Nhà nước và kinh tế ngoài quốc doanh (KTNN và KTNQD)- trong đó bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn (Co TNHH), công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, tập thể và những đối tượng khác. Năm 2002 thành phần KTNN có mức dư nợ bq ngắn hạn 915.132 triệu đồng trong đó NQH bq là 8.530 triệu đồng, chiếm 68,75% trên tổng số NQH bq ngắn hạn, tuy nhiên so với dư nợ bq của thành phần kinh tế này thì nó chỉ chiếm 0,93%, có nghĩa là bình quân trong 100 đồng dư nợ ngắn hạn thì chỉ có 0,93 đồng NQH. Với tỉ lệ như vậy có thể thấy rằng thành phần này có rủi ro rất thấp. Đối với thành phần KTNQD năm 2002, dư nợ bq của thành phần kinh tế này là 99.863 triệu đồng trong đó NQH bq có giá trị 3.877 triệu đồng tương đương với tỉ trọng 31,25% NQH bq ngắn hạn, và chiếm 3,88% so với dư nợ bq của thành phần này. Như vậy, nếu so sánh tỷ lệ NQHbq/dư nợ bq thì thành phần KTNQD có tỷ lệ cao hơn nhiều so với KTNN (gấp 4,17 lần), điều đó đồng nghĩa với việc rủi ro tín dụng ngắn hạn của bộ phận này cũng cao hơn.
53 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1784 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rì và phát huy hơn nữa trong thời gian tới.
4. Tình hình đảm bảo tiền vay:
Bảng 5: TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO TIỀN VAY TẠI CHI NHÁNH
TRONG HAI NĂM 2002-2003:
Đvt: triệu đồng
Năm 2002
Năm 2003
2003/2002
Số tiền
Tỉ lệ (%)
Số tiền
Tỉ lệ (%)
Số tiền
Tỉ lệ (%)
1.Dư nợ
1.231.189
100
1.385.600
100
154.411
12,54
- Đảm bảo bằng tài sản
- Đảm bảo không bằng tài sản
243.283
987.906
19,76
80,24
291.253
1.094.347
21,02
78,98
47.970
106.441
19,72
10,77
2. Nợ quá hạn
19.774
100
11.901
100
-7.873
-39,82
- Đảm bảo bằng tài sản
- Đảm bảo không bằng tài sản
3.658
16.116
18,50
81,50
2.799
9.102
23,52
76,48
-859
-7.014
-23,48
-43,52
3. Tỉ lệ nợ quá hạn
1,61
0,86
-0,75
-46,58
- Đảm bảo bằng tài sản
- Đảm bảo không bằng tài sản
1,50
1,63
0,96
0,83
-0,54
-0,8
-36,00
-49,08
Hoạt động của ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro, do đó ngân hàng chỉ có thể hạn chế, kiểm soát ở mức độ cho phép những rủi ro có thể xảy tra nhằm bảo vệ số tiền gửi của khách hàng. Một trong những biện pháp bảo đảm an toàn cho ngân hàng đó là cho vay dựa trên cơ sơ tài sản đảm bảo để giảm thiểu rủi ro.
Đảm bảo không bằng tài sản là hình thức đảm bảo dựa vào uy tín, năng lực sử dụng vốn, năng lực tài chính của người vay vốn hay tính khả thi của dự án. Đối với hình thức đảm bảo bằng tài sản thì tài sản đảm bảo tiền vay có thể là tài sản của khách hàng vay, hoặc là tài sản hình thành từ vốn vay hoặc tài sản của bên bảo lãnh. Tuỳ từng đối tượng khách hàng mà ngân hàng có thể sử dụng loại hình đảm bảo nào ( thế chấp, cầm cố, hay bảo lãnh).
