Chuyên đề Phân tích tình hình huy động vốn tại quỹ tiết kiệm trung tâm – ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

MỤC LỤC:

Trang

 

LỜI MỞ ĐẦU: 1

 

Chương 1:

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN SÀI GÒN (SCB)

1.1. Sự hình thành và phát triển của ngân hàng: 3

1.2. Sơ đồ tổ chức của ngân hàng: 3

1.3. Định hướng phát triển của ngân hàng trong thời gian tới: 6

1.4. Giới thiệu về quỹ tiết kiệm trung tâm: 7

1.4.1. Vài nét cơ bản về quỹ tiết kiệm: 7

1.4.2. Trách nhiệm của các thành viên: 8

1.4.3. Chức năng của quỹ tiết kiệm trung tâm: 9

1.4.4. Nhiệm vụ: 9

 

Chương 2:

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI

QUỸ TIẾT KIỆM TRUNG TÂM –

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN

2.1. Tổng quan về nghiệp vụ huy động vốn: 13

2.1.1. Tính chất của nguồn vốn huy động: 13

2.1.2. Tầm quan trọng của nguồn vốn huy động: 13

2.1.2.1. Đối với ngân hàng thương mại: 13

2.1.2.2. Đối với khách hàng: 13

2.1.2.3. Đối với nền kinh tế: 14

2.1.3. Những quy định chung: 14

2.1.4. Nguồn vốn huy động: 15

2.1.4.1. Tiền gởi tiết kiệm: 15

a. Những quy định chung về tiền gởi tiết kiệm: 17

b. Quy trình gởi tiết kiệm: 18

c. Cơ sở tính lãi và trả lãi: 22

d. Quản lý và bảo quản thẻ tiết kiệm: 22

e. Tái ký gởi: 22

f. Thủ tục rút tiền tiết kiệm, chi trả tiền gởi tiết kiệm: 23

2.1.4.2. Tiền gởi không kỳ hạn: 26

a. Những quy đĩnh chung về tiền gởi không kỳ hạn: 26

b. Đối tượng mở tài khoản, thủ tục mở tài khoản: 27

c. Quy trình nghiệp vụ mở tài khoản: 28

d. Sử dụng tài khoản: 30

e. Quản lý, lưu hồ sơ tài khoản: 31

f. Đóng tài khoản: 32

2.1.4.3. Tiền gởi có kỳ hạn: 32

2.1.4.4. Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá - kỳ phiếu: 32

2.1.4.5. Các nguồn vốn huy động khác: 33

2.2. Tình hình huy động vốn tại SCB: 33

2.2.1. Tổng quan về môi trường kinh tế: 33

2.2.2. Tình hình huy động vốn tại SCB: 34

2.2.3. Cơ cấu nguồn vốn: 37

2.2.4. Nhận xét: 41

 

Chương 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

HUY ĐỘNG VỐN

3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn: 46

3.1.1. Sự phát triển nền kinh tế: 46

3.1.2. Thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ: 46

3.1.3. Về phía ngân hàng: 46

3.1.3.1. Ảnh hưởng lãi suất: 46

3.1.3.2. Chiến lược khách hàng: 47

3.1.3.3. Chiến lược phục vụ: 47

3.1.3.4. Đa dạng hoá dịch vụ cung ứng: 48

3.1.3.5. Mạng lưới tổ chức ngân hàng: 48

3.2. Các biện pháp đang áp dụng nhằm thu hút nguồn vốn huy động tại SCB: 48

3.2.1. Lãi suất: 48

3.2.2. Các hình thức huy động vốn: 48

3.2.3. Uy tín ngân hàng: 49

3.2.4. Nâng cao thái độ kỹ năng làm việc: 49

3.2.5. Bảo hiểm tiền gởi: 50

3.2.6. Cho vay, cầm cố giấy tờ có giá: 50

3.3. Một số biện pháp: 51

3.3.1. Tăng cường cơ sở vật chất, đội ngũ nhân sự: 51

3.3.1.1. Cơ sở vật chất: 52

3.3.1.2. Đội ngũ nhân sự: 52

3.3.2. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn: 52

3.3.3. Mở rộng mạng lưới giao dịch: 53

3.3.4. Nâng cao và phát triển công nghệ thanh toán qua ngân hàng: 53

3.3.5. Ứng dụng Marketing ngân hàng: 54

3.3.5.1. Có chiến lược về khách hàng: 54

3.3.5.2. Khuyến khích vật chất và tinh thần cho người gởi tiền: 55

3.3.5.3. Tăng cường quảng cáo tiếp thị cho hoạt động ngân hàng: 55

3.3.6. Mở rộng nâng cao chất lượng tín dụng: 56

 

