Chuyên đề Phân tích thực trạng hoạt động Marketing dịch vụ tại công ty thông tin di động MobiFone

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING DỊCH VỤ 3

1.1 Các khái niệm 3

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ 3

1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của dịch vu thông tin di động 4

1.1.3 Khái niệm, nội dung của marketing dịch vụ 4

1.2 Vị trí của marketing trong nền kinh tế hiện đại 4

1.3 Chiến lược 7P trong marketing dịch vụ 5

1.4 Ảnh hưởng của môi trường đối với các chiến lược marketing của doanh nghiệp 9

1.4.1 Môi trường vĩ mô 9

1.4.2 Các yếu tố của môi trường vi mô của doanh nghiệp 13

CHƯƠNG II 17

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ TAI CÔNG TY VMS MOBIFONE 17

2.1 Giới thiệu chung về công ty 17

2.1.1 Lịch sử phát triển 17

2.1.2 Bộ máy quản lý 18

2.1.3 Tình hình sản xuất của công ty 19

2.2 Thực trạng hoạt động marketing của công ty 19

2.2.1 Phân tích ứng dụng 7P 19

2.2.1.1 Chiến lược về sản phẩm 19

2.2.1.2 Chiến lược về giá (Phí dịch vụ) 20

2.2.1.3 Chiến lược phân phối 21

2.2.1.4 Chiêu thị 24

2.2.1.5 Con người (nhân viên giao dịch) 26

2.2.1.6 Quy trình 27

2.2.2 Đánh giá chung về hoạt động marketing tại công ty 28

2.3 Đánh giá tác động của môi trường xung quanh 28

2.3.1 Môi trương vĩ mô 28

2.3.1.1 Chỉ tiêu kinh tế Việt nam 28

2.3.1.2 Môi trường chính trị 30

2.3.1.3 Các nhân tố văn hoá - xã hội 30

2.3.1.4 Các yếu tố tự nhiên - công nghệ 31

2.3.2 MÔI TRƯỜNG VI MÔ (MÔ HÌNH 05 ÁP LỰC CỦA FORTER) 32

2.3.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại 32

2.3.2.2 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 33

2.3.2.3 Khách hàng tiêu thụ 34

2.3.3 Nghiên cứu nội lực của Tổng công ty 34

2.3.4 Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp 34

CHƯƠNG III 36

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 36

3.1 Sản phẩm dịch vụ 36

3.2 Chính sách giá 38

3.3. Chính sách phân phối. 39

3.4 Chiến lược đào tạo nhân lực 39

3.5 Chính sách về quá trình dịch vụ 40

KẾT LUẬN 41

 

 