Qua bảng số liệu, ta thấy dư nợ của năm 2003 cao hơn so với năm 2002, trong đó dư nợ của hình thức đảm bảo bằng tài sản có xu hướng tăng lên còn hình thức đảm bảo không bằng tài sản có xu hướng giảm xuống, cụ thể như sau:
Dư nợ của hình thức đảm bảo bằng tài sản tăng từ 243.283 triệu đồng năm 2002 lên 291.253 triệu đồng năm 2003, đạt tốc độ tăng 19,72%. Trong khi đó, dư nợ của hình thức không đảm bảo bằng tài sản giảm từ 80,24% dư nợ (năm 2002) xuống còn 78,98% dư nợ (năm 2003). Như vậy có thể thấy ngân hàng rất chú trọng đến hình thức cho vay có đảm bảo bằng tài sản. Với hình thức này, nó cho phép ngân hàng thiết lập cơ sở kinh tế và pháp lý để ngân hàng có được một nguồn thu nợ hợp pháp thứ hai từ một tài sản cụ thể ngoài nguồn thu nợ chính thức. Có thể coi đây là một trong những biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu rủi ro.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỉ lệ NQH rất khả quan, nếu năm 2002 tỉ lệ này là 1,61% thì đến cuối năm 2003 chỉ còn 0,86%, với tốc độ giảm là 46,58%. Trong đó hình thức đảm bảo bằng tài sản giảm với tốc độ 36,00% và hình thức đảm bảo không bằng tài sản giảm với tốc độ 49,08%. Kết quả này có được là cả một sự nỗ lực của ngân hàng trong việc thu hút khách hàng mới, giữ khách hàng cũ (khách hàng tốt), nâng cao chất lượng sản phẩm: cải tiến quy trình cho vay, giao dịch một cửa nhanh gọn, năng động, hiệu quả... Đồng thời tích cực trong việc thu hồi nợ cũ và hạn chế phát sinh nợ mới để làm sao dư nợ tăng mà NQH phải giảm.
Nhìn chung, tình hình dư nợ của ngân hàng là khả quan, cho vay có đảm bảo bằng tài sản không ngừng tăng, yếu tố rủi ro phần nào đã được hạn chế.
V. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHCT ĐÀ NẴNG TRONG HAI NĂM 2002-2003:
1.Tình hình rủi ro chung
Trong những năm qua, ngân hàng được đánh giá là hoạt động có hiệu quả, NHCT Đà Nẵng là một trong hai Ngân hàng Thương mại Quốc doanh trên địa bàn được xếp ngân hàng loại một. Công tác tín dụng năm qua tại ngân hàng đã có những chuyển biến tích cực. Ngân hàng đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau cho vay - thực hiện đúng cơ chế tín dụng. Từ đó, chất lượng tín dụng không ngừng được nâng lên, dư nợ tăng trưởng lành mạnh, nợ quá hạn giảm. Tình hình cụ thể của ngân hàng, ta hãy xem xét qua bảng sau:
Bảng 6 TÌNH HÌNH DƯ NỢ bq , NỢ QUÁ HẠN bqVÀ NỢ KHÓ ĐÒI bq CỦA TÍN DỤNG NGẮN HẠN VÀ TRUNG DÀI HẠN
Chỉ tiêu
2002
2003
Chênh lệch
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Tỉ lệ%
1. Dư nợ bq
Tr.đ
1.231.189
1.385.600
154.411
12,54
- Ngắn hạn
1.014.995
1.079.495
- Trung dài hạn
216.144
306.105
2. Nợ quá hạn bq
Tr.đ
19.774
11.901
-7.873
-39,82
- Ngắn hạn
12.407
7.479
- Trung dài hạn
7.367
4.422
3. Nợ khó đòi bq
Tr.đ
2.154
320
-1.834
-85,14
- Ngắn hạn
1.747
228
- Trung dài hạn
407
92
4. NQH bq/DN bq
%
1,61
0,86
-0,75
-46,58
- Ngắn hạn
1,22
0,69
- Trung dài hạn
3,41
1,44
5. NKĐ bq/NQH bq
%
10,89
2,69
-8,20
-75,30
- Ngắn hạn
14,08
3,05
- Trung dài hạn
5,52
2,08
Qua bảng trên, ta khẳng định một điều rằng rủi ro tín dụng luôn tồn tại, các khoản tín dụng luôn tiềm ẩn rủi ro. Đó là hiện thực khách quan. Rủi ro tín dụng như trình bày ở phần Lý luận là rủi ro khách hàng không trả được nợ đúng, đầy đủ khi đến hạn, được biểu hiện qua nợ quá hạn bình quân (NQH bq) và nợ khó đòi bình quân (NKĐ bq)
Qua hai năm, NQH bq, NKĐbq mặc dù có tồn tại nhưng đã có xu hướng giảm mạnh. Cụ thể năm 2002, NQH bq là 19.774 triệu đồng, năm 2003 là 11.901 triệu đồng. Như vậy NQHbq đã giảm về mặt tuyệt đối 7.873 triệu đồng tương ứng với số tương đối là 39,82%, trong đó có sự giảm đều của cả NQH bq ngắn hạn và trung dài hạn. NQH bq ngắn hạn năm 2002 là 12.407 triệu đồng chiếm 62,74% trên nợ NQH bq, NQH bq trung dài hạn có giá trị 7.367 triệu đồng, chiếm 37,26% trên NQH bq. Như vậy, NQH bq tập trung chủ yếu trong lĩnh vực cho vay ngắn hạn, điều này cũng dễ hiểu vì lĩnh vực này có mức dư nợ lớn nhất là 1.014.995 triệu đồng (năm 2002). Thông thường, lĩnh vực nào có dư nợ cho vay lớn thì rủi ro hàm chứa lớn.
