổi hàng hoá nhằm tạo nguồn hàng cho xuất khẩu. 2.1.4 Đàm phán trong ký kết hợp đồng cho xuất khẩu Nội dung tiếp theo cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá là tiến hành giao dịch, đàm phán để đi đến những thoả thuận chung trong thương mại quốc tế. Đàm phán trong hoạt động xuất khẩu là việc trao đổi, bàn bạc giữa các đối tác xuất khẩu đưa ra những điều khoản cụ thể trong hợp đồng để đi đến ký kết các hợp đồng. Đàm phán trao đổi thư từ, điện tín Đây là hình thức đàm phán giao dịch thuận tiện, đỡ tốn kém nhất do chủ động được về thời gian có điều kiện để suy xét tinh toán, tham khảo nhiều ý kiến để có cơ sở hợp lý cho giải quyết công việc. Khi sử dụng đàm phán qua thư tín phải luôn thận trọng trong cách viết thư và gửi thư. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là tiết kiệm được chi phí giao dịch nhưng có nhược điểm là không nắm bắt được đầy đủ thông tin về đối tác, lâu và kéo dài dễ để mất thời cơ kinh doanh. Đàm phán giao dịch bằng điện thoại Trong giao dịch quốc tế, điện thoại đường dài khá phổ biến, việc đàm thoại được tiến hành rất nhanh chóng và thuận lợi cho các nhà kinh doanh, nhưng tốn kém nhiều so với thư từ. Đây là hình thức giao dịch miệng, không thể làm chứng cứ pháp luật như văn bản, thư từ. Do đó chỉ dùng điện thoại khi việc khẩn trương, có yếu tố thời hạn, lỡ thời cơ. Sau khi giao dịch bằng điện thoại phải có văn bản xác nhận nội dung đã trao đổi và những ý kiến đã thoả thuận giữa các bên. Văn bản này có ý nghĩa pháp lý. Đàm phán giao dịch bằng gặp mặt trực tiếp Là hình thức giao dịch đối diện nhau trên một bàn đàm phán. Việc gặp gỡ trực tiếp trong đàm phán là rất quan trọng, nó cho phép hai bên cùng trao đổi, thoả thuận những vấn đề chi tiết trong hợp đồng, từ đó dễ tạo điều kiện kết thúc đàm phán để ký kết hợp đồng. Với hình thức đàm phán này nhà kinh doanh vừa có thể trình bày cặn kẽ lại hiểu được tâm lý đối tác. Qua đó nhà kinh doanh có thể tuỳ cơ ứng biến. Song hình thức đàm phán này đòi hỏi năng lực đàm phán giỏi và tốn kém, mất thời gian và cần một địa bàn tốt. Các bước tiến hành đàm phán gồm: chào hàng (lời đề nghị ký hợp đồng), hoàn giá (mặc cả), chấp nhận, xác nhận. 2.1.5 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu Khi hợp đồng mua bán được ký kết xong, nghĩa vụ và quyền lợi của các bên tham gia ký hợp đồng đã được xác định, các bên cần thục hiện nghĩa vụ của mình ghi trong bản hợp đồng; cần xác định rõ trách nhiệm, nội dung và trình tự công việc phải làm. Phải yêu cầu đối phương theo hợp đồng phát sinh trong quá trình thực hiện, các bên phải kịp thời trao đổi để có hướng giải quyết cụ thể. Để thực hiện hợp đồng xuất khẩu bên xuất khẩu cần phải tiến hành thực hiện các công việc sau: kiểm tra L/C do bên mua mở, xin giấy phép xuất khẩu, chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu, uỷ thác thuê tàu, kiểm nghiệm hàng hoá, làm thủ tục hải quan, giao hàng lên tàu, chủ hàng phải nộp bản đăng ký hàng chuyên trở và xuất trình bản này cho người vận chuyển, theo dõi lịch trình để đưa hàng lên tàu được sự giám sát của hải quan và lấy vận đơn đường biển, mua bảo hiểm hàng