MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6
LỜI MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ THU NHẬP VÀ GIÁO DỤC CỦA HỘ GIA ĐÌNH 9
1.1. THU NHẬP 9
1.1.1. Khái quát mức sống hộ gia đình 9
1.1.1.1. Khảo sát mức sống hộ gia đình 9
1.1.1.2. Mục đích khảo sát 9
1.1.1.3. Nội dung của cuộc khảo sát 10
1.1.1.4. Phương pháp khảo sát 11
1.1.1.5. Kết quả khảo sát 18
1.1.2. Thu nhập hộ gia đình 23
1.1.2.1. Khái niệm thu nhập 23
1.1.2.2. Khái niệm thu nhập hộ gia đình 23
1.1.2.3. Nội dung của thu nhập hộ gia đình 24
1.2. GIÁO DỤC 31
1.2.1. Khái niệm giáo dục và đào tạo 31
1.2.1.1. Khái niệm 31
1.2.1.2. Vai trò của giáo dục 33
1.2.1.3. Mục tiêu giáo dục 34
1.2.2. Hệ thống giáo dục nước ta hiện nay 34
1.2.2.1. Hệ thống giáo dục theo cấp bậc học, trình độ 34
1.2.2.2. Hệ thống giáo dục theo loại hình tổ chức 36
1.2.3. Tình hình giáo dục nước ta hiện nay 37
1.2.3.1. Những thành tựu 37
1.2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại 38
1.2.3.3. Giải pháp phát triển giáo dục 39
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỐNG KÊ THU NHẬP VÀ GIÁO DỤC CỦA HỘ GIA ĐÌNH VÀ MỐI QUAN HỆ 42
2.1. THỰC TRẠNG NGUỒN SỐ LIỆU 42
2.2. PHÂN TÍCH THỐNG KÊ THU NHẬP BÌNH QUÂN HỘ GIA ĐÌNH 44
2.2.1. Phân tích quy mô, cơ cấu của TNBQ hộ gia đình 44
2.2.1.1. Quy mô của TNBQ hộ gia đình phân theo khu vực 44
2.2.1.2. Quy mô của TNBQ hộ gia đình theo nhóm thu nhập 45
2.2.1.3. Quy mô của TNBQ hộ gia đình theo giới tính của chủ hộ 45
2.2.1.4. Quy mô của TNBQ hộ gia đình theo giới tính của chủ hộ và nhóm thu nhập 47
2.2.2. Phân tích mối liên hệ giữa TNBQ hộ gia đình với các nhân tố. 48
2.2.2.1. Việc làm 48
2.2.2.2. Thời gian làm việc 49
2.2.2.3. Số nhân khẩu bình quân 51
2.2.2.4. Giáo dục 52
2.3. PHÂN TÍCH THỐNG KÊ GIÁO DỤC HỘ GIÁO DỤC 54
2.3.1. Các yếu tố tác động lên giáo dục 54
2.3.1.1. Vùng địa lý 54
2.3.1.2. Giới tính 55
2.3.1.3. Chi tiêu cho giáo dục 56
2.3.2. Chi cho giáo dục bình quân đầu người 58
2.3.3. Cơ cấu dân số phân theo bằng cấp 60
2.3.3.1. Xét theo giới tính 60
2.3.3.2. Xét theo học lực 62
2.4. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA THU NHẬP VÀ GIÁO DỤC 64
2.4.1. Mô hình hồi quy tuyến tính 64
2.4.2. Mô hình hồi quy tương quan đa biến 67
KẾT LUẬN 69
PHỤ LỤC 73
77 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1729 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích thu nhập và giáo dục của hộ gia đình giai đoạn 2002 – 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng làm tăng thu nhập của hộ hoặc sử dụng cho đời sống, ví dụ dùng phân gia súc, gia cầm làm khí ga để đun nấu.
Nếu phân gia súc được sử dụng làm khí ga thì tính vào thu nhập sản phẩm phụ chăn nuôi, ga được tính vào chi phí chất đốt tự túc của hộ. Số ga này quy theo giá thực tế tại địa phương để tính giá trị của nó.
Chi phí chăn nuôi: thu thập tất cả các loại chi phí cho chăn nuôi những loại gia súc, gia cầm (như lợn, trâu, bò, cừu, gàgia cầm khác, ong tằmvà chăn nuôi khác).
