MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
- Tính cấp thiết của đề tài
- Mục đích nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Kết cấu chuyên đề
- Lời cảm ơn
CHƯƠNG 1: NHTM VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY
1.1. NHTM .
1.1.1 Khái niệm .
1.1.2 Các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản của NHTM .
1.1.3 Cho vay của NHTM .
1.2 Hoạt động cho vay của NHTM đối với HND .
1.2.1 Hộ nông dân .
+ Quan niệm HND .
+ Đặc điểm HND
+ Vai trò HND trong nền kinh tế
+ Sự cần thiết NHTM phải tăng cường cho vay đ/v HND .
1.2.2 Hoạt động cho vay của NHTM đối với HND .
+ Đặc điểm .
+ Nguyên tắc .
+ Phân loại .
+ Rủi ro cho vay .
+ Các chỉ tiêu phản ánh kết quả cho vay
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH LÊ LỢI TỈNH KON TUM ĐỐI VỚI HND
2.1 Giới thiệu về NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi Tỉnh Kon Tum.
2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển .
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ .
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý .
2.1.5 Kết quả hoạt động thời gian qua .
2.2 Phân tích thực trạng cho vay của NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi Tỉnh Kon Tum đối với HND .
2.2.1 Chính sách cho vay của NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi Tỉnh Kon Tum đối với HND .
2.2.2 Quy trình và thủ tục cho vay .
2.2.3 Phân tích tình hình cho vay, thu nợ HND tại NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi Tỉnh Kon Tum .
+ Tình hình Nguồn vốn và cho vay nói chung .
+ Phân tích tình hình cho vay theo thời hạn .
+ Phân tích tình hình cho vay theo đối tượng đầu tư .
+ Phân tích tình hình cho vay theo phương thức cho vay .
+ Phân tích tình hình cho vay theo hình thức đảm bảo .
2.3 Đánh giá chung .
2.3.1 Thành công và nguyên nhân .
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân .
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI HND TẠI CHI NHÁNH .
3.1 Định hướng của NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi Tỉnh Kon Tum trong hoạt động cho vay .
3.2 Giải pháp .
3.3 Một số kiến nghị .
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỤC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GV HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GV PHẢN BIỆN
58 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1658 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình cho vay hộ nông dân tai Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tại chi nhánh Lê Lợi tỉnh Kon Tum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i vốn và lãi. Đối với cây, con nuôi trồng lâu năm thì theo thỏa thuận mà có thể trả lãi và gốc định kỳ như : các kỳ hạn trả nợ gốc; các kỳ hạn trả lãi cùng với kỳ hạn trả nợ gốc hoặc theo kỳ hạn riêng : tháng, quý hoặc vụ.
Thời hạn cho vay được xác định phụ thuộc vào loại hình sản xuất và trên cơ sở chu kỳ sản xuất, tiêu thụ thực tế nhưng không vượt quá thời hạn định mức được quy định trong chính sách tín dụng.
Sau khi đã kiểm tra – thẩm định các điều kiện vay, hồ sơ vay, hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay, nếu không cho vay cán bộ tín dụng phải thông báo cho khách hàng biết. Nếu xác định hồ sơ vay vốn có đầy đủ cơ sở để quyết định cho vay, cán bộ tín dụng phải chủ động đề xuất : mức tiền cho vay, lãi suất cho vay, phương thức cho vay.
- Xác định mức tiền cho vay : được căn cứ vào các yếu tố.
+ Vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh.
+ Giá trị tài sản đmả bảo tiền vay hoặc bảo lãnh.
+ Tổng nhu cầu xin vay.
+ Khả năng hoàn trả nợ của khách hàng.
+ Nguồn vốn hiện có của NHNo.
Xác định đúng, cho vay đầy đủ, hợp lý số tiền cần vay sẽ giúp cho hộ vay vốn sử dụng có hiệu quả, độ an toàn vốn cao. Ví dụ như xác định dự án của hộ vay vốn cần 10 triệu, ngân hàng chỉ cho vay 5 triệu, người vay phải vay bên ngoài 5 triệu với lãi suất cao hơn. Tất yếu khi có nguồn thu nhập, hộ vay vốn phải tính toán để trả nợ khoản vay có lãi suất cao trước, nợ ngân hàng trả sau. Ngược lại, xác định dự án của hộ vay vốn cần 5 triệu, ngân hàng cho vay 10 triệu, dẫn đến số tiền vượt nhu cầu sẽ được dung sai mục đích. Một khi đã sai mục đích thì tiềm ẩn rủi ro là rất lớn.
