Chuyên đề Phân tích thực trạng giải pháp xóa đói giảm nghèo của huyện Đông Triều –tỉnh Quảng Ninh

MỤC LỤC

Chương I: Cơ sơ lý luận về XĐGN ở huyện Đông Triều-Tỉnh Quảng Ninh 1

I: Lý luận chung 1

1. Một số khái niệm cơ bản về đói nghèo ở Việt Nam 1

2. Các chỉ tiêu đánh giá đói nghèo ở Việt Nam 1

3. Chuẩn mực xác định đói nghèo của Việt Nam 2

3.1 Theo chuẩn cũ 20/05/1997 của Bộ LĐTB -XH. 2

3.2. Theo chuẩn mới 01/01/2001 của Bộ LĐTB -XH 3

II. Khái quát tinh hình đặc điểm huyện Đông Triều –Tỉnh Quảng Ninh 4

1. Vị trí huyện Đông Triều 4

2. Nguồn tài nguyên 4

Bảng 1: Phân bố đất tự nhiên huyện Đông Triều 5

3. Dân số và nguồn nhân lực 5

4. Du lịch 8

III. mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với xđgn ở huyện Đông Triều –tỉnh quảng ninh 8

1. XĐGN là yếu tố cơ bản đảm bảo CBXH và tăng trưởng bền vững của huyện Đông Triều 8

2. XĐGN phải dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế với chất lượng cao và bền vững. 9

Chương II: phân tích thực trạng giải pháp xđgn của huyện Đông Triều –tỉnh quảng ninh 11

I. thực trạng phát triển kinh tế -xã hội huyện Đông Triều -tỉnh quảng ninh 11

1. Về kinh tế 11

1.1. Một số chỉ tiêu tổng hợp 11

1.2 Sản xuất Nông nghiệp –Lâm nghịêp 12

1.3. CC-TTCN 13

1.4. xây dựng cơ bản, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông 15

1.5 Thương mại, dịch vụ, tài chính tín dụng 15

2. Văn hóa -xã hội 16

II. Thực trạng nghèo ở huyện Đông Triều -tỉnh quảng ninh 17

1. Nghèo đói theo thời gian 17

2. Nghèo đói theo không gian 20

3. Nghèo đói trong khu vực thành thị và nông thôn 23

4. Thực trạng về đói của huyện Đông Triều -tỉnh Quảng Ninh 25

5. Nguyên nhân nghèo đói của huyện Đông Triều 26

5.1. Nguyên nhân khách quan 26

5.2. Nguyên nhân chủ quan 26

III. các giải pháp thực hiện XĐGN huyện Đông Triều-Tỉnh Quảng Ninh 28

1. Đẩy mạnh công tác XKLĐ 28

2. Gắn chương trình XĐGN với chương trình phát triển kinh tế bền vững của huyện Đông Triều 30

3. Phát huy nội lực đi đôi với bên ngoài hai bên cùng có lợi 30

4. Thực hiện các chính sách hỗ trợ người nghèo 31

4.1. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã nghèo 31

4.2. Định canh, định cư,di dân 31

4.3. Hỗ trợ khám chữa bệnh cho ngời nghèo 33

4.4. Hỗ trợ con em nghèo trong giáo dục, đào tạo 33

4.5. Hỗ trợ tín dụng cho người nghèo 34

4.6. Hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề 35

4.7 Hỗ trợ người nghèo về nhà ở 36

5. Nguyên nhân dẫn đến kết quả XĐGN huyện Đông Triều-Tỉnh Quảng Ninh 36

6. Một số vấn đề tồn tại trong việc thực hiện giải pháp XĐGN 37

chương III: mục tiêu và phương hướng thực hiện xđgn của huyện Đông Triều-tỉnh quảng ninh 39

I. mục tiêu thực hiện 39

II. phương hướng thực hiện XĐGN của huyện Đông Triều-Tỉnh Quảng Ninh 39

III. một số kiến nghị với Tỉnh Quảng Ninh và Huyện Đông Triều 40

 

