Chuyên đề Phân tích thống kê thực trạng và hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời kỳ 1992-2004

Cấu thành nên tổng số vốn đầu tư toàn xã hội là vốn nhà nước, vốn ngoài quốc doanh và vốn FDI. Trong đó, nguồn vốn nhà nước tăng mạnh cả về lượng tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Quan trọng hơn, đây là nguồn vốn chủ yếu hình thành nên các công trình trọng diểm của đất nước, chuyển dịch cơ cấu đầu tư, cơ cấu kinh tế, đầu tư vào các lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không làm được hoặc không muốn làm. Tuy nhiên, vốn đầu tư trong nước thuộc đầu tư tập Trung của ngân sách hiện chỉ chiếm dưới 10% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Đây cũnGDP là nguồn vốn tồn tại một số nhược điểm mà ai cũng biết, nhưng do bị co kéo mà dàn trải, dở dang nhiều, còn mang tính chất "xin - cho", do việc quy hoạch, dự báo còn nhiều sai sót, mang nặng tính chủ quan, duy ý chí, lại chậm được điều chỉnh. Nguồn vốn tín dụng thì lại phân bố theo quyết định hành chính, việc quản lý cũng còn sơ hở gây thất thoát.

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1869 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích thống kê thực trạng và hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời kỳ 1992-2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh quân (K) ý nghĩa: Chỉ tiêu này có nghĩa là cứ mỗi đơn vị giá trị vốn FDI thì sẽ làm tăng bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng hay GDP. 2.3. Tỷ lệ số lao động được sử dụng trong doanh nghiệp FDI ( R ): Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia số lao động bình quân của doanh nghiệp FDI cho số lao động được sử dụng trong xã hội. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt ý nghĩa: Chỉ tiêu này có nghĩa là cứ mỗi một lao động được sử dụng trong xã hội thì có bao nhiêu lao động được sử dụng trong doanh nghiệp FDI. 2.4 . Mức sử dụng lao động (SDld): Chỉ tiêu này là quan hệ so sánh giữa số vốn đầu tư với số lao động bình quân của doanh nghiệp có vốn FDI. Đơn vị tính: USD/1 lao động Chỉ tiêu càng lớn càng tốt ý nghĩa: Chỉ tiêu này có nghĩa là một loa động được trang bị bao nhiêu đơn vị giá trị vốn đầu tư. 2.5. Số ngoại tệ thực thu Số ngoại tệ thực thu = Tổng thu ngoại tệ - Tổng chi ngoại tệ 2.6. Đóng góp ngân sách (Hdg): Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia mức đóng góp vào ngân sách của doanh nghiệp FDI (DG) cho số vốn FDI. Hdg càng lớn càng tốt ý nghĩa: Chỉ tiêu này có nghĩa là cứ mối đơn vị giá trị vốn FDI thì có bao nhiêu đơn vị giá trị được đóng góp vào ngân sách nhà nước. 2.8. Mức thu nhập bình quân lao động: Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia tổng quỹ lương phân phối cho lao động (Q) cho số lao động hiện có bình quân. Đơn vị tính: USD/1tháng/1 người Chỉ tiêu càng lớn càng tốt 2.9. Tỷ lệ đóng góp vào GDP: Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia giá trị GDP do khu vực có vố FDI cho giá trị GDP của toàn bộ nền kinh tế nhân với 100. Đơn vị tính: % Chỉ tiêu càng lớn càng tốt ý nghĩa: Chỉ tiêu này có cho biết cứ mỗi 100 đơn vị giá trị GDP của toàn bộ nền kinh tế thì có bao nhiêu đơn vị gía trị GDP do khu vực có vốn FDI tạo ra. 2.10. Tỷ lệ đóng góp vào xuất khẩu (txk): Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia giá trị xuất khẩu do khu vực có vốn FDI (XKFDI) cho giá trị