Giới thiệu đề tài
1. Lý do chọn đề tài.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
3. Phương pháp nghiên cứu.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Phần I : Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp
I. Bản chất, chức năng của tài chính doanh nghiệp.
1. Bản chất
2. Chức năng
II. Khái niệm, mục tiêu, nhiệm vụ và ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
1. Khái niệm
2. Mục tiêu
3. Nhiệm vụ
4. Ý nghĩa
III. Tài liệu và phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
1. Tài liệu
1.1. Hệ thống các báo cáo tài chính
1.2. Mối liện hệ giữa các báo cáo tài chính
2. Phương pháp phân tích.
2.1. Phương pháp so sánh
2.1.1. Tiêu chuẩn so sánh
2.1.2. Điều kiện so sánh
2.1.3. Kỹ thuật so sánh
2.2. Phương pháp tỷ lệ
2.3. Phương pháp loại trừ
2.3.1. Phương pháp thay thế liên hoàn
2.3.2. Phương pháp số chênh lệch
III. Các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp.
1. Phân tích cấu trúc tài sản
1.1. Các chỉ tiêu phân tích
1.1.1. Tỷ trọng tài sản cố định
1.1.2. Tỷ trọng giá trị đầu tư tài chính
1.1.3. Tỷ trọng hàng tồn kho
1.1.4. Tỷ trọng các khoản phải thu khách hàng
1.2. Các nhân tố ảnh hưỏng đến cấu trúc tài chính
2. Phân tích cấu trúc nguồn vốn
2.1. Phân tích tính tự chủ về tài chính của doanh ngiệp
2.1.1. Tỷ suất tự tài trợ
2.1.2. Tỷ suất nợ
2.2. Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ
2.2.1. Tỷ suất nguồn vốn thương xuyên
2.2.2. Tỷ suất nguồn vốn tạm thời
2.2.3. Tỷ suất giữa vốn chủ sở hữu và nguồn vốn thường xuyên
3. Phân tích mối quan hệ giữa nguồn vốn và tài sản
3.1. Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.
3.2. Vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính
3.2.1. Khái niệm và phương pháp xác định vốn lưu động ròng
3.2.2. Phân tích cân bằng tài chính
4. Phân tích khả năng thanh toán
4.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn
4.1.1. Khả năng thanh toán tổng quát
4.1.2. Khả năng thanh toán nhanh
4.1.3. Khả nảng thanh toán hiện hành
4.1.4. Khả năng thanh toán ngắn hạn
4.2. Khả năng thanh toán dài hạn
4.2.1. Khả năng thanh toán lãi vay
4.2.2. Tỷ suất nợ phải trả trên vốn chủ sỡ hữu
5. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
5.1. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản
5.1.1. Đối với toàn bộ tài sản
5.1.2. Đối với tài sản cố định
5.1.3. Đối với tài sản lưu động
5.2. Phân tích khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh
5.2.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần
5.2.2. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
Phần II : Thực trạng tình hình tài chính tại công ty cổ phần Gia Nguyễn
Phần A : Giới thiệu chung về công ty cổ phần Gia Nguyễn.
I. Lịch sử hình thành và phát triển.
1. Lịch sử hình thành
2. Quá trình phát triển
II. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty .
1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
2. Những khó khăn thuận lợi của công ty
III. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
1. Sơ đồ tổ chức
2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
IV. Tổ chức công tác kế toán tại công ty.
1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
2. Hình thức sổ kế toán
Phần B : Thực trạng tình hình tài chính tại công ty cổ phần Gia Nguyễn
I. Phân tích chung về tình hình tài chính của công ty
1. Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty
.1. Đánh giá chung về tài sản
.1.1. Bảng phân tích biến động tài sản
.1.2. Nhận xét
.2. Đánh giá chung về nguồn vốn
.2.1. Bảng phân tích biến động nguồn vốn
.2.2. Nhận xét
2. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
2.1. Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.
2.2. Vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính
2.2.1. Tình hình vốn lưu động ròng tại công ty
2.2.2. Phân tích cân bằng tài chính thông qua vốn lưu động ròng
3. Phân tích cấu trúc tài sản
3.1. Bảng phân tích cấu trúc tài sản
3.2. Nhận xét tỷ trọng của từng loại tài sản thông qua bảng phân tích
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài sản của công ty
4. Phân tích cấu trúc nguồn vốn
4.1. Bảng phân tích cấu trúc nguồn vốn
4.2. Nhận xét cấc trúc nguồn vốn
4.3. Phân tích tính tự chủ về tài chính và tính ổn định của nguồn tài trợ
4.3.1 .Bảng tính các chỉ tiêu tính tự chủ về tài chính và tính ổn định của nguồn tài trợ.
