Mục lục:
Trang
Lời mở đầu 7
Chương 1 Lý thuyết chung về phân tích tài chính doanh nghiệp 9
1.1. Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp 9
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp 9
1.1.2. Phân loại doanh nghiệp ở Việt Nam 9
1.1.3. Tài chính doanh nghiệp 13
a. Khái niệm 13
b. Nhiệm vụ 13
c. Đặc điểm 14
d. Vai trò 14
1.1.4. Nội dung quản lý tài chính doanh nghiệp 15
a. Quản lý nguồn vốn 15
b. Quản lý tài sản 16
c. Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm 17
d. Quản lý doanh thu, lợi nhuận 18
1.2. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 19
1.2.1. Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp 20
1.2.2. Chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp 21
1.2.3. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 29
Kết luận chương 1 31
Chương 2 Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa 33
2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa 33
2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành của Công ty 33
a. Lịch sử hình thành 33
b. Quá trình phát triển 33
2.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của Công ty 34
a. Mục tiêu 34
b. Nhiệm vụ 34
c. Ngành nghề kinh doanh 34
2.1.3. Tổ chức bộ máy Công ty 35
a. Hình thức tổ chức 35
b. Cơ cấu tổ chức 35
c. Tổ chức bộ máy tài chính – kế toán của Công ty 37
2.2. Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa 41
2.2.1. Phân tích tình hình nguồn vốn của Công ty 41
a. Phân tích cơ cấu nguồn vốn 41
b. Phân tích diễn biến nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn 46
2.2.2. Phân tích tình hình tài sản của Công ty 54
a. Phân tích cơ cấu tài sản 54
b. Phân tích biến động của tài sản 60
2.2.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn 64
2.2.4. Phân tích tình hình thu nhập, chi phí, lợi nhuận của Công ty 71
a. Phân tích cơ cấu các loại thu nhập, chi phí, lợi nhuận 71
b. Phân tích sự biến động của thu nhập, chi phí, lợi nhuận 78
2.2.5. Phân tích dòng tiền của Công ty 85
a. Phân tích dọc 85
b. Phân tích ngang 90
2.2.6. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính của Công ty 97
a. Phân tích công nợ ngắn hạn của Công ty 97
b. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty 100
c. Phân tích khả năng luân chuyển vốn của Công ty 110
d. Phân tích khả năng sinh lời của Công ty 117
e. Phân tích ROE thông qua các chỉ số Dupont 125
g. Phân tích khả năng tăng trưởng của Công ty 127
2.3. Một số kết luận về tình hình tài chính của Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa 131
2.3.1. Những kết quả đạt được 131
2.3.2. Những mặt còn hạn chế 133
Kết luận chương 2 138
Chương 3 Một số khuyến nghị đối với Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa qua phân tích tình hình tài chính 140
3.1. Nhóm giải pháp cải thiện khả năng thanh toán 140
3.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi phí 142
3.3. Nhóm giải pháp cải thiện dòng tiền 146
3.4. Nhóm giải pháp cải thiện hiệu quả hoạt động 147
Kết luận chương 3 148
Kết luận 149
Tài liệu tham khảo 151
152 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1709 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7% vào năm 2008 nhưng vẫn xấp xỉ mức trung bình ngành, ngược lại, tỷ trọng doanh thu hoạt động tài chính tăng từ 0,031% ở năm 2006 lên 0,092% năm 2008 và thu nhập khác tăng từ 0,022% năm 2006 lên 0,34% vào năm 2008. Qua đây cho thấy đang có một sự chuyển dịch cơ cấu hoạt động kinh doanh, tuy rằng chưa chiếm tỷ trọng lớn nhưng đã chứng tỏ Công ty TBVTYT Thanh hóa đang tích cực đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh của mình. Đây là một xu hướng phù hợp với tình hình hiện nay.
