MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Kết cấu của đề tài 2
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ 3
HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 3
1.1. Vai trò, mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp 3
1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp 3
1.1.2. Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp 3
1.2. Các phương pháp phân tích tài chính 5
1.2.1. Phương pháp so sánh 5
1.2.2. Phương pháp tỷ số 7
1.2.3.1. Phương pháp phân tích Dupont 7
1.2.3.2. Phương pháp thay thế liên hoàn 7
1.2.3.3. Phương pháp chênh lệch 8
1.2.3.4. Phương pháp cân đối 8
1.2.3.5. Phương pháp hồi quy 9
1.3. Nội dung của phân tích tài chính doanh nghiệp 9
1.3.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính 10
1.3.2. Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp 10
1.3.2.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn 10
1.3.2.2. Phân tích tình hình diễn biến nguồn vốn và sự dụng vốn 10
1.3.2.3. Phân tích các tỷ số tài chính 11
1.4. Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp 18
1.4.1. Tài liệu cung cấp cho hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp 18
1.4.1.1. Các báo cáo tài chính( cả bảng thuyết minh) 19
1.4.1.2. Các báo cáo khác 21
1.4.2. Quy trình thực hiện hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp 21
1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tài chính doanh nghiệp 22
1.5.1. Nhân tố chủ quan 22
1.5.1.1. Mục đích phát triển công ty 22
1.5.1.2. Phương pháp phân tích 22
1.5.1.3. Chất lượng nguồn thông tin 23
1.5.1.4. Chất lượng nguồn nhân lực 24
1.5.2. Nhân tố khách quan 24
1.5.2.1. Hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành 24
1.5.2.2. Tác động của môi trường kinh tế, pháp lý 25
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA 26
CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH NAM 26
2.1. Tổng quan về công ty cổ phần Thành Nam 26
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 26
2.1.2. Sơ lược về cổ đông của công ty 27
2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức 27
2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty cổ phần Thành Nam 27
2.1.3.2. Chức năng các phòng ban tại công ty cổ phần Thành Nam 28
2.1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây 32
2.2. Phân tích tài chính công ty cổ phần Thành Nam 35
2.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính công ty cổ phần Thành Nam 35
2.2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn 39
2.2.3. Phân tích diễn biến tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn 42
2.2.4. Phân tích các tỷ số tài chính 43
2.2.4.1. Tỷ số về khả năng thanh toán 43
2.2.4.2. Tỷ số về khả năng thanh khoản 47
2.2.4.4. Tỷ số về khả năng hoạt động 50
2.2.4.5. Tỷ số về khả năng sinh lời 51
2.3. Đánh giá thực trạng năng lực tài chính của công ty 53
2.3.1. Những thành tựu đạt được 53
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 54
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO 56
NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH NAM 56
3.1. Định hướng phát triển của công ty cổ phần Thành Nam( giai đoạn 2010- 2015) 56
3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của công ty 57
3.2.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, không ngừng gia tăng lợi nhuận phát triển công ty bền vững. 57
3.2.2. Xác định cơ cấu vốn phù hợp với doanh nghiệp 61
3.2.3. Nâng cao năng lực trong quản lý tài chính 62
3.2.4. Đào tạo nhân sự cho các phòng ban trong công ty 63
3.2.5. Tăng cường thu hút vốn thông qua thị trường chứng khoán 64
3.2.6. Giải pháp khác 65
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước 65
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng 67
3.3.3. Kiến nghị với công ty cổ phần Thành Nam 69
KẾT LUẬN 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC 72
83 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần Thành Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề phương án giải quyết những tồn tại trong hồ sơ thiết kế cho phù hợp thực tế. Thẩm tra và ký chấp thuận các bản vẽ thi công công trình, trình chủ đầu tư phê duyệt.
Căn cứ hồ sơ thiết kế, các chỉ dẫn kỹ thuật đã duyệt trong hồ sơ thầu: Các quy trình quy phạm, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành để triển khai công tác trong quá trình thi công. Kiểm tra đánh giá kịp thời các bộ phận các hạng mục công trình, nghiệm thu trước khi chuyển giai đoạn thi công. Phát hiện những sai sót, hư hỏng, khuyết tật, sự cố các bộ phận công trình, lập biên bản theo quy định trình cấp có thẩm quyền giải quyết.
+ Khi công trình hoàn thành đơn đốc nhà thầu lập hồ sơ hoàn thành công trình, tham gia vào hội đồng nghiệm thu công trình hoàn thành đưa công trình vào khai thác.