Cuối năm 2003, NQH bq cả hai bộ phận này đều giảm xuống còn 7.479 triệu đồng NQH bq ngắn hạn, tương ứng với mức giảm 4.928 triệu đồng, tức là 39,72% và 4.422 triệu đồng NQH bq trung và dài hạn, tương ứng với mức giảm 2.945 triệu đồng, tức giảm 39,98% so với năm 2002 – chất lượng tín dụng có khả quan hơn. Đây là điều đáng mừng của ngân hàng .
NQH bq được chia làm ba loại: NQH bq dưới 6 tháng, NQH bq từ 6-12 tháng và NQH bq trên 12 tháng trong đó NQH bq trên 12 tháng được coi là NKĐ bq. Năm 2002, NKĐ bq có giá trị 2.154 triệu đồng gồm 1.747 triệu đồng NKĐ bq ngắn hạn và 407 triệu đồng NKĐ bq trung dài hạn, đến cuối năm 2003, NKĐ bq chỉ còn 320 triệu đồng, trong đó 228 triệu đồng NKĐ bq ngắn hạn và 92 triệu đồng NKĐ bq trung dài hạn. Như vậy, so với 2002, NKĐ bq đã giảm một lượng 1.834 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm 85,14%. Rõ ràng đây là một thành quả rất lớn của Chi nhánh, một lượng lớn NKĐ bq đã được thu và hạn chế đến mức thấp nhất NKĐ bq phát sinh trong năm 2003 .
NQH bq giảm mạnh trong khi dư nợ lại tăng, chính sự biến động ngược chiều này làm cho tỉ lệ NQH bq giảm xuống một cách nhanh chóng. Năm 2002, tỉ lệ này là 1.61%; năm 2003 chỉ còn 0,86% giảm 0,75% với tốc độ 46,58%. Hiện tại, cứ 100 đồng dư nợ bq thì ngân hàng có 0,86 đồng NQH bq. So với các Ngân hàng Thương mại khác thì đây là con số lý tưởng .
Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung thường xuyên xảy ra các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính tiền tệ, đã có tác động nhất định đến hoạt động của các doanh nghiệp trong nước. Chi nhánh NHCT Đà Nẵng với đối tượng cho vay chủ yếu là các doanh nghiệp, công ty TNHH, cổ phần nên không tránh khỏi rủi ro. Nhưng hiện tại, tỉ lệ NQH bq của ngân hàng được đánh giá là thấp. Điều này chứng tỏ sự thành công của ngân hàng khi thực hiện cho vay có chọn lọc, theo quan điểm tăng trưởng dư nợ đi đôi với việc an toàn lành mạnh tài chính, công tác thu hồi nợ được ngân hàng chú trọng, quan tâm nhiều, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao.
Việc loại trừ hoàn toàn những rủi ro này là không thực tế mà vấn đề đặt ra ở đây là phải tiến hành nghiên cứu phân tích thực trạng và nguyên nhân để hạn chế tới mức thấp nhất, cải thiện hơn nữa việc kinh doanh của mình. Đây là nghệ thuật thể hiện " tài cán" trong kinh doanh của mỗi ngân hàng .
2. Rủi ro tín dụng trong ngắn hạn
Tín dụng là nghiệp vụ hàng đầu có ý nghĩa quan trọng, quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Và tín dụng ngắn hạn là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại bởi khả năng thu hồi vốn nhanh, đảm bảo nguồn vốn và cho vay mới. Đối với NHCTVN Chi nhánh Đà Nẵng cũng vậy, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu cho vay và nó mang tính chất quyết định đến lợi nhuận của ngân hàng trong hoạt động cho vay này.
