Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt 1
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ 2
Lời mở đầu 3
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN SXKD VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 5
1.1 – Một số vấn đề lý luận cơ bản về vốn SXKD của Doanh nghiệp 5
1.1.1 – Khái niệm vốn SXKD 5
1.1.2 – Phân loại vốn SXKD 8
1.1.3 – Vai trò và hiệu quả của vốn SXKD 16
1.2 - Một số vấn đề lý luận cơ bản về Tài chính Doanh nghiệp 19
1.2.1 – Khái niệm, đặc điểm và vai trò Tài chính của Doanh nghiệp 19
1.2.2 – Một số vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tình hình TCDN 20
CHƯƠNG II: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN SXKD VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA DN 22
2.1 – Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích tình hình sử dụng vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 22
2.1.1 – Khái niệm và tác dụng của hệ thống chỉ tiêu thống kê 22
2.1.2 – Yêu cầu và nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê 22
2.1.3 – Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích tình hình sử dụng vốn SXKD 23
2.1.4 – Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích kết quả hoạt động tài chính của DN 30
2.2 - Một số phương pháp thống kê được sử dụng 35
2.2.1 – Phương pháp bảng thống kê 35
2.2.2 – Phương pháp đồ thị 36
2.2.3 – Phương pháp phân tổ 37
2.2.4 – Phương pháp dãy số thời gian 39
2.2.5 – Phương pháp dự đoán thống kê 41
2.2.6 – Phương pháp chỉ số 43
2.3 - Một số phương trình kinh tế sử dụng để phân tích 43
2.3.1 – Phương trình biểu thị mối quan hệ giữa doanh lợi vốn với các nhân tố 43
2.3.2 – Phương trình biểu thị mối quan hệ giữa kết quả sản xuất kinh doanh với các nhân tố 43
CHƯƠNG III: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN SXKD VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA XÍ NGHIỆP SÔNG ĐÀ 12.5 TRONG THỜI KỲ TỪ 2003 –2008 44
3.1 - Tổng quan về Xí nghiệp Sông Đà 12.5 44
3.1.1 – Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp Sông Đà 12.5 44
3.1.2 – Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp 45
3.1.3 – Kết quả đạt được của Xí nghiệp trong những năm vừa qua 47
3.2 – Đặc điểm nguồn số liệu 51
3.3 – Phân tích thống kê phân tích tình hình sử dụng vốn SXKD và kết quả hoạt động tài chính của Xí nghiệp trong thời kỳ 2003 – 2008 52
3.2.1 – Thống kê tình hình sử dụng vốn SXKD của XN Sông Đà 12.5 thời kỳ 03 - 08 52
3.2.2 – Phân tích biến động kết quả SXKD của XN thời kỳ 03 -08 75
3.2.3 – Thống kê kết quả hoạt động tài chính của Xí nghiệp 95
3.3 - Một số kiến nghị và giải pháp 97
3.3.1 – Kiến nghị 97
3.3.2 – Giải pháp 97
Kết luận 99
114 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích thống kê tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính của Xí nghiệp Sông Đà 12.5 thời kỳ 2003 – 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồ thị thống kê còn được coi là một phương tiện tuyên truyền rất mạnh mẽ, một công cụ dùng để biểu dương các thành tích sản xuất và hoạt động văn hoá, xã hội.
2.2.2.2 – Đặc điểm vận dụng phương pháp
Với số liệu được sử dụng trong bài là các số liệu được tổng hợp theo thời gian, vì thế để thấy rõ được sự tăng lên của quy mô của Tổng vốn, LN, DT, GTSX và cơ cấu của chúng thì việc sử dụng đồ thị là rất phù hợp. Các số liệu được hình tượng hóa trở lên sinh động hơn, không cần tình toán cụ thể, bằng mắt ta cũng có thể thấy cảm nhận một cách tổng quát về xu hướng phát triển và đặc điểm của hiện tượng cần nghiên cứu.
2.2.3 – Phương pháp phân tổ
2.2.3.1 – Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tổ thống kê
* Khái niệm: Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ ( và các tiểu tổ) có tính chất khác nhau.
* Ý nghĩa:
+ Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê, vì ta sẽ không thể tiến hành hệ thống hoá một cách khoa học các tài liệu điều tra, nếu không áp dụng phương pháp này.
