MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Phần I 3
những vấn đề cơ bản về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 3
I. Khái niệm, ý nghĩa và mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp. 3
1- Khái niệm 3
2- ý nghĩa 3
3- Mục tiêu phân tích tài chính 3
3.1- Đối với các nhà quản trị 3
3.2- Đối với các nhà đầu tư 4
3.3- đối với người cho vay 5
II- Tài liệu và phương pháp phân tích tài chính 5
1- Tài liệu phân tích tài chính 5
2- Phương pháp phân tích tài chính 6
2.1- Phương pháp so sánh 6
2.2- Phương pháp phân tích tỷ lệ 6
2.3- Phương pháp phân tích tài chính Dupont 7
IIi- Quy trình và nội dung phân tích tài chính 7
1- Quy trình phân tích tài chính. 7
2 - Nội dung phân tích tài chính 8
2.1- Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán 8
2.2 Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 9
2.3- Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. 9
2.4- Phân tích các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu của doanh nghiệp. 11
2.5- Phân tích chỉ tiêu tài chính trung gian 20
Phần II 22
phân tích Thực trạng tài chính của Công ty cổ phần Đá mài hải dương 22
I- Giới thiệu Công ty 22
1- Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 22
2- Khái quát bộ máy tổ chức quản lý và sản xuất của Công ty 23
2.1- Tổ chức quản lý 23
2.2- Đặc điểm quy trình, công nghệ và tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 28
3- Các bộ phận phân xưởng có chức năng và nhiệm vụ như sau 30
3.1- Phân xưởng khai thác quặng Bauxit: có nhiệm vụ khai thác quặng Bauxit tại mỏ ở xã Phú Thứ – Huyện Kinh Môn mang về Công ty tuyển chọn ra quặng Bauxit. 30
3.2- Phân xưởng luyện quặng Bauxit 30
3.3- Phân xưởng chế biến : Có 2 bộ phận 31
3.4- Phân Sản xuất chất dính 31
3.5- Phân xưởng hoàn chỉnh 32
3.6- Phân xưởng cơ khí 32
3.7- Tổ chế thử 32
III- phân tích Thực trạng tình hình tài chính của Công ty cổ phần Đá mài Hải Dương 32
1- Các báo cáo tài chính cơ bản của Công ty cổ phần Đá mài Hải Dương 33
1.1- Bảng cân đối kế toán 33
1.2- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 33
2- Phân tích tình hình tài chính của Công ty qua bảng cân đối kế toán 34
2.1- Phân tích chung tình hình tài sản của Công ty 34
2.2- Phân tích chung tình hình nguồn vốn của Công ty 37
3- Phân tích tình hình tài chính của Công ty qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh: 41
4- Phân tích tình hình vốn lưu động và bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh 45
4.1- Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Đá mài Hải Dương 45
4.2- Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh 45
5- Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của Công ty 48
5.1- Phân tích tình hình thanh toán của Công ty; 48
4.2-Phân tích các chỉ tiêu khả năng thanh toán của Công ty 51
4.3- Hệ số hoạt động kinh doanh 54
5- Phân tích tình hình đầu tư và khả năng hoạt động của Công ty (khả năng cân đối vốn) 56
5.1-Nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình đầu tư 56
5.2- Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động 60
6- Phân tích hiệu quả sinh lời của hoạt động kinh doanh 63
7- Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian 66
III- Đánh giá về thực trạng tài chính tại cổ phần Đá mài Hải Dương. 67
1- Những mặt mạnh. 67
2, Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của nó tại Công ty cổ phần Đá mài Hải Dương. 68
Phần III 70
Giải pháp làm lành mạnh hơn tình hình tài chính cho Công ty cổ phần Đá mài Hải Dương 70
I- Phương hướng phát triển của Công ty 70
1- Thành tựu 70
2- Phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm tới 71
II- MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI CỔ PHẦN ĐÁ MÀI HẢI DƯƠNG. 72
1- Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 72
1.1- Đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng doanh thu và hạn chế hàng tồn kho. 72
1.2- Tăng cường nguồn vốn kinh doanh 75
1.3- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 76
2- Các giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Đá mài Hải Dương. 79
2.1- Tổ chức tốt công tác kế toán 79
2.2- Hoàn thiện nội dung và công tác phân tích tài chính 80
2.3- Đào tạo cán bộ cho hoạt động phân tích 81
3- Một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện thực hiện những giải pháp nêu trên. 82
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
91 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần Đá mài Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hấy được tình hình biến động cụ thể của nguồn vốn tại Công ty ta xem xét các chỉ tiêu trong bảng sau:
Nhận xét bảng 7 ta thấy tình hình nguồn vốn của Công ty đi chiếm dụng vốn của tổ chức khác tương đối cao. Cụ thể năm 2003 khoản nợ của Công ty là 20457,1 triệu đồng chủ yếu là nợ ngắn hạn là 11757,85 triệu đồng chiếm 40,51% trong tổng nguồn vốn so với năm 2004 là 12845,2 triệu đồng chiếm 42,01% tăng 9,25% tương ứng với số tiền là 1087,39 triệu đồng, đến năm 2005 nợ ngắn hạn là 13276,1 triệu đồng tăng 3,35% tương ứng với 430,909 triệu đồng. Nợ dài hạn nhìn chung cũng có chiều hướng tăng, năm 2003 nợ dài hạn là 7900,108 triệu đồng chiếm 27,22%, năm 2004 nợ dài hạn giảm chút ít là 7448,24 triệu đồng giảm 5,72% tương ứng với số tiền là 451,864 triệu đồng, năm 2005 nợ dài hạn lại tăng lên là 9239,59 triệu đồng chiếm 29,24% trong nguồn vốn và tăng 24,05% tương ứng với số tiền là 1791,344 triệu đồng.