hoá, làm thủ tục thanh toán, giải quyết khiếu nại nếu có. 2.2 Các hình thức xuất khẩu thông dụng của doanh nghiệp xuất nhập khẩu 2.2.1 Xuất khẩu trực tiếp Là xuất khẩu hàng hóa do chính doanh nghiệp sản xuất hoặc đặt mua của doanh nghiệp sản xuất trong nước, sau đó xuất khẩu những sản phẩm này với danh nghĩa là hàng hoá của đơn vị mình. Các bước để tiến hành một hợp đồng xuất khẩu trực tiếp: ký kết nội địa sau đó mua hàng và trả tiền cho các đơn vị sản xuất trong nước; ký hợp đồng ngoại sau đó tiến hành giao hàng và thanh toán tiền. Theo hình thức xuất khẩu này thì doanh nghiệp sẽ chịu bất lợi về chi phí vận chuyển, thuế xuất nhập khẩu và chi phí để duy trì cửa hàng, văn phòng đại diện ở nước ngoài. Nhưng ưu điểm là giúp doanh nghiệp kiểm soát và nắm được hoạt động kinh doanh và có cơ may để đứng chân vững chắc ở thị trường nước ngoài. 2.2.2 Xuất khẩu gián tiếp Là hình thức bán hàng hoá qua một số trung gian nước ngoài để họ bán lại cho người tiêu dùng. Nó có ưu điểm là ít gặp nguy hiểm khi doanh nghiệp không nắm vững được thị trường nước ngoài và có thể sử dụng tìêm lực của người trung gian, nhưng nhược điểm là mức lợi nhuận không cao. 2.2.3 Cấp giấy phép chuyển nhượng quyền Là một hợp đồng cho phép người được cấp giấy phép sử dụng bản quyền theo các điều kiện thoả thuận để lấy lệ phí. Hình thức xuất khẩu này có chi phí đầu tư không cao nhưng dễ tạo ra các đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp về lâu dài. 2.2.4 Liên doanh Là hình thức được nhiều doanh nghiệp ưa thích thông qua hai hay nhiều nhà đầu tư cùng sở hữu một xí nghiệp. Theo phương thức này, đơn vị “chân hàng” cùng bỏ vốn kinh doanh chung với đơn vị ngoại thương với điều kiện lãi cùng hưởng lỗ cùng chịu. Liên doanh giúp nhà đầu tư hiểu rõ thị trường, tận dụng tri thức của đối tác tại địa phương về điều kiện bán hàng, cạnh tranh tại nước chủ nhà và san sẻ chi phí đầu tư. 2.2.5 Buôn bán đối lưu Là hình thức giao dịch trong đó hoạt động xuất khẩu kết hợp với hoạt động nhập khẩu và người bán cũng đồng thời là người mua, lượng hàng hoá trao đổi có giá trị tương đương nhau. Có các hình thức mua bán đối lưu sau: +Hình thức hàng đổi hàng: là hình thức giao dịch mà hai bên trực tiếp trao đổi hàng hoá, dịch vụ có giá trị tương đương, không dùng tiền làm giá trị trung gian. +Trao đổi bù trừ: Là hình thức xuất khẩu liên kết với nhập khẩu ngay trong hợp đồng, có thể từ trước hoặc bù trừ song song. +Nghiệp vụ đối lưu: Là hình thức một bên giao thiết bị cho bên kia rồi mua lại thành phẩm hay bán thành phẩm. Các yêu cầu đòi hỏi khi thực hiện hình thức này: hai bên cùng cân bằng về mặt hàng, về tổng giá trị hàng hóa trao đổi, về giá cả, cùng thoả thuận về điều kiện giao hàng. Hình thức này có ưu điểm là có thể thực hiện được khi các bên thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm, thiếu ngoại hối, đồng thời nó tránh được những rủi ro do biến động của thị trường ngoại hối gây ra. 2.2.7 Xuất khẩu theo nghị định thư Là hoạt động xuất khẩu hàng hoá (thường là hàng trả nợ) được ký theo nghị định của Chính phủ. Hình thức này đem lại khả năng thanh toán chắc chắn, giá