MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI TIÊU CHO Y TẾ CỦA HỘ 3
1.1 Các khái niệm cơ bản về chi tiêu cho y tế của hộ 3
1.1.1 Hộ gia đình 3
1.1.2 Chi tiêu cho y tế hộ gia đình 3
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho y tế của hộ gia đình 4
1.2 Khái quát chung về sức khỏe của hộ gia đình Việt Nam qua số liệu cuộc KSMS của TCTK 6
1.3 Ảnh hưởng của các nhân tố đến chi tiêu cho y tế của hộ gia đình 13
1.4 Đặc điểm số liệu và phương pháp nghiên cứu 16
1.4.1 Nguồn số liệu 6
1.4.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16
1.4.3 Phương pháp nghiên cứu 16
CHƯƠNG 2 :THỰC TRẠNG CHI TIÊU CHO Y TẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH 21
2.1 Khảo sát, phân tích tình hình chi tiêu cho y tế thực tế của hộ gia đình 21
2.1.1 Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng phân theo khu vực 21
2.1.2 Phân tích cơ cấu chi cho y tế phân theo vùng . 22
2.1.3 Phân tích cơ cấu chi cho y tế phân theo dân tộc 27
2.1.4 Phân tích cơ cấu chi cho y tế phân theo 5 nhóm và giới tính chủ hộ 30
2.1.5 Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng phân theo khoản chi 36
2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi cho y tế bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình 41
2.2.1 Chi cho y tế bình quân đầu người/tháng phụ thuộc vào thu nhập, tổng số người và chi cho giáo dục 41
2.2.2 Chi cho y tế bình quân đầu người/tháng phụ thuộc vào thu nhập bình quân đầu người/tháng 46
2.3 Phân tích biến động của chi cho y tế bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình 48
2.3.1 Phân tích biến động của tổng chi tiêu cho y tế 48
2.3.2 Phân tích chi tiêu cho y tế bình quân một người/tháng chung cả nước 51
2.4 Thực trạng đến các cơ sở y tế và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh của hộ 53
2.4.1 Thực trạng đến cơ sở y tế của các thành viên trong hộ 53
2.4.2 Thực trạng thanh toán chi phí khám/chữa bệnh ở các hộ gia đình 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
PHỤC LỤC 69
77 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 2570 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích thống kê thực trạng chi tiêu cho y tế của hộ gia đình (theo số liệu khảo sát mức sống dân cư của tctk năm 2004, 2006), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hưởng của tổng chi tiêu cho y tế cá biệt và dân số trung bình từng khu vực. Công thức tính:
Với: và : Chi tiêu cho y tế bình quân năm 2006, 2004.
và : Dân số trung bình năm 2006, 2004.
Qua mô hình trên ta sẽ phân tích được biến động của tổng mức chi tiêu cho y tế năm 2006 tăng (giảm) so với năm 2004 do ảnh hưởng của tổng chi tiêu cho y tế cá biệt và dân số trung bình từ khu vực; từ đó kết luận được tổng mức chi tiêu cho y tế chịu ảnh hưởng chủ yếu vào nhân tố nào. Qua đó có các biện pháp cụ thể, phù hợp để nâng cao mức sống dân cư.
+/ Mô hình 2: Tổng mức chi tiêu cho y tế một tháng năm 2006 so với năm 2004 do ảnh hưởng của chi tiêu cho y tế bình quân cả nước và tổng dân số cả nước.
Được phân tích qua công thức:
+/ Mô hình 3: Tổng mức chi tiêu cho y tế một tháng năm 2006 so với năm 2004 do ảnh hưởng của chi tiêu cho y tế cá biệt từng khu vực, cơ cấu dân số và tổng dân số :
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHI TIÊU CHO Y TẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH
(Dựa trên số liệu khảo sát mức sống dân cư của TCTK năm 2004, 2006)
2.1 Khảo sát, phân tích tình hình chi tiêu cho y tế thực tế của hộ gia đình
Như là một hệ quả của phát triển kinh tế, khoảng cách giữa người giàu và nghèo càng ngày càng gia tăng, nhất trong lĩnh vực sức khỏe. Một xu hướng chung trên thế giới ngày nay là các nước giàu có chi tiêu cho y tế nhiều hơn các nước nghèo, dù sức khỏe của họ nói chung tốt hơn so với các nước nghèo. Ở nước ta cũng vậy, vẫn còn sự khác biệt về tình trạng sức khỏe giữa các vùng, miền trong nước và giữa các nhóm thu nhập.
