Chuyên đề Phân tích tình hình tài chính công ty CP Vinaconex 6

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 3

PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 4

I GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 4

1 Tên công ty : 4

2. Quá trình phát triển : 4

3.Các ngành kinh doanh : 5

4. Số năm kinh qua làm tổng thầu hoặc tổng chính : 6

II. MÔ HÌNH CƠ CẤU VÀ TỔ CHỨC QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY 6

1.Giám đốc Công ty 8

2. Phòng tổ chức hành chính 8

3. Phòng Tài chính kế toán 9

4. Phòng kế hoặch và quản lý dự án 9

6 Các đội xây dựng và các công trình trực thuộc 10

III : ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY 10

1. Đặc điểm về sản phẩm và khách hàng 10

2. Đặc điểm về nhân sự 12

3, Máy móc và trang thiết bị của công ty 13

Phần II : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 15

I PHÂN TÍNH QUY MÔ, CƠ CẤU VÀ TÌNH HÌNH PHÂN BỔ VỐN 15

1 Phân tích quy mô vốn của công ty 15

2. Phân tích tình hình phân bổ vốn: 17

a, Sự thay đôỉ về số lượng, quy mô tỉ trọng của từng loại vốn 17

b, Tỷ suất đầu tư 20

3 Phân tích kết cấu nguồn vốn của công ty 22

II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN 27

1. Phân tích tình hình công nợ của công ty 27

a. Phân tích các khoản phải thu 30

b. Các khoản phải trả 30

c. Tỷ trọng các khoản phải thu chiếm trong tổng số vốn lưu động 32

2, Phân tích khả năng thanh toán của công ty 32

a. So sánh nhu cầu và khả năng thanh toán 35

b. Hệ số khả năng thanh toán 35

c. Hệ số thanh toán hiện hành 36

d. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 36

e. Hệ số thanh toán nhanh 37

f. Hệ số thanh toán nợ dài hạn và hệ số thanh toán lãi vay 38

III. PHẤN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VÀ KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA VỐN. 39

1.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn 39

2. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản 40

3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định 42

PHẦN 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 45

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 45

1. Tình hình hoạt động: 45

2. Mục tiêu chủ yếu của công ty 46

3. Chiến lược phát triển trung và dài hạn 47

4. Triển vọng và kế hoạch trong tương lai: 48

II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 48

1. Lập kế hoạch tài chính: 48

2. Tăng cường thúc đẩy hoạt động Marketing 49

III . KIẾN NGHỊ 49

1. Đối với công ty 49

2. Đối với nhà nước 50

 

 

