Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao ở nước ngoài, Ngân hàng đã đưa ra dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học bao gồm: tư vấn, giới thiệu du học, tín dụng du học, xác nhận khả năng tài chính, phát hành thẻ tín dụng quốc tế, chuyển tiền ra nước ngoài với chi phí ưu đãi, trong đó một số nghiệp vụ được cung cấp miễn phí nhằm tạo điều kiện cho du học sinh tiếp cận nền giáo duc quốc tế.
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3360 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích thực trạng kinh doanh ngoại hối của ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam (EIB), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh ngoại hối của Ngân hàng qua 3 năm (2007-2009).
- Phương pháp sử dụng và phân tích các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả.
Những thông tin, dữ liệu sau khi đã thu thập được sẽ tiến hành thống kê, tính toán và lấy chênh lệch qua các kỳ để so sánh theo phương pháp số tương đối, số tuyệt đối... để đánh giá và làm rõ vấn đề cần nghiên cứu.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đối với hoạt động của Ngân hàng thì rất phong phú và đa dạng, tham gia trong nhiều lĩnh vực kinh doanh. Nhưng do hạn chế về thời gian, không gian cũng như kinh nghiệm thực tế, tôi không nghiên cứu và phân tích chi tiết từng nghiệp vụ cụ thể mà xuất phát từ nhu cầu không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối, đề tài được viết trên phương diện phân tích hoạt động kinh doanh ngoại hối và những nhân tố khách quan, chủ quan tác động đến Ngân hàng qua 3 năm gần đây (2007-2009) ở Ngân hàng Eximbank.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM)
Ngân hàng thương mại ra đời và phát triển gắn liền với nền sản xuất hàng hoá, nó kinh doanh loại hàng hoá rất đặc biệt đó là “tiền tệ”. Thực tế các NHTM kinh doanh “quyền sử dụng vốn tiền tệ”. Nghĩa là các NHTM nhận tiền gửi của công chúng, của các tổ chức kinh tế xã hội. Sử dụng số tiền đó cho vay và làm phương tiện thanh toán với những điều kiện ràng buộc là phải hoàn lại vốn gốc và lãi nhất định theo thời hạn đã thoả thuận.
Theo pháp lệnh “các tổ chức tín dụng ”(1990) của Việt Nam thì NHTM được định nghĩa như sau:
“Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu là thường xuyên nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.
2. HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI.
2.1. Định nghĩa ngoại hối
Ngoại hối là một khái niệm dùng để chỉ các phương tiện thanh toán có giá trị dùng để thanh toán giữa các quốc gia. Tùy theo quan niệm quản lý ngoại hối của mỗi quốc gia mà khái niệm ngoại hối có thể khác nhau. Theo quy định của pháp lệnh ngoại hối Việt Nam thì ngoại hối gồm:
- Đồng tiền của các quốc gia khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế ( gọi tắt là ngoại tệ).
- Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ như: séc, thẻ thanh toán, hối phiếu và các phương tiện thanh toán khác.
- Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ như trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu,…
- Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, vàng trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú, vàng dưới dang khối, thỏi, miếng, hạt khi mang vào hoặc ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
- Đồng tiền của nước Việt Nam khi chuyển vào hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.
2.2. Tỷ giá hối đoái:
2.2.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái giữa hai nước là mức giá tại đó đồng tiền của một nước có thể biểu hiện qua đồng tiền của một nước khác.
Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Tỷ giá hối đoái một mặt nó thể hiện sức mua của đồng nội tệ, mặt khác nó thể hiện quan hệ cung cầu ngoại hối.
2.2.2. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa:
Là tỷ giá được sử dụng hàng ngày trên thị trường giao dịch ngoại hối, nó chính là giá của một đồng tiền thông qua một đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng.
Tỷ giá danh nghĩa song phương: là tỷ giá của một đồng tiền so với một đồng tiền khác mà chưa nói đến chênh lệch lạm phát giữa hai nước.