2.1.1 Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng phân theo khu vực
Bảng 2.1: Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng phân
theo khu vực
Đơn vị: Nghìn đồng
2004
2006
Cả nước
25,3
29,3
Thành thị
38
42,6
Nông thôn
21,2
24,5
Nguồn: Tính toán dựa vào kết quả KSMS của TCTK năm 2006
Nhìn vào bảng ta thấy, mức chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng của năm 2004 chỉ có 25,3 nghìn đồng và đã tăng lên 29,3 nghìn đồng tức tăng 15,81% so với năm 2004. Tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch giữa các khu vực trong năm và giữa các năm với nhau. Cụ thể, năm 2004 ở nông thôn chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng chỉ có 21,2 nghìn đồng trong khi đó ở thành thị lên tới 38 nghìn đồng lớn hơn ở nông thôn tới 1,801 lần. Năm 2006 các chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng: Ở nông thôn đạt 24,5 nghìn đồng (tăng 3,3 nghìn đồng so với năm 2004_tức tăng 15,57%); ở thành thị đạt 42,6 nghìn đồng (tăng 4,6 nghìn đồng _ tức tăng 12,11% so với năm 2004) và gấp 1,74 lần so với ở nông thônà Có thể thấy tuy tốc độ tăng ở thành thị thấp hơn so với ở nông thôn nhưng lượng tăng tuyệt đối ở khu vực thành thị lại cao hơn ở khu vực nông thôn tới 1,394 lần và vẫn có sự chênh lệch giữa hai khu vực.
2.1.2 Phân tích cơ cấu chi cho y tế phân theo vùng
Bảng 2.2: Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng phân theo vùng
Đơn vị: Nghìn đồng
Tồng số người (người)
Tổng chi tiêu cho y tế/tháng
Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng
Chung
36.643
1.076.613,53
29,3
Vùng 1
6.972
224.010,4
32,13
Vùng 2
5.346
106.920
20
Vùng 3
2.045
31.084
15,2
Vùng 4
4.060
95.450,6
23,51
Vùng 5
3.419
99.527,09
29,11
Vùng 6
2.666
71.768,72
26,92
Vùng 7
4.814
204.209,9
42,42
Vùng 8
7.321
243.642,9
33,28
Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006
Nhìn vào bảng ta thấy có sự chênh lệch về chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng giữa các vùng: Cụ thể, chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng của Đông Nam Bộ và cao nhất với 42,42 nghìn đồng; trong khi đó Tây Bắc chỉ có 15,2 nghìn đồng thấp hơn Đông Nam Bộ tới 27,22 nghìn đồng
Bảng 2.3: Chi cho y tế bình quân đầu người/tháng nói chung và của những người có khám, chữa bệnh
Đơn vị: Nghìn đồng
Chi cho y tế bình quân đầu người/tháng nói chung
Chi cho y tế bình quân đầu người/tháng của những người có người khám, chữa bệnh
Tỷ lệ người khám, chữa bệnh (%)
Chung
29,30
50,16
35,2
Vùng 1
32,13
55,33
31,6
vùng 2
20
40,15
28,5
Vùng 3
15,2
28,56
28,9
Vùng 4
23,51
43,02
27,1
Vùng 5
29,11
46,43
35,4
Vùng 6
26,92
40,57
41,3
Vùng 7
42,42
69,62
38,7
Vùng 8
33,28
44,98
44,5
Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006
Đồ thị 2.1: Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng của tống số hộ, của các hộ có khám chữa bệnh và tỷ lệ hộ có khám chữa bệnh
Đơn vị: Nghìn đồng
Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006
Từ đồ thị có thể thấy Đông Nam Bộ thể hiện là vùng có nhu cầu sử dụng y tế nổi trội hơn hẳn so với các vùng khác: chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng của vùng nói chung hay chỉ tính riêng cho những người có khám, chữa bệnh đều cao hơn rất nhiều các vùng khác. Cụ thể:
Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng nói chung ở Đông Nam Bộ là 42,42 nghìn đồng cao hơn vùng đứng thứ 2 là Đồng Bằng Sông Cửu Long là 1,27 lần; và so với vùng có chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng ở vùng thấp nhất (Tây Bắc) là 2,79 lần.
Chi tiêu cho y tế bình đầu người/tháng của những người có khám, chữa bệnh của Đông Nam Bộ đạt 69,62 nghìn đồng cao gấp từ 1,26 lần đến 2,44 lần so với mức chi tiêu cho y tế bình quân người/tháng của các hộ khám chữa bệnh ở các vùng khác. Và tỷ lệ người có khám, chữa bệnh trong tháng đạt 38,7% chỉ thấp hơn Đồng Bằng Sông Cửu Long có 5,8% còn cao hơn các vùng còn lại.