doc43 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 9100 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích thực trạng hoạt động Marketing dịch vụ tại công ty thông tin di động MobiFone, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huyến mãi hãy những mưu toan xiết chặt việc phân phối. Cho nên đã phải thông qua những đạo luật xác định và ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh. Mục đích thứ hai của việc điều chỉnh của chính quyền là bảo vệ tiêu dùng trước tình trạng kinh doanh gian dối. Nếu chỉ còn lại một mình, một số công ty sẽ giảm chất lượng sản phẩm của mình, quảng cáo sai sự thực, đánh lừa bằng bao bì và dùng giá để câu khách. Nhiều cơ quan đã xác định và ngăn chặn những hành vi gian dối đối với người tiêu dùng. Nhiều nhà quản trị đã giận dữ mỗi khi có thêm một đạo luật bảo vệ người tiêu dùng, chỉ có một số rất ít đã cho rằng phong trào bảo vệ người tiêu dùng có thể là một việc tốt nhất đã làm được. Mục đích thứ ba của quy định của chính quyền là bảo vệ lợi ích của xã hội chống lại những hành vi bừa bãi trong kinh doanh. Có thể xảy ra trường hợp tổng sản phẩm quốc gia của một nước tăng lên, nhưng chất lượng cuộc sống lại giảm sút. Mục đích chính của những đạo luật mới và/ hay việc cưỡng chế thi hành là nhằm buộc các doanh nghiệp phải gánh vác những chi phí xã hội do quá trình sản xuất hay sản phẩm của họ gây ra. Tuy vậy, phận sự của những người làm Marketing là phải nắm vững những đạo luật bảo vệ cạnh tranh, người tiêu dùng và xã hội. Nói chung, các công ty đều xây dựng những thủ tục xem xét tính hợp pháp và ban hành những tiêu chuẩn đạo đức để hướng dẫn những nhà quản trị Marketing của mình. Song có một số những người làm Marketing vẫn phàn nàn rằng có quá nhiều quyết định Marketing là do bộ phận pháp lý đưa ra và họ muốn có được quyền tự do hơn một chút trong việc thông qua quyết định gây trở ngại cho các hoạt động của marketing. Môi trường văn hóa Xã hội mà con người lớn lên trong đó đã định hình niềm tin cơ bản, giá trị và các chuẩn mực của họ. Con người hấp thụ, hầu như một cách không có ý thức, một thế giới quan xác định mối quan hệ của họ với chính bản thân mình, với người khác, với tự nhiên và với vũ trụ. Sau đây là một số đặc điểm và xu hướng văn hóa chủ yếu mà người làm Marketing cần quan tâm. Những giá trị văn hóa cốt lõi bền vững Mỗi nền văn hóa đều bao gồm những nhánh văn hóa Những giá trị văn hóa thứ yếu biến đổi theo thời gian 1.4.2 Các yếu tố của môi trường vi mô của doanh nghiệp Mục tiêu cơ bản của mọi công ty là thu lợi nhuân. Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống quản trị marketing là đảm bảo sản xuất ra những mặt hàng hấp dẫn đối với các thị trường mục tiêu. Những thành công của sự chỉ đạo marketing còn phụ thuộc vào cả hoạt động của các đơn vị khác trong công ty, và vào sự tác động của những người môi giới, các đối thủ cạnh tranh và công chúng trực tiếp. Các lực lượng tác dụng trong môi trường vi mô của công bao gồm: công ty, những người cung ứng, các đối thủ cạnh tranh, môi giới marketing, khách hàng và công chúng trực tiếp. Những người quản trị marketing không thể tự giới hạn mình trong những nhu cầu của thị trường mục tiêu. Họ phải chú ý đến tất cả những yếu tố của môi trường vi mô. Ta sẽ nghiên cứu các lực lượng này và sẽ minh họa vai trò và ảnh hưởng của chúng qua ví dụ về một công ty chuyên sản xuất xe đạp. Công ty Giả sử với một công ty sản xuất xe đạp. Khi soạn thảo các kế hoạch marketing, những người lãnh đạo bộ phận marketing của công ty phải chú ý đến lợi ích của các nhóm trong nội bộ bản thân công ty như ban lãnh đạo tối cao, Phòng tài chính, Phòng nghiên cứu thiết kế thử