Tỷ giá danh nghĩa đa phương: thực chất nó không phải là tỷ giá mà chỉ là chỉ số được tính từ trung bình tỷ giá của một số loại tiền nhất định.
2.2.3. Tỷ giá hối đoái thực:
Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi tương quan giá cả trong nước và ngoài nước. Khi tỷ giá danh nghĩa tăng hay giảm không nhất thiết phải đồng nghĩa với sự tăng giảm của sức cạnh tranh thương mại quốc tế. Tỷ giá hối đoái thực cũng được phân làm hai loại là:
Tỷ giá thực song phương: Là tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh theo mức chênh lệch lạm phát giữa hai nước, nó là chỉ số thể hiện sức mua của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ. Vì thế có thể xem tỷ giá thực là thước đo sức cạnh tranh trong mậu dịch quốc tế của một quốc gia so với quốc gia khác.
Tỷ giá thực đa phương hay tỷ giá thực hiệu lực:
Tỷ giá thực song phương chỉ phản ánh được sự lên hay xuống giá của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ. Ngày nay, quan hệ thương mại giữa các quốc gia là trên cơ sở đa phương, một quốc gia có thể có quan hệ thương mại với nhiều quốc gia khác.Vấn đề được đặt ra là làm sao trong một thời điểm nhất định có thể biết được đồng nội tệ lên giá hay xuống giá so với các đồng tiền của các quốc gia khác có quan hệ mậu dịch. Tỷ giá thực đa phương là một chỉ số phản ánh mức độ cạnh tranh về giá cả của 1 quốc gia và là cơ sở để đánh giá đồng nội tệ bị đánh giá cao hay thấp.
2.3.Rủi ro tỷ giá:
Về bản chất, kinh doanh ngoại hối tự nó chứa đựng rủi ro rất cao. Ngoài các rủi ro thông thường mà các hoạt động khác cũng phải đối mặt như: rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro kỹ thuật, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý, rủi ro quốc gia…, thì kinh doanh ngoại hối còn chịu thêm một rủi ro đặc biệt, đó là rủi ro tỷ giá. Do tỷ giá biến động thường xuyên và vô lối, nên rủi ro tỷ giá được xem là rủi ro thường trực, gắn liền và trở thành rủi ro đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng.
Rủi ro tỷ giá là tác động bất lợi tiềm ẩn ảnh hưởng đến lợi nhuận và giá trị kinh tế của tổ chức tín dụng do biến động tỷ giá. Một tổ chức tín dụng gặp rủi ro tỷ giá ngay cả trong thị trường ngoại hối giao ngay lẫn kỳ hạn, và cả trong thị trường quyền chọn. Rủi ro tỷ giá trong thị trường giao ngay phát sinh khi tổng giá trị hiện tại của tài sản Có tính bằng bất kỳ loại tiền tệ nào cũng không bằng với tổng giá trị hiện tại của giá trị tài sản nợ tính bằng loại tiền đó. Rủi ro tỷ giá kỳ hạn xảy ra đối với một loại tiền cụ thể khi có chênh lệch về kỳ hạn mua/ bán của loại tiền tệ đó so với loại tiền tệ khác. Rủi ro tỷ giá quyền chọn nảy sinh từ ảnh hưởng của các biến động lãi suất và tỷ giá cũng như các biến động về giá trị thị trường của quyền chọn trong phạm vi danh mục đầu tư của tổ chức tín dụng.
3. GIỚI THIỆU VẦ NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM.
3.1.Lịch sử hình thành:
- Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam.
Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank. Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 8.800 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.627 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 124 Chi nhánh, phòng giao dịch được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Vinh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đắc Lắc, Lâm Đồng và TP.HCM. Đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 750 Ngân hàng ở tại 72 quốc gia trên thế giới.
Ngân hàng chúng tôi cung cấp đầy đủ các dịch vụ của một Ngân hàng tầm cỡ quốc tế, cụ thể sau:
Huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VND, ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước.
Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ và vàng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản.
Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option). Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Cheque.
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Eximbank MasterCard, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard, JCB...thanh toán qua mạng bằng Thẻ.
Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước
Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước...
Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học. Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ.Dịch vụ đa dạng về Địa ốc; Home-Banking; Telephone-Banking.
Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phiếu bị mất cắp đối với trường hợp Thomas Cook Traveller' Cheques, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M), cùng với những dịch vụ và tiện ích Ngân hàng khác đáp ứng yêu cầu của Quý khách.
3.2. Một số thành tựu đạt được.
Năm 1991 và năm 1992 được Ngân hàng Nhà Nước và Bộ Tài Chính tín nhiệm giao thực hiện một phần chương trình tài trợ không hoàn lại của Thụy Điển cho các đơn vị Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu.
Năm 1993, Vietnam Eximbank được chọn để thực hiện chương trình viện trợ của chính phủ Thụy Sĩ, và bản thân Ngân hàng cũng nhận được một phần viện trợ từ chương trình này.
Năm 1995, Vietnam Eximbank là thành viên Hiệp hội các định chế tài trợ phát triển khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ADFIAP).
Được Ngân hàng Nhà Nước chọn là Ngân hàng đầu mối tham gia chương trình hàng đổi hàng với Indonesia theo Bản ghi nhớ giữa Bộ Thương Mại Việt Nam với Phòng Thương Mại và Công Nghiệp nước cộng hòa Indonesia.
Đã thành lập phòng kinh doanh ngoại hối (dealing room) sử dụng hệ thống giao dịch Reuters.
Được chọn là 1 trong 6 Ngân hàng Việt Nam tham gia thực hiện Dự án hiện đại hoá Ngân hàng (Bank Modernization Project) do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam tổ chức với sự tài trợ của Ngân hàng Thế Giới.
Đã được hai tổ chức thẻ tín dụng lớn nhất thế giới là Master Card International và Visa International chấp nhận làm thành viên chính thức (principal member).
Đã tham gia vào hệ thống SWIFT (Tổ chức viễn thông tài chính liên Ngân hàng toàn cầu) từ năm 1995.
Năm 1998 được CHASE MANHATTAN BANK (US) New York tặng giải thưởng “1998 Best Services Quality Award”.
Tháng 11/2003, triển khai hệ thống thanh toán nội hàng trực tuyến toàn hệ thống.
Tháng 6/2005, là Ngân hàng duy nhất được chọn làm đại diện cho khối Ngân hàng TMCP vinh dự được Thống đốc NHNN Việt Nam trao tặng bằng khen và phần thưởng vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác đấu thầu trái phiếu chính phủ tại NHNN.
Tháng 9/2005, nhận cúp vàng top ten sản phẩm uy tín chất lượng cho sản phẩm hỗ trợ du học trọn gói do Cục sở hữu trí tuệ và Hội sở hữu trí tuệ công nghiệp Việt Nam, Trung tâm Công nghệ thông tin & tư vấn quản lý QVN cùng báo điện tử Saigon News hợp tác tổ chức.
Tháng 01/2006, đã vinh dự được nhận bằng khen do Ngân hàng Standard Chartered Bank trao tặng về chất lượng dịch vụ điện thanh toán quốc tế (chất lượng dịch vụ tốt nhất trong lĩnh vực thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán viễn thông liên ngân hàng).
Tháng 04/2006, Eximbank đạt giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2005” do độc giả của Thời Báo Kinh tế Việt nam bình chọn. Quy trình đánh giá và lựa chọn được Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp cùng Cục xúc tiến Thương Mại tổ chức.
Tháng 4/2007, Eximbank đạt giải thưởng “Thương Hiệu Mạnh Việt Nam 2007”do đọc giả của Thời Báo Kinh Tế Việt Nam bình chọn. Qui trình đáng giá và lựa chọn được Thời Báo Kinh Tế Việt Nam phối hợp cùng Cục xúc tiến Thương Mại tổ chức.
