Chuyên đề Phân tích tình hình hiện tại của công ty cổ phần trà Than Uyên để lựa chọn thị trường mục tiêu

Bốn sản phẩm chủ yếu của Công ty là chè Dẹt, chè Cung Dung, chè Lăn và chè Bao Chủng đã được sản xuất theo đơn đặt hàng của hơn 10 công ty trong và ngoài nước, xuất khẩu đi 8 quốc gia trên thế giới. Một số thị trường xuất khẩu chè chủ yếu của công ty như Pakistan, Nga, Đài Loan, Trung Quốc là những quốc gia và vùng lãnh thổ đứng đầu về nhập khẩu chè từ Việt Nam để tăng doanh thu sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả, nâng cao đời sống cán bộ - công nhân viên đồng thời góp phần tăng trưởng kinh tế của cả nước.

Đặc điểm nổi bật của trà là vị thơm đậm, ngọt hậu, tỷ lệ búp chè có Tuyết đạt rất cao từ 80 -> 90% kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm, có hàm lượng chất hoà tan, Tanin khá và hàm lượng tinh dầu vượt trội và là 1 sản phẩm có thể giảm strees, có lợi cho sức khỏe. Theo đánh giá so sánh của Hiệp hội chè Việt Nam, công trà Than uyên chế biến chè xanh, chè đen đều đạt chất lượng cao hơn từ 10 đến 14,8% so với giống chè vùng khác rất phù hợp cho xuất khẩu. Đây chính là những ưu điểm vượt trội của sản phẩm chè San Tuyết chỉ có ở vùng chè Than Uyên.

Cây chè hiện đang đem lại công ăn, việc làm cho hơn một nửa số dân của Tân Uyên. Hiện trên địa bàn huyện có hơn 4.800 ha cây chè thì có một doanh nghiệp Nhà nước là Công ty chè Than Uyên vẫn đóng đô ở đây đã nhiều chục năm quản lý 1.500 ha, số còn lại là của người dân thuộc năm xã là Thân Thuộc, Trung Ðồng, Mường Khoa, Phúc Khoa và thị trấn. Hiện nay vai trò chủ yếu của Công ty chè là thu mua sản phẩm và làm dịch vụ, tư vấn cho người dân, còn các phần việc sản xuất, thu gom sản phẩm đều là từ phía người dân, kể cả số diện tích chè doanh nghiệp đang quản lý. Chính vì vậy, chín tháng đầu năm nay, toàn huyện đã đạt sản lượng hơn 5.000 tấn chè búp tươi với giá cả tương đối ổn định từ 2.500 đến 2.900đ/kg. Sản phẩm chè khô của công ty chè đều có thị trường tiêu thụ tốt, tổng doanh thu đạt trên 40 tỷ đồng. Trong những năm tới huyện tiếp tục mở rộng phát triển vùng chè nguyên liệu lên 2.000 ha, cây đang thực sự là cây kinh tế mũi nhọn của Tân Uyên.

 

doc24 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2442 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình hiện tại của công ty cổ phần trà Than Uyên để lựa chọn thị trường mục tiêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng doanh nghiệp, quy mô lớn hay nhỏ, cơ cấu thị trường đơn giản hay phức tạp đều phụ thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp. Tiềm năng con người: Con người là nhân tố duy nhất thực hiện mọi hoạt động trong doanh nghiệp, đưa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xuất hiện và phát triển trên thị trường. Con người có tri thức, khả năng thực hiện các công việc từ đơn giản đến phức tạp, các công việc trong hoạt động kinh doanh, nghiên cứu khai thác và phát triển thị trường của doanh nghiệp. Đánh giá và phát triển tiềm năng con người trở thành nhiệm vụ ưu tiên mang tính chiến lược trong kinh doanh, doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của mình phải quan tâm đến các yếu tố quan trọng liên quan đến tiềm lực con người như lực lượng lao động có năng xuất, có khả năng phân tích, sáng tạo và chiến lược con người cùng với vấn đề phát triển nguồn nhân lực. Sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp: Trên thương trường, uy tín của doanh nghiệp là một trong những điều kiện tiên phong giúp doanh nghiệp tồn tại. Các doanh nghiệp