doc57 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2803 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình huy động vốn tại quỹ tiết kiệm trung tâm – ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh toán trên máy Bước 4: Hạch toán: Thực hiện: Giao dịch viên: Căn cứ: + Giấy nộp tiền, vàng hoặc bảng kê thu đã có chữ ký của Thủ Quỹ và dấu “Đã thu tiền” + Định khoản, nhập dữ liệu hạch toán với yêu cầu nộp tiền, vàng của khách hàng + In phiếu thu + Trường hợp nhân lại bộ chứng từ do trưởng quỹ tiết kiệm trả lại do nội dung hạch toán chưa đúng, Giao Dịch Viên căn cứ yêu cầu để thực hịên + Sau khi Thủ Quỹ thanh toán trên máy Giao Dịch Viên in thẻ lưu + Ký các chứng từ, chuyển sang bước 5 Bước 5: Kiểm soát và duyệt chứng từ: Thực hiện: Trưởng quỹ tiết kiệm: + Kiểm tra chúng từ và bút toán hạch toán + Nếu chấp nhận ký, duyệt. Nếu không chấp nhận trả chứng từ lại cho Giao Dịch Viên nêu rõ lý do yêu cầu Bước 6: Trả giấy tờ có giá, báo có: Thực hiện: Thủ quỹ: + Trả thẻ tiết kiệm cho khách hàng Bước 7: Tổng hợp lưu hồ sơ: Thực hiện: Giao Dịch Viên: + Tổng hợp lưu hồ sơ, chứng từ theo quy định + Lập các báo cáo có liên quan c. Cơ sở tính lãi và trả lãi: Đối với tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn: lãi được nhập gốc vào ngày 25 hàng tháng. Đối với tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn: trả lãi theo loại hình tiền gởi (nhận lãi hàng tháng hoặc cuối kỳ). Phương pháp tính lãi: Lãi phải trả = số dư x lãi suất x kỳ hạn d. Quản lý và bảo quản thẻ tiết kiệm: Thẻ tiết kiệm do SCB phát hành là loại giấy tờ đặc biệt, phải đựơc quản lý chặt chẽ, tổ chức hạch toán riêng theo đúng quy định về quản ký giấy tờ có giá. Mọi trường hợp để xảy ra mất mát, tham ô, lợi dụng sẽ bị xử lý hành chính, nếu vi phạm nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm dân sự. Chủ thẻ tiết kiệm phải bảo quản, cất giữ cẩn thận thẻ tiết kiệm. Các thẻ tiết kiệm đã phát hành nếu bị sửa chữa, tẩy xoá, nhàu nát, viết, vẽ dơ bẩn đều không có giá trị thanh toán. Trường hợp thẻ tiết kiệm bị mất, cháy, thất lạc, chủ sở hữu chủ thẻ tiết kiệm phải báo ngay cho SCB nơi gởi tiền và làm giấy báo mất thẻ tiết kiệm theo mẫu in sẵn của ngân hàng. Giấy báo mất phải có xác nhận của SCB nơi gởi tiền, hoặc có xác nhận của địa phương (UBND hoặc cơ quan công an) và gởi cho SCB nơi gởi tiền theo dõi và thanh toán. Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày báo mất (đối với tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn) hoặc kể từ ngày đến hạn thanh toán (đối với tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn), nếu không có tranh chấp thì SCB sẽ thanh toán cho người gởi tiền tiết kiệm. Khi báo mất thẻ tiết kiệm, nếu khách hàng có yêu cầu, SCB nơi nhận tiền gởi được cấp lại thẻ tiết kiệm cho khách hàng. Trên thẻ tiết kiệm cấp lại phải đóng dấu “bản sao” và trong phiếu lưu phải ghi rõ “Bản chính không còn giá trị sử dụng”. SCB không chịu trách nhiệm đối với các thiệt hại xảy ra cho khách hàng do việc báo mất thẻ tiết kiệm chậm trễ hoặc bị kẻ gian lợi dụng. e. Tái ký gởi: Khi đến hạn nếu khách hàng không đến lĩnh và không có yêu cầu gì khác thì ngân hàng sẽ tự động nhập lãi vào gốc và kéo dài thêm một kỳ hạn như kỳ hạn ban đầu. Trường hợp tại thời điểm đến hạn mà ngân hàng không huy động loại kỳ hạn đó thì ngân hàng sẽ chuyển sang kỳ hạn ngắn hạn hơn kế tiếp với lãi suất do SCB công bố tại thời điểm kéo dài. Sau khi SCB đã thực hiện xong thủ tục tái ký gởi nhưng số tiền của kỳ hạn mới chưa đến hạn nếu khách hàng có yêu cẩu: + Rút lãi của kỳ hạn trước: SCB thanh toán cho khách hàng số lãi phát sinh (đã nhập vào vốn) và tính theo mức lãi suất tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn áp