Năm 2007, tuy tỷ trọng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có giảm nhưng giá trị của khoản mục này vẫn tăng đều qua các năm cho thấy chính sách bán hàng của Công ty đang phát huy hiệu quả. Còn tỷ trọng doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm các khoản lãi từ tiền gửi, tiền cho vay tăng do nguyên nhân trong năm 2007, Công ty TBVTYT Thanh hóa đã tăng cường ngân quỹ và dự trữ dưới dạng tiền gửi ngân hàng làm cho khoản mục này trong tổng tài sản tăng đáng kể từ 10,41% lên 22,01%, dẫn đến tỷ trọng doanh thu từ hoạt động tài chính (lãi tiền gửi) tăng lên mức 0,078%. Tuy nhiên sang 2008, tình hình kinh tế diễn biến phức tạp, lạm phát tăng cao vào nửa đầu năm 2008 và xuất hiện dấu hiệu khủng hoảng vào nửa cuối 2008 đã khiến cho Công ty chủ động giảm qui mô tổng tài sản và giảm lượng tiền dự trữ xuống 56,86% nên tỷ trọng doanh thu từ hoạt động tài chính này chỉ tăng nhẹ và ở mức khá thấp so với các doanh nghiệp khác trong ngành (khoảng 0,3%). Tỷ trọng khoản mục thu nhập khác có nguồn gốc chủ yếu từ các dự án đầu tư liên kết đã tăng thêm 0,43% là do các dự án đầu tư liên kết kinh doanh từ năm 2006 đã bắt đầu tạo thu nhập và sinh lời cho Công ty. Sang năm 2008, trong khi các hoạt động kinh doanh khác đều bị thu hẹp theo sự thu hẹp của qui mô tổng tài sản thì riêng khoản mục đầu tư tài chính dài hạn vẫn tăng tới 50%, nguyên nhân do Công ty TBVTYT Thanh hóa nhận thấy đây là một lĩnh vực tiềm năng và nhiều cơ hội, chính doanh thu từ hoạt động này đã giúp cho tỷ trọng thu nhập khác chỉ giảm nhẹ 0,12% trong năm 2008 đầy khó khăn và biến động.Tuy nhiên, so với trung bình của ngành y tế thì tỷ trọng nguồn thu nhập này trong tổng doanh thu của Công ty thấp hơn vì tỷ trọng trung bình vào khoảng 0,5%.
Trong khi đó, tỷ trọng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong tổng doanh thu lại có xu hướng tăng từ 0,74% năm 2006 lên 3,51% năm 2007 và 3,17% năm 2008, đây là mức xấp xỉ so với tỷ trọng trung bình của ngành (vào khoảng 4,5%). Điều này chứng tỏ được vai trò chủ đạo của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty TBVTYT Thanh hóa, đó là hoạt động thế mạnh, là lĩnh vực mang lại lợi nhuận căn bản cho Công ty. Đồng thời, trong ba năm 2006, 2007, 2008, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh lần lượt chiếm tới 104,35%, 98,62% và 96,46% tổng lợi nhuận trước thuế cho thấy tuy tỷ trọng có xu hướng giảm nhưng giá trị vẫn tăng, chứng tỏ mặc dù Công ty đang cố gắng đa dạng hóa hoạt động của mình nhưng ngành nghề kinh doanh chính thống vẫn được quan tâm đúng mức và tăng trưởng tốt.
Biểu đồ 7:
Về chi phí, tỷ trọng tổng chi phí trong tổng doanh thu có xu hướng giảm dần, lần lượt chiếm 99,49% năm 2006, 96,97% năm 2007 và 97,1% năm 2008, điều này dẫn đến tỷ trọng lợi nhuận sau thuế của Công ty TBVTYT Thanh hóa tăng dần, chiếm 0,51% năm 2006, 3,03% năm 2007 và 2,9% năm 2008. Vậy đây có phải là dấu hiệu cho thấy Công ty đang hoạt động tốt, tiết kiệm chi phí và hiệu quả cao hay không? Thật ra, những chỉ tiêu này chỉ là một phần căn cứ để đưa ra nhận xét, bởi trên thực tế, tuy tỷ trọng tổng chi phí có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ quá cao trong tổng doanh thu và LNST có xu hướng tăng nhưng vẫn ở mức quá nhỏ khi so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành. Đây thực sự là một vấn đề lớn đối với Công ty TBVTYT Thanh hóa vì tỷ trọng chi phí càng cao thì nguy cơ làm giảm lợi nhuận trong doanh thu càng lớn, nó thể hiện công tác quản lý chi phí đang gặp vấn đề, cần phải được tiếp tục điều chỉnh lại để giảm tỷ trọng tổng chi phí xuống ngang bằng với mức trung bình của ngành là 93%.
Khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí là GVHB có xu hướng giảm dần: 89,6% năm 2006, 85,79% năm 2007 và 85,34% năm 2008 (trong khi trung bình ngành bằng 85%). Xu hướng này cho thấy Công ty đang cố gắng tăng dần lượng giá trị thặng dư của mình trong giá bán sản phẩm thông qua các hoạt động tiêu thụ. Đây là một bước đi hợp lí khi mà qui mô và uy tín của Công ty TBVTYT Thanh hóa đang ngày càng được nâng cao.