Tháng 5/2007, Eximbank chính thức trở thành thành viên của tổ chức IFC (Công ty tài chính Quốc tế toàn cầu).
Tháng 10/2007, Eximbank được Ban tổ chức Hiệp hội chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam trao tặng danh hiệu “ Thương Hiệu Vàng”.
Tháng 2/2008, Eximbank được Wachovia Bank N.A New York trao tặng bằng khen về Thanh toán Quốc Tế Xuất Sắc. Đây là giải thưởng nhằm ghi nhận và đánh giá cao quá trình xử lý nghiệp vụ thanh toán tự động nhanh chóng, chuẩn xác và chuyên nghiệp trong dịch vụ điện thanh toán quốc tế.
Tháng 7/2008, Eximbank vinh dự nhận được danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do Tạp chí The Banker trao tặng.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU GIAI ĐOẠN 2007 –30/12/2009
2.1. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI:
2.1.1. Các phương thức kinh doanh ngoại hối:
2.1.1.1 Tiền gửi, tiết kiệm bằng ngoại tệ:
Tiền gửi bằng ngoại tệ: Chủ yếu phục vụ nhu cầu thanh toán ngoại tệ qua ngân hàng.
Tiết kiệm: là hình thức huy động vốn truyền thống, chủ yếu dành cho khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, hình thức này có kỳ hạn và phương thức trả lãi khác nhau.
2.1.1.2 Thanh toán quốc tế:
Thông qua hệ thống gần 720 ngân hàng đại lý tại hơn 65 quốc gia trên toàn thế giới, các nghiệp vụ thanh toán quốc tế được thực hiện theo tập quán quốc tế UCP 500, URR 525, URC 522…của Phòng Thương mại và Công nghiệp quốc tế và các quy định pháp luật của Việt Nam.
2.1.1.3 Dịch vụ tài chính du học:
Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao ở nước ngoài, Ngân hàng đã đưa ra dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học bao gồm: tư vấn, giới thiệu du học, tín dụng du học, xác nhận khả năng tài chính, phát hành thẻ tín dụng quốc tế, chuyển tiền ra nước ngoài với chi phí ưu đãi, trong đó một số nghiệp vụ được cung cấp miễn phí nhằm tạo điều kiện cho du học sinh tiếp cận nền giáo duc quốc tế.
2.1.1.4 Kinh doanh ngoại tệ:
Ngân hàng thực hiện tất cả các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu thanh toán quốc tế thông thường cũng như cung cấp các nghiệp vụ ngoại hối. Ngoài việc thực hiện các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ bằng tiền mặt và chuyển khoản cho hầu hết các loại ngoại tệ mạnh như: USD,GBP, HKD, EUR, CHF, JPY, AUD, CAD, SGD, NZD, Ngân hàng còn cung cấp các dịch vụ tư vấn về tỷ giá cũng như biện pháp bảo hiểm tỷ giá.
Eximbank là ngân hàng được phép thực hiện nghiệp vụ quyền chọn, một trong những nghiệp vụ phòng chống rủi ro tỷ giá tiên tiến nhất hiện nay. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ được xem là một mảng nghiệp vụ lớn và quan trọng tại Eximbank, làm trợ lưc thúc đẩy các nghiệp vụ khác như hỗ trợ xuất khẩu, tín dụng kiều hối…
2.1.1.5 Hoạt động thẻ: Với chủ trương từng bước nâng cao tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt của Nhà nước, Ngân hàng đã có những bước chuẩn bị về cơ sở vật chất cũng như kỹ thuật để hòa nhập vào sự phát triển đó. Ngân hàng đã phát hành các loại thẻ quốc tế mang thương hiệu Visa, MasterCard,…
2.1.2. Phân tích chung tình hình kinh doanh ngoại hối :
- Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự tăng trưởng của ngành ngân hàng Việt Nam, thì ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam cũng có những bước phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng khá cao. Không chỉ trong hoạt động tín dụng mà ngay trong hoạt động ngoại hối cũng có bước phát triển đáng khích lệ, cụ thể tôi xin phân tích sơ lược về tình hình kinh doanh ngoại hối như sau:
2.1.2.1. Về dịch vụ thanh toán quốc tế:
Chất lượng thanh toán quốc tế là thế mạnh truyền thống của ngân hàng EXIMBANK( trong bài này xin được gọi tắt là Ngân hàng), đã được nhiều tổ chức tài chính có uy tín công nhận như: HSBC, Standard Chartered Bank, Wachovia Bank, N.A New York…. Với bề dày kinh nghiệm chuyên môn, đồng thời không ngừng đa dạng sản phẩm, dịch vụ đã góp phần tạo nên thế mạnh của Ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.