Do vậy, cán bộ tín dụng phải xác định chính xác vốn tự có, giá trị tài sản bảo đảm tiền vay và tổng nhu cầu vay vốn, để tính toán đề xuất mức tiền cho vay.
Thực tế cho thấy bản thân hộ vay vốn thường bộc lộ những thái cực khác nhau là:
+ Nếu nhu cầu vay vốn vượt quá số thực tế cần vay, phòng ngừa sự cắt giãm, quyết định một cách tùy tiện của các bộ tín dụng hoặc nêu số vốn tự có vượt số thực có để đảm bảo tỷ lệ quy định của NHNo Việt Nam (10%, 20%)
+ Không kê khai đầy đủ, đúng số vốn tự có (thực chất là giãm thấp so với thực tế) để được vay số tiền lớn hơn. Ví dụ: Vốn tự có đạt 50%, chỉ kê khai 20%.
+ Nâng cao giá trị tài sản đảm bảo tiền vay thiếu những căn cứ khoa học, thực tế để mong muốn được vay số tiền tương ứng tỷ lệ tối đa cho phép (70%, 80%).
- Xác định thời hạn cho vay:
Xác định thời hạn cho vay phù hợp với chu kỳ phát triển của cây trồng, vật nuôi; khả năng trả nợ; sự thỏa thuận của người vay là yếu tố quyết định cơ bản hiệu quả sử dụng vốn vay, độ an toàn và chất lượng tín dụng.
Mọi sự chủ quan, tùy tiện áp đặt một thời hạn cho vay không tuân thủ các quy định của thể lệ cho vay sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường, hoặc là phát sinh nợ quá hạn, hoặc là bị thua thiệt về lãi suất (cho vay đến 12 tháng và trên 12 tháng sẽ áp dụng lãi suất cho vay khác nhau).
Muốn xác định đúng đắn thời hạn cho vay, đảm bảo phù hợp chu kỳ phát triển của cây trồng, vật nuôi; Sự thỏa thuận của người vay, cán bộ tín dụng phải :
+ Kiểm tra xác định được đối tượng vay.
+ Kiểm tra xác định được nguồn thu nhập để trả nợ (lợi nhuận, khấu hao,…)
+ Chứng minh được sự thỏa thuận, đề xuất của người vay có phù hợp thực tiễn hay không hay đó chỉ là những đề xuất thiếu căn cứ.
- Phương pháp thẩm định:
Phân tích các dữ liệu trong hồ sơ vay và hồ sơ khách hàng, đối chiếu với các quy định của chính sách tín dụng, chính sách phát triển kinh tế của các cấp chính quyền, kết hợp với thẩm tra tại chỗ.
Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ trưởng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập; Tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết) hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm làm cán bộ tín dụng; Ghi ý kiến thẩm định, tái thẩm định (nếu có) và trình giám đốc quyết định.
Giám đốc ngân hàng nông nghiệp căn cứ vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay :
+ Nếu cho vay thì ngân hàng nông nghiệp và khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo hiểm tiền vay (trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản).
+ Nếu không cho vay thì thông báo cho khách hàng biết bằng văn bản theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam, trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ khi NHNo nơi cho vay nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu, ngân hàng nơi cho vay phải quyết định và thông báo việc cho vay hoặc khồn cho vay đối với khách hàng. Trên thực tế thì khoảng thời gian này thường ngắn hơn.
- Giải ngân tiền vay.
Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay. Sau khi giám đốc ký duyệt cho vay, cán bộ tín dụng hoặc trưởng phòng tín dụng hoặc phòng kế toán kinh doanh thực hiện nhập các thông tin: số tiền cho vay, mức lãi suất, kỳ hạn trả nợ gốc, trả nợ lãi… và thông tin về tài sản bảo đảm tiền vay (nếu có) vào hệ thống IPCAS.
Nhận lại hồ sơ vay vốn, hồ sơ đảm bảo tiền vay (nếu có) giao dịch viên tiến hành kiểm tra hồ sơ vay vốn theo danh mục quy định của NHNo Việt Nam và kiemr tra các yếu tố pháp lý trên hồ sơ vay vốn; phiếu nhập kho, hợp đồng gửi giữ tài sản đảm bảo (nếu cho vay có bảo đảm bằng tài sản).