a) Phân tích theo thành phần kinh tế:
Bảng 7: BẢNG PHÂN TÍCH NQH, NKĐ CỦA CHO VAY NGẮN HẠN
THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
Đvt: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
DNbq
NQH bq
NQHbq/ DNbq(%)
NKĐ bq
NKĐbq/ NQHbq (%)
- KTNN
- KTNQD
915.132
99.863
8.530
3.877
0,92
3,88
1.123
624
13,17
16,10
Tổng
1.014.995
12.407
1,22
1.747
14,08
- KTNN
- KTNQD
885.075
194.420
5.914
1.565
0,67
0,81
171
57
2,89
3,64
Tổng
1.079.495
7.479
0,69
228
3,05
Chênh lệch
-KTNN
-KTNQD
-30.057
94.557
-2.616
-2.312
-0,26
-3,07
-952
-567
-10,28
-12,46
Tốc độ tăng giảm
(%)
- KTNN
- KTNQD
-3,28
94,69
-30,67
-59,63
-27,96
-79,12
-84,77
-90,87
-78,06
-77,39
Khách hàng của ngân hàng có thể chia làm hai thành phần kinh tế chính: kinh tế Nhà nước và kinh tế ngoài quốc doanh (KTNN và KTNQD)- trong đó bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn (Co TNHH), công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, tập thể và những đối tượng khác. Năm 2002 thành phần KTNN có mức dư nợ bq ngắn hạn 915.132 triệu đồng trong đó NQH bq là 8.530 triệu đồng, chiếm 68,75% trên tổng số NQH bq ngắn hạn, tuy nhiên so với dư nợ bq của thành phần kinh tế này thì nó chỉ chiếm 0,93%, có nghĩa là bình quân trong 100 đồng dư nợ ngắn hạn thì chỉ có 0,93 đồng NQH. Với tỉ lệ như vậy có thể thấy rằng thành phần này có rủi ro rất thấp. Đối với thành phần KTNQD năm 2002, dư nợ bq của thành phần kinh tế này là 99.863 triệu đồng trong đó NQH bq có giá trị 3.877 triệu đồng tương đương với tỉ trọng 31,25% NQH bq ngắn hạn, và chiếm 3,88% so với dư nợ bq của thành phần này. Như vậy, nếu so sánh tỷ lệ NQHbq/dư nợ bq thì thành phần KTNQD có tỷ lệ cao hơn nhiều so với KTNN (gấp 4,17 lần), điều đó đồng nghĩa với việc rủi ro tín dụng ngắn hạn của bộ phận này cũng cao hơn.
Trong 12.407 triệu đồng NQH bq ngắn hạn năm 2002 có 1.747 triệu đồng NKĐ bq trong đó KTNN là 1.123 triệu đồng, chiếm 64,28%, và KTNQD là 624 triệu đồng, chiếm 35,72 %.
Chất lượng tín dụng hay mức độ rủi ro tín dụng được đo lường, thể hiện ở tỉ lệ NQHbq/DNbq, NKĐbq /NQHbq. Năm 2002 tỉ lệ NQHbq/DNbq (gọi tắt là tỉ lệ NQH bq) là 1,22%, tỉ lệ NKĐbq/NQHbq (tỉ lệ NKĐbq) là 14,08%. Có thể nói rằng mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng không cao vì thông thường thì tỉ lệ NQH bq <3% được coi như an toàn. Còn NKĐ bq mặc dù chiếm tỷ trọng khá cao trong NQH bq nhưng ngược lại NQH bq lại chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dư nợ bq, do vậy nếu so với dư nợ bq thì NKĐ bq như vậy là không đáng kể.
Hiện nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, các công ty, doanh nghiệp không ngừng ra đời và phát triển, vốn là nhu cầu không thể thiếu của những đối tượng này. Đây là một thị trường đầy tiềm năng, là cơ hội chuyển hướng kinh doanh của các ngân hàng. Xác định được xu hướng này, trong định hướng hoạt động của Chi nhánh trong thời gian tới rất chú trọng đến thành phần KTNQD. Và bước đầu đã đạt được những thành công khá khả quan khi dư nợ bq ngắn hạn của thành phần này không ngừng tăng, năm 2003 đạt 194.420 triệu đồng, tăng 94,69% so với 2002.
Quy mô tín dụng bq ngắn hạn năm 2003 của ngân hàng đạt 1.079.495 triệu đồng, tăng 6,36% so với 2002, tuy nhiên dư nợ bq của thành phần KTNN lại không tăng chứng tỏ trong năm qua ngân hàng không mở rộng quan hệ thêm đối với đơn vị doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Điều này cũng dễ hiểu bởi trong định hướng hoạt động của mình Chi nhánh cũng đã chủ trương ưu tiên đẩy mạnh cho vay đối với thành phần KTNQD vì đây là những đối tượng đầy tiềm năng. Điều đáng mừng ở đây là tỷ lệ nợ NQH bq đã giảm với tốc độ rất nhanh nhờ sự biến động ngược chiều giữa dư nợ bq và NQH bq. Cụ thể dư nợ tăng với tốc độ 6,36% thì NQH bq đã giảm với tốc độ 39,72%. Trong đó có sự giảm đều của các thành phần kinh tế mặc dù với tốc độ giảm khác nhau: KTNN giảm 2.616 triệu đồng, tương ứng với tốc độ 30,67%; KTNQD giảm 2.312 triệu đồng tương ứng với tốc độ 59,63%. Từ đó tỉ lệ NQH bq giảm và chỉ còn 0,69%. Trong đó thành phần KTNN còn 0,67%, thành phần KTNQD còn 0,81%.