+ Phân tổ thống kê là một trong các phương pháp quan trọng của các phân tích thống kê, đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác một cách có hiệu quả
+ Phân tổ thống kê còn được vận dụng ngay trong giai đoạn điều tra thống kê, nhằm phân tổ đối tượng điều tra thành những bộ phận có đặc điểm, tính chất khác nhau từ đó chọn các đơn vị điều tra sao cho có tính đại biểu cho tổng thể chung.
* Phân tổ thống kê giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau:
+ Thứ nhất, phân tổ thực hiện việc phân chia các loại hình kinh tế xã hội của hiện tượng nghiên cứu. Hiện tượng kinh tế, xã hội mà thống kê học nghiên cứu thường không phải là tổng thể đồng chất, mà là tổng thể bao gồm nhiều đơn vị thuộc các loại hình rất khác nhau, phát triển theo những xu hướng không giống nhau. Vì vậy phưong pháp nghiên cứu khoa học là phải nêu lên các đặc trưng riêng biệt của từng loại hình và mối quan hệ giữa các loại hình đó với nhau.
+ Thứ hai, phân tổ có nhiệm vụ biểu hiện kết quả của hiện tượng nghiên cứu. Ta biết rằng một hiện tượng kinh tế - xã hội do nhiều bộ phận, nhiều nhóm đơn vị có tính chất khác nhau hợp thành. Các bộ phận hay nhóm này chiếm những tỷ trọng khác nhau trong tổng thể và nói lên tầm quan trọng của mình trong tổng thể đó. Mặt khác, tỷ trọng của các bộ phận còn nói lên kết cấu của tổng thể theo một tiêu thức nào đó. Muốn nghiên cứu được kết cấu của tổng thể, phải dựa trên cơ sở phân tổ thống kê.
+ Thứ ba, phân tổ được dùng để biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức. Hiện tượng kinh tế - xã hội phát sinh và biến động không phải một cách ngẫu nhiên, tách rời với các hiện tượng xung quanh, mà chúng có liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau theo những quy luật nhất định. Tìm hiểu tính chất và trình độ của mối liên hệ giữa các hiện tượng nói chung và giữa các tiêu thức nói riêng là một trong các nhiệm vụ quan trọng của nghiên cứu thống kê. Phân tổ thống kê là một trong các phương pháp có thể giúp ta thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu này.
2.2.3.2 – Đặc điểm vận dụng của phương pháp
Để có thể hệ thống hóa được một cách khoa hoc những tài liệu đã thu thập và giúp cho việc phân tích có hiệu quả chúng ta sử dụng phương pháp phân tổ: như chúng ta tiến hành phân chia Tổng vốn theo các tiêu thức khác nhau: theo nguồn hình thanh (gồm vốn đi vay và vốn chủ sở hữu), theo phương thức luân chuyển giá trị (gồm vốn lưu động và vốn cố định). Qua việc phân tổ như vậy, giúp cho ta có thể hiểu rõ hơn về cơ cấu tổng vốn, xem vồn nào chiếm tỷ trọng nhiều hơn trong tổng vốn điều đó cũng thể hiện đặc điểm kinh doanh của công ty (như công ty xây dựng thì vốn lưu động luôn chiếm tỷ trọng nhiều hơn vốn cố đinh, và vốn đi vay thì nhiều hơn vốn chủ sở hữu), qua đó xem xét xem cơ cấu như thế đã hợp lý chưa và đề ra các biện pháp khắc phục nếu có sự thiếu cân đối.
2.2.4 – Phương pháp dãy số thời gian
2.2.4.1 – Khái niệm dãy số thời gian
Mặt lượng của hiện tượng thường xuyên biến động qua thời gian, việc nghiên cứu sự biến động này được thực hiện trên cơ sở phân tích dãy số thời gian.
Dãy số thời gian là dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
* Cấu tạo: Một dãy số thời gian gồm hai yếu tố: thời gian và các số liệu của hiện tượng nghiên cứu (hay còn gọi là chỉ tiêu nghiên cứu).
+ Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm. Độ dài giữa hai thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian.
+ Các số liệu thống kê hay chỉ tiêu nghiên cứu của hiện tượng nghiên cứu có thể được biểu hiện bằng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân và được gọi là mức độ của dãy số.
* Phân loại: dựa vào các mức độ của dãy số phản ánh quy mộ (khối lượng) của hiện tượng qua thời gian, có thể phân dãy số thời gian thành dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm.