doc43 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1756 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích thực trạng giải pháp xóa đói giảm nghèo của huyện Đông Triều –tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mô sản xuất, đa dạng về ngành nghề. Giá trị sản xuất năm 2003 là 46,65 tỷ đồng đạt 102,2% kế hoạch năm, tăng 29,5% so với năm 2002. Một số sản phẩm chủ yếu đạt kết quả cao như sứ các loại 5 triệu sản phẩm. Tính từ năm 2001 đến nay đã có 42 doanh nghiệp đăng ký đầu tư 48 dự án với số vốn đăng ký là 1.146,8 tỷ đồng, số lao động sử dụng theo dự án 6.101 lao động. Đến nay đã có 17 dự án được giao đất, đã và đang đầu tư trong đó có 10 dự án đã đi vào sản xuất với số vốn đầu tư 108,2 tỷ đồng. Số lao động sử dụng theo dự án 1.990 lao động. Nhìn chung các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có bước phát triển song quy mô vẫn còn nhỏ bé, khả năng cạnh tranh và hiệu quả chưa cao. Thủ tục xin giao đất các doanh nghiệp làm còn chậm, thời gian còn kéo dài. Tiến độ đầu tư của một số dự án chủ đầu tư còn chưa tích cực dẫn đến tiến độ đẩu tư chậm, tuy mô đầu tư không cao. Bảng 4: Các doanh nghiệp và dự án đầu tư trên địa bàn huyện Đông Triều năm 2003 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Tỷ lệ % 1 2 3 4 Doanh nghiệp Nhà Nước Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Trong đó: - Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty liên doanh, chi nhánh công ty. - Xí nghiệp tư nhân - HTX ngành nghề (không kể hai HTX NN) Doanh nghiêp NQD phân theo ngành nghề - Sản xuất sứ - Sản xuất VLXD, sửa chữa cơ khí - Xây dựng - Dịch vụ, thương mại, vận tải, chế biến nông nghiệp, hoa quả - Vệ sinh môi trường Các dự án đầu tư trên địa bàn - Sản xuất vật liệu xây dựng - Sản xuất sứ - Dịch vụ cơ khí - Sản xuất hàng thủ công, TM, DV,DL - Chế biến nông sản, hoa quả - Khai thác vật liệu xây dựng Đơn vị Đơn vị Đơn vị Đơn vị Đơn vị Đơn vị Đơn vị Đơn vị Đơn vị Đơn vị Đơn vị Dự án Dự án Dự án Dự án Dự án Dự án Dự án 13 70 43 25 2 70 7 20 14 28 1 23 8 4 3 6 1 1 61,43 35,71 2,86 10 28,6 20 40 1,4 34,78 17,39 13,05 26,08 4,35 4,35 1.4. xây dựng cơ bản, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông - Xây dựng cơ bản: Được sự quan tâm của tỉnh, cùng với khai thác các nguồn vốn trên địa bàn và huy động nhân dân đóng góp. Năm 2003 huyện Đông Triều tiếp tục triển khai hoàn thiện các chương trình dở dang và đầu tư các công trình mới. Giá trị xây lắp thực hiện ước đạt 63,4 tỷ đồng. Trong đó vốn ngân sách tạp trung 36,2 tỷ đồng. Tuy nhiên công tác quản lý trong lĩnh vực xây dựng cơ bản còn hạn chế, một số công trình được đầu tư từ nguồn ngân sách tập trung còn khó khăn về vốn. Tổng giá trị khối lượng thực hiện chưa có vốn thanh toán năm 2003 là 8,86 tỷ đồng. - Giao thông vận tải: Trong những năm qua được sự quan tâm của TW, của tỉnh Quảng Ninh cùng với sự cố gắng của địa phương nhìn chung các tuyến đường của huyện đều được đầu tư, nâng cấp như đường 18A, các tuyến đường liên xã, liên thôn, đường giao thông nông thôn. Năm 2003 huyện đã huy động 7 xã đóng góp làm đường giao thông liên thôn với tổng số 24,3km, tổng kinh phí 517 triệu đồng, đảm bảo giao thông thông suốt phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư. - Bưu chính viễn thông: Năm 2003 huyện Đông Triều đã phát triển thêm 1800 máy điện thoại bằng 150% KH, tăng 80% so với cùng kỳ, đạt tỷ lệ 5 máy/100 dân. Toàn huyện đã có 20/21 xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hóa xã. Số lượng phát hành báo chí tăng 10% so với cùng kỳ. - Quản lý điện: Toàn huyện Đông Triều đến năm 2003 có 38 trạm biến áp, 45km đường nâng áp và 138 đường dây hạ áp, 100% số xã, thị trấn có điện lưới quốc gia, trên 90% số hộ được sử dụng lưới điện quốc gia. Tràng lương là xã cuối cùng quý II/2000 cũng có điện lưới quốc gia. 168/175 thôn có điện lưới quốc gia (chiếm 96%). 