Bảng 1. Doanh số hoạt động kinh doanh ngoại hối cơ bản qua các năm từ 2007-30/06/2009
Năm
2007
2008
30/06/2009
Doanh số (triệu USD)
Tăng trưởng so 2006 (%)
Doanh số (triệu USD)
Tăng trưởng so 2007 (%)
Doanh số (triệu USD)
Tăng trưởng so 2008 (%)
Dịch vụ thanh toán quốc tế
TT hàng NK
1700
21
2100
23
900
-
TT hàng XK
477
34
800
77
600
-
TT phi mậu dịch
757
38
1000
27
450
-
Tổng:
2900
27
3900
32
1950
-
Nguồn: “ website:eximbank.com.vn.”
Từ bảng 1.1.1. ta thấy doanh số thanh toán quốc tế năm 2008 đạt 3900 triệu USD, tăng 32%( tương 1000 triệu USD) so với năm 2007. Trong đó, thanh toán từ hàng nhập khẩu đạt 2100 triệu USD, tăng 23% so với năm 2007, thanh toán từ hoạt động xuất khẩu đạt 800 triệu USD, tăng 77% so với năm 2007, thanh toán phi mậu dịch đạt 1000 triệu USD, tăng 27% so với năm 2007.
Bước sang năm 2009, với tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng vẫn đạt được kết quả khả quan. Với doanh số đạt 1950 triệu USD, bằng 50% doanh số của năm 2008.
2.1.2.2. Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ kiều hối, và các hoạt động kinh doanh ngoại hối khác:
a. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ:
Trong hai năm qua, Ngân hàng tiếp tục duy trì và phát huy thế mạnh về lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ, đặc biệt Exinbank là ngân hàng thương mại cổ phần duy nhất được phép thực hiện thí điểm nghiệp vụ mua bán ngoại tệ tiền mặt theo tỷ giá thỏa thuận. Doanh số mua bán ngoại tệ không ngừng tăng trưởng từ năm 2003 trở lại đây.
Bảng 2. Doanh số kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ kiều hối, và một số hoạt động kinh doanh ngoại hối khác từ năm 2007- 30/06/2009
Năm
2007
2008
30/06/2009
Doanh số (triệu USD)
Tăng trưởng so 2006 (%)
Doanh số (triệu USD)
Tăng trưởng 2007 (%)
Doanh số (triệu USD)
Tăng trưởng so 2008 (%)
Kinh doanh ngoại tệ
9950
95,09
10100
1,5
2500
-
Dịch vụ kiều hối
416
0,5
484
13,08
159
-
Dịch vụ chuyển tiền du học
22,8
112
48,5
53
-
-
Vốn huy động bằng ngoại tệ
339
28,2
434,7
83
-
Nguồn: “website: eximbank.com.vn.”
