Chuyên đề Phân tích tình hình hoạt động & xây dựng chiến lược marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty may Nhà Bè

 

CHƯƠNG I : MARKETING VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANHNGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 2

1.1 KHÁI NIỆM VỀ MARKETING 2

1.1 CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA MARKETING 3

1.2.1 Chức năng của Marketing 3

1.2.2 Vai trò của Marketing 5

1.2.2.1 Vai trò của Marketing đối với doanh nghiệp 5

1.2.2.2 Vai trò của Marketing đối với xã hội 5

1.3 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MARKETING Ở DOANH NGHIỆP 5

1.4 MARKETING HỖN HỢP ( MARKETING – MIX ) 6

1.4.1 Khái niệm và các thành phần của Marketing hỗn hợp 6

1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing hỗn hợp 6

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY MAY NHÀ BÈ 8

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY MAY NHÀ BÈ 8

2.1.1 Khái quát về Công Ty May Nhà Bè 8

2.1.2 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty 8

2.1.3 Chức năng – nhiệm vụ của Công ty 10

2.1.4 Tiềm năng và triển vọng của công ty 11

2.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY : 12

2.2.1 Cơ cấu tổ chức : 12

2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban : 50

2.2.3 Nguồn lực của công ty 52

2.3 Phân tích và đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh của Công Ty 56

2.3.1 Tình hình thị trường và mặt hàng kinh doanh 56

2.3.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm qua 59

2.3.3 Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trong những năm qua 62

2.4 Những khó khăn và thuận lợi của công ty 63

2.4.1 Khó khăn: 63

2.4.2 Thuận lợi: 65

2.5 Phương hướng hoạt động của Công Ty May Nhà Bè trong thời gian tới 66

CHƯƠNG 3 69

HOẠT ĐỘNG MAEKETING TẠI CÔNG TY MAY NHÀ BÈ 69

3.1 Phân tích môi trường 69

3.1.1 Môi trường vĩ mô: 69

3.1.1.1 Môi trường kinh tế: 69

3.1.1.2 Môi trường tự nhiên: 70

3.1.1.3 Môi trường chính trị: 70

3.1.1.4 Môi trường dân cư và xã hội ở TP.Hồ Chí Minh: 71

3.1.2 Môi trường vi mô: 71

3.1.2.1 Khách hàng: 71

3.1.2.2. Thị trường nội địa: 72

3.1.3. Đối thủ cạnh tranh: 73

3.1.3.1. Đoi thủ cạnh tranh nước ngoài: 73

3.1.3.2. Đối thủ cạnh tranh trong nước: 75

3.1.4. Nhà cung cấp: 77

3.2. Tình hình hoạt động Marketing tại Công ty May Nhà Bè. 79

3.2.1. Các hoạt động liên quan đến sản phẩm. 79

3.2.1.1. Các sản phẩm của công ty. 79

3.2.1.2. Từng bước tạo uy tín cho công ty trên cơ sở hoàn thiện và nâng cao các đặc tính sản phẩm của công ty. 79

3.2.1.3 Các hoạt động liên quan đến giá: 81

3.2.1.4 Các hoạt động liên quan đến phân phối: 81

CHƯƠNG IV 85

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY MAY NHÀ BÈ 86

4.1. Đề xuất thành lập bộ phận Marketing: 87

4.1.2. Tổ chức bộ phận Marketing : 89

4.1.3. Nhiêm vụ của bộ phận Marketing : 89

4.2. Xây dựng chiến lựơc Marketing – Mix: 91

4.2.1. Chiến lược về sản phẩm 91

4.2.2 Chiến lược về gia: 93

4.2.3. Chiến lược về phân: 94

4.2.4 Chiến lược chiêu thị: 96

4.2.4.1 Chiến lược quảng cáo: 96

4.2.4.2 Chào hàng trực tiếp hay sử dụng thư chào hàng: 97

4.2.4.3 Cổ động bán hàng: 97

NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 99

1. NHẬN XÉT: 99

2. KIẾN NGHỊ: 99

2.1 Kiến nghị đối với Nhà nước: 99

2.2 Kiến nghị đối với Tổng Cục Hải Quan 100

2.3 Kiến nghị đối với Công ty May Nhà Bè: 100

KẾT LUẬN 101

 

 