Trường hợp chưa đủ hồ sơ vay vốn, chứng từ giải ngân theo quy định hoặc còn thiếu yếu tố pháp lý trên các hồ sơ, chứng từ sẽ tạm dừng giải ngân/chuyển tiền, đồng thời báo cáo trưởng phòng xin ý kiến và trình giám đốc quyết định (yêu cầu bổ sung đầy đủ danh mục, các yếu tố pháp lý của hồ sơ vay vốn theo quy định) hoặc yêu cầu khách hàng hoàn thiện.
Trường hợp hồ sơ vay vốn của khách hàng đầy đủ, bảo đảm các yếu tố pháp lý, giao dịch viên/kế toán cho vay tiến hành nhập đầy đủ các thông tin của khoản vay đã được phê duyệt vào màn hình giải ngân và lập thủ tục chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng/chuyển vào tài khoản tiền gửi hoặc thực hiện giải ngân bằng tiền mặt theo thỏa thuận với khách hàng.
+ Trước khi giải ngân phải yêu cầu khách hàng ký nhận trên giấy nhận nợ hoặc phụ lục hợp đồng.
+ Thực hiện việc lưu trữ bộ hồ sơ vay vốn theo quy định của NHNo Việt Nam.
* Kiểm tra sau khi cho vay:
- Theo dõi, kiểm tra khoản vay, thu hồi và xử lý nợ
a)Theo dõi và kiểm tra khoản vay: cán bộ được giao theo dõi koản vay có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc trả nợ gốc, lãi của khách hàng đầy đủ, đúng kỳ. Các khoản nợ đến hạn đều phải lập thông báo gửi cho khách hàng trước 05 ngày làm việc so với ngày đến hạn nợ.
Căn cứ vào chương trình, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát; kết quả chấm điểm xếp hạng khách hàng; các báo cáo tài chính; quá trình trả nợ (bao gồm gốc, phí và lãi); các dấu hiệu bất thường của khách hàng, cán bộ tín dụng thực hiện kiểm tra sau khi cho vay với các nội dung sau:
+ Kiểm tra tiến độ thực hiện và hiệu quả phương án, dự án vay vốn
+ Kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế so với mục đích đã thỏa thuận
+ Phân tích tình hình tài chính của khách hàng (khi nhận các báo cáo tài chính) hoặc tình hình tài chính của dự án, phương án vay vốn
+ Kiểm tra tình hình trả nợ gốc, phí và lãi.
+ Kiểm tra tình hình tài sản đảm bảo (biến động, giảm giá, hư hỏng,…). Xác định lại giá trị tài sản đảm bảo.
+ Kiểm tra xác định những rủi ro bất khả kháng.
Việc kiểm tra sau khi cho vay theo định kỳ hoặc đột xuất do giám đốc NHNo nợ cho vay quyết định. Các trường hợp bắt buộc phải thực hiện kiểm tra và giám sát thường xuyên:
+ Khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ
+ Khoản nợ quá hạn hoặc khả năng tả nợ không bảo đảm
+ Các khoản nợ đã phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao (nhóm 3,4,5)
Kết quả kiểm tra và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng là cơ sở để phân loại nợ và thực hiện trích lập dự phòng theo quy định.
Kiểm tra định kỳ sau khi cho vay: căn cứ vào các quy định hiện hành, sau khi cho vay cán bộ tín dụng phải thường xuyên, định kỳ kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay và tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng. Riêng đối với hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, khách hàng vay cầm cố bằng giấy tờ có giá, giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh loại 1. loại 2 quy định cụ thể bằng văn bản việc kiểm tra định kỳ sau khi cho vay với các loại nội dung sau: số lượng khách hàng phải kiểm tra định kỳ/tổng số khách hàng; mức dư nợ của khách hàng từ bao nhiêu triệu đồng thì phải kiểm tra; chậm nhất sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận tiền vay thì phải kiểm tra; những nhóm nợ hoặc khách hàng cần phải kiểm tra định kỳ.