nghiệm, Phòng cung ứng vật tư, bộ phận sản xuất và kế toán. Đối với những người soạn thảo các kế hoạch marketing chính tất cả những nhóm này tạo nên môi trường vi mô của công ty Những người quản trị marketing phải hợp tác chặt chẽ với các đơn vị khác của công ty. Phòng tài chính luôn quan tâm đến những vấn đề nguồn vốn và việc sử dụng vốn cần thiết để thực hiện các kế hoạch marketing. Phòng nghiên cứu thiết kế thử nghiệm giải quyết những vấn đề kỹ thuật thiết kế những chiếc xe đạp an toàn và đẹp và nghiên cứu các phương pháp sản xuất có hiệu quả cao. Phòng cung ứng vật tư quan tâm đến việc đảm bảo đủ số lượng phụ thuộc và chi tiết để sản xuất xe đạp. Bộ phận sản xuất chịu trách nhiệm sản xuất một số lượng xe đạp cần thiết. Phòng kế toán theo dõi thu chi, giúp cho bộ phận marketing nắm được tình hình thực hiện những mục tiêu đã đề ra. Hoạt động của tất cả những bộ phận này dù thế này hay thế khác đều ảnh hưởng đến những kế hoạch và hoạt động của phòng marketing. Những người cung ứng Những người cung ứng là những công ty kinh doanh và những người cá thể cung cấp cho công ty và các đối thủ cạnh tranh và các nguồn vật tư cần thiết để sản xuất ra những mặt hàng cụ thể hay dịch vụ nhất định. Ví dụ, để sản xuất xe đạp, công ty này phải mua thép, nhôm, vỏ xe, líp, đệm và các vật tư khác. Ngoài ra, công ty còn phải mua sức lao động, thiết bị, nhiên liệu, điện năng, máy tính… cần thiết để cho nó hoạt động. Những sự kiện xảy ra trong môi trường “người cung ứng” có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động marketing của công ty. Những người quản trị marketing phải chú ý theo dõi giá cả các mặt hàng cung ứng, bởi vì việc tăng giá các vật tư mua về có thể buộc phải nâng giá xe đạp. Thiếu một chủng loại vật tư nào đó, bãi công và những sự kiện khác có thể làm rối loạn về cung ứng và lịch gửi xe đạp cho khách đặt hàng. Trong kế hoạch ngắn hạn sẽ bỏ lỡ những khả năng tiêu thụ và trong kế hoạch dài hạn sẽ làm mất đi thiện cảm của khách hàng đối với công ty. Khách hàng Công ty cần phải nghiên cứu kỹ những khách hàng của mình. Nhìn chung có năm dạng thị trường khách hàng. Tất cả những thị trường này được trình bày dưới đây là những định nghĩa ngắn gọn về chúng. Thị trường người tiêu dung: những người và hộ dân mua hàng hoá và dịch vụ để sử dụng cho cá nhân. Thị trường các nhà sản xuất: các tổ chức mua hàng hoá và dịch vụ để sử dụng chúng trong quá trình sản xuất. Thị trường nhà bán buôn trung gian: tổ chức mua hàng và dịch vụ để sau đó bán lại kiếm lời. Thị trường của các cơ quan Nhà nước: những tổ chức mua hàng và dịch vụ để sau đó sử dụng trong lĩnh vực dịch vụ công cộng hoặc chuyển giao hàng hoá và dịch vụ đó cho những người cần đến nó. Thị trường quốc tế: những người mua hàng ở ngoài nước bao gồm những người tiêu dung, sản xuất bán trung gian và các cơ quan Nhà nước ở ngoài nước. Đối thủ cạnh tranh Mọi công ty đều có rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau. Giả sử rằng phó chủ tịch phụ trách marketing muốn phát hiện tất cả đối thủ cạnh tranh của công ty. Cách tốt nhất để làm việc này là tiến hành nghiên cứu xem người ta quyết định mua xe đạp như thế nào. Người nghiên cứu có thể phỏng vấn một sinh viên năm thứ nhất , người đang có ý định tiêu một món tiền nhất định. Anh ta suy nghĩ một vài phương án hành động, trong đó có việc mua phương tiện đi lại, mua một dàn nghe nhạc stereo hay đi du lịch châu Âu. Đó là những mong muốn cạnh tranh tức là những mong muốn mà người tiêu dùng có thể thoả mãn. Giả sử rằng anh ta quyết định rằng anh ta cần thiết là cải thiện khả năng đi lại của mình. Trước mắt anh ta có mấy phương án: mua xe hơi, mua ô tô hay mua xe đạp. Đó