+ Dãy số thời kỳ là dãy số mà các mức độ là những con số tuyệt đối thời kỳ, phản ánh quy mô (khối lượng) của hiện tượng trong từng khoảng thời gian nhất định.
+ Dãy số thời điểm là dãy số mà các mức độ là những số tuyệt đối thời điểm phản ánh quy mô (khối lượng) của hiện tượng tại những thời điểm nhất định.
Chú ý: Các dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm được gọi là dãy số tuyệt đối. Trên cơ sở các dãy số tuyệt đối có thể xây dựng các dãy số tương đối hoặc dãy số bình quân, trong đó các mức độ của dãy số tương đối hoặc các số bình quân.
* Yêu cầu khi xây dựng dãy số thời gian: để phân tích được chính xác thì yêu cầu cơ bản khi xây dựng dãy số thời gian là phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số nhằm phản ánh một cách khách quan sự biến động của hiện tượng qua thời gian. Cụ thể:
+ Nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất.
+ Phạm vi hiện tượng nghiên cứu qua thời gian phải nhất trí.
+ Các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau, nhất là đối với dãy số thời kỳ.
* Tác dụng:
+ Việc phân tích dãy số thời gian cho phép nhận thức các đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, tính quy luật của sự biến động.
+ Từ đó tiến hành dự đoán về mức độ của hiện tượng trong thời gian tới và đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển.
2.2.4.2 – Đặc điểm vận dụng của phương pháp
Phương pháp này được vận dụng rất nhiều trong bài vì nguồn số liệu ở là nguồn số liệu theo thời gian: Phương pháp này giúp ta có thể nhận thấy được quy luật biến động của các chỉ tiêu được nghiên cứu theo thời gian: tăng hay giảm theo thời gian, tốc độ tăng (giảm) nhanh hay chậmtừ đó giúp chúng ta phần nào nắm được bản chất của hiện tượng, qua đó đề ra các chính sách thích hợp. Đồng thời với việc phân tích này sẽ giúp ta tiến hành dự đoán thống kê, đưa ra các kế hoạch cho phù hợp với năng lực của Xí nghiệp.
2.2.5 – Phương pháp dự đoán thống kê
2.2.5.1 – Khái niệm, ý nghĩa của phương pháp đự đoán thống kê:
Dự đoán thống kê là xác định mức độ của hiện tượng trong tương lai bằng cách sử dụng tài liệu thống kê và áp dụng các phương pháp phù hợp.
Tài liệu thống kê thường được sử dụng trong dự đoán thống kê là dãy số thời gian. Việc sử dụng dãy số thời gian để tiến hành dự đoán thống kê có những ưu nhược điểm cơ bản sau:
+ Thứ nhất: chỉ cần có dãy số thời gian gồm một số lượng nhất định các mức độ của hiện tượng ở thời gian hiện tại trở về trước, không đòi hỏi một khối lượng tài liệu lớn như dự đoán vào mô hình hồi quy.
+ Thứ hai: việc xây dựng mô hình dự đoán dựa vào dãy số thời gian được tiến hành tương đối đơn giản, ít bị rằng buộc bởi các giả thiết như trong việc xăy dựng mô hình hồi quy.
Có nhiều phương pháp được sử dụng trong dự đoán thống kê.: dự đoán dựa vào lượng tăng (hoặc giảm) bình quân, dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình, dự đoán dựa vào hàm xu thế, dự đoán bằng phương pháp san bằng mũ, dự đoán bằng mô hình tuyến tính ngẫu nhiên, v.v
2.2.5.2 – Đặc điểm vận dụng của phương pháp:
Như chúng ta đã nói ở trên, tài liệu dùng để phân tích ở trong bài là tài liệu được tổng hợp theo thời gian, vì thế chúng ta có thể sử dụng để tiền hành dự đoán thống kê, từ đó đưa ra các kế hoạch phù hợp với sự phát triển của hiện tượng. Tuy nhiên, tài liệu ở đây chỉ được tổng hợp qua 6 năm, vì vậy chúng ta chỉ có thể tiến hành dự đoán trong ngắn hạn như dự đoán ngắn hạn nhu cầu về tổng vốn của công ty và GTSX của Xí nghiệp năm 2009.