Tỷ trọng chi phí quản lý trong tổng chi phí có xu hướng giảm vào năm 2007 xuống mức 8,1% và tăng lên mức 9% vào năm 2008 cho dù về số tuyệt đối thì chi phí này đều tăng mạnh qua các năm. Đây là điều đáng lưu ý bởi tỷ trọng chi phí quản lí của Công ty cao hơn so với trung bình ngành bằng 6%. Năm 2007, qui mô tài sản nói chung và TSCĐ nói riêng đã tăng lên đáng kể, Công ty huy động vốn để mở rộng kinh doanh, do đó tất cả các loại chi phí đều có xu hướng tăng, tuy nhiên do phát sinh nhiều loại chi phí mới nên tỷ trọng chi chí quản lí doanh nghiệp đã giảm 0,57%. Nhưng sang đến 2008, cho dù qui mô hoạt động giảm xuống nhưng giá trị và tỷ trọng của chí phí quản lí doanh nghiệp đều tăng lên, điều này cho thấy một sự thiếu hiệu quả trong chính sách quản lí chi phí của Công ty TBVTYT Thanh hóa.
Chi phí bán hàng là một khoản mục chi phí quan trọng cần được hết sức lưu ý, tỷ trọng của nó trong tổng chi phí đã tăng lên mức 3,54% vào năm 2007 và giảm xuống 3,26% năm 2008. Tuy chỉ chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn nhưng đây là khoản mục chi phí được quản lí hiệu quả nhất của Công ty TBVTYT Thanh hóa, được thể hiện thông qua sự tăng trưởng đều đặn của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Năm 2007, tỷ trọng chi phí bán hàng tăng lên do Công ty đã đầu tư mở rộng thị trường, các khoản phải thu và hàng tồn kho đều tăng lên, chứng tỏ Công ty đã đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm để tăng doanh thu, cùng với đó là các chi phí quảng cáo, marketing, hoa hồng phân phối, chiết khấu, khuyến mại,… để thu hút khách hàng và chính sách này đã đem lại doanh số bán hàng khá tốt cho Công ty, đồng thời củng cố được quan hệ với các đối tác. Cùng với việc tỷ trọng chi phí quản lí doanh nghiệp và giá vốn hàng bán giảm đi đã chứng tỏ Công ty đang cố gắng giảm bớt những khoản mục chi phí khác để tập trung cho hoạt động bán hàng. Sang năm 2008, khoản mục chi phí này giảm 0,0025% trong khi doanh thu bán hàng vẫn tăng 33,85%. Mặt khác, tỷ trọng chi phí bán hàng của Công ty TBVTYT Thanh hóa thấp hơn so với các doanh nghiệp khác trong ngành (khoảng 5%). Điều này một lần nữa cho thấy sự đúng đắn và hiệu quả trong chính sách bán hàng của Công ty.
Khoản mục chi phí khác cũng tăng 0,004% và giảm 0,002% vào các năm 2007 và 2008. Tỷ trọng của loại chi phí này khá nhỏ, trong đó chủ yếu là chi phí đầu tư tài chính dài hạn vào các cơ sở liên kết. Trong năm 2007, qui mô tổng tài sản tăng lên nên khoản mục đầu tư này cũng được chú trọng tăng lên nhưng sang năm 2008, sự hạn chế về qui mô và tiềm lực tài chính đã buộc Công ty phải thu hẹp khoản mục đầu tư này, kéo theo đó là nguồn chi phí phục vụ nó cũng bị thu hẹp lại.
Khoản mục chi phí cuối cùng mà Công ty TBVTYT Thanh hóa phải trả là thuế TNDN, do tỷ lệ sử dụng nợ ngày càng ít đi nên tỷ trọng chi phí này trong tổng chi phí có xu hướng tăng lên nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ (khoảng 0,3%). Đây là điều dễ hiểu và hợp lí vì Công ty đang trong thời kì được hưởng nhiều chính sách ưu đãi về thuế.