Trong khi đó Tây Bắc thể hiện là vùng nghèo nàn khi mức chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng nói chung và của những người có khám chữa bệnh nói riêng là khá thấp, chỉ đạt trên dưới 15,2 nghìn đồng và 28,56 nghìn đồng trong khi đó tỷ lệ người có khám chữa bệnh đạt mức 28,9% chỉ cao hơn vùng 2 có 0,4% nhưng chi tiêu bình quân đầu người/tháng của vùng này lại thấp hơn so với vùng 2 (15,2<20 và 28,56<40,15)
Tiếp tục xem xét về chi tiêu cho y tế bình quân người/tháng phân theo khu vực (thành thị, nông thôn) ở các vùng:
Bảng 2.4: Chi cho y tế bình quân người/tháng và tỷ lệ chi cho y tế của hộ có khám chữa bệnh trong tổng chi tiêu các hộ phân theo khu vực
Đơn vị: Nghìn đồng
Tổng số người (người)
Tổng chi tiêu
Chi tiêu y tế bình quân đầu người/tháng
Thành thị
Nông thôn
Thành thị
Nông thôn
Thành thị
Nông thôn
Chung
9.878
26.765
420.802,8
655.742,5
42,6
24,5
Vùng 1
1.647
5.325
87.109,83
136.905,75
52,89
25,71
Vùng 2
1.167
4.179
39.619,65
67.281,9
33,95
16,1
Vùng 3
376
1.669
16.487,6
14.620,44
43,85
8,76
Vùng 4
752
3.308
24.379,84
71.055,84
32,42
21,48
Vùng 5
1.241
2.178
41.933,39
57.608,1
33,79
26,45
Vùng 6
834
1.832
31.833,78
39.937,6
38,17
21,8
Vùng 7
2.234
2.580
108.483,04
95.743,8
48,56
37,11
Vùng 8
1.627
5.694
70.986,01
172.642,08
43,63
30,32
Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006
Đồ thị 2.2: Chi cho y tế bình quân người/tháng theo khu vực và vùng
Đơn vị: Nghìn đồng
Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006
Từ đồ thị ta thấy một bức tranh khá chênh lệch về mức độ chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng giữa khu vực thành thị và nông thôn ở tất cả các vùng.
Xét khu vực thành thị: thành thị ở Đồng Bằng Sông Hồng có chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng cao nhất 52,89 nghìn đồng; sau đó đến Đông Nam Bộ với 48,56 nghìn đồngvà cuối cùng thấp nhất là Bắc Trung Bộ với 32,42 nghìn đồng. Đồng Bằng Sông Hồng cao nhất cao gấp từ: 1,09 lần đến 1,63 lần so với các vùng khác.
Ở nông thôn mức chi cho y tế bình quân đầu người/tháng cao nhất lại là Đông Nam Bộ với 37,11 nghìn đồng; sau đó đến Đồng Bằng Sông Cửu Long với 30,32 nghìn đồng; Đồng Bằng Sông Hồng chỉ đứng thứ 4 với 25,71 nghìn đồng; và vùng có chi cho y tế bình quân đầu người/tháng thấp nhất ở nông thôn là Tây Bắc với 8,76 nghìn đồng kém hơn so với Đông Nam Bộ tới 28,35 nghìn đồng.
Nhìn chung mức chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình ở khu vực thành thị cao hơn nông thôn rất nhiều và cao gấp từ 1,28 lần (Duyên Hải Nam Trung Bộ) đến 5,01 lần (Tây Bắc).
2.1.3 Phân tích cơ cấu chi cho y tế phân theo dân tộc
Bảng 2.5: Chi cho y tế bình quân đầu người/tháng của hộ theo dân tộc
Đơn vị: Nghìn đồng
Dân tộc
Chi y tế bình quân đầu người/tháng
Dân tộc
Chi y tế bình quân đầu người/tháng
Chung
29,3
Xtiêng
7,24
Kinh
32,94
Bru-Vân Kiều
9,93
Tày
17,92
Thổ
11,99
Thái
11,1
Giấy
5,44
Hoa (Hán)
34,51
Cơ tu
4,2
Khơ Me
15,19
Giẻ-triêng
10,82
Mường
13,83
Mạ
13,18
Núng
12,45
Khơ mú
6,66
H’mông
6,14
Co
11,64
Dao
15,05
Tà-ôi
11,24
Gia-rai
9,31
Chơ-ro
24,12
Ê-ĐÊ
9,82
Kháng
7,31
Ba-Na
7,39
Xinh-mun
16,86
Xơ-Đăng
5,84
Hà-nhì
2,3
Sán chay
13,96
Chu-ru
14,72
Cơ ho
14,92
Lào
12,58
Chăm (Chàm)
10,28
La chí
4,38
Sán dìu
10,44
La hủ
3,17
Hrê
5,19
Lự
5,34
Mnông
6
Cống
4,04
Ra-glai
6,75
Không Xác định
2,47
Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006
Đồ thị 2.3 : Chi cho y tế bình quân đầu người/ tháng của hộ theo dân tộc
Đơn vị: Nghìn đồng
Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006
Trong 41 dân tộc ở trên ta thấy: có sự mất cân đối nghiêm trọng giữa các dân tộc, cụ thể: Chi cho y tế bình quân đầuss người/tháng của hộ gia đình ở dân tộc Hà nhì là thấp nhất chỉ có 2,3 nghìn đồng/tháng;. Dân tộc kinh có chi cho y tế bình quân đầu ngưới là 32,94 nghìn đồng là dân tộc cao thứ 2 sau dân tộc Hoa (hán). Dân tộc Hoa (hán) có chi cho y tế cao nhất lên tới 34,51 nghìn đồng (cao hơn dân tộc Kinh là 1,05 lần; và cao hơn dân tộc thấp nhất là 15 lần).