2.2.6 – Phương pháp chỉ số
2.2.6.1 – Khái niệm và tác dụng của chỉ số:
* Khái niệm:Chỉ số trong thống kê là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng nghiên cứu.
Chỉ số trong thống kê được biểu hiện bằng số tương đối, nhưng cũng cần phân biệt giữa chỉ số và số tương đôi trong thống kê.
+ Chỉ số biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng
+ Số tương đối nói chung có thể biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng hoặc của hai hiện tượng khác nhau.
Vì vậy, số tương đối động thái, số tương đối kế hoạch, số tương đối không gian là chỉ số. Còn số tương đối cường độ, số tương đối kết cấu không phải là chỉ số.
*Tác dụng của chỉ sồ:
+ Biểu hiện biến động của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian. Đây là ý nghĩa khi vận dụng chỉ số phát triển.
+ Biểu hiện biến động của hiện tượng qua những điều kiện không gian khác nhau. Tác dụng này được thể hiện qua việc vận dụng các chỉ số không gian.
+ Biểu hiện nhiệm vụ kế hoạch và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch đối với các chỉ tiêu nghiên cứu.
2.2.5.2 – Đặc điểm vận dụng của phương pháp
Việc phân tích dãy số thời gian chỉ nêu lên xu hướng vận động của hiện tượng như sự tăng lên của DT, GTSX, LN, nhưng chưa chỉ rõ yếu tố nào tác động đến sự tăng lên này và tác động đó mạnh hay yếu. Để giải quyết vấn đề này, ta sử dụng hệ thống chỉ số để tiến hành phân tích sự biến động của các chỉ tiêu kết quả sản xuất và doanh lợi vốn qua các năm do ảnh hưởng của các nhân tố. Từ đó có thể lên kế hoạch tâp trung vào các nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự biến động của hiện tượng.
2.3 - Một số phương trình kinh tế sử dụng để phân tích:
2.3.1 – Phương trình biểu thị mối quan hệ giữa doanh lợi vốn với các nhân tố
Trong đó: - là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bán hàng (hay trên doanh thu thuần).
2.3.2 – Phương trình biểu thị mối quan hệ giữa kết quả SXKD với các nhân tố
Trong đó:
- Tỷ trọng VCĐ trong tổng vốn;
Q - Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh;
M - Chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận (hay lãi) kinh doanh.
CHƯƠNG III: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN SXKD VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA XÍ NGHIỆP SÔNG ĐÀ 12.5 THỜI KỲ
2003 – 2008
3.1 – TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP SÔNG ĐÀ 12.5
3.1.1 – Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp Sông Đà 12.5
Xí nghiệp Sông Đà 12.5 là một doanh nghiệp trực thuộc công ty Sông Đà 12 - một đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty Sông Đà.
Xí nghiệp Sông Đà 12.5 được thành lập theo quyết định số 08/TCT_TCLĐ ngày 6/2/1998 của hội đồng quản trị Tổng công ty Sông Đà với tên gọi ban đầu là Xí nghiệp Xây Lắp Vật Tư Sông Đà 12.5, căn cứ theo:
Quyết định số 966/BXD_TCLĐ ngày 15/1/1995 của Bộ trưởng bộ xây dựng về thành lập Tổng công ty xây dựng Sông Đà và điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng công ty.
Yêu cầu công tác tổ chức và tình hình thực tế phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
Việc thực hiện nghị quyết của thường vụ Đảng uỷ và hội đồng quản trị Tổng công ty họp ngày 05/02/1998.
Xí nghiệp Xây lắp vật tư vận tải Sông Đà được hình thành trên cơ sở nâng cấp trạm tiếp nhận vật tư thiết bị Bút Sơn, ban đầu trụ sở đóng tại xã Thanh Sơn, Huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Sau này Xí nghiệp xây lắp vật tư vận tải Sông Đà 12.5 được đổi tên thành Xí nghiệp Sông Đà 12.5 theo quyết định số 21/TCT_TCLĐ ngày 21/03/2002 cùng các xí nghiệp thành viên khác của Công ty Sông Đà 12.
Xí nghiệp Sông Đà 12.5 có số đăng ký kinh doanh 109967 cấp ngày 16/01/1996 của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội.
Hiện nay trụ sở của xí nghiệp ở tại: Số 14,lô 7, Mỹ Đình 1_ Từ Liêm, Hà nội.