Năm 2008, doanh số mua bán ngoại tệ đạt 10,1 tỷ USD, tăng 1,5% so với năm 2007. Kết quả thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ đạt 470 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 9,3% trong tổng thu nhập. Trong 2 quý đầu năm 2009, doanh số của hoạt động này đạt 2500 triệu USD, thu nhập đạt 21 tỷ đồng.
b. Dịch vụ kiều hối, du học và các hoạt động khác:
Với nhiều chính sách ưu đãi cùng với chính sách thông thoáng hơn trong quản lý ngoại hối, hoạt động kiều hối tại ngân hàng tiếp tục gia tăng và thu hút được nhiều khách hàng. Lợi thế với hơn 720 ngân hàng đại lý ở tất cả các quốc gia có người Việt đang sinh sống và làm việc, Ngân hàng đã có mối quan hệ với hệ thống công ty lớn trên thế giới. Giao dịch chuyển tiền kiều hối được thực hiện nhanh chóng và có mức phí thấp là những nguyên nhân làm tăng doanh số từ hoạt động kiều hối, cụ thể như sau:
Doanh số chi trả kiều hối năm 2008 của Ngân hàng đạt 484 triệu USD, tăng 13,08% so với năm 2007. Doanh số chuyển tiền du học đạt 48,5 triệu USD, tăng 53% so với năm 2007. Trong 02 quý đầu năm 2009, doanh số chi trả kiều hối đạt 159 triệu USD, bằng 32,9% doanh số năm 2008(số liệu từ bảng 2).
c. Vốn huy động bằng ngoại tệ:
Huy động vốn là một trong số hoạt động kinh doanh quan trọng của Ngân hàng. Năm 2008 là một năm đầy khó khăn đối với ngành tài chính- ngân hàng khi mà sự biến động tỷ giá ngoại tệ, lãi suất có nhiều biến động nên đã ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn của Ngân hàng. Năm 2008, vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 32,331 tỷ đồng, tăng 41% so với cuối năm 2007. Trong đó: vốn huy động ngoại tệ quy đổi USD 434,7 triệu USD, tăng 83% so đầu năm và chiếm tỷ trọng 24% trên tổng nguồn vốn huy động.
2.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH DOANH NGOẠI HỐI:
2.2.1. Đánh giá chung:
Eximbank là một trong các ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam hiện nay xét về qui mô hoạt động, tài sản, vốn điều lệ. Thương hiệu Eximbank không những được khách hàng trong nước công nhận mà còn được hàng loạt các tổ chức tài chính quốc tế đánh giá cao. Thực tế cho thấy, Ngân hàng kinh doanh rất hiệu quả qua số liệu thực tế các năm.
Ngoài nghiệp vụ kinh doanh chính là tín dụng, Ngân hàng luôn đi đầu trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ sản phẩm như kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, dịch vụ kiều hối, tài trợ xuất nhập khẩu.v.v..Trong đó, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ là hai hoạt động mà Ngân hàng đặc biệt có thế mạnh so với các NHTMCP khác.
Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Ngân hàng xác định việc tiếp cận và sử dụng các công nghệ hiện đại là ưu tiên trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Eximbank là một trong 3 ngân hàng của Việt Nam được 2 tổ chức thẻ hàng đầu thế giới là MasterCard và Visa công nhận là thành viên và đã nhận được nhiều đánh giá tích cực từ hai tổ chức này.
Hiện nay, Ngân hàng đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt một số định chế tài chính rất muốn hỗ trợ Ngân hàng về cách thức quản trị ngân hàng hiện đại. Mục tiêu trước mắt của Ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam.
2.2.2. Đánh giá các hoạt động kinh doanh ngoại hối:
a. Về dịch vụ thanh toán quốc tế:
Nhìn chung doanh số thanh toán quốc tế đều tăng qua các năm, trong đó doanh số từ hoạt động nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao hơn hoạt động xuất khẩu và thanh toán phi mậu dịch. Tuy nhiên, sự tăng trưởng giữa các thành phần chưa đồng đều do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan.