Kiểm tra đột xuất: tùy theo điều kiện và tình hình cụ thể, giám đốc NHNo nơi cho vay quyết định các biện pháp kiểm tra đột xuất đối với một hoặc một số khoản vay. Việc kiểm tra sau khi cho vay phải được lập thành biên bản và lưu cùng hồ sơ tín dụng.
b) Thu nợ gốc, lãi vay và phí:
Các căn cứ để tính toán thu nợ gốc, lãi: kỳ hạn trả nợ gốc, lãi đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng; chấp thuận của người có thẩm quyền về việc thực hiện những ưu đãi (nếu có); mức lãi suất và phí đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng; số tiền quá hạn, lãi suất quá hạn và thời gian quá hạn (nếu có). Trường hợp khách hàng trả nợ bằng chuyển khoản: giao dịch viên lập phiếu thu nợ từ tài khoản tiền gửi khách hàng. Trường hợp khách hàng trả nợ bằng tiền mặt:
+ Trường hợp số tiền mặt nằm trong hạn mức thu: giao dịch viên lập thủ tục và thu tiền mặt trực tiếp của khách hàng.
+ Trường hợp số tiền mặt vượt quá mức thu: giao dịch viên xác định chính xác số tiền trả nợ, lập phiếu thu, yêu cầu khách hàng nộp tiền tại quỹ chính và thực hiện hạch toán thu nợ ngay trong ngày.
Việc thu nợ thực hiện theo trật tự ưu tiên sau:
+ nợ gốc, lãi vay quá hạn và phí
+ nợ gốc, lãi vay đến hạn và phí
Trường hợp thu nợ gốc quá hạn trước nhưng chưa thu nợ lãi quá hạn, giao dịch viên chỉ thực hiện khi có phê duyệt của giám đốc. Trường hợp khách hàng có mua bảo hiểm (bảo hiểm vật chất phương tiện cơ giới, bảo an tín dụng, bảo hiểm khác) nhưng gặp rủi ro, cán bộ tín dụng phải phối hợp với các cơ quan bảo hiểm hoàn thiện các thủ tục cần thiết để thu nợ từ số tiền được bồi thường. Sauk hi đã thu nợ gốc, lãi vay và phí, giao dịch viên phải cập nhập vào giấy nhận nợ hoặc phụ lục hợp đồng tín dụng và hệ thống IPCAS số tiền đã thu theo quy định của NHNo Việt Nam. Chỉ được tất toán giấy nhận nợ hoặc thanh lý hợp đồng khi đã thu hết nợ gốc, lãi và phí (nếu có)
c) Xử lý nợ
Cơ cấu lại thời gian trả nợ (điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ). Trường hợp khách hàng chưa trả được nợ theo cam kết và có yêu cầu thì yêu cầu khách hàng lập giấy đề nghị ngân hàng xem xét cho cơ cấu lại thời gian trả nợ. Cán bộ tín dụng kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo tiền vay, tình hình tài chính của khách hàng, xem xét nguyên nhân khách quan, chủ quan và khả năng trả nợ, nếu đủ điều kiện cơ cấu lại thời gian trả nợ thì ghi rõ ý kiến đồng ý hay không đồng ý trình Trưởng phòng xem xét. Trưởng phòng xem xét và ghi ý kiến đồng ý hay không đồng ý, trình giám đốc NHNo nơi cho vay quyết định.Giám đốc NHNo nơi cho vay phê duyệt:
+ Nếu không đồng ý thì chuyển nợ quá hạn và phân loại vào nhóm nợ thích hợp theo quy định, đồng thời thông báo cho khách hàng biết.
+ Nếu đồng ý phê duyệt cho cơ cấu lại thời gian trả nợ thì cán bộ tín dụng đăng ký lại thông tin khoản vay (hạn trả nợ cuối cùng, kỳ hạn nợ mới, lãi suất,…) và thực hiện phân loại nợ theo quy định; đồng thời thông báo cho khách hàng biết.
Chuyển nợ quá hạn: khi đến kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi nếu khách hàng không trả nợ đầy đủ, đúng hạn và không được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thì toàn bộ số dư nợ trên hợp đồng tín dụng đó được chuyển sang nợ quá hạn. Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, bị chấm dứt cho vay theo quy định của NHNo Việt Nam, cán bộ tín dụng phải thực hiện thu nợ trước hạn đã cam kết hoặc đề nghị giám đốc phê duyệt chuyển ngay sang nợ quá hạn toàn bộ số dư nợ của hợp đồng tín dụng đó và dừng giải ngân tiếp (nếu có). Căn cứ phê duyệt của giám đốc, giao dịch viên hạch toán chuyển nợ quá hạn.