Các công trình lớn tiêu biểu xí nghiệp tham gia thi công là:
Nhà máy thuỷ điện Nậm Mức
Nhà máy xi măng Thăng Long
Nhà máy xi măng Bút Sơn
3.1.2 – Cơ cấu tổ chức của Xí Nghiệp
3.1.2.1 - Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của Xí nghiệp
- Xây dựng, trang trí nội thất các công trình công nghiệp và dân dụng.
- Xây dựng các công trình thuỷ lợi (đê, đập, kênh, mương, hồ chứa, trạm bơm).
- Tiếp nhận, vận chuyển vật tư, thiết bị phục vụ công trình.
- Kinh doanh vật tư, thiết bị phục vụ ngành xây lắp.
3.1.2.2 – Sơ đồ bộ máy tổ chức của Xí nghiệp
Xí nghiệp Sông Đà 12.5 thuộc Công ty CP Sông Đà 12 là Doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc nhưng Xí nghiệp có một bộ máy quản lý tương đối chặt chẽ. Đứng đầu là Giám đốc điều hành mọi hoạt động của Xí nghiệp, có hai phó giám đốc phụ trách các lĩnh vực cụ thể, các ban trong Xí nghiệp đều chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc.
Để áp ứng nhu cầu chuyên môn hoá kinh doanh và công tác quản lý đạt hiệu quả, thuận tiện cho việc hạch toán kinh tế Xí nghiệp đã tổ chức bộ máy quản lý như sau:
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Xí nghiệp Sông Đà 12.5
Giám Đốc
Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật
Phó giám đốc phụ trách tài chính
Phòng Kinh tế kế hoạch
Phòng Tổ chức hành chính
Phòng Tài chính kế toán
Phòng Kỹ thuật cơ gới
Đội Thi công 9
Đội Thi công 10
Đội Thi công 11
Đội Thi công 12
Phó giám đốc phụ trách vật tư
3.1.2.3 – Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của các phòng ban:
Ban giám đốc: gồm giám đốc xí nghiệp và 3 phó giám đốc:
Giám đốc xí nghiệp: là người có quyết định cao nhất về quyền tổ chức con người trong toàn xí nghiệp.
Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật xây lắp: phụ trách về kế hoạch xây lắp đảm bảo chất lượng kỹ thuật cho mỗi công trình, tổ chức thi công các công trình theo yêu cầu của cấp trên hoặc chủ đầu tư.
Phó giám đốc phụ trách vật tư: có nhiệm vụ phụ trách công tác cơ giới và vật tư cho các đội trực tiếp thi công các công trình. Phó giám đốc phụ trách vật tư sẽ chịu trách nhiệm về các vụ việc phát sinh liên quan đến vật tư, hàng hoá.
Phó giám đốc phụ trách tài chính: phụ trách về công tác tài chính - kế toán toàn xí nghiệp.
Phòng Kinh tế kế hoạch:
phòng KTKH là phòng chức năng tham mưu giúp Giám đốc Xí nghiệp trong các khâu xây dựng kế hoạch, kiểm tra thực hiện kế hoạch, tổng hợp báo cáo thông kế; Công tác đầu tư; Công tác hợp đồng kinh tế, định mức đơn giá, giá thành; Công tác vật tư, sản xuất và quản lý vật tư xây dựng cơ bản của Xí nghiệp.
Phòng Tổ chức hành chính:
Tham mưu cho Giám đốc trong công việc tuyển dụng, bố trí, sắp xếp công nhân viên và biên chế các chức danh, lao động hợp lý ở các phòng ban, tổ đội.
Phòng Tài chính kế toán:
Thu thập, ghi chép, xử lý số liệu để cung cấp thông tin kinh tế chính xác, kịp thời cho các đối tượng sử dụng thông tin.
Phòng kỹ thuật cơ giới:
Tư vấn các vấn đề chung về kỹ thuật cho các đội trực tiếp thi công các công trình và phòng ban khác như: kiểm tra các đề án thiết kế, sản xuất thi công, giám sát thi công, xử lý thay đổi thiết kế trong điều kiện cho phép, lập biện pháp an toàn cho máy móc và thiết bị.