1.5 Thương mại, dịch vụ, tài chính tín dụng - Thương mại, dịch vụ: Mấy năm vừa qua, thực hiện chủ trương chuyển nền kinh tế theo cơ chế thị trường và thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển đều tạo cho thương mại, dịch vụ của huyện có nhiều chuyển biến tích cực, năng động trong kinh doanh, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống. Toàn huyện có 16 chợ với tổng diện tích 58.492m2 , thường xuyên có 1.598 hộ kinh doanh buôn bán trong chợ, hai trợ Mạo Khê và thị trấn Đông Triều là nơi kinh doanh sầm uất nhất. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn đầu tư nên cơ sở kỹ thuật của huyện còn nghèo nàn, mạng lưới dịch vụ như nơi nghỉ ngơi, phục vụ ăn uống, dịch vụ công cộng, các phương tiện đi lại còn rất mỏng, đơn sơ, nghèo nàn. - Tài chính tín dụng: Tổng thu ngân sách huyện 2003 đạt 94,7 tỷ đồng đạt 159,33%KH tỉnh, 117,33 kế hoạch huyện bằng 254,5% so với cùng kỳ. Trong đó thu trên địa bàn huyện 47,4 tỷ đồng đạt 253,48% kế hoạch tỉnh, 141% kế hoạch huyện. Tổng chi ngân sách là 90,3 tỷ đồng đạt 170,9% kế hoạch tỉnh, 100,8% kế hoạch huyện và bằng 168,5% so với cùng kỳ. Trong đó chi cho đầu tư phát triển 33,39 tỷ đồng, đạt 309% kế hoạch tỉnh, 100% so với dự án và bằng 301% so với cùng kỳ. 2. Văn hóa -xã hội - Sự nghiệp giáo dục đào tạo: Mấy năm qua công tác giáo dục đào tạo huyện Đông Triều phát triển tốt, số trẻ em đến trường ngày càng tăng. + Năm 1995 -1999 bình quân một năm có 31.678 học sinh. + Năm học 1999 -2000 có 33.367 em, tăng 5,3%. + Công tác xóa mù chữ thường xuyên được đẩy mạnh. Tính đến 1997 toàn huyện đã hoàn thành xóa mù chữ. Các năm tiếp theo vẫn duy trì tốt phong trào trống mù chữ. Từ năm 1998 đã hoàn thành (sớm nhất tỉnh) về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Chất lượng giáo dục huyện Đông Triều tương đối khá và từng bước được nâng cao. Năm học 2002 -2003, tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học của huyện Đông Triều đạt 100%, trung học cơ sở 98,53%, trung học phổ thông 99,5%. Học sinh giỏi cấp tỉnh 132 học sinh, cấp huyện 324 học sinh. Năm 2003 có 434 học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, tăng 109 em so với năm 2002. Có 21/21 xã, thị trấn có trường học cao tầng với trên 70% số trường phổ thông có phòng học cao tầng. - Công tác y tế: Năm 2003 huyện Đông Triều đã thực hiện có hiệu quả các chương trình y tế quốc gia và đã giành số vốn đầu tư đáng kể cho việc cải tạo và nâng cấp các trạm xá xã, thị trấn, bệnh viện huyện và phòng khám khu vực. Thu được kết quả là năm 2003 huyện đã có 17/21 trạm xá xã có bác sỹ. Có 6 xã đủ tiêu chuẩn đang đè nghị xét công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế - Công tác lao động, thực hiện chính sách xã hội: Năm 2003 huyện Đông Triều đã duyệt 21 dự án với nguồn vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm với số tiền 1,7 tỷ đồng đã giải quyết việc làm cho 2352 lao động, trong đó XKLĐ 295 người. Giải quyết 307 hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất với số tiền gần 1,4 tỷ đồng. Cùng với những giải pháp tích cực lồng ghép các chương trình kinh tế gắn với công tác XĐGN, đầu tư cơ sở hạ tầng đã giúp cho 803 hộ thoát nghèo. Đối với thương binh, gia đình liệt sĩ II. Thực trạng nghèo ở huyện Đông Triều -tỉnh quảng ninh 1. Nghèo đói theo thời gian - Theo chuẩn mực nghèo cũ 20/05/1997 của bộ Lao động Thương binh và xã hội. Thì