Chi phí cho chăn nuôi bao gồm các loại chi phí: Giống gia súc, gia cầm, vật nuôi. Thức ăn (bao gồm tất cả các khoản thức ăn tinh như gạo, sắn, ngôcác loại củ có bột và các chất bột; thức ăn tổng hợp, thức ăn thô như cám, rau, bèo; thức ăn khoáng (muối) và các loại thức ăn khác như tôm, cua, cákể cả thuốc tăng trọng) thực tế đã dùng chăn nuôi gia súc gia cầm trong 12 tháng qua kể cả phẩn tự túc đã tính vào thu của hộ. Thuốc phòng chữa bện gia súc, gia cầm. Năng lượng, nhiên liệu (điện, nước, xăng dầu, chất đốt) được dùng cho chăn nuôi. Khấu hao tài sản cố định dùng trong chăn nuôi. Thuê và đấu thầu đất cho chăn nuôi. Thuê tài sản, máy móc, phương tiện giết mổ, vận chuyển. Trả công lao động thuê ngoài. Trả lãi tiền vay cho hoạt động chăn nuôi. Thuế kinh doanh và chi phí khác.
Thu nhập từ dịch vụ nông nghiệp của hộ:
Thu từ dịch vụ nông nghiệp: là những hộ có máy móc thiết bị công cụ để làm công việc dịch vụ trong 12 tháng qua, ví dụ như hộ có máy cày, máy tuốt lúa
Chi phí dịch vụ nông nghiệp gồm các chi phí về nguyên vật liệu; dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng; năng lượng, nhiên liệu, sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng; thuê nhà xưởng, máy móc, phương tiện, trả công lao động thuê ngoài; trả lãi vay cho hoạt động dịch vụ nông nghiệp, thuê kinh doanh, chi phí khác (lệ phí, bưu điện, quảng cáo, bảo hiểm xã hội)
Thu từ lâm nghiệp săn bắn, thuần dưỡng chim, thú = tổng thu từ các hoạt động lâm nghiệp - tổng chi từ các hoạt động lâm nghiệp.
Thu từ lâm nghiệp, săn bắn, thuần dưỡng chim, thú: khoản này chỉ tính cho những khoản đã thu trong 12 tháng qua của các hoạt động lâm nghiệp; không tính sản phẩm dở dang hoặc đang hoạt động chưa có thu.
Thu từ lâm nghiệp gồm: thu từ trồng rừng, chăm sóc, tu bổ, cải tạo rừng; Dịch vụ lâm nghiệp khác như ghi doanh thu thực tế của các hoạt động bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy; Thu về các hoạt động săn bắn, thuần dưỡng chim, thú.
Chi phí lâm nghiệp săn bắn, thuần dưỡng chim, thú: tính mọi khoản sử dụng để có được các khoản đã thu về lầm nghiệp săn bắn, thuần dưỡng chim, thú trong 12 tháng qua. (Các khoản chi tương tự như chi phí trồng trọt).
Thu nhập từ thủy sản = tổng thu từ nuôi trồng, đánh bắt dịch vụ thủy sản của hộ - tổng chi phí cho nuôi trồng, đánh bắt dịch vụ thủy sản của hộ.
Thu từ thủy sản bao gồm tất cả các loại sản phẩm đã thu trong vòng 12 tháng qua. Các sản phẩm bao gồm: nuôi trồng, đánh bắt và dịch vụ thủy sản.
Chi cho thủy sản được ghi chép và hạch toán tương tự như chi phí chăn nuôi.
Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thủy sản: là thu từ ngành nghề tự sản xuất kinh doanh, dịch vụ phi nông lâm nghiệp, thủy sản, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản và là hiệu giữa tổng thu và tổng chi cho ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thủy sản.
Tổng thu bao gồm các loại doanh thu sau:
Doanh thu của hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Doanh thu về hoạt động xây dựng là tổng trị giá các công trình xây dựng hoàn thành trong 12 tháng (không tính các hoạt động hộ tự xây dựng).
Doanh thu của hoạt động thương nghiệp gồm doanh thu hàng hóa bán ra, doanh thu dịch vụ sửa chữa xe có động cơ
Doanh thu về hoạt động vận tải là tổng số tiền thu được trong 12 tháng qua của hộ về cước phí vận tải hàng hóa của hành khách và chuyên chở hành khách.