Kết luận:
Đồng bào dân tộc thiểu số có mức sống kém, ngoài các điều kiện về nơi sinh sống dân tộc thiểu số thường vùng sâu, vùng xa thì trình độ văn hóa thấp, lao động chủ yếu là lao động gian đơn trong nông nghiệp cùng với tỷ lệ trẻ em cao nên cũng không đủ điều kiện để tăng mức chi cho y tế.
Bảng 2.6: Chi cho y tế bình quân đầu người một tháng của hộ gia đình năm 2006 phân theo dân tộc và khu vực
Đơn vị: Nghìn đồng
Dân tộc
Nông thôn
Thành thị
Kinh
27,49
40,67
Hoa (Hán)
27,52
36,21
Ba-na
5,76
3,68
Sán chay
12,15
12,50
Cơ ho
14,17
6,55
Sán dìu
9,31
4,35
Ra-glai
5,21
2,92
Xtiêng
5,13
6,43
Giáy
1,68
10,48
Mạ
12,59
2,50
Lào
3,33
130,00
Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006
Bên cạnh đó ta cũng thấy khu vực nông thôn ở các dân tộc thiểu số có chi cho y tế bình quân đầu người/tháng thấp hơn ở thành thị rất nhiều như ở dân tộc Kinh chi cho y tế bình quân đầu người/tháng ở thành thị là 40,67 nghìn đồng; ở nông thôn là 27,49 nghìn đồng bằng 67,59%; trong khi đó ở dân tộc Giáy chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng ở thành thị chỉ có 10,48 nghìn đồng, ở nông thôn chỉ có 1,68 nghìn đồng/người/tháng àmột mức chi tiêu quá thấp.
2.1.4 Phân tích cơ cấu chi cho y tế phân theo 5 nhóm và giới tính chủ hộ
Phân tích cơ cấu chi cho y tế phân theo 5 nhóm chi tiêu và giới tính chủ hộ
Bảng 2.7: Chi tiêu y tế bình quân một nhân khẩu/tháng năm 2004, 2006 phân theo 5 nhóm chi tiêu và giới tính chủ hộ
Đơn vị: Nghìn đồng
Chỉ tiêu
2004
2006
Lượng tăng
Tốc độ tăng (%)
5 nhóm chi tiêu chung cả nước
Nhóm 1
6.7
8.1
1.4
20.90
Nhóm 2
12.6
15
2.4
19.05
Nhóm 3
18.5
22.8
4.3
23.24
Nhóm 4
27.6
34.2
6.6
23.91
Nhóm 5
61.2
66.9
5.7
9.31
Giới tính chủ hộ
Nam
23
27.4
4.4
19.13
Nữ
33.8
36.1
2.3
6.80
Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006
Nhìn vào bảng ta thấy, vẫn còn sự chênh lệch khá lớn giữa các nhóm:
Đối với 5 nhóm chi tiêu: chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng năm 2004 nhóm 5 gấp 9,13 lần so với nhóm 1, sang năm 2006 tỷ lệ này có giảm nhưng vẫn còn rất cao lên tới 8,26 lần (có thể nói: khi chia thành 5 nhóm chi tiêu thì sự bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo được thể hiện càng rõ). Đặc biệt, nhóm 5 so với nhóm 4 cũng khá xa: nhóm 4 chỉ có 27,6 nghìn đồng, lên tới 34,2 nghìn đồng trong khi đó nhóm 5 là 61,2 nghìn đồng, và lên tới 66,9 nghìn đồng năm 2006 gấp 1,96 lần so với nhóm 4.