luôn cố gắng xây dựng tạo nên chữ tín tốt đối với khách hàng và bạn hàng. Với chữ tín tốt đẹp về doanh nghiệp, về sản phẩm của doanh nghiệp thì người tiêu dùng sẽ đón nhận sản phẩm và góp phần tạo nên ưu thế nhất định cho doanh nghiệp. Vì sản phẩm là đối tượng được trực tiếp tiêu dùng, được đánh giá về chất lượng, mẫu mã nên nó là nhân tố quyết định khiến người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm. Ngày nay, người tiêu dùng quan tâm đến chất lượng hàng hoá và một xu thế tất yếu là họ sẽ ưa chuộng những sản phẩm “đồ hiệu”, nghĩa là sản phẩm từ các doanh nghiệp có uy tín, nổi tiếng. Sản phẩm có chất lượng cao và giá hợp lý sẽ là lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn. Do đó với chính sách giá phù hợp doanh nghiệp sẽ có được tiềm năng để duy trì và tiếp tục chiếm lĩnh phần thị trường mới. 1.3 Vai trò và chức năng của thị trường đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Vai trò: Trong nền kinh tế thị trường, thị trường có vị trí trung tâm. Thị trường vừa là mục tiêu của người sản xuất kinh doanh vừa là môi trường của hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng hoá. Thị trường cũng là nơi chuyển tải các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên thị trường, người mua, người bán, người trung gian gặp nhau trao đổi hàng hoá - dịch vụ. Do vậy, thị trường có những tác dụng sau đây: Một là, bảo đảm điều kiện cho sản xuất phát triển liên tục với quy mô ngày càng mở rộngvà bảo đảm hàng hoá cho người tiêu dùng phù hợp với thị hiếu (sở thích) và sự tự do lựa chọn một cách đầy đủ, kịp thời, thuận lợi với dịch vụ văn minh. Hai là, nó thúc đẩy nhu cầu, gợi mở nhu cầu, đưa đến cho người tiêu dùng sản xuất và người tiêu dùng cá nhân những sản phẩm mới. Nó kích thích sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao, văn minh và hiện đại. Ba là, dự trữ các hàng hoá phục vụ sản xuất và tiêu dùng xã hội, giảm bớt dữ trữ ở các khâu tiêu dùng, bảo đảm việc điều hoà cung cầu. Bốn là, phát triển các hoạt động dịch vụ phục vụ tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân ngày càng phong phú, đa dạng, văn minh. Giải phóng con người khỏi những công việc không tên trong gia đình. Năm là, thị trường hàng hoá dịch vụ ổn định có tác dụng to lớn để ổn định sản xuất, ổn định đời sống của nhân dân. Các chức năng của thị trường: * Chức năng thừa nhận: Doanh nghiệp thương mại mua hàng hoá về để bán. Hàng hoá có bán được hay không phải thông qua chức năng thừa nhận của thị trường, của khách hàng, của doanh nghiệp. Nếu hàng hoá bán được, tức là được thị trường thừa nhận, doanh nghiệp thương mại mới thu hồi được vốn, có nguồn thu trang trải chi phí và có lợi nhuận. Ngược lại, nếu hàng hoá đưa ra bán nhưng không có ai mua, tức là không dược thị trường thừa nhận. Để được thị trường thừa nhận doanh nghiệp phải nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để từ đó tiến hành kinh doanh những sản phẩm phù hợp. Sự phù hợp ở đây chính là phù hợp về số lượng, chất lượng, sự đồng bộ, quy cách, cỡ loại, mầu sắc, bao bì, giá cả, thời gian, và địa điểm thuận tiện cho khách hàng. * Chức năng thực hiện: Chức năng này đòi hỏi hàng hoá và dịch vụ phải được thực hiện giá trị trao đổi: hoặc bằng tiền hoặc bằng hàng, bằng các chứng từ có giá khác. Người bán hàng cần tiền còn người mua cần hàng, sự gặp gỡ giữa người bán và người mua được xác định bằng giá cả mà hai bên đã thoả thuận. Hàng hóa bán được tức là có sự dịch chuyển từ người bán sang người mua, nghĩa là có sự thực hiện chuyển đổi giá trị. * Chức