Doanh thu hoạt động phi nông, lâm nghiệp, thủy sản khác là thu nhập từ các hoạt động dịch vụ: khách sạn, tài chính tín dụng, giáo dục đào tạo
Chi cho ngành nghề tự SXKD, dịch vụ phi nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, chế biến của hộ:
Nguyên vật liệu chính, phụ, thực liệu (thực liệu là những nguyên liệu để chế biến thức ăn, nước giải khát)
Dụng cụ nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng: đối với dụng cụ chưa đủ điều kiện trở thành tài sản cố định nhưng dùng trong một số năm thì phải phân bổ theo thời gian sử dụng.
Điện, nước, xăng dầu, mỡ, chất đốt: không tính phần dành cho đời sống và phần phục vụ những ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản.
Sửa chữa nhỏ, duy trì bảo dưỡng: bao gồm sửa chữa nhỏ, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, máy móc
Khấu hao tài sản cố định: tất cả các tài sản cố định của hộ tham gia vào quá trình sản xuất bao gồm nhà xưởng, máy móc, thiết bị
Chi thuê đất, nhà xưởng, cửa hàng, máy móc và phương tiện sản xuất khác.
Vận chuyển: gồm thuê phương tiện để vận chuyển nguyên vật liệu hoặc sản phẩm của hoạt động đi tiêu thụ và các loại phí cầu, phà
Chi phí nhân công: gồm toàn bộ chi phí trả cho các lao động thuê ngoài (thường xuyên hoặc tạm thời) về tiền lương, tiền công và các khoản phụ, trợ cấp có tính chất lương
Trả lãi tiền vay (nếu trả lãi khoản vay cho nhiều năm thì số tiền trả lãi được phân bổ theo năm vay).
Thuế, phí và các khoản lệ phí coi như thuế.
Chi phí cho xử lý nước thải, chất thải rắn.
Chi phí khác: chi cho bưu điện, đi lại, quảng cáo, tiếp thị
Thu khác tính vào thu nhập gồm các khoản thu khác các nguồn kể trên và làm tăng thu nhập của hộ, bao gồm các khoản mục sau:
Trị giá hiện vật, tiền mặt của người từ nước ngoài cho biếu, mừng, giúp trong 12 tháng qua.
Trị giá hiện vật, tiền mặt của người ngoài thành viên hộ cho biếu, mừng, giúp
Các khoản lương hưu, trợ cấp mất sức, trợ cấp thôi việc một lần của các thành viên trong hộ.
Các khoản trợ cấp xã hội khác là các khoản được nhận từ nhà nước, các tập thể, quỹ phúc lợi
Trợ cấp khắc phục thiên tai hỏa hoạn (nhận từ nhà nước để khắc phục hậu quả về thiên tai).
Các khoản nhận được từ các hình thức bảo hiểm.
Tiền lãi nhận được từ tiền gửi ngân hàng, cổ phiếu, tín phiếu và lãi từ các hình thức cho vay, góp vốn khác.
Các khoản nhận được từ cho thuê tài sản như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện chưa tính ở phần hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ hộ. Không tính các khoản tiền thu được do cho thuê, mượn đất trong 12 tháng qua.
Các khoản nhận được từ các tổ chức nhân đạo, từ thiện, hiệp hội, các đơn vị sản xuất kinh doanh ủng hộ.
Các khoản thu khác làm tăng thu nhập chưa kể trên như trúng sổ xố, vui chơi có thưởng, các khoản thu từ kinh tế ngầm (nếu có).
GIÁO DỤC
Khái niệm giáo dục và đào tạo
Sự giáo dục của mỗi con người bắt đầu từ khi sinh ra và tiếp tục trong suốt cuộc đời. Có người còn cho rằng, sự giáo dục còn bắt đầu từ khi họ cho trẻ nghe những bản nhạc, đọc những câu chuyện hay từ khi chúng còn trong bụng mẹ. Vậy giáo dục là gì? Nó có vai trò và ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống con người?
Khái niệm
Giáo dục đào tạo là một ngành hoạt động xã hội nhằm nâng cao dân trí, tạo nguồn lao động có kỹ năng thích hợp và tạo nhân tài cho đất nước.