cả hàng hoá dễ chấp nhận, tiết kiệm được chi phí nghiên cứu tìm hiểu thị trường, nhưng xuất khẩu theo hình thức này đem lại lợi nhuận không cao. 2.2.8 Xuất khẩu tại chỗ Là hình thức mà hàng hoá xuất khẩu được bán ngay tại nước xuất khẩu. Doanh nghiệp ngoại thương không phải ra nước ngoài để đàm phán, ký kết hợp đồng mà người mua tự tìm đến doanh nghiệp để mua hàng; doanh nghiệp cũng không phải làm thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hoá hay thuê phương tiện vận chuyển. Đây là hình thức xuất khẩu đặc trưng, khác biệt so với các hình thức xuất khẩu khác. Hình thức này càng được vận dụng nhiều theo xu hướng phát triển thế giới. 2.2.9 Tái xuất khẩu Là hình thức xuất khẩu những hàng hoá nhập khẩu nhưng qua chế biến ở nước tái sản xuất ra nước ngoài. Hình thức này có thể diễn ra theo hai cách: +Hàng hoá đi thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu. Nước tái xuất khẩu chỉ có vai trò trên giấy tờ như một nước trung gian. +Hàng hoá đưa từ nước xuất khẩu đến nước tái xuất khẩu rồi đi từ nước tái xuất khẩu sang nước nhập khẩu. Ngược lại dòng tiền lại được chuyển từ nước nhập sang nước tái xuất rồi sang nước xuất khẩul. Hoạt động này chỉ diễn ra khi mà các nước bị hạn hẹp về quan hệ thương mại quốc tế do bị cấm vận hoặc thị trường mới chưa có kinh nghiệm cần có người trung gian. 2.2.10 Xuất khẩu gia công uỷ thác Theo hình thức này các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đứng ra với vai trò nhập nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho đơn vị sản xuất, xí nghiệp gia công. Sau đó khi sản phẩm được hoàn nhận lại và xuất cho bên đối tác. Để hoàn thành một thương vụ xuất khẩu theo hình thức này thì doanh nghiệp cần phải tiến hành theo các bước: +Ký hợp đồng gia công uỷ thác với đơn vị sản xuất trong nước +Ký hợp đồng gia công uỷ thác với đơn vị uỷ thác trong nước +Ký hợp đồng gia công với nước ngoài và nhập nguyên vật liệu +Xuất khẩu lại thành phẩm cho bên nước ngoài +Thanh toán chi phí gia công cho đơn vị sản xuất Hình thức này có ưu điểm là doanh nghiệp không cần bỏ nhiều vốn kinh doanh nhưng có hiệu quả cao, ít rủi ro, thị trường tiên thụ chắc chắn. Nhưng có điểm yếu là khá phức tạp vì đòi hỏi phải tìm được đối tác nước ngoài có nhu cầu CHƯƠNG II: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐƯỢC VẬN DỤNG ĐỂ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH ĐẠI HƯNG THỊNH GIAI ĐOẠN 1998 - 2007 Căn cứ vào nguồn số liệu được cung cấp từ phòng kinh doanh xuất nhập khẩu công ty TNHH Đại Hưng Thịnh, có thể sử dụng một số phương pháp thống kê nghiên cứu biến động sau: 2.1 Phương pháp phân tích dãy số thời gian Các hiện tượng có mặt lượng thường xuyên biến động qua thời gian và để nghiên cứu những biến động này người ta thực hiện trên cơ sở phân tích dãy số thời gian. 2.1.1 Dãy số thời gian 2.1.1.1 Khái niệm Dãy số thời gian là dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Ví dụ giá trị xuất khẩu của công ty TNHH Đại Hưng Thịnh qua các năm từ 1998 đến 2007: Bảng 1: Bảng giá trị xuất khẩu của công ty TNHH Đại Hưng Thịnh giai đoạn 1998 - 2007 Năm GTXK yi (tỷ đồng) 1998 7.5 1999 9.0 2000 10.6 2001 21.3 2002 36.3 2003 40.4 2004 59.8 2005 74.7 2006 87.7 2007 104.8 Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu công ty TNHH Đại Hưng Thịnh Xét về mặt cấu tạo, một dãy số thời gian bao gồm hai yếu tố: Thời gian và các số liệu của hiện tượng. Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm. Độ dài giữa hai thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian. Ở ví dụ trên thời gian là năm (tử 1998 đến 2007) có khoảng cách thời gian là một năm. Các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu có thể được biểu hiện bằng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân và được gọi là các mức độ của dãy số. Với dãy số trên thì các mức độ là giá trị xuất khẩu qua các năm, nó là các số tuyệt đối. 2.1.1.2 Phân loại - Dãy số tuyệt đối: là dãy số thời gian mà các mức độ của nó là các số tuyệt đối, phản ánh quy mô (khối lượng) của hiện tượng qua thời gian. Có thể chia dãy số thời gian thành dãy số thời điểm và dãy số thời kỳ. Dãy số thời điểm: là dãy số mà các mức độ của nó là các số tuyệt đối thời điểm, phản ánh quy mô (khối lượng) của hiện tượng tại những thời điểm nhất định. Dãy số thời kỳ: là dãy số mà các mức độ của nó là những số tuyệt đối thời kỳ, phản ánh quy mô của hiện tượng trong từng khoảng thời gian nhất định. Ví dụ trên là một dãy số thời kỳ, mỗi mức độ của nó phản ánh giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp trong khoảng thời gian từng năm. - Dãy số tương đối: là dãy số thời gian mà các mức độ là các số tương đối. - Dãy số bình quân: là dãy số mà các mức độ là các số bình quân. VD: giá trị xuất khẩu bình quân một năm, doanh thu bình quân một năm,… Các dãy số tương đối và dãy số bình quân đều được xây dựng trên cơ sở dãy số tuyệt đối. 2.1.1.3 Những yêu cầu khi xây dựng dãy số thời gian Để phân tích dãy số thời gian được chính xác thì yêu cầu cơ bản khi xây dựng dãy số thời gian là phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ của dãy số. Nội dung, đờn vị và phương pháp tính các chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất. Phải thống nhất về phạm vi của hiện tuợng nghiên cứu qua thời gian: phạm vi hành chính của một địa phương hoặc số đơn vị thuộc hệ thống quản lý. Khoảng cách về thời gian trong dãy số có thể bằng nhau hoặc khác nhau. Tuy nhiên để thuân lợi cho việc tính toán các chỉ tiêu thì khoảng cách thời gian nên bằng nhau nhất là đối với dãy số thời kỳ ở trên. Ví dụ trên là một dãy số thời kỳ có khoảng cách thời gian bằng nhau là một năm. 2.1.1.4 Tác dụng Việc phân tích dãy số thời gian cho phép nghiên cứu đặc điểm quy luật biến động của hiện tuợng qua thời gian từ đó tiến hành dự đoán mức độ của hiện tượng trong tương lai. Với dãy số thời gian về giá trị xuất khẩu ở trên có thể phân tích đặc điểm biến động giá trị xuất khẩu qua các qua các năm từ 1998 đến2007 và dự đoán giá trị xuất khẩu cho ba năm tiếp theo. 2.1.2 Phân tích đặc điểm biến động của dãy số thời gian Để phân tích đặc điểm biến động của dãy số thời gian trên ta sử dụng các chỉ tiêu sau 2.1.2.1 Giá trị xuất khẩu bình quân năm Chỉ tiêu này được tính từ các giá trị xuất