Từ việc phân tích trên Công ty đang có khoản nợ dài hạn tương đối lớn điều này làm cho Công ty phải chịu một số rủi ro trong kinh doanh và Công ty phải thận trọng trong việc kinh doanh tạo nên nhiều khoản thu để bù đắp lại các khoản nợ trên. Ngoài ra Công ty còn phải trả nợ với hai khoản là chi phí và một số khoản nợ khác, nhưng nhìn chung khoản nợ này chiếm tỷ trọng không đáng kể trong khoản nợ phải trả, qua đó Công ty cũng cần chú ý đến việc giảm các khoản nợ không cần thiết để Công ty thu được một khoản lợi nhuận lớn trong các năm tiềp theo.
Bảng 7: Bảng tổng kết nguồn vốn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
So sánh 2004/2003
So sánh 2005/2004
Tỷ trọng (%)
Tuyệt đối (±)
Tơng đối %
Tuyệt đối (±)
Tơng đối %
2003
2004
2005
I. Nợ phải trả
20.457,10
21.085
23.307,81
627,9
3,07
2.222,805
10,54
70,48
70,10
73,75
1. Nợ ngắn hạn
11.757,85
12.845,24
13.276,15
1.087,390
9,25
430,909
3,35
40,51
42,71
42,01
2. Nợ dài hạn
7.900,11
7.448,24
9.239,59
(451,864)
(5,72)
1.791,344
24,05
27,22
24,76
29,24
3. Chi phí phải trả
268,94
254,56
278,52
(14,386)
(5,35)
23,968
9,42
0,93
0,85
0,88
4. Nợ khác
530,20
536,96
513,54
6,760
1,27
(23,416)
(4,36)
1,83
1,79
1,63
II. Nguồn vốn chủ sở hữu
8.567,15
8.993,26
8.996,36
426,106
4,97
3,097
0,03
29,52
29,90
28,47
1. Nguồn vốn quỹ
7.756,21
7921,86
8.042,73
165,641
2,14
120,871
1,53
26,72
26,34
25,45
2. Nguồn kinh phí
475,80
487
454,42
11,2
2,35
(32,585)
(6,69)
1,64
1,62
1,44
3. Nguồn kinh phí hình thành tài sản cố định
335,14
584,41
499,22
249,265
74,38
(85,189)
(14,58)
1,15
1,94
1,58
Tổng
29.024,25
30.078,26
31.601,68
10.54,01
3,63
1.523,42
5,06
100
100
100
(Trích từ bảng cân đối kế toán)
Chú giải: Các số ghi trong (…) là những giá âm
Phần nguồn vốn chủ sử hữu của Công ty lớn tức là tài chính của Công ty luôn có năng lực tự chủ hay có tính độc lập cao với các chủ nợ do đó Công ty không bị ràng buộc với các khoản nợ vay do đó để nhận biết một cách chính xác năng lựuc tài chính của mình Công ty lên tính toán chỉ tiêu hệ số tự chủ tài chính.
Hệ số tự chủ tài chính là chỉ tiêu phân tích mối quan hệ so sánh giữa nguồn vốn chủ sở hữu và tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp để thấy được mức độ độc lập về tài chính.
Từ việc tính toán trên ta có các hệ số tự chủ về tài chính của Công ty, nhìn chung vốn tự chủ của Công ty tương đối thấp điều đó làm cho các chủ nợ của Công ty gặp nhiều rủi ro trong các khoản nợ của Công ty và công việc quan trọng đối với các nhà quản trị là phải tìm ra nguyên nhân tại sao vốn sở hữu lại thấp và phát triển không đều?