Trước hết giáo dục là một ngành hoạt động xã hội. Để nghiên cứu vấn đề này, ta sẽ bắt đầu từ nguồn gốc của từ “giáo dục”. Bắt nguồn từ tiếng Anh, “giáo dục” có nghĩa là “Education” – vốn có gốc từ tiếng La tinh “Educare” có nghĩa là “làm bộc lộ ra”. Có thể hiểu “giáo dục là quá trình, cách thức làm bộc lộ ra những khả năng tiềm ẩn của người được giáo dục”. Ngoài ra còn nhiều định nghĩa khác về giáo dục như: “giáo dục là việc truyền dạy kinh nghiệm sống của thế hệ trước cho thế hệ sau”, “giáo dục là dạy cho người ta biết hành động”, “giáo dục thực sự là làm bộc lộ năng khiếu của trẻ ra chứ không phải là nhồi nhét thông tin vào”Mà định nghĩa thì không phải do ai quy định, nó là những nhận định khách quan nhất được rút ra từ thực tế. Vậy, từ đâu ta có thể học được kinh nghiệm sống, làm sao có thể bộc lộ được năng khiếu bản thânNhững kinh nghiệm ấy không thể học được ở trong sách vở, học ở nhà trường. Đó là những kiến thức thực tế chỉ có thể học được trong quá trình lao động, trong cuộc sống, qua giao tiếp giữa con người với con người. Những lý do trên đã thể hiện giáo dục là ngành của xã hội chứ không riêng gì của ngành giáo dục.
Nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục luôn là nâng cao dân trí. Trong bất kì một xã hội nào việc nâng cao dân trí cũng là rất quan trọng, hiện nay trình độ dân trí còn là một trong những điều kiện để đánh giá trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Một nước có trình độ dân trí cao là một nước có nền kinh tế phát triển mạnh, có chế độ chính trị ổn định, là nước có khả năng nhanh chóng áp dụng được những thành tựu khoa học công nghiệp. Bác Hồ đã từng nói “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Vì vậy, đối với ngành giáo dục nước ta nói riêng, nâng cao dân trí là mục tiêu quan trọng nhất và việc này đã được thực hiện một cách tương đối tốt. Kết quả KSMS 1992-1993, khi đó nước ta đang nằm trong số những nước có nghèo nhất thế giới, nhưng tỷ lệ người lớn biết chữ là 88%, tỷ lệ này cao ngang tầm với những nước có thu nhập trung bình. Hiện nay, nhiệm vụ này vẫn đang được thực hiện tích cực: tỷ lệ dân số từ 10 tuổi trở lên biết chữ tăng, tỷ lệ này năm 2002 là 92,1%, năm 2004 là 93%, năm 2006 là 93,1%. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chưa bao giờ đến trường giảm dần, tỷ lệ này năm 2002 là 11.6%, năm 2004 là 9,3%, năm 2006 là 8,1%.
Bên cạnh đó, giáo dục đào tạo còn là nơi tạo nguồn lao động có kỹ năng và đào tạo nhân tài cho đất nước. Hiện nay, khoa học – công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, nó tác động trực tiếp lên sự phát triển của các quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Đứng trước những yêu cầu cấp bách của thị trường nhân lực, ngành giáo dục trong nước đã đưa ra nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng của lực lượng lao động. Như thay đổi phương pháp dạy truyển thống (giáo viên độc thoại, chủ động truyển đạt kỹ năng còn người học tiếp thu một cách thụ động, giáo viên làm mẫu còn học viên làm theo) bằng phương pháp giáo dục hiên đại (giáo viên là người thiết kế tổ chức còn bản thân học viên tự tìm kiếm tri thức, tự hoạt động theo cách riêng độc lập và sáng tạo). Mở rộng các hình thức học tập: dạy và học trực tuyến, đào tạo tín chỉ (cách này đang đươc các trường đại học sử dụng rộng rãi)Ngoài ra, Nhà nước còn khuyến khích đi du học để mở mang kiến thức và tiếp cận với những nền giáo dục khác nhau trên thế giới. Bằng những phương thức này, việc đào tạo lực lượng lao động có tay nghề cao và lực lượng cán bộ quản lý giỏi đã không còn là vấn đề quá khó khăn nữa, tuy nhiên vẫn cần sự đầu tư phù hợp và những kế hoạch cụ thể để đáp ứng đúng và đủ nhu cầu của từng ngành, từng chuyên môn.