Khi xét giới tính chủ hộ: ta nhận thấy khi nữ là chủ hộ thì khoản chi cho y tế và chăm sóc sức khoẻ được chú trọng cao hơn rất nhiều khi nam là chủ hộ.
Phân tích cơ cấu chi cho y tế phân theo 5 nhóm thu nhập
Bảng 2.8: Thu nhập, chi cho y tế bình quân và tỷ lệ chi y tế bình quân trên thu nhập bình quân phân theo 5 nhóm thu nhập
Đơn vị: Nghìn đồng
Thu nhập bình quân đầu người/tháng
Chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người/tháng
Chi y tế bình quân đầu người/tháng
Chi y tế/thu nhập bình quân (%)
Chi cho y tế/chi tiêu cho đời sống bình quân (%)
2004
2006
2004
2006
2004
2006
2004
2006
2004
2006
Chung
484,4
636,5
359,7
460,4
25,3
29,3
5,22
4,60
7,03
6,36
Nhóm 1
141,8
184,3
160,4
202,2
11,0
13,8
7,76
7,49
6,86
6,82
Nhóm 2
240,7
318,9
226,0
286,0
16,3
19,5
6,77
6,11
7,21
6,82
Nhóm 3
347
458,9
293,8
376,9
20,2
25,8
5,82
5,62
6,88
6,85
Nhóm 4
514,2
678,6
403,9
521,9
27,9
34,2
5,43
5,04
6,91
6,55
Nhóm 5
1182,3
1541,7
715,2
916,8
51,1
53,5
4,32
3,47
7,14
5,84
Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006
Từ năm 2004 đến năm 2006 thu nhập bình quân đầu người/tháng ở các nhóm đều tăng cụ thể nhóm 1 tăng từ 141,8 nghìn đồng lên 184,3 nghìn đồng năm 2006 tăng 29,97%; nhóm 5 tăng từ 1182,3 nghìn đồng lên 1541,7 nghìn đồng tăng 359,4 nghìn đồng tức 30,4%. Chính vì sự tăng thu nhập như vậy lên chi tiêu cho y tế của các nhóm năm 2006 cũng tăng hơn so với năm 2004 tuy nhiên tốc độ tăng lại thấp hơn tốc độ tăng của thu nhập cụ thể: Nhóm 1 chi tiêu y tế và chăm sóc sức khỏe bình quân đầu người/tháng là 11 nghìn đồng năm 2004 đã lên tới 13,8 nghìn đồng năm 2006 tăng 25,45% so với năm 2004. Trong khi đó, nhóm 5 có chi cho y tế và chăm sóc sức khoẻ là 51,1 nghìn đồng gấp 4,65 lần nhóm 1 năm 2004 nhưng năm 2006 chỉ tăng có 4,7% so với năm 2004 nhưng vẫn gấp nhóm 13,88 lần nhóm 1.
Đồ thị 2.4: Tỷ lệ chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng so với thu nhập bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình
Đơn vị: %
Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006
Ta thấy, nhóm có thu nhập càng cao thì mức chi cho y tế càng cao nhưng tỷ lệ chi cho y tế bình quân đầu người/tháng so với thu nhập bình quân đầu người giữa các nhóm thu nhập ngày càng giảm và càng giảm qua các năm: năm 2004 ở nhóm 1 là 7,76% và nhóm 5 chỉ còn 4,32%; sang năm 2006 nhóm 1 chỉ còn 7,49%, còn nhóm 5 là 3,47%.
Phân tích cơ cấu chi cho y tế phân theo 5 nhóm chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng
Để khảo sát kỹ hơn về chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng ta phân tổ biến này thành 5 nhóm chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình, tương ứng với 5 nhóm: nhóm 1(nghèo); nhóm 2 (hơi nghèo hay cận nghèo); nhóm 3 (trung bình); nhóm 4 (khá) và nhóm 5 ( giàu).