4.3.2. Nhận xét
II. Phân tích khả năng thanh toán.
1. Khả năng thanh toán ngắn hạn
1.1.Khả năng thanh toán tổng quát
1.2.Khả năng thanh toán nhanh
1.3. Khả nảng thanh toán hiện hành
1.4. Khả năng thanh toán ngắn hạn
1.5. Nh ận xét về khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty
2. Khả năng thanh toán dài hạn
2.1. Khả năng thanh toán lãi vay
2.2. Tỷ suất nợ phải trả trên vốn chủ sỡ hữu
2.3. Nhận xét về khả năng thanh toán dài hạn của công ty
III. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
3.1. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản
3.1.1. Đối với tài sản cố định
3.1.2. Đối với tài sản lưu động
3.2. Phân tích khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh
3.2.1. Phân tích khả năng sinh lời kinh tế của vốn chủ sở hữu (ROE)
3.2.2. Phân tích khả năng sinh lời của tài sản (ROA)
IV Tổng kết về tình hình tài chính của công ty.
Phần III : Một số giải pháp kiến nghị nhằm cải thiện tình hình
tài chính của công ty cổ phẩn Gia Nguyễn.
I. Nguyên nhân những yếu kém về tài chính.
II. Giải pháp khắc phục.
III. Kiến nghị.
● Kết luận
● Chú thích
● Tài liệu tham khảo
53 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3089 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Gia Nguyễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài sản và nó được xác định như sau :
ROA = x 100 (%)
Ý nghĩa : Cứ 100 đồng tài sản đầu tư tại doanh nghiệp có bao nhiêu đồng LNTT, chi tiêu này càng lớn phản ánh khả năng sinh lời của tài sản càng cao.
Để làm rõ nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tỷ suất sinh lời tài sản, chỉ tiêu ROA được chi tiết qua phương trình Dupont :
LNTT
TSBQ
DTT
DTT
ROA = x x 100 (%)
TSBQ
DTT
LNTT
DTT
Đặt A = ; B = x 100 (%)
Kỳ gốc : ROA0 = A0 x B0
Kỳ phân tích : ROA1 = A1 x B1
Đối tượng phân tích : ΔROA = ROA1 - ROA0
Các nhân tố ảnh hưởng :
+ Nhân tố hiệu suất sử dụng tài sản :
ΔROA(A) = (A1 - A0) x B0
+ Nhân tố khả năng sinh lời từ doanh thu :
ΔROA(B) = (B1 - B0) x A1
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng :
ΔROE = ΔROE (A) + ΔROE(B)
PHẦN II : THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIA NGUYỄN
Phần A : Giới thiệu chung về công ty cổ phần Gia Nguyễn.
Lịch sử hình thành và phát triển :
Lịch sử hình thành :
Công ty Cổ phần Gia Nguyễn là một doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo quyết định số 3203001025 do sở Kế hoạch & đầu tư, phòng đăng ký kinh doanh cấp ngày 19 tháng 7 năm 2005.
Tên công ty : Công ty Cổ phần Gia Nguyễn
Trụ sở : Lô 3 – B2 - Nguyễn Công Trứ - thành phố Đà Nẵng
Số điện thoại : 0511 3844999
Email : Gianguyen@vnn.vn
2. Quá trình phát triển :
Công ty Cổ phần Gia Nguyễn là một doanh nghiệp mới thành lập hơn 3 năm, từ chỗ chỉ là một cơ sơ in ấn nhỏ, nhận thấy được nhu cầu in ấn ngày càng lớn và các doanh nghiệp in trên địa bàn chưa có nhiều, chủ cơ sở in ấn đã liên kết với các cá nhân khác thành lập công ty.
Đến nay với sự nổ lực hết sức mình của tập thể cán bộ công nhân viên, công ty đã đạt được nhiều thành công, đã khẳng định được tên tổi của mình trên thị trường với hàng loạt các hợp đồng được ký kết và mạng lưới khách hàng đa dạng, công ty đang có ý định mở rộng cơ sở sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của thị trường về dịch vụ in ấn
Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty :
Đặc điểm sản xuất kinh doanh :
Công ty Cổ phần Gia Nguyễn là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực in ấn, chuyên cung cấp các dich vụ về in ấn như sau :
+ In các loại khổ giấy từ A0 A4.