Kiểm tra và xúc tiến tiến độ tổng thể và chi tiết do nhà thầu lập, kiểm tra đôn đốc nhà thầu thực hiện đúng tiến độ, nếu tiến độ bị vỡ hướng dẫn nhà thầu lập lại cho phù hợp với thực tế. Đình chỉ thi công khi thiết bị thi công không đúng chủng loại theo hồ sơ mời thầu .Những công trình thi công không đúng quy trình, quy phạm và không đúng với thiết kế. Lập văn bản đình chỉ báo cáo về chủ đầu tư và có biện pháp xử lý yêu cầu nhà thầu thực hiện. Tư vấn giám sát chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về tiến độ, chất lượng giá thành theo hợp đồng. Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chủ đầu tư do lỗi tư vấn giám sát gây nên. Thực hiện nghiêm chỉnh quy định: Trách nhiệm và hình thức xử lý với cá nhân về vi phạm quản lý đảm bảo chất lượng các dự án xây dựng số 4391/2002/QĐ của Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải
e,. Phòng vật tư thiết bị
Cơ cấu: Trưởng phòng: một người, phó phòng một người, 04 kỹ sư máy có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị công trình; 40 cán bộ công nhân vận hành và sửa chữa thiết bị lành nghề bậc 3/7 đến 7/7.
Nhiệm vụ:
+ Phụ trách cung cấp vật tư đảm bảo chất lượng thi công ở công trường
+ Tổ chức công nhân lái xe, lái máy xúc thi công theo sự chỉ đạo của Chỉ huy trưởng công trường, các kỹ sư giám sát để thi công đảm bảo đúng theo thiết kế, tuân thủ quy trình, quy phạm hiện hành cũng như đáp ứng cao nhất các yêu cầu về tiến độ thi công và chất lượng công trình.
+ Căn cứ vào đặc điểm của công trình, công nghệ thi công xây lắp, tiến độ, khối lượng và mọi điều kiện khác trong thi công để bố trí chủng loại thiết bị, nhân lực thi công đảm bảo sự đồng bộ cân đối và tạo điều kiện áp dụng các công nghệ xây dựng tiên tiến
+ Thường xuyên nâng cao trình độ quản lý, trình độ kỹ thuật sử dụng và sửa chữa máy, chấp hành tốt hệ thống bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa máy như quy định trong tiêu chuẩn “ Sử dụng máy xây dựng”
+ Trang bị cơ sở vật chất – kỹ thuật tương ứng thích đáng cho việc bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa xe máy, tương ứng với lực lượng xe máy được trang bị. Sử dụng xe máy thiết bị tập trung và ổn định trong các đội thi công, cũng như phải được chuyên môn cao.
+ Khi quản lý sử dụng vật tư, xe máy( bao gồm: sử dụng, bảo dưỡng kỹ thuật, bảo quản, di chuyển) phải được tuân theo tài liệu hướng dẫn xe máy của nhà máy chế tạo và cơ quan quản lý kỹ thuật máy các cấp. Thiết bị thi công phải hoạt động, đảm bảo độ tin cậy về kỹ thuật và về an toàn lao động. Việc bảo dưỡng kỹ thuật phải do bộ phận chuyên trách thực hiện. Tổ chức thành một đội chuyên môn bảo dưỡng, sửa chữa kỹ thuật cho từng loại xe.
Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây
Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng hơn 10 năm, công ty đã tích luỹ được kinh nghiệm ở các mảng như xây dựng công trình giao thông( 10 năm), xây dựng công trình thuỷ lợi( 10 năm), xây dựng công trình nhà ở( 10 năm), xây dựng công trình đường điện cao hạ thế( 10 năm). Tình hình kinh doanh của công ty 3 năm gần đây có sự gia tăng về lợi nhuận. Công ty thực hiện được khá nhiều dự án xây dựng với chất lượng tốt. Như dự án kè đê biển Hải Phòng thuộc ban QLDA NN&PTNT TP Hải Phòng năm 2007; xây dựng Hồ Suối Đúng thuộc dự án tưới cây trồng cạn huyện Thanh Sơn – Phú Thọ thuộc Ban QLDA CT xây dựng NN&PTNT Phú Thọ năm 2008…
Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty được thể hiện một cách tổng quát và đầy đủ nhất qua bảng sau:
Bảng 2.1. Tình hình chung của công ty cổ phần Thành Nam
Đơn vị : đồng Việt Nam
STT
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
1
Tổng doanh thu
150.999.147.146
151.732.168.293
132.589.712.584
2
Tổng tài sản
Trong đó:
- Tài sản lưu động
24.768.299.910
16.964.203.871
28.414.951.421
18.727.250.713
24.245.577.264
13.719.042.695
3
Tổng nợ phải trả
6.311.002.392
7.801.597.940
4.541.243.481
4
Lợi nhuận trước thuế
3.702.163.219
3.762.732.901
2.843.027.528
5
Lợi nhuận sau thuế
2.665.557.518
2.709.167.689
2.046.979.820
6
Vốn chủ sở hữu
18.457.297.518
20.613.353.481
19.704.333.783
( Nguồn báo cáo tài chính năm 2007-2009)
Bảng chỉ tiêu trên đã cho thấy có sự gia tăng không nhiều ở doanh thu năm 2008 khoảng gần 1 tỷ VNĐ rồi lại giảm khá mạnh gần 20 tỷ VNĐ ở năm 2009. Lý do có sự sụt giảm này là sụt giảm của hoạt động xây lắp. Đặc trưng kinh doanh của ngành xây dựng là việc thực hiện các gói thầu trong khoảng thời gian kéo dài đã tạo ra sự chênh lệch khá rõ về doanh thu. Nhìn vào dòng tài sản thì cũng thấy được một xu thế tương tự. Đó chính là sự gia tăng từ năm 2007 sang năm 2008( từ khoảng hơn 24 tỷ VNĐ lên đến hơn 28 tỷ VNĐ) tầm hơn 30%, nhưng sang đến năm 2009 thì giá trị tài sản lại về giống như năm 2007 khoảng hơn 24 tỷ VNĐ. Nhìn vào dòng tài sản lưu động, xu hướng này lại tái diễn. Một đặc trưng nữa của ngành xây dựng, đó là tài sản lưu động chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản, khoảng hơn 65% và tỷ lệ này có sự thay đổi khá lớn ở năm 2009 ( giảm 7%). Về mặt nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động kinh doanh hay nói khác đi là tài trợ cho các chương trình dự án chủ yếu vẫn là vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, xét tổng nợ phải trả, công ty có sự gia tăng công nợ năm 2007 đến 2008, con số này tầm 1,5 tỷ VNĐ, sang năm 2009, công ty giảm công nợ xuống còn 4.541.243.481 VNĐ. Con số này là khá thấp. Một chỉ số được coi là quan trọng với mọi công ty nói chung và công ty cổ phần Thành Nam nói riêng, đó chính là chỉ số lợi nhuận sau thuế. Từ mảng doanh thu năm 2007-2009, cũng dễ thấy được con số lợi nhuận sau thuế này, nó tăng giảm với biên độ không lớn, xoay quanh trị số 2 tỷ VNĐ. Đối với một công ty với tổng tài sản trung bình khoảng 25 tỷ VNĐ thì lợi nhuận sau thuế khoảng 2 tỷ hơn, chiếm khoảng 8% là khá nhỏ. Tuy nhiên, đây là kết quả có sự tăng trưởng sau 10 năm thành lập công ty. Đó là sự nỗ lực không chỉ của ban lãnh đạo mà của toàn bộ anh chị em trong công ty, đã góp sức tạo nên con số đó.
*** Bảng phân tích điểm mạnh điểm yếu cũng như các thách thức và cơ hội cho công ty cổ phần Thành Nam - Bảng SWOT ***
Bảng 2.2. Phân tích SWOT của công ty cổ phần Thành Nam
Điểm mạnh
- Thanh Nam JSC đi lên từ hợp tác xã nhà nước nên các mối quan hệ sẵn có là khá lớn.
- Thanh Nam JSC chủ yếu dùng nguồn vốn chủ sở hữu nên có khả năng tự chủ cao, đứng vững trên thị trường khi có biến động
- Thanh Nam JSC nằm ngay trên phố Liễu Giai, đây là một trong những khu vực sầm uất nhất của thủ đô, đông dân cư, nhiều công ty, văn phong, trường đại học nên rất tiện cho giao dịch và hoạt động
Điểm yếu
- Xuất phát điểm từ HTX nên đường lối còn mang nhiều tính áp đặt.
- Do dùng chủ yếu vốn chủ sở hữu nên quy mô vốn còn nhỏ, chưa sử dụng tối đa tiết kiệm thuế nhờ vay
- Lĩnh vực hoạt động chưa mở rộng, chủ yếu là xây lắp, rất dễ bị tồn thương khi cơ cấu kinh tế thay đổi
Cơ hội
- Nhiều khu vực nông thôn cần xây lắp cầu cống đê điều.