doc54 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình tài chính công ty CP Vinaconex 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời kỳ. Kết cấu nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh do đó các công ty đều hướng tới một cơ cấu vốn hợp lý. Một cơ cấu vốn hợp lý sẽ giúp công ty tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Việc phân tích dựa vào bảng số liệu trong bảng cân đối kế toán năm 2005, 2006, 2007. Ta có kết quả như bảng 8 Ta thấy : Tổng nguồn vốn của công ty có xu hướng gia tăng qua các năm cụ thể là năm 2006 tăng so với năm 2005 là 15,46%, năm 2007 tăng 26% so với năm 2006. Điều này cho thấy công ty thuận lợi trong việc huy động nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. Nhưng, trong các năm nợ phải trả của công ty chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn ( cả về số tương đối và số tuyệt đối) năm 2005 nợ phải trả chiếm tỷ lệ là 62,22% , năm 2006 là 86,76%, năm 2007 là 90,61%. Vì thế, khả năng đảm bảo về mặt tài chính của công ty sẽ thấp. Điều này thể hiện rõ thông qua tỷ suất tài trợ. Ta sẽ phân tích tỷ suất tài trợ như sau: Bảng 8 : Phân tích kết cầu nguồn vốn của công ty Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch năm 2006-2005 Chênh lệch năm 2007-2006 Số tiền % Số tiền % Số tiền % A. NỢ PHẢI TRẢ 83337 86,22% 96823 86,76% 127653 90,61% 13486 16,18% 30830 31,84% I.Nợ ngắn hạn 82432 85,28% 91532 82,02% 120607 85,61% 9100,5 11,04% 29075 31,77% 1.Vay ngắn hạn 22586 23,37% 26595 23,83% 39892 28,32% 4008,8 17,75% 13297 50,00% 2.Nợ dài hạn đến hạn trả 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0 3. Phải trả cho người bán 1188,1 1,23% 1282,1 1,15% 9261,7 6,57% 94,08 7,92% 7979,6 622,36% 4. Người mua trả tiền trước 206,8 0,21% 8506 7,62% 16334 11,59% 8299,2 4013,10% 7828,2 92,03% 5. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 846,2 0,88% -649,2 -0,58% -2589 -1,84% -1495 -176,71% -1940 298,84% 6. Phải trả công nhân viên 366,57 0,38% 18,12 0,02% 206,11 0,15% -348,45 -95,06% 187,99 1037,76% 7.Phải trả các đơn vị nội bộ 54592 56,48% 52004,30 46,60% 52553,64 37,30% -2588,01 -4,74% 549,34 1,06% 8.Các khoản phải trả phải nộp khác 2645,9 2,74% 3776,13 3,38% 4949,23 3,51% 1130,25 42,72% 1173,10 31,07% II. Nợ dài hạn 905,19 0,94% 5290,66 4,74% 7045,71 5,% 4385,47 484,48% 1755,05 33,17% III. Nợ khác 0 0,00% 0,00 0,% 0,00 0,% 0,00 0,00 B.NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 13320 13,78% 14776,47 13,24% 13229,73 9,39% 1456,54 10,94% -1546,74 -10,47% I.Nguồn vốn quỹ 13320 13,78% 14223,87 12,75% 12288,44 8,72% 903,95 6,79% -1935,43 -13,61% 1. Nguồn vốn kinh doanh 8082,5 8,36% 11712,94 10,50% 11105,90 7,88% 3630,41 44,92% -607,04 -5,18% 7. Nguồn vốn đầu tư XDCB 1637,4 1,69% 1666,00 1,49% 440,98 0,31% 28,64 1,75% -1225,02 -73,53% II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 366,57 0,00% 552,60 0,50% 941,29 0,67% 552,60 388,69 70,34% TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 96656,7 100% 111599,2 100% 140882,8 100 % 14942,5 15,46% 29283,5 26,24% Nguồn : Phòng tài chính kế toán Tỷ suất tài trợ Tỷ suất tự tài trợ là tỷ suất phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và tính chủ động trong kinh doanh của công ty qua ba thời điểm: Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng số nguồn vốn Bảng 9 : Tỷ suất tài trợ ĐVT : triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 Nguồn vốn chủ sở hữu 13319,9 14776,5 13229,7 Tổng nguồn vốn 96656,7 111599,3 140882,8 Tỷ suất tài trợ 0,138 0,132 0,094 Nguồn : Phòng tài chính kế toán Tỷ suất tự tài trợ, giảm theo các năm nhưng không đáng kể. Đó là do các khoản nợ phải trả tăng lên và nguồn vốn chủ sở hữu giảm đi. Với tỷ suất tự tài trợ thấp thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính của công ty là không được tốt. Công ty cần có các biện pháp hữu hiệu để nâng cao tỷ suất tài trợ. Vì các khoản nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn vốn nên ta đi sâu phân tích sự biến động của các chỉ tiêu này. Nợ ngắn hạn là khoản nợ phải trả chủ yếu. Trong năm 2006 số nợ ngắn hạn là 91.532 triệu đồng chiếm 86.76%tổng số nguồn vốn và tương ứng ở thời điểm năm 2007 là 127.653 triệu đồng chiếm 90.61% tổng nguồn vốn. Năm 2007 nợ ngắn hạn tăng thể hiện công ty chưa chú ý đến việc thanh toán nợ cụ thể là các khoản phải trả cho người bán đã tăng 622.36% so với năm 2006, các khoản người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước và phải trả công nhân viên đều tăng tương ứng là 92,3%, 298,84% và 1037,70%. Nhưng đồng thời khoản vay ngắn hạn lại tăng lên 13.296,triệu đồng (50%)chứng tỏ công ty thiếu vốn nên phải huy động bằng hình thức vay ngắn hạn. Hình thức huy động vốn chủ yếu tại công ty là hình thức vay vốn ngân hàng mà không huy động ở các nguồn khác. Để linh hoạt hơn, chủ động hơn trong việc vay vốn và sử dụng vốn, công ty có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác như các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong công ty như nguồn vốn khấu hao cơ bản.., huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu trái phiếu, huy động vốn trong cán bộ công nhân viên của công ty. . .và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn này, kết hợp sử dụng hài hoà các nguồn vốn với nhau để tận dụng triệt để chúng phục vụ tốt nhất cho mục đích của công ty. Nợ dài hạn năm 2007 cũng tăng lên so với năm 2006 là 1.755,05 triệu đồng (33,17%). Vốn huy động từ nợ dài hạn không đòi hỏi phải thanh toán ngay trong thời gian ngắn nên tạo điều kiện cho công ty có thời gian phát huy công dụng của đồng vốn, nếu công ty sản xuất kinh doanh có lãi thì việc trả nợ là không đáng lo ngại. Ngoài ra tình hình tài chính của công ty còn được thể hiện rõ nét qua khả năng thanh toán. Nếu công ty có đủ khả năng thanh toán thì tình hình tài chính sẽ khả quan và ngược lại. Vì vậy khi đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty, không thể không xem xét tới khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán ngắn hạn. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ được trình bày ở phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán. II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN Tình hình công nợ và khả năng thanh toán là một trong những chỉ tiêu phản ánh khá sát thực trạng tài chính của công ty. Nếu công ty nợ ít, khả năng thanh toán dồi dào, không có hiện tượng nợ nần dây dưa kéo dài chứng tỏ tình hình tài chính hiện tại của công ty là khả quan, hứa hẹn sự phát triển mạnh trong tương lai. Ngược lại, nếu công nợ chiếm tỷ trọng lớn, công ty không có khả năng thanh toán những khoản nợ đến hạn thì điều này thể hiện tình trạng tài chính xấu, công ty sẽ mất dần khả năng thanh toán và có nguy cơ bị phá sản 1. Phân tích tình hình công nợ của công ty Công nợ của Công ty bao gồm các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả trong kỳ của Công ty, cụ thể ở đây là các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả trong năm 2007. Do vậy, để phân tích tình hình công nợ, ta đi sâu phân tích chỉ tiêu “Các khoản phải thu” và “Các khoản phải trả” theo số liệu trên Bảng Cân Đối Kế Toán năm 2007. Ta có kết quả như bảng 10 Bảng 10: Các khoản phải thu và các khoản phải trả ĐVT : triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 