Chuyên đề Phân tích thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Châu Phi

Mục Lục

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 2

2.1. Mục tiêu chung: 2

2.2. Mục tiêu cụ thể: 2

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2

3.1. Phương pháp thu thập số liệu: 2

3.2. Phương pháp xử lý số liệu: 2

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 2

4.1. Không gian nghiên cứu: 2

4.2. Thời gian nghiên cứu: 2

4.3. Đối tượng nghiên cứu: 3

PHẦN NỘI DUNG 4

Chương 1: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI. 4

1.1. Khái quát quan hệ chính trị, ngoại giao Việt Nam – Châu Phi trong thời gian qua. 4

1.2. Thực trạng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào thị trường Châu Phi trong thời gian qua. 5

1.2.1. Kim ngạch xuất khẩu, số lượng xuất khẩu. 5

1.2.2. Cơ cấu thị trường. 6

1.2.3. Cơ cấu mặt hàng. 8

1.2.4. Tình hình về giá. 9

1.2.5. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu. 10

1.2.6. Các phương thức thanh toán. 10

1.2.7. Các thị trường trọng điểm của Việt Nam tại Châu Phi. 11

1.2.7.1. Thị trường Nam Phi. 11

1.2.7.2. Thị trường Ai cập 15

1.2.7.3. Thị trường Nigiêria 18

1.2.7.4. Thị trường Maroc 20

1.2.7.5. Thị trường Angiêria. 22

1.3. Đánh giá chung tình hình xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Châu Phi 26

1.3.1. Ưu điểm 26

1.3.1.1 Ưu điểm. 26

1.3.1.2 Nguyên nhân. 26

1.3.2. Hạn chế. 27

1.3.2.1. Hạn chế. 27

1.3.2.2. Nguyên nhân. 28

Chương 2: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI. 30

2.1. Định hướng. 30

2.2. Giải pháp. 30

2.2.1. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại. 30

2.2.2. Phát triển các ngành hàng xuất khẩu. 32

2.2.3. Xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý. 32

PHẦN KẾT LUẬN 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

 

 