năng điều tiết và kích thích. Qua hành vi trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên thị trường, thị trường điều tiết và kích thích sản xuất và kinh doanh phát triển và ngược lại. Đối với doanh nghiệp thương mại, hàng hoá và dịch vụ bán hết nhanh sẽ kích thích doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động tạo nguồn hàng, thu mua hàng hoá để cung ứng ngày càng nhiều hơn cho thị trường. Ngược lại, nếu hàng hoá và dịch vụ không bán được, doanh nghiệp sẽ hạn chế mua, phải tìm khách hàng mới, thị trường mới, hoặc chuyển hướng kinh doanh mặt hàng khác đang hoặc có khả năng tiêu thụ lớn hơn. Chức năng điều tiết, kích thích này luôn điều tiết sự gia nhập ngành hoặc rút ra khỏi ngành của một số doanh nghiệp. Nó khuyến khích các nhà kinh doanh giỏi và điều chỉnh theo hướng đầu tư vào kinh doanh có lợi, các mặt hàng mới, chất lượng cao, có khả năng bán được khối lượng lớn. * Chức năng thông tin Thông tin trên thị trường là những thông tin về nguồn cung ứng hàng hoá dịch vụ, nhu cầu hàng hoá, dịch vụ. Đó là những thông tin kinh tế quan trọng đối với mọi nhà sản xuất kinh doanh, cả người mua và người bán, cả người cung ứng và tiêu dùng, cả người quản lý và những người nghiên cứu sáng tạo. Có thể nói đó là những thông tin được sự quan tâm của toàn xã hội. Thông tin thị trường là những thông tin kinh tế quan trọng. Không có thông tin thị trường thì không thể có các quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh, cũng như quyết định của các cấp quản lý.Việc nghiên cứu thị trường và tìm kiếm các thông tin có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với việc ra các quyết định đúng đắn trong kinh doanh. Nó có thể đưa đến thành công cũng như có thể đưa đến thất bại bởi sự xác thực của các thông tin được sử dụng. Phân đoạn thị trường và xác định trị trường mục tiêu * Thế nào là phân đoạn thị trường? Phân đoạn thị trường là quá trình phân chia người tiêu dung thành những nhóm dựa trên sự khác biệt về nhu cầu, tính cách hành vi… Đối với các doanh nghiệp đang kinh doanh và các doanh nghiệp sắp bước vào kinh doanh thì phân đoạn thị trường là rất quan trọng. Như chúng ta đã biết, thị trường rất đa dạng, nó tập hợp nhu cầu của những người có tuổi tác, giới tính, tôn giáo, thu nhập, phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng khác nhau, sự không đồng nhất đó ảnh hưởng rất lớn đến việc mua và tiêu dùng hàng hoá. Mặt khác, doanh nghiệp cũng không thể có những chính sách riêng biệt cho từng người. Vì vậy, cần phải phân đoạn thị trường để doanh nghiệp nhận biết được đặc tính của từng đoạn và tuỳ thuộc vào khả năng, nguồn lực của mình để có các lựa chọn chính sách, biện pháp khác nhau để tiếp cận và khai thác thị trường nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược kinh doanh.Thực chất của phân đoạn thị trường là quá trình phân chia người tiêu dùng thành nhóm trên cơ sở những đặc điểm khác biệt về nhu cầu, tính cách hay hành vi. * Xác định thị trường mục tiêu Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm các khách hàng có cùng nhu cầu hoặc mong muốn mà công ty có khả năng đáp ứng. Nắm rõ được điều này, công ty có thể chiếm được ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh, đồng thời đạt được các mục tiêu mà chiến lược tiếp thị đã khẳng định. Sau khi đã phân đoạn thị trường, bạn cần phải tiến hành lựa chọn thị trường mục tiêu. Việc này sẽ mang lại các lợi ích cơ bản sau: - Hiểu biết một cách thấu đáo hơn những nhu cầu và mong muốn của khách hàng; - Sử dụng một cách có hiệu quả nguồn