Tóm lại, giáo dục là nền tảng cho sự phát triển vững mạnh của một quốc gia, là yếu tố quan trọng để đưa một dân tộc yếu đi lên ngang tầm với các dân tộc khác.
Vai trò của giáo dục
Nhà nước ta luôn nhấn mạnh giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Mục tiêu giáo dục
Mục tiêu chung của toàn ngành giáo dục là:
Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, của từng vùng, từng địa phương; hướng tới một xã hội học tập. Phấn đấu đưa nền giáo dục nước ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu trên một số lĩnh vực so với các nước phát triển trong khu vực.
Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học – công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, công nhân giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; đẩy nhanh tiến độ thực hiện phổ cập trung học cơ sở.
Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp bậc học và trình độ đào tạo; phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả đổi mới phương pháp dạy và học; đổi mới quản lý giáo dục đào tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục.
Hệ thống giáo dục nước ta hiện nay
Để xem xét hệ thống giáo dục của nước ta, có thể xem xét trên 2 góc độ là xem xét theo hệ thống giáo dục theo cấp bậc học hay trình độ, và các thứ hai là xem xét theo loại hình giáo dục.
Hệ thống giáo dục theo cấp bậc học, trình độ
Hệ thống giáo dục của nước ta hiện nay xét theo ngành dọc (theo cấp bậc học, trình độ giáo dục) có các cấp bậc :
Giáo dục mầm non là thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi. Đây là nơi trang bị cho trẻ hành trang để bước vào lớp 1, là nơi dạy trẻ những tri thức đầu đời về văn – thể − mỹ. Đây có thể được coi là cấp bậc học quan trọng nhất vì nó là nơi hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu tiên.
Việc giáo dục trẻ không gò bó theo một khuôn khổ nào mà thông qua các hoạt động vui chơi trong tập thể từ đó dạy trẻ những lễ giáo đầu tiên (như lễ phép với người lớn, biết vâng lời). Hiện nay có những môn học đề cao tính tự giác đã được cho trẻ học từ cấp mầm non để hình thành tính tự giác. Ví dụ như thông qua trò chơi mô hình mô phỏng giao thông trẻ được dạy về luật an toàn giao thông (sang đường khi có đèn xanh dành cho người đi bộ, đèn đỏ phải đứng lại, phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy).
Giáo dục phổ thông bao gồm các bậc giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Kiến thức ở bậc giáo dục phổ thông được hình thành dựa theo vòng tròn đồng tâm. Các môn được học ở cấp trung học phổ thông và trung học cơ sở đều được phát triển dựa trên cơ sở các môn học ở bậc tiểu học. Trong quá trình học, dưới sự giúp đỡ của thầy cô, học sinh có nhiều cơ hội để phát huy khả năng của mình nhằm nâng cao chất lượng việc học.
Sau khi kết thúc các khóa học phổ thông, học sinh có thể tiếp tục học lên cao nữa hoặc tham gia lao động, góp phần xây dựng nền kinh tế nước nhà.
Giáo dục nghề nghiệp giáo dục nghề nghiệp bao gồm các trường trung cấp chuyên nghiệp, các trường dạy nghề. Giáo dục nghề nghiệp có nhiệm vụ đào tạo các lao động có kỹ năng, có tay nghề cao nhằm đáp ứng được nhu cầu về nhân công của thị trường lao động.
Giáo dục nghề nghiệp, ngoài chú trọng vào giáo dục tay nghề thì cũng phải chú trọng đến đạo đức của người học. Người học có phát triển cân bằng cả hai khía cạnh này thì đó là sự thành công của quá trình đào tạo. Dạy nghề chuyên nghiệp ngoài giảng dạy lý thuyết thì cũng phải kết hợp thực hành để rèn luyện kỹ năng.
Giáo dục đại học bao gồm đào tạo trình độ cao đẳng (từ 2 đến 3 năm tùy ngành nghề đào tạo), đại học (từ 4 đến 6 năm, tùy vào ngành ngề), thạc sĩ (từ 1 đến 2 năm đối với người có bằng đại học), tiến sĩ (4 năm đối với người có bằng đại học và 2 đến 3 năm với người có bằng thạc sĩ).