Nhìn chung nguồn vốn của Công ty qua các năm đều tăng cụ thể năm 2003 Công ty quản lý và sử dụng 8567,154 triệu đồng chiếm 29,52% trong tổng nguồn vốn, năm 2004 nguồn vốn chủ sở là 8.993,26 triệu đồng chiếm 29,9% trong tổng nguồn vốn tăng 4,97% ứng với 426,106 triệu đồng, năm 2005 nguồn vốn tăng 0,03% ứng với số tiền là 3097 triệu đồng. Nguồn vốn sở hữu của Công ty chiếm chủ yếu là nguồn vốn kinh doanh chiếm tương đối lớn và cũng có sụ tăng qua các năm cụ thể là 7756,214 triệu đồng chiếm 26,72%, năm 2004 nguồn vốn tăng lên 7.921,855 triệu đồng tăng 2,14% ứng với số tiền số là 165,641 triệu đồng đến năm 2005 là 8.024,726 triệu đồng chiếm 28,47%. Bên cạnh đó nguồn kinh phí và nguồn kinh phí hình thành tài sản cũng có tăng chậm
Kết luận: Nhìn chung việc phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán cho thấy tình hình tài sản Công ty tương đối ổn định nhưng nguồn vốn của Công ty cho thấy trong giai đoạn 2003 => 2005 Công ty đang mở rộng sản xuất kinh doanh bằng việc đi chiếm dụng vốn từ các tổ chức khác, điều này rất tốt nhưng bên cạnh đó nó sẽ gây ra những rủi ro cho các tổ chức cho vay và có thể đưa Công ty đến một khả năng không thể thanh toán và có thể đi đến phá sản Công ty. Nhưng nguồn vốn chủ sở hữu lại tương đối thấp đặc biệt là nguồn vốn xây dựng cơ bản có xu hướng giảm. Và xét một cách tổng quan trong giai đoạn này tình hình tài chính của Công ty tương đối ổn định và có chiều hướng tăng qua các năm như vậy sẽ giúp cho các nhà quản lý tài chính của Công ty yên tâm hơn trong việc sử dụng và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.
3- Phân tích tình hình tài chính của Công ty qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh:
Việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cho phép các nhà quản lý tài chính đánh giá các mặt hoạt động của Công ty trên các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Từ số liệu trên cho thấy tổng doanh thu của Công ty tăng tương đối cao qua các năm cụ thể năm 2003 tổng doanh thu là 31.500 triệu đồng sang năm 2004 là 34.500 triệu đồng tăng 3000 triệu đồng tương ứng với 9,25%, đến năm 2005 tổng doanh thu là 42.000 triệu đồng tăng 7,5 triệu đồng tương ứng với 21,74%. Tổng doanh thu nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu từ hoạt động kinh doanh; năm 2003 doanh thu là 31.161 triệu đồng đến năm 2004 doanh thu là 34.105 triệu đồng tăng 2944 triệu đồng tương ứng với 9,45%, năm 2005 doanh thu là 41.591 triệu đồng tăng 7.486 triệu đồng tương ứng với 21,95%. Cùng với sự tăng nhanh của tổng doanh thu và doanh thu từ hoạt động kinh doanh thì giá vốn hàng bán cũng tăng tương ứng; năm 2003 là 30.340 triệu đồng đến năm 2004 là 33.058 triệu đồng chiếm 96,93% trong doanh thu từ hoạt động kinh so với năm 2003 tăng 2.718 triệu đồng ứng với 8,96%, năm 2005 giá vốn hàng bán là 40.445 triệu đồng chiếm tỷ trọng 99,37% trong doanh thu từ hoạt động kinh và tăng 7.387 triệu đồng tương ứng với 22,35%.
Qua đó, cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Đá mài Hải Dương là rất tốt trong thực tế doanh thu từ hoạt động kinh doanh tăng làm cho lợii nhuận gộp từ hoạt động kinh cũng từ hoạt động kinh doanh tăng đều qua các năm; năm 2003 lợi nhuận là 426 triệu đồng chiếm 1,37% trong doanh thu, năm 2004 là 518 triệu đồng chiếm 1,52% trong doanh thu từ hoạt động kinh doanh và tăng 92 triệu đồng ứng với 21,60%, năm 2005 lợi nhuận là 606 triệu đồng chiếm 1,46% trong doanh thu từ hoạt động kinh doanh và so với 2004 tăng 88 triệu đồng ứng với 16,99%. Cùng với tốc độ tăng đó thì các chi phí như: chi phí quản lý, chi phí bán hàng cũng tăng theo.