xuất khẩu của toàn bộ nền kinh tế (XK) nhân với 100. Đơn vị tính: % ý nghĩa: Chỉ tiêu này có cho biết cứ mỗi 100 đơn vị giá trị GDP của toàn bộ nền kinh tế thì có bao nhiêu đơn vị giá trị GDP do khu vực có vốn FDI tạo ra. 2.11. Tỷ lệ giá trị sản xuất trong các ngành (tGO): Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia giá trị sản xuất của ngành i do khu vực có vốn FDI (GOFDI nganh i) cho giá trị sản xuất của toàn bộ nền kinh tế (GOnganhi) nhân với 100. Đơn vị tính: % ý nghĩa: Chỉ tiêu này có cho biết cứ mỗi đơn vị giá trị xuất khẩu của toàn bộ nền kinh tế thì có bao nhiêu đơn vị giá trị xuất khẩu do khu vực có vốn FDI tạo ra. 2.12. Tỷ lệ số doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm (tmt): Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia số doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm (Non) cho số doanh nghiệp FDI (N) nhân với 100. Đơn vị tính: % ý nghĩa: Chỉ tiêu này có cho biết cứ 100 doanh nghiệp FDI thì có bao nhiêu doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. 2.13. Tỷ lệ số máy móc công nghệ lạc hậu (tcn): Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia số máy móc, công nghệ lạc hậu (Nlh) cho toàn bộ số máy móc, công nghệ được chuyển giao qua FDI (N) nhân với 100. Đơn vị tính: % ý nghĩa: Chỉ tiêu này có cho biết cứ 100 máy móc, công nghệđược chuyển giao qua FDI thì có bao nhiêu máy móc, công nghệ lạc hậu. 2.14. Tỷ lệ số diện tích đất được các doanh nghiệp FDI thuê trong các KCN, KCX (ts): Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia số diện tích đất được các doanh nghiệp FDI thuê (SFDI) cho tổng diện tích đất có trong KCN, KCX (S) nhân với 100. Đơn vị tính: % ý nghĩa: Chỉ tiêu này có cho biết cứ 100 ha diện tích đất trong KCN, KCX thì có bao nhiêu ha diện tích đất được doanh nghiệp FDI thuê. Chương III: Phân tích thống kê thực trạng FDI và hiệu quả FDI I. Phân tích thực trạng thu hút FDI tại Việt Nam giai đoạn 1992-2004. 1. Đánh giá chung Trong bối cảnh kinh tế thế giới và nhất là các nước Châu á mới ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nhưng nước ta vẫn thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài là một thành công đáng ghi nhận. Tính đến hết ngày 31/12/2004 Việt Nam đã thu hút được 3256 dự án và lượng vốn đăng ký trên 38676 triệu USD tính bình quân mỗi năm chúng ta cấp giấy phép cho 250 dự án với số vốn đăng ký bình quân là 2975 triệu USD. Trong thời gian 13 năm qua, kể từ năm 1992 đến nay hoạt động FDI có thể chia làm bốn giai đoạn: - Ba năm đầu (1992-1994) được coi là giai đoạn khởi động. Lúc đó chúng ta như người mới vào nghề, vừa chưa có kinh nghiệm, vừa rất mạnh dạn trong các quyết định, còn người nước ngoài thì đến với nước ta như đến một miền đất mới vừa lạ, vừa hấp dẫn, họ thận trọng không dám mạo hiểm, mới làm thử để thăm dò cơ hội, nên số dự án trong thời gian này chưa nhiều, mức tăng trưởng vốn đầu tư còn chậm,. Trong giai đoạn này trừ hai lĩnh vực là thăm dò dầu khí và viễn thông FDI có tác động rõ rệt, còn các lĩnh vực khác hầu như mới chỉ có một ít dự án, phần lớn lại chưa được triển khai, doanh thu, kim ngạch xuất khẩu, tỉ trọng đóng góp trong GDP và các khoản nộp ngân sách còn rất ít, số lao động trong các xí nghiệp có vốn FDI cũng chưa nhiều. Do vậy, chưa thu hút được sự chú ý của các cơ quan Trung ương cũng như địa phương. Thái độ chung của nhiều người