tỷ lệ nghèo đói của huyện Đông Triều -Tỉnh Quảng Ninh cuối năm 2000 còn 7,8%, giảm 5,5% so với năm 1999 (năm 1999 là 11,3%) và 9,0% so với năm 1998 (Năm 1998 là 16,8%). Chỉ trong vòng hai năm mà tỷ lệ hộ nghèo đói của huyện đã giảm hơn một nửa. Trang An là một xã có tỷ lệ hộ nghèo giảm rất nhanh. Từ một xã có tỷ lệ nghèo đói cao (22,6% năm 1998) thì đến năm 2000 Tràng An đã là một trong số xã có tỷ lệ nghèo đói thấp nhất huyện (3,5%) đứng thứ hai sau thị trấn mạo khê (3,4% năm 2000). Bên cạnh một số xã có tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh như Tràng An là 3,5% năm 2000 giảm 19,1% so với năm 1998 (năm1998 là 22,6%), Nguyễn Huệ là 4,6% năm 2000 giảm 21,4% so với năm 1998 (năm 1998 là 26%). Thì còn tồn tại một số xã có tỷ lệ hộ nghèo cao và giảm không đáng kể. Như Hồng Phong đến năm 2000 tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn 20% chỉ giảm 7% so với năm 1998 (năm 1998 là 27%) và Bình Dương năm 2000 vẫn còn 14,4% chỉ giảm 4,1% so với năm 1998 (năm 1998 là 18,5%). - Theo chuẩn mực nghèo mới được điều chỉnh từ ngày 01/01/2001 của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội thì tỷ lệ nghèo đói của huyện Đông Triều năm 2001 là 11,86%, tăng cao hơn so với năm 2000 là 4,06%. Tỷ lệ nghèo của huyện tăng cao hơn không phải đơn thuần là do huyện Đông Triều có nhiều hộ nghèo tái nghèo và phát sinh nghèo trong năm 2001 mà phần lớn là do huyện Đông Triều năm 2001 tính tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã hội. Do đó một số hộ có mức sống cao hơn so với chuẩn nghèo cũ sẽ dơi vào tình trạng nghèo tính theo chuẩn nghèo mới. Phản ánh rõ ràng nhất là xã Tràng An. Là một xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp thứ hai trong huyện năm 2000 thì đến năm 2001 Tràng An lại là một xã có tỷ lệ hộ nghèo tương đối cao trong huyện (15,09%) đứng thứ 13/21 xã, thị trấn huyện Đông Triều. Ngoài xã Tràng An, một số xã của huyện cũng rơi vào tình trạng chung này như xã Yên Thọ cũng là một trong số xã có tỷ lệ hộ nghèo dưới 5% (4,8% năm 2000) thì đến năm 2001 tỷ lệ hộ nghèo của xã là 18,68% thuộc một trong bốn xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện. Nói chung, theo như chuẩn nghèo mới của Bộ LĐTB -XH thì 2001 đa số các xã của huyện Đông Triều có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn so với năm 2000. Song bên cạnh đó năm vẫn còn một số xã có tỷ lệ hộ nghèo giảm so với năm 2000. Như thị trấn Mạo Khê năm 2001 là 2,72 % giảm 0,68% so với năm 2000 (năm 2000 là 3,4%) và thị trấn Đông Triều năm 2001 là 2,21% giảm 1,79% so với năm 2000 (năm 2000 là 4%). Đặc biệt là xã Tràng Lương năm 2001 tỷ lệ hộ nghèo của xã đã giảm xuống còn 32,82%, giảm 21,48% so với năm 2000 (năm 2000 là 54,3%). Mặc dù vẫn là một xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất. Song đến năm 2001 với tỷ lệ hộ nghèo của xã là 32,82% (< 40%) thì xã Tràng Lương không còn là một xax nghèo. Sau một năm có tỷ lệ hộ nghèo tăng do điều chỉnh chuẩn mực nghèo đói thì các năm sau đó huyện Đông Triều lai có xu hướng giảm tỷ lệ hộ nghèo. Năm 2002 tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 7,9% trở lại về mức xấp xỉ so với năm 2000 (7,8%) và tiếp tục giảm xuống đến 5,31% năm 2003. Nói chung tỷ lệ nghèo đói của huyện Đông Triều theo chuẩn mực nghèo cũ ngày 20/02/1997 và chuẩn mực nghèo mới 01/01/2001 của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội được thể hiện chung trong bảng số liệu "kết quả tổng hợp hộ nghèo huyện Đông Triều năm 1998 -2003" dưới đây. Bảng 5: Kết quả tổng hợp hộ nghèo huyện Đông Triều năm 1998 -2003 Đơn vị: % STT Tên xã 1998 1999 2000 2001 2002 2003 