Đối với NKĐ bq cũng giảm một lượng đáng kể và hiện chỉ còn 228 triệu đồng năm 2003, giảm 1.519 triệu đồng, tương ứng với tốc độ 86,95%, trong đó chủ yếu là nhờ sự giảm NQH bq của thành phần KTNN: Giảm từ 1.123 triệu đồng xuống còn 171 triệu đồng, tức giảm một lượng là 952 triệu đồng tương ứng với tốc độ 84,77%, bên cạnh đó KTNQD cũng giảm một lượng 567 triệu đồng tương ứng với tốc độ 90,87%.
Tỉ lệ NKĐbq/NQHbq cũng giảm và chỉ còn 3,05% (giảm với tốc độ 78,34%) trong đó tỉ lệ NKĐ bq của thành phần KTNN giảm với tốc độ 78,06%, KTNQD là 77,39%.
Để đạt được kết quả như trên phải kể đến sự quan tâm tới công tác kiểm tra nội bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng, thanh tra chuyên trách kiểm tra theo định kỳ. Hàng ngày, qua cân đối vốn kinh doanh, nếu trên bảng cân đối phát sinh NQH rơi vào cán bộ tín dụng (CBTD) nào cho vay thì CBTD đó giải trình và đôn đốc người vay thu xếp để trả nợ vay ngân hàng. Do CBTD bám sát khách nợ, sự kiểm tra đôn đốc kịp thời của ban lãnh đạo, nên nếu có trường hợp nào phát sinh NQH thì chỉ sau một thời gian ngắn người vay sẽ trả hết nợ NQH cho ngân hàng. Như vậy, với nỗ lực phấn đấu giảm thấp rủi ro ngân hàng đã đưa NQH bq, NKĐ bq ngày càng giảm thấp, huy vọng rằng thành quả này sẽ được tiếp tục phát huy hơn nữa.
b) Phân tích theo ngành nghề
Hiện nay, cơ cấu cho vay theo ngành nghề của ngân hàng bao gồm hai ngành cơ bản: thương mại dịch vụ (TMDV) và công nghiệp. Cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 8 : BẢNG PHÂN TÍCH NQH, NKĐ CỦA CHO VAY NGẮN HẠN THEO NGÀNH
Đvt : triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
DN bq
NQH bq
NKĐ bq
Tỉ lệ NQHbq%
Tỉ lệ NKĐbq %
1. Công nghiệp
2. Thương mại-dịch vụ
3. Xây dựng
102.819
880.001
32.175
761
11.218
428
35
1.685
27
0,74
1,28
1,33
4,60
15,02
6,31
Tổng
1.014.995
12.407
1.747
1,22
14,08
1. Công nghiệp
2. Thương mại-dịch vụ
3. Xây dựng
94.456
938.405
46.634
444
6.799
236
9
219
0
0,47
0,72
0,51
2,03
3,22
0
Tổng
1.079.495
7.479
228
0,69
3,05
Chênh lệch
1. Công nghiệp
2.Thương mại- dịch vụ
3.Xây dựng
-8.363
58.404
14.459
-317
-4.419
-192
-26
-1.466
-27
-0,27
-0,56
-0,82
-2,57
-11,80
-6,31
Tốc độ tăng%
1. Công nghiệp
2. Thương mại-dịch vụ
3.Xây dựng
-8,13
6,64
44,94
-41,66
-39,39
-44,86
-74,26
-87,00
-100
-36,49
-43,75
-61,65
-55,87
-78,56
-100
Qua bảng trên ta thấy ngành thương mại dịch vụ (TM-DV) có dư nợ bq chiếm tỉ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ bq ngắn hạn, năm 2002 đạt 880.001 triệu đồng chiếm 86,70% còn ngành công nghiệp đạt mức 102.819 triệu đồng tương ứng 10,13%. NQH bq ngắn hạn năm 2002 là 12.407 triệu đồng trong đó NQH bq của TM-DV đã có 11.218 triệu đồng chiếm 90,42% trong khi công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 9,58% NQH bq ngắn hạn. Mặc dù vậy, tỉ lệ NQH bq các ngành cũng không chênh lệch nhau nhiều lắm. Cụ thể: tỉ lệ NQH bq của ngành TM-DV là 1,28%, ngành công nghiệp 0,74%, còn của xây dựng là 1,33%.