b. Kinh doanh ngoại tệ và các hoạt động khác:
Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ và các hoạt động khác vẫn tăng qua các năm, riêng kinh doanh ngoại tệ qua số liệu phân tích cho thấy tốc độ tăng trưởng năm 2008 có dấu hiệu giảm so với những năm trước đó. Nguyên nhân khách quan có lẽ do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm chậm mức tang trưởng của hoạt động này.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NGOẠI HỐI
3.1. Hiện đại hóa công nghệ:
Đây là một trong những yêu cầu quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin(CNTT) là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển và hội nhập. CNTT chính là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Trong những năm vừa qua ngân hàng EIB Việt Nam với nội lực của mình đã cố gắng tập trung đầu tư trang thiết bị, phần cứng, phần mềm, viễn thông và các ứng dụng công nghệ kỹ thuật nhất, để tạo cho khách hàng giao dịch thuận tiện nhất. Qua tìm hiểu thì công nghệ của Ngân hàng với một số mặt tồn tại sau:
Korebank là phần mềm quản lý dữ liệu tập trung thống nhất cho toàn hệ thống, nên dễ xảy ra tình trạng nghẽn mạch.
Đầu tư trang thiết bị hiện đại cho nhân viên tiến hành giao dịch một cửa.
Tăng cường công nghệ việc hỗ trợ việc quản lý thông tin khách hàng tốt hơn và quản lý rủi ro hoạt động.
Triển khai sớm công nghệ thẻ chip để đảm bảo sự an toàn và tiện lợi hơn cho khách hàng.
3.2. Phát huy nguồn lực con người:
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng xem con người là nguồn lực quan trọng nhất. Ngân hàng là loại hình kinh doanh dịch vụ nên trình độ nghiệp vụ cũng như phong cách phục vụ là rất quan trọng. Nó tạo nên nét riêng cho mỗi ngân hàng. Nền kinh tế ngày nay người ta gọi là “Nền kinh tế của sự cảm nhận”, có nghĩa là ngoài mua sản phẩm thì người ta còn mua sự cảm nhận qua cung cách phục vụ và trình độ của người bán sản phẩm đó. Vì vậy, để tạo sự hài lòng của khách hàng, Ngân hàng nên chú ý một số điểm sau:
Cần phóng khoáng hơn trong chính sách về thu nhập với các vị trí cao để thu hút nguồn nhân sự có trình độ cao.
Tăng cường đội ngũ nhân viên trẻ, có trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Đầu tư vào chính sách đào tạo nhân viên và đặc biệt là các phương pháp đào tạo từ nước ngoài.
3.3. các giải pháp khác:
- Để tránh rủi ro do tỷ giá thay đổi khi kinh doanh ngoại tệ ta có thể đẩy mạnh thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường ngoại tệ như: nghiệp vụ mua bán ngoại tệ có kỳ hạn, nghiệp vụ hoán đổi, quyền chọn,…
- Đa dạng hóa các loại tiền tệ: tránh việc đầu cơ một loại tiền tệ nhằm thu một khoản lợi lớn nếu việc đầu cơ là đúng xu hướng. Ngược lại nó sẽ là một thiệt hại lớn không lường được nếu như xu hướng phát triển của loại tiền ta đầu tư không đi đúng hướng.
- Cần xây dựng chiến lược kinh doanh cho từng giai đoạn cụ thể: Ngày nay bất cứ ngân hàng nào cũng có chiến lược kinh doanh cụ thể cho từng giai đoạn nhất định. Do đó, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ cũng cần có chiến lược rõ ràng kể cả thị trường trong và ngoài nước.
- Xây dựng các hạn mức kinh doanh ngoại tệ: khối lượng giao dịch, giới hạn loại tiền kinh doanh một cách hợp lý và linh hoạt.
- Tăng vốn tự có để tăng hạn mức kinh doanh cũng như khả năng thanh toán quốc tế và các nghiệp vụ khác.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận :
Qua số liệu phân tích ở trên cho thấy Ngân hàng đã kinh doanh rất hiệu quả. Nhất là trong năm 2008 là năm khủng hoảng tài chính toàn cầu, các công ty và tập đoàn lớn trên thế giới bị điêu đứng và phá sản rất nhiều. Mặc dù Ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn tro
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kinh_doanh_ngoai_hoi_Eximbank.doc