Như vậy, tổng chi phí vẫn chiếm một tỷ lệ quá lớn trong tổng doanh thu cho dù đang có xu hướng giảm, điều này chứng tỏ chính sách quản lí chi phí của Công ty TBVTYT Thanh hóa còn chưa hợp lí, thể hiện sự lãng phí nguồn lực, khiến cho các nhà đầu tư và chủ nợ không hài lòng. Công ty cần hết sức cố gắng quản lí chí phí một cách chặt chẽ, tiết kiệm để nâng cao tỷ lệ lợi nhuận sau thuế của mình.
b. Phân tích sự biến động của thu nhập, chi phí, lợi nhuận: (phân tích ngang)
Bảng 9: Bảng kê phân tích sự biến động của thu nhập, chi phí, lợi nhuận: (Đơn vị: VNĐ)
Chênh lệch
chỉ tiêu
2006
2007
2008
2007 so với 2006
2008 so với 2007
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Tổng doanh thu
96.858.347.587
132.226.125.433
176.806.282.540
35.367.777.846
36.51
44.580.157.107
33.72
1. Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
96.806.612.050
132.226.125.433
176.806.282.540
34715828.941
35.86
44.523.209.308
33.85
2. Các khoản giảm trừ
81.195.092
1.724.577.438
81.195.092
1.643.382.346
2024
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
9.806.612.050
131.441.245.899
174.321.072.861
34.634.633.849
35.78
42.879.826.962
32.62
4. Giá vốn hàng bán
86.342.860.118
109.930.569.456
145.041.647.847
23.587.709.338
27.32
35.111.078.391
31.94
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ
10.463.751.932
21.510.676.443
29.279.425.014
11.046.924.511
105.57
7.768.748.571
36.12
6. Doanh thu hoạt động tài chính
30.133.176
103.711.592
162.617.689
73.578.416
244.18
58.906.097
56.8
7. Chi phí tài chính
1.012.983.866
2.040.366.217
2.772.778.190
1.027.382.351
101.42
732.411.973
35.9
Chi phí lãi vay
366.718.185
2.021.790.636
2.288.674.573
1.655.072.451
451.32
266.883.937
13.2
8. Chi phí bán hàng
410.605.621
4.544.238.532
5.600.668.099
4.133.632.911
1006.72
1.056.429.567
23.25
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
8.357.137.060
10.383.081.599
15.454.999.510
2.025.944.539
24.24
5.071.917.911
48.85
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
713.158.561
4.646.701.687
5.613.596.904
3.933.543.126
551.57
966.895.217
20.81
11. Thu nhập khác
21.602.361
599.972.850
598.014.552
578.370.489
2677.35
-1.958.298
-0.33
12. Chi phí khác
51.363.078
535.112.057
392.040.642
483.748.979
941.82
-143.071.415
-26.74
13. Lợi nhuận khác
-29.760.717
64.860.793
205.973.910
94.621.510
141.113.117
217.56
14. Tổng lợi nhuận trước thuế TNDN
683.397.844
4.711.562.480
5.819.570.814
4.028.164.636
589.43
1.108.008.334
23.52
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
191.351.396
708.638.070
688.392.943
517.286.674
270.33
-20.245.127
-2.86
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN
492.046.448
400.2924.410
5.131.177.871
3.510.877.962
713.53
1.128.253.461
28.19
(Nguồn: Báo cáo tài chính 2006, 2007, 2008)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, tổng doanh thu có xu hướng tăng trưởng đều đặn qua ba năm với tốc độ là 36,51% năm 2007 và 33,72% năm 2008. Trong đó, doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất cũng tăng với tốc độ xấp xỉ: 34,72% năm 2007 và 33,85% năm 2008. Đây là tốc độ tăng trưởng khá tốt và ổn định cho dù trong năm 2008, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, diễn biến khó lường. Bên cạnh đó, chỉ tiêu GVHB có tốc độ tăng chậm hơn doanh thu đã chứng tỏ một lần nữa hàm lượng GTGT của Công ty TBVTYT Thanh hóa trong giá bán sản phẩm ngày càng lớn. Điều này dẫn đến lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng rất mạnh: 105,57% năm 2007 và 36,12% năm 2008.
Có thể thấy qui mô hoạt động và tình hình kinh tế không ảnh hưởng nhiều tới chính sách bán hàng và hoạt động tiêu thụ của Công ty, Công ty vẫn hết sức tập trung cho mục tiêu đẩy mạnh bán hàng nhằm tăng doanh thu. Tuy nhiên, đây chỉ là điều kiện cần cho sự tăng trưởng có chất lượng, điều kiện đủ còn phụ thuộc vào chính sách quản lí chi phí để có thể đi đến cái đích cuối cùng là lợi nhuận ròng.