lúc này là "trải chiếu hoa" đón các nhà đầu tư nước ngoài kể cả những nhà đầu tư thực và rởm, nên hoạt động đầu tư ít gặp khó khăn từ khi xin giấy phép đầu tư cho đến khi triển khai dự án. - Giai đoạn 1995-1999 được coi là giai đoạn tăng trưởng nhanh và thay đổi cả về chất lượng hoạt động đầu tư nước ngoài. Tháng 3 năm 1995 một diễn đàn quốc tế vầ đầu tư nước ngoài có quy mô lớn với sự tham gia của hơn 650 khách quốc tế và đại diện của một số tổ chức như: UNIDO, IMF, WB, ADB, ESCAF, UNDP… đã được tổ chức thành công tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây có thể coi là một sự kiện quan trọng có ý nghĩa lịch sử trong hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta, mở đầu một thời kỳ mới trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Nét nổi bật trong thời kỳ này là hoạt động đầu tư đã trở nên sôi động, hiệu quả hơn, hoạt động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được thể hiện ngày càng rõ rệt. - Giai đoạn 2000-2004 cũng như trạng thái kinh tế nói chung FDI đã có dấu hiệu suy giảm. Tốc độ tăng trưởng qua các năm là : 2000: 9,3%; 2001: 8,2%; 2002: 5,8%; 2003: 4,8% và lượng vốn FDI năm 2000 là 8.640 triệu USD thì đến năm 2003 chỉ còn 1.549 triệu USD. Nếu lấy con số thống kê năm 2000 là 8.640 triệu USD, tăng 31% so với năm 1999 thì có lẽ tình hình vẵn khả quan. Tuy vậy, cần lưu ý rằng số vốn thực hiện năm 2000 lại giảm 0,04% so với năm 1999. - Giai đoạn 2004-2005: Đây là giai đoạn bắt đầu xuất hiện dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế nói chung và thực trạng thu hút FDI nói riêng. Theo ước tính năm 2004 tốc độ tăng trưởng đạt 6,7% tăng hơn so với 4,8% năm 2003. Tính đến ngày 15/4/2005 trên cả nước có khoảng 2.725 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên 36,56 tỷ USD vốn pháp định trên 16,45 tỷ USD. 2. Phân tích quy mô dự án FDI. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đến 31/3/2005 Việt Nam đã thu hút được 3348 dự án với tổng vốn đăng ký 38.902 triệu USD. Qua số liệu thống kê cho thấy thời kỳ đầu tư năm 1992-1994 FDI chỉ dừng lại ở những dự án có quy mô vừa và nhỏ, với quy mô trung bình một dự án khoảng 6,9 triệu USD. Bước sang thời kỳ thứ hai 1995-1999 FDI đã tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng: quy mô trung bình một dự án năm 1991 là 8,2 triệu USD. Đặc biệt trong hai năm 1998-1999, cả số vốn đăng ký được duyệt lẫn vốn thực hiện đều có bước tiến nhảy vọt. So với năm 1992 vốn đầu tư của năm 1999 tăng gấp 18 lần, chỉ nói hết quý I năm 1999, số vốn đăng ký đã đạt hơn một nửa của cả năm 1998, số vốn thực hiện đạt khoảng 30%. Nhịp độ vốn FDI tăng nhanh, năm 1982 số lượng vốn đăng ký mới chỉ đạt 366 triệu USD, năm 1999 tăng lên 6.607 triệu USD mức tăng bình quân hàng năm là 50%. Tốc độ tăng vốn FDI cao hơn tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu (thời kỳ 1990-1994 là 23,3%) điều này phù hợp với xu hướng phát triển quan hệ kinh tế quốc tế hiện nay. Tốc độ của dòng FDI đạt được ngày càng lớn chứng tỏ rằng các nhà đầu tư đã nhận ra được một miền đất hứa nhiều lợi nhuận và an toàn. Nhưng đến năm 2000,do tốc độ phát triển của nền kinh tế quốc nội có phần chậm lại cùng với ngòi nổ của cuộc khủng hoảng khu vực, FDI đã bắt đầu chững lại và suy giảm. Thật vậy, năm 2000 tổng vốn FDI đăng ký là 8,6 tỷ USD (tăng 31%so với năm 1999) với quy mô trung bình một dự