CHÊNH LỆCH NĂM 2006 - 2005 CHÊNH LỆCH NĂM 2007-2006 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 1. CÁC KHOẢN PHẢI THU 78270,78 60557,00 68130 -17714 -22,63% 0 Phải thu của khách hàng 51373,79 32592,75 44782 -18781 -36,56% 12189 37,40% Trả trước cho người bán 11,00 6837,75 12 6827 62061% -6825 -99,82% Phải thu nội bộ 26783,56 20385,06 22474 -6399 -23,89% 2089 10,25% Phải thu khác 202,44 841,65 862 639 315,76% 20 2,42% Dự phòng phải thu khó đòi -100,00 -100,00 0 0 0,00% 100 -100% Tạm ứng 518,61 489,77 352 -29 -5,56% -138 -28,09% Tài sản thiếu 0 Thế chấp ký cược 0,02 -23435 -100,00% 12189 Tổng cộng 78789,42 61046,97 68482,16 -17742,45 -22,52% 7435 12,18% 2. CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ 82431,62 91532,14 120607,38 9100,52 11,04% ` Vay ngắn hạn 23 26595 39892 26572 117649% 13297 50,00% Nợ dài hạn đến hạn trả 0 0 0 0 0 Phải trả cho người bán 1188 1282 9262 94 7,92% 7980 622,36% Người mua trả tiền trước 207 8506 16334 8299 4013,1% 7828 92,03% Thuế & các khoản phải nộp 846 -649 -2589 -1495 -176,71% -1940 298,84% Trả CBCNV 367 18 206 -348 -95,06% 188 1037,76% Trả nội bộ 54592 52004 52554 -2588 -4,74% 549 1,06% Phải trả khác 2646 3776 4949 1130 42,72% 1173 31,07% Tổng cộng 82432 91532 120607 9101 11,04% 29075 31,77% Nguồn : Phòng tài chính kế toán a. Phân tích các khoản phải thu Ta thấy, tổng các khoản phải thu ở Năm 2007 tăng so với năm 2006 là: 7435 triêu đồng), tức là tăng 12,18%. Chứng tỏ trong kỳ, công ty vẫn chưa chú ý đến việc thu hồi các khoản phải thu, chưa có các biện pháp hữu hiệu để làm giảm lượng vốn bị chiếm dụng đồng thời giảm lượng vốn bổ sung cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Tổng số các khoản phải thu tăng là do: + Các khoản phải thu của khách hàng tăng là chủ yếu. Khoản này ở năm 2007 đã tăng một số tuyệt đối so với năm 2006 là:12.189 triệu đồng, tức là tăng 37,40%. Điều này thể hiện Công ty chưa làm tốt công tác thu hồi vốn. + Các khoản phải thu nội bộ, phải thu khác, thế chấp ký quỹ ký cược đều tăng làm cho tổng các khoản phải thu tăng 2.088,5 triệu đồng.Tương ứng với tăng10,25%, chứng tỏ công ty chưa làm tốt công tác thu hồi các khoản nợ phải thu trong nội bộ công ty trong kỳ. Khoản tiền "Trả trước cho người bán" giảm đi : 6.825,3 triệu đồng). Hay là giảm đi 99.82%. “Trả trước cho người bán” là các khoản tiền công ty đặt trước, ứng trước cho người bán mà chưa nhận sản phẩm hàng hoá. Chỉ tiêu này giảm đi thể hiện công ty đã giảm bớt ứ đọng vốn trong khâu mua hàng, Công ty đã có các biện pháp để rút ngắn thời gian trong khâu mua hàng hoá, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Công ty không có dự phòng phải thu khó đòi cuối năm. Điều này chứng tỏ Công ty có mối quan hệ tốt với các bạn hàng, có các bạn hàng đáng tin cậy, do đó khả năng không thu hồi được nợ từ các khách hàng là không thể xảy ra. b. Các khoản phải trả Sau khi đã xem xét, phân tích và có những đánh giá khái quát về các chỉ tiêu về “Các khoản phải thu”, ta cần tiếp tục đi sâu phân tích chỉ tiêu “Các khoản phải trả” để thấy được mối liên quan giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả, từ đó nhận biết chính xác hơn về tình hình công nợ của Công ty. Theo số liệu trên BCĐKT năm 2007 của Công ty, ta thấy cũng như các khoản phải thu, tổng các khoản phải trả cũng tăng lên ở cuối năm so với năm 2006 là 29075 triệu đồng tức là tăng 31.77%, cho thấy sự giảm sút thanh toán các khoản nợ phải trả của Công ty. Việc tăng các khoản phải trả là tăng tình trạng nợ nần dây dưa đồng thời thể hiện một thực trạng tài chính không khả quan, lành mạnh và việc kinh doanh