Khoanh nợ, xóa nợ: trường hợp thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, khách hàng gặp khó khăn về tài chính, được Chính phủ, NHNN thông báo cho khoanh nợ, xóa nợ, NHNo nơi cho vay hoàn thiện hồ sơ, thủ tục theo hướng dẫn của NHNo Việt Nam gửi ngân hàng cấp trên trực tiếp để xem xét cho khoanh nợ, xóa nợ.NHNo nơi cho vay chỉ thực hiện khoanh nợ, xoa nợ cho khách hàng khi nhận được thông báo của ngân hàng cấp trên.
Phân loại nợ: căn cứ quy định hiện hàng của NHNo Việt Nam về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, cán bộ tín dụng phải thực hiện phân loại và phân loại lại các khoản nợ vào nhóm nợ thích hợp. Các căn cứ để phân loại và phân loại lại nợ:
+ Số lần cơ cấu lại nợ
+ Số ngày qua hạn
+ Thông báo nợ được khoanh, nợ chờ xử lý của Tổng giám đốc
+ Thông báo về việc chuyển nhóm nợ của Tổng giám đốc
+ Báo cáo đánh giá khả năng trả nợ
+ Khách hàng có nhiều khoản vay tại chi nhánh, trong đó có một khoản vay đã bị phân loại vào nhóm nợ có độ rủi ro cao hơn
+ Theo thông báo của ngân hàng đầu mối (nếu vay đồng tài trợ)
+ Khách hàng vay nhiều chi nhánh, trong đó một chi nhánh đã phân loại vào nhóm nợ có độ rủi ro cao hơn
Các biện pháp xử lý: tùy theo kết quả chấm điểm xếp hạng khách hàng, mức độ phạm vi và quyết định xử lý của giám đốc; cán bộ tín dụng thực hiện các biện pháp xử lý. Giảm dần dư nợ theo yêu cầu khi xếp hạng hoặc giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng sai khi định giá lại bị giảm thấp so với lần định giá ban đầu. Yêu cầu bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm hoặc yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Tạm dừng cho vay khi khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, cung câp thông tin sai, nhưng khách hàng không chấp nhận sữa chữa hoặc không tuân thủ điều kiện giải ngân… Chấm dứt cho vay khi khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng sau đó cam kết nhưng không khắc phục sửa chữa; khách hàng ngừng sản xuất có thể dẫn đến phá sản; không xác định người chịu trách nhiệm trả nợ trong quá trình tổ chức lại sản xuất. Khởi kiện trước pháp luật khi khách hàng vi phạm một trong các trường hợp sau:
+ Vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, đã được NHNo nơi cho vay thông báo bằng văn bản nhưng không khắc phục.
+ Có nợ qúa hạn do nguyên nhân chủ quan nhưng không có biện pháp khả thi để trả nợ ngân hàng.
+ Có năng lực tài chính để trả nợ nhưng cố tình trốn tránh trả nợ ngân hàng theo thỏa thuận.
+ Có hành vi lừa đảo, gian lận.
+ Các vi phạm khác theo quy định pháp luật.
- Thanh lý hợp đồng và giải chấp tài sản đảm bảo
a) Thanh lý hợp đồng: khi khách hàng trả hết nợ gốc, lãi và phí, giao dịch viên phải đối chiếu, kiểm tra số liệu giữa chứng từ giấy và hệ thống IPCAS để tất toán khoản vay. Khi khách hàng trả hết nợ gốc, lãi và phí thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực (trừ phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng). các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng tín dụng. Riêng đối với phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng, khi khách hàng trả hết nợ trên giấy nhận nợ và hạn mức tín dụng hết thời hạn hiệu lực thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực, các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng tín dụng. Trường hợp khách hàng yêu cầu, cán bộ tín dụng soạn thảo biên bản thanh lý hợp dồng tín dụng trình trưởng phòng kiểm tra, xem xét trước khi trình giám đốc ký biên bản thanh lý.