án là 26,6 triệu USD thì đến năm 2002 tổng vốn đăng ký đã giảm mạnh chỉ còn 4,6 tỷ USD và 13,4 triệu USD bình quân một dự án, cho dù vào thời điểm của năm 1996 có hai dự án là khu đô thị Nam Thăng Long và An Phú với số vốn khoảng 1 tỷ USD và một trong hai dự án này đã không triển khai được vào năm 2002. Nếu so 2002 số dự án duyệt năm 2003 chỉ bằng 85,36%, năm 2000 chỉ bằng 90,14%. Só liệu tương ứng của vốn đăng ký là 87,22 và 33,69%. Nếu theo số lượng vốn đăng ký thì quy mô dự án bình quân của thời kỳ 1992-2003 là 12,71 triệu USD/1 dự án. So với một số nước ở thời kỳ này không phải là thấp. Nhưng vấn đề đang quan tâm ở đây là quy mô dự án theo vốn đang ký bình quân của năm 2003 lại nhỏ đi một cách đột ngột và ở mức thấp nhất từ trước tới nay (5,04 triệu USD/1 dự án). Quy mô dự án theo vốn đăng ký bình quân của năm 2003 chỉ bằng 39,65% quy mô bình quân của thời kỳ 1992-2003 và chỉ bằng 21,29% quy mô bình quân một dự án của năm cao nhất, năm 2000). Điều này cho thấy, trong một chừng mực nhất định, Việt Nam đã chịu ảnh hưởng khá nặng nề của cuộc khủng hoảng khu vực. Khi mà khoảng 70% vốn FDI vào Việt Nam là xuất phát từ các nhà đầu tư Châu á và nguyên nhân khác cũng không kém phần quan trọng là sự giảm sút về khả năng hấp dẫn do điều kiện nội tại của nền kinh tế Việt Nam. Năm 2003, trong bối cảnh nền kinh tế và nhất là các nước Châu á mới ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nhưng nước ta vẫn thu hút được 298 dự án với vốn đăng ký là 1.548 triệu USD là một thành công đáng ghi nhận. Sự thành công không dừng lại ở số dự án và số vốn đăng ký mà còn thể hiện rõ nét ở các góc độ khác: Năm 2003 so với năm 2002, tuy số vốn đăng ký chỉ bằng 44,29% nhưng tỷ lệ thực hiện vốn cao hơn hẳn 98,13% so với 50,19%. Như vậy, nếu xét suốt thời kỳ 1992-2003 thì năm 1999 có thể xem là đỉnh cao về thu hút FDI của Việt Nam (cả về dự án, vốn đăng ký và vốn thực hiện). Trong thời kỳ 2000-2004 tổng vốn FDI thực hiện đạt 12,2 tỷ USD. Trong 5 năm tới phấn đấu để vốn FDI thực hiện đạt mức cao hơn so với 5 năm trước. Điều này có khả năng trở thành hiện thực khi xem xét diễn biến và xu hướng của lĩnh vực FDI trong thời gian tới. Trước hết, trong số 2.620 dự án FDI được cấp giấy phép trước năm 2005 và còn hiệu lực thì hiện vẫn còn tới 1.300 dự án với tổng vốn đăng ký 17,6 tỷ USD đang trong quá trình xây dựnh hoặc đang làm thủ tục hành chính hoặc chưa triển khai. Như vậy, trong 5 năm tới số vốn đầu tư thực hiện của nhóm dự án này có thể đạt mức 7-8 tỷ USD. Hai là, đã có không ít dự án đang hoạt động có hiệu quả có xu hướng tăng thêm vốn. Trong thời kỳ 2000-2004 đã có 500 dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm trên 4 tỷ USD, trong khi vốn thực hiện đạt 2 tỷ USD. Như vậy, có thể dự báo rằng cùng với chính sách cởi mở của nhà nước tạo điều kiện đã cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì số vốn thực hiện của nhóm dự án này trong thời kỳ 2005-2009 cũng có thể bằng hoặc vượt mức kế hoạch trong thời kỳ trước. Ba là, số vốn thực hiện của những dự án mới được cấp giấy phép kể từ năm 2005 có thể đạt khoảng 4 tỷ USD như tiến độ thực hiện ở thời kỳ trước. Như vậy, cộng ba nguồn vốn này lại thì tổng vốn FDI thực hiện trong thời kỳ 2005-2009 có thể đạt trên 13 tỷ USD. Năm 2004 và 2005 bắt đầu xuất hiện dấu hiệu phục hồi, năm 2004 với số vốn đăng ký đạt 1.985 triệu USD