Bảng 2.9: Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng phân theo 5 nhóm chi tiêu cho y tế của hộ gia đình
Đơn vị: Nghìn đồng
Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng
Trung bình
Giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất
Trung vị
Chung
29,3
0,00
2.002,08
10
Nhóm 1
1,45
0,00
3,13
1,43
Nhóm 2
4,94
3,13
7
4,97
Nhóm 3
10,26
7,01
14,17
10
Nhóm 4
22,01
14,19
34,69
20,92
Nhóm 5
109,57
34,72
2.002,08
69,44
Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006
Khi chia nước ta ra làm 5 nhóm theo chi tiêu cho y tế bình quân đầu người (mỗi nhóm là 20% số hộ) ta thấy chi tiêu cho y tế trung bình trung của các nước đạt 29,3 nghìn đồng trong khi đó nhóm 1 chỉ có 1,45 nghìn đồng kém rất nhiều so với trung bình chung của cả nước đặc biệt kém rất nhiều so với nhóm 5. Mặt khác trung bình của nhóm 5 đạt tới 109,57 nghìn đồng cao gấp 75,57 lần so với nhóm 1 và 4,98 lần so với nhóm 4 (nhóm 4 chỉ đạt 22,01 nghìn đồng; nhóm 3 là 10,26 nghìn đồng và nhóm 2 là 4,94 nghìn đồng). Nhìn tiếp sang cột trung bị (giá trị được gặp nhiều nhất) ta thấy ở nhóm 1 giá trị được gặp nhỏ nhất là 1,43 nghìn đồng thấp hơn rất nhiều nhóm 5 à Vẫn còn sự chênh lệch rất lớn giữa nhóm giàu và nhóm nghèo ở nước ta.
Bảng 2.10: Phân bố hộ theo 5 nhóm chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng theo khu vực, vùng và quy mô hộ gia đình
Đơn vị: %
Chung
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
Khu vực
Thành thị
100
11,57
17,84
20,67
22,06
27,87
Nông thôn
100
23,44
20,16
19,95
19,07
17,38
Vùng
Vùng 1
100
17,66
21,83
20,35
20,52
19,64
Vùng 2
100
33,95
22,53
15,72
14,1
13,7
Vùng 3
100
43,28
21,39
13,43
12,19
9,7
Vùng 4
100
21,87
23,55
21,24
16,51
16,82
Vùng 5
100
15,27
21,28
20,9
23,03
19,52
Vùng 6
100
21,28
16,7
20
21,47
20,55
Vùng 7
100
11,13
17,59
20,11
22,53
28,64
Vùng 8
100
13,28
16,37
22,61
24,21
23,53
Quy mô hộ gia đình
1-2 người
100
11,74
12,82
18,78
24,48
32,19
3-4 người
100
19,42
20,88
20,68
18,95
20,08
5-6 người
100
22,18
21,40
20,99
19,31
16,13
7 người trở lên
100
34,84
16,71
16,01
18,84
13,60
Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu KSMS của TCTK năm 2006
Từ bảng 2.10 có thể thấy rõ sự khác biệt giữa các khu vực thành thị và nông thôn: Ở thành thị có đến 27,87% hộ thuộc nhóm giàu, chỉ có 11,57% hộ thuộc nhóm nghèo và 17,84% hộ thuộc nhóm cận nghèo. Trong khi đó ở nông thôn nhóm giàu chỉ có 17,38% hộ, còn nhóm nghèo và nhóm cận nghèo chiếm tới 23,44% và 20,16%.
Khi chia nước ta ra làm 8 vùng ta thấy có sự phân bộ hộ giàu và nghèo theo chi tiêu cho y tế ở các vùng là không đồng đều: Tây Bắc (vùng có thu nhập bình quân thấp nhất) có tới 43,28% hộ năm trong nhóm 1 trong khi đó nhóm giàu chỉ có 9,70% hộ thuộc nhóm giàu. Ở Đông Bắc cũng tương tự Tây Bắc với 33,95% thuộc nhóm 1; 22,53% hộ thuộc nhóm 2; và chỉ có 13,70% hộ thuộc nhóm 5. Trái ngược với hai vùng trên ta thấy Đông Nam Bộ (vùng có mức sống cao) có 28,64% hộ thuộc nhóm 5 trong khi đó chỉ có 11,13% hộ chỉ bằng 32,78% so với Đông Bắc và bằng 25,72% so với Tây Bắc thuộc nhóm 1.
Tiếp theo nữa của bảng 2.10 trình bày phân bố các hộ có quy mô khác nhau theo 5 mức chi tiêu. Số liệu cho thấy tỷ lệ hộ nghèo tăng theo chiều tăng của quy mô hộ: nhóm các hộ có quy mô hộ càng lớn, tỷ lệ hộ nghèo càng cao. Tỷ lệ hộ nghèo của nhóm hộ có từ 7 thành viên trở lên cao gấp =1,794 lần so với hộ chỉ có 3-4 người và gấp =2,97 lần so với nhóm hộ chỉ có 1-2 người.
Trong khi đó tỷ lệ hộ giàu của các nhóm quy mô hộ tuân theo chiều ngược lại: nhóm hộ có quy mô nhỏ có tỷ lệ hộ giàu cao hơn rất nhiều lần nhóm hộ có quy mô lớn cụ thể: nhóm hộ từ 1-2 người có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn nhóm hộ có 3-4 người là 1,6 lần; cao hơn nhóm hộ có 5-6 người là 2 lần và đặc biệt cao hơn nhóm hộ có từ 7 người trở lên là 2,37 lần.