Giải chấp tài sản bảo đảm tiền vay: tùy theo điều kiện cụ thể, NHNo nơi cho vay có thể giải chấp toàn bộ hay một phần tài sản đảm bảo. Theo đề nghị giải chấp tài sản bảo đảm của khách hàng, cán bộ tín dụng tiến hành đối chiếu số lượng, giá trị tài sản bảo đảm tiền vay với dư nợ hiện tại của khách hàng, yêu cầu khách hàng lập đơn yêu cầu xóa đăng ký giao dịch bảo đảm (nếu có), ghi ý kiến đề nghị giải chấp một phần hoặc toàn bộ tài sản trình trưởng phòng xem xét, ghi ý kiến trước khi trình giám đốc phê duyệt. Căn cứ vào phê duyệt của giám đốc về giải chấp tài sản bảo đảm, cán bộ tín dụng cùng phối hợp với cán bộ có liên quan và người được giao giữ tài sản kiểm tra tình trạng tài sản, giấy tờ liên quan, lập thủ tục xuất kho, lập biên bản bàn giao giấy tờ và tài sản với khách hàng. Sau khi đã giải chấp tài sản, giao dịch viên phải thực hiện hạch toán ngoại bảng và nhập thông tin giải chấp tài sản bảo đảm tiền vay vào hệ thống IPCAS theo quy định hiện hành.
2.2.3. Phân tích tình hình cho vay NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi Tỉnh Kon Tum đối với HND.
* Tình hình nguồn vốn và cho vay nói chung.
- Tình hình cho vay hộ nông dân.
Tình hình cho vay hộ nông dân qua 2 năm 2009 – 2010 cho thấy :
Bảng 3 : Số liệu tổng thể về cho vay, thu nợ, dư nợ bình quân năm 2009 – 2010.
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Tăng giảm so 2009
Số tiền
%
1.Doanh số cho vay
96.801
142.811
46.01
48%
2.Doanh số thu nợ
87.972
123.12
35.148
40%
3.Dư nợ bình quân
95.698
115.389
19.691
21%
Trong đó: Nợ xấu
3.975
1.917
-2.058
-52%
Nguồn : Báo cáo tín dụng 2009 – 2010 NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi tỉnh Kon Tum.
Năm 2009, chi nhánh đã cho vay được 142.811 triệu đồng, thu nợ 123.120 triệu đồng, tổng dư nợ là 95.698 triệu đồng. Trong đó, nợ quá hạn là 3.975 triệu đồng.
Năm 2010, chi nhánh cho vay được 165.322 triệu đồng, thu nợ 144.565 triệu đồng, tổng dư nợ là 115.389 triệu đồng. Trong đó, nợ quá hạn là 1.917 triệu đồng.
Từ năm 2009 – 2010, chi nhánh tăng dư nợ lên 19.691 triệu đồng, chiếm 21%, doanh số cho vay tăng 22.511 triệu đồng, chiếm 16% và doanh số thu nợ cũng tăng lên 19.691 triệu đồng, chiếm 21%. Đồng thời từ năm 2009 đến năm 2010 chi nhánh đã giảm nợ quá hạn phát sinh giảm 52% tương ứng với 2.058 triệu đồng.
Mức tăng trưởng này đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong công tác tín dụng nông nghiệp của NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi tỉnh Kon Tum. Nhưng so với tiềm năng về đất đai và dân số nông nghiệp của tỉnh nhà thì đây vẫn còn là một lĩnh vực để tập trung đầu tư, phát huy thế mạnh tại địa phương.
Để thấy rõ tình hình hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi tỉnh Kon Tum qua 2 năm ta có thể biểu thị qua đồ thị sau :
Đồ thị 4 : Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ qua 2 năm 2009 – 2010.
* Phân tích tình hình cho vay theo thời hạn.
Bảng 4: Tình hình cho vay hộ nông dân.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Tăng giảm so 2009
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
1. Doanh số cho vay
90.930
100
134.320
100
43.390
47,72
Ngắn hạn
67.706
74
96.201
72
28.495
42,09
Trung, dài hạn
23.224
26
38.119
28
14.895
64,14
2. Doanh số thu nợ
77.257
100
110.574
100
33.317
43,12
Ngắn hạn
68.044
88,07
87.582
79,21
19.538
28,71
Trung, dài hạn
9.213
11,93
22.992
20,79
13.779
149,56
3. Dư nợ bình quân
82.175
100
105.921
100
23.746
28,90
Ngắn hạn
54.277
66,05
62.896
59,38
8.619
15,88
Trung, dài hạn
27.898
33,95
43.025
40,62
15.127
54,22
Trong đó :
Nợ xấu
2.750
100
1.217
100
-1.533
-55,75
Tỷ lệ nợ xấu bình quân
29.882
0
87.035
0
57.153
191.26
Theo thời hạn vay vốn chia các loại cho vay : cho vay ngắn hạn (từ 12 tháng trở xuống), cho vay trung dài hạn (từ trên 12 tháng đến 5 năm) và cho vay dài hạn (trên 5 năm).