3.1.3 – Kết quả đạt được của Xí nghiệp trong những năm vừa qua
3.1.3.1 – Kết quả sản xuất kinh doanh những năm gần đây.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh doanh, xây dựng của Xí nghiệp. Nó cũng thể hiện tình hình tổ chức sử dụng vốn của Xí nghiệp có tốt hay không. Sau đây là một số chỉ tiêu chủ yếu mà Xí Nghiệp đạt được trong những năm vừa qua:
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Giá trị SXKD
Trđ
24.116
47.184
75.226
85.998
2
Doanh thu
Trđ
24.327
43.540
70.371
45.868
3
Lợi nhuận
Trđ
107,203
142,107
182,285
139,237
4
Số lao động
Người
85
320
270
247
5
TNBQ/người/tháng
Trđ/ng/tháng
1,643
1,861
1,953
2,117
(Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính hàng năm của Xí nghiệp)
3.1.3.2 - Những điểm mạnh và điểm yếu của Xí nghiệp
* Điểm mạnh:
- Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, đa số bộ quản lý kỹ thuật còn rất trẻ do đó mang lại hiệu quả cao trong công việc.
- Xí nghiệp trực thuộc Công ty là Công ty CP Sông Đà 12 có truyền thống lâu đời và có uy tín trên thị trường. Vì vậy Xí nghịêp thưởng xuyên nhận được các công trình lớn do tự nhận thầu hoặc do Công ty mẹ giao cho.
- Đội ngũ lãnh đạo trẻ hoá đặc biệt là cán bộ các ban hầu hết là dưới ba mươi tuổi, năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, quyết đoán và có tiềm năng lớn. Số lượng cán bộ nhân viên ít nhưng hiệu quả, khi cần cán bộ và công nhân kỹ thuật sẽ được điều đến để phục vụ công trình từ các Công ty thành viên của Công ty mẹ.
- Máy móc thiết bị hầu như còn tốt và được hỗ trợ máy móc trang thiết bị công ty mẹ nếu có nhu cầu cần thiết nên đầu tư chiều sâu ngày càng được chú trọng.
- Qua nhiều năm hoạt động kinh doanh, xây dựng, Xí nghiệp đã tạo được uy tín về chất lượng sản phẩm đối với khách hàng và đã cung ứng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị cho các công trình.
- Tình hình cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu (sắt, thép, gạch,v.v) phục vụ cho sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường là hết sức thuận tiện.
- Người lao động gắn bó với Xí nghiệp lâu dài.
- Ngoài ra Xí nghiệp luôn có những đội thi công là các cán bộ kỹ thuận dày dạn kinh nghiệm và những công nhân kỹ thuật lành nghề làm nòng cốt sẵn sàng đáp ứng yêu cầu bất cứ nơi đầu, đảm bảo chất lượng công việc.
* Điểm yếu
- Trình độ của đôi ngũ công nhân kỹ thuật chưa cao (mới chỉ có một thạc sĩ kinh tế) và cũng chưa đồng đều. Đặc biệt là có nhiều lao động phổ thông, lao động thời vụ tức là lao động hợp đồng ngắn hạn nên có hạn chế tay nghề, kinh nghiệm và ý thức kỷ luật, chưa có tác phong công nghiệp trong lao động sản xuất.
- Hện nay có nhiều Công ty thuộc ngành xây dựng trong nước và nước ngoài đang hoạt động trên lãnh thổ của Việt Nam. Vì thế sự cạnh tranh nhau ngày càng quyết liệt để giành hợp đồng tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên.
3.1.3.3 – Thời cơ và thách thức
* Cơ hội
- Thị trường vật liệu xây dựng có xu hướng ngày càng mở rộng, xây dựng cơ bản và xây dựng các công trình lớn đang phát triển mạnh ở nước ta.
- Đất nước đang trên đà phát triển mạnh. Do đó nhu cầu của người dân về xây dựng ngày càng tăng.
- Lao động dồi dào và chi phí nhân công rẻ.
* Thách thức
- Đối thủ cạnh tranh nhiều, tiềm lực mạnh.
- Yêu cầu của người tiêu dùng về chất lượng, mẫu mã, chủng loại sản phẩm xây dựng ngày càng cao.
- Công nghệ, thiết bị xây dựng của Xí nghiệp hiện cso đang bị hao mòn ngày càng nhanh.
Vậy để nâng cao hiệu quả kinh doanh, xây dựng thì Xí nghiệp cần quản lý lao động tốt đi liền với việc tạo động lực cho người lao động trên cơ sở đìều kiện kinh tế, kỹ thuật hiện có, đồng thời phải khắc phục các điểm yếu.