kinh phí của công ty dành cho hoạt động tiếp thị; - Nâng cao tính thích ứng và hiệu quả của việc xây dựng chiến lược kinh doanh, đồng thời thực hiện tốt nhất chiến lược tiếp thị của công ty; - Đảm bảo tính khách quan và có căn cứ khi đề xuất các chính sách tiếp thị hỗn hợp; - Nâng cao hiệu quả của việc xác định thị trường, đồng thời tạo ra và sử dụng tốt những ưu thế cạnh tranh của công ty so với các đối thủ cạnh tranh trong cố gắng phát triển thị trường. Để xác định thị trường mục tiêu cho kế hoạch kinh doanh, cần tiến hành nghiên cứu về những khách hàng tiềm năng theo nhận định chủ quan ban đầu. Những khách hàng tiềm năng là những người trong tương lai sẽ quan tâm và mua sản phẩm, hay sử dụng dịch vụ của công ty. Số lượng khách hàng tiềm năng có thể từ vài trăm người (nếu công ty mở cửa hàng bán lẻ trong thị trấn) lên đến hàng triệu người (nếu công ty khởi sự hoạt động kinh doanh trực tuyến) và hướng tới xuất khẩu sản phẩm. Một khi đã xác định xong thị trường mục tiêu, ta hãy trả lời tiếp các câu hỏi: - Đâu là thói quen mua sắm của nhóm khách hàng tiềm năng này? - Công ty sẽ tác động lên những thói quen mua sắm này như thế nào? - Động cơ nào thúc đẩy nhóm khách hàng tiềm năng này mua hàng của bạn? Bạn sẽ giúp họ thoả mãn nhu cầu như thế nào? - Trong tương lai, thị trường mục tiêu có thể thay đổi theo hướng nào? - Công ty sẽ đáp ứng nhu cầu mua sắm của thị trường này ra sao trong điều kiện nó thường xuyên biến đổi? Việc xác định thị trường mục tiêu gồm 2 bước cơ bản sau: Đánh giá mức hấp dẫn của từng khúc thị trường: - Quy mô, mức tăng trưởng của khúc thị trường. - Mức độ hấp dẫn về cơ cấu của khúc thị trường về : đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung ứng… - Mục tiêu và nguồn tài nguyên của công ty. Lựa chọn thị trường: tập trung và một khúc thị trường và đưa ra chiến lược nhắm tới thị trường mục tiêu đã chọn. Để sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh và có được những thành công nhất định, công ty cần sớm hình thành cho mình thị trường mục tiêu riêng biệt, từ đó đề ra các chính sách tiếp thị và phát triển cho phù hợp. Chỉ có như vậy, công ty mới có thể duy trì hoạt động kinh doanh và giữ chân được các khách hàng hiện tại, đồng thời thu hút thêm được các khách hàng mới. Có thể nói,nếu càng biết rõ về thị trường mục tiêu bao nhiêu thì công ty sẽ càng tự tin trong công việc kinh doanh của mình. Định vị thị trường Định vị là việc phát hiện quan điểm, xây dựng vị trí đối với từng khúc thị trường mục tiêu, từ đó lựa chọn để phát triển xây dựng vị trí đã chọn. Việc định vị của Công ty phải dựa trên cơ sở hiểu biết rõ thị trường mục tiêu định nghĩa giá trị như thế nào và lựa chọn những người bán. Nhiệm vụ định vị gồm ba bước: Thứ nhất là: công ty phải phát hiện những điều khác biệt về sản phẩm, dịch vụ, nhân sự và hình ảnh có thể tạo ra được để phân biệt với đối thủ cạnh tranh. Thứ hai là công ty phải áp dụng những tiêu chuẩn để lựa chọn những khác biệt quan trọng nhất. Thứ ba là, công ty phải tạo được những tín hiệu có hiệu quả để thị trường mục tiêu có thể phân biệt được với đối thủ cạnh tranh. Chiến lược định vị sản phẩm của công ty sẽ cho phép nó thực hiện bước tiếp theo, cụ thể là hoạch định những chiến lược Marketing cạnh tranh của mình. Một công ty khi đã định vị thị trường cẩn thận, lựa chọn được nhóm khách hàng mục tiêu đẻ phát triển và tung ra trên thị trường những sản phẩm thích hợp luôn có hi vọng thành công trong tương lai. Chương 2: Những đặc trưng cơ bản về tinh chất kinh doanh của công ty cổ phần