Cùng với đó, doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng mạnh, tới 244,18% năm 2007 và 56,8% năm 2008. Có được kết quả này là do Công ty TBVTYT Thanh hóa đã mạnh dạn mở rộng danh mục đầu tư của mình và quản lí nó chặt chẽ. Trong khi đó, chi phí hoạt động tài chính cũng tăng nhưng với tốc độ chỉ bằng một nửa.
Năm 2007, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đã tăng với tốc độ đặc biệt cao 551,37%, chiếm 97,65% phần tăng thêm của lợi nhuận trước thuế nhưng sang 2008, con số này chỉ là 20,81%, tuy nhiên nó vẫn chiếm tới 87,26% phần tăng thêm của tổng lợi nhuận trước thuế. Điều này chứng tỏ đây là sự tăng trưởng chưa bền vững. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2007, tốc độ tăng của các khoản mục doanh thu, thu nhập cao hơn nhiều so với các khoản chi phí, đây cũng là thời kì nền kinh tế Việt Nam phát triển vượt bậc, nhu cầu của thị trường tăng cao với hàng loạt trung tâm y tế, bệnh viện được mở ra, đã tạo điều kiện thuận lợi về nguồn hàng và khách hàng cho Công ty. Trong khi đó tình hình năm 2008 gặp rất nhiều khó khăn và bất ổn, vì thế Công ty đã phải thu hẹp qui mô của mình để tập trung quản lí, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Khoản mục thu nhập khác và lợi nhuận khác có xu hướng tăng mạnh qua các năm, trong đó, lợi nhuận khác tăng 317,04% năm 2007 và 217% năm 2008 do những dự án đầu tư vào các cơ sở liên kết từ năm 2006 đã bắt đầu cho doanh thu, tạo ra một nguồn thu nhập đáng kể cho Công ty. Đặc biệt năm 2006, khoản mục này âm do chi phí khác lớn gấp 2,38 lần thu nhập khác. Đây là điều dễ hiểu bởi vì trong giai đoạn này, Công ty TBVTYT Thanh hóa chỉ đang ở bước đầu của quá trinh đầu tư vào các dự án, là giai đoạn bỏ vốn mà chưa thu hồi lại được. Sang năm 2008, mặc dù đã giảm qui mô hoạt động nhưng khoản mục đầu tư tài chính dài hạn vẫn tăng tới 50%, điều này đã giúp cho lợi nhuận từ khoản mục đầu tư này tiếp tục tăng mạnh 217%. Nếu như năm 2007, phần tăng thêm của lợi nhuận khác chỉ chiếm 2,35% phần tăng thêm của tổng lợi nhuận trước thuế thì con số này của năm 2008 đã tăng lên 12,76%, cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của khoản mục này trong thu nhập của Công ty. Có thể nói đây là một hướng đi đúng đắn, trong khi hoạt động tiêu thụ hàng hóa vẫn diễn ra khá tốt thì Công ty cũng dành sự quan tâm ngày càng lớn cho các danh mục đầu từ khác nhưng vẫn giữ được sự tăng trưởng lợi nhuận tư hoạt động kinh doanh là chính và chủ đạo.
Khoản mục lợi nhuận được quan tâm nhất là LNST, tốc độ tăng của chỉ tiêu này là khá cao: 713,52% năm 2007 và 28% năm 2008 nhưng vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh thu (khoảng 3%). Điều này có thể làm các nhà đầu tư không hài lòng và hạn chế khả năng tái đầu tư, mở rộng kinh doanh trong tương lai. Do đó, Công ty TBVTYT Thanh hóa cần phải xem xét lại cơ cấu chi phí, doanh thu của mình để có thể đạt được mức lợi nhuận tối đa.
Về tổng chí phí qua ba năm có xu hướng tăng đều: 33,06% năm 2007 và 33,89% năm 2008, cho dù tỷ trọng của nó trong tổng doanh thu có xu hướng giảm nhẹ. Đặc biệt, từ năm 2007 xuất hiện thêm các khoản giảm trừ doanh thu, xem xét các thuyết minh báo cáo tài chính thì đó là giảm trừ do hàng bán bị trả lại, tuy không chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng doanh thu (khoảng 5%) nhưng khoản mục này có tốc độ tăng đặc biệt nhanh, lên tới 2023,99%. Một điều nguy hiểm hơn là nếu cứ duy trì tình trạng này thì uy tín của Công ty TBVTYT Thanh hóa trên thị trường sẽ bị ảnh hưởng nặng nề và từ đó kéo theo một loạt các vấn đề khác. Công ty cần điều tra nguyên nhân, kiểm tra, xem xét lại nguồn hàng và khâu bảo quản sản phẩm.