tăng 28,2% so với năm 2003, trong đó có dự án đường dẫn khí Nam Côn Sơn số vốn đăng ký 1 tỷ USD được cấp giấy phép trong tháng 12 là lớn nhất. Đây cũng là dự án lớn thứ hai trong vòng ba năm nay, sau dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất (1,8 tỷ USD). Trong ba tháng đầu năm 2001 cả nước đã có thêm 83 dự án có vốn FDI được cấp giấy phép, với tổng vốn đăng ký đạt 273 triệu USD. Điểm khả quan nhất mà kết quả thống kê này cho thấy là số vốn FDI được cấp giấy phép trong quý I vừa qua đã tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2000 và số dự án tăng 16,9%. Tính riêng trong tháng ba năm nay đã có thêm 20 dự án có vốn FDI được cấp giấy phép với tổng vốn đăng ký là 1.413 triệu USD, trong đó dự án lớn nhất là của Metro Cash và Carry GmHI với 120 triệu USD vốn đăng ký. Tình hình thu hút FDI quý I/2001 có những dấu hiệu phục hồi dưới tác động của các chính sách mới do Nhà nước ban hành gần đây trong ddó có những nỗ lực liên tiếp kể từ sau khi luật sửa đổi luật đầu tư nước ngoài được thông qua vào ngày 9/6/2000, Nghị định 24/2000/ND-CP Thông tư 12/2000/TT/BKH. Có thể kể tới cuộc thành công của hội thảo "cùng hướng tới thành công" tổ chức tại Hà Nội và Singapore. Tuy nhiên, những con số trên đây mới chỉ nói lên được số lượng vốn đầu tư mới và vốn đưa vào thực hiện, còn những yếu tố quan trọng như cơ cấu đầu tư (theo ngành, vùng, đối tác đầu tư và hình thức đầu tư thì sao?). 3. Cơ cấu đầu tư. Đây cũng là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong hoạt động thu hút FDI, bởi vì nó có tác động to lớn đưa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của kinh tế Việt Nam. 3.1. Phân theo ngành nghề. Qua nhiều năm vừa làm, vừa điều chỉnh, cơ cấu FDI đã có bước chuyển biến quan trọng, bước đầu phù hợp với CNH - HĐH đất nước. Bảng 2: FDI vào Việt Nam phân theo ngành trong hai năm 2003-2004 STT Ngành Năm 2003 Năm 2004 Số dự án Vốn đầu tư Tỉ lệ(%) Số dự án Vốn đầu tư Tỉ lệ(%) 1 CN nặng 57 371.745 23,71 82 185.664 9,23 2 Dầu khí 5 46.300 2,95 8 1.184.300 58,85 3 CN nhẹ 132 242.291 15,45 173 364.288 18,10 4 CN thực phẩm 23 195.717 12,48 16 70.101 3,48 5 Nông-lâm nghiệp 23 53.303 3,40 35 50.880 2,53 6 Khách sạn-Du lịch 6 148.045 9,44 2 22.800 1,13 7 Dịch vụ 35 121.350 7,74 27 17.027 0,85 8 GTVT-Bưu điện 4 136.827 8,73 2 7.995 0,40 9 Xây dựng 12 198.372 12,65 12 24.063 1,19 10 Văn hoá-Y tế-Giáo dục 6 7.010 0,45 9 67.212 3,34 11 Thuỷ sản 3 7.080 0,45 4 8.050 0,40 12 Ngân hàng-Tài chính 5 40.000 2,55 1 10.000 0,50 Tổng 311 1.568.040 100,00 371 20012.380 100,00 Trong những năm đầu, vốn FDI tập Trung chủ yếu vào các ngành dầu khí (32,2%), khách sạn (20,6%). Bởi vì, để tận thu được nguồn vốn FDI nên chúng ta có phần ít chú ý đến việc phải lựa chọn các dự án đầu tư sao cho phù hợp với yêu cầu xây dựng cơ cấu kinh tế của chúng ta. Đến năm 1995, thì tỷ trọng của các ngành sản xuất bắt đầu tăng, năm 1996 đầu tư vào công nghiệp tăng 38%, năm 1999 tăng lên đều 43%. Tính đến hết năm 1997, cơ cấu FDI phân theo ngành vẫn nghiêng vầ hai khối ngành khách sạn và du lịch (20,6%) và dầu khí (16,6%). Toàn bộ khối ngành công nghiệp chiếm 40,7% song do nó bao gồm khoảng 20 ngành cấp 2 nên thực tế vốn bình quân cho mỗi ngành cụ thể là nhỏ (bình quân 2% mỗi ngành). Ba khối ngành quan trong khác ;à nông-lâm nghiệp, ngư nghiệp và giao thông chỉ chiếm tỉ lệ khiêm tốn. Tiếp theo