Năm 2009, phát sinh cho vay là 90.930 triệu đồng, trong đó cho vay ngắn hạn là 67.706 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 74%; cho vay trung, dài hạn là 23.224 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 26% trong số tổng cho vay. Bên cạnh công tác cho vay thì việc thu nợ cũng là một công tác quan trọng trong hoạt động tín dụng. Doanh số thu nợ năm 2009 là 77.257 triệu đồng, trong đó thu nợ ngắn hạn là 68.044 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 88,07%; thu nợ trung, dài hạn là 9.213 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 11,93%.
Đến cuối năm 2009, tổng dư nợ là 83.175 triệu đồng, với dư nợ ngắn hạn là 54.277 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 66,05%. Dư nợ trung, dài hạn là 27.898 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 33,95% trong tổng dư nợ.
Đến năm 2010, chi nhánh vẫn chú trọng cho vay ngắn hạn hơn cụ thể là : cho vay ngắn hạn là 96.201 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 72%; cho vay trung, dài hạn là 38.119 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 28% trong tổng doanh số cho vay.
Doanh số thu nợ năm 2010 là 110.574 triệu đồng, trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn là 87.582 triệu đồng chiếm 72,21%/tổng thu nợ, và doanh số thu nợ trung, dài hạn là 22.992 triệu đồng, chiếm 20,79%.
Dư nợ năm 2010 là 105.921 triệu đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn là 62.896 triệu đồng, chiếm 59,38% tổng dư nợ; dư nợ trung, dài hạn là 43.025 triệu đồng, chiếm 40,62% tổng dư nợ.
Qua 2 năm 2009 – 2010 :
Cho vay tăng dần qua 2 năm (2009 – 2010) là 43.390 triệu đồng chiếm 47,72%, trong đó: cho vay ngắn hạn tăng 42,09% tương ứng với 28.495 triệu đồng; cho vay trung, dài hạn tăng 64,14% tương ứng với 14.895 triệu đồng.
Doanh số thu nợ tăng 33.317 triệu đồng chiếm 43,12%. Cho vay ngắn hạn chiếm 28,71% tổng thu nợ (tương ứng 19.538 triệu đồng); còn cho vay trung, dài hạn chiếm 149,56% tổng thu nợ (tương ứng 13.779 triệu đồng).
Dư nợ tăng lên 23.746 triệu đồng, chiếm 28,90%, trong đó: dư nợ ngắn hạn chiếm 15,88% tổng dư nợ (tương ứng 8.619 triệu đồng); dư nợ trung, dài hạn chiếm 54,22% tổng thu nợ (tương ứng 15.127 triệu đồng).
Đối với nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn giảm dần qua 2 năm. Năm 2009, nợ quá hạn là 2.750 triệu đồng. Qua năm 2010 nợ quá hạn giảm còn 1.217 triệu đồng (giảm 55,75% tương đương với 1.533 triệu đồng).
Tình hình chung cho vay hộ nông dân được biểu diễn dưới dạng đồ thị sau:
Đồ thị 5 : Tình hình chung về cho vay hộ nông dân.
Tăng trưởng dư nợ là cần thiết, từ năm 2008 đến cuối năm 2009 chi nhánh đã tăng trưởng được dư nợ là 1.201 triệu đồng, chiếm 1,2%. Nhưng nợ quá hạn lại tăng lên 1.558 triệu đồng. Tiếp đó, từ năm 2009 đến cuối năm 2010, chi nhánh đã tăng được dư nợ là 185.446 triệu đồng, tức l183,5%. Những bên cạnh đó chi nhánh cũng để lại nợ quá hạn tăng 2.399 triệu đồng, chiếm 23,7%. Điều này phản ánh tín dụng không được bảo đảm trong quá trình mở rộng tín dụng qua 2 năm 2009 – 2010
Tình hình nợ quá hạn theo nguyên nhân từ năm 2009 – 2010 được biểu diễn dưới dạng đồ thị sau:
Đồ thị 6 : Nợ quá hạn theo nguyên nhân.