+ Các loại bao bì dùng để đóng gói sản phẩm.
+ Các loại bảng quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của các đơn vị khách hàng.
+ In các loại tờ rơi theo mẫu của khách hàng và do công ty tự thiết kế theo ý của khách hàng.
Những khó khăn thuận lợi của công ty :
+ Thuận lợi :
- Thị trường in tại thành phố Đà Nẵng chưa phát triển, nên khi công ty thành lập đã ký kết được rất nhiều các hợp đồng in ấn các loại sản phẩm .
- Mức độ cạnh tranh không nhiều.
- Thiết lập được nhiều quan hệ với các đối tác.
Khó khăn :
- Vốn bỏ ra rất lớn, thiết bị phục vụ cho ngành in ấn ở nước ta chưa nhiều.
- Nguyên vật liệu phục vụ cho ngành in ở Đà Nẵng chưa có tất cả đều phải chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh ra, chi phí vận chuyển tốn kém
- Thị trường lại chưa phát triển, đòi hỏi công ty phải nổ lực hết mình trong việc tiếp thị cũng như quảng bá hình ảnh của mình.
- Hầu hết những hợp đồng mà công ty có được đều phải qua trung gian
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty :
Sơ đồ tổ chức :Xưởng in
Phòng kỹ thuật
Phòng kế toán
Các phòng ban
nghiệp vụ
Ban giám đốc
Hội đồng quản trị
Chú thích :
: Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban :
Hội đồng quản trị : Là cơ quan có quyền nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của công ty, trừ những việc thuộc thẩm quyền của hội đồng cổ đông.
Ban giám đốc : gồm có một giám đốc và hai phó giám đốc, chức năng và nhiệm vụ như sau:
Giám đốc : Xây dựng kế hoạch hàng năm của công ty, phương án huy động vốn, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quy hoạch đào tạo lao động. Xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đánh giá tiền lương phù hợp quy định Nhà nước trình Hội đồng quản trị phê duyệt, kiểm tra các phong ban công ty thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, đánh giá tiền lương quy định trong nội bộ công ty.
Phó giám đốc phụ trách quản lý : Là người giúp giám đốc điều hành công ty theo phân công uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền.
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Là người giúp giám đốc trong việc quan hệ với khách hàng, tìm kiếm các hợp đồng, đàm phán và ký kết hợp đồng theo sự ủy nhiệm của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công ủy quyền.
Phòng kỹ thuật : Quản lý, giám sát toàn bộ trang thiết bị của công ty, tham mưu cho giám đốc trong việc mua sắm trang thiết bị, phụ trách việc thiết kế các mẫu in theo yêu cầu của khách hàng, sữa chữa máy móc trang thiết bị của công ty.
Phòng kế toán : Tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý kinh tế tài chính của doanh nghệp, bao gồm : tính toán kinh tế và kiểm tra, bảo vệ tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm bảo đảm quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh theo kế hoạch trên cơ sở tuân thủ các chế độ, nguyên tắc, luật pháp của Nhà nước và các quy định của công ty. Tổ chức hướng dẫn, phân bổ kế hoạch tài chính, giám sát chế độ hạch toán, thu chi, quản lý tài chính tại các đơn vị trong công ty.
Tổ chức công tác kế toán tại công ty :
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán :
Kế toán trưởng
træåíng
Kế toán phụ trách chung
Thủ quỹ
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ trực tuyến
Trong từng phần hành kế toán viên đảm nhận các công việc sau:
+ Kế toán trưởng : tổ chức công tác kế toán tại công ty, giám sát hoạt động của nhân viên kế toán tại phòng kế toán của công ty, tổ chức hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc ghi chép, tính toán phản ánh chính xác, trung thực toàn bộ tài sản, các hoạt động kinh tế, tham mưu cho giám đốc về tình hình tài chính của công ty, tham gia chỉ đạo trực tiếp công tác kinh doanh, tổng hợp lên các báo cáo tài chính.
+ Kế toán phụ trách chung : phụ trách tất cả các phần hành kế toán, xử lý các chứng từ phát sinh ban dầu, vào sổ chứng từ, theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày, phản ánh vào sổ sách.
+ Thủ quỹ : Phụ trách việc chi tiêu trong công ty, quản lý tiền.