xu hướng xuất hiện từ 1997, 1999 cơ cấu FDI có thay6 đổi: tỉ trọng đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến, nhất là ngành công nghiệp nhẹ, tức là những ngành vừa có hiệu quả vốn đầu tư cao,vừa có khả năng tận dụng lao động để tạo ra năng lực xuất khẩu, tạo nhiều công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho nhân dân. Năm 2003, tỉ trọng số dự án và vốn đầu tư vào khu công nghiệp tăng lên rõ rệt 31% và 32%, các ngành khác như nông nghiệp, xây dựng, tài chính và ngân hàng cũng có số vốn đầu tư tăng lên. Đầu tư vào các ngành nông nghiệp tăng lên chút ít 0,95%, trong khi đod để thực hiện thắng lợi chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn, ngoài nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, nhà nước chủ trương huy động các nguồn vốn khác cho nông nghiệp, đặc biệt là vốn FDI, điều này thể hiện sự chưa phù hợp với phương hướng gọi FDI tại Việt Nam. 3.2. Phân theo vùng lãnh thổ. Tính đến nay, thì tất cả các tỉnh và thành phố trên toàn quốc đều đã có dự án FDI. Cơ cấu đầu tư ngày càng cân đối hơn, cùng với xu hướng chuyển dịch nguồn vốn đầu tư từ các nước Châu á sang Châu Âu, vùng nhận FDI cũng thay đổi. Số dự án đầu tư vào các khu vực nghèo, chậm phát triển gia tăng, dự án vào các đô thị lớn giảm dần. Bảng 3: 10 tỉnh và thành phố dẫn đầu trong thu hút FDI từ năm 1992 đến 31/12/2004 STT Tên Tỉnh Số dự án Vốn đăng kí(Tr USD) Tỉ lệ vốn(%) Vốn thực hiện Tỉ lệ vốn t.hiện (%) 1 TP. Hồ Chí Minh 915 9.688 32,2 4.732 36,83 2 Bình Dương 366 7.700 25,59 2.776 21,61 3 Hà Nội 279 4.527 15,05 2.107 16,40 4 Bà Rịa-Vũng Tàu 378 2.298 7,64 1.051 8,18 5 Đồng Nai 5 1.328 4,41 352 2,74 6 Long An 85 1.281 4,26 916 7,13 7 Hải Phòng 68 1.204 4,00 393 3,06 8 Quảng Ngãi 47 845 2,81 86 0,67 9 Phú Thọ 38 639 2,12 177 1,38 10 Quảng Ninh 27 578 1,92 258 2,00 Tổng 2.208 30.088 100,00 12.848 100,00 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu Tư Bảng 4: 10 tỉnh và thành phố dẫn đầu trong thu hút FDI từ năm 2003, 2004 STT Năm 2003 Năm 2004 Tên Tỉnh Số dự án Vốn đăng kí(Tr USD) Tên Tỉnh Số dự án Vốn đăng kí(Tr USD) 1 TP. Hồ Chí Minh 104 450.6 TP. Hồ Chí Minh 114 332.6 2 Bình Dương 66 276.8 Bình Dương 114 194.4 3 Hà Nội 31 248.6 Hà Nội 32 110.8 4 Bà Rịa-Vũng Tàu 5 247.9 Bà Rịa-Vũng Tàu 6 35.5 5 Đồng Nai 16 62.9 Đồng Nai 36 33.5 6 Long An 7 40.3 Long An 5 29.5 7 Hải Phòng 13 40.2 Hải Phòng 11 20.4 8 Quảng Ngãi 2 20.6 Quảng Ngãi 3 10.0 9 Phú Thọ 2 17.1 Phú Thọ 3 6.9 10 Quảng Ninh 8 16.2 Quảng Ninh 5 6.5 Tổng 254 1.141.2 329 780.1 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu Tư Nếu trong những năm đầu, đầu tư ở các tỉnh phía Bắc chỉ có 25% số dự án với 20% vốn đầu tư thì đến cuối năm 1999, các tỉnh phía Bắc đã thu hút được 31% số dự án với 36% vốn đầu tư. Năm 2002, cơ cấu đầu tư có sự chuyển biến tích cực: số dự án đầu tư vào 3 vùng kinh tế trọng điểm quốc gia giảm còn 203 dự án (chiếm 34%) vốn đăng ký là 1.825 triệu USD chiếm 47% tổng số vốn đăng ký (những năm trước tỉ lệ này là 70-75%). Tỷ trọng dự án đầu tư vào những vùng kinh tế khá khăn, vùng sâu, vùng xa tăng lên. Dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất với số vốn 1.300 triệu USD đã đưa Quảng Ngãi lên vị trí đầu bảng, trở thành địa phương có vốn FDI lớn nhất nước trong năm 2002, tiếp đó Lâm Đồng với dự án khu vui chơi giải trí. Thành phố Hồ Chí Minh từ vị trí thứ nhất năm 2001 tụt xuống thứ hai năm 2002. Hà Nội từ vị trí thứ hai năm 1998 tụt xuống thứ tư. Còn Hải Phòng từ vị trí thứ tư năm 2001 đã bị loại ra khỏi bảng xếp hạng 10 địa phương có vốn FDI nhiều nhất. Năm 2003, thành phố Hồ Chí Minh lại vươn lên hàng thứ nhất với 98 dự án, số vốn đăng ký 440 triệu USD. Trong cơ cấu GDP của thành phố, khu vực có vốn FDI tăng từ 11,1% năm 1998 lên 18,1% năm 2003. Tốc độ tăng GDP của khu vực này đạt 11,12% cao hơn hẳn so với khu vực kinh tế nội địa (5,12%) góp phần quan trọng để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn ở mức 6,16%, cao hơn mức tăng trưởng trung bình cả nước 4,8%. Tỉnh Bình Dương, có số dự án và vốn FDI đầu tư trong năm 2003 tăng so với năm 2002, với 65 dự án và 276,3 triệu USD (tăng 97% và 43%) đưa tổng số dự án từ 2002 đến 20/3/2004 lên 280 dự án với số vốn 1,7 tỷ USD đứng thứ hai sau thành phố Hồ Chí Minh. Có được sự tăng trưởng đó là do tỉnh Bình Dương đã đi đầu trong chủ trương "rải thảm đỏ" mời các nhà đầu tư nước ngoài làm ăn lâu dài với nhiều giải pháp thích hợp và hiệu quả hơn các địa phương khác. Hà Nội, năm 2003 có 31 dự án với số vốn đầu tư 248,7 triệu USD đưa tổng số dự án từ năm 2002 đến 20/3/2004 lên 429 dự án với số vốn đầu tư là 7,42 tỷ USD đứng vị trí thứ ba sau thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương. Xu hướng chuyển dịch đầu tư từ những đô thị lớn sang các địa phương còn nhiều khó khăn chậm phát triển là xu hướng tichs cực hợp với xu hướng chủ trương đường lối của Đảng, góp phần rút ngắn khoàng cách giữa các khu vực phát triển và khu vực chưa phát triển. Tuy nhiên, việc FDI giảm mạnh tại hầu hết các địa phương nằm trong vùng kinh tế trong điểm, nhất là thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh khiến người ta nghĩ đến mức suy giảm chung trên toàn quốc trong lĩnh vực với đầu tư trực tiếp nước ngoài. 3.3. Phân theo đối tác đầu tư Trong những năm đầu, đối tác đầu tư nước ngoài chủ yếu là các công ty môi giới, thì tính đến hết 31/12/2001 có gần 80 công ty thuộc 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó có những công ty lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Anh, Pháp đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Trong khi các nước Tây Âu sớm vào Việt Nam với trọng tâm là lĩnh vực dầu khí thì các nước Châu á đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc tuy Singapore có phần xuất hiện muộn hơn nhưng tốc độ ngày càng tăng nhanh, quy mô ngày càng lớn. Năm 2001, Singapore có 187 dự án với tổng vốn đăng kí là 5.686 triệu USD, đứng thứ hai là Đài Loan với 352 dự án với tổng vốn đăng kí là 3.032 triệu USD kế tiếp là Nhật Bản 255 dự án với tổng vốn đăng kí là 3.296 triệu USD, Hàn Quốc 207 dự án với tổng vốn đăng kí là 3.194 triệu USD. Nguồn vốn FDI chủ yếu từ các nước Châu á (61%), còn các nước Châu Mỹ chỉ chiếm gần 28%, chứng tỏ rằng thời kỳ này môi trường đầu tư của Việt Nam chưa hấp dẫn các nhà đầu tư ở các nước châu lục này. Bảng 5: 10 nước dẫn đầu trong đầu tư vào VN năm 2003-2004 STT Năm 2003 Năm 2004 Tên nước Số dự án Vốn đăng kí(Tr USD) Tỷ lệ(%) Tên nước Số dự án Vốn đăng kí(Tr USD) Tỷ lệ(%) 1 Pháp 13 303.424 22,3 Anh 7 593.660 32,2 2 Hàn Quốc 31 176.260 13,0 ấn Độ 1 507.000 27,5 3 Đài Loan 93 171.595 12,6 Đài Loan 149 292.410 15,9 4 Malaisia 7 161.925 11,9 B.W.Indies 19 107.799 5,9 5 Singapore 18 151.608 11,1 Nhật