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 Hoàng Quế Thị trấn Mạo Khê Việt Dân Thị trấn Đông Triều Thủy An Tân Việt Hồng Phong Yên Thọ Kim Sơn Bình Khê Xuân Sơn Hồng Thái Đông Hưng Đạo Hồng Thái Tây Đức Chính An Sinh Yên Đức Bình Dương Nguyễn Huệ Tràng An Tràng Lương 25,5 10 11 4,5 29,4 12,7 27 7,3 8,5 28 13,3 30 25,6 16 16,3 21,7 16 18,5 26 22,6 60,2 19,6 6,4 11 4,3 15,9 12,7 22,8 5,1 8,0 10 13 19,6 8,8 11,2 10,9 14,4 10,6 16,1 15,5 10,4 56,3 15,8 3,4 9,1 4 6,4 6,9 20 4,8 7 6 7,7 7,4 7,9 11,2 10,9 9,5 9,1 14,4 4,6 3,5 54,3 11,63 2,72 11,65 2,21 12,06 14,68 15,03 18,68 10,77 8,28 17,84 20,26 18,67 21,6 14,47 15,7 18,73 12,53 12,09 15,09 32,82 9,44 2,43 5,52 1,91 7,11 9,99 5,96 12,74 7,26 4,04 9,97 10,42 15,62 17,58 9,87 7,76 5,0 15,5 8,2 9,11 31,2 9,26 1,98 4,5 0,91 9,7 5,21 4,21 7,2 3,8 1,96 4,64 5,84 6,12 12,76 9,89 3,61 5,37 9,43 5,3 4,76 14,97 Tổng 16,8 11,3 7,8 11,86 7,91 5,31 T. Hộ nghèo 5995 4036 2791 4232 2995 2036 Tổng hộ (Tr. đồng) 35,7 35,7 35,7 35,4 37,9 38,3 2. Nghèo đói theo không gian Huyện Đông Triều là huyện có 19 đơn vị hành chính xã và hai thị trấn với tỷ lệ hộ nghèo đói năm 2002 là 7,91% (tức 2.995 hộ) và năm 2003 là 5,31% (tức 2.036hộ) không còn hộ đói và xã nghèo. Tỷ lệ nghèo đói của Đông Triều năm 2003 đã giảm nhiều so với những năm trước đó song còn có sự chênh lệch tương đối lớn giữa các xã, các vùng và thị trấn. Thị trấn Đông Triều là đơn vị có tỷ lệ hộ nghèo đói thấp nhất huyện Đông Triều với 0,91% (tức 10 hộ), đồng thời cũng là thị trấn có tỷ lệ hộ nghèo đói thấp nhất tỉnh Quảng Ninh. Sau thị trấn Đông Triều thì xã Bình Khê là đơn vị có tỷ lệ thấp thứ hai với 1,96% (tức 44 hộ). Chỉ là đơn vị hành chính xã thuộc khu vực nông thôn, song tỷ lệ hộ nghèo Bình Khê lại thấp. Bởi được sự chỉ đạo và có phương pháp phát triển kinh tế (phát triển vườn đồi) đúng đắn, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của xã Bình Khê cùng với sự cố gắng, lỗ lực của chính nhân dân xã Bình Khê nên tỷ lệ hộ nghèo của xã bình Khê thấp thứ hai sau thị trấn Đông Triều và thấp thứ nhất trong khu vực nông thôn. Thị trấn Mạo Khê là đơn vị có tổng số hộ dân cao nhất huyện Đông Triều (8255 hộ), song lại có tỷ lệ hộ nghèo thấp thứ ba sau thị trấn Đông Triều và xã Bình Khê với 1,98% (tức 164 hộ) và cũng là một trong ba đơn vị có tỷ lệ hộ nghèo dưới 2% (Thị trấn Đông Triều, thị trấn Mạo Khê, xã Bình Khê). Trái ngược với thị trấn Mạo Khê thì Tràng Lương là xã có tổng số hộ dân ít nhất huyện, với 501 hộ, song lại có tỷ lệ nghèo đói cao nhất huyện Đông Triều với 14,97% (tức 75 hộ nghèo). Tràng Lương năm 2003 là xã có số hộ thoát nghèo cao nhất huyện Đông Triều (không có hộ tái nghèo). Nhưng năm 2003 Tràng Lương vẫn là xã có tỷ lệ nghèo đói cao nhất huyện là do Tỷ lệ hộ nghèo của Tràng Lương những năm trước cao và do Tràng Lương là xã thuộc vùng sâu, vùng xa có điều kiện sống khó khăn, địa lý cách biệt nên khả năng tiếp cận với các điều kiên sản xuất và dịch vụ còn nhiều hạn chế, hạ tầng cơ sở kém phát triển, trình độ dân trí thấp. Điều kiện thiên nhiên khắc nhiệt và thiên tai thường hay xảy ra, gần đây nhất là trận lũ quét năm 2002 gây tổn hại lớn cho nhân dân xã Tràng Lương. Sau Tràng Lương, xã có tỷ lệ hộ nghèo cao thứ hai huyện Đông Triều là xã Hồng Thái Tây với 12,76% (tức 166 hộ). Hồng Thái Tây không phải là xã thuộc vùng sâu, vùng xa song Hồng Thái Tây lại là vùng có tài nguyên nghèo nàn. Dân cư Hồng Thái Tây chủ yếu sống bằng nghề nông mà đất đai ở Hồng Thái Tây lại hạn hẹp, kém màu mỡ. Không có nghề tay trái bởi trình độ học vấn của dân cư Hồng Thái Tây thấp và cơ sở hạ tần ở đây lại kém phát triển đã làm cho