trong tương lai sẽ có thể bị giảm sút. Sự tăng lên của tổng các khoản phải trả là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để làm rõ hơn, ta đi tính toán phân tích sự biến động của từng chỉ tiêu trong “Các khoản phải trả”. Chỉ tiêu “Vay ngắn hạn” tăng so với công ty : 13.296,9 triệu đồng, chiếm 50% thể hiện công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nên cần thêm vốn để phục vụ cho quá trình sản xuất. Hay cũng có thể do 1 phần vốn lưu động của công ty bị ứ đọng trong một khâu nào đó của quá trình sản xuất (chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, nguyên vật liệu tồn kho, trả trước cho người bán...) hoặc bị công ty khác chiếm dụng, vì vậy công ty phải vay thêm vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào chỉ tiêu "Doanh thu" trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của hai năm 2006 và 2007, ta thấy công ty năm 2007 doanh thu giảm đi : 5.184,8 triệu đồng so với năm 2006 thể hiện công ty sản xuất kinh doanh giảm hiệu quả so với năm trước. Nhưng mặt khác, tổng số tài sản hay tổng nguồn vốn của công ty giữa năm 2006 và năm 2007 lại tăng lên 29.283,5 triệu đồng (theo phân tích ở phần khái quát) chứng tỏ quy mô vốn hay suy ra là quy mô sản xuất của công ty tăng. Do vậy, có thể kết luận các khoản vay ngắn hạn của công ty tăng lên là để trả các khoản nợ và bổ sung vào vốn sản xuất kinh doanh do một phần vốn kinh doanh bị chiếm dụng. Các khoản: Phải trả người bán, người mua trả trước, thuế và các khoản phải nộp, phải trả CBCNV và phải trả khác đều tăng so với năm 2006. Các khoản này tăng thể hiện công ty chưa chú ý đến khâu thanh toán với bạn hàng, với Nhà nước, chưa nâng cao được uy tín với công ty trong quan hệ sản xuất kinh doanh trên thị trường và sự tín nhiệm của khách hàng. Tuy nhiên, công ty lại trả nợ bằng nguồn vốn vay ngắn hạn. Do đó sẽ làm phát sinh thêm khoản chi phí trả lãi tiền vay. Công ty nên có các biện pháp thu hồi nhanh các khoản phải thu để bù đắp cho các khoản phải trả để không xảy ra tình trạng nợ quá hạn, chiếm dụng vốn bất hợp pháp. Như vậy, nhìn chung trong kỳ 2006-2007, các khoản phải thu và các khoản phải trả đều tăng. Điều này nói lên tình hình tài chính của Công ty là không khả quan. Công tác thu hồi nợ cũng như việc trả nợ chưa được Công ty quan tâm thực hiện, chưa giảm được tình trạng nợ nần dây dưa, chiếm dụng vốn lẫn nhau dẫn đến mất khả năng thanh toán, gây khó khăn cho tình hình tài chính của công ty, công ty sẽ bị mất dần tính chủ động trong sản xuất kinh doanh và có thể có nguy cơ dẫn đến phá sản. c. Tỷ trọng các khoản phải thu chiếm trong tổng số vốn lưu động Tỷ trọng này cho biết mức độ ảnh hưởng của các khoản phải thu đến tình hình tài chính của công ty. Nếu tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng số vốn lưu động nhỏ và giảm từ đầu kỳ đến cuối kỳ thì tình hình tài chính của công ty là tốt và ngược lại, nếu tỷ trọng này lớn và tăng lên, chứng tỏ tình hình tài chính của công ty đang gặp khó khăn. Bảng 11 : Tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng số vốn lưu động Đơn vị : Đồng CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 Các khoản phải thu (1) 78.270,78 61.046.9,68 68.482,1 Tổng số VLĐ (2) 89.798,98 98.769 112.428,5 Tỷ lệ[ (1) / (2)]*100% 87.16% 61,81 60,91 Nguồn : Phòng tài chính kế toán Như vậy, tỷ trọng các khoản phải thu rất cao ( năm 2005 là 87,16%, 2006 là 61,81%, 2007 là 60,91%), điều này thể hiện một hiện trạng tài chính không được tốt lắm. Số vốn lưu động của công ty bị chiếm dụng quá nhiều, dẫn đến ứ đọng vốn, làm thiếu vốn lưu động phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Tỉ trọng này giảm dần theo các năm nhưng vẫn rất lớn, cho thấy công ty chưa thấy được thực trạng khó khăn, chưa thấy được nguy cơ của công ty nên chưa chú ý áp dụng các biện pháp để nhanh chóng thu hồi vốn trong các khâu của quá trình sản xuất. Với tỷ trọng các khoản phải thu trên 60%, công ty cần tiếp tục tích cực hơn nữa trong công tác thu hồi các khoản nợ bên ngoài cũng như trong nôị bộ công ty để cân bằng các nguồn lực tài chính, nâng cao tổng số vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh và giảm số vốn bị chiếm dụng 2, Phân tích khả năng thanh toán của công ty Tình hình tài chính của công ty được thể hiện khá rõ nét thông qua khả năng thanh toán. Nếu công ty có khả năng thanh toán cao thì tình hình tài chính sẽ khả quan và ngược lại. Vì vậy khi phân tích tình hình tài chính của công ty, nhất thiết phải phân tích khả năng thanh toán của công ty. Để có cơ sở đánh giá tình hình thanh toán của công ty, ta đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán. Nhu cầu thanh toán chính là các khoản cần phải thanh toán của công ty. Các chỉ tiêu về nhu cầu thanh toán được sắp xếp theo mức độ khẩn trương của việc thanh toán. Bảng 12 : Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán ĐVT : triệu đồng Nhu cầu thanh toán Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % I. Các khoản phải thanh toán ngay 82432 88,32% 91532 94,54% 120607 94,48% 1. Các khoản nợ quá hạn 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 2. Các khoản nợ đến hạn 82432 88,32% 91532 94,54% 120607 94,48% - Vay ngắn hạn (phải trả ngân hàng) 22586 24,20% 26595 27,47% 39892 31,25% - Phải trả người bán 1188 1,27% 1282 1,32% 9262 7,26% - Phải trả người mua 207 0,22% 8506 8,79% 16334 12,80% - Phải nộp ngân sách 846 0,91% -649 -0,67% -2589 -2,03% - Phải trả công nhân viên 367 0,39% 18 0,02% 206 0,16% - Phải trả nội bộ 54592 58,49% 52004 53,71% 52554 41,17% - Phải trả khác 2646 2,83% 3776 3,90% 4949 3,88% II. Các khoản phải thanh toán trong thời gian tới 905 0,97% 5291 5,46% 7046 5,52% - Vay dài hạn 9015 9,66% 52902 54,64% 7046 5,52% - Nợ dài hạn 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% Cộng 93337 100,00% 96823 100,00% 127653 100,00% Khả năng thanh toán 0 0 0 I. Các khoản có thể thanh toán ngay 2635 3,26% 11548 16,02% 5377 7,31% 1. Tiền mặt 786 0,97% 439 0,61% 719 0,98% 2. Tiền gửi ngân hàng 1849 2,29% 11109 15,41% 4658 6,34% II. Các khoản có thể thanh toán trong thời gian tới 78271 96,74% 60557 83,98% 68130 92,69% 1. Các khoản phải thu 78271 96,74% 60557 83,98% 68130 92,69% Cộng 80906 100,00% 7211 100,00% 73507 100,00% Nguồn : Phòng tài chính kế toán a. So sánh nhu cầu và khả năng thanh toán Trên cơ sở bảng số liệu về nhu cầu và khả năng thanh toán này ta tiến hành so sánh nhu cầu thanh toán và khả năng thanh toán của Công ty trong từng giai đoạn. Đối với các khoản cần phải thanh toán ngay, trong 3 năm ,các khoản có thể dùng để thanh toán ngay đều nhỏ hơn nhiều so với các khoản cần phải thanh toán ngay. Điều này thể hiện Công ty không có khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn. Do vậy, nếu cần thiết Công ty sẽ phải huy động đến các nguồn khác như các khoản đầu tư dài hạn, hay dùng tài sản cố định để trả nợ Còn với các khoản cần phải thanh toán trong thời gian tới, ở thời điểm năm 2005 có khoản vay dài hạn 9.015 triệu đồng, năm 2006 52.902 triệu đồng, đến năm 2007 là 7.046 triệu đồng. Các khoản có thể dùng để thanh toán trong thời gian tới cho khoản vay dài hạn này là "Các khoản phải thu" ở năm 2005 là 78.271 triệu đồng, năm 2006 là 60.557 triệu đồng, năm 2007 là 68.130 triệu đồng. Ta thấy khả năng thanh