Kết luận:
Thu nhập càng cao thì mức chi tiêu cho y tế của hộ gia đình ngày càng tăng. Và nhóm thu nhập càng cao thì chi cho khám, chữa bệnh và chi y tế ngoài khám, chữa bệnh đều cao hơn so với nhóm có mức thu nhập thấp. Có thể nói rằng, mức sống dân cư không đồng đều giữa các nhóm thu nhập: nhóm thu nhập càng cao thì mức sống dân cư càng tốt có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội, bảo vệ sức khỏe.
2.1.5 Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng phân theo khoản chi
Bảng 2.11: Cơ cấu chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng của hộ năm 2004, 2006
Cả nước
Chung
Chi cho khám, chữa bệnh
Chi cho y tế ngoài khám, chữa bệnh
Chia ra
Mua thuốc tự chữa, hoặc dự trữ
Mua dụng cụ
Mua bảo hiểm y tế tự nguyện
Nghìn đồng
2004
25,3
19
6,3
5,3
0,3
0,7
2006
29,3
21,2
8,1
6,6
0,5
1,0
Cơ cấu (%)
2004
100
75,1
24,9
20,95
1,19
2,76
2006
100
72,35
27,65
22,53
1,71
3,41
Nguồn: Kết quả KSMS hộ gia đình năm 2006 biểu 4.21 trang 165
Nhận xét:
Khi xét theo các khoản chi ta thấy:
Tính trong tổng mức chi tiêu cho y tế năm 2006, chi cho khám, chữa bệnh chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với chi cho y tế ngoài khám, chữa bệnh: 72,35%>27,65%. Còn các khoản chi khác chiếm các tỷ trọng khác nhau trong tổng chi tiêu cho y tế như chi mua thuốc chiếm 22,53%; mua dụng cụ 1,71% và mua bảo hiểm y tế tự nguyện 3,41%.
Trong chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng ta thấy chi cho khám, chữa bệnh năm 2004 chỉ có 19 nghìn đồng chiếm 75,1% ; chi cho ngoải khám chữa bệnh chỉ có 6,3 nghìn đồng và chiếm 24,9% à chi cho khám, chữa bệnh giảm từ 75,1% năm 2004 xuống còn 72,35% năm 2006 và chi ngoài khám, chữa bệnh tăng từ 24,9% năm 2004 lên 27,65% năm 2006. Cụ thể: chi mua thuốc tự chữa tăng từ 20,95% năm 2004 lên 22,53% năm 2006; chi mua dụng cụ y tế tăng từ 1,19% năm 2004 lên 1,71% năm 2006; mua bảo hiểm y tế tự nguyện 2,76% năm 2004 lên 3,41% năm 2006
Kết luận:
Ta cũng biết chi phí cho hoạt động khám chữa bệnh ngày một tăng cao cũng rất đáng ngại, có nhiều nguyên nhân như: xuất hiện của ngày càng nhiều các trang thiết bị chẩn đoán và điều trị đắt tiền nhất là các trang thiết bị mới. Nhưng ở nhiều nước tình trạng tăng chi phí dành cho y tế còn có nguyên do từ việc xuất hiện nhiều bệnh do lối sống trong đó có bệnh tim mạch, tiểu đường, các rối loạn tâm thần kể cả nhiều bệnh lây như AIDS, bệnh lây qua đường tính dụcVì vậy nước ta qua số liệu y tế ở trên cho thấy tuy xét về lượng tuyệt đối chi cho khám, chữa bệnh ngày càng tăng nhưng tỷ trọng trong chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng lại giảm đi qua các năm, mặt khác các khoản chi cho y tế ngoài khám, chữa bệnh như mua thuốc tự chữa, dự trự, mua dụng cụ y tế hay mua bảo hiểm xã hội ngày càng tăng chứng tỏ người dân đã biết quan tâm chú ý đến sức khỏe của mình cũng như của những thành viên trong gia đình
Bảng 2.12: Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng phân theo khoản chi và khu vực
Đơn vị: Nghìn đồng
Năm
Khu vực
Chung
Chi cho khám, chữa bệnh
Chi cho y tế ngoài khám, chữa bệnh
Chia ra
Mua thuốc tự chữa hoặc dự trữ
Mua dụng cụ
Mua bảo hiểm y tế tự nguyện
2004
Thành thị
38
28,7
9,3
7,6
0,7
1,1
Nông thôn
21,2
15,9
5,3
4,6
0,2
0,5
2006
Thành thị
42,6
30
12,6
10
0,8
1,8
Nông thôn
24,5
18,1
6,4
5,3
0,3
0,8
Nguồn: Kết quả KSMS hộ gia đình năm 2006 biểu 4.21 trang 165
Đồ thị 2.5: Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng phân theo khoản chi và khu vực
Đơn vị: Nghìn đồng
Nguồn: Kết quả KSMS hộ gia đình năm 2006 biểu 4.21 trang 165
Đồ thị cho chúng ta bức tranh về mức độ chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng phân theo các khoản chi: Mức độ chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng phân theo các khoản chi ở thành thị đều cao hơn so với ở nông thôn. Xét chung, năm 2004 và 2006 Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng ở thành thị và nông thôn đều tăng lên (ở thành thị tăng từ 38 nghìn đồng năm 2004 lên 42,6 nghìn đồng năm 2006à tăng 4,6 nghìn đồng tức 12,11%. Ở nông thôn tăng từ 21,2 nghìn đồng lên 24,5 nghìn đồngà tăng 3,3 ngìn đồng tức 15,57%) nhưng có thể thấy mức độ chi tiêu cho y tế bình quân một nhân khẩu/tháng là rất khác nhau giữa khu vực thành thị và nông thôn.