doc42 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2119 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Châu Phi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơn so với giá thực tế, vì thế hiện nay gạo cấp thấp của Việt Nam không có lợi thế bằng hai đối thủ là Pakistan và Myanmar, vì họ có lợi hơn ta về chi phí vận chuyển. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu. Chiến lược kinh doanh của các DN Việt Nam tại thị trường châu Phi thông qua 3 hình thức: Thứ nhất, XK qua trung gian. Đây là con đường mà phần lớn các DN Việt Nam đã áp dụng để thâm nhập thị trường châu Phi từ trước tới nay. Thứ hai, XK trực tiếp. Đây cũng là cách mà các DN Việt Nam sử dụng tại các nước mà Việt Nam có Thương vụ hoặc cơ quan đại diện, như Nam Phi, Angola, Ai Cập cũng như một số nước có hệ thống ngân hàng khá phát triển và tiềm lực tài chính tương đối mạnh như Ma Rốc, Nigeria... Nhưng trên thực tế, phương thức thâm nhập này được Việt Nam áp dụng đối với thị trường Châu Phi chiếm tỷ lệ thấp. Thứ ba, XK tại chỗ (hay đầu tư trực tiếp) để khắc phục khó khăn trong thanh toán của các nước châu Phi và hệ thống ngân hàng kém phát triển, cũng như giảm bớt chi phí vận chuyển cho DN Việt Nam. Mặt khác, Việt Nam đã có một số thành công nhất định trong gia công, chế biến các sản phẩm công nghiệp. Tuy nhiên hình thức này rất ít DN Việt Nam áp dụng cho thị trường Châu Phi. Các phương thức thanh toán. Phương thức thanh toán của nhiều nước châu Phi còn lạc hậu, đối tác thanh toán chậm, có khi bán hàng cả năm sau mới thu được vốn nên nhiều doanh nghiệp không muốn bán. Thanh toán tại các quốc gia Châu Phi phổ biến thanh toán qua D/P, nếu mở L/C mất rất nhiều thời gian, có thể lên đến hơn 1 tháng, nội dung L/C lại có các điều khoản không phù hợp, bắt buộc tu chỉnh, thời gian hoàn thành việc thanh toán một lô hàng ít nhất 6 tuần kể từ ngày ký vận đơn. Hiện việc bảo đảm L/C phải thông qua chứng nhận của một ngân hàng châu Âu hoặc ở Hoa Kỳ. Các thị trường trọng điểm của Việt Nam tại Châu Phi. Thị trường Nam Phi. Kim ngạch xuất khẩu. Trong các thị trường ở Châu Phi, Việt Nam chủ yếu xuất siêu sang Nam Phi. Hiện nay Nam Phi là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại Châu Phi. Trong giai đoạn 2005-2009, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Nam Phi bình quân 47%/năm và cao hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của cả nước trong kỳ và cao hơn mức tăng trưởng kim ngạch 18% của giai đoạn 2000-2004. Về giá trị kim ngạch, nếu như kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 146,43 triệu USD năm 2008 thì tới năm 2009 là 377,89 triệu USD. Năm 2009, tuy trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng Nam Phi vẫn đạt sức mua cao nhất tại Châu Phi – Châu lục chịu ít ảnh hưởng trong thời kỳ khủng hoảng này- với GDP năm 2009 tính theo sức mua đạt khoảng 505 tỷ USD, chiếm 25% GDP của toàn châu Phi, chính vì thế kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam vẫn cao như thế là điều dễ hiểu. Hiện kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nam Phi chiếm khoảng 15,38% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang châu Phi. Tiếp tục đà tăng trưởng năm 2009, kim ngạch thương mại Việt Nam- Nam Phi trong 6 tháng đầu năm 2010 đạt mức 268,06 triệu USD trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nam Phi đạt 206,74 triệu USD đạt gần 61,36% kim ngạch xuất khẩu cả năm 2009 và kim ngạch nhập khẩu đạt 61,32 triệu USD. Việt Nam vẫn tiếp tục xuất siêu sang thị trường này. Dự kiến kim ngạch cả năm 2010 sẽ đạt khoảng 450 triệu USD. Cơ cấu mặt hàng. Các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu sang Nam Phi gồm giày dép các loại, gạo, hàng dệt may, cà phê, máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện, rau quả, sản phẩm thủ công mỹ nghệ… Bảng 1.3: Kim ngạch một số mặt hàng của Việt Nam xuất sang Nam Phi 2008-2010 (Đvt: triệu USD) Năm Tổng kim ngạch Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu 2008 146,43 Giầy dép các loại (33,113), Gạo (12,867), Hàng dệt may (12,901), Máy vi tính và linh kiện (4,710), Sản phẩm đá quý & kim loại quý (20,298),Cà phê (13,476), Cao su (0,344), Dây điện và dây cáp điện (0,526), Sản phẩm gỗ (3,186), Hải sản (1,874), Hạt điều (1,349), Sản phẩm nhựa (1,880), Đồ chơi trẻ em ( 0,596), …. 2009 377,89 Đá quý, kim loại quý và sản phẩm (199,318), Giầy dép các loại (35,868),Gạo (16,367), cà phê (12,84), Hàng dệt may (10,241), Máy vi tính và linh kiện (4,870), Hạt tiêu (3,775), Sản phẩm từ sắt thép (3,257), Gỗ và sản phẩm gỗ ( 2,239), Phương tiện vận tải và phụ tùng (1,603), Giấy và các sản phẩm từ giấy (1,005),… 6 tháng đầu năm 2010 206,74 Đá quý, kim loại quý và sản phẩm (45,869), Giầy dép các loại (17,724), Cà phê (9,337), Gạo (6,893), Hàng dệt may (9,462), Máy vi tính và linh kiện (3,707), Gỗ và sản phẩm gỗ (1,156), Phương tiện vận tải và phụ tùng (2,081), Sản phẩm từ sắt thép (2,495), Các sản phẩm hóa chất (1,876), Giấy và các sản phẩm từ giấy (0,319), Hạt tiêu (1,632), … (Nguồn: Tổng Cục Thống Kê) Riêng năm 2008, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày dép các loại đạt 33,113 triệu USD chiếm gần 22,61%, sản phẩm đá quý & kim loại quý đạt 20,298 triệu USD chiếm 13,86%, Cà phê là 13,476 triệu USD chiếm 9,2%, gạo đạt 12,867 triệu USD chiếm gần 9% so với tổng giá trị xuất khẩu sang Nam Phi. Ngoài ra, còn có các mặt hàng như Cao su (0,344), Dây điện và dây cáp điện (0,526), Sản phẩm gỗ (3,186), Hải sản (1,874), Hạt điều (1,349), Sản phẩm nhựa (1,880), Đồ chơi trẻ em ( 0,596),…Trong thời kỳ trước đó, tỷ trọng của mặt hàng gạo luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các mặt hàng khác ở thị trường này, khoảng 50-60% kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, tốc độ gia tăng của mặt hàng giày dép lại cao hơn nên tỷ trọng của nó chiếm ngày càng cao hơn so với gạo. Đến năm 2009, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu tới thị trường này vẫn là giầy dép các loại đạt 35,868 triệu USD tăng gần 3 triệu USD so với năm 2008, đặc biệt là sự tăng vượt bậc của mặt hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng từ 20,298 triệu USD (2008) lên 199,318 triệu USD, tăng 9,8 lần , mặt hàng gạo cũng tăng 27%,…Ngoài ra, còn có thêm những mặt hàng mới xuất sang Nam Phi nhưng kim ngạch khá cao đó là mặt hàng phương tiện vận tải và phụ tùng (1,603 triệu USD), giấy và các sản phẩm từ giấy (1,005 triệu USD), sản phẩm từ sắt thép (3,257 triệu USD), …Tiếp theo đà tăng trưởng này, năm 2010 Việt Nam tận dụng mùa World Cup 2010 lần đầu tiên diễn ra tại Nam Phi, nắm bắt được nhu cầu về một số mặt hàng như giày dép, quần áo, mũ nón …nên chỉ trong 6 tháng đầu năm 2010, kim ngạch của Việt nam sang thị trường nào đã đạt 17,724 triệu USD, chiếm gần 50% so với cả năm 2009. Đặc biệt, trong tháng 6 là mùa nóng nên lượng tiêu thụ các mặt hàng dép xốp tại đây tăng mạnh. Ngoài ra, các mặt hàng còn lại cũng đạt được lượng kim ngạch khá cao như máy vi tính và linh kiện (3,707 triệu USD), gỗ và sản phẩm gỗ (1,156 triệu USD), phương tiện vận tải và phụ tùng (2,081triệu USD), Sản phẩm từ sắt thép (2,495 triệu USD), Các sản phẩm hóa chất (1,876 triệu USD),… Các hình thức xuất khẩu và phương thức thanh toán. Tại thị trường Nam Phi, Việt Nam xuất khẩu hàng hoá chủ yếu bằng phương thức xuất khẩu gián tiếp hay phải xuất khẩu thông qua nước thứ 3. Còn vấn đề thanh toán thì cho đến nay, doanh nghiệp Việt Nam và Nam Phi còn chưa có một thống nhất