 

doc62 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 2514 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình hoạt động & xây dựng chiến lược marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty may Nhà Bè, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồ 3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Bảng 8: So sánh kết quả qua các năm. Chỉ tiêu So sánh Năm 2002/2001 So sánh Năm 2003/2002 Chênh lệch Triệu đồng Tỷ lệ ( % ) Chênh lệch Triệu đồng Tỷ lệ ( % ) Giá trị tổng sản lượng 123.131,00 182,74 153.540,00 156,46 Tổng doanh thu 177.282,00 179,32 242.561,00 160,52 Lợi nhuận 3.000,00 131,58 2,500,00 120,00 Nộp ngân sách 209,00 104,36 1.051,00 121,02 Thu nhập bình quân 119,00 107,66 78,00 104,67 Chỉ tiêu So sánh Năm 2003/2002 So sánh Năm 2004/2003 Chênh lệch Triệu đồng Tỷ lệ ( % ) Chênh lệch Triệu đồng Tỷ lệ ( % ) Giá trị tổng sản lượng 153.540,00 156,46 94.521,00 122,21 Tổng doanh thu 242.561,00 160,52 156.650,00 124,35 Lợi nhuận 2.500,00 120,00 3.000,00 120,00 Nộp ngân sách 1.051,00 121,02 6.949,00 214,84 Thu nhập bình quân 78,00 104,67 50,00 102,86 Tổng doanh thu của công ty năm 2004 đạt mức 800,000 tỷ đồng tăng hơn năm 2003 là 124.35% tương ứng với 156,650 tỷ đồng. Lợi nhuận của công ty đạt được 18 tỷ đồng và nộp ngân sách nhà nước 13 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của công nhân tăng lên đạt mức 1,800,000đ. Với sự phát triển và mở rộng trong năm qua công ty đã thu hút thêm trên 3000 lao động chiếm gần 42% lao động toàn công ty. Ngoài ra công ty còn hỗ trọ cho các đơn vị địc phương về nguồn hàng cũng như công tác quản lý sản xuất. Xí nghiệp Khánh Hoà: 1000 lao động Xí nghiệp Bình Thuận: 500 lao động Xí nghiệp Đà Lạt : 500 lao động Bên cạnh đó với thành tích đã đạt được trong năm 2004 được thể hiện qua các con số nêu trên. Công ty may nhà bè còn vinh dự đón nhận: Cờ thi đua của chính phủ Cờ thi đua của UBND thành phố Hồ Chí Minh Giải đơn vị phát triển toàn diện của Công Ty Dệt May Việt Nam - Cờ thi đua xuất sắc của Tổng Liên Đoàn Lao Động 2.3.3 Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trong những năm qua Tình hình thưc hiện kế hoạch tại Công ty May Nhà Bè trong các năm qua như sau: Bảng 9: Bảng kế hoạch sản xuất Năm Chỉ tiêu Sản xuất Doanh thu KH TH So với KH KH TH So với KH Chênh lệch Tỷ lệ Chênh lệch Tỷ lệ Đvt 1000 USD 1000 USD 1000 USD % Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng % 2001 8750 7023 -1727 80,26 325 223,51 -01,49 68,77 2002 18905 10858 -8047 57,4 400 412,03 12,03 103,01 2003 13934 24795 10861 177,95 600 643,35 43,35 107,23 Về mặt sản xuất: Theo như kế hoạch các năm thì tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty không được tốt lắm. Điển hình như trong năm 2001, theo như kế hoạch đặt ra thì công ty phải sản xuất đạt được mức 8,75 triệu USD nhưng công ty chỉ thực hiên sản xuất được 7,023 triệu USD. Chỉ đạt 80,26% so với kế hoạch đã đề ra. Còn trong năm 2002 thì công ty thực hiện chỉ đạt có 57,4% so với kế hoạch đã đề ra. Theo kế hoạch thì công ty phải thực hiện đạt mức kế hoạch là 18,905 triệu USD nhưng công ty chỉ thực hiện được 10,858 triệu USD. Điều đó có thể thấy việc thực hiện kế hoạch sản xuất có nhiều yếu tố tác động: Có thể là do biến động kinh tế xã hội trong và ngoài nước, cũng có thể là do yếu tố chủ quan thuộc về công ty như năng suất lao động giảm, hay là do kế hoạch của công ty đặt ra quá cao so với khả năng thực hiện của công ty, không sát với thực tế tình hình của công ty. Tuy nhiên, trong năm 2003 và 2004 vừa qua là một năm khá tốt đẹp đối với công ty. Với kế hoạch đề ra là phải sản xuất đạt được mức 13.94 triệu USD và 15.89 triệu USD nhưng công ty đã sản xuất vượt