Hình thức sổ kế toán :
- Hiện nay, do điều kiện về kinh phí nên công ty chưa thể áp dụng được phần mềm kế toán máy vào việc hạch toán kế toán tại đơn vị do vậy việc ghi sổ kế toán được tiến hành bằng tay, hình thức sổ kế toán được áp dụng tại công ty là hình thức chứng từ ghi sổ, Các loại sổ kế toán mà công ty áp dụng với hành thức này bao gồm
+ Chứng từ ghi sổ.
+ Các sổ kế toán chi tiết.
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
+ Bảng kê chi tiết tài khoản (tương đương với Sổ Cái).
- Niên độ kế toán : từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.
- Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng : áp dụng theo quy định của Bộ Tài Chính, cụ thể hoá thêm việc hạch toán một số tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm và công tác quản lý của công ty.
a. Trình tự luân chuyển chứng từ :
- Hàng ngày, nhân viên kế toán phụ trách chung sẽ căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra để lập chứng từ ghi sổ, căn cứ vào chứng từ ghi sổ ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuờng xuyên và nhiều thì các chứng từ gốc có liên quan sẽ được kiểm tra và ghi vào Bảng tổng hợp chứng từ gốc, căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán ghi vào các sổ chi tiết có liên quan đến từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Sau đó thủ quỹ căn cứ vào các chứng từ gốc liên quan đến thu, chi tiền mặt để ghi vào Sổ quỹ.
- Cuối tháng, kế toán trưởng sẽ căn cứ vào Bảng tổng hợp chứng từ gốc lập các chứng từ ghi sổ có liên quan, sau đó toán bộ chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ sẽ được đưa lên giám đốc kiểm tra và duyệt, sau khi toàn bộ chứng từ đã kiểm tra và duyệt kế toán trưởng sẽ căn cứ vào chứng từ ghi sổ ghi vào các Bảng kê chi tiết tài khoản, tính tổng số phát sinh bên Nợ, tổng số phát sinh bên Có và số dư của từng tài khoản trên Bảng kê chi tiết tài khoản và tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ đồng thời từ sổ tổng cộng trên các sổ chi tiết, kế toán sẽ ghi vào Bảng tổng hợp chi tiết của từng tài khoản.
- Cuối quý, kế toán trưởng sẽ khoá sổ rồi đối chiếu số liệu giữa Bảng kê chi tiết tài khoản với Sổ quỹ và giữa Bảng kê chi tiết tài khoản với Bảng tổng hợp chi tiết để lập Bảng cân đối số phát sinh. Tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
- Số liệu trên Bảng cân đối số phát sinh và Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính.
b. Sơ đồ luân chuyển chứng từ :
CHỨNG TỪ GỐC
BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ GỐC
CHỨNG TỪ GHI SỔ
SỔ QUỸ
SỔ CHI TIẾT
BẢNG KÊ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
BẢNG TỔNG HỢP
CHI TIẾT
BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH
BÁO CÁO
TÀI CHÍNH
SỔ ĐĂNG KÝ
CTỪ GHI SỔ
Ghi chú :
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Ghi cuối quý
Quan hệ đối chiếu
PHẦN B : THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIA NGUYỄN
Phân tích chung về tình hình tài chính của công ty
Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty :
Số liệu được lấy để phân tích là 6 tháng cuối năm 2005, 6 tháng đầu năm 2006, 6 tháng cuối năm 2006. Trong đó : kỳ gốc là 6 tháng đầu năm 2006, kỳ phân tích là 6 tháng cuối năm 2006.