Doanh thu tài chính cũng tăng qua các năm. Cụ thể: năm 2003 là 250 triệu đồng, năm 2004 là 275 triệu đồng tăng 10% tương ứng với số tiền là 25 triệu đồng, đến năm 2005 là 284 triệu đồng tăng 3,27% tương ứng với số tiền là 9 triệu đồng. Nhưng lợi nhuận tài chính lại giảm trong năm 2004 giảm 10 triệu đồng và năm 2005 tăng lên 24 triệu đồng tương ứng với 0,42%.
Doanh thu khác cũng tăng qua các năm do đó làm cho lợi nhuận tăng. Năm 2003 lợi nhuận khác 44 triệu đồng, năm 2004 là 62 triệu đồng tăng 40,91% tương ứng với số tiền là 18 triệu đồng, năm 2005 lợi nhuận khác giảm xuống 12 triệu đồng tương ứng với 19,35%.
Lợi nhuận trước thuế Công ty qua các năm cũng tăng chậm. Năm 2003 là 600 triệu đồng, năm 2004 là 700 triệu đồng tăng 16,67% tương ứng với số tiền là 100 triệu đồng, năm 2005 là 800 triệu đồng tăng 14,29% tương ứng số tiền là 100 triệu đồng.
Lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng tăng. Năm 2003 là 432 triệu đồng chiếm 1,39% trong doanh thu từ hoạt động kinh doanh cho thấy 100 đồng doanh thu cho 1,39 đồng lợi nhuận, năm 2004 lợi nhuận là 504 triệu đồng chiếm 1,48% trong tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh cho thấy cứ 100 đồng doanh thu thì Công ty có được 1,48 đồng và lợi nhuận năm nay tăng 72 triệu đồng tương ứng với 16,67%, năm 2005 là 576 triệu đồng tăng 100 triệu đồng tương ứng với với 14,29% và trong năm cứ 100 đồng doanh thu cho 1,38 đồng lợi nhuận.
Kết luận: Qua quá trình phân tích bảng báo cáo hoạt động kinh doanh trên đã cho ta thấy một bức tranh tương đối toàn diện tình hình hoạt động kinh trong giai đoạn (2003 - 2005) của Công ty cổ phần Đá mài Hải Dương và cho thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối tốt. Và với thành công này trong những năm tiếp theo công ty nên có những biện pháp quản lý tài chính hiệu quả hơn nữa bên cạnh đó không ngừng mở rộng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Bảng 8- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
2003
2004
2005
So sánh 2004/2003
So sánh 2005/2004
Tỷ trọng %
Tuyệt đối (±)
Tơng đối(%)
Tuyệt đối (±)
Tơng đối%
Năm2003
Năm2004
Năm2005
Tổng doanh thu
31.500
34.500
42.000
9,52
7.500
21,74
101.09
101.16
100.98
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
31.161
34.105
41.591
2.944
9,45
7.486
21,95
100
100
100
2. Các khoản giảm trừ (CPBH,CPQL)
150
254
260
104
69,33
6
2,36
0,48
0,74
0,63
3. Doanh thu thuần từ HĐKD
31.011
33.851
41.331
2.840
9,16
7.480
22,1
99,52
99,26
99,37
4. Giá vốn hàng bán
30.340
33.058
40.445
2.718
8,96
7.387
22,35
97,37
96,93
97,24
5. Lợi nhuận gộp từ HĐKD
671
793
886
122
18,18
93
11,73
2,15
2,33
2,13
6. Chi phí bán hàng
45
50
65
5
1,11
15
1,3
0,45
0,5
0,65
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp
200
225
215
30
12,24
5
1.82
0,79
0,81
0,67
8. Lợi nhuận từ HĐKD
426
518
606
92
21,60
88
16,99
1,37
1,52
146
9. Doanh thu tàI chính
250
275
284
25
10
9
3,27
0,8
0,81
0,68
10. Chi phí tàI chính
120
155
140
35
29,17
(15)
(9,68)
0,39
0,45
0,34
11. Lợi nhuận tàI chính
130
120
144
(10)
(7,69)
24
20
0,42
0,35
0,35
12. Doanh thu khác
89
120
125
31
34,83
5
4,17
0,29
0,35
0,3
13. Chi phí khác
45
58
75
13
28,89
17
29,31
0,14
0,17
0,18
14 .Lợi nhuận khác
44
62
50
18
40,91
(12)
(19,35)