Sở dĩ NQH bq của ngành TM-DV cao như vậy là do trong kinh doanh mua bán hiện nay người ta rất ít áp dụng hình thức thanh toán ngay (giao hàng xong là nhận tiền), mà người ta thường sử dụng hình thức thanh toán sau, thanh toán gối đầu (tức là tiền hàng của đợt giao hàng thứ nhất chỉ được thanh toán khi bán xong và nhận đợt giao hàng thứ hai). Do đó đối với các doanh nghiệp có khả năng tài chính yếu thì rất dễ dẫn đến tình trạng NQH. Với những khách hàng này không thể xếp họ vào thành phần những khách hàng xấu bởi họ không hề cố ý gây ra. Mặc khác, đây thường là những khoản nợ ngắn hạn (dưới 6 tháng) nên khả năng thu hồi vốn là rất cao.
Đối với NKĐ bq cũng vậy, ngành công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 3,55%, còn lại là của ngành TM-DV với 96,45%, do đó ngành TM-DV là ngành có tỉ lệ NKĐ bq (14,70%) cao hơn so với ngành công nghiệp (4,60%) và xây dựng (6,31%).
Sang năm 2003, tình hình đã có nhiều khả quan hơn khi dư nợ bq tăng, thì NQH bq đã giảm với một lượng rất đáng kể. Điều đó giúp cho tỉ lệ NQH bq của cả hai ngành đều giảm xuống. Cụ thể: dư nợ bq tăng 6,36% còn NQH giảm xuống còn 7.479 triệu đồng trong đó ngành TM-DV là 6.799 triệu đồng, giảm 39,39%, ngành công nghiệp là 444 triệu đồng, giảm 41,66%, xây dựng là 236 triệu đồng, giảm 44,86%.
NKĐ bq giảm mạnh và chỉ còn 228 triệu đồng, tương đương với tốc độ 86,95%, ngành TM-DV giảm 1.466 triệu đồng với tốc độ 87,00%, ngành công nghiệp giảm 26 triệu đồng với tốc độ 74,28%, ngành xây dựng không còn NKĐ bq. Như vậy, cùng với sự giảm mạnh của NQH bq, NKĐ bq đã làm cho tỉ lệ NQH bq, NKĐ bq giảm nhanh. Cụ thể: tỉ lệ NQH bq của ngành TM-DV giảm từ 1,28% xuống còn 0,72% giảm với tốc độ 43,75%, ngành công nghiệp giảm từ 0,74 xuống còn 0,47%, giảm với tốc độ 36,49%, xây dựng giảm 61,65%. Tỉ lệ NKĐ bq /NQH bq ngành công nghiệp giảm còn 2,03% với tốc độ 55,87%; ngành TM-DV giảm còn 3,22% với tốc độ 78,56%.
Năm 2003, ngân hàng đã có những giải pháp tích cực trong việc thu hồi nợ, thu lãi. Song, NQH giảm cũng phải kể đến sự bám sát tình hình hoạt động của từng đơn vị vay vốn của CBTD và họ đã cho gia hạn kịp thời. Hầu hết các khoản nợ ngân hàng đều được gia hạn nếu trong trường hợp cho phép (nghĩa là còn được phép gia hạn nợ ).
Tóm lại, NQH, NKĐ theo ngành có giảm và chiếm chủ yếu vẫn là ngành TM-DV. Đối với ngành này, rủi ro xảy ra đa số vẫn là nguyên nhân khách quan.
c) Phân tích theo khả năng thu hồi vốn
Bảng 9 : BẢNG PHÂN TÍCH NQH, NKĐ CỦA CHO VAY NGẮN HẠN
THEO KHẢ NĂNG THU HỒI VỐN
Đvt: triệu đồng
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
ST
TT(%)
ST
TT(%)
ST
TL(%)
1. NQH dưới 6 tháng
10.470
84,39
7.251
96,95
-3.219
-30,75
2. NQH từ 6-12 tháng
190
1,53
-
-
-190
-100
3. NQH trên 12 tháng
1.747
14,08
228
4,37
-1.519
-86,95
Tổng
12.407
100
7.479
100
-4.928
-39,72
Theo quan niệm của các nước thì NQH được gọi chung là nợ xấu, khi tỉ lệ này của một ngân hàng lên đến 5% tổng dư nợ thì được coi là báo động. Ở nước ta thường gọi là NQH trong đó còn được phân chia ra làm các loại: nợ khê đọng, nợ khó đòi... với các khoảng thời gian quá hạn là trên 360 ngày, trên 180 ngày và trên 90 ngày (dưới 6 tháng)
NQH dưới 6 tháng được coi là NQH bình thường và có thể chấp nhận được trong kinh doanh hiện nay. Những khoản NQH này phát sinh do trong điều kiện kinh doanh mua bán hiện nay, việc thanh toán tiền-hàng thường không đồng thời với quá trình giao hàng mà thanh toán theo kiểu thanh toán sau, thanh toán “gối đầu” ( khi giao hàng lần thứ hai thì mới thanh toán tiền hàng cho lần thứ nhất), do đó đối với các đơn vị có vay vốn ngân hàng thì rất dễ xảy ra tình trạng quá hạn. Hoặc cũng có thể ngân hàng định kỳ hạn cho vay không đúng nhu cầu vay vốn của khách hàng, đến thời hạn trả nợ nhưng vì chưa thu được vốn về nên khách hàng chưa trả được nợ là điều tất yếu. Đối với những khoản nợ này, ngân hàng có khả năng thu hồi được rất cao- nguy cơ mất vốn ít.