khẩu của các năm, nó phản ánh nó phản ánh bình quân trong một năm công ty giá trị xuất khẩu của công ty đạt bao nhiêu tỷ đồng. Tuỳ theo dãy số thời kỳ hay dãy số thời điểm mà công thức tính khác nhau. Số liệu trên là dãy số liệu thời kỳ vì thế giá trị xuất khẩu bình quân năm được tính theo công thức sau: == Trong đó: yi (i=) là các mức độ của dãy số thời kỳ mà ở đây là giá trị xuất khẩu qua các năm Từ bảng 1 ta có: = (tỷ đồng) 2.1.2.2 Lượng tăng (giảm) giá trị xuất khẩu Là đại lượng phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối (giá trị xuất khẩu) giữa hai thời gian (hai năm). *) Lượng tăng (hoặc giảm) giá trị xuất khẩu liên hoàn: Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về giá trị xuất khẩu giữa hai thời gian liền nhau (hai năm liên tiếp) và được tính theo ông thức sau đây: =yi-yi-1 (với i=) Trong đó: : lượng tăng (hoặc giảm) giá trị xuất khẩu ở năm i so với năm đứng trước nó là i-1 Yi: giá trị xuất khẩu ở năm i Yi-1: giá trị xuất khẩu ở năm i-1 Nếu yi >yi-1 thì >0 phản ánh quy mô giá trị xuất khẩu tăng và ngược lại Từ bảng 1 ta có: (tỷ đồng) (tỷ đồng) … (tỷ đồng) *)Lượng tăng (hoặc giảm) giá trị xuất khẩu định gốc: Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về giá trị xuất khẩu trong những nhiều năm và được tính theo công thức sau: =yi-y1 (với i=2,3,...,n) Trong đó: : Lượng tăng (hoặc giảm) giá trị xuất khẩu định gốc ở năm i so với năm đầu của dãy số Yi: giá trị xuất khẩu ở năm i Y1: giá trị xuất khẩu ở năm đầu ++...+==yn-y1 = Từ số liệu bảng 1 ta tính được: (tỷ đồng) (tỷ đồng) … (tỷ đồng) *)Lượng tăng (hoặc giảm) giá trị xuất khẩu bình quân Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại diện của các lượng tăng giảm giá trị xuất khẩu liên hoàn và được tính theo công thức sau: === Từ bảng 1 ta có: (tỷ đồng) 2.1.2.3 Tốc độ phát triển giá trị xuất khẩu Tốc độ phát triển phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của giá trị xuất khẩu qua các năm. Tuỳ vào từng mục đích nghiên cứu mà có các tốc độ phát triển khác nhau - Tốc độ phát triển liên hoàn giá trị xuất khẩu Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của giá trị xuất khẩu năm sau so với năm liền trước đó và được tính theo công thức sau: ti= (với i=2,3,...,n) (lần hoặc %) Trong đó t i: tốc độ phát triển liên hoàn năm i so với năm i-1 có thể biểu hiện bằng lần hoặc % Từ số liệu bảng 1 ta có: lần (hay 120.0 %) lần (hay 117.8 %) … lần (hay 119.5 %) - Tốc độ phát triển định gốc giá trị xuất khẩu Là đại lượng phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của giá trị xuất khẩu qua nhiều năm và được tính theo công thức : Ti=(với i=2,3,...,n) (lần hay %) Từ bảng 1 ta có: lần (hay 120.0 %) lần (hay 141.3 %) … lần (hay 1397.3 %) - Tốc độ phát triển bình quân giá trị xuất khẩu Là đại lượng phản ánh mức độ đại diện của các tốc độ phát triển liên hoàn. Tốc độ phát triển được tính theo công thức bình quân nhân vì nó được tính từ các tốc độ phát triển liên hoàn, mà các tốc độ phát triển liên hoàn lại có quan hệ tích với nhau: === Từ công thức cho thấy chỉ nên tính chỉ tiêu này đối với những hiện tuợng biến động theo một xu hướng nhất định. Dãy số liệu trên là một ví dụ Ở bảng 1: lần (hay 134.0 %) 2.1.2.4 Tốc độ tăng (giảm) giá trị xuất khẩu Chỉ tiêu này phản ánh qua các năm, giá trị xuất khẩu đã tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu phần trăm. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, có thể tính các tốc độ tăng hoặc giảm sau: - Tốc độ tăng (hoặc giảm) giá trị xuất khẩu liên hoàn: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) giá trị xuất khẩu ở năm i so với năm i-1 và được tính theo công thức sau đây: ai===ti-1 (với i=) (lần ;%) Tức là : tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn bằng tốc độ phát triển liên hoàn (biểu hiện bằng lần) trừ 1 (nếu tốc độ phát triển liên hoàn biểu hiện bằng % thì trừ 100) Ở bảng 1: lần (hay 20 %) lần (hay 17.8 %) … lần (hay 19.5 %) - Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc giá trị xuất khẩu Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) giá trị xuất khẩu ở năm i so với năm đầu trong dãy số và được tính theo công thức sau: Ai===Ti-1 Tốc độ tăng (lần) -1 Tốc độ tăng (giảm) = Tốc độ tăng (%) -100% Từ bảng 1: lần (hay 20 %) lần (hay 41.3 %) … lần (hay 1297.3 %) - Tốc độ tăng (giảm) giá trị xuất khẩu bình quân Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) giá trị xuất khẩu đại diện cho tốc độ tăng (hoặc giảm) giá trị xuất khẩu liên hoàn và được tính theo công thức sau; =-1 (nếu biểu hiện bằng lần) =(%)-100 (nếu biểu hiện bằng %) Ở bảng 1 ta có: lần (hay 34.0 %) 2.1.2.5 Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (hoặc giảm) giá trị xuất khẩu liên hoàn Là chỉ tiêu phản ánh cứ 1% tăng (hoặc giảm) của tốc độ tăng (hoặc giảm) giá trị xuất khẩu liên hoàn thì tương ứng với một quy mô giá trị xuất khẩu cụ thể là bao nhiêu. Công thức tính: gi=== Từ bảng 1 ta có: (tỷ đồng) (tỷ đồng) … (tỷ đồng) Chú ý: về bản chất nó thể hiện sự kết hợp giữa số tuyệt đối và số tương đối và không tính chỉ tiêu này cho các tốc độ tăng hoặc giảm định gốc Gi=== Trên đây là năm chỉ tiêu thường được sử dụng để phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian mà cụ thể là dùng để phân tích đặc điểm biến động giá trị xuất khẩu qua các năm. Đối vơi dãy số trên có thể vận dụng cả năm chỉ tiêu vào phân tích bởi vì mỗi một chỉ tiêu có nội dung, ý nghĩa riêng, song giữa chúng có mối liên hệ với nhau nhằm giúp cho việc phân tích đầy đủ sâu sắc hơn. 2.2 Phương pháp phân tích hồi quy và tương quan 2.2.1 Nhiệm vụ Giữa giá trị xuất khẩu với doanh thu của công ty có mối quan hệ phụ thuộc vào nhau. Để nghiên cứu mối liên hệ này ta có thể sử dụng phương pháp hồi quy và tương quan. Khi nghiên cứu mối liên hệ phụ thuộc, nếu xét theo mức độ chặt chẽ của mối liên hệ có thể phân thành hai loại là liên hệ hàm số và liên hệ tương quan. Liên hệ hàm số là mối liên hệ hoàn toàn chặt chẽ giữa tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả. Ở đây ta xem xét mối quan hệ giữa giá trị xuất khẩu với doanh thu của công ty mà giá trị xuất khẩu này chỉ đóng góp phần lớn cho doanh thu chứ không phải toàn bộ doanh thu đều do xuất khẩu mang lại. Vì thế giữa chúng có mối liên hệ tương quan, tức là mối liên hệ không hoàn toàn chặt chẽ giữa tiêu thức nguyên nhân (giá trị xuất khẩu) và tiêu thức kết quả (doanh thu). Phân tích hồi quy và tương quan giải quyết hai nhiệm vụ 2.2.1.1 Xác định mô hình hồi quy phản ánh mối liên hệ Trong trường hợp này chỉ có một tiêu thức nguyên nhân và một tiêu thức kết quả. Ở đây tiêu thức giá trị xuất khẩu được xem xét có ảnh hưởng đến tiêu thức kết quả là doanh thu. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi phân tích sâu sắc bản chất mối liên hệ trong điều kiện chuỗi thời gian dài. Từ đó có thể xây dựng mô hình hồi quy đơn. Mô hình có thể là tuyến tính (mô hình đường thẳng) hoặc mô hình phi tuyến tính (mô hình đường cong). Việc xác định mô hình cụ thể ta dựa vào đồ thị và tiến hành so sánh các SE tìm ra mô hình có giá trị của SE nhỏ nhất. 2.2.1.2 Đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan Ta căn cứ vào hệ số tương quan và tỷ số tương quan để đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan giữa tiêu thức giá trị xuất khẩu với tiêu thức doanh thu của công ty giai đoạn 1998 - 2007. 2.2.2 Ý nghĩa của phương pháp Đây là phương pháp phân tích được sử dụng nhiều trong thống kê để nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng cụ thể, ở đây nghiên cứu mối liên hệ giữa giá trị xuất khẩu và doanh thu. Trong trường hợp này phương pháp phân tích hồi quy và tương quan được vận dụng trong nghiên cứu dãy số thời gian. 2.2.3 Hồi quy và tương quan tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng (hồi quy và tương quan tuyến tính đơn) Giá trị xuất khẩu và doanh thu là hai tiêu thức số lượng, để nghiên cứu mối quan hệ phụ thuộc giữa hai tiêu thức này ta sử dụng phương pháp hồi quy và tương quan giữa hai tiêu thức số lượng 2.2.3.1 Mô hình hồi quy tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng Bảng 4: Bảng số liệu về giá trị sản xuất và doanh thu của công ty TNHH Đại Hưng Thịnh giai đoạn 1998 - 2007 Đơn vị: tỷ đồng Năm Giá trị xuất khẩu (xi) Doanh thu (yi) 1998 7.5 11.2 1999 9 13.5 2000 10.6 22.3 2001 21.3 27.6 2002 36.3 30.2 2003 40.4 39.8 2004 59.8 44.7 2005 74.7 67.5 2006 87.7 91.3 2007 104.8 121.4 Ở đây tiêu thức nguyên nhân là giá trị xuất khẩu (x) tiêu thức kết quả là doanh thu (y). Tài liệu trên cho thấy cùng với sự tăng lên của giá trị xuất khẩu thì doanh thu cũng tăng lên. Có thể dùng đồ thị biểu hiện mối liên hệ trên đồ thị với trục hoành là giá trị xuất khẩu (x) và trục tung là doanh thu (y) như sau Trên đồ thị có mười chấm, mỗi chấm biểu hiện giá trị xuất khẩu và doanh thu của công ty trong mười năm. Các chấm này trên đồ thị gần có dạng đường thẳng, từ đó có thể xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính như sau: = + x Trong đó: là giá trị của tiêu thức kết quả (doanh thu) được tính từ mô hình hồi quy là hệ số tự do phản ánh doanh thu () không phụ thuộc vào giá trị xuất khẩu (x) là hệ số góc phản ánh khi giá trị xuất khẩu tăng một đơn vị thì doanh thu tăng bình quân đơn vị Các hệ số và được xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhât: Từ đó

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12428.doc
Tài liệu liên quan