là những loại hàng cạnh tranh, tức là những phương thức cơ bản khác nhau thoả mãn một mong muốn cụ thể nào đó. Nếu phương án lựa chọn hấp dẫn nhất là mua xe đạp thì anh ta sẽ mua kiểu xe đạp nào, xuất hiện cả một loạt mặt hàng cạnh tranh, tức là những dạng khác nhau của một cung mặt hàng, có khả năng thoả mãn một mong muốn cụ thể của người mua. Trong trường hợp này, các dạng khác nhau của mặt hàng sẽ là xe đạp ba, năm và mười tốc độ, có thể là anh ta chọn chiếc xe đạp mười tốc độ, sau đó chắc chắn anh ta sẽ muốn tìm hiểu một vài nhãn hiệu cạnh tranh. Đó là những nhãn hiệu thoả mãn mong muốn của anh ta. CHƯƠNG II PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ TAI CÔNG TY VMS MOBIFONE 2.1 Giới thiệu chung về công ty Tên cơ quan sáng lập: Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam Địa chỉ trụ sở: Lô VP1, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại liên hệ: 84 43 78 31 733 E-mail: webmaster@mobifone.com.vn 2.1.1 Lịch sử phát triển Công ty thông tin di động (VMS) là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam (VNPT). Được thành lập vào ngày 16 tháng 04 năm 1993, VMS đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động GMS 900/1800 với thương hiệu MobiFone, đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động của MobiFone là tổ chức thiết kế xây dựng, phát triển mạng lưới và triển khai cung cấp dịch vụ mới về thông tin di động. Năm 1993: Thành lập Công ty Thông tin di động. Năm 1994: Thành lập Trung tâm Thông tin di động Khu vực I & II Năm 1995: Công ty Thông tin di động ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với Tập đoàn Kinnevik/Comvik (Thụy Điển) Thành lập Trung tâm Thông tin di động Khu vực III Năm 2005: Công ty Thông tin di động ký thanh lý Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với Tập đoàn Kinnevik/Comvik. Nhà nước và Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) có quyết định chính thức về việc cổ phần hoá Công ty Thông tin di động. Năm 2006: Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực IV Năm 2008: Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực V. Kỷ niệm 15 năm thành lập Công ty thông tin di động. Thành lập Trung tâm Dịch vụ Giá trị Gia tăng. Tính đến tháng 04/2008, MobiFone đang chiếm lĩnh vị trí số 1 về thị phần thuê bao di động tại Việt Nam. Năm 2009: Nhận giải Mạng di động xuất sắc nhất năm 2008 do Bộ Thông tin và Truyền thông trao tặng; VMS - MobiFone chính thức cung cấp dịch vụ 3G; Thành lập Trung tâm Tính cước và Thanh khoản. Năm 7/2010: Chuyển đổi thành Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. 2.1.2 Bộ máy quản lý 2.1.3 Tình hình sản xuất của công ty Tìm hiểu về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp những năm gần đây Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 2.2 Thực trạng hoạt động marketing của công ty 2.2.1 Phân tích ứng dụng 7P 2.2.1.1 Chiến lược về sản phẩm Dịch vụ Mobi Card Đây là loại hình dịch vụ thông tin di động trả trước đầu tiên được Mobi Fone giới thiệu năm 1997 tại Việt Nam. Để sử dụng dịch vụ này thì phải có ĐTDĐ, một thẻ Sim Card & một thẻ MobiCard. Khi đó đã có thể gọi và nhận tất cả các cuộc đàm thoại trong nước cũng như quốc tế. Dịch vụ phụ Các dịch vụ phụ đang được VMS cung cấp cho thuê bao Mobi Fone - MobiCard. - Chuyển vùng trong nước (cung cấp cho thuê bao Mobi Fone & MobiCard) Dịch vụ này giúp nhận và thực hiện cuộc gọi tại 61 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Hiển thị số thuê bao chủ gọi (cung cấp cho thuê bao Mobi Fone - Mobi Card). Dịch vụ này giúp thấy được số điện thoại của người gọi đến trên màn hình máy điện thoại di động nhận cuộc gọi. - Cấm hiển thị số thuê bao