Đối với Chi nhánh NHCT Đà Nẵng NQH bq của ngân hàng tập trung chủ yếu ở khoảng thời gian dưới 6 tháng, năm 2002 là10.470 triệu đồng chiếm 84,39% và 7.251 triệu đồng năm 2003, chiếm 96,95%. Ta thấy NQH bq dưới 6 tháng giảm 3.219 triệu đồng tương ứng với tốc độ 30,75% mà tỉ trọng vẫn tăng. Đây là điều kiện tốt để thu hồi dễ hơn, biểu hiện đáng mừng của ngân hàng .
NQH bq từ 6-12 tháng được coi là nợ khê đọng đã tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, có khả năng chuyển thành nợ khó đòi. Nếu khoản này cao, nguy cơ mất vốn của ngân hàng là rất lớn. NQH bq từ 6-12 tháng năm 2002:190 triệu đồng chiếm tỉ trọng 1,53%, năm 2003, khoản nợ khê đọng này không còn nữa. Đó là kết quả của việc ngân hàng đã tiến hành thu lãi hàng tháng để tránh lãi chất chồng gây khó khăn cho việc thu hồi và tiến hành thu nợ theo thời hạn nợ quy định ghi trên sổ vay vốn. Tuy nhiên, nếu khách hàng khó khăn, ngân hàng xét gia hạn nợ nếu đủ điều kiện. Có thể NQH giảm một phần do ngân hàng đã gia hạn nợ cho khách hàng. Đó cũng là một biện pháp không để nợ dây dưa sang nợ quá hạn trên 12 tháng.
Qua bảng trên, NQH bq trên 12 tháng đã giảm với tốc độ rất cao là 86,95% từ 1.747 triệu đồng (chiếm 14,08%) năm 2002 xuống còn 228 triệu đồng (chiếm 3,05%) năm 2003. Bên cạnh đó tỷ trọng NQH bq trên 12 tháng cũng không ngừng giảm, từ 14,08% năm 2002 xuống còn 3,05% năm 2003 - điều đó chứng tỏ khả năng mất vốn của ngân hàng đã được hạn chế ở mức thấp thấp. Đối với khoản nợ này thì đã được xem là khó đòi nên ngân hàng khó thu hồi. Nhưng ở ngân hàng, NKĐ bq lại giảm đi. Có lẽ một phần do ngân hàng thu hồi được nợ còn phần lớn là do ngân hàng tiến hành xử lý theo chủ trương của Chính phủ, của ngân hàng cấp trên. Nhưng bằng cách nào đi nữa thì NKĐ bq giảm là đáng mừng. Và bằng những biện pháp thu nợ triệt để hơn nữa ngân hàng nên hạ thấp con số này - như vậy rủi ro mới được đẩy lùi nhanh chóng.
3. Rủi ro tín dụng trung và dài hạn:
Ngoài việc mở rộng đa dạng hoá các lĩnh vực cho vay ngắn hạn, trong năm qua ngân hàng đã và đang cố gắng mở rộng cho vay trung và dài hạn, nâng dần tỉ trọng cho vay trung và dài hạn lên để phù hợp với tình hình chung hiện nay.