trà Than Uyên Lịch sử hình thành và phát triển và định hướng phát triển của công ty Tên công ty: Công ty cổ phần trà Than Uyên Địa chỉ: thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu Công ty chè Than Uyên được thành lập từ 07/3/1959, tiền thân là Nông-Lâm trường Than Uyên. Đơn vị đang quản lý vùng chè rộng gần 1500 ha chè Tuyết San, với sản lượng đạt 1600 tấn chè/ năm. Công ty có 2 nhà máy, 4 day truyền công nghệ chế biến và hơn 1000 công nhân sản xuất trực tiếp, có tay nghề cao chủ yếu là lao động địa phương cung cấp, công ty điều kiện lao động cho đa số người dân huyện Tân Uyên. Công ty CP trà Than Uyên hiện nay là một trong những công ty hàng đầu của ngành chè Việt Nam. Với mô hình sản xuất khép kín từ vùng nguyên liệu hơn 451 ha của Công ty và gần 800 ha vùng dự án nguyên liệu của tỉnh Lai Châu đến nhà máy chế biến chè xanh, đen với thiết bị và công nghệ chế biến hiện đại, nhà máy chế biến chè xanh công suất đạt 80 tấn/ngày, nhà máy chế biến chè đen xuất khẩu công suất 20 tấn/ngày được duy trì nghiêm ngặt vì vậy chế biến sản phẩm đạt chất lượng cao, an toàn đáp ứng với yêu cầu khắt khe của thị trường trong nước và thế giới. Đây là doanh nghiệp duy nhất của ngành chè Việt Nam và là doanh nghiệp đầu tiên của tỉnh Lai Châu được TQCS INTERNATIONAL - Tập đoàn đánh giá chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (Australia) – cấp chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng Quốc tế ISO 22000:2005 cho sản phẩm chè xanh Tuyết San. Với quyết tâm phấn đấu chất lượng sản phẩm vì sức khoẻ cộng đồng, công ty đang thực hiện thoả thuận hợp tác với tổ chức JiCa của Nhật Bản xây dựng vùng nguyên liệu chè sạch, an toàn, với tổ chức SNV của Hà Lan xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn GLOBAL GAP. Công ty CP trà Than Uyên sẽ là điểm đến của các khách hàng trong và ngoài nước, cây chè San Tuyết Than Uyên sẽ là cây làm giàu cho mảnh đất và bà con các dân tộc địa phương vùng Tây Bắc của tổ quốc. Tiếp tục phấn đấu để Công ty trở thành một trong những doanh nghiệp tiêu biểu của thời kỳ đổi mới và đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”. Định hướng phát triển trong thời gian tới: Về chính sách chất lượng: -  Công ty không ngừng nâng cao những sản phẩm trà sạch đến cho người tiêu dùng. Công ty duy trì, cải tiến chất lượng và mẩu mã bao bì phù hợp với người tiêu dùng. Công ty sẽ có chiến lược giá cả phải chăng để cạnh trên thị trường, làm sao mang lại cho người tiêu dùng những sản phẩm hoàn hảo nhất và tiện lợi nhất mỗi khi dùng đến sản phẩm trà Tuyết San. Về sứ mạng phát triển: - Công ty cổ phần trà Than Uyên là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trà, mà trong đó kinh doanh cốt lõi là sản phẩm trà Tuyết San. Tạo thế mạnh sản phẩm mà sứ xở của sương mù đã ban tặng đó là trà Tuyết San. Công ty thu mua và chế biến những sản phẩm nông nghiệp mà người đồng bào dân tộc đã trồng ra để chế biến những sản phẩm sạch cung cấp cho người tiêu dùng. Mục tiêu quảng bá thương hiệu Việt trong và ngoài nước. - Để đạt được mục tiêu trên, Công ty luôn đề cao chất lượng uy tính đối với người tiêu dùng, kích thích sáng tạo mẩu mã và giá cả phải chăng, luôn nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng, luôn đặt lợi ích chất lượng – lợi ích khách hàng vào lợi ích công ty, kết hợp hài hoà giữa lợi ích công ty, lợi ích của khách hàng và lợi ích của toàn xã hội. Luôn luôn cung cấp cho khách hàng những sản phẩm trà sạch theo đúng nghĩa của nó. Với phương châm: “ Đừng bán thịt gà mà hãy bán mùi thơm của nó”. Trong quá trình kinh doanh luôn tuân thủ pháp luật, không vì mục tiêu lợi nhuận mà làm phương hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng tham gia tích cực vào các hoạt động cộng đồng. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty: HĐQT Ban kiểm soát Ban Giám Đốc Phòng kế toán Phòng TC-HC Phòng kế hoạch Tổ sản xuất 4 Tổ sản xuất 3 Tổ sản xuất 5 Tổ sản xuất 2 Tổ sản xuất 1 Sản phẩm của công ty Bốn sản phẩm chủ yếu của Công ty là chè Dẹt, chè Cung Dung, chè Lăn và chè Bao Chủng đã được sản xuất theo đơn đặt hàng của hơn 10 công ty trong và ngoài nước, xuất khẩu đi 8 quốc gia trên thế giới. Một số thị trường xuất khẩu chè chủ yếu của công ty như Pakistan, Nga, Đài Loan, Trung Quốc… là những quốc gia và vùng lãnh thổ đứng đầu về nhập khẩu chè từ Việt Nam để tăng doanh thu sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả, nâng  cao đời sống cán bộ - công nhân viên đồng thời góp phần tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đặc điểm nổi bật của trà là vị thơm đậm, ngọt hậu, tỷ lệ búp chè có Tuyết đạt rất cao từ 80 -> 90% kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm, có hàm lượng chất hoà tan, Tanin khá và hàm lượng tinh dầu vượt trội và là 1 sản phẩm có thể giảm strees, có lợi cho sức khỏe. Theo đánh giá so sánh của Hiệp hội chè Việt Nam, công trà Than uyên chế biến chè xanh, chè đen đều đạt chất lượng cao hơn từ 10 đến 14,8% so với giống chè vùng khác rất phù hợp cho xuất khẩu. Đây chính là những ưu điểm vượt trội của sản phẩm chè San Tuyết chỉ có ở vùng chè Than Uyên. Cây chè hiện đang đem lại công ăn, việc làm cho hơn một nửa số dân của Tân Uyên. Hiện trên địa bàn huyện có hơn 4.800 ha cây chè thì có một doanh nghiệp Nhà nước là Công ty chè Than Uyên vẫn đóng đô ở đây đã nhiều chục năm quản lý 1.500 ha, số còn lại là của người dân thuộc năm xã là Thân Thuộc, Trung Ðồng, Mường Khoa, Phúc Khoa và thị trấn. Hiện nay vai trò chủ yếu của Công ty chè là thu mua sản phẩm và làm dịch vụ, tư vấn cho người dân, còn các phần việc sản xuất, thu gom sản phẩm đều là từ phía người dân, kể cả số diện tích chè doanh nghiệp đang quản lý. Chính vì vậy, chín tháng đầu năm nay, toàn huyện đã đạt sản lượng hơn 5.000 tấn chè búp tươi với giá cả tương đối ổn định từ 2.500 đến 2.900đ/kg. Sản phẩm chè khô của công ty chè đều có thị trường tiêu thụ tốt, tổng doanh thu đạt trên 40 tỷ đồng. Trong những năm tới huyện tiếp tục mở rộng phát triển vùng chè nguyên liệu lên 2.000 ha, cây đang thực sự là cây kinh tế mũi nhọn của Tân Uyên. Khách hàng và cơ cấu khách hàng Công ty luôn phải đặt ra những câu hỏi như: “Khách hàng của tôi là ai? Ai sẽ mua sản phẩm của tôi?...” Các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ thành công thường xác định rằng, chỉ một lượng nhỏ khách hàng sẽ mua sản phẩm hay dịch vụ của họ. Vì thế, nhiệm vụ của họ là xác định, càng chính xác càng tốt, những khách hàng tiềm năng đó đồng thời “xoáy ” các chiến dịch marketing cũng như đầu tư nghiêm túc tiền bạc và công sức tới mạng lưới khách hàng tiềm năng đó. Bạn cũng có thể xây dựng một doanh nghiệp mạnh hơn nhờ xác định và phục vụ một nhóm khách hàng cụ thể (thị trường mục tiêu). Trà là một loại nước uống truyền thống của hầu hết các gia đình Việt Nam, nhưng nhiều nước trên thế giớ người dân cung yêu thích sản phẩm này như: Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc… tuy nhiên dòng khách hàng chủ yếu của sản phẩm này chính là người dân Việt Nam, ai cũng có thể trở thành khách hàng của công ty “Tuyết San” đã đi vào tiềm