Khoản mục chi phí lớn nhất là GVHB có xu hướng tăng 27,32% năm 2007 và 31,94% năm 2008 đồng thời chiếm 74,04% và 80,8% trong phần tăng lên của tổng chi phí. Mặc dù tỷ trọng GVHB trong tổng chi phí và tổng doanh thu có xu hướng giảm qua các năm nhưng đây vẫn là tỷ lệ cao (gần 90%) và chiếm đa phần trong phần tăng thêm của tổng chi phí. Chứng tỏ rằng, cho dù đã có sự cố gắng trong quản lí nhưng hiệu quả chưa cao, Công ty cần tích cực thiết lập quan hệ với các nhà cung cấp, tìm kiếm những nguồn hàng mới để tiết kiệm chi phí.
Chi phí tài chính cũng có xu hướng tăng cao: 101,42% năm 2007 và 35,9% năm 2008, trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay tăng lần lượt là 451,32% và 13,2% qua hai năm 2007 và 2008. Tuy đang cố gắng giảm tỷ trọng nợ nhưng trong năm 2007 Công ty TBVTYT Thanh hóa vẫn tăng cường vay thêm nợ để đáp ứng nhu cầu mở rộng qui mô, đặc biệt là các khoản nợ dài hạn, do đó chi phí lãi vay đã tăng mạnh. Ngoài ra, lãi suất trên thị trường tăng cao cũng ảnh hưởng tiêu cực đến khoản mục này. Sang năm 2008, tỷ trọng nợ tiếp tục giảm đồng thời với giảm số lượng, lúc này nhu cầu về vốn của Công ty không cao như năm trước, do đó Công ty đã quyết định giảm qui mô tài sản – nguồn vốn của mình xuống 13%. Tuy nhiên, chi phí lãi vay vẫn tăng thêm 13,2%, nguyên nhân một phần do cuộc chạy đua lãi suất trên thị trường của các NHTM trong nửa đầu năm 2008, một phần do công tác quản lí chi phí của Công ty vẫn chưa được cải thiện đáng kể.
Chi phí bán hàng tăng đột biến trong năm 2007 ở mức 1006,72% và giảm xuống còn 23,25% trong năm 2008. Nguyên nhân do trong năm 2007, Công ty TBVTYT Thanh hóa đã mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cường đầu tư cho khoản mục chi phí bán hàng nhưng sang năm 2008, do hạn chế về qui mô và tiềm lực tài chính nên Công ty đã giảm bớt tốc độ tăng của khoản chi phí này. Mặt khác, doanh thu bán hàng vẫn tăng ổn định đã cho thấy đây là một quyết định đúng đắn của ban lãnh đạo Công ty.
Trong khi đó, chi phí quản lí doanh nghiệp tăng 24,25% trong 2007 và tăng mạnh 48,85% trong 2008. Đây là một dấu hiệu không tốt bởi trong năm 2008, khi mà qui mô hoạt động của Công ty đã giảm đi 13% và hệ thống TSCĐ cũng giảm đi 10,89% thì tốc độ tăng của chi phí quản lí doanh nghiệp lại cao gấp 2 lần năm 2007. Đây là một hiện tượng đáng chú ý, nó thể hiện sự lãng phí trong quản lí chi phí gián tiếp mà Công ty cần hết sức quan tâm.
Như vậy, riêng khoản mục chi phí phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh chính đã tăng 32,02% trong năm 2007 và 33,08% trong năm 2008, xấp xỉ bằng tốc độ tăng của tổng chi phí và chiếm lần lượt là 96% và 96,59% trong phần tăng lên của tổng chi phí.
Ngoài ra, các khoản chi phí khác cũng tăng tới 941,82% vào 2007 và giảm 26,74% năm 2008. Như đã nói ở trên, trong năm 2007, Công ty TBVTYT Thanh hóa đang đẩy mạnh đầu tư nên chi phí này tăng lên nhanh chóng, nhưng sang năm 2008, đồng thời với việc thu hẹp nguồn vốn thì Công ty cũng cắt giảm một số dự án làm ăn không hiệu quả để tập trung vào những dự án đang sinh lời và giảm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp.
Vì Công ty đang cố gắng giảm tỷ trọng nợ của mình nên chi phí thuế TNDN có chiều hướng tăng lên là điều dễ hiểu, tốc độ tăng của khoản mục này là 270,33% trong năm 2007 và giảm 2,86% trong năm 2008.