a) Phân tích NQH, NKĐ cho vay trung dài hạn theo thành phần kinh tế
Bảng 10 : BẢNG PHÂN TÍCH NQH, NKĐ CHO VAY TRUNG DÀI HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
Đvt : triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
DN bq
NQH bq
NQHbq/ DNbq
(%)
NKĐbq
NKĐbq/ NQHbq
(%)
- KTNN
- KTNQD
170.127
46.017
3.567
3.800
2,10
8,26
163
244
4,57
6,42
Tổng
216.144
7.367
3,41
407
5,53
- KTNN
- KTNQD
220.487
85.618
2.098
2.324
0,95
2,71
-
92
-
3,96
Tổng
306.105
4.422
1,45
92
2,08
Chênh lệch
-KTNN
-KTNQD
50.360
39.601
-1.469
-1.476
-1,15
-5,55
-163
-152
-4,57
-2,46
Tốc độ tăng giảm
(%)
- KTNN
- KTNQD
29,60
86,06
-41,18
-38,84
-58,76
-67,19
-100
-62,30
-100
-38,32
Qua bảng trên ta thấy, cho vay trung dài hạn bq tại Chi nhánh có số lượng thấp, năm 2002 là 216.144 triệu đồng (chỉ bằng 1/5 dư nợ bq ngắn hạn) trong đó thành phần KTNN 170.127 triệu đồng, chiếm 78,71% và khu vực KTNQD 64.017 triệu đồng, chiếm 21,29%. Vì vậy NQH bq của cho vay trung dài hạn cũng thấp 7.367 triệu đồng, nhỏ hơn so với NQH bq cho vay ngắn hạn. Nhưng ta lại thấy tỉ lệ NQH bq của cho vay trung dài hạn lại cao hơn so với tỉ lệ NQH bq của cho vay ngắn hạn. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi vì về khách quan thì rủi ro tín dụng luôn tỉ lệ thuận với kì hạn của tín dụng, một khoản vay có thời hạn càng dài thì khả năng rủi ro sẽ càng cao. Ở đây ta thấy tỉ lệ NQH bq của cho vay trung dài hạn là 3,41%, đây vẫn là tỉ lệ NQH an toàn (theo quy định thì tỉ lệ NQH dưới 3% dư nợ được coi là an toàn) - Như vậy đây cũng là một kết quả không tồi.
Đối với NQH bq, trong 7.367 triệu đồng NQH bq của năm 2002, thành phần KTNN có 3.567 triệu đồng với tỉ trọng 48,42%, tỉ lệ NQH bq là 2,10%, còn lại là khu vực KTNQD với tỉ lệ NQH bq là 8,26%. Về NKĐ bq, thành phần KTNN có 163 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 40,05%, với tỉ lệ NKĐ bq là 4,57%; KTNQD có 244 triệu đồng NKĐ bq chiếm tỉ trọng 59,95% với tỉ lệ NKĐ bq là 6,42%.
Nhìn vào NQH bq và tỉ lệ NQH bq, ta thấy thành phần KTNN có rủi ro rất thấp mà rủi ro chủ yếu tập trung ở khu vực KTNQD. Sở dĩ xảy ra tình trạng trên một phần là do năm 2002 là năm xảy ra những biến động lớn trên thị trường tài chính thế giới, nhất là việc lãi suất Đôla Mỹ trên thị trường quốc tế giảm xuống đến mức tối thiểu. Lãi suất của FED giảm từ 1,75% (đầu năm) xuống còn 1,25% (từ ngày 6-11-2002), thấp nhất trong vòng 41 năm qua. Ba loại lãi suất đồng euro của ECB cũng bị cắt giảm tới 50 điểm từ đầu tháng 12/2002. Trong khi đó lãi suất Đồng Việt Nam thì diễn biến ngược lại, từ đầu năm đến nay có xu hướng tăng dần và thời điểm cuối năm vẫn ở mức cao. Hơn nữa lĩnh vực tín dụng ngoài quốc doanh là thị trường rất sôi động, đầy tiềm năng chưa được khai thác nhưng cũng rất phức tạp, nơi hội tụ nhiều yếu tố bất ngờ và lừa đảo. Đầu tư vốn vào khu vực này nếu không có những giải pháp hữu hiệu dễ dẫn đến NQH, NKĐ, thậm chí bị mất vốn. Vì phần lớn các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh, hộ tư nhân cá thể đều thực hiện mục tiêu lợi nhuận tối đa với bất kỳ giá nào, bằng mọi thủ đoạn trong sản xuất kinh doanh để đạt được mục tiêu đó. Phần lớn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không chấp hành đầy đủ chế độ kế toán, kiểm toán thông tin, báo cáo. Nếu có chăng cũng chỉ là những con số để làm thủ tục vay vốn ngân hàng như dự án sản xuất kinh doanh, luận chứng kinh tế kỹ thuật, báo cáo cân đối tài khoản, thu chi tài chính, hợp đồng kinh tế… đều là con số ghi trên giấy tờ, thường có khoảng cách so với thực tế hoạt động các doanh nghiệp. Đây là tính đặc thù của KTNQD gây khó khăn, nhiễu loạn trong việc thẩm định cho vay. Mặt khác, "năng động" đồng nghĩa với táo bạo, xem thường pháp luật, sử dụng vốn vay sai mục đích nên dễ đưa ngân hàng thành nạn nhân của những món NQH, NKĐ. Điều đó có thể lý giải phần nào
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đà Nẵng.doc