thức của người dân khi thưởng thức các loại trà, công ty luôn lấy chất lượng sản phẩm, lợi ích người tiêu dùng là trên hết. Cơ cấu khách hành đa dạng: Theo độ tuổi: khách hàng ở độ tuổi trung niên và người già… Theo trình độ học vấn: những người có trình độ học vấn, người lao động… Theo phạm vi: khách hàng trong nước và khách hàng ngoài nước. Đặc tính và quy mô thị trường Công ty sản xuất trà chủ yếu phục vụ nhu cầu của người dan, vì vậy thị trường chủ yếu củ công ty là thị trường nội địa mang tính địa phương. Một sỗ đặc tính của thị trường: - Thị trường trong nước có độ ổn định cao. Đặc điểm của khu vực thị trường này những năm gần đây là khả năng tiêu thụ không đổi hoặc mức tăng giảm không đáng kể. Các khu vực thị trường này chủ yếu nằm ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, là những thị trường tiêu thụ lớn của cả nước. Công ty rất thông minh khi nhắm tới những thị trường này. Quy mô thị trường tương đối lớn, theo đánh giá của hiệp hội chè Việt Nam, đây là một công ty khá mạnh và có triển vọng phát triển trong tương lai bởi thị trường chiếm lĩnh của công ty tương đối lớn, và có tiềm lực để cạnh tranh cao. - Thị trường mới và tiềm năng là Pakistan. Năm 2009 là năm đầu tiên công ty xuất khẩu thành công sản phẩm chè sang thị trường này điều đó chứng tỏ công ty đã tiếp xúc được với các khách hàng mới và công ty coi các nước này là thị trường tiềm năng để thâm nhập và khai thác trong tương lai. Hướng đến xuất khẩu sẽ tạo đà phát triển mạnh mẽ cho doanh nghiệp, vươn ra cùng thế giới. Tuy nhiên công ty còn một số thị trường tiêu thụ nhỏ lẻ ở địa phương, và các vùng lân cạn, công ty cần hoàn thiện kênh phân phối cho các thị trường này. Đối thủ cạnh tranh Trong kinh doanh cạnh tranh là một tất yếu để phát triển. Sản phẩm trà được nhiều vùng, doanh nghiệp lựa chọn để kinh doanh đặc biệt là các doanh nghiệp có địa bàn hoạt động tại vùng miền núi, cao nguyên, nơi có địa hình, thời tiết, khí hậu thuận lợi cho cây chè hát triển. Thực tế trong quá trình hoạt đọng kinh doanh, công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn cả ngoài nước. nhưng xem xét dưới góc độ công ty là một doanh nghiệp quy mô vừa, tiềm lực sản xuất không cao, vì thế đối thủ cạnh tanh chủ yếu của công ty vẫn là doanh nghiệp trong nước. Một số đối thủ cạnh tranh của công ty như: - Công ty chè Mộc Châu: nằm trên vùng thảo nguyên Tây Bắc của Việt Nam có độ cao trung bình so với mặt biển 1050 m,  với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng rất thích hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển.  Mộc Châu trong một tương lai gần sẽ trở thành vùng chè tập trung rộng lớn, chất lượng cao và có tính đặc trưng nhất của Việt Nam. - Công ty chè Sông Cầu (Tổng công ty Chè VN): đã sản xuất và xuất khẩu trên 600 tấn chè thành phẩm, trở thành doanh nghiệp xuất khẩu chè lớn nhất tỉnh Thái Nguyên.Ngoài một số thị trường truyền thống như Pakixtan, Đông Âu, công ty còn mở lại được thị trường Nhật Bản và phát triển thêm nhiều bạn hàng mới tại Nga, Đức và khu vực EU. - Công ty cổ phần chè Kim Anh là doanh nghiệp chuyên sản xuất và chế biến chè đen, chè xanh xuất khẩu và chè hương nội tiêu. Sản phẩm Chè Kim Anh được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Với hơn 30 loại sản phẩm. Chè hương nội tiêu được tiêu thụ tại các đại lý chính thức của công ty trong cả nước. Sản phẩm Chè Kim Anh được khách hàng, người tiêu dùng ưu chuộng và được bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm … Và còn nhiều rất nhiều công ty tiểm ẩn đang chuẩn bị tham gia vào thị trường này. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty 6.1 Thuận lợi: Sự quan tâm của Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện tạo điều kiện về cơ cấu chính sách hỗ trợ phát triển. Có vùng nguyên liệu dồi dào, tập trung giống chè San Tuyết chất lượng cao. Có nhà máy thủy điện riêng để phục vụ cho sản xuất: công suất 300 KVA/h Có công nghệ chế biến khá hiện đại, năm 2008 công ty đã mạnh dạn học hỏi và đầu tư  01 lò RFL - 100 và 2 máy vê viên để chế biến sản phẩm mới: chè xanh viên Bích Lộc Xuân thử nghiệm, qua 2 lần cải tiến sản phẩm đã đạt được yêu cầu về ngoại hình và chất lượng. Đội ngũ công nhân lành nghề, nhiều kinh nghiệm,chăm chỉ lao động Nhân viên trong công ty giàu sức trẻ, năng động và có trình độ. Sản phẩm được khẳng định chất lượng trên thị trường quốc tế. 6.2 Khó khăn: Công ty ở vùng sâu, vùng xa, trình đọ dân trí thấp, hạn chế trong việc tiếp cận khoa học công nghệ mới, giao thông đi lại khó khăn. Là đơn vị sản xuất nông nghiệp nên phụ thuộc vào thời tiết khí hậu Sản phẩm đem bán còn ở dạng so chế, không có nhà máy đóng gói nên lọi nhuân còn thấp Giá thuê lao động, chi phí đầu vào cao Cây chè có độ tuổi cao > 30 năm nên năng xuất đang giảm dần Xác định vị trí thị phần chiếm lĩnh của Công ty Cần phải tìm hiểu trước thị trường người tiêu dùng và hành vi mua sắm của người tiêu dùng thì mới có thể xây dựng được những kế hoạch Marketing có căn cứ xây dựng một thì phần chiếm lĩnh cho công ty. Thị trường đó sẽ là thị trường cuối cùng mà các hoạt động kinh tế được tổ chức ra để phục vụ nó. Khi phân tích một thị trường người tiêu dùng cần phải biết khách hàng, các đối tượng, và mục tiêu của người mua, các tổ chức hoạt động, các đợt mua hàng và những cửa hàng bán lẻ. Việc xác định thị trường mục tiêu đồng nghĩa với việc thu hẹp dần các đối tượng mà hoạt động kinh doanh hướng tới, từ đó công ty sẽ dễ dàng đưa ra được thông điệp thích hợp cho thị trường đó. Tất cả các hoạt động kinh doanh thành công đều có một thị trường mục tiêu, dẫu rằng ta có biết điều đó hay không? Xác định được thị phần chiếm lĩnh cần đặt ra các câu hỏi vê khách hàng chính như: - Đâu là thói quen mua sắm của nhóm khách hàng tiềm năng này? - Công ty sẽ tác động lên những thói quen mua sắm này như thế nào? - Động cơ nào thúc đẩy nhóm khách hàng tiềm năng này mua hàng của công ty? - Và công ty sẽ giúp họ thoả mãn nhu cầu như thế nào? - Trong tương lai, thị trường mục tiêu có thể thay đổi theo hướng nào? - Công ty sẽ đáp ứng nhu cầu mua sắm của thị trường này ra sao trong điều kiện nó thường xuyên biến đổi? Công ty cổ phần trà Than Uyên được đánh giá là 1 trong những công ty sản xuất chè tương đối lớn trong cả nước. Thị phần hiện tại của công ty tuy còn nhỏ nhưng có tiềm năng tăng trưởng thị phần trong tương lai. Công ty đang có nhiều biện pháp để mở rộng thị phần của mình. Chương 3: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng và tiêu thụ Là một công ty quy mô vừa, hoạt động sản xuất kinh doanh chính là sản xuất chè, công ty có nhiều thành công trong sự nghiệp phát triển của mình. Công ty đáp ứng được đa số thị trường trong nước, và xuất khẩu sang nhiều thị trương lớn như: Paskistan, Trung Quốc, Đài Loan… Nhìn chung hoạt động sản xuất của công ty khá ổn định và đang có nhiều dấu hiệu bứt phá để phát triển. Thị trường tiêu thụ của công ty rất đa dạng, và có nhiều kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu, phân tích thị trường và thị trường mục tiêu của Công ty Cổ phần trà Than Uyên.doc
Tài liệu liên quan