Số liệu trên thể hiện hướng đi đúng đắn trong chính sách quản lí chi phí bán hàng của Công ty TBVTYT Thanh hóa nhưng các khoản chi phí còn lại thì vẫn chưa được sử dụng hiệu quả. Tóm lại, qua ba năm cho thấy, tốc độ tăng của doanh thu luôn lớn hơn tốc độ tăng chi phí chứng tỏ Công ty đang cố gắng quản lí chặt chẽ việc sử dụng các loại chi phí của mình theo hướng tiết kiệm và hợp lí hơn. Tuy nhiên, sự chênh lệch này là không lớn và chưa chắc chắn, do đó Công ty TBVTYT Thanh hóa cần phải có những biện pháp mạnh mẽ hơn nữa để có thể giảm thiểu gánh nặng chi phí cho chính mình.
2.2.5. Phân tích dòng tiền của Công ty:
a. Phân tích dọc:
Bảng 10: Bảng kê phân tích dòng tiền vào và dòng tiền ra theo chiều dọc: (Đơn vị: VNĐ)
2006
2007
2008
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Tổng thu
122.493.716.780
100
191.813.231.488
100
260.506.635.553
100
Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ
137.899.854.343
72,29
170.338.710.779
65,8
Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
103.987.265.009
84,89
20.055.071.086
10,51
44.952.862.969
17,37
Tổng thu từ hoạt động kinh doanh
103.987.265.009
84,89
157.954.925.429
82,8
215.291.573.748
83,17
Thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác
594.855.346
0,31
592.343.000
0,23
Thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ cho đơn vị khác
342.620.000
0,18
888.670.000
0,34
Thu hồi đầu tư, góp vốn vào doanh nghiệp khác
Thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia
103.711.592
0,05
161.491.689
0,06
Tổng thu từ hoạt động đầu tư
1.041.186.938
0,54
1.642.504.689
0,63
Thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của CSH
31.000.000
0,03
7.000.000
0,003
70.000.000
0,03
Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được
18.472.451.771
15,08
32.810.119.121
17,2
43.502.557.116
16,81
Tổng thu từ hoạt động tài chính
18.503.451.771
15,11
32.817.119.121
16,66
43.572.557.116
16,2
Tổng chi
109.763.903.532
100
184.789.412.634
100
266.962.822.837
100
Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ
-81.781.278.865
65,2
-123.759.782.296
66,97
-152.167.925.589
57
Tiền chi trả cho người lao động
-3.410.395.924
2,72
-4.242.941.632
2,3
-4.929.913.082
1,85
Tiền chi trả lãi vay
-832.521.285
0,66
-1.496.096.581
0,81
-2.371.569.194
0,89
Tiền chi nộp thuế TNDN
-135.887.000
0,11
-339.394.153
0,18
-842.966.684
0,32
Tiền chi khác cho hoạt động sản xuất kinh doanh
-17.407.513.898
13,88
-18.279.194.345
9,89
-54.232.487.619
20,31
Tổng chi cho hoạt động kinh doanh
87.907.596.972
82,57
148.117.409.007
80,15
214.544.862.168
80,37
Chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản cố định khác
-8.054.741.743
6,42
-6.838.569.103
3,7
-764.313.093
0,29
Chi cho vay, mua các công cụ nợ của công ty khác
-1.150.000.000
0,62
-510.000.000
0,19
Chi đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác
-70.000.000
0,04
-35.000.000
0,01
Tổng chi cho hoạt động đầu tư
-8.054.741.743
6,42
8.058.569.103
4,36
1.309.313.093
0,49
Chi trả vốn góp cho CSH, mua lại cổ phiếu đã phát hành
-31.000.000
0,02
-7.000.000
0,004
-70.000.000
0,03
Chi trả nợ gốc vay
-13.397.712.817
10,68
-28.090.133.324
15,2
-50.171.214.376
18,79
Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu
-372.852.000
0,3
-516.301.200
0,28
-867.433.200
0,32
Tổng chi cho hoạt động tài chính
13.801.564.817
11,01
28.613.434.524
15,49
51.108.647.576
19,14
(Nguồn: Báo cáo tài chính 2006, 2007, 2008)
Biểu đồ 8:
Biểu đồ 9:
Bảng số liệu cho thấy tổng thu từ hoạt động sản xuất – kinh doanh chiếm tới 84,89%; 82,8% và 83,17% tổng thu trong các năm 2006, 2007 và 2008. Đây là một tỷ lệ khá hợp lí và ổn định. Tuy nhiên, năm 2006 thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng không, trong khi đó doanh thu và các khoản phải thu khách hàng tăng không đáng kể so với 2005 chứng tỏ tình hình kinh doanh của Công ty TBVTYT Thanh hóa không tốt, làm cho dòng tiền thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ âm. Điều này cho thấy chính sách bán hàng đang gặp vấn đề. Nguồn thu chủ yếu của Công ty trong năm này đến từ các hoạt động kinh doanh khác.