Bảng 2.13: Chi cho y tế bình quân đầu người/tháng phân theo khoản chi, theo vùng và theo khu vực
Đơn vị: Nghìn đồng
Chỉ tiêu
Chung
Mua thuốc
Mua dụng cụ
Mua bảo hiểm
Chữa bệnh ngoại trú
Điều trị nội trú
Thành thị
Nông thôn
Thành thị
Nông thôn
Thành thị
Nông thôn
Thành thị
Nông thôn
Thành thị
Nông thôn
Thành thị
Nông thôn
Vùng 1
52,89
25,71
14,02
5,88
1,88
0,42
1,94
1,17
18,35
8,90
16,70
9,33
Vùng 2
33,95
16,1
7,65
3,68
1,41
0,43
2,02
0,71
10,23
4,35
12,63
6,93
Vùng 3
43,85
8,76
7,95
1,99
0,99
0,25
2,25
0,39
5,10
2,55
27,58
3,56
Vùng 4
32,42
21,48
6,91
4,75
0,74
0,41
2,49
1,08
10,27
5,54
11,99
9,69
Vùng 5
33,79
26,45
8,49
4,77
1,42
0,59
2,49
1,25
10,41
8,72
10,96
11,13
Vùng 6
38,17
21,8
6,69
4,87
1,13
0,45
1,54
0,88
18,10
9,64
10,70
5,94
Vùng 7
48,56
37,11
10,47
6,65
1,19
0,81
2,48
1,28
21,12
16,90
13,29
11,45
Vùng 8
43,63
30,32
10,44
6,80
1,41
0,56
1,92
0,88
17,45
12,04
12,39
10,02
Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu khảo sát mức sống dân cư của TCTK
Nhận xét: Thành thị chi mua thuốc ca nhất là 14,02 nghìn đồng trong khi đó nông thôn cao nhất chỉ có 6,80 nghìn đồng cao hơn Tây Nguyên (vùng có chi cho mua thuốc thấp nhất ở thành thị). Các khoản chi mua thuốc, mua bảo hiểm, chữa bệnh ngoại trú hay điều trị nội trú cũng vậy, khu vực thành thị ở các vùng đều chi nhiều hơn rất nhiều so với khu vực nông thôn ở các vùng. Cụ thể: ở thành thị Tây Bắc chi cho mua thuốc gấp 3,99 lần; mua dụng cụ gấp 3,96 lần; mua bảo hiểm gấp 5,77 lần; chữa bệnh ngoại trú gấp 2 lần và điều trị nội trú gấp 7,75 lần. Còn Đông Nam Bộ các tỷ lệ này lần lượt là: 1,57 lần; 1,47 lần; 1,94 lần; 1,25 lần; 1,16 lần kém rất nhiều so với Tây Bắc.
2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi cho y tế bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình
Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình phụ thuộc vào rất nhiều biến như: thu nhập bình quân đầu người/tháng, số thành viên trong hộ, chi cho giáo dục, giới tính chủ hộ, khu vực hộ sốngVới 64 tỉnh/thành phố chúng ta sẽ nghiên cứu mô hình chi tiêu cho y tế bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình phụ thuộc vào các biến sau:
2.2.1 Chi cho y tế bình quân đầu người/tháng phụ thuộc vào thu nhập, tổng số người và chi cho giáo dục
- Thu nhập bình quân đầu người/tháng: (nghìn đồng)
- Tổng số người của tỉnh, thành phố: (người)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2252.doc