- Đường hướng phát triển, chính sách làm giàu nông thôn từ Đại hội Đảng
- Các mối quan hệ cũ và mới của công ty
Thách thức
- Môi trường dễ biến động
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành khá cao, các công ty tham gia lĩnh vực xây lắp ngay càng nhiều( điều kiện ra nhập ngành là không cao)
Phân tích tài chính công ty cổ phần Thành Nam
Phân tích khái quát tình hình tài chính công ty cổ phần Thành Nam
Phân tích tình hình tài chính của công ty là việc xem xét, nhận định để rút ra những nhận xét, những kết luận chung nhất về tình hình tài chính của công ty. Vì giúp cho người sử dụng biết được tình hình tài chính của công ty là khả quan hay không khả quan, từ đó có đầy đủ nhận chứng để nhận thức một cách đúng đắn về công ty, khách quan chính xác, kịp thời và có hệ thống các hoạt động sản xuất kinh doanh để có những lựa chọn đúng hướng và những quyết định hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
Mối quan hệ giữa tổng nguồn vốn và tổng tài sản các năm 2007, 2008, 2009.
Biểu 2.1. Quy mô vốn của công ty các năm 2006- 2009
18,397
24,768
28,414
24,245
0
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
30,000
Triệu đồng
năm 2006
năm 2007
năm 2008
năm 2009
Quy mô vốn của công ty các năm 2006-2009
Series1
Bảng số liệu và biểu vẽ cho thấy được sự tăng lên về quy mô vốn của doanh nghiệp qua các năm. Quy mô tổng tài sản cũng như tổng nguồn vốn của công ty có sự tăng khá nhỏ và khá đồng đều qua các năm. Biểu đồ trên cho thấy được biên độ tăng giảm tài sản là khá ổn định. Năm 2007 có sự tăng lên vượt bậc so với năm 2006 khoảng 6,37 tỷ tương ứng 34,6%. Năm 2007, năm 2008 có sự tăng trưởng khá rõ. Năm 2009, tuy là có giảm về quy mô vốn nhưng vẫn tăng so với năm 2006, tổng tài sản hay nguồn vốn của công ty từ con số 18,397,199,910 VNĐ năm 2006 lên đến 24,245,577,264 VNĐ của năm 2009. Nhìn chung thì nguồn vốn cũng như tổng tài sản tăng 31% từ năm 2006 đến 2009. Sự gia tăng này là do sự tăng trưởng của tài sản dài hạn, tuy nhiên tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn( trên 54%).
Biểu 2.2. Cơ cấu tài sản của công ty cổ phần Thành Nam năm 2006-2009
0
5,000,000,000
10,000,000,000
15,000,000,000
20,000,000,000
25,000,000,000
30,000,000,000
năm 2006
năm 2007
năm 2008
năm 2009
CƠ CẤU TÀI SẢN
TSNH& Đầu tư NH
TSDH& Đầu tư DH
Tổng TS
Quy mô tài sản ngắn hạn tăng khá chậm, trong đó khoản phải thu ngắn hạn cũng như hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn (khoảng 38-46% tài sản ngắn hạn). Tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm dần tỷ trọng do sự sụt giảm về tỷ trọng của hàng tồn kho và tài sản lưu động khác trong tổng tài sản. Đặc biệt năm 2009, tài sản ngắn hạn có sự sụt giảm rõ rệt, do sự sụt giảm không chỉ về hàng tồn kho( giảm 23%) mà còn tiền mặt( giảm từ 2,2 tỷ xuống 1,58 tỷ khoảng 31%), khoản phải thu( giảm 29%). Nguyên nhân sụt giảm này là chuyển một phần tổng số tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn thành tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Công ty đã đầu tư vốn vào việc hiện đại hoá máy móc trong sản xuất kinh doanh, nâng cấp, sửa chữa và mua thêm thiết bị. Bên cạnh đó, thị trường có sự biến động rất lớn về giá cả nguyên vật liệu cho hoạt động thi công xây dựng. Do vậy mà hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gặp khó khăn, nhiều công trình thi công dở dang, phải chậm hoặc dừng hẳn lại. Chính vì điều này kéo theo việc nguồn vốn chủ sở hữu giảm chút từ 20,6 tỷ năm 2008 xuống 19,7 tỷ năm 2009, công ty đã phải dùng vốn chủ sở hữu cho việc đầu tư thêm về tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Kết quả là quy mô của tài sản dài hạn tăng mạnh ( năm 2009 tăng gấp 3 lần so với năm 2006).