Giáo dục đại học có nhiệm vụ đào tạo lực lượng lao động có kiến thức chuyên môn và các chuyên gia để cung cấp lao động trình độ cao nhằm củng cố bộ máy quản lý của nhà nước nói chung và bộ máy quản lý của từng ngành nghề, từng cơ sở kinh doạnh nói riêng.
Nội dung giáo dục của giáo dục đại học phải vừa đảm bảo được nội dung vừa đảm bảo được tính hiện đại. Về nội dung cơ bản phải đảm bảo đủ kiến thức chuyên môn, về phương thức ứng dụng các kiến thức chuyên môn phải đảm bảo cập nhật những phương pháp, cách thức mới nhất trên thế giới. Tránh trường hợp sau khi học xong mọi phương pháp thực hành đều trở thành quá lạc hậu với thời đại. Song song với việc giảng dạy, khuyến khích người học tự tìm tòi tham khảo tài liệu nhằm bổ sung nhiều kiến thức khác.
Giáo dục thường xuyên là hình thức đào tạo giúp mọi người vừa làm vừa học nhằm nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên mônBao gồm các trường bổ túc văn hóa, các cơ sở giáo dục xóa bỏ nạn mù chữcủa nhà nước. Nhà nước đã có chính sách phát triển giáo dục thường xuyên, thực hiện giáo dục cho mọi người, xây dựng xã hội học tập.
Hệ thống giáo dục theo loại hình tổ chức
Từ một loại hình tổ chức truyền thống là trường công lập, hiện nay nước ta đã có thêm nhiều loại hình tổ chức giáo dục.
Trường công lập là trường do nhà nước thành lập và ngành Giáo dục trực tiếp quản lý về nghiệp vụ và tài chính.
Trường bán công là loại trường do nhà nước bỏ vốn ra xây dựng hoặc một nửa vốn. Nhưng sau đó trường tự hoạt động theo cơ chế tự trang trải bằng đóng góp của dân và học phí của học sinh.
Trường dân lập là trường được thành lập bởi nguồn kinh phí hình thành do cha mẹ học sinh đóng góp; và dưới sự bảo trợ của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội Nội dung về giảng dạy do ngành Giáo dục trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn.
Trường tư thục là trường do tư nhân tổ chức điều hành, đầu tư cơ sở vật chất, trả lương cho nhân công và chi cho các hoạt động thường xuyên của đơn vị. Chi phí này có thể được thu dần qua học phí của học sinh đóng góp nhưng cũng có thể được sự hỗ trợ từ nhà nước.
Trường liên doanh, liên kết là loại trường mới xuất hiện thời gian gần đây, được điều hành bởi một tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, với nguồn vốn đầu tư của nước ngoài có thể là một phần hoặc tất cả.
Tình hình giáo dục nước ta hiện nay
Những thành tựu
Trải qua 15 năm đổi mới, ngành giáo dục nước ta đã thu được những thành quả quan trọng về mở rộng quy mô, đa dạng hóa các hình thức giáo dục và nâng cấp cơ sở vật chất cho nhà trường. Trình độ dân trí được nâng cao. Chất lượng giáo duc có những chuyển biến bước đầu. Các thành tựu:
Một hệ thống giáo dục quốc dân tương đối hoàn chỉnh, thống nhất và đa dạng hóa đã được hình thành với đầy đủ các cấp học và trình độ đào tạo từ mầm non đến sau đại học. Mạng lưới các trường phổ thông được xây dựng rộng khắp trên toàn quốc. Các tỉnh và nhiều huyện miền núi có trường nội trú và bán trú cho con em dân tộc ít người. Các trung tâm dạy nghề phát triển dưới nhiều hình thức. Các trường đại học và cao đẳng được thành lập ở hầu hết các khu dân cư lớn của cả nước. Cơ sở vật chất kỹ thuật của các trường được cải thiện, số trường đạt chuẩn quốc gia tăngHệ thống giáo dục đã từng bước hòa nhập với xu thế chung của thế giới. Từ một hệ thống chỉ có trường công lập và hệ chính quy là chủ yếu, đến nay đã có các trường ngoài công lập, nhiều loại hình không chính quy, các trường liên kết với nước ngoài
Quy mô giáo dục tăng nhanh, bước đầu đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.