chung về việc lựa chọn hình thức thanh toán quốc tế thông qua ngân hàng. Những điều đáng chú ý khi xuất khẩu sang thị trường Nam Phi. Các quy định về xuất nhập khẩu: Giấy phép nhập khẩu: Một số hàng hoá muốn vào Nam Phi phải có giấy phép nhập khẩu, ví dụ như thiết bị đã qua sử dụng, hàng hoá tiêu dùng (thực phẩm, quần áo, hàng dệt, giầy dép, sách báo...), các sản phẩm gỗ, giấy các loại, nhiên liệu cho xe ô tô và hàng không, các sản phẩm hoá dầu, các sản phẩm công nghiệp khác và các loại nguyên vật liệu nhập khẩu như là các thiết bị vật tư để sản xuất xe ô tô. Giấy chứng nhận xuất sứ (C/O) hay ở Nam Phi gọi là D/O (Declaration of Origin): được lập theo mẫu Form DA-59, xác nhận nước xuất xứ của hàng hoá là bắt buộc phải có để có thể vận chuyển một số loại hàng hoá nhập khẩu vào Nam Phi. Hải quan Nam Phi sẽ thông báo cho nhà nhập khẩu biết có cần phải làm Form DA-59 hay không và nhà nhập khẩu sẽ báo cho nhà xuất khẩu biết. Một khi Form này là cần thiết, nhà xuất khẩu hoặc nhà cung cấp hàng phải trình xuất ít nhất một bản gốc kèm theo với bản gốc hoá đơn hàng (original commercial invoice). C/O không nhất thiết phải có xác nhận của Phòng Thương mại và Công nghiệp hoặc xác nhận của Hải quan. Các chứng từ vận tải cần có khi chuyển hàng vào Nam Phi. Các hàng cấm nhập và hạn chế nhập khẩu. Quy định về các loại thuế suất đối với các mặt hàng Việt Nam xuất sang như thuế thu nhập, thuế GTGT, thuế xuất nhập khẩu… Ngoài ra, DN Việt Nam còn phải quan tâm đến vấn đề quy định về bao gói nhãn mác, sở hữu trí tuệ, văn hoá kinh doanh… Thị trường Ai cập Kim ngạch xuất khẩu. Trong quan hệ thương mại giữa hai nước hiện nay, Việt Nam là nước xuất siêu, hàng năm xuất sang Ai Cập 150 triệu USD; còn Ai Cập chỉ xuất sang Việt Nam khoảng 15-20 triệu USD. Năm 2008, kim ngạch thương mại song phương đạt hơn 178 triệu USD, tăng 58,7% so với năm 2007, trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt 167 triệu USD tăng 72% so với năm 2007. Bước sang năm 2009, mặc dù chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhu cầu nhập khẩu giảm sút. Tuy nhiên, kim ngạch song phương năm 2009 vẫn đạt 168,2 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Ai Cập 162,669 triệu USD. Kim ngạch năm 2009 nhìn chung không tăng so với năm 2008, bên cạnh khó khăn do tình hình kinh tế, còn do một số mặt hàng xuất khẩu chính của ta bị giảm sút như thủy sản, cà phê. Với tình hình kim ngạch xuất khẩu này vẫn còn cho là thấp so với tiềm năng của hai bên. Đến năm 2010 có phần khởi sắc hơn, chỉ trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất sang Ai Cập 82,3 triệu USD. Hiện tại, chính phủ hai nước có nhiều chính sách hấp dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vì thế các doanh nghiệp, thương nhân hai nước cần tăng cường xuất khẩu để nâng kim ngạch hai chiều lên 500 triệu USD trong năm 2010. Với tinh thần nhất trí đẩy mạnh việc thu hút đầu tư trên nhiều lĩnh vực để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu giữa hai nước thì chỉ tiêu đặt ra cho năm 2010 có thể đạt được… Cơ cấu mặt hàng. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Ai Cập là linh kiện điện tử, hạt tiêu đen, nguyên liệu thuốc lá, sợi dệt, lưới cá, sản phẩm dừa, cà phê, giày dép, đồ gia dụng, cao su, săm lốp ô-tô, đồ điện, gạo....Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Ai Cập là nguyên vật liệu, hóa chất, dược phẩm, sắt thép phế liệu và hàng tiêu dùng khác. Các mặt hàng thuỷ sản, cà phê, hồ tiêu, cơm dừa là những mặt hàng truyền thống tại Ai Cập. Đây là các mặt hàng Ai Cập có nhu cầu lớn và đã mua của Việt Nam với khối lượng lớn, vào loại cao nhất trong số các nước châu Phi-Tây Nam Á. Bảng 1.4: Kim ngạch một số mặt hàng của Việt Nam sang Ai Cập Đvt: triệu USD Các mặt hàng 2009 6 tháng đầu năm 2010 Hàng thuỷ sản 59,717 25,929 Café 9,744 6,502 Hạt tiêu 16,303 7,328 Hàng dệt, may 10,478 4,907 Sắt, thép các loại 1,205 0,478 Sắn và các sản phẩm từ sắn 1,158 Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 3,932 1,756 Phương tiện vận tải và phụ tùng 11,141 8,224 (Nguồn: Tổng Cục Hải Quan) Đến năm 2008 và 2009 thì cơ cấu mặt hàng không thay đổi nhiều. Mặt hàng thuỷ sản vẫn chiếm 1/3 tổng trị giá. Nguyên nhân do Ai Cập có biển nhưng chủ yếu phát triển đánh bắt chứ không nuôi trồng nên không có gì lạ khi trong cơ cấu các ngành hàng xuất khẩu vào Ai Cập, thuỷ sản của Việt Nam luôn có kim ngạch cao nhất và chiếm được sự quan tâm lớn của các nhà nhập khẩu Ai Cập. Năm 2009 mặt hàng này xuất đạt 59,7 triệu USD, ngoài ra còn có các mặt hàng nông sản như hồ tiêu (16,303 triệu USD), hàng dệt may (10,478 triệu USD), cà phê (9,744 triệu USD), gạo, chè, vải... Trong đó, đáng chú ý là lá thuốc và máy móc nông nghiệp. Tuy nhiên, cũng có nhiều mặt hàng bị sụt giảm, nhất là sụt giảm về giá. Năm 2009, một số mặt hàng với kim ngạch bị giảm sút, một số mặt hàng giữ nguyên. Một số mặt hàng tăng và có thêm những mặt hàng mới. Trong những mặt hàng bị giảm, lớn nhất là thuỷ sản và cà phê. Cà phê là do giá quốc tế giảm mạnh. Thuỷ sản thì năm 2009 có vấn đề với truyền thông Ai Cập, cũng như Đại sứ quán Ai Cập tại Việt Nam một thời gian ngắn đã tạm ngưng nhập giấy chứng nhận lô hàng của Việt Nam, do đó ảnh hưởng tới xuất khẩu thuỷ sản ta sang Ai Cập. Các mặt hàng tăng kim ngạch có phụ liệu thuốc lá, hàng may, vải, sợi chè. Đáng chú ý đây là những mặt hàng có vai trò quan trọng trong việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Cũng trong năm 2009, ta có một số mặt hàng mới xuất sang Ai Cập như gạo. Thuốc lá cũng là mặt hàng mới mang nhãn hiệu CAPITAL do VINATABA sản xuất. Chè có triển vọng bởi Ai Cập có nhu cầu rất lớn. Trước  đây Việt Nam chưa chú trọng phát triển thị trường chè tại Ai Cập nhưng nay chè đã vào được thị trường này. Đến 6 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng thuỷ sản đã tăng trở lại sao sự giảm súc trong năm 2009 đạt 25,929 triệu USD, chiếm 31,5% tổng kim ngạch cùng thời kỳ, tuy nhiên gần đây mặt hàng thủy hải sản của Việt Nam xuất khẩu sang Ai Cập đang có một số dấu hiệu gây mất uy tín chung như giao hàng không đúng hợp đồng, từ chối giao hàng khi giá tăng, nhãn mác không đúng quy cách…Ngoài ra, các mặt hàng như cà phê tăng chiếm 6,502 triệu USD, đạt 66,73% , phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 8,224 triệu USD, chiếm 73,8% so với cả năm 2009. Còn về các mặt hàng khác nhìn chung không có nhiều biến động so với cùng kỳ năm 2009, như sắt thép các loại đạt 0,478 triệu USD, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 1,756 triệu USD,… Các hình thức xuất khẩu và phương thức thanh toán. Hình thức Việt Nam sử dụng để thâm nhập vào thị trường Ai cập này chủ yếu là xuất khẩu gián tiếp qua trung gian vào thị trường Ai cập, hay là tạm xuất vào khu thương mại tự do của Ai cập sau đó tái xuất sang thị trường khác chủ yếu là Tây phi chiếm tỷ trọng lớn. Trong kinh doanh, nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam chưa thiết lập với các đối tác Ai Cập mối quan hệ lâu dài, ổn định. Họ cũng gặp nhiều khó khăn trong khâu thanh toàn khi xuất hàng sang Ai Cập do đối tác Ai Cập ít thanh toán bằng L/C mà thường bằng các hình thức trả chậm. Thị trường Nigiêria Kim ngạch xuất khẩu. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nigiêria không ổn định trong những năm trở lại đây, kim ngạch xuất nhập khẩu phát triển không ổn định. Tuy nhiên, chỉ trong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Nigeria có bước tăng trưởng rất ấn tượng đạt 64,026 triệu USD, tổng kim ngạch 2 chiều tăng gần 200% so với năm 2007, hứa hẹn nhiều triển vọng tăng trưởng trong các năm tiếp theo. Đến năm 2009, nền kinh tế Nigiêria phát triển khá ổn định, tăng trưởng đạt 5-6% trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu nên sức mua vẫn không giảm xuống. Về thương mại song phương, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng trưởng với tốc độ nhanh. Trong năm 2009, kim ngạch xuất khẩu sang Nigiêria của Việt Nam tăng lên 66,881 triệu USD, tăng 44,6% so với năm 2008. Tốc độ tăng trưởng này không dừng lại ở đây, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đã đạt 72,210 triệu, cao hơn 164% so với cùng kỳ năm 2009 (6 tháng đầu năm 2009 đạt 27,341 triệu USD) và cao hơn cả năm 2009 là 7,9%. Với tốc độ tăng trưởng này, tin rằng cuối năm 2010 con số kim ngạch thương mại của Việt Nam và Nigiêria sẽ đạt mức rất cao. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Những mặt hàng mà Việt Nam có khả năng xuất khẩu vào thị trường này là săm lốp các loại, gạo, hàng dệt may, các sản phẩm cao su, thủ công mỹ nghệ, cà phê, chè, vật liệu xây dựng, các sản phẩm nhựa và điện tử. Riêng về gạo, Nigeria là một thị trường tiêu thụ lớn với mức nhập khẩu chính thức hàng năm lên tới 1,5-1,7 triệu tấn. Mỗi năm, thị trường châu Phi nhập hơn 1 tỷ USD mặt hàng gạo, trong đó gạo Việt Nam chiếm một nửa. Năm năm tới, gạo vẫn là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam vào châu Phi, trong đó có Nigeria, kế đến là hàng dệt may, thủy hải sản, cà phê… Năm 2008, Việt Nam còn xuất sang Nigeria các mặt hàng chủ yếu như sản phẩm cao su, đồ điện- điện tử, giày dép, sản phẩm nhựa, hàng thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng... và nhập khẩu từ Nigeria hạt điều thô, hoa quả, bông, khoáng sản... Tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng hai nước. Nguyên nhân chủ yếu là thiếu thông tin giữa hai cộng đồng doanh nghiệp, các đối tác chưa hiểu biết lẫn nhau, công tác xúc tiến thương mại còn hạn chế. Các kỳ triển lãm, hội chợ quốc tế tại hai nước chưa có được sự tham gia tích cực của doanh nghiệp hai bên. Đến năm 2009, hầu hết các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang Nigeria đều có mức tăng ổn định, đặt biệt là mặt hàng gạo đã tăng từ 1,19 triệu USD (9 tháng đầu năm 2008) lên 8,4 triệu USD (trong 9 tháng đầu năm 2009). Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam bao gồm: gạo, hàng dệt may, các sản phẩm cao su, thủ công mỹ nghệ, cà phê, chè, vật liệu xây dựng, các sản phẩm nhựa và điện tử… Ngoài ra, còn có nhiều sản phẩm của Việt Nam được đánh giá cao ở thị trường Ni-giê-ria như ắc quy, điện tử, máy vi tính, săm lốp các loại… Các hình thức xuất khẩu và phương thức thanh toán. Trong xuất nhập khẩu, hải quan Nigeria áp dụng cơ chế đầu mối xuất nhập khẩu, cụ thể có khoảng 20 công ty được Hải quan chỉ định làm đầu mối thông quan hàng hóa nhập khẩu. Trong phương thức thanh toán, Nigieria áp dụng phương thức thanh toán phổ thông nhất là mở L/C. Nhưng khi nhìn nhận một thực tế là, phương thức thanh toán tại Nigieria rất phập phù và chứa đựng nhiều rủi ro, vì tại Nigieria có rất nhiều doanh nghiệp làm ăn chưa đàng hoàng. Do vậy mà các doanh nghiệp vẫn luôn cảnh giác và chưa mặn mà với thị trường này. Muốn giải quyết vấn đề này thì doanh nghiệp Việt Nam cần phải nắm vai trò chủ động và phải có thoả thuận với họ về phương thức thanh toán. Thị trường Maroc Kim ngạch xuất khẩu. Trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Maroc đã không ngừng tăng trong những năm gần đây. Năm 2008, tổng giá trị nhập khẩu của Maroc lên tới 37,8 tỷ USD thì kim ngạch thương mại hai bên đạt là 33,52 triệu USD, tăng gần 22% so với năm 2007, trong đó Việt Nam xuất sang Maroc là 30,1 triệu USD. Đến năm 2009, tại thị trường Maroc lượng nhập khẩu giảm 14,9% so với năm 2008, chỉ đạt 39,1 tỷ USD trong đó nhập khẩu hàng hoá giảm 18,9%. Vì thế kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này không tăng nhiều so với năm trước, chỉ đạt 31,14 triệu USD, và dự kiến đạt 33 triệu USD trong năm 2010. Dẫu kim ngạch giữa hai nước có tăng song vẫn còn ở mức thấp so với tiềm năng. Cơ cấu mặt hàng. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Maroc là cà phê, hạt tiêu, cao su và các sản phẩm cao su, giày dép, dệt may, sản phẩm giấy... Trong cơ cấu các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang Maroc thì cà phê luôn giữ ở vị trí số 1 với tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu, thường xuyên ở mức 30 – 40%, tiếp đó là các sản phẩm chế biến từ cao su và gỗ...cũng góp phần không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu của ta. Năm 2007, cà phê đạt 13,7 triệu USD, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 5,6 triệu USD, CD-Rom đạt 1,1 triệu USD và một số mặt hàng khác như quần áo, vải vóc, giày dép…Đến năm 2009, chỉ số xuất khẩu các mặt hàng này không thay đổi nhiều. Một phần do sức mua của Maroc vào năm này có giảm đi do tình hình kinh tế không ổn định. Tuy nhiên, nhìn vào cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thì các chỉ số này không thay đổi nhiều, cà phê vẫn giữ tỷ trọng cao nhất trong các mặt hàng ( đạt 13,649 triệu USD chiếm 47% cả năm 2009). Ngoài ra, còn có các mặt hàng giảm như máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm xuống 53% so với 2007, đĩa CD, DVD các loại giảm 68%,…Đến đầu năm 2010, tình hình có phần khởi sắc trở lại. Chỉ trong quí I, chỉ số cà phê đạt 4,16 triệu USD, đặc biệt là mặt hàng vải đạt 0,837 triệu USD chiếm gần 91%, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1,59 triệu USD chiếm 60% so với cả năm 2009, ngoài ra có các mặt hàng giày dép các loại đạt 0,2 triệu USD, hàng hải sản đạt 0,439 triệu USD,…Nhìn chung, các chỉ số này còn quá thấp so với tiềm năng của hai nước. Bảng 1.5: Xuất khẩu của Việt Nam sang Maroc năm 2009 Tên sản phẩm Giá trị (triệu USD) Quí I năm 2010 Cà phê 13,649 4,162 Giày dép các loại 0,203 Sợi các loại 3,025 Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện 2,658 1,599 Hàng hải sản 0,927 0,439 Vải 0,919 0,836 Hạt tiêu 0,688 Cơm dừa 0,611 Hàng rau quả 0,390 Đía CD, DVD các loại 0,353 Hàng hoá khác 4,018 1,201 Tổng 28,887 8,732 Nguồn : Tổng cục Hải quan Việt Nam Thị trường Angiêria. Kim ngạch xuất khẩu. Bảng 1.6: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Angiêria 2008-2010                                                                                            ĐVT: triệu USD 2008 2009 6 tháng đầu năm 2010 Xuất khẩu 75,63 81,586 38,56 Nhập khẩu 1,37   ( Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam) Trước năm 2008, Việt Nam và Angiêria đã đạt được nhiều tiến bộ trong thúc đẩy quan hệ thương mại song phương của hai bên, song kim ngạch ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này hơi biến động với tốc độ tăng trưởng không rõ nét và còn thấp dưới 40 triệu USD. Đến năm 2008, sự tiến bộ trong quan hệ song phương này rõ nét hơn với kim ngạch thương mại hai bên là 77 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất sang Angiêria là 75,63 triệu USD tăng 87% so với năm 2007. Tốc độ tăng trưởng này vẫn đang tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo, năm 2009 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Angiêria là 81,59 triệu USD, tăng 8% so với năm 2008, và 6 tháng đầu năm 2010 là 38,56 triệu USD, nhưng nhập khẩu hầu như chưa có vì sản phẩm của bạn còn thiếu cạnh tranh. Nhìn chung, trong những năm gần đây, xuất khẩu của Việt Nam sang Angiêria có tăng trưởng. Tuy nhiên, tỷ trọng hàng xuất của Việt Nam trong tổng giá trị nhập khẩu hàng năm của Angiêria còn thấp (chỉ khoảng 0,15%). Cơ cấu mặt hàng. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Angiêria giai đoạn trước năm 2007 chủ yếu là nông sản như gạo, cà phê, hạt tiêu. Các mặt hàng này chiếm tỷ trọng cao trong thị phần nhập khẩu của Angiêria: Gạo khoảng 50%, cà phê 15%, hạt tiêu 80%, cơm dừa 50%. Trong lúc các sản phẩm còn lại chiếm thị phần không đáng kể trong danh mục hàng nhập của Angiêria. Ngoài ra, còn có các mặt hàng quan trọng khác như hạt điều, săm lốp, máy móc thiết bị, đồ dùng bằng gỗ….Đến năm 2008, các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo tiếp tục là cà phê, hồ tiêu, gạo và hải sản, trong đó cà phê chiếm tỉ lệ cao nhất trong giá trị xuất khẩu, đạt 29,63 triệu USD tương đương 73,2%, tiếp theo là hạt tiêu với giá trị xuất khẩu là 3,16 triệu USD, gạo là 2,48 triệu USD, hải sản là 2,44 triệu USD,…Đặc biệt, năm 2009, gạo Việt Nam đang chiếm đến 70% thị phần, đây cũng là năm xuất khẩu gạo kỉ lục của Việt Nam vào thị trường này, đạt 23,8 triệu USD. Mặt hàng hạt tiêu Việt Nam cũng chiếm đến 60% thị phần, đạt gần 1,3 triệu USD, cơm dừa đạt 1,6 triệu USD, ngoài ra còn có các mặt hàng như hạt điều, săm lốp, máy móc thiết bị, đồ dùng bằng gỗ… Hiện nay, tất cả các mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất vào thị trường hơn 35 triệu dân này chủ yếu ở dạng nguyên liệu thô nên giá trị gia tăng thu được còn hạn chế. Dựa vào hoạt động sản xuất của Việt Nam, có thể nói trên thị trường này còn nhiều cơ hội cho các sản phẩm như cà phê rang xay, cà phê hòa tan, gạo đồ, bánh tráng, bún phở khô, gia vị, hạt tiêu bột.... Trong tương lai, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực và tiềm năng của Việt Nam sang Angiêria vẫn là cà phê, gạo, hạt tiêu, thủy sản, hàng dệt may, giầy da và vật liệu xây dựng… Bảng 1.7:Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam vào Angiêria (Đvt: triệu USD) 2008 2009 Gạo 2,48 23,8 Cà phê 29,63 Hạt tiêu 3,16 1,3 Cơm dừa 1,6 Hải sản 2,44 Mặt hàng khác 37,9 Tổng 75,63 81,586 ( Nguồn: Tổng Cục Hải Quan) Các hình thức xuất khẩu và phương thức thanh toán. Hàng Việt Nam thâm nhập vào thị trường Angiêria qua hai kênh chính: trực tiếp và qua trung gian. Phương thức thanh toán đối với hàng nhập trực tiếp thường là L/C, D/P hoặc 30/70 (trả trước 30%, D/P 70%) . Thanh toán bằng L/C thì đảm bảo hơn nhưng rất phức tạp, mất thời gian và phí cao, do vậy thanh toán bằng D/P và 30/70 được áp dụng nhiều hơn. Tuy nhiên chọn phương thức nào tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa người mua và người bán. Phần nhiều hàng của Việt Nam xuất sang Angiêria qua trung gian thứ ba, thường là các DN ở Châu Âu, việc thanh toán cho Việt Nam do các công ty trung gian thực hiện. Trước đây, việc thanh toán hàng nhập khẩu vào An-giê-ri được thực thi bằng nhiều hình thức như TTR, D/P, D/A hoặc L/C như đã đề cập trên, nhưng kể từ 1/8/2009 trở đi chỉ được thực hiện bằng một phương thức duy nhất là tín dụng chứng từ (L/C). Các điểm cần lưu ý khi xuất khẩu sang Ạngiêri. Các DN Việt Nam nên tìm hiểu về những quy định mới trong quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá tại thị trường Angiêria này: Chứng nhận kiểm định hàng hoá: tất cả hàng hoá nhập vào Angiêria đều phải có giấy “ chứng nhận chất lượng đạt chuẩn” hay còn gọi là giấy “chứng nhận kiểm tra chất lượng”. Giấy chứng nhận này phải do một tổ chức giám định trung gian cấp, không chấp nhận giấy chứng nhận phẩm chất do nhà xuất khẩu cung cấp. Cũng từ giấy chứng nhận này các nhà xuất khẩu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Châu Phi.doc
Tài liệu liên quan