Bản 26 80.594 4,4 6 B.W.Indies 1 143.455 10,5 Hàn Quốc 43 75.383 4,1 7 Mỹ 17 119.238 8,8 Nga 4 58.409 3,2 8 Nhật Bản 14 62.069 4,6 úc 6 56.900 3,1 9 Hồng Kông 16 41.405 3,0 Pháp 9 39.250 2,1 10 Trung Quốc 24 29.766 2,2 Mỹ 14 30.446 1,6 Tổng 234 1.360.745 100,0 276 1.841.851 100,0 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu Tư Tuy nhiên, năm 2002 đã có sự thay đổi tích cực về đối tác đầu tư các nước Châu á, nơi bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, trừ Singapore, các nước ASEAN còn lại đầu tư chưa đầy 32 triệu USD, Hàn Quốc chỉ có 13 dự án với vốn đăng ký là 148,59 triệu USD. Số vốn đầu tư của các nhà đầu tư từ các nước Âu - Mỹ chiếm 55% vốn đăng ký, có vai trò quan trọng trong việc làm đầy những chỗ trống của nguồn vốn đầu tư từ các nước Châu á do chịu ảnh hưởng nặng nề của cuục khủng hoảng. Xét từ góc độ định hướng thu hút FDI của Việt Nam, đây là hướng chuyển dịch có tính chất tích cực, hợp với chủ trương chuyển mạnh sang thu hút đầu tư từ Mỹ, Anh, Pháp, Tây Âu… là những nước công nghiệp phát triển có trình độ công nghệ cao và Nga, Trung Quốc là những bạn làm ăn cũ. Bảng 6: 10 nước dẫn đầu trong đầu tư vào Việt Nam từ 1/1/1992 đến 31/2/2005 STT Tên nước Số dự án Tỷ lệ(%) Vốn đầu tư (Tr USD) Tỷ lệ(%) 1 Singapore 236 12,2 6.745 23,3 2 Đài Loan 618 31,9 4.972 17,1 3 Nhật Bản 301 15,5 3.384 13,4 4 Hàn Quốc 260 13,4 3.150 10,9 5 Hồng Kông 208 10,7 2.689 9,3 6 Pháp 108 5,6 1.829 6,3 7 B.V.Island 101 5,2 1.765 6,1 8 Nga 34 1,7 1.608 5,5 9 Hà Lan 40 2,1 1.179 4,1 10 Anh 33 1,7 1.162 4,0 Tổng 1.939 100,0 22.983 100,0 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu Tư 3.4. Phân theo hình thức đầu tư Hiện nay trên thế giới có rất nhiều hình thức đầu tư BOT, BT, BTO, BLT, LDO, BOS… theo Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, các chủ đầu tư có thể đầu tư vào Việt Nam dưới các hình thức như liên doanh, 100% vốn nước ngoài, hợp tác kinh doanh và BOT (Kuild-Operate-Transfer-Xây dựng-Kinh doanh- Chuyển giao). Tính đến hết ngày 31/12/2001 thì đa số các dự án hoạt động theo liên doanh chiếm 64% số dự án và 72,6% tổng số vốn đầu tư quy bình quân 17 triệu USD /1 dự án, đây là một điểm mạnh của các dự án đầu tư nước ngoài. Tỉ trọng của các xí nghiệp 100% vốn nước ngoài tăng lên rõ rệt: 1992-1995 mới chỉ chiếm 6% tổng số vốn đầu tư thì đến hết năm 1997 đã chiếm 28,8% số dự án và 17,6% tổng số vốn đầu tư, quy mô bình quân 8,7% triệu USD /1 dự án. Có nhiều lý do giải thích hiện tượng này, mà khả năng góp vốn hạn chế của phía Việt Nam và mong muốn giảm thiểu các tranh chấp do hợp doanh gây ra là hai lý do chính trong số đó. Số dự án hoạt động theo hình thưc hợp tác kinh doanh đang nhận được nhiều khuyến khích từ chính phủ, mặc dù mới chỉ chiếm 0,03% số dự án và 1,63 vốn đầu tư quy mô bình quân 262,4 triệu USD /1 dự án (quy mô bình quân lớn nhất), nhưng đây là loại hình đầu tư với nhiều hứa hẹn, bởi vì đây là loại hình đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, vốn là một trong những yếu điểm của Việt Nam. II. Phân tích hiệu quả FDI tại Việt Nam giai đoạn 1992-2004. Hội nghị lần thứ tư ban chấp hành Trung Ương Đảng khoá VIII đã khẳng định: "Trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán, lâu dài thu hút nguồn lực bên ngoài". Với tư tưởng này

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc814.doc
Tài liệu liên quan