chủ gọi (cung cấp cho TB Mobi Fone) Dịch vụ này đặt cuộc gọi ở chế độ chờ và gọi tới số máy khác. - Dịch vụ chờ cuộc gọi (cung cấp cho TB Mobi Fone). - Dịch vụ nhắn tin ngắn (cung cấp cho cả Mobi Fone - Mobi Card). Dịch vụ này giúp gửi đi các tin nhắn dưới dạng chữ viết trong những tình huống không tiện nói trên điện thoại, đang ở nơi công cộng ồn ào hoặc không muốn người khác biết nội dung trao đổi. - Dịch vụ chuyển vùng quốc tế (Cung cấp cho thuê bao Mobi Fone). Dịch vụ cung cấp thiết bị. Ngoài dịch vụ chính và dịch vụ giá trị gia tăng mà VMS đang cung cấp cho TB Mobi Fone - Mobi Card ra, VMS còn kinh doanh dịch vụ công cụ thiết bị gồm chủ yếu là thiết bị đầu cuối như: điện thoại di động, các phụ kiện phụ tùng máy điện thoại (Pin, Angten, bao da, bộ gá lắp trên ô tô, tai nghe, micro... Sim Card). Các sản phẩm hàng hóa này chủ yếu là đầu mối hữu hình cho hoạt động kinh doanh của Công ty với mạng Mobi Fone. Do đó nó đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc dịch vụ khách hàng của Công ty. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay khi các thiết bị đầu cuối đang trong giai đoạn cạnh tranh quyết liệt. Hiện nay bên cạnh những nhãn hiệu quen thuộc như Motorola, Ericsson, Nokia, Siemens các nhãn hiệu khác như Deawoo, Philip, Sam Sung... đã bắt đầu xuất hiện không chỉ nhằm vào các loại máy rẻ tiền mà ngay cả các máy cao cấp như máy Genie của Phillip đứng đầu về thời gian chờ 525 giờ. Vì thế sản phẩm của Công ty đưa ra các sản phẩm dịch vụ hiện đại nhất, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nhưng đồng thời tập trung vào thị trường khách hàng có thu nhập khá phù hợp với các nhà kinh doanh. 2.2.1.2 Chiến lược về giá (Phí dịch vụ) Do chính sách giá bị hạn chế bởi các quy định về mức giá của Vina Fone nên giá của VMS chủ yếu tập trung vào việc đưa ra mức giá cho sản phẩm đầu cuối và các mức hoa hồng cho cho các đại lý và cửa hàng của Công ty. Đối với các sản phẩm đầu cuối Công ty chủ chương chịu lỗ nhằm tăng số lượng thuê bao (như nhân dịp nào đó như khai trương vùng phủ sóng mới, một đợt khuyến mại ...) Nên các sản phẩm đầu cuối của Công ty luôn bán được hai mức giá, Giá có Sim Card và giá không có Sim Card. Mức chênh lệch là 500.000đ nhằm kích thích khách hàng hoà mạng. Giá cước phí thông tin di động được thực hiện theo chính sách giá cước phí của VNPT và được khách hàng tiếp nhận với mức giá trung bình khoảng 1.350đ/phút (Ngày lễ và chủ nhật, ban đêm được giảm 50%). Cước phí chỉ tính 1 chiều gọi đi và khi cuộc điện đàm chính thức được thông nối thì mới tính cước. Cước chiếm dụng không gian còn gọi là cước Air- time, Ngoài cước tính khấu hao máy còn phải trả chi phí chiếm dụng không gian cho cục tần số. Khi khách hàng thuê bao của VMS khách hàng phải trả tiền hoà mạng gồm Sim Card, chi phí đầu nối, lắp đặt là 1.090.000đ/thuê bao Hàng tháng thuê bao của VMS phải trả tiền thuê bao (Không bao gồm chi phí cuộc gọi) là 182.000 đ/tháng. Với cơ quan hành chính sự nghiệp là những thuê bao của cơ quan Đảng, chính quyền cấp Quận, huyện trở lên có dấu quốc uy, dấu cơ quan Đảng và thanh toán bằng chuyển khoản thì được giảm 30% cước phí thuê bao. Mức thu của đối tượng. Cước tiếp mạng 1.090.000 đ/thuê bao. Giá cước của dịch vụ Mobi Card. Cước cuộc gọi được chia thành 3 vùng. Vùng 1: Gồm các tỉnh phía Bắc đến Quảng Bình. Vùng 2: Gồm các tỉnh từ NinhThuận đến các tỉnh phía Nam. Vùng 3: Gồm các tỉnh Quảng Trị đến Khánh Hòa và tỉnh Đắc Lắc. Cước cuộc gọi tính tối thiểu là 1 phút. Phần lẻ của phút tiếp theo được tính tròn 1 phút. Cước nhắn tin ngắn (gửi tin): 250đ/tin cước bao gồm thuế VAT). 