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thuỳ Dương
Bảng 2.3. Cơ cấu tài sản – nguồn vốn của công ty cổ phần Thành Nam năm 2007-2009
Đơn vị : Đồng Việt Nam
Chỉ tiêu
MS
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch năm 08-07
Chênh lệch năm 09-08
SỐ TIỀN
TỶ LỆ
SỐ TIỀN
TỶ LỆ
SỐ TIỀN
TỶ LỆ
SỐ TIỀN
TỶ LỆ
SỐ TIỀN
TỶ LỆ
A.TSLĐ & Đầu tư ngắn hạn
100
16,964,203,871
68.5%
18,727,250,713
65.9%
13,719,042,695
56.6%
1,763,046,842
10.4%
(5,008,208,018)
-26.7%
B. TSCĐ & Đầu tư dài hạn
200
7,804,096,039
31.5%
9,687,700,708
34.1%
10,526,534,569
43.4%
1,883,604,669
24.1%
838,833,861
8.7%
Tổng Tài Sản
250
24,768,299,910
100%
28,414,951,421
100.0%
24,245,577,264
100.0%
3,646,651,511
14.7%
(4,169,374,157)
-14.7%
A. Nợ ngắn hạn
300
6,311,002,392
25.5%
7,801,597,940
27.5%
4,541,243,481
18.7%
1,490,595,548
23.6%
(3,260,354,459)
-41.8%
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
400
18,457,297,518
74.5%
20,613,353,481
72.5%
19,704,333,783
81.3%
2,156,055,963
11.7%
(909,019,698)
-4.4%
Tổng Nguồn Vốn
430
24,768,299,910
100%
28,414,951,421
100.0%
24,245,577,264
100.0%
3,646,651,511
14.7%
(4,169,374,157)
-14.7%
Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Từ trước tới nay, mọi doanh nghiệp đều mong muốn tìm được một cơ cấu vốn sao cho tối ưu nhất. Một cơ cấu vốn có chi phí thấp nhất mà đem lai hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất cho doanh nghiệp. Ở công ty cổ phần Thành Nam, ban lãnh đạo cũng cố gắng làm sao cho việc sử dụng vốn đem lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp mình. Bảng so sánh tổng số nguồn vốn giữa các năm, so sánh tỷ trọng của từng loại vốn, từ đó tìm ra nguyên nhân cụ thể của việc thay đổi tỷ trọng đó. Tuy nhiên, sự tăng hay giảm của các loại tỷ trọng là tốt hay xấu còn tuỳ thuộc vào tầm quan trọng của từng loại nguồn vốn đối với công ty ở từng thời kỳ. Kết cấu nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh.
Biểu 2.3. Cơ cấu nguồn vốn của công ty cổ phần Thành Nam năm 2006-2009
0
5,000,000,000
10,000,000,000
15,000,000,000
20,000,000,000
25,000,000,000
30,000,000,000
năm 2006
năm 2007
năm 2008
năm 2009
Cơ cấu nguồn vốn
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
Biểu đồ đã thể hiện rõ được cơ cấu cũng như sự tăng giảm của từng thành phần trong nguồn vốn. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên đều đều từ 12,894 tỷ năm 2006 lên 19,704 tỷ năm 2009 tương ứng với 52,81%. Năm 2007, năm 2008 có thể nói công ty kinh doanh khá tốt. Công ty chủ động được nguồn vốn của mình. Năm 2008, nguồn vốn chủ hữu 20,613 tỷ. Năm này, mọi hoạt động của công ty đều thuận lợi, kinh doanh đạt hiệu quả nhưng cũng đáng lưu ý về khoản nợ phải trả. Vì món nợ phải trả Tuy nhiên đến năm 2009, vốn chủ sở hữu giảm sút. Nguyên của sự giảm này là một phần vốn trang trải cho đầu tư tài sản. Nhưng xét tổng diện trong 4 năm thì nguồn vốn này tăng là do công ty để lại lợi nhuận không chia và phần lớn do tăng vốn góp kinh doanh.
Năm 2007-2009, cả thế giới trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế, do vậy, công ty cổ phần Thành Nam cũng không thể tránh khỏi những ảnh hưởng biến động. Công ty có chiến lược đi riêng của mình. Công ty cổ phần Thành Nam chủ yếu dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu( chiếm phần lớn trong cơ cấu nguồn vốn khoảng 80%). Vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng lên. Nợ phải trả của công ty được chia đều cho các khoản mục như vay ngắn hạn, phải trả người bán và khoản thuế phải nộp Nhà nước. Nợ phải trả của công ty tăng dần từ năm 2006-2008 và giảm dần năm 2009. Ta thấy rõ được tiền mặt giảm năm 2009 nhằm trang trải cho một phần nợ này của công ty. Nhìn con số chênh lệch năm 09-08 với năm 08-07, ta thấy rằng những khoản nợ dần dần được công ty thanh toán. Đặc biệt công ty không còn khoản nợ công nhân viên và các chi phí khác.