dụng tại thời điểm đáo hạn của kỳ hạn trước cho số lãi này. + Nếu khách hàng rút cả gốc và lãi: SCB thanh toán cho khách hàng rút tiền trước hạn. f. Thủ tục rút tiền tiết kiệm, chi trả tiền gởi tiết kiệm: Thủ tục rút tiền tiết kiệm: Khi rút tiền tiết kiệm, khách hàng phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu và thẻ tiết kiệm do SCB phát hành cho SCB nơi khách hàng gởi tiền. Nhân viên giao dịch hướng dẫn khách hàng và thực hiện các thủ tục theo quy định do tổng giám đốc ban hành. Khách hàng gởi tiền tiết kiệm có thể rút tiền tại bất kỳ điểm giao dịch nào của SCB.Trường hợp khi đến hạn khách hàng muốn chuyển tiền đến tài khoản tại các đơn vị khác thuộc hệ thống SCB thì nơi nhận tiền gởi có trách nhiệm chuyển tiền đến nơi khách hàng yêu cầu. Khách hàng gởi tiết kiệm bằng loại tiền nào thì được rút gốc và lãi theo loại tiền đó. Đối với ngoại tệ lẻ được chi trả bằng Đồng Việt Nam theo tỷ giá mua tại thời điểm giao dịch. Trường hợp khách hàng gởi tiết kiệm bằng ngoại tệ nhưng muốn lĩnh ra bằng Đồng Việt Nam thì SCB sẽ chuyển đổi sang Đồng Việt nam theo tỷ giá mua ngoại tệ tại thời điểm khách hàng rút tiền. Chi trả tiền gởi tiết kiệm: Trường hợp sổ tiết kiệm đến hạn trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì ngân hàng thanh toán cho khách hàng vào ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ, ngày lễ, lãi được tính theo lãi suất ghi trên sổ tiết kiệm đến ngày thực tế thanh toán. Sau ngày làm việc liền kề khách hàng không đến nhận thì giao dịch viên lập thủ tục tái ký gởi. + Trường hợp thanh toán tiền gởi tiết kiệm cho khách hàng vào ngày làm việc liền kề sau ngày nghĩ, ngày lễ. Ví dụ: Ngày 25/03/2005 khách hàng đến ngân hàng gởi 15.000.000đ kỳ hạn 6 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ lãi suất 0.71%/tháng, ngày 25/09/2005 (chủ nhật) đến hạn.Ngày 25/09 là ngày nghỉ khách hàng đến rút sau vào ngày 26/09 Ngoài việc khách hàng được hưởng tiền lãi theo đúng kỳ hạn khách hàng còn được thêm 1 ngày lãi đến ngày 26/09/2005. Tổng số tiền lãi khách hàng được nhận = số tiền lãi theo đúng kỳ hạn + số tiền lãi 1 ngày làm việc liền kề sau. Số tiền lãi được tính thêm như sau: 15.000.000 x 0.71% x 1/30= 3550đ Vậy số tiền lãi khách hàng được nhận là: 15.000.000 x 0.71% x 6 + 3550 = 642550đ + Trường hợp thanh toán cho khách hàng tiền gởi tiết kiệm vào ngày làm việc liền kề trước ngày nghỉ, ngày lễ. Ví dụ: Ngày 06/05/2005 khách hàng đến ngân hàng gởi tiết kiệm 15.000.000đ kỳ hạn 6 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ, lãi suất 0,71%/tháng , ngày 06/11/2005 (chủ nhật) đáo hạn.Ngày 06/11 là ngày nghỉ khách hàng rút trước là ngày 05/11. Tổng số tiền lãi khách hàng nhận = số tiền lãi tính theo đúng kỳ hạn - số tiền lãi 1 ngày làm việc liền kề trước 1 ngày. Vậy số tiền lãi khách hàng nhận là: 15.000.000 x 0.71% x 6 – 15.000.000 x 0.71% x 1/30 = 635450đ Quy trình chi tiền gởi (tiền mặt, vàng): KHÁCH HÀNG GIAO DỊCH VIÊN TRƯỞNG QUỸ TIẾT KIỆM THỦ QUỸ Nhu cầu lĩnh tiền mặt Không đạt - Nhận tiền - 1 liên bản sao giấy lĩnh tiền Tổng hợp lưu hồ sơ chuyển báo cáo Hạch toán Kiểm soát Tiếp nhận nhu cầu 1 (2) Đạt (3) (6) Duyệt Kiểm soát Không chấp nhận Chấp (4) nhận Chi tiền cho khách hàng (5) Bước 1: Tiếp nhận nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng Thực hiện: Giao Dịch Viên + Giấy lĩnh tiền mặt + Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu Bước 2: Kiểm tra chứng từ rút tiền mặt Thực hiện: Giao Dịch viên + Kiểm tra chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người nhận tiền + Nếu chấp nhận chứng từ chuyển sang bước 3 + Nếu không chấp nhận chứng từ trả lại cho khách hàng yêu cầu bổ sung hoặc làm mới Bước 3: Xử lý chứng từ, hạch toán Thực hiện: Giao