3.1.3.4 – Những khó khăn và thuận lợi
Những thuận lợi:
Xí nghiệp đã có đầy đủ các ban chức năng, lực lượng công nhân viên trong biên chế của Xí nghiệp ngày một nhiều.
Công trình nhà máy nhiệt điện Hải Phòng đang trong giai đoạn hoàn thiện và tiến độ xây dựng ổn định.
Đã ký được các hợp đồng tín dụng với ngân hàng nên giảm đáng kể khó khăn trong việc huy động vốn.
Đấu thầu thành công gói thầu nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng với giá trị tương đối lớn 56 tỷ đồng.
Những khó khăn:
Các yếu tố đầu vào của sản xuất như nguyên nhiên vật liệu có sự biến động mạnh, giá nhân công tăng, mặc dù chủ đầu tư đã có chủ trương bù giá nhưng giá dự kiến được bù theo thông báo giá vẫn thấp hơn so với thực tế đầu vào làm cho giá thành công trình cao, không đảm bảo theo phương án hạ giá thành.
Máy móc thiết bị tuy đã được đầu tư trong những năm gần đây nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh.
Với đặc điểm hiện nay là đơn vị phụ thuộc, xí nghiệp Sông Đà 12.5 không có cơ sở pháp lý về tổ chức, nhân sự, về vốn về phân phối lợi nhuậnDo vậy xí nghiệp đă gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động SXKD:
Đối với công tác tiếp thị, đấu thầu: Theo phân cấp quản lý, Xí nghiệp chủ yếu tham gia đấu thầu những công trình có giá trị và quy mô nhỏ, không tập trung, không phát huy được năng lực của đơn vị.
Đối với công tác đầu tư: Đơn vị không đủ hồ sơ năng lực để xin cấp phép các dự án có hiệu quả kinh tế cao trên cũng như tham gia đầu tư cùng với các đối tác để khai thác các dự án có hiệu quả kinh tế cao, nhất là trong thời kỳ đổi mới và hợp tác như hiện nay.
Công tác tuyển chọn và thu hút nhân CBCNV có năng lực và tay nghề cao: Do phân cấp, Xí nghiệp chỉ được ký hợp đồng lao động 3 tháng đối với công nhân và không được ký hợp đồng lao động với các kỹ sư, cử nhân có trình độ cao đồng thời phải tuân thủ qui chế lương bộ máy quản lý do Công ty ban hành cho các đơn vị phụ thuộc. Do đó Xí nghiệp không có sự chủ động trong công tác tuyển dụng lao động cũng như chế độ thu hút người lao động có trình độ, tay nghề cao cần thiết cho hoạt động SXKD của đơn vị, đặc biệt là trong thời kỳ ngày nay khi các công ty khác đang cố gắng tìm mọi cách thu hút nhiều nhân tài về làm việc cho mình.
Về vốn: Đơn vị không có tư cách pháp nhân để vay vốn cũng như huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư. Tất cả các nhu cầu vốn phục vụ SXKD và các khoản tiền thu về phải qua Công ty. Do đó xí nghiệp không chủ động được tiền vốn phục vụ SXKD cũng như đầu tư các dự án. Mô hình này chỉ phù hợp khi các đơn vị trực thuộc có qui mô SXKD nhỏ và bộ máy quản lý tại các đơn vị trực thuộc còn yếu.
Về mặt phân phối lợi nhuận: Đơn vị không được phân phối lợi nhuận, hàng năm đơn vị chỉ được hạch toán đến lợi nhuận trước thuế, sau đó công ty thu lợi nhuận và phân phối cho toàn Công ty do đó các Xí nghiệp không có quỹ để chủ động động viên tinh thần lao động SXKD của CBCNV cũng như tái đầu tư sản xuất và không thúc đẩy CBCNV lao động để nâng cao hiệu quả SXKD.
3.2 – ĐẶC ĐIỂM NGUỒN SỐ LIỆU
Tài liệu dùng để phân tích tình hình sử dụng vốn SXKD và kết quả hoạt động tài chính là các tài liệu thứ cấp đã được tổng hợp trong bảng cân đối kế toán và bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp qua các năm.