2.2.1.3 Chiến lược phân phối Muốn đạt được số thuê bao cao, doanh thu lớn Công ty VMS sử dụng hình thức phân phối. Để tổ chức và quản lý hoạt động phân phối Công ty đã phân phối qua các kênh (hệ thống kênh) để nhằm thoả mãn nhu cầu dịch vụ của khách hàng và tiện quản lý, do đó Công ty đã có 2 dạng kênh phân phối chính Thứ nhất: Kênh trực tiếp: kênh trực tiếp có vai trò rất lớn trong giai đoạn đầu kinh doanh của Công ty. Công ty → Đội BHTT → khách hàng + Kênh trực tiếp từ Công ty, các trung tâm bán hàng trực tiếp qua các phòng bán hàng của Công ty. Dạng kênh này có thuận lợi khi tiếp xúc với khách hàng mua số lượng lớn. Đòi hỏi quá trình giao dịch lâu dài và linh hoạt. Hệ thống này của Công ty đã đạt được những thành công, tìm đến khách hàng tổ chức sự nghiệp chiếm 4,01% thành phần thuê bao. Công ty → Cửa hàng → Khách hàng + Kênh trực tiếp từ các cửa hàng của Công ty: các cửa hàng là các chi nhánh của Công ty trên các địa bàn, trong đó Công ty tự mình quản lý chi trả tiền lương cho nhân viên. Các cửa hàng chỉ được phép bán các loại sản phẩm của Công ty nên thông qua các cửa hàng đã cho Công ty, tạo điều kiện cho Công ty nắm vững tình hình biến động trên thị trường máy điện thoại di động. Tuy nhiên các cửa hàng có hạn chế là chi phí cho cửa hàng cao hơn hẳn so với chi phí cho đại lý trung bình là 80.000 đ/thuê bao. Do đó Công ty hiện nay đang tăng cường tập trung phát triển các cửa hàng trên các vùng phủ sóng mới của Công ty. Thứ 2: Kênh gián tiếp Công ty → Đại lý → Khách hàng Công ty bán sản phẩm dịch vụ của mình thông qua các đại lý. Việc lựa chọn đại lý của Công ty phụ thuộc vào các yếu tố: đối tượng làm đại lý, khu vực phát triển đại lý và đội ngũ nhân viên của đại lý. Do đặc điểm của sản phẩm dịch vụ, chất lượng phục vụ phụ thuộc vào cả quá trình, do đó Công ty rất coi trọng đến việc huấn luyện nhân viên và bán hàng, tổ chức hội thi “Cửa hàng kinh doanh giỏi” ở các trung tâm và Công ty. Tổ chức các khoá đào tạo cho nhân viên bán hàng, về kỹ năng bán hàng và sử dụng máy đầu cuối, đưa ra các chính sách hỗ trợ giá máy, các tỷ lệ hoa hồng phù hợp nhằm khuyến khích đại lý phát triển thuê bao. Chế độ hoa hồng này đã thực sự kích thích phát triển thuê bao của các tháng hình thành nên các tổng đại lý lớn, mạng cửa hàng của đại lý liên tục được mở rộng, cạnh tranh trong nội bộ đại lý làm cho chất lượng phục vụ được nâng cao, tránh được tình trạng giá máy quá cao, cung cấp máy kém chất lượng. Ngày càng xuất hiện nhiều đại lý có quy mô lớn, có khả năng chi phối trên thị trường về máy đầu cuối và thuê bao (có đại lý phát triển được 650 TB/tháng như đại lý FPT). Các đại lý hàng năm đã nhập nhiều loại máy đầu cuối góp phần làm phong phú thêm thị trường điện thoại di động. Các cửa hàng của đại lý ngày càng mang tính chuyên nghiệp: vị trí trung tâm đẹp, trang bị đẹp, đa dạng về chủng loại máy đầu cuối nhân viên bán hàng nhiệt tình và năng động. Hiện nay VMS có trên 300 điểm bán hàng thuận tiện cho khách hàng sử dụng dịch vụ Mobi Fone. Về đại lý uỷ thác, họ là những người đại diện cho Công ty trong việc cung cấp máy, họ được hưởng 5% giá máy bán ra. Thực chất là Công ty ký gửi máy và họ được hưởng hoa hồng. Đại lý mua đứt bán đoạn: Họ mua máy và Sim Card của Công ty và máy cũng có thể do họ tự khai thác, họ được hưởng hoa hồng thêm mỗi một Sim Card đầu nối và chênh lệch về giá máy 5%. Công ty cũng rất chú trọng phát triển đại lý kiểu này vì có rất nhiều điều thuận lợi: + Mở rộng mạng lưới phân phối. + Tăng cường khả năng cạnh tranh. + Giảm chi phí mở cửa hàng và quản lý đại lý + Tăng cường sự hiện diện của Công ty ở khắp nơi do số lượng của cửa hàng và đại lý. VMS cũng định kỳ tổ chức hội nghị đại lý để thu thập những thông tin góp ý của đại lý, Công ty tổ chức tiếp thu, phát huy thế mạnh của đại lý nhằm đẩy nhanh tốc độ thuê bao. Các cửa hàng của Công ty cũng được quan tâm chu đáo, từ hình thức trang trí cửa hàng đồng phục cho nhân viên, đến việc tập huấn đào tạo nghiệp vụ. VMS luôn quán triệt các nhân viên giao dịch với khẩu hiệu: “khách hàng là thượng đế ”. “Khách hàng luôn đúng” lấy đó làm phương châm phục vụ nhằm làm cho khách hàng tin tưởng và sử dụng dịch vụ của Công ty. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại là: Chi phí cho một cửa hàng một tháng: Khoảng 20 triệu đồng (Kể cả tiền thuê cửa hàng, trang bị ban đầu và trả lương cho nhân viên). Chi phí cho một đại lý có số lượng bán máy hơn 50TB/tháng khoảng 15 triệu đồng. Ngoài ra nhiệm vụ chủ yếu của cửa hàng là thu cước. Nhưng phát triển đại lý là mở rộng tối ưu hoá mạng lưới phân phối. Những đại lý và cửa hàng ở các vùng mới phủ sóng nhân viên giao dịch vấn còn hạn chế như việc giao tiếp, ứng sử chưa có sức thuyết phục, phục vụ chưa hết trách nhiệm với khách hàng. Hoạt động hỗ trợ đại lý còn chưa mang tính chất thường xuyên. Chưa xây dựng được các chính sách gắn bó với đại lý mặc dù đã tạo được niềm tin ở các đại lý Công tác quản lý và xây dựng các chính sách đại lý chưa thật hợp lý dẫn đến một số đại lý tuỳ tiện bán máy với nhiều hình thức giá cả ảnh hưởng đến uy tín của Mobi Fone. Thiếu sự quan tâm tới các cửa hàng mới mở và các khoá đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên giao dịch tại cửa hàng. 2.2.1.4 Chiêu thị Hoạt động quảng cáo Trong những năm gần đây, VMS đã từng bước hiện đại hoá trong vùng phủ sóng, nâng cao chất lượng mạng lưới, triển khai thêm nhiều dịch vụ mới. Để hỗ trợ cho công tác phát triển và tăng số lượng thuê bao, Công ty rất chú trọng đến hoạt động quảng cáo để cho thuê bao, khách hàng tiềm năng của Công ty có đủ thông tin về những loại dịch vụ mới tiện lợi để sử dụng cho nhu cầu thông tin của mình. Quảng cáo và khuyếch trương sản phẩm mới với chất lượng kỹ thuật cao của Công ty VMS với biểu tượng Mobi Fone. Hoạt động quảng cáo cho các dịch vụ đang áp dụng tại Công ty VMS được thực hiện dưới nhiều hình thức và nhiều phương tiện thông tin kết hợp trong từng giai đoạn và thời kỳ cụ thể. Các hoạt động quảng cáo đã được Công ty thực hiện. a) Quảng cáo trên báo Hà Nội mới, Lao động, Giá cả thị trường, Doanh nghiệp, Sài Gòn giải phóng, VN News, Thương mại, Thể thao... và các báo địa phương nơi có vùng phủ sóng của Công ty và báo nước ngoài: Anh, Pháp, Trung Quốc. Kinh phí dành cho quảng cáo trên báo là 6.831,525.000 đ. b) In các tài liệu, ấn phẩm quà tặng quảng cáo. - Tờ giới thiệu vùng phủ sóng, tờ giới thiệu dịch vụ Mobi Fone, giá cước, sách hướng dẫn sử dụng dịch vụ hộp thư thoại, Fax, truyền số liệu, cờ quảng cáo, túi cho khách hàng, áp phich, Mobi Fone... biển hiệu cho đại lý. Kinh phí dành cho việc in này là: 4,003,200.000đ. c) Duy trì và làm mới biển quảng cáo Tại TP Hồ Chí Minh 2 biển: - Biển trong phòng chờ sân bay. - Biển trong TP. Tại Hà Nội 2 biển: - Biển trong TP - Biển trong phòng chờ sân bay. Tại Đà Nẵng 2 biển. - Biển trong TP - Biển trong phòng chờ sân bay. Ngoài ra còn có các biển ở các khu vực: Quảng Ninh, Hải Phòng, Nha Trang, Cần Thơ, Móng Cái. Chi phí cho việc duy trì và làm mới biển quảng cáo là 1.505.000.000đ. d) Quảng cáo trên truyền hình Trong năm 2001, Công ty đã tiến hành xây dựng chương trình quảng cáo cho dịch vụ mới đó là dịch vụ W@P được thực hiện trên ti vi như truyền hình Tw, VTV 1,VTV3, HTV và các đài truyền hình địa phương nơi có vùng phủ sóng. Quảng cáo đối với dịch vụ W@P nhằm vào việc tiếp tục thông tin và thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ. Quảng