mức kế hoạch đến 177,95% và 105%. Về mặt kinh doanh: Do sự kiện khủng bố 11/9 năm 2001 đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất cũng như kinh doanh của công ty. Năm 2001, công ty chỉ thu được mức doanh thu là 223.51 tỷ đồng. Trong năm 2002 và năm 2003 tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty có nhiều thuận lợi hơn. Năm 2002, công ty đạt mức doanh thu 412.03 tỷ đồng. Còn năm 2003 thì công ty đã đạt vượt mức kế hoạch doanh thu là 600 tỷ đồng và đến năm 2004 công ty vượt mức 800 tỷ đồng. Năm 2005 công ty dự tính phải vượt mức chỉ tiêu kế hoạch là 1.100 tỷ đồng. 2.4 Những khó khăn và thuận lợi của công ty 2.4.1 Khó khăn: Công ty May Nhà Bè đang đứng trước tình hình cạnh tranh gay gắt của ngành may VN với các nước lân cận, ngành may mặc chủ yếu là may gia công cho khách hàng nước ngoài, điều này dẫn tới kinh nghiệm xuất khẩu giảm. Công ty vẫn còn hoạt động sản xuất phần lớn dưới hình thức gia công. Hệ thống tiêu thụ trong nước còn yếu. Thị trường Châu Âu ( là thị trường chủ lực của công ty ) vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Sự ra đời ồ ạt của các xí nghiệp may gia công, mặt khác giữa các công ty trong ngành không có sự đồng bộ dẫn đến sự cạnh tranh đan xen lẫn nhau giữa các công ty trong nước. Sự cạnh tranh lao động cũng tác động đáng kể đến công ty, tại các xí nghiệp liên doanh và các doanh nghiệp nước ngoài tại khu chế xuất đang lôi kéo dần các cán bộ công nhân viên giỏi. Đây là điều bất lợi cho quá trình đào tạo và nâng cao trình độ của công nhân viên trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Việc nắm bắt thông tin cần thiết cho hoạt động kinh doanh còn chậm chưa được thế chủ động hoàn toàn trên thị trường. Khi khối EU phân Quota cho VN thì lượng quota phân bổ cho công ty không đủ so với năng lực sản xuất của công ty nên công ty phải tìm cách mở rộng thị trường đặc biệt là các thị trường Châu Á. Thị trường Mỹ áp dụng hạn ngạch dẫn đến khó khăn về hạn ngạch xuất khẩu. Hiện nay VN chưa gia nhập tổ chức thương mại ( WTO ) chưa là thành viên của tổ chức đa sợi ( MFA ) mà tổ chức này bỏ hạn ngạch dệt may vào năm 2005 cho nên Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi mà các thành viên của tổ chức MFA thực hiện tự do thương mại hóa mậu dịch trong lĩnh vực này. Chưa thành lập phòng Marketing nên công tác chuẩn bị đàm phán, ký kết hợp đồng, mở rộng thị trường còn gặp nhiều khó khăn. Trình độ quản lý các cấp còn yếu, chưa đều, nhất là những đơn vị mới xa công ty. Thị trường Trung Quốc vẫn còn nhiều thách thức lớn đối với các doanh nghiệp may VN vì sau khi Trung Quốc gia nhập WTO thì hầu hết các hạn ngạch đều bỏ hoặc bãi bỏ dẫn đến giá cả hết sức cạnh tranh. Khâu thanh toán đôi khi cũng gặp nhiều khó khăn, Công ty lại gặp khó khăn về vốn. Sản xuất vào thị trường Mỹ chủ yếu xuất theo hình thức FOB và gia công chủ yếu, trong khi thị trường Trung Quốc là thị trường cung cấp đầy đủ nguyên liệu, phụ liệu rất tốt cho hình thức kinh doanh này, trong khi VN chưa có. Mỹ thường mua thẳng hàng thành phẩm, ít qua gia công trong khi đó công ty chủ yếu là gia công xuất khẩu những mặt hàng mà người Mỹ ưa chuộng là hàng vải cotton cao cấp mà VN chưa sản xuất được. Bên cạnh các tiêu chuẩn chất lượng, sản phẩm, giá cả, Mỹ thường hay yêu cầu giao hàng với khối lượng lớn đúng hạn trong thời gian không mấy rộng rãi, điều này cũng khiến cho công ty gặp nhiều khó khăn trong việc hợp đồng với họ. 2.4.2 Thuận lợi: Công ty gắn chặt nhiệm vụ, mục tiêu kinh doanh với nhiệm vụ phát triển kinh doanh. Công ty rất có uy tín trên thị trường đây là tài sản vô hình rất quý báu mà không phải công ty nào cũng có. Đặc biệt sản phẩm Veston cao cấp đã có thị trường ổn định lâu dài. Công ty có nhiều mối quan hệ với khách hàng, lượng khách hàng ngày càng tăng, có nhiều khách hàng có mối quan hệ lâu dài. Phần lớn các xí nghiệp trực thuộc đều nằm trong khuôn viên công ty nên vấn đề tổ chức quản lý sản xuất triển khai kế hoạch thực hiện được thuận lợi chặt chẽ trong công tác nội bộ. Việc thực hiện hợp đồng thanh toán tại công ty nhanh gọn, thực hiện hoàn chỉnh đúng quy cách nay là lợi thế thu hút khách hàng. Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên nghiệp vụ kỹ thuật có trình độ và năng lực cao, nhiệt tình trong công tác. Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, thiết bị máy móc hiện đại, chuyên dùng. Công ty được chọn để tiến hành cổ phần hóa đây là cơ hội để công ty có thể chủ động trong hướng đi của mình. Nằm gần Cảng Bến Nghé thuận lợi cho việc giao nhận hàng hóa Xuất Nhập Khẩu, gần khu chế xuất Tân Thuận, cách trung tâm TP. HCM không xa nên thuận lợi cho việc giao dịch khách hàng, với ngân hàng lớn ở tp. Những năm gần đây khách hàng là các công ty Mỹ tăng lên, hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký kết và kết quả của quá trình thực hiện hiệp định đã đem lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các công ty Việt nam nói chung và Công Ty May Nhà Bè nói riêng, thị trường Mỹ là một thị trương lớn, lượng khách hàng lớn, tương đối dồi dào phong phú, cho phép công ty đàm phán, lựa chọn những đơn hàng lớn mang lại hiệu quả. Công ty nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Tổng Công ty Dệt May Việt Nam, Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại và các ban ngành liên quan. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có chế độ chính trị ổn định và an toàn, tạo sự an tâm cho khách hàng và nhà đầu tư, cùng với những chủ trương chính sách tạo cơ hội và điều kiện cho doanh nghiệp như: thủ tục hải quan, thuế, thị trường xuất khẩu. Sản phẩm của công ty có uy tín trên thị trường hiện nay và công ty luôn giữ uy tín cho sản phẩm của mình nên việc kết hợp giữa khách hàng và công ty luôn diễn ra tốt đẹp. Đến nay những sản phẩm truyền thống vẫn đang được phát huy và không ngừng mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Cùng với uy tín sản phẩm, công ty luôn duy trì mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với khách hàng lớn và ngày càng nâng cao sự tín nhiệm của khách hàng. Thị trường nội địa, với dân số hiện nay gần 80 triệu người là một thị trường không nhỏ cùng với chính sách kích cầu của chính phủ tạo ra thị trường tiềm năng rất lớn cho ngành may mặc. 2.5 Phương hướng hoạt động của Công Ty May Nhà Bè trong thời gian tới Thị trường xuất khẩu: Tiếp tục phân bổ khu vực sản xuất theo từng thị trường nhằm chuyên môn hóa tiêu chuẩn cho từng khu vực: Ví dụ Khu A chuyên sản xuất hàng thể thao và trượt tuyết đi nhật, Khu E chuyên sản xuất áo Jacket nữ đi Châu Âu, Sông Tiền chuyên sản xuất hàng quần đi Mỹ. Chuyên môn hóa chủng loại sản phẩm cho từng đơn vị sản xuất nhằm tạo hiệu quả cao nhất. Phân loại mức độ chất lượng sản phẩm cho từng khu vực sao cho đáp ứng thực trạng tay nghề. Tập trung vào những mặt hàng có tính chiến lược lâu dài như đặc biệt bộ đồ Veston. Hiện nay bộ đồ Veston là lợi thế lớn của công ty trong tất cả các thị trường: Mỹ,Nhật, và EU vì không áp dụng hạn ngạch và không có đối thủ tại Việt Nam. Thị trường nội địa: Để thực hiện 90 tỷ đồng năm 2004 và 110 tỷ đồng năm 2005 các việc cần phải làm là: Tăng cường phục vụ để đưa hàng vào các siêu thị lớn, có uy tín như: CORA, METRO, CO-OPMART... Doanh thu tăng từ 180% đến 200% so với năm 2003. Cùng với công ty kinh doanh hàng thời trang của Tổng Công ty, thiết kế và sản xuất hàng thời trang