* Phân tích tình hình cho vay theo đối tượng đầu tư.
Hộ nông dân tham gia sản xuất ở nhiều ngành nghề nên đối tượng cho vay rất đa dạng và phong phú. Ở Kon Tum các đối tượng cho vay chính là:
- Đối tượng cho vay trong ngành trồng trọt: ở đây chủ yếu là chi phí trồng các cây lâu năm hoặc cây lưu gốc. Do nước ta là một nước có khí hậu nhiệt đới nên cây trồng rất đa dạng, chủ yếu ngân hàng đầu tư vào hai hướng: cây công nghiệp và cây ăn trái. Mở rộng đầu tư phát triển các loại cây này phụ thuộc vào chính sách phát triển của ngành công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Đối tượng cho vay ngành chăn nuôi: yếu tố thức ăn phải được quan tâm đúng mức, đặc biệt là thức ăn thiên nhiên (đồng cỏ, bãi chăn) đối với chăn nuôi như chăn thả bò, dê… Trong chăn nuôi, yếu tố phòng dịch bệnh cũng cần được quan tâm, vì vậy những chi phí như tiêm phòng,... cũng phải được xem xét khi cho vay.
- Ngoài những nhóm đối tượng trên, những đối tượng khác còn lại là những nhu cầu phục vụ cho xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng của nhà nông cũng được ngân hàng xem xét cho vay đó là:
+ Xây dựng chuồng trại, nhà kho, sân bãi.
+ Mua sắm máy móc phục vụ cơ khí hóa nông nghiệp như: máy cày, máy bơm nước, máy tuốt lúa,…
+ Máy móc sơ chế biến nông sản đảm bảo nâng cao tính hàng hoá của nông phẩm.
Cho vay theo đối tượng cây trồng, vật nuôi được xây dựng các định mức cho vay làm cơ sở để tính toán số tiền cho vay cụ thể đối với từng khách hàng. Việc cho vay dựa trên cơ sở định mức sẽ giúp cho ngân hàng tiết kiệm được chi phí và thời gian liên quan đến việc xét duyệt cho vay.
Định mức cho vay là xác định mức cho vay tối đa trên cơ sở diện tích canh tác, đầu tư gia súc.
Ngân hàng dựa vào chi phí sản xuất để xác định mức vốn mà người đi vay phải tham gia và ngân hàng chỉ cho vay phần thiếu hụt. Mức vốn tự có của người đi vay tham gia được tính toán dựa trên cơ sở định mức chi phí sản xuất.
Từ đó xác định những đối tượng thuộc vốn tự có tham gia (đối tượng không được vay) và những đối tượng ngân hàng sẽ cho vay. Trong sản xuất nông nghiệp, những đối tượng sau đây thường ngân hàng không cho vay: ngày công lao động, phân hữu cơ, những chi phí bảo quản và tiêu thụ, các đối tượng cho vay của ngân hàng là các yếu tố mua ngoài.
Từ đó, phân loại các đối tượng nói trên, ngân hàng sẽ rút ra tỷ lệ phần trăm trung bình về mức vốn tự có tham gia và mức cho vay của ngân hàng.
Bảng 5: Suất đầu tư một số cây trồng , vật nuôi ở Kon Tum.
Đối tượng
Đơn vị
Tổng
chi phí
Trong đó
Vốn ngân hàng
Vốn tự có
Cà phê
1 ha
28.000
21.500
75%
7.000
25%
Mía
1 ha/3 năm
27.800
19.460
70%
8.340
30%
Sắn (Mỳ)
1 ha
10.500
5.250
50%
5.250
50%
Ngô (Bắp)
1ha
10.200
6.018
59%
4.182
40%
Lúa
1 ha/vụ
7.500
4.500
60%
3.000
40%
Bò
3 con
15.000
10.500
70%
4.500
30%
Heo
5 con
12.500
6.250
50%
6.250
50%
Ngoài các đối tượng đầu tư phổ biến trên, ngân hàng còn cho vay một số đối tượng khác như: cho vay
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình cho vay hộ nông dân tai NHNo & PTNT tại chi nhánh Lê Lợi tỉnh Kon Tum.doc