0,14
0,18
0,12
15. Tổng lợi nhuận trớc thuế
600
700
800
100
16,67
100
14,29
1,93
2,05
1,92
16. Thuế thu nhập DN phải nộp
168
196
224
28
16,67
28
14,29
0,54
0,57
0,54
17. Lợi nhuận sau thuế.
432
504
576
72
16,67
72
14,29
1,39
1,48
1,38
(Nguồn phòng tài chính kế toán)
Chú giải: Các số ghi trong (…) là những giá âm
4- Phân tích tình hình vốn lưu động và bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
4.1- Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Đá mài Hải Dương
Dựa vào bảng cân đối kế toán ta có bảng số liệu sau:
Bảng 9: Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Tỷ trọng (%)
Năm 2004
Tỷ trọng(%)
Năm 2005
Tỷ trọng
1. Tiền
6.645,72
63,59
7.202,72
64,3
8.183
66,53
2. Các khoản phải thu
1.241,575
11,88
1.350,22
12,05
1.377,89
11,2
3. Hàng tồn kho
1.852,405
17,72
1.904,5
17
1.872,11
15,22
4. TSLĐ khác
711,917
6,81
745
6,65
867
7,05
Tổng
10.451,242
100
1.102,44
100
12.300
100
(Nguồn phòng tài chính kế toán)
Theo bảng số liệu trên ta thấy tình hình sử dụng vốn lưu động qua 3 năm đều tăng; năm 2003 là 10.051,242 triệu đồng, sang năm 2004 vốn lưu động tăng lên 11.202,444 triệu đồng, năm 2004 là 12.300 triệu đồng nhưng vốn lưu động chiếm chủ yếu là vốn bằng tiền; năm 2003 vốn bằng tiền chiếm 63,59% năm 2004 là 64,3%, năm 2005 là chiếm 66,53% trong tổng vốn lưu động, nhưng các khoản mục phải thu lại chiếm rất ít điều này gây khó khăn cho Công ty trong việc thanh toán nợ. Cụ thể là năm 2003 chiếm 11,88%, năm 2004 là 12,05% và năm 2005 khoản phải thu giảm còn 11,2 %. Hàng tồn kho Công ty dự trữ cũng lớn điều này làm ứ đọng vốn kinh doanh của Công ty, năm 2003 là 17,72%, năm 2004 là 17% và năm 2005 là 15,22%. Tài sản lưu động khác chiếm không đáng kể so với tổng vốn lưu động.
4.2- Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, vừa đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp. Xét dưới góc độ tài chính đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh là dảm bảo công suất và năng suất hoạt động của doanh nghiệp. Ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 10 : Phân tích vốn lưu động thường xuyên
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
So sánh 2004/2003(±)
So sánh 2005/2004
(±)
1-Tài sản cố định - Đầu tư dài hạn
18.573,01
1.8875,8
1.9301,68
302,808
425,858
2- Vốn chủ sở hữu
8.567,154
8.993,26
8.996,357
426,106
3,097
3- Nợ dài hạn
7.900,108
7.448,24
9.239,588
-451,864
1791,344
4- Vốn lưu động thường xuyên(2+3-1)
-2.105,750
-2.434,316
-1065,73
-328,566
1.368,583
(Trích từ bảng cân đối kế toán)
Qua số liệu bảng trên ta thấy cuối năm 2003 số vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp < 0 tình hình được đánh giá là xấu, như vậy nguồn vốn dài hạn không đủ bù đắp tài sản cố định mà phải đầu tư một phần bằng nguồn vốn ngắn hạn và tình hình thanh toán đang gặp khó khăn, đến năm 2004 vốn lưu động thường xuyên cũng lại < 0, tình hình vốn lưu động thường xuyên rất xấu và giảm 328,566 triệu đồng do nợ dài hạn giảm 451,864 triệu đồng nhưng tài sản cố định và đầu tư ngắn hạn lại tăng 302,808 triệu đồng và vốn chủ sở hữu tăng 426,106 triệu đồng, song sang năm 2005 vốn lưu động thường xuyên < 0 tăng 1.368,583 triệu đồng so với năm 2004. Nguyên nhân này là do: nguồn vốn chủ sở hữu tăng 3,097 triệu đồng, tài sản cố định và đầu tư dài hạn lại tăng lên 425,585 triệu đồng, nợ dài hạn tăng 1.791,344 triệu đồng.
Do vậy, tài sản cố định và đầu tư dài hạn phải tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Điều này có ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh và tình hình thanh toán của doanh nghiệp.
- Ngoài ra, ta còn đi phân tích nhu cầu chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là vốn ngắn hạn cần để tài trợ một phần cho tài sản lưu động, đó là các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản lưu động khác (tài sản lưu động không phải là tiền).
Ta có Công thức :
Nhu cầu vốn lưu động
thường xuyên
=
Tài sản lưu động
(trừ tiền)
-
Nợ ngắn han
-
Nợ khác
Ta có bảng sau :
Bảng 11 : Phân tích nhu cầu vốn lưu động thường xuyên
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
So sánh 2004/2003
So sánh 2005/2004
1- Các khoản phải thu
1.241,2
1.350,22
1.377,89
109,02
27,67
2- Hàng tồn kho
1.852,41
1.904,5
1.872,11
52,095
-32,39
3- TSLĐ khác
711,917
745
867
33,083
122
4- Nợ ngắn hạn
11.757,9
12.845,24
13.276,15
1.087,39
430,909
5- Nợ khác
530,2
536,96
513,544
6,76
-23,416
6. Nhu cầu vốn lu động thờng xuyên (1+2+3-4-5)
-8.482,53
-9382,48
-9672,693
-899,952
-290,213
(Nguồn phòng tài chính kế toán)
Căn cứ vào số liệu ở bảng trên ta thấy nhu cầu vốn lưu động thường xuyên năm 2004 < 0 giảm 899,952 triệu đồng so với năm 2003 do các khoản phải thu tăng 109,020 triệu đồng, hàng tồn kho tăng 52,095 triệu đồng, tài sản lưu động khác tăng là 33,083 triệu đồng, nợ ngắn hạn 1.087,39 triệu đồng và nợ khác là 6,76 triệu đồng và năm 2005 nhu cầu vốn lưu động thường xuyên < 0 chứng tỏ nguồn vốn ngắn hạn bên ngoài đã dư thừa để tài trợ cho lượng vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp cần.
Tính vốn bằng tiền: ( Đơn vị triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
So sánh 2004/2003
So sánh 2005/2004
Vốn bằng tiền
6376,778
6948,164
8606,96
571,386
1658,796
Qua số liệu trên ta thấy vốn bằng tiền của Công ty lớn hơn không điều sẽ không bao giờ xảy ra tình trạng mất cân đối trong tình hình tài chính của của Công ty giữa nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn (vốn ngắn hạn nhiều, vốn dài hạn ít) hoặc gây mất cân đối trong đầu tư dài hạn(đầu tư dài hạn quá nhiều). Như vậy vốn bằng tiền phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty tương đối ổn định.
Kết luận: Qua phân tích trên tình hình vốn lưu động thường xuyên của Công ty cổ phần Đá mài Hải Dương trong năm 2003 và 2004 là con số âm điều đó chứng tỏ nguồn vốn dài hạn của Công ty không đủ bù đắp đựơc tài sản cố định mà phải đầu tư một phần bằng nguồn vốn ngắn hạn và tình hình thanh toán các khoản nợ của Công ty đang gặp khó khăn. Nhưng bên cạnh đó Công ty không cần nhận thêm nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ thêm cho chu kỳ kinh doanh nữa vì nguồn vốn ngắn hạn bên ngoài đã dư thừa để tài trợ cho lượng vốn ngắn hạn mà Công ty cần. Giải pháp cho tình hình tài chính Công ty lúc này là tăng vốn chủ sở hữu đồng thời phải giảm các khoản nợ như vậy mới đảm bảo được nguồn vốn kinh doanh diễn ra thường xuyên và liên tục.
5- Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của Công ty
Để biết được tình hình tài chính của Công ty có lành mạnh hay không, từ đó dự đoán khă năng tồn tại, phát triển, cần xem xét khả năng thanh toán của Công ty. Nếu mất khả năng thanh toán, Công ty sẽ đi dần đến bờ vực của sự phá sản, phải tự giả thể vì vỡ nợ. Khả năng thanh toán là khă năng chi trả các khoản nợ bằng tiền cốn của Công ty. Bởi vậy, có để có khả năng thanh toán kịp thời các khoản nợ, Công ty phải duy trì một mức luân chuyển vốn hợp lý để đáp ứng kịp thời các khoản nợ ngắn hạ, duy trì các loại hàng tồn kho để đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tỷ thuận lợi. Để đánh giá khả năng thanh toán của Công ty ta đi tính toán một số hệ số thanh toán của Công ty sau đây. Các số liệu phục vụ cho việc tính toán được biểu hiện trong bảng sau:
5.1- Phân tích tình hình thanh toán của Công ty;
Đẻ có khả năng thanh toán các khoản nợ thì Công ty phải có các khoản phải thu nợ từ bên ngoài để tình hình tài chính của Công ty luôn được cân bằng và các hoạt động kinh doanh được diễn ra thường xuyên. Qua đó ta có bảng tình hình thanh toán sau:
Bảng 12: phân tích nh hình thanh toán
Đơn vị : Triệu đồng
Năm Tài sản
2003
2004
2005
Chênh lệch 2004/2003
Chênh lệch 2005/2004
Tuyệt đối (±)
Tơng đối(%)
Tuyệt đối(±)
Tơng đối(%)
A- Các khoản phải thu
1241,2
1350,22
1.377,89
109,02
8,78
27,67
2,05
1. Phải thu khách hàng
798,5
847,124
839,42
48,624
6,09
(7,704)
(0,91)
2. Phải trả cho ngời bán
245,2
278
179,876
32,800
13,38
(98,124)
(35,30)
3. Phải thu khác
152,5
180,412
236,298
27,912
18,3
55,886
30,98
4. Phải thu nội bộ
45
44,684
121,666
(0,316)
(0,7)
76,982
172,28
B - Nợ phải trả
20.457,1
21.085
22.605,32
627,9
3,07
1520,321
7,21
I- Nợ ngắn hạn
11.757,85
12.845,2
13.276,15
1087,390
9,25
430,909
3,35
1. Vay ngắn hạn
3.452,574
3.984,71
4.388,299
532,136
15,41
403,589
10,13
2. Nợ dài hạn đến hạn trả
447
884
921,456
437
97,76
37,456
4,24
3. Phải trả ngời bán
520
662,3
754,2
142,300
27,37
91,9
13,88
4. Ngời mua trả trước
32,3
278,23
177,949
245,930
761,39
(100,281)
(36,04)
5. Thuế các khoản phải nộp
468
496
524
28
5,98
28
5,65
6. Trả Công nhân viên
6.300
6.260
6.300
(40
(0,63)
40
0,64
7. Các khoản phải trả phải nộp khác
537,976
280
210,245
(257,976)
(47,95)
(69,755)
(24,91)
II- Nợ dài hạn
7.900,108
7.448,24
9.239,588
(451,864)
(5,72)
1.791,344
24,05
1. Vay dài hạn
6.540
5.980,05
8.020,613
(559,946)
(8,56)
2.040,559
34,12
2. Nợ dài hạn
1.360,108
1.468,19
1.218,975
108,082
7,95
(249,215)
(16,97)
III- Chi phí phải trả
268,942
254,556
278,524
(14,386)
(5,35)
23,968
9,42
IV- Nợ khác
530,2
536,96
513,544
6,760
1,27
(23,416)
(4,36)
Tỷ lệ A/B
6,07
6,4
6,1
0,17
2,86
0,02
0,28
(Nguồn phòng tài chính kế toán)
Chú giải: Các số ghi trong (…) là những giá âm
Xét bảng tình hình thanh toán trên ta thấy các khoản phải thu qua các năm đều tăng. Cụ thể: Năm 2003 là 1.241,2 triệu đồng, năm 2004 là 1.350,22 triệu đồng tăng 8,78% tương ứng với 109,02 triệu đồng so với năm 2003, năm 2005 là 1.377,89 triệu đồng tăng 2,05% tương ứng với 27,670 triệu đồng. Nhìn chung các khoản phải thu trong 3 năm chiếm tỷ trọng ít trong tổng tài sản của Công ty điều này chứng tỏ nguồn thu của khó có thể đủ để trả nợ, chiếm chủ yếu là khoản phải thu khách hàng và khoản này cũng tăng qua các năm; năm 2003 là 798,5 triệu đồng, năm 2004 là 847,124 triệu đồng tăng 6,09% tương ứng với 48,624 triệu đồng, năm 2005 các khoản phải thu có giảm chút ít là 0,91% tương ứng với 7,704 triệu đồng. Phải trả cho người bán năm 2003 là 245,2 triệu đồng, năm 2004 là 278 triệu đồng tăng 13,38% tương ứng với 32,8 triệu đồng, năm 2005 là 179,876 triệu đồng giảm 35,3% tương ứng với 98,124 triệu đồng. Các khoản thu khác của Công ty tăng qua các năm, cụ thể năm 2003 là 152,5 triệu đồng, năm 2004 là 180,412 triệu đồng tăng 18,30% tương ứng với 27,912 triệu đồng, năm 2005 là 236,198 triệu đồng tăng 30,98% tương ứng với 55,886 triệu đồng. Phải thu nội bộ của Công ty có giảm trong năm 2004 giảm 0,7% tương ứng với 0,316 triệu đồng, năm 2005 lại tăng lên 121,666 triệu đồng tăng 172,28% tương ứng với 76,982 triệu đồng. Qua đây ta thấy các khoản phải thu trong giai đoạn này là không cao, để xem các khoản thu này có đủ để thanh toán các khoản nợ hay không ta đi tính tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả:
Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ này rất nhỏ điều này chứng tỏ các khoản phải thu không thể thanh toán đủ số nợ của Công ty. Cụ thể qua 3 năm tỷ lệ này giảm, năm 2003 là 6,07%, năm 2004 tỷ lệ 6,4 % giảm 2.86 %, năm 2005 tỷ lệ là 6,1% giảm 0,28%.
Kết luận: Thông qua việc phân tích trên cho thấy tình hình thanh toán của Công ty tương đối rất xấu.Vì các khoản phải thu rất thấp chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong trong tổng nợ phải trả do đó để có thể thanh toán được các khoản nợ Công ty lên đưa ra biện pháp đòi nợ tốt hơn đồng thời lên giảm nợ các khoản không cần thiết để tráng tình trạng mất cân đối trong thanh toán nợ trong Công ty.
4.2-Phân tích các chỉ tiêu khả năng thanh toán của Công ty
Khả năng thanh toán của Công ty thể hiện khả năng chi trả của Công ty, tức là thể hiện số tiền có thể dùng để trả nợ, hay nói cách khác là đáp ứng nhu cầu và khả năng thanh toán của Công ty. Ta tính các hệ số sau:
Từ các chỉ tiêu này ta có kết quả tính toán thể hiện ở bảng sau:
Bảng 13: Phân tích tình hình Công nợ và khă năng thanh toán
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm2003
Năm2004
Năm2005
So sánh 2004/2003
So sánh 2005/2004
Luợng (±)
Tỷ lệ (%)
Luợng(±)
Tỷ lệ (%)
1- Tài sản lưu động
Triệu đồng
10.451,2
11.202,4
12.300
751,198
7,19
1097.560
9,80
2- Tiền
Triệu đồng
6.645,72
7.202,72
8.183
557
1,08
980.280
1,14
3 -Khoản phải thu
Triệu đồng
1.241,2
1.350,22
1.377,89
109,02
8,78
27.670
2,05
4 - Đầu tư ngắn hạn
Triệu đồng
0
0
0
0
0
0
0
5- Nợ ngắn hạn
Triệu đồng
11.757,9
12.845,2
13.276,1
1087,39
9,25
430,909
3,35
6- Giá vốn hàng bán
Triệu đồng
30.340
33.058
40.445
2.718
8,96
7.387
22,35
7- Hàng tồn kho
Triệu đồng
1.852,41
1.904.5
1.872,11
52,095
2,81
(32,39)
(1,7)
8- Doanh thu thuần
Triệu đồng
31.011
33.851
41.331
2840
9,16
7480
22,1
9-Doanh thu 1 ngày=(6/360ngày)
Triệu đồng
87,5
95,83
116,67
8,330
9,52
20,840
21,75
10-Tổng tài sản
Triệu đồng
29.024,3
30.078,3
31.601,7
1.054,006
3,63
1523,418
5,06
11- Tổng nợ phải trả
Triệu đồng
20.457,1
21.085
23.307,8
627,9
3,07
2.222,805
10,54
Tính các hệ số
a- Hệ số thanh toán ngắn hạn (1/5)
Lần
0,89
0,89
0,89
(0,017)
(1,89)
0,054
6,24
b-Hệ số thanh toán nhanh (2+3+4)/5)
Lần
0,67
0,67
0,72
0,61
1,07
2,34
0,95
c- Hệ số thanh toán hiện thời(10/11)
Lần
1,41
1,42
1,35
1,679
0,54
0,685
(4,96)
d-Hệ số vòng quay của hàng tồn kho (6/7)
Lần
16,37
17,4
21,6
0,979
5,98
4,246
24,46
e-Số ngày của một vòng hàng tồn kho(360/d)
Ngày
21,98
20,74
16,66
(1,24)
(5,64)
(4,080)
(19,67)
f- Hệ số vòng quay của khoản phải thu (8/3)
Lần
24,98
25,07
29,99
0,086
0,34
4,925
19,65
g- Vòng quay của tài sản lưu động
Vòng
2,97
3,02
3,36
3,78
1,27
6,82
2,26
h- Hệ số vốn bị chiếm dụng (3/10)
Lần
0,04
0,04
0,04
0,103
4,91
0,018
(2,9)
l- Số ngày doanh thu chưa thu (3/8)
Ngày
14,18
14,08
11,81
13,08
(0,67)
1,328
(16,18)
(Nguồn phòng tài chính kế toán)
Chú giải: Các số ghi trong (…) là những giá trị âm
Qua bảng trên đi đến phân tích các chỉ số sau:
+ Khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty: Là thước đo khả năng thanh toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương thời hạn của các khoản nợ đó. Khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty không đổi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32322.doc