3.3 – PHÂN TÍCH THỐNG KÊ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG SXKD VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA XÍ NGHIỆP SÔNG ĐÀ 12.5 THỜI KỲ 2003 – 2008
3.3.1 – Thống kê tình hình sử dụng vốn SXKD của XN Sông Đà 12.5
3.3.1.1 – Phân tích quy mô vốn của Xí nghiệp thời kỳ 2003 -2008:
a – phân tích biến động quy mô tổng vốn của Xí nghiệp
Bảng 3.1: Biến động quy mô tổng vốn của Xí nghiệp thời kỳ 03 – 08
Chỉ tiêu
Năm
Tổng vốn bình quân (trđ)
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (trđ)
Tốc độ tăng (giảm) (%)
Tốc độ phát triển
(%)
2003
13.035
di
Di
ai
Ai
ti
Ti
2004
19.914
6.879
6.879
52,772
52,77
152,77
152,77
2005
29.119
9.205
16.084
46,223
123,39
146,22
223,39
2006
33.506
4.386
20.470
15,063
157,04
115,06
257,04
2007
45.271
11.765
32.236
35,115
247,3
135,11
347,3
2008
56.641
11.370
43.606
25.,115
334,52
125,12
434,52
BQ
32.915
8.721
34,86
134,86
(Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính hàng năm của Xí Nghiệp)
Biểu đồ 3.1: Biến động tổng vốn bình quân qua các năm
®Nhận xét: Qua biểu đồ và bảng tính toán ở trên ta có thể nhận thấy quy mô tổng vốn của Xí nghiệp liên tục tăng qua các năm với tốc độ tăng không giống nhau. Thời kỳ 2003 – 2008 Tổng vốn của Xí nghiệp có tốc độ tăng bình quân năm là 34,86(%), tốc độ phát triển bình quân năm là 134,86(%) và lượng tăng tuyệt đối bình quân là 8,721(trđ). Trong đó thời kỳ 2003 – 2004 có tốc độ tăng cao nhất đạt 52,77(%) tương ứng với lượng tăng tuyệt đối là 6,879(trđ), và tốc độ phát triển là 152,77(%). Còn năm 2006 so với 2005 tăng ít nhất, lượng tăng tuyệt đối là 4,386 (trđ), tốc độ tăng là 15,06(%), tốc độ phát triển là 155,06(%). Tổng vốn của Xí nghiệp tăng liên tục qua các năm như vậy chứng tỏ quy mô của Xí nghiệp không ngừng mở rộng qua các năm, Xí nghiệp ngày càng xây dựng những công trình có giá trị lớn.
b – Phân tích cơ cấu tổng vốn của Xí nghiệp
* Theo phương thức luân chuyển giá trị
Bảng 3.2: Cơ cấu tổng vốn theo phương thức luân chuyển giá trị
Chỉ tiêu
Năm
Tổng vốn Bình quân (trđ)
Trong đó
Vốn cố định bình quân
Vốn lưu động bình quân
Giá trị (trđ)
Tỷ trọng (%)
Giá trị
(trđ)
Tỷ trọng (%)
2003
13.035
2.334
17,91
10.701
82,09
2004
19.914
2.461
12,36
17.453
87,64
2005
29.119
4.381
15,04
24.739
84,96
2006
33.506
6.552
19,55
26.954
80,45
2007
45.271
6.316
13,95
38.955
86,05
2008
56.641
6.319
11,16
50.322
88,84
(Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính hàng năm của Xí Nghiệp)
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu tổng vốn theo phương thức luân chuyển giá trị
®Nhận xét: Quan bảng tình toán và biểu đồ trên ta có thể nhận thấy cơ cấu tổng vốn theo VCĐ và VLĐ qua các năm không có nhiều sư thay đổi. trong đó vốn lưu động luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn của Xí nghiệp (trên 80%). Điều này là hoàn toàn hợp lý vì ngành xây dựng là ngành có chu kỳ sản xuất dài, giá trị sản phẩm xây dựng và xây dựng dở dang có giá trị lớn, hàng tốn kho lại nhiều. Đặc biệt năm 2008 vốn lưu động chiếm đến 88,84% trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Đó là do năm 2008, nền kinh tế thế giới và trong nước có sự biến động mạnh, chứng kiến sự sụp đổ của nhiều Ngân hàng lớn và uy tín trên thế giới, trong nước thì lạm phát cao đến mức báo động, lạm phát đã lên dến 2 chữ số (lạm phát phi mã) trước
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2178.doc