cáo tập trung làm nổi bật đặc tính tiện lợi và hiệu quả kinh tế của dịch vụ “W@P cho phép bạn truy cập Internet bằng điện thoại di động, gửi và nhận Email bằng điện thoại di động” là thông điệp gửi tới khách hàng về dịch vụ này. Kinh phí quảng cáo là 4,002,043.000 đ. Ngoài ra Công ty còn quảng cáo trên các phương tiện như xe Taxi 777, Taxi 333 (gọi tắt 777 hoặc 333 là có xe Taxi) và bấm 320 để liên hệ với hãng hàng không VN Airlines tại bất cứ nơi đâu trong vùng phủ sóng của Mobi Fone. Bán hành trực tiếp (tiếp thị). Hoạt động bán hàng trực tiếp của VMS là đội ngũ chuyên trách nên Công ty đã đầu tư rất lớn vào việc đào tạo đội ngũ này đê tăng cường và đẩy mạnh công tác bán hàng tiếp thị đến từng cơ quan, xí nghiệp và cá nhân là những khách hàng tiềm năng. Ngoài những lúc đi tiếp thị trực tiếp cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng dịch vụ, đội BHTT còn thực hiện việc gửi thư chào hàng, thư khuyến mại cũng như thư giới thiệu vùng phủ sóng mới tới các đối tượng khách hàng tiềm năng tại địa bàn mà mình phụ trách. 2.2.1.5 Con người (nhân viên giao dịch) Trên cơ sở nhận thức, xác định tầm quan trọng và vị trí của các nhân viên giao hàng trong quá trình cung cấp các dịch vụ thông tin di động cho khách hàng. VMS rất chú trọng đến việc xây dựng các chính sách tuyển dụng đào tạo và quản lý tốt đội ngũ nhân viên giao dịch. + Tuyển dụng: Công ty VMS thường xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn các nhân viên giao dịch dựa trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước, có xem xét đến đặc thù của doanh nghiệp, Công ty thường tổ chức các cuộc thi tuyển hàng năm, công khai, chặt chẽ chọn ra những ứng cử viên giao dịch xuất sắc nhất để bổ sung vào các cửa hàng mới mở nơi có vùng phủ sóng, các trạm thu phát của Công ty. + Đào tạo: sau khi được tuyển dụng, các nhân viên giao dịch được học qua các lớp đào tạo nghiệp vụ thích hợp với công việc. Trong quá trình làm việc, các nhân viên thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu, đòi hỏi của công nghệ mới, dịch vụ mới phát triển. + Quản lý: Để kích thích, tạo độnglực cho các nhân viên giao dịch, phát huy tốt khả năng giao dịch của mỗi nhân viên và làm việc hết mình, VMS đã sử dụng nhiều biện pháp về kinh tế cũng như tinh thần cho các nhân viên giao dịch, tạo mọi điều kiện cho nhân viên được làm việc tốt, hoàn thành nhiệm vụ được giao. 2.2.1.6 Quy trình Để thực hiện một cuộc đàm thoại tốt, từ máy điện thoại di động đến máy điện thoại khác thì phải có diễn ra một quá trình: 2.2.2 Đánh giá chung về hoạt động marketing tại công ty Đánh giá, tổng hợp lại những kết quả mà doanh nghiệp đã làm được qua phần phân tích 7 chiến lược trên Phân tích lại các hoạt động Marketing 2.3 Đánh giá tác động của môi trường xung quanh 2.3.1 Môi trương vĩ mô Trong giai đoạn 1986 – 2009 kinh tế vĩ mô phát triển tương đối ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty và nhiều thuận lợi cho Công ty phát triển và mở rộng hoạt động của mình. 2.3.1.1 Chỉ tiêu kinh tế Việt nam Tổng GDP(tỷ USD) 60.9 71.1 87 Tăng trưởng GDP(%) 8.2 8.45 6.35 Thu nhập đầu người(USD/người) 736 835 1030 Tỷ giá hối đoái 15.984 16.072 16.525 Lạm phát(%) 6.6 12.6 23 Dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010, Nhà nước đã xây dựng các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội như sau: - GDP cứ 8 năm tăng gấp đôi. - Đảm bảo tích luỹ nội bộ nền kinh tế đạt trên 30% GDP. - Tỷ trọng trong GDP của công nghiệp là 38 - 39% vào

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuản trị Marketing- Phân tích ứng dụng Marketing dịch vụ tại công ty dịch vụ thông tin di động Mobifone.doc
Tài liệu liên quan