Mặt khác, tổng chi từ hoạt động sản xuất kinh doanh qua ba năm lần lượt chiếm tới 82,57%; 80,15% và 80,37% trong tổng dòng tiền ra. Đây là điều dễ hiểu bởi Công ty mới đi vào hoạt động, tiềm lực tài chính và kinh nghiệm còn thiếu, do đó cần tập trung vào lĩnh vực kinh doanh thế mạnh của mình. Trong đó, khoản chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất, hơn 50% tổng chi. So với những doanh nghiệp khác cùng ngành thì con số này là hợp lí. Tỷ trọng chi trả người lao động có xu hướng giảm nhẹ, lần lượt qua ba năm là 2,72%; 2,3% và 1,85% tổng chi trong khi tiền lương của cán bộ công nhân viên trong Công ty vẫn tăng đều và mạnh, chứng tỏ rằng trong khi Công ty quản lí rất tốt khoản mục chi phí này thì lại đang quản lí các khoản chi phí khác chưa chặt chẽ.
Tổng thu từ đầu tư lần lượt chiếm 0%; 0,55% và 0,63% tổng chi của Công ty TBVTYT Thanh hóa trong ba năm 2006, 2007, 2008. Suy ra, khoản chi này đang có xu hướng tăng dần nhưng với tỷ lệ nhỏ. Năm 2006, Công ty chưa tiến hành đầu tư ngắn hạn nên tỷ trọng thu từ nó bằng 0%, một mặt là do mới đi vào hoạt động nên khả năng tài chính chưa dồi dào, đang phải tập trung nguồn lực cho hoạt động kinh doanh chủ đạo, mặt khác do hạn chế về kinh nghiệm cũng như thị trường đầu tư lúc đó chưa có nhiều cơ hội. Còn hoạt động đầu tư tài chính dài hạn thì chỉ mới trong giai đoạn đầu tư, chưa sinh lời nên Công ty chưa có khoản thu. Trong khi đó, tổng chi từ đầu tư chiếm tới 6,42%; 4,36% và 0,49% tổng chi, xu hướng giảm dần này là hợp lí vì trong năm 2006 Công ty TBVTYT Thanh hóa tiến hành đầu tư dài hạn vào các cơ sở liên kết nên khoản chi này tăng đột biến, đặc biệt là chi cho mua sắm TSCĐ. Tuy nhiên trong hai năm tiếp theo, khoản mục này giảm cả về lượng và tỷ trọng do Công ty đã trải qua giai đoạn đầu tư mạnh và bước vào giai đoạn thu lợi đồng thời chưa tìm được những cơ hội đầu tư mới.
Trong khi tỷ trọng chi phí hoạt động tài chính tăng đều qua ba năm ở mức: 11%; 15,48% và 19,14% tổng chi thì tổng thu từ hoạt động này lại duy trì ở mức khá ổn định làn lượt là: 15,11%; 17,2% và 16,83%. Tỷ trọng tổng thu năm 2007 tăng thêm 2,1% chủ yếu do Công ty phát hành thêm cổ phiếu phổ thông, sang năm 2008 do các khoản thu khác đều giảm sút nên khoản mục này cũng giảm nhẹ. Còn tỷ trọng tổng chi từ đầu tư tăng đều chủ yếu do các khoản chi khác đều giảm do tình hình kinh tế khó khăn. Tuy quy mô tài sản biến động mạnh trong năm 2007 và 2008 nhưng tỷ trọng của các khoản thu – chi từ hoạt động tài chính lại khá ổn định và có xu hướng tăng nhẹ do Công ty đang tích cực trả nợ gốc để giảm tỷ trọng nợ và do chính sách trả cổ tức khá tốt. Tuy nhiên, theo tình hình hiện tại thì Công ty cần cân nhắc lại khoản chi này sao cho nó không trở thành gánh nặng và hạn chế sự phát triển trong tương lai của Công ty, cho dù việc chi trả cổ tức ngày càng tăng sẽ làm vui lòng các nhà đầu tư.
Như vậy, tỷ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa.doc