Ta biết rằng nợ là công cụ dùng để tiết kiệm nhờ thuế cho công ty. Trong các nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động doanh nghiệp thì nguồn vốn nợ có chi phí rẻ, do đó mà nó được gọi là đòn bảy tài chính cho doanh nghiệp.Nhìn vào biểu đồ, cho thấy rằng, công ty cổ phần Thành Nam chưa phát huy hết tiềm năng này. Hiện tại tổng nợ vay của doanh nghiệp là khá nhỏ so với các doanh nghiệp cùng ngành xây lắp. Công ty cần đưa ra chính sách thay đổi cơ cấu vốn sao cho khoản nợ phải trả tăng lên so với vốn chủ sở hữu để làm chi phí vốn thấp hơn so với hiện tại.
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch năm 08-07
Chênh lệch năm 09-08
SỐ TIỀN
TỶ LỆ
SỐ TIỀN
TỶ LỆ
SỐ TIỀN
TỶ LỆ
SỐ TIỀN
TỶ LỆ
SỐ TIỀN
TỶ LỆ
A. NỢ PHẢI TRẢ
6,311,002,392
25.48%
7,801,597,940
27.46%
4,541,243,481
18.73%
1,490,595,548
23.62%
(3,260,354,459)
-41.79%
I. Nợ ngắn hạn
6,311,002,392
25.48%
7,801,597,940
27.46%
4,541,243,481
18.73%
1,490,595,548
23.62%
(3,260,354,459)
-41.79%
1. Vay ngắn hạn
1,733,280,737
7.00%
1,892,325,860
6.66%
949,791,646
3.92%
159,045,123
9.18%
(942,534,214)
-49.81%
2. Nợ ngắn hạn đến hạn
0
-
3. Phải trả cho người bán
1,475,163,203
5.96%
1,692,860,768
5.96%
1,094,764,123
4.52%
217,697,565
14.76%
(598,096,645)
-35.33%
4. Người mua trả trước
1,519,892,450
6.14%
2,054,632,566
7.23%
1,471,189,234
6.07%
534,740,116
35.18%
(583,443,332)
-28.40%
5. Thuế và các khoản phải nộp
1,041,948,214
4.21%
1,321,066,214
4.65%
279,118,000
26.79%
(1,321,066,214)
-100.00%
6. Phải trả công nhân viên
540,717,788
2.18%
840,712,532
2.96%
299,994,744
55.48%
(840,712,532)
-100.00%
7. Chi phí phải trả
0
-
8. Phải trả, phải nộp khác
0
-
II. Nợ dài hạn
0
-
III. Nợ khác
0
-
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
18,457,297,518
74.52%
20,613,353,481
72.54%
19,704,333,783
81.27%
2,156,055,963
11.68%
(909,019,698)
-4.41%
1. Nguồn vốn kinh doanh
15,801,340,000
63.80%
17,657,353,963
62.14%
17,657,353,963
72.83%
1,856,013,963
11.75%
-
0.00%
2. Chênh lệch tỷ giá
0
-
3. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
0
-
4. Lợi nhuận chưa phân phối
2,655,957,518
10.72%
2,955,999,518
10.40%
2,046,979,820
8.44%
300,042,000
11.30%
(909,019,698)
-30.75%
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
24,768,299,910
100%
28,414,951,421
100%
24,245,577,264
100%
3,646,651,511
14.72%
(4,169,374,157)
-14.67%
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thuỳ Dương
Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn vốn của công ty cổ phần Thành Nam năm 2007-2009
Phân tích diễn biến tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn
Phân tích cơ cấu về tài sản, cơ cấu vốn của công ty là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nếu doanh nghiệp có cơ cấu vốn hợp lý thì không phải chỉ sử dụng vốn có hiệu quả mà còn tiết kiệm được vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Phân tích vấn đề này trên cơ sở phân tích một số chỉ tiêu cơ bản như: Tỷ trọng của tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm trong tổng tài sản của công ty, tỷ trọng của tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn chiếm trong tổng số tài sản của công ty …Nguồn vốn được tài trợ cho các tài sản có thực sự hợp lý. Trong hoạt động phân tích tài chính, công ty chưa chú trọng đến công tác phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn. Vì vậy đã làm giảm hiệu quả tài chính, hạn chế độ tin tưởng của các quyết định đưa ra. Nguyên nhân do nguồn thông tin không đầy đủ: công ty cổ phần Thành Nam không lập đủ các báo cáo tài chính (bảng tài trợ), nhân viên chưa nâng cao trình độ kiến thức tài chính ngày từng ngày.
Bảng 2.5. Diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
Chỉ tiêu
Năm 2008 so với năm 2007
Năm 2009 so với năm 2008
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
1.Sử dụng vốn
1.1. Tiền và chứng khoán dễ bán
532,266,542
14.60%
(648,041,794)
15.54%
1.2. Các khoản phải thu
1,130,348,150
31.00%
(2,681,132,921)
64.31%
1.3. Hàng tồn kho
100,432,150
2.75%
(1,679,033,303)
40.27%
1.4. TSCĐ( giá còn lại)
1,883,604,669
51.65%
838,833,861
-20.12%
Cộng sử dụng vốn
2.Nguồn vốn
2.1. Vay ngân hàng
159,045,123
5.80%
(942,534,214)
21.57%
2.2. Các khoản phải trả
217,697,565
7.93%
(598,096,645)
13.69%
2.3. Người mua trả trước
217,697,565
7.93%
(598,096,645)
13.69%
2.3. Các khoản phải nộp
534,740,116
19.48%
(1,321,066,214)
30.24%
2.4. Khoản khác
(540,717,788)
-19.70%
2.5. Cổ phiếu thường
1,856,013,963
67.63%
-
2.6. Lợi nhuận không chia
300,042,000
10.93%
(909,019,698)
20.81%
Cộng nguồn vốn
Từ bảng trên, ta thấy năm 2008 so với năm 2007, công ty chủ yếu tăng nguồn vốn góp của chủ 1,856,013,963 tương ứng với 12%, con số tăng trưởng cũng đáng chú ý của một doanh nghiệp không phải là lớn; dùng để tài trợ chính cho việc tăng tài sản cố định. Công ty đầu tư vào trang thiết bị, máy móc và nhà cửa.. Trong tổng số vốn được cung ứng, các nguồn cung ứng có khoảng cách, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn nhất là 67,63%, khoản vay ngắn hàng hay người mua trả trước chiếm tỷ lệ nhỏ tầm 5-10%; khoản phải nộp tăng lên cân bằng với các khoản phải trả khác và phần TSCĐ hao mòn được khấu hao chuyển thành nguồn vốn. Năm 2009 thì mọi hoạt động của doanh nghiệp dường như không được tốt như năm 2008. Vốn chủ sở hữu không tăng mà thậm chí giảm do lợi nhuận không chia của doanh nghiệp có phần giảm sút. Tuy nhiên có điểm cần lưu ý là các khoản nợ của doanh nghiệp đã được thanh toán. Nợ ngắn hạn giảm khoảng 3260 triệu đồng tương ứng 42% so với năm 2008 thì trong đó khoản phải trả lương công nhân viên xuống 0 đồng; khoản nợ vay ngân hàng giảm xuống còn 50% so với năm 2008.
Phân tích các tỷ số tài chính
Tỷ số về khả năng thanh toán
Doanh nghiệp tồn tại và phát triển đều dựa trên cơ sở vật chất đầy đủ. Để hình thành được tài sản đó, doanh nghiệp cần nguồn vốn tài trợ, không chỉ riêng vốn chủ sở hữu của mình mà còn vốn tài trợ từ nợ vay. Chủ nợ khi quyết định cho vay, họ rất quan tâm đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, không chỉ chủ nợ mà ngay các bạn hàng hay các nhà đầu tư cũng như bản thân ban lãnh đạo doanh nghiệp cũng quan tâm đến khả năng này. Nó thể hiện uy tín cũng như vị trí doanh nghiệp trên thương trường. Khả năng doanh nghiệp trong việc đảm bảo thanh toán các khoản nợ khi nó đến hạn; so sánh xem có đủ tài sản để đảm bảo thanh toán cho nợ cua doanh nghiệp. Tại một thời điểm nếu doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán đó sẽ là dấu hiệu đầu tiên của khó khăn tài chính, còn nếu nghiêm trọng hơn có thể đưa doanh nghiệp đến phá sản. Vì vậy, khả năng thanh toán là một chỉ tiêu quan trọng trong phân tích tài chính doanh nghiêp, nó sẽ phản ánh rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó giúp cho doanh nghiệp tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế mức độ rủi ro của doanh nghiệp.
Khả năng thanh toán ngắn hạn
CR =
TSNH
Nợ ngắn hạn
Bảng 2.6. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp năm 2006-2009
triệu đồng
năm 2006
năm 2007
năm 2008
năm 2009
tài sản ngắn hạn
14,923
16,964
18,727
13,719
nợ ngắn hạn
5,502
6,311
7,801
4,541
CR( lần)
2.71
2.69
2.40
3.02
Biểu 2.4. Khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp trong năm 2006-2009
2.71
2.69
2.40
3.02
0.00
0.50
1.00
1.50
2.00
2.50
3.00
3.50
năm 2006
năm 2007
năm 2008
năm 2009
Khả năng thanh toán hiện thời của công ty
CR
Qua bảng phân tích ta thấy hệ số khả năng thanh toán của công ty là khá cao công ty đáp ứng được gấp 2, 3 lần so với nhu cầu thanh toán. Năm 2006 tuy TSNH là thấp nhất so với 3 năm còn lại nhưng đi kèm với tình hình nợ ngắn hạn của công ty cũng thấp nên hệ số thanh toán là cao nhất trong 4 năm 2006-2009. Tiếp đến là năm 2007 2008, công ty kinh doanh đạt lợi nhuận nhưng hệ số thanh toán có sự giảm sút so với năm 2006. Một phần là do công ty tăng khoản nợ ngắn hạn, đồng thời khoản tăng của TSNH không nhanh bằng tăng nợ NH. Năm 2008, khả năng thanh toán của công ty là thấp nhất. Nguyên nhân của việc giảm hệ số của khả năng thanh toán chủ yếu là do khoản vay ngắn hạn và các khoản vay dài hạn tăng lên làm cho nhu cầu thanh toán tăng lên mà khả năng thanh toán của công ty tăng chậm. Do vậy, quản trị của công ty phải có biện pháp tăng khả năng thanh toán trong năm 2009. Sang năm 2009, tuy TSNH của công ty giảm mạnh xuống 13,719 tỷ VNĐ nhưng khả năng thanh toán của công ty là cao nhất. Đơn giản vì khoản nợ của công ty giảm xuống, đi kèm với nó là tiền mặt của công ty giảm mạnh. Công ty cần có chính sách nguồn tài trợ phù hợp và tăng TSNH phục vụ cho việc thực thi các dự án hiện tại và tương lai, đồng thời cũng nên tăng khoản nợ vay lên cao hơn để có chi phí vốn phù hợp, tạo điều kiện mở rộng và phát triển công ty.
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động – Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn
Biểu 2.5. Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp năm 2006-2009
1.82
1.48
1.57
1.43
0.00
0.50
1.00
1.50
2.00
năm 2009
năm 2008
năm 2007
năm 2006
Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp
QR
Công ty cổ phần Thành Nam có hệ số thanh toán nhanh là khá cao so với các doanh nghiệp cùng ngành và duy trì khá ổn định trong các năm 2006-2009. Năm 2009, doanh nghiệp đã dùng nguồn vốn đầu tư vào các tài sản ngắn hạn mang tính thanh toán rất lớn. Năm 2009 con số này lên đến 1,82 lần. Khoản mục tiền và các tài sản tương đương tiền của doanh nghiệp tăng dần các năm 2006-2009: tăng từ 1520 triệu đồng năm 2006 lên 1705 triệu năm 2007, tăng mạnh vào năm 2008 với con số ấn tượng 2237 triệu tương ứng với 31,2%, và có sự sụt giảm vào năm 2009. Cùng với nhịp tăng của khoản tiền, khoản phải thu cũng vậy. Khoản phải thu tăng mạnh vào năm 2007 lên hơn 1,1 tỷ đồng so với năm 2006. Tiền mặt, tiền gửi cũng như khoản phải thu vào những năm này là hoàn toàn phù hợp và dễ giải thích. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng phối hợp nhịp nhàng các khoản vay nợ của mình. Thời gian này kinh tế có nhiều biến động, doanh nghiệp Thành Nam vừa kinh doanh xây lắp vừa phải đảm bảo tài chính khỏe mạnh, đảm bảo khả năng thanh khoản cũng như thanh toán của doanh nghiệp. Từ đây thấy rằng sức khỏe tài chính của công ty là tốt. Tuy nhiên với một doanh nghiệp cần giảm con số về khả năng thanh toán nhanh này xuống ngang bằng với trung bình ngành. Như thế thì doanh n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31700.doc