Hồng Thái Tây càng bị tách biệt so với các xã khác, đời sống càng khó khăn. Một số xã ở Đông Triều còn có tỷ lệ hộ nghèo tương đối cao như xã Đức Chính 9,7%, xã Bình Dương 9,43%, xã Hoàng Quế 9,28% và xã Thủy An 9,7%. Đặc biệt xã Đức Chính là xã có số hộ nghèo cao năm 2003 lại không thay đổi gà so với năm 2002. Những xã này trong những năm tới cần phải được quan tâm và cần có sự chỉ đạo đúng đắn để có thể giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống thấp hơn nữa giúp huyện Đông Triều đạt được mục tiêu 2005 có tỷ lệ hộ nghèo dưới 2,5%. Một số xã nằm trong danh sách có tỷ lệ nghèo dưới 5% là xã Hồng Phong, An Sinh, Xuân Sơn, Việt Dân, Tràng An và Kim Sơn. Những xã này có tỷ lệ nghèo giảm so với những năm trước phần lớn là do năm 2003 các xã này có nhiều hộ thoát nghèo song lại có ít họ tái nghèo và phát sinh nghèo chỉ có Hồng Phong là xã có số hộ phát sinh nghèo cao (11 hộ). Những xã nằm trong danh sách hộ nghèo dưới 5% này có khả năng giảm tỷ lệ nghèo xuống thấp hơn nữa. Bởi gần đây với nhận thức đúng đắn của cơ quan cấp trên về công tác XĐGN, nên huyện Đông Triều đã có những giải pháp tích cự nhằm XĐGN của huyện có hiệu quả.Với những giải pháp này một số xã này đã tiếp nhận nhanh tróng và có tính khả thi. Dưới đây là bảng tổng hợp danh sách hộ thoát nghèo -tái nghèo, phát sinh nghèo và hộ nghèo tính đến 05/12/2003 nhằm đánh giá một cách tổng quát tình hình nghèo đói giữa các xã, thị trấn trong huyện Đông Triều. Bảng 6: Tổng hợp danh sách hộ thoát nghèo -tái nghèo, phát sinh nghèo và hộ nghèo đến 05/12/2003 STT Đơn vị xã thị trấn Tổng số hộ Hộ nghèo (2002) Hộ thoát nghèo (05/12/03) Hộ tái, phát sinh nghèo (05/12/2003) Hộ nghèo (2003) Tỷ lệ % 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 Hồng Phong Yên Đức Hồng Thái Đông Hưng Đạo Thủy An Yên Thọ An Sinh Xuân Sơn Tân Việt Việt Dân Bình Khê Tràng Lương Tràng An Đức Chính Nguyễn Huệ Bình Dương TT. Mạo Khê Hoàng Quế Kim Sơn Hồng Thái Tây TT. Đông Trều 1827 1322 1488 1960 1010 2235 1495 1570 805 998 2240 501 1406 1950 1395 1983 8255 1759 1709 1300 1094 124 73 144 296 114 285 112 140 48 53 91 156 109 193 119 189 205 176 138 224 21 58 2 77 176 16 131 68 73 6 12 49 81 49 0 49 2 57 7 77 61 11 11 0 20 0 0 7 10 6 0 4 2 0 7 0 4 0 16 0 4 3 0 77 71 87 120 98 161 54 73 42 45 44 75 67 193 74 187 164 163 65 166 10 4,21 5,37 5,84 6,12 9,7 7,2 3,61 4,64 5,21 4,5 1,96 14,97 4,76 9,89 5,3 9,43 1,98 9,26 3,8 12,76 0,91 Tổng 5,31 380302 3.004 1.062 94 2.036 3. Nghèo đói trong khu vực thành thị và nông thôn Đông Triều năm 2003 có 112.817 người sống ở nông thôn chiếm 75,26% dân số. Do đo nghèo đói là một hiện tượng phổ biến ở nông thôn huyện Đông Triều. Năm 2003 số hộ nghèo ở nông thôn huyện Đông Triều là 2145 hộ chiếm 92,06% số hộ nghèo của toàn huyện. 75,26% dân số sống ở nông thôn chủ yếu làm ăn sinh sống bằng nghề nông trong khi Nguồn lực của Đông Triều lai hạn chế. Những hộ nghèo ở nông thôn vừa thiếu nguồn lực lại có trình độ tay nghề thấp, ít có khả năng tiếp cận với các nguồn lực trong sản xuất. Do đó khó có khả năng chuyển đổi sang các ngành phi nông nghệp. Phụ Nữ nghèo ở nông thôn huyện Đông Triều lao động nhiều thời gian hơn Nam giới, nhưng thu nhập lại ít hơn, họ ít có quyền quyết định trong gia đình và cộng đồng, ít có cơ hôi tiếp cận với các nguồn lực và lợi ích do chính sách mang lại. Do nguồn lực hạn chế, tỷ lệ người dân sống ở nông thôn cao nên tỷ lệ hộ nghèo đói giữa thành thị và nông thôn huyện Đông Triều có sự chênh lệch đáng kể. Năm 2003 tỷ lệ hộ nghèo đói thành thị của huyện Đông Triều chỉ còn 1,7% (tức 174 hộ), tương đối đã gần xóa được đói nghèo. Trong khi