Đánh giá chung về tài sản :
Bảng phân tích biến tài sản của công ty :
BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN
ĐVT : đồng
Tài sản
Kỳ gốc
Kỳ phân tích
Tăng/giảm
Giá trị
Phần trăm(%)
I.Tài sản ngắn hạn
1.265.240.977
1.427.547.849
162.306.872
12,83
1.Tiền và các khoản tương đương tiền
225.681.943
3.462.078
(222.219.965)
(98,47)
2.Các khoản phải thu ngắn hạn
722.645.315
1.258.667.317
536.022.002
74,17
Phải thu khách hàng
716.842.656
859.307.858
142.465.202
19,87
Các khản phải thu ngắn hạn khác
5.802.659
399.359.459
393.556.800
6782
3.Hàng tồn kho
55.370.176
35.956.271
(19.413.905)
(35,06)
4.Tài sản ngắn hạn khác
261.543.543
129.462.183
(132.081.360)
(50,5)
II. Tài sản dài hạn
3.301.712.231
3.648.002.133
346.309.902
10,49
1.Tài sản cố định hữu hình
2.117.824.118
3.530.627.482
1.412.803.364
66,71
Nguyên giá
2.585.325.153
4.374.556.340
1.789.231.187
69,21
Hao mòn lũy kế
(467.501.035)
(843.928.858)
(376.427.823)
(80,52)
2.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
1.110.057.545
66.482.102
(1.043.575.443)
(94,01)
3.Chi phí trả trước dài hạn
73.830.568
50.892.549
(22.938.037)
(31,07)
Tổng tài sản
4.566.953.208
5.075.549.982
508.596.774
11,13
Nhận xét :
Vào cuối kỳ phân tích tổng tài sản của công ty tăng lên 508.596.774 đồng so với kỳ gốc với tỉ lệ tăng 11,13%. Điều này cho thấy qui mô hoạt động của công ty tăng, nguyên nhân dẫn đến tình hình này là:
-Tài sản ngắn hạn tăng 162.306.872 đồng, tỉ lệ tăng 12,83% chủ yếu do các khoản phải thu khác tăng rất nhiều so với trước với mức tăng 536.022.002 đồng do Công ty phải đặt cọc tiền khi vay dài hạn. Mặc dù ở kỳ phân tích Công ty đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong quản lý và đang cố gắng tận dụng vốn hiệu quả sao cho hiệu quả nhất, Công ty đã chủ động giảm tiền gửi ngân hàng, phải thu khách hàng và hàng tồn kho nhưng vẫn không bù đắp được sự tăng đột biến khoản phải thu khác (hơn 60 lần so với trước). Qua đó cho biết công ty đang bị chiếm dụng vốn nhưng đang cố gắng khắc phục theo hướng tốt.
-Tài sản dài hạn tăng 346.309.902 đồng, tỉ lệ tăng 10,49%, nguyên nhân chủ yếu là do công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị, mở rộng diện tích làm cho khoản tài sản cố định hữu hình tăng 1.412.803.364 đồng, tỉ lệ tăng 66,71%, cho thấy Công ty đang tập trung đẩy mạnh sản xuất cho những kỳ sau với hy vọng tạo ra bước đột phá so với trước.
1.2.Đánh giá chung về nguồn vốn :
1.2.1 Bảng phân tích biến động nguồn vốn :
Bảng phân tích biến động nguồn vốn
ĐVT : đồng
Nguồn vốn
Kỳ gốc
Kỳ phân tích
Tăng/giảm
Giá trị
Phần trăm(%)
I. Nợ phải trả
3.166.735.903
4.670.654.615
1.503.918.712
47,49
1.Nợ ngắn hạn
2.052.735.903
2.292.654.615
239.918.712
11,68
Vay và nợ ngắn hạn
777.610.084
606.896.647
(170.713.437)
(21,95)
Phải trả người bán
802.486.171
516.970.043
(285.516.128)
(35,57)
Phải trả người lao động
314.326.647
297.084.000
(17.242.647)
(5,49)
Các khoản phải trả phải nộp khác
164.115.660
871.703.925
707.588.265
431,15
2.Nợ dài hạn
1.114.000.000
2.378.000.000
1.264.000.000
113,4
II.Vốn chủ sở hữu
1.400.217.305
404.895.367
(995.321.938)
(71,08)
Thặng dư vốn cổ phần
1.168.755.380
1.168.755.380
0
0
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
231.461.925
-763.860.013
(995.321.938)
(430)
Tổng nguồn vốn
4.566.953.208
5.075.549.982
508.596.774
11,13
1.2.2. Nhận xét :
Tổng nguồn vốn cuối kỳ phân tích tăng so với kỳ gốc là 508.596.774 đồng, chứng tỏ công ty đã có cố gắng trong việc huy động vốn đảm bảo cho quá trình hoạt động. Nguyên nhân dẫn đến tình hình này :
- Nợ phải trả tăng 1.503.918.712 đồng, tỉ lệ tăng 47,49%, trong đó nợ dài hạn là chủ yếu: tăng từ 1.114.000.000 đồng lên 2.378.000.000 đồng. Nợ dài hạn tuy không gây áp lực hoàn trả cho kỳ sau nhưng việc sử dụng quá nhiều nợ sẽ làm Công ty gặp rất nhiều rủi ro tài chính, đòi hỏi Công ty phải sử dụng hiệu quả nguồn tài trợ này. Mặt khác trong kỳ phân tích mức độ hoạt động của Công ty không tốt nên các khoản phải trả người bán, phải trả người lao động giảm lần lượt giảm 285.516.128 đồng và 17.243.647 đồng. Công ty nên tranh thủ tận dụng các nguồn chiếm dụng này hơn để tiết kiệm chi phí sử dụng vốn.