theo mùa, theo tháng ( ngày 08/03, 20/11, Valentine ), kết kợp các trung tâm bán hàng thời trang tại các tỉnh, đặc biệt quan tâm việc bán hàng tại các Khu Công nghiệp dưới mọi hình thức. Tăng cường mở các cửa hàng tại trung tâm các thành phố lớn để vừa quảng cáo, vừa là nơi đón tiếp người tiêu dùng ( mỗi cửa hàng, diện tích từ 80 - 200m2, và có doanh thu từ 150 triệu đồng – 300 triệu đồng / tháng). Cụ thể là: Tp.Hồ Chí Minh: 4 – 5 cửa hàng Tp.Hà nội: 8 – 10 cửa hàng Tp. Cần Thơ: 2 – 3 cửa hàng Tp. Đà Nẵng: 2 – 3 cửa hàng Tp. Huế : 1 – 2 cửa hàng Tp. Nha Trang : 1 – 2 cửa hàng Các thành phố lớn còn lại ít nhất có 1 cửa hàng trung tâm. Đến hết năm 2004 phải mở được 20 – 25 cửa hàng. Tăng cường tìm kiếm các đối tác may đồng phục từ một vài trăm bộ trở lên ( khó khăn cũng phải làm ), đặc biệt là hàng Veston nam + Veston nữ ( hàng đồng phục doanh thu từ 10-20 tỷ ) Tiếp thị khai thác tối đa hàng tiểu ngạch, vì vừa tăng doanh thu, vừa tăng giá trị nguyên phụ liệu hàng tiết kiệm trong sản xuất, các xí nghiệp phải coi đây là chiến lược và đời sống của đơn vị mình ( dự kiến từ 8-10 tỷ đồng ) Để tăng tốc hàng nội địa, cần phải tăng cường quảng bá thương hiệu dưới nhiều hình thức như: tham gia hội chợ, quảng cáo trên đài truyền hình, đặc biệt lưu tâm Đài truyền hình các tỉnh, vừa rẻ, vừa sát thực với từng địa phương. Công ty sẽ xây dựng khu Phố Nối – Hưng Yên 1 kho để phân loại, trang trí và phân phối kịp thời tại các tỉnh phía Bắc. Từng mùa phải tổ chức hội nghị khách hàng để lắng nghe góp ý của người tiêu dùng, kịp thời chấn chỉnh mẫu mã và màu sắc cho phù hợp, tránh tình trạng hàng sản xuất bị tồn đọng. Tổ chức công tác nghiên cứu thị trường thường xuyên để nắm bắt thông tin về đặc điểm nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước để sản phẩm của công ty luôn thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng cả về chủng loại, mẫu mã, số lượng Đồng thời phải xác định thế mạnh của mình về các sản phẩm may mặc, tạo uy tín cho nhãn hiệu sản phẩm của công ty trên thị trường nội địa và quốc tế. Hợp tác với các doanh nghiệp trong ngành để phân công, hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển hệ tthống phân phối khắp nơi để khách hàng thuận lợi cho việc tiếp cận sản phẩm của công ty, giảm đến mức tối đa chi phí ngoài sản xuất. Phấn đấu, thiết kế, sản xuất và cung cấp các mặt hàng may mặc chất lượng cao, mẫu mã đa dạng phù hợp với thị hiếu và phong tục tập quán của khách hàng mục tiêu. Đáp ứng nhu cầu của từng phân khúc thị trường theo lứa tuổi, giới tính, thu nhập thuộc các khu vực địa lý khác với giá cả hợp lý. Trong môi trường kinh doanh hiện nay, công ty cần phải chú trọng hơn nữa đến khâu xúc tiến bán hàng gồm: quảng cáo, khuyến mãi, truyền thông, chào hàng. Đồng thời chú ý đúng mức đến các dịch vụ sau bán hàng cho khách hàng. Tận dụng cơ sở vật chất hiện có, kết hợp đổi mới công nghệ phù hợp với trình độ tay nghề của công nhân trong từng thời kỳ, kết hợp lao động thủ công với hiện đại hóa công nghiệp hiện nay để tạo ra những sản phẩm vừa có độ tinh xảo, vừa có giá thành hợp lý, tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Nỗ lực thực hiện tốt các hoạt động để thực hiện nghĩa vụ đầy đủ với Nhà nước. Góp phần tích lũy cho ngân sách nhằm thực hiện thành công sự nghiệp Công Nghiệp Hóa- Hiện Đại Hóa đất nước. Phấn đấu khai thác thị trường tiềm năng trong và ngoài nước, luôn mở rộng quy mô sản xuất cả chiều rộng lẫn chiều sâu một cách hợp lý, tạo điều kiện thu hút lực lượng lao động chưa có việc làm, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong xã hội. Công ty luôn có kế hoạch đãi ngộ thích đáng người lao động tùy theo khả năng của họ, tạo điều kiện để mọi thành viên có thể phát huy khả năng tiềm tàng, có cơ hội học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn hoặc tay nghề, có thu nhập thỏa đáng và ổn định, để người lao động yên tâm gắn bó với công ty, với nghề nghiệp, đồng thời hạn chế việc di chuyển lao động ra khỏi công ty. Tiếp tục nghiên cứu những kinh nghiệm về mặt hàng may mặc ở các nước lân cân, đồng thời phối hợp với các ngành có liên quan trong nền kinh tế để xây dựng nền móng vững chắc và thuận lợi giúp ngành may mặc và những ngành liên quan phát triển tốt hơn. CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VÀ HOẠT ĐỘNG MAEKETING TẠI CÔNG TY MAY NHÀ BÈ Môi trường là những yếu tố, những lực lượng, những thể chế , nằm bên ngoài các doanh nghiệp mà nhà quản trị không kiểm soát được nhưng lại ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, việc phân tích môi trường có thể cho doanh nghiệp thấy được những cơ hội hoặc những rủi ro mà doanh nghiệp phải đối đầu. 3.1 Phân tích môi trường Môi trường của tổ chức có thể chia làm hai mức độ: Môi trường vĩ mô Môi trường vi mô 3.1.1 Môi trường vĩ mô: 3.1.1.1 Môi trường kinh tế: Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh. Các yếu tố đó có thể là: Giai đoạn trong chu kỳ kinh tế, nguồn cung cấp vốn, qui mô GDP và GNP, lãi suất ngân hàng, tỷ lệ lạm phát, mức độ thất nghiệp, chính sách tiền tệ, hệ thống thuế, xu hướng tỷ giá hối đoái. Chính sách lãi suất là một công cụ rất sắc bén của chính sách tiền tệ và rất nhạy cảm trong quản lý vĩ mô, nó tác động hết cả thảy các khâu: sản xuất-tiêu dùng-tích lũy-đầu tư và góp phần kìm hãm hay tăng trưởng kinh tế. 3.1.1.2 Môi trường tự nhiên: Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á là vùng đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới và nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc Bán Cầu. Khí hậu Việt Nam là nơi giao nhau giữa các luồng gió mùa khu vực Châu Á từ các hướng Đông Bắc, Đông Nam, Tây Nam thổi vào. Theo ghi nhân thống kê nhiệt độ trung bình ở TP. Hồ Chí Minh hàng năm là 270C, chính vì vậy các mặt hàng may mặc như sơ mi, đồ thun, được bán ở đây là rất thích hợp, còn ở miền Bắc khí hậu lạnh hơn xuống 80 C thì thích hợp cho việc kinh doanh các mặt hàng như áo Coast, khu vực miền Trung vào mùa hè khí hậu nóng nên việc tiêu thụ áo gió rất mạnh chính vì điều kiện tự nhiên như vậy nên các sản phẩm do Công ty May Nhà Bè rất phù hợp với điều kiện khí hậu của nước ta. Điều này làm cho sản phẩm của công ty đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong nước. 3.1.1.3 Môi trường chính trị: Cơ chế cấp phát vốn của Nhà nước cho đầu tư các năm qua vẫn còn chậm chạp do những hạn chế về nguồn vốn đấu tư, về sự am hiểu thị trường, công nghệ may mặc, về thủ tục cấp phát vốn Điều này không gây ít khó khăn cho doanh nghiệp trước sự đổi mới ngày càng trở nên cấp thiết hiện nay. Doanh nghiệp cũng chịu sức ép từ pháp luật để theo quỹ đạo chung mà pháp luật đã đưa ra như các vấn đề môi trường, an toàn xã hội, bảo hiểm lao động Điển hình là về mặt thời gian lao động, ở Quốc hội khóa X đã sửa đổi điều 69 luật lao động: nới rộng thời gian làm thêm không quá 200giờ. Mặc dù vậy vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, vì trên thực tế các doanh nghiệp may hàng xuất klhẩu đều phải tổ chức làm thêm cả năm từ 400 đến 600 gời mới đảm bảo giao hàng đúng hạn cho khách hàng. Nhưng các công ty không thể tuyển thêm lao động để bù đắp tăng ca vì khi ngoài mùa vụ công nhân phải nghỉ chờ việc. Do đó hiện tại trong trường hợp cần thiết thường tổ chức làm tăng ca 2 giờ/ngày, tăng thêm 400 – 600 giờ vi phạm điều 69 luật lao động mà chưa có cách nào tránh được. Và cũng chính điều luật này đã tạo cho ngành may Việt nam gặp rủi ro đó là nhiều công ty lớn của các nước khác đã tỏ ý ngại rằng quy định khống chế thời gian làm thêm giờ của luật lao động sẽ là rào cản đối với hàng dệt-may Việt nam xuất khẩu vào thị trường nước họ, vì đơn vị sản xuất vi phạm luật lao động. Thực tế hiện nay, một số công ty đặt hàng với số lượng lớn đang chửng lại, hay tại thời chuyển hợp đồng sang các nước khác, các công ty lớn chuyển đơn hàng ra khỏi Việt nam sẽ làm cho ngành may mặc nước ta mất thị phần có khả năng cạnh tranh, giảm kim ngạch xuất khẩu. ( Tạp chí dệt may số 5/2003 ). 3.1.1.4 Môi trường dân cư và xã hội ở TP.Hồ Chí Minh: Những người làm Marketing phải quan tâm sâu sắc đến các yếu tố dân cư vì con người tạo nên thị trường. Theo thống kê, dân số TP.Hồ Chí Minh là: trên 7 triệu người và có tốc độ tăng dân số là 2,1%. Mật độ trung bình là 195 người / km2 . Trong vài năm trở lại đây van đề cần quan tâm là việc lượng người nhập cư từ các nơi đổ về TP.Hồ Chí Minh. Theo Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.Hồ Chí Minh, số người nhập cư tại TP.Hồ Chí Minh đã lên đến hơn 1 triệu người. Phần đông lực lượng này đến từ các vùng quê nghèo khó của các tỉnh miền Bắc, Trung, Nam. Tạo ra nguồn lao động dồi dào kèm theo những khó khăn cho thành phố như việc giải quyết, chỗ ở, việc làm, và những tệ nạn xã hội. Cơ cấu giới tính của TP.HCM 2003 Nữ 51,2% Nam 48,8% 2004 Nữ 51,4% Nam 48,6% 2005 Nữ 52,6% Nam 47.4% Dân số ngày càng gia tăng nên nhu cầu về sản phẩm may mặc cũng tăng, vì thế TP.Hồ Chí Minh là một thị trường rất hấp dẫn đối với các công ty may mặc. 3.1.2 Môi trường vi mô: 3.1.2.1 Khách hàng: Khách hàng là một yếu tố quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp. Muốn giữ vững được khách hàng trong nội địa và chủ yếu ở TP. Hồ Chí Minh, Công ty May Nhà Bè phải xem khách hàng như là một tài sản chính cần được quản lý và tối đa hóa giống như mọi tài sản khác. Các sản phẩm đến rồi đi, thách thức của công ty đó là giữ chặt khách hàng của mình lâu hơn việc công ty giữ các sản phẩm. Công ty cần xem xét vòng đời thị trường và vòng đời khách hàng nhiều hơn vòng đời sản phẩm. Vì vậy cần phải giữ mối quan hệ lâu dài với khách hàng, nhất là khách hàng nội địa. Trong đó khách hàng chủ yếu của Công ty May Nhà Bè là Công ty Dệt Thàng Công, Công ty Legamex, một số siêu thị và thương sá 3.1.2.2. Thị trường nội địa: Dân số Việt Nam hiện nay đã vượt qua con số 82 triệu dân. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển với xu hướng tốt. Lãi suất giảm, tỉ giá hối đoái ổn định, xuất khẩu tăng sức mua và đầu tư trong nước tăng dần với chiều hướng tốt. Những bước phát triển này sẽ đưa đời sống nhân dân được nâng cao, sức mua hàng may sẽ lớn theo tỷ lệ thuận và là thị trường lớn cho ngành may. Công ty am hiểu tập quán tiêu dùng của từng vùng lãnh thổ từ thành thị đến vùng núi, hải đảo hẻo lảnh, do đó nhất định hàng may Việt nam sẽ đủ sức cạnh tranh với các mặt hàng ngoại nhâpn tại thị trường trong nước. Sự phát triển ngày càng lớn mạnh với các nhãn hiệu Việt nam đã đưa thời trang Việt nam có được chỗ đứng vững vàng trên thị trường Việt nam nói chung. Trong năm 2002, 2003 và 2004 tổng doanh thu nội địa và các chi nhánh của công ty may Nhà Bè được thống kê như sau: Bảng 10: KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2004 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 đvt Doanh thu nội địa 22727 51249 90000 Trđ Trong đó Chi nhánh phía Bắc 8678 25976 38569 Trđ Chi nhánh phía Nam 7532 81403 30098 Trđ Chi nhánh Miền trung 5623 6202 19120 Trđ Khác 894 668 2213 Trđ Nguồn: Phòng kinh doanh nội địa Biểu đồ 4: Kết quả kinh doanh qua các năm Qua các số liệu trên ta thấy doanh thu nội địa của Công ty May Nhà Bè có tăng lên qua các năm, điều này cho thấy thị trường nội địa được công ty chú trọng, thị phần chiếm lĩnh rải khắp các miền đất nước, cũng qua số liệu trên ta thấy thị trường ở phía Nam là thị trường lớn và rất tiềm năng nhưng chưa được công ty quan tâm vì ở phía Nam có TP. Hồ Chí Minh là một thành phố lớn trong cả nứơc và số lượng dân cư trong thành phố trên 7 trieu dân. Qua hơn 20 năm hoạt động kinh doanh số đại lý, cửa hàng ở các siêu thị của công ty có khoảng 18 cửa hàng. Điều này cho thấy công ty chưa chú trọng đến Marketing để mở rộng kinh doanh ở thị trường nội địa nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng, cụ thể là chưa đầu tư nghiên cứu công tác tiếp thị để nắm bắt thông tin từ phía khác hàng mà công ty chỉ bán những sản phẩm mình có, vì bán trong nội địa nên chất lượng của sản phẩm chưa được công ty quan tâm nhiều. 3.1.3. Đối thủ cạnh tranh: 3.1.3.1. Đoi thủ cạnh tranh nước ngoài: Hiện nay ngành may mặc Việt nam nói chung và Công ty May Nhà Bè nói riêng đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với những nước có truyền thống về may mặc, bắt buộc đấu tranh để tăng số lượng về chủng loại các mặt hàng trong hạn ngạch. Ngoài Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh nước ngoài mạnh nhất, ngành may mặc Việt nam trong đó có Công ty May Nhà Bè còn phải chạy đua với các đối thủ trong khối ASEAN và các nước Đông Bắc Á, thêm vào đó là hợp đồng gia công Hàn Quốc, Hồng Kông, Thái Lan, làm trung gian nên các nhà sản xuất Việt nam lại phải tốn thêm một khoản phí đáng ra không phải có nếu như Việt nam tìm được đối tác. Bảng 11: Nguồn nhập khẩu hàng dệt may ở Mỹ Đvt: triệu USD Tên nước 2001 2002 2003 Mê hi cô 3490 4900 6906 Trung Quốc 4533 4982 4427 HongKong 3330 3388 4394 Đài Loan 2257 2326 2072 Hàn Quốc 1692 1893 2033 Canada 1650 1986 1469 Indonesia 1285 1530 1605 Ấn Độ 1202 1345 1488 Thái Lan 975 1142 1360 Malaysia 995 1096 979 Singapore 209 203 244 Campuchia 98 360 Lào 15 13 21 Nguồn: Bộ Thương mại Mỹ Do có nhiều đối thủ cạnh tranh nên ở phạm vi luận vặn này tôi chỉ trình bày đối thủ cạnh tranh mạnh nhất là Trung Quốc. “Trung Quốc là một đất nước rộng lớn, đứng hàng thứ tư trên thế giới. Dân số đông trên 1,3 tỉ người và đông đảo các hoa kiều sống rải rác trên thế giới. Năm 1999, kinh tế nước này đã tăng trưởng 7,1% đạt tong sản phẩm nội địa (GDP) 1.001 tỷ USD, tức 8.300 tỷ nhân dân tệ, nếu tính luôn Hồng Kông, GDP Trung Quốc lên tới 1.150 USD. GDP bình quân đầu người khoảng 400 USD. Kim ngạch xuất khẩu hiện chiếm khoảng 1/5 nền kinh tế, đạt 195 tỷ USD. Như vậy Trung Quốc thặng dư mậu dịch 30 tỷ USD” (Thời bao kinh tế Sài Gòn 13-01-2002). “Nhiều chuyên gia dự báo, ngành dệt may khổng lồ Trung Quốc sẽ tăng doanh số xuất khẩu hơn 4 làn hiện nay khoảng 60 tỷ USD từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) (Thời bao kinh tế Sài Gòn 02-03-2003). Ngày 15/11/1999 Trung Quốc ký hiệp định song phương với các nước thành viên khác của WTO (Tạp chí dệt may số 15/4/2000). Đến nay thì “việc Trung Quốc và Đài Loan đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO đã tạo ra sức ép thực sự lên các nước sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may. Một cuộc cạnh tranh giành thị phần chắc chắn sẽ diễn ra trong những năm tới trong đó ngành dệt may Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng lớn vì Việt Nam chưa phải là thành viên WTO “ (Trích: Tạp chí TGF thời trang dệt may, số 1+2/2002, trang 5). Bên cạnh đó, ngành may mặc Trung Quốc còn thêm lợi thế khác là quy mô sản xuất khổng lồ, với truyền thống công nghệ lâu đời và kỹ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4261.doc