đó, tỷ lệ hộ nghèo nông thôn Đông Triều là 6,64% (tức 1.862 hộ) cao hơn so với thành thị là 4,94% (tức1.688 hộ). Tóm lại, thực trạng về sự chênh lệch nghèo đói giữa thành thị và nông thôn huyện Đông Triều -Tỉnh Quảng Ninh được thể hiện thông qua bảng số liệu sau. Bảng 7: Tỷ lệ nghèo đói trong khu vực NT –TT Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 người(hộ) % người(hộ) % người(hộ) % người(hộ) % Tổng dân số 146.761 100 148.281 100 149.608 100 151.095 100 + Thành thị 37.292 24,9 37.588 25,4 37.734 24,98 38.278 25,33 + Nông thôn 109.469 75,1 110.693 74,6 111.874 75,02 112.817 74,67 T. hộ nghèo 2791 100 4232 100 2995 100 2036 100 + Thành thị 325 11,6 249 5,9 226 7,55 174 9,34 + Nông thôn 2466 88,4 3983 94,1 2769 92,45 1862 90,66 4. Nghèo đói theo giới tính Bảng 8: Tỷ lệ nghèo đói theo giới tính năm 2003 STT Tên xã Hộ Nữ Hộ Nam Tổng hộ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 Đức Chính Tràng Lương Bình Dương Bình Khê An Sinh Hồng Thái Đông Hồng Thái Tây Kim Sơn Hồng Phong Thủy An Thị Trấn Mạo Khê Hoàng Quế Nguyễn Huệ Hưng Đạo Xuân Sơn Tràng An Yên Đức Việt Dân Yên Thọ Tân Việt Thị trấn Đông Triều 52 24 78 11 29 40 76 42 37 45 87 105 43 60 34 30 35 19 60 20 4 141 51 109 33 25 47 90 17 40 53 77 58 31 60 39 37 36 26 101 22 6 193 75 187 44 54 87 166 65 77 98 164 163 74 120 73 67 71 45 161 42 10 Tổng 937 1099 2.036 4. Thực trạng về đói của huyện Đông Triều -tỉnh Quảng Ninh Đói là hiện trạng không phổ biến ở huyện Đông Triều -tỉnh Quảng Ninh. Năm 2002 Đông Triều có 16 hộ đói với 38 nhân khẩu song đến năm 2003 Đông Triều đã không còn hộ đói mà chỉ còn hộ nghèo. Dưới dây là danh sách hộ đói của huyện Đông Triều năm 2002. Bảng 9: Danh sách hộ đói huyện Đông Triều năm 2002 STT Họ và Tên Số khẩu ở xã 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Vũ Thị Tố Phạm Văn Chép Vũ Thị Hạnh Hồ Thị Khiêu Trần Thị Đông Ngô Văn Tạo Vũ Đình Tý Vi Văn Tâm Tô Mạnh Hùng Vũ Văn Thị Đào Thị Mỳ Đỗ Thị Phiên Trịnh Văn Mỏi Lê Công Tuynh Hoàng Văn Hùy Trần Văn Tư 01 04 01 01 03 01 02 04 03 04 02 01 04 02 02 03 Yên Khánh -Yên Đức Đông Lâm -Bình Dương Đông Lâm -Bình Dương Bắc Mã - Bình Dương Bắc Mã -Bình Dương Vĩnh Tuy 2 -Mạo Khê Đoàn Kết -Mạo Khê Vĩnh Thái - Hồng Thái Đông Vĩnh Thái - Hồng Thái Đông Tân Yên -Hồng Thái Đông Tân Yên -Hồng Thái Đông Tân Yên -Hồng Thái Đông Tân Yên -Hồng Thái Đông Tân Yên -Hồng Thái Đông Thôn Chi Lương -Tràng Lương Thôn Linh Sơn - Tràng Lương Tổng 38 5. Nguyên nhân nghèo đói của huyện Đông Triều 5.1. Nguyên nhân khách quan - Do điều kiện tự nhiên: Huyện Đông Triều tuy là một huyện miền núi ven biển, song thực chất Đông Triều lại cách biển khá xa, nên các tháng 10,11,12 thường gây ra hạn hán, ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của dân cư. Những tháng cuối năm thường gây ra hạn hán, thì những tháng 7,8,9 do mưa nhiều kết hợp với gió mùa Đông Nam xuất hiện lại thường sảy ra lụt bão. Đặc biệt là xã tràng lương do ảnh hưởng của lũ quét nên tỷ lệ nghèo năm 2002 tương đối còn cao (31,32%). - Do cơ chế chính sách: Chính sách khuyến nông, dịch vụ sản xuất chưa có chương trình hoạt động cụ thể thiết thực, giúp hộ nghèo vay vốn sản xuất. Huyện chưa có chế độ đãi ngộ người trực tiếp làm công tác xóa đói giảm nghèo. - Do thiếu nguồn lực sản xuất: Những hộ nghèo huyện Đông Triều thường là thiếu nguồn lực sản xuất. Nguyên nhân này chiếm tới 50% hộ nghèo ở huyện Đông Triều. Nhưng hộ nghèo vẫn tiếp tục nghèo vì họ không thể đầu tư vào nguồn vốn nhân lực của họ. Ngược lại nguồn vốn nhân lực thấp lại cản trở họ thoát khỏi nghèo đói. - Do ốm đau tàn tật: Có tới 9,05% hộ nghèo của huyện Đông Triều là do ốm đau, tàn tật. Những hộ gia đình do nam giới là chủ hộ thường có nhiều con. Gia đình nghèo lại đông miệng ăn nên các thành viên trụ cột trong gia đình không thể đảm bảo cuộc sống sung túc cho gia đình mình. Các cháu bé được sinh ra thiếu ăn trở nên gầy còm, ốm yếu. Ôm đau, tàn tật vừa không làm việc lại mất nhiều tiền mua thuốc thang. Nên họ đã nghèo càng trở lên nghèo hơn. Còn những hộ gia đình do nữ giới làm chủ thường là sống độc thân. Buồn tẻ, Không người chăm sóc, họ phải tự lo cho mình, là phái yếu hộ thường bị tổn thương nên sinh ra bệnh tật. Một mình lại ốm đau nên họ không thể làm ăn kiếm sống. 5.2. Nguyên nhân chủ quan - Do đẻ dày, đẻ nhiều: Các hộ nghèo do Nam giới làm chủ ở huyện Đông Triều có nhiều nhân khẩu (từ 3-7 nhân khẩu). Họ là những người dân có kinh tế kém, trình độ nhận thức thấp, sống chủ yếu bằng nghề nông, chỉ vất vả vào mùa vụ còn lại những ngày ngoài mùa vụ họ lại rất rảnh rỗi. "Nhàn cư vi bất thiện" và chưa nhận thức hậu quả của việc đông con. Hộ đã sinh nhiều con. Do đó kinh tế gia đình hộ đang kém phát triển lại càng khó khăn hơn khi một người trụ cột trong gia đình phải nuôi thêm nhiều nhân khẩu. Họ trở lên nghèo đói. - Do trình độ học vấn thấp: Những người nghèo là những người có trình độ dân trí thấp, ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt. Mức thu nhập của họ hầu như chỉ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu. Do vậy họ không có điều kiện để nâng cao trình độ của mình trong tương lai để thoát khỏi cảnh nghèo khó. Bên cạnh đó, trình độ học vấn thấp ảnh hưởng đến các quyết định có liên quan đến giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái…đến không những thế hệ hiện tại mà cả thế hệ tương lai. Dinh dưỡng trẻ em và trẻ sơ sinh là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng đến trường của con em các gia đình nghèo nhất chuyện Đông Triều và sẽ làm cho việc thoát nghèo thông qua giáo dục trở lên khó khăn hơn. -Do lời lao động và mắc tệ nạn xã hội: Một số bộ phận dân cư huyện Đông Triều do lười lao động và mắc tệ nạn xã hội như nghiện hút cũng trở lên nghèo đói. Họ lười lao động kinh tế kém lại trơi bời, nghiện hút, phải trả thêm một khoản phí cho việc trơi bời và mua thuốc phiện đã dẫn họ trở thành những người thuộc diện nghèo đói. Bảng 10: Tỷ lệ hộ nghèo do các nguyên nhân năm 2003 Nguyên nhân Hộ Tỷ lệ - Thiếu Vốn sản xưất - Thiếu kinh nghiệm là ăn - Thiếu đất sản xuất - Thiếu lao động - Ôm đau tàn tật - Đông người ăn - Mắc tệ nạn xã hội - Rủi ro - Nguyên nhân khác 832 477 214 123 184 101 50 11 44 40,86 23,43 10,51 6,04 9,04 4,96 2,46 0,54 2,15 Tổng Số 2036 100 III. các giải pháp thực hiện XĐGN huyện Đông Triều-Tỉnh Quảng Ninh 1. Đẩy mạnh công tác XKLĐ Công tác XKLĐ là một hoạt đông kinh tế -xã hội, phát triển nguồn lực, giải quyết việc làm tạo thu nhập, tham gia giải quyết các vấn đề xã hội và góp phần nâng cao nhận thức về tác phong, kỷ luật, nâng cao tay nghề cho người lao động. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác XKLĐ từ năm 2002 huyện Đông Triều đã tạo điều kiện giúp cơ quan XKLĐ của tỉnh tuyển dụng lao động tai Đài Loan và Malaisia. Kết quả, năm 2002 huyện Đông Triều đã tạo việc làm được cho 68 người lao động đi làm việc ở nước ngoài và đến 30/10/2003 số lao động được tuyển đi lao động ở nước ngoài là 295 người, số lao động hiện đang chờ và đang học tại cơ quan xuất khẩu là 135 người. Trong đó của trung tâm đào tạo lao động xuất khẩu tỉnh là 51 người, công ty CoDaCo 45 người, chi nhánh Thừa Thiên Huế là 39 người. Số đã xuất cảnh 160 người. Ước

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33574.doc
Tài liệu liên quan