Công bằng xã hội trong giáo dục cơ sở về cơ bản được đảm bảo: giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số có những chuyển biến tích cực. Công tác xóa mù chữ và phổ cập tiểu học đã được hoàn thành. Và sự bình đẳng nam nữ trong giáo dục đã đạt được một cách tương đối.
Công tác xã hội hóa giáo dục đã đem lại kết quả bước đầu: các lực lượng tham gia đóng góp xây dựng cơ sở vật chất của trường học, đầu tư mở trường mới ngày càng tăng.
Chất lượng giáo dục có chuyển biến trên một số mặt như trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ phận học sinh, sinh viên được nâng cao. Giáo dục trung học phổ thông chuyên đạt trình độ cao của khu vực và thế giới (thể hiện ở số học sinh đi thi học sinh giỏi cấp quốc tế ngày càng tăng và các giải thưởng nhiều hơn). Giáo dục đại học và sau đại học từng bước vươn lên, đào tạo nhiều cử nhân, thạc sỹ
Những vấn đề còn tồn tại
Mặc dù đã đạt được những thành tựu trên, nhưng nhìn chung, giáo dục nước ta còn một số vấn để sau:
Chất lượng giáo dục nói chung còn thấp: một mặt chưa tiếp cận được với trình độ tiên tiến trên thế giới, mặt khác chưa đáp ứng được với các ngành nghề trong xã hội. Học sinh, sinh viên tốt nghiệp còn hạn chế về năng lực tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng thích ứng với nghề nghiệp, tinh thần lao động
Hiệu quả giáo dục chưa cao: tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cuối cấp so với nhập học đầu cấp là thấp, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa
Cơ cấu trình độ, cơ cấu tay nghề, cơ cấu vùng miền đã được khắc phục một bước song vẫn còn mất cân đối: chú trọng đào tạo đại học nhưng chưa quan tâm đúng mức đến đào tạo nghề (đặc biệt là thợ tay nghề cao) phát sinh ra tình trạng thừa thầy thiếu thợ.
Đội ngũ giáo viên thiếu về số lượng (đặc biệt là ở vùng cao) và chất lượng chưa cao do ít có điều kiện tiếp cận công nghệ tiên tiến.
Chương trình đào tạo, giáo trình, phương pháp giáo dục nhìn chung là chậm đổi mới, chậm hiện đại hóa. Cụ thể là chương trình còn nặng tính lý thuyết, nặng về thi cử, chưa chú trọng đến năng lực thực hành và hướng nghiệp, chưa gắn với nhu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - giáo dục
Công tác quản lý giáo dục còn kém hiệu quả: một số hiện tượng tiêu cực chưa được ngăn chặn như nạn mua bán điểm tràn lan, mua bằng, gian lận trong thi cử
Nguyên nhân của các yếu kém này, trước hết là do yếu tố chủ quan, trình độ quản lý chưa theo kịp với thực tiễn và nhu cầu phát triển khi nền kinh tế mới bước đầu hội nhập với thế giới. Về mặt khách quan, do dân số tăng và nhu cầu học tập ngày càng tăng khiến trình độ dân trí tăng nên ngành giáo dục mới chỉ có thể đáp ứng nhu cầu học về số lượng chứ chưa kịp tăng cường chất lượng. Bên cạnh đó những chậm trễ trong cải cách hành chính nhà nước cũng góp phần vào quá trình chậm bước tiến của ngành giáo dục.
Giải pháp phát triển giáo dục
Để nâng cao chất lượng giáo dục, cần tập trung thực hiện 7 nhóm giải pháp lớn sau:
Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới, đồng thời thích ứng với nhu cầu của từng vùng, từng ngành, từng địa phương.
Phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục: phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng đáp ứng nhu cầu tăng về quy mô số lượng và chất lượng của ngành giáo dục. Hiện đại hóa các phương pháp giáo dục: chuyển từ cách học truyền thống (thầy giảng trò ghi) sang phương pháp giảng dạy hướng dẫn cho người học cách tự tư duy.
Đổi mới quản lý giáo dục: giải pháp đổi mới quản lý giáo dục là khâu đột phá. Chú trọng nhiều đến công tác thanh tra, kiểm tra giáo dục; tăng cường chất lượng của công tác lập kế hoạch (ví dụ như thường xuyên cung cấp thông tin về nhân lực của xã hội để ngành giáo dục có kế hoạch đào tạo phù hợp); xây dựng và thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục.
Tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và phát triển mạng lưới trường lớp. cơ sở giáo dục. Hoàn thiện theo hướng đa dạng hóa, chuẩn hóa, liên thông liên kết từ giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp đến đại học, cao đẳng; phát triển mạng lưới giáo dục rộng khắp cả nước; củng cố và mở thêm nhiều cơ sở dạy nghề. Và còn nhiều biện pháp khác áp dụng cho mỗi cấp học.
Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho giáo dục bằng cách tăng ngân sách cho ngành giáo dục và có kế hoạch sử dụng ngân sách hợp lý.
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục: hoàn thiện cơ sở lý luận thực tiễn, cơ chế chính sách và các giải pháp xã hội hóa giáo dục, nhằm tạo sự nhất trí cao nhất trong xuất hiện về nhận thức; bổ sung và hoàn thiện những văn bản quy phạm pháp luật; khuyến khích các cá nhân tổ chức đầu tư cho giáo dục.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục: huy động nguồn vốn từ nước ngoài, hợp tác xây dựng nhiều trung tâm công nghệ cao, tạo điều kiện để du học trở nên dễ dàng hơn
Thu nhập và giáo dục là hai vấn đề mà khi mới đọc làm cho ta có cảm giác chúng hoàn toàn độc lập với nhau, song trong thực tế giữa chúng lại tồn tại một mối liên hệ hoàn toàn khác. Chương 2 sẽ làm rõ mối liên hệ giữa thu nhập và giáo dục.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỐNG KÊ THU NHẬP VÀ GIÁO DỤC CỦA HỘ GIA ĐÌNH VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA HAI TIÊU THỨC NÀY
THỰC TRẠNG NGUỒN SỐ LIỆU
Số liệu dựa vào kết quả của các cuộc khảo sát mức sống dân cư.
Cuộc khảo sát mức sống năm 1992 – 1993 là cuộc khảo sát mức sống dân cư đầu tiên ở Việt Nam thực hiện từ tháng 10 năm 1992 đến tháng 10 năm 1993. Cuộc khảo sát do Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Tổng cục Thống kê thực hiện bằng nguồn tài trợ của Liên Hiệp Quốc và Thụy Điển, với sự tư vấn kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới (World Bank). Cuộc điều tra này đã sử dụng quy trình chọn mẫu cụm nhiều tầng để chọn ra 4800 hộ ở thành thị và nông thôn. Do thời kì này dân số nước ta có đến 4/5 dân số sống ở nông thôn nên cuộc điều tra mức sống dân cư này đã lấy 80% số hộ trong mẫu từ khu vực nông thôn. Để chọn các hộ thuộc khu vực nông thôn, tổng số khoảng 10.000 xã trong cả nước được liệt theo danh sách từ Bắc xuống Nam cùng số dân của từng xã lấy từ cuộc điều tra dân số năm 1989. Tiếp theo là chọn 120 xã theo khoảng cách cố định, lấy xã đầu tiên làm mốc và xã đầu tiên được chọn ngẫu nhiên. Trong mỗi xã, chọn ngẫu nhiên 2 thôn/ấp theo phương pháp xác xuất tỷ lệ với quy mô dân số. Trong mỗi thôn/ấp, chọn tiếp 16 hộ trong danh sách hộ được lãnh đạo địa phương cập nhập để điều tra. Việc chọn mẫu được tiến hành một cách rất cẩn thận, chính xác. Chuyên viên của Ngân hàng Thế giới đã làm việc kĩ lưỡng với KSMS và xác nhận khảo sát đã được thực hiện tốt nhất so với những KSMS khác đã tiến hành trên thế giới.
Vào tháng 12 năm 1997, cuộc KSMS dân cư lần thứ hai bắt đầu được thực hiện, quá trình thực hiện tương tự cuộc KSMS 1992 – 1993, và kết thúc vào tháng 11 năm 1998. Trong cuộc KSMS lần 2 này có một số nguyên tắc khác cuộc điều tra lần 1. Thứ nhất là điều tra lại tất cả các hộ đã được điều tra nă
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2155.doc