- Nguồn vốn chủ sở hữu giảm 995.321.938 đồng, tỉ lệ giảm 71,08%, nguyên nhân do kỳ phân tích Công ty gặp không ít khó khăn trong sản xuất nên bị lỗ. Sự suy giảm về nguồn vốn chủ sở hữu sẽ làm cho tính tự chủ về tài chính công ty yếu đi, do đó Công ty nên bổ sung nguồn vốn này với hình thức vốn góp.
Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
2.1. Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.
Phân tích mối quan hệ cân đối này là xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn nhằm khái quát tình hình phân bổ, sử dụng các loại vốn và nguồn vốn đảm bảo được cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán của công ty ta có mối quan hệ giữa vốn và nguồn vốn như sau: DVT : đồng
Tài sản
Nguồn vốn
Chênh lệch
Cuối kỳ gốc
3.844.307.893
1.400.217.305
(2.444.090.588)
Cuối kỳ phân tích
3.816.882.665
404.895.367
(3.411.987.298)
Trong đó:
Phần tài sản gồm:Tài sản ngắn hạn trừ các khoản phải thu và Tài sản dài hạn
Phần nguồn vốn gồm: Nguồn vốn chủ sở hữu
Qua phân tích ta thấy rằng nguồn vốn chủ sở hữu không đáp ứng được trong việc trang trải tài sản phục vụ cho nhu cầu kinh doanh. Cụ thể:
+ Kỳ gốc thiếu vốn 2.444.090.588 đồng
+ Kỳ phân tích thiếu vốn 3.411.987.298 đồng
Trong kỳ gốc công ty đã hoạt động hiệu quả, thu nhiều lợi nhuận và đã dùng lợi nhuận giữ lại để bổ sung vào vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên khoản bù đắp đó vẫn quá ít so với nhu cầu vốn của Công ty. Sang kỳ phân tích Công ty đang mở rộng qui mô sản xuất nên cần nhiều vốn hơn trước nhưng trong kỳ này Công ty phải chịu lỗ, vì thế nhu cầu về vốn của Công ty tăng lên rất nhiều
Như vậy đòi hỏi Công ty phải huy động vốn từ bên ngoài hoặc đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh. Do tính chất ngành nghề của Công ty rất được sự quan tâm của Chính quyền địa phương nên Công ty đã huy động được vốn từ các nguồn vay là chủ yếu.
2.2. Vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính :
2.2.1. Tình hình vốn lưu động ròng tại công ty :
Kỳ gốc :
Nguồn vốn thường xuyên = 1.400.217.305 + 1.114.000.000 = 2.514.217.305 đồng
Vốn lưu động ròng = 2.514.217.305 - 3.301.712.231 = - 787.494.926 đồng
Kỳ phân tích :
Nguồn vốn thường xuyên = 2.378.000.000 + 404.895.367 = 2.782.895.367 đồng
Vốn lưu động ròng = 2.782.895.367 - 3.648.002.133 = -865.102.766 đồng
Ta thấy vốn lưu động ròng của công ty qua 2 kỳ đều âm.
2.2.2. Phân tích cân bằng tài chính thông qua vốn lưu động ròng :
Thông qua chỉ tiêu được tính ở trên ta thấy tình trạng tài chính của công ty không tốt, vốn lưu động ròng của công ty liên tục bị âm qua hai kỳ, Công ty bị áp lực lớn về việc thanh toán trong ngắn hạn, công ty phải sử dụng nguồn vốn tạm thời để tài trợ cho tài sản cố định và nếu tình trạng này kéo dài thì công ty có khả năng bị phá sản. Vốn lưu động ròng kỳ phân tích của Công ty đã giảm so với kỳ gốc, việc giảm vốn này nhằm tài trợ cho các khoản đầu tư sinh lợi mới, góp phần nâng cao vị thế của Công ty, tuy nhiên các dự án đầu tư chưa phát huy được hiệu quả để bù đắp các phát sinh mà còn bị lỗ làm vốn chủ sở hữu phải suy giảm. Công ty nên chú trọng xử lý các vấn đề này phù hợp tình hình thực tế.