Dịch Viên + Khách hàng rút tiền gởi tiết kiệm tạo bút toán hạch toán in phiếu giao dịch (Giấy lĩnh tiền) + Ký trên chứng từ, chuyển sang bước 4 Bước 4: Kiểm soát và duyệt Thực hiện: Trưởng Quỹ Tiết Kiệm + Kiểm soát chứng từ, hạch toán + Nếu chấp nhận giao dịch, duyệt, ký tên chứng từ, chuyển sang bước 5 Bước 5: Chi tiền Thực hiện: Thủ Quỹ + Thủ Quỹ căn cứ chứng từ đã có chữ ký duyệt của cấp có thẩm quyền giao đủ số tiến ghi trên chứng từ cho khách hàng + Trình tự chi tiền thực hiện theo đúng quy định + Trả khách hàng 1 liên giấy lĩnh tiền hoặc bản sao phiếu chi Bước 6: Tổng hợp lưu trữ hồ sơ Thực hiện: Giao Dịch Viên + Tổng hợp lưu hồ sơ, chứng từ theo quy định + Lập các báo cáo có liên quan 2.1.4.2. Tiền gởi không kỳ hạn: Đây chính là tiền gởi thanh toán của các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu thanh toán qua ngân hàng. Loại tiền gởi này lãi suất thấp vì ngân hàng không chủ động trong công tác cho vay. Mặt khác loại tiền gởi thanh toán này ngân hàng phải thường xuyên thu và chi trả theo yêu cầu của khách hàng nên tốn kém chi phí về kiểm đếm, bảo quản… Khách hàng có thể rút vốn ra bất kỳ lúc để phục vụ cho việc chi trả qua các hình thức phát hành séc, lập uỷ nhiệm chi, lệnh chi… a. Những quy định chung về tiền gởi không kỳ hạn: Việc mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng và thực hiện thanh toán qua tài khoản được ghi bằng VND.Trường hợp mở tài khoản bằng VND và thanh toán bằng ngoại tệ phải thực hiện theo quy chế quản lý ngoại hối của chính phủ Việt Nam ban hành. Để đảm bảo thực hiện thanh toán đầy đủ, kịp thời, các chủ tài khoản phải có đủ tiền trên tài khoản. Mọi trường hợp vượt quá số dư trên tài khoản tiền gởi tại ngân hàng là phạm pháp và bị xử lý theo pháp luật. Ngân hàng có trách nhiệm: + Thực hiện các uỷ nhiệm thanh toán của chủ tài khoản đảm bảo chính xác, an toàn, thuận tiện. Ngân hàng có trách nhiệm chi trả bằng tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản trong phạm vi số dư tiền gởi theo yêu cầu của chủ tài khoản. + Nếu do thiếu sót trong quá trình thanh toán gây thiệt hại cho khách hàng thì ngân hàng bồi thường thiệt hại và tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo pháp luật. Ngân hàng chỉ cung cấp số liệu trên tài khoản khách hàng cho các cơ quan ngoài ngân hàng khi có văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. b. Đối tượng mở tài khoản,Thủ tục mở tài khoản: Đối tượng mở tài khoản: Tài khoản tiền gởi VND: Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đoàn thể, đơn vị vũ trang, công dân Việt Nam, người nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt nam. Tài khoản tiền gởi ngoại tệ: bao gồm người cư trú, người không cư trú có nguồn thu ngoại tệ hợp pháp từ các giao dịch vãng lai, giao dich vốn; hoặc được chính phủ, ngân hàng nhà nước cho phép thu ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam. Thủ tục mở tài khoản: Đối với khách hàng là các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đoàn thể, đơn vị vũ trang: + Giấy đăng ký mở tài khoản phải do chủ tài khoản ký tên đóng dấu. Trong đó ghi rõ: Tên đơn vị Họ và tên chủ tải khoản. Địa chỉ giao dịch của đơn vị. Số, ngày tháng năm cấp, nơi cấp chứng minh thư, hộ chiếu của chủ tài khoản Tên ngân hàng nơi mở tài khoản. Mẫu dấu của đơn vị. Mẫu chữ ký để giao dịch với ngân hàng nơi mở tài khoản: Chữ ký của chủ tài khoản và của những người được uỷ quyền ký thay chủ tài khoản (chữ ký thứ nhất). Chữ ký của kế toán trưởng và của những người được uỷ quyền ký thay kế toán trưởng (chữ ký thứ hai). Mã số thuế đơi vị: + Các văn bản chứng minh tư cách pháp nhân, quyền hạn của đơn vị Quyết định thành lập đơn vị, giấy đăng ký kinh doanh, quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc, Giám đốc, Thủ trưởng đơn vị, Kế toán trưởng…nếu là bản sao phải có chứng nhận của công chứng nhà nước. Đối với khách hàng là cá nhân: + Giấy đăng ký mở tài khoản VND hoặc ngoại tệ do chủ tài khoản (là người gởi tiền) ký tên trong đó ghi rõ: Họ tên chủ tài khoản, địa chỉ giao dịch, chữ ký của chủ tài khoản, số và ngày tháng năm cấp chứng minh thư của chủ tài khoản (CMND, Hộ chiếu…). Quy trình nghiệp vụ mở tài khoản KHÁCH HÀNG GIAO DỊCH VIÊN TRƯỞNG QUỸ TIẾT KIỆM Nhu cầu mở Tài khoản Không đạt Yêu cầu bổ Sung hoặc Làm mới Thông báo số tài khoản Tiếp nhận Nhu cầu Kiểm soát Mở Tài khoản (1) (2) Đạt (3) Trả thông báo cho khách hàng Tổng hợp lưu hồ sơ Duyệt Kiểm soát Không chấp nhận (4) Chấp nhận Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu mở tài khoản: Thực hiện: Giao Dịch Viên + Giấy đăng ký mở tài khoản (3 liên) + Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu Bước 2: Kiểm soát hồ sơ mở tài khoản: Thực hiện: Giao Dịch Viên + Đối tượng mở tài khoản + Giấy đăng ký mở tài khoản. Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu + Nếu khách hàng không thuộc đối tượng hoặc giấy tờ tuỳ thân chưa hợp lệ thì chuyển trả cho khách hàng và hướng dẩn bổ sung làm mới. + Nếu chấp nhận yêu cầu thì chuyển sang bước 3. Bước 3: Mở tài khoản: Thực hiện: Giao dịch viên + Nhập dữ liệu thông tin + Lấy số hiệu tài khoản + Ký tên chứng từ Bước 4: Duyệt mở tài khoản: Thực hiện: Trưởng quỹ tiết kiệm + Kiểm soát toàn bộ hồ sơ + Nếu chấp nhận mở tài khoản cho khách hàng, ký, duyệt - chuyển thực hiện sang bước 5 + Nếu không chấp nhận chuyển trả lại hồ sơ cho giao dịch viên kèm lý do yêu cầu. Bước 5: Thông báo số tài khoản cho khách hàng, tổng hợp lưu hồ sơ: Thực hiện: Giao Dịch Viên: + Giao dịch viên trả cho khách hàng một liên giấy đề nghị mở tài khoản trong đó ghi rõ số hiệu tài khoản đã mở cho khách hàng. + Giao dịch viên lưu một liên mẫu dấu chữ ký của khách hàng kèm toàn bộ hồ sơ tài khoản; một liên lưu để đối chiếu chữ ký khi khách hàng đến giao dịch d. Sử dụng tài khoản: Đối với chủ tài khoản: - Chủ tài khoản phải luôn duy trì số dư tối thiểu trên tài khoản. Chủ tài khoản có toàn quyền sử dụng số tiền trên tài khoản tiền gởi trên cơ sở tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối hiện hành trừ trường hợp có quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền được pháp luật quy định. Trong phạm vi số dư tài khoản tiền gởi và tuỳ theo yêu cầu chi trả, chủ tài khoản có thể thực hiện các khoản thanh toán qua ngân hàng hoặc rút tiền mặt ra đề sử dụng. Chủ tài khoản chịu trách nhiệm về những sai sót, lợi dụng trên các giấy tờ thanh toán qua ngân hàng của những người được chủ tài khoản uỷ quyền ký thay. Khi thực hiện thanh toán qua ngân hàng, chủ tài khoản phải tuân thủ những quy định và hướng dẫn của ngân hàng về việc thành lập giấy tờ thanh toán, phương thức nộp, lĩnh tiền của ngân hàng.Trên các giấy tờ thanh toán, các chữ ký và dấu phải đúng mẫu đã đăng ký tại ngân hàng. Chủ tài khoản phải tổ chức hạch toán, theo dõi số dư tài khoản tại ngân hàng. Trong phạm vi ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy báo nợ, giấy báo có về các khoản giao dịch, sổ chi tiết tài khoản do ngân hàng gởi tới, chủ tài khoản phải đối chiếu với sổ sách của mình, nếu có chênh lệch thì phải báo ngay cho ngân hàng biết để cùng nhau đối chiếu, điều chỉnh số liệu cho khớp đúng. Đối với ngân hàng: Việc trích tài khoản tiền gởi của khách hàng để thực hiện chi trả phải có yêu cầu của chủ tài khoản (chủ tài khoản có lệnh thanh toán hoặc thoả thuận với ngân hàng về uỷ quyền ghi nợ) trừ trường hợp chủ tài khoản vi phạm pháp luật chi trả hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền buộc chủ tài khoản phải thanh toán, ngân hàng được quyền trích tài khoản tiền gởi của khách hàng để thực hiện. Trong trường hợp ngân hàng làm đại lý thì việc thực hiện lệnh của chủ tài khoản phải có sự chấp thuận (hoặc phù hợp) với yêu cầu quản lý của tổ chức uỷ thác. Ngân hàng có trách nhiệm kiểm soát các giấy tờ thanh toán qua ngân hàng của khách hàng, đảm bảo lập đúng thủ tục quy định, dấu và chữ ký đúng với mẫu đã đăng ký, chứng minh thư (hoặc giấy tờ tuỳ thân khác) khả năng thanh toán đảm bảo đủ chi trả. Ngân hàng có quyền từ chối thanh toán nếu các giấy tờ thanh toán không đủ các điều kiện trên. Khi phát sinh các nghiệp vụ giao dịch trên tài khoản của khách hàng, Ngân hàng phải gởi đầy đủ, kịp thời các giấy báo nợ, giấy báo có, sổ chi tiết cho chủ tài khoản biết. e. Quản lý lưu hồ sơ mở tài khoản: Hồ sơ tài khoản và quản lý tài khoản của khách hàng là giấy tờ quan trọng, vì vậy việc quản lý phải tuân thủ các quy định về đối chiếu trong kiểm tra, cung cấp thông tin, lưu trữ theo quy định hiện hành. Mọi thay đổi đối với hồ sơ mở tài khoản phải được cập nhật tức thời, việc mở thêm tài khoản cho khách hàng phải được ghi chép đầy đủ vào hồ sơ và thông báo cho bộ phận liên quan biết. Giấy đăng ký mở tài khoản sau khi ngân hàng chấp thuận mở tài khoản được sử dụng như sau: + Một liên đăng ký giấy mở tài khoản trả cho khách hàng trong đó đã ghi số hiệu tài khoản đã mở. + Một liên giao dịch viên lưu để kiểm tra khi thực hiện lệnh thanh toán. f. Đóng tài khoản: Ngân hàng đóng tài khoản của khách hàng khi: + Chủ tài khoản có văn bản yêu cầu tất toán tài khoản. + Tài khoản hết số dư và ngừng giao dịch trong sáu tháng liên tục. + Doanh nghiệp hết thời hạn hoạt động kinh doanh theo quy định. + Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Tại chi nhánh phải niêm yết thông báo các nội dung về đóng tài khoản khi làm thủ tục mở tài khoản cho khách hàng biết. Sau khi tất toán tài khoản khách hàng có nhu cầu giao dịch tiếp thì phải lập các thủ tục để mở tài khoản theo quy định. Khi tất toán tài khoản khàch hàng phải nộp lại các tờ séc trắng chưa sử dụng. 2.1.4.3. Tiền gởi có kỳ hạn: Đây là loại tiền gởi của các doanh nghiệp và cá nhân có thu nhập tạm thời chưa sử dụng trong một thời gian nhất định có thể gởi vào ngân hàng dưới hình thức ký thác có kỳ hạn. Theo nguyên tắc đối với loại tiền gởi này, người gởi chỉ được rút ra khi đáo hạn, tuy nhiên trên thực tế do áp lực của cạnh tranh mà các ngân hàng thường cho phép khách hàng rút ra trước hạn với điều kiện là người gởi không được trả lãi suất. Khác với tiền gởi không kỳ hạn, tiền gởi định kỳ là tiền tạm thời chưa sử dụng hoặc là tiền để dành của cá nhân, vì vậy, mục đích gởi tiền vào ngân hàng là nhằm tìm kiếm lợi tức. Đối với ngân hàng tiền gởi định kỳ là nguồn vốn ổn định trong kinh doanh, do đó lãi suất mà các ngân hàng chi trả cho loại tiền gởi này cao hơn lãi suất chi trả cho tiền gởi không kỳ hạn. Mặt khác để khuyến khích khách hàng gởi tiền theo kỳ hạn dài ngân hàng thường áp dụng nguyên tắc kỳ hạn càng dài lãi suất càng cao. Những quy định đối với tiền gởi có kỳ hạn tương tự như những quy định đối với tiền gởi tiết kiệm định kỳ. 2.1.4.4. Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá – kỳ phiếu: Giấy tờ có giá là những chứng nhận của ngân hàng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và các khoản cam kết khác giữa ngân hàng và người mua. Một giấy tờ có giá thường kèm theo các thuộc tính sau: + Mệnh giá – là số tiền gốc được in sẵn hoặc ghi trên giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi trên giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với giấy tờ có giá phát hành theo hình thức ghi sổ. + Thời hạn giấy tờ có giá – là khoản thời gian từ ngày tổ chức tín dụng nhận nợ đến hết ngày cam kết thanh toán toàn bộ khoản nợ. + Lãi suất được hưỡng – là lãi suất để tính lãi cho người mua giấy tờ có giá được hưởng. SCB phát hành kỳ phiếu có mục đích bằng VND và USD bổ sung nguồn vốn hoạt động + Đối tượng mua kỳ phiếu: các tổ chức cá nhân Việt Nam; các tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. + Kỳ phiếu có mục đích của SCB được phát hành theo mẫu in riêng thống nhất trong toàn hệ thống, không in mệnh giá, kỳ phiếu được thanh toán tại các điểm giao dịch của SCB. + Thời hạn của kỳ phiếu: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 364 ngày + SCB phát hành kỳ phiếu bằng VND và USD có loại ký danh (có ghi tên người mua) hoặc vô danh (không ghi tên người mua) + Kỳ phiếu có mục đích của SCB phát hành có mệnh giá tối thiểu 500.000đ đối với kỳ phiếu bằng VND và 50USD đối với kỳ phiếu bằng USD, không hạn chế mức tối đa + Lãi suất kỳ phiếu VND được tính theo tỷ lệ %/tháng và số ngày tính lãi một năm được tính trên cơ sở 360 ngày, lãi suất kỳ phiếu bằng USD được tính theo tỷ lệ %/năm và số ngày tính lãi một năm 360 ngày. + Đối với kỳ phiếu trả lãi trước, tiền lãi được trả ngay khi mua kỳ phiếu.Kỳ phiếu trả lãi định kỳ, tiền lãi được trả theo định kỳ do SCB qui định.Kỳ phiếu trả lãi sau, lãi được trả một lần khi đến hạn. 2.1.4.5. Các nguồn vốn huy động khác: Vốn hình thành trong lĩnh vực thanh toán như tiền ký quỹ mở thư tín dụng, séc bảo chi… Nguồn vốn này được hình thành khi khách hàng muốn sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Khách hàng sẽ mở tài khoản và ký quỹ một số tiền để ngân hàng thanh toán khi khách hàng có yêu cầu. Phân tích tình hình huy động vốn: Tổng quan về môi trường kinh tế: Với chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế nhằm thực hiện tốt kế hoạch 5 năm (2001-2005) nên nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của toàn xã hội liên tục tăng cao. Bên cạnh hệ thống ngân hàng vẫn là kênh cung cấp vốn chủ lực, các tổ chức tài chính – tín dụng phi ngân hàng đang đẩy mạnh việc thu hút nguồn vốn trung dài hạn và chia sẽ đáng kể thị phần huy động vốn trong nước. Để giữ vững thị phần và đảm bảo đủ nguồn vốn phục vụ khách hàng, các ngân hàng thương mại kể cả những ngân hàng thương mại nhà nước, bước vào cuộc đua tranh lãi suất khá quyết liệt bằng các hình thức trực tiếp và gián tiếp tăng lãi suất thông qua các hình thức khuyến mãi như:tiết kiệm dự thưởng, lãi suất bậc thang, gởi tiết kiệm có quà tặng,…Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác phát triển mạng lưới và tăng vốn điều lệ để tạo cơ sở phát triển vững chắc cho năm 2006 và những năm tiếp theo. Trước tình hình thị trường tiền tệ Việt Nam liên tục nóng, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã 2 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản, 3 lần tăng lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn. So với cuối năm 2004, mặt bằng lãi suất thị trường đều tăng khá mạnh: lãi suất huy động VND tăng 0.5-1.5%/năm, lãi suất cho vay tăng 0.5- 1.4%/năm, lãi suất huy động USD tăng 0.8-1.1%/năm, lãi suất cho vay tăng 0.5-1.1%. Tuy hiệp hội ngân hàng đã phát huy vai trò trung gian cho các thoả thuận chung về lãi suất của các ngân hàng thương mại nhưng vẫn có một số ngân hàng tăng vượt thoả thuận này. Bên cạnh đó, với việc Vietcombank – Ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh đối ngoại liên tục tăng lãi suất huy động USD kéo theo việc tăng lãi suất dây chuyền của các tổ chức tín dụng khác. Năm 2005, hệ thống ngân hàng cũng đẩy mạnh việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ mới, hiện đại như: thẻ thanh toán, thẻ tín dụng,… nhằm tăng thêm tiện ích đến với khách hàng. Các ngân hàng, cả trong nước và nước ngoài, cùng đẩy mạnh hợp tác để mở rộng hoạt động kinh doanh như: Ngân hàng Đầu tư & Phát Triển Việt Nam – Ngân hàng TMCP Sài Gòn, SWtandard Chartered Bank – ACB, ANZ – Sacombank,…Và các ngân hàng nước ngoài bắt đầu thâm nhập sau hơn vào thị trường trong nước bằng việc cung cấp một số sản phẩm dịch vụ cao cấp phục vụ cho khách hàng tại Việt Nam. Tình hình huy động vốn tại SCB: Bảng 2.1: Tổng nguồn vốn huy động qua các năm Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng nguồn vốn 1134 2269 4071 (Nguồn: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn) Tổng nguồn vốn năm 2004 đạt 2269 tỷ đồng tăng 100,7% so với năm 2003, năm 2005 đạt 4071 tỷ đồng tăng 79,42% so với năm 2004. Trong năm SCB đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp tích cực và hiệu quả như: đẩy mạnh công tác tiếp thị và thực hiện các chính sách khuyến mãi phong phú hấp dẫn, mang tính xã hội cao, nên làm cho nguồn vốn huy động của SCB tăng lên. Biểu đồ 2.1 Đến ngày 31/12/2005, tổng nguồn vốn của từng Ngân hàng TMCP Sài Gòn đạt 4.071 tỷ đồng, tăng 1.778 tỷ đồng ( tương đương 77,53%) so với đầu năm, đạt 131,68% kế hoạch cả năm đề ra. Bao gồm: + Vốn điều lệ: Đến cuối năm 2005 của SCB là 217,8 tỷ đồng, tăng 121,8 tỷ ( + 81,19 %) so với đầu năm. Trong năm, SCB đã hai lần thực hiện tăng vốn điều lệ: từ 150 tỷ lên 250 tỷ đồng (từ việc phát hành cổ phiếu) và từ 250 tỷ đồng lên 271,8 tỷ ( từ nguồn Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ). Việc phát hành cổ phiếu không chỉ tăng vốn điều lệ cho ngân hàng mà còn mang lại một khoản thặng dư dùng để dự trự bổ sung vốn điều lệ. Nhờ vậy, các tỷ lệ về an toàn vốn trong hoạt động của Ngân hàng dược cải thiện đáng kể. Năng lực tài chính tăng lên, hoạt động cùa SCB cũng khởi sắc. Tuy nhiên, do Đại hội cổ đông thường niên 2004 đến đầu tháng 7/2005 mới tổ chức được nên việc tăng vốn đợt 1 kéo dài đến cuối quý 3/2005 mới hoàn tất, do đó trong những tháng đầu năm 2005 hoạt động của SCB gặp không ít khó khăn về căn đối vốn, gây áp lực lớn về tăng trưởng và lợi nhuận trong những tháng cuối năm. + Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế - dân cư: 1.616 tỷ đồng, tăng hơn 219 tỷ đồng (15,8%) so với đầu năm, đạt 78,7 % kế hoạch cả năm. Trong đó: Theo loại hình kinh tế: Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: 328,9tỷ đồng, giảm hơn 158 tỷ (32,6%) so với đầu năm, đạt 51,8 % kế hoạch năm. Tiền gửi dân cư: 1.278 tỷ đồng, tăng 379 tỷ (26, 9%) so với đầu năm, đạt 90,8 % kế hoạch năm. Theo loại tiền: Tiền gửi VND: 1.380 tỷ đồng, tăng gần 229 tỷ (19, 88%) so với đầu năm. Tiền gửi bằng ngoại tệ và vàng quy đổi: 236 tỷ đồng, giảm 9 tỷ (3, 75%) so vớ đầu năm. Tiền gửi từ 12 tháng trở lên: 847 tỷ đồng. Tăng 314 tỷ (58,91%) so với đầu năm, đạt 97,81% kế hoạch năm. + Vốn liên ngân hàng: 2.012 tỷ đồng, tăng 1.350 tỷ (58,91%) so với đầu năm, vượt kế hoạch cả năm 187,5%.Trong đó, nhận vốn liên ngân hàng ròng 1.803 tỷ đồng. Bảng 2.2: Tình hình tăng trưởng nguồn vốn huy động năm 2005 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 12/04 1/05 2/05 3/05 4/05 Tổng vốn huy động 2059 2108 2051 2089 2118 Tiền gởi TCKT 488 427 386 341 297 Tiền gởi tiết kiệm 909 996 1043 1097 1111 Tiền gới liên ngân hàng 662 684 621 652 708 5/05 6/05 7/05 8/05 9/05 10/05 11/05 12/05 2132 2283 2455 2450 2532 2689 3150 3629 306 424 342 289 271 288 294 329 1726 1119 1117 1141 1108 1190 1239 1288 7oo 740 796 1020 1153 1211 1617 1012 (Nguồn: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn) Biểu đồ 2.2: Nhìn vào biểu đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuyen đe tot nghiep.doc
  • docKết luận.doc
  • doclời cảm ơn trường.doc
  • doctrang bia.doc
Tài liệu liên quan