toán trong năm 2006 của Công ty là thực hiện được bởi vì nhu cầu thanh toán lại nhỏ so với khả năng thanh toán, trái ngược với khả năng thanh toán nợ đến hạn, còn nhu cầu thanh toán của năm 2005, 2007 không thực hiện được bởi vì nhu cầu thanh toán lớn hơn khả năng thanh toán. Như vậy, khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn của Công ty thấp là do Công ty đã để ứ đọng vốn quá nhiều ở khoản mục "Các khoản phải thu" là các khoản không thể chuyển ngay thành tiền khi cần thiết. Công ty cần tích cực hơn trong công tác thu hồi các khoản phải thu, tăng lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền để tăng khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn khi cần thiết. b. Hệ số khả năng thanh toán Cũng qua bảng số liệu về nhu cầu và khả năng thanh toán, ta tính ra được "Hệ số khả năng thanh toán" phản ánh khả năng thanh toán của công ty ở từng giai đoạn hay cả kỳ phân tích. Hk = Bảng 13: Hệ số khả năng thanh toán Đơn vị :Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 Khả năng thanh toán 80.906 72.105,1 73.506,8 Nhu cầu thanh toán 93.336,8 96.822,8 127.653 Hk 0,87 0,74 0,58 Nguồn : Phòng tài chính kế toán Hệ số khả năng thanh toán của công ty giảm theo các năm thể hiện khả năng thanh toán giảm dần. Nhưng hệ số này cũng tương đối lớn thể hiện công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ. Nguyên nhân của việc giảm hệ số khả năng thanh toán chủ yếu là do các khoản vay ngắn hạn và các khoản vay dài hạn tăng lên làm cho nhu cầu thanh toán tăng lên, mặt khác khả năng thanh toán có tốc độ tăng chậm. Do đó làm cho hệ số khả năng thanh toán giảm. c. Hệ số thanh toán hiện hành Hệ số thanh toán hiện hành = Tổng số tài sản Tổng số nợ phải trả Hệ số thanh toán hiện hành là chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của công ty trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này có vai trò rất quan trọng trong việc xem xét tình hình tài chính của công ty. Nếu công ty có chỉ số này luôn lớn hơn hoặc bằng 1 thì công ty bảo đảm được khả năng thanh toán và ngược lại. Bảng 14 : Hệ số khả năng thanh toán hiện hành Đơn vị : Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 Tổng số tài sản 96.656,7 111.599,3 140.882,8 Tổng nợ phải trả 83.336,8 96.822,8 127.653 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành 1.16 1.15 1.1 Nguồn : Phòng tài chính kế toán Hệ số thanh toán hiện hành của công ty qua các năm giảm dần nhưng đều lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán chung của công ty là tốt, tình hình tài chính ổn định, bình thường. d. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn Để đánh giá khả năng thanh toán tạm thời các khoản nợ ngắn hạn của công ty trong kỳ báo cáo, ta sử dụng chỉ tiêu “Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn”. = Hệ số thanh toán ngắn hạn cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn (là các khoản nợ phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh) của công ty là cao hay thấp. Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Ngược lại, nếu hệ số thanh toán nợ ngắn hạn càng nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty càng thấp. Căn cứ vào số liệu bảng cân đối kế toán của Công ty ta tính được hệ số thanh toán nợ ngắn hạn qua các năm : Bảng 15 : Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn Đơn vị :Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 89799,0 98769,1 112428,6 Tổng số nợ ngắn hạn 82431,6 91532,1 120607,4 Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 1,09 1,02 0,88 Nguồn : Phòng tài chính kế toán Như vậy, Hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty giảm dần qua các năm ở năm 2005, 2006 hệ số thanh toán nợ xấp xỉ 1 thể hiện tình hình tài chính là bình thường, đến năm 2007 hệ số thanh tóan nợ nhỏ hơn 1 thể hiện việc thanh toán nợ của công ty thấp. Nguyên nhân của việc giảm sút này là do Tổng nợ ngắn hạn tăng lên với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, nợ ngắn hạn tăng nhanh năm 2006 so với năm 2005 là 11,04%, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 31,77% mà nợ dài hạn năm 2006 so với năm 2005 giảm 4,74%, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 33,17 % để đầu tư vào tài sản cố định. Bên cạnh đó do tài sản cố định tăng nhanh năm 2006 so với năm 2005 là 16,9%, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 238%. Nhưng với hệ số thanh toán nợ ngắn hạn như vậy là có thể đủ đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn của công ty. e. Hệ số thanh toán nhanh Bên cạnh hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, để nắm được khả năng thanh toán tức thời của công ty, ta đi tính và so sánh chỉ tiêu "hệ số thanh toán nhanh". Hệ số thanh toán nhanh (Hệ số thanh toán tức thời) = Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Khoản phải thu Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của công ty trong kỳ báo cáo. Thực tế cho thấy, hệ số thanh toán nhanh nếu > 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, còn nếu < 0,5 thì công ty có thể gặp khó khăn trong công nợ và do đó, có thể phải bán gấp hàng hoá, sản phẩm để trả nợ vì không đủ tiền thanh toán. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao lại phản ánh một tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay vốn chậm, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Ta tính được hệ số thanh toán nhanh thông qua số liệu bảng Cân đối kế toán của Công ty như sau: Bảng 16 : Hệ số thanh toán nhanh Đơn vị : Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 Tổng số tiền và tương đương tiền 2635,3 11548,1 5377,0 Tổng số nợ ngắn hạn 82431,6 91532,1 120607,4 Hệ số thanh toán nhanh 2.83 1.95 1.32 Nguồn : Phòng tài chính kế toán Hệ số thanh toán nhanh của công ty khá cao và cũng tăng đều qua các năm. Năm 2005 đạt 2,83, năm 2006 đạt 1,95 và năm 2006 là 1,32. So với hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn. Trong tài sản cố định vốn bằng tiền và các khoản phải thu chiến 83,61% năm 2005; 64,61% năm 2006; 52,18% năm 2007. Trong khi đó nợ ngắn hạn chỉ chiếm 85,26% năm 2005, năm 2006 là 82,02%, năm 2007 là 85,61%. Hơn nữa, vốn bằng tiền và các khoản phải thu giảm qua các năm. Đối với vốn bằng tiền: năm 2006 tăng 338,21% so với năm 2005 và năm 2007 giảm 53% so với năm 2006. Đối với các khoản phải thu năm 2006 giảm 22,63% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 13% so với năm 2006. Với hai lý do trên hệ số thanh toán nhanh của công ty không ổn định, công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ bởi vì vào lúc cần, công ty có thể buộc phải sử dụng các biện pháp bất lợi như bán các tài sản với giá thấp để trả nợ. Công ty cần phải tăng lượng vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền để chủ động hơn trong việc thanh toán nhanh các khoản nợ có đủ khả năng để đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn cho công ty. f. Hệ số thanh toán nợ dài hạn và hệ số thanh toán lãi vay Ngoài các chỉ tiêu trên còn có một số chỉ tiêu khác để làm rõ hơn tình hình thanh toán của công ty như hệ số thanh toán nợ dài hạn, hệ số thanh toán lãi vay. Hệ số thanh toán nợ dài hạn là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ dài h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7844.doc