Để hiểu rõ hơn tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp ta đi sâu phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản
3.Phân tích cấu trúc tài sản :
3.1. Bảng phân tích cấu trúc tài sản :
Tài sản
Kỳ gốc
Kỳ phân tích
Chênh lệch
Giá trị
Phần trăm
Giá trị
Phần trăm
Giá trị
Phần trăm
I.Tài sản ngắn hạn
1.265.240.977
27,71
1.427.547.849
28,13
162.306.872
0,42
1.Tiền và các khoản tương đương tiền
225.681.943
4,94
3.462.078
0,07
(222.219.865)
(4,87)
2.Các khoản phải thu ngắn hạn
722.645.315
15,82
1.258.667.317
24,8
536.022.002
8,98
Phải thu khách hàng
716.842.656
15,67
859.307.858
16,93
142.465.202
1,26
Các khản phải thu ngắn hạn khác
5.802.659
0,12
399.359.459
7,87
393.556.800
7,75
3.Hàng tồn kho
55.370.176
1,21
35.956.271
0,71
(19.413.905)
(0,5)
4.Tài sản ngắn hạn khác
261.543.543
5,72
129.462.183
2,55
(132.081.360)
(3,17)
II. Tài sản dài hạn
3.301.712.231
72,29
3.648.002.133
71,87
346.289.902
(0,42)
1.Tài sản cố định hữu hình
2.117.824.118
46,37
3.530.627.482
69,56
1.412.803.364
22,83
Nguyên giá
2.585.325.153
56,61
4.374.556.340
86,19
1.789.231.187
29,58
Hao mòn lũy kế
(467.501.035)
(10,24)
(843.928.858)
(16,63)
(376.427.793)
(6,39)
2.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
1.110.057.545
24,31
66.482.102
1,31
(1.043.575.443)
(23)
3.Chi phí trả trước dài hạn
73.830.568
1.62
50.892.549
1,01
(22.938.019)
(0,61)
Tổng tài sản
4.566.953.208
100
5.075.549.982
100
3.2. Nhận xét tỷ trọng của từng loại tài sản thông qua bảng phân tích
Theo bảng phân tích trên thì tổng qui mô sử dụng vốn kỳ phân tích so với kỳ gốc tăng 508.596.774 đồng tức đã tăng 11,13%. Để hiểu rõ hơn tình hình biến động trên ta đi sâu vào phân tích các khoản mục sau :
- Tài sản ngắn hạn :Trong kỳ 1 thì tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có giá trị 1.473.909.000 đồng chiếm tỉ trọng 30,86% trong tổng giá trị tài sản. Sang kỳ 2 tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng lên 1.728.479.000 đồng chiếm tỉ trọng 71,59% trong tổng giá trị tài sản. Như vậy tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn kỳ 2 đã tăng 254.570.000 đồng hay tăng 17,27% so với kỳ 1. Trong đó biến động từng khoản mục như sau:
+ Tiền chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tài sản của công ty, đây là một đặc trưng của ngành in, Ở kỳ gốc tiền chiếm 4,94 %trong tổng giá trị tài sản, sang kỳ phân tích tiền chiếm 0,07% trong tổng giá trị tài sản. Như vậy, so với kỳ gốc thì ở kỳ phân tích các khoản mục tiền đã có sự thay đổi về kết cấu, tiền của công ty kỳ phân tích giảm 222.039.865 đồng so với kỳ gốc, tỉ lệ giảm 98,47%.
+ Các khoản phải thu: trong phần này ta chỉ chú trọng xem xét khoản mục phải thu khách hàng và phải thu khác, đó là 2 khoản mục rất được quan tâm của công ty cuối kỳ gốc thì khoản phải thu khách hàng là 716.842.656 đồng chiếm tỉ trọng 15,67%, cuối kỳ phân tích khoản phải thu khách hàng là 859.307.858 chiếm tỉ trọng 16,93%, điều này chứng tỏ công ty đã không nỗ lực cố gắng thu hồi khỏan vốn bị khách hàng chiếm dụng. Tuy nhiên khoản phải thu khác tăng rất nhiều. Nếu cuối kỳ gốc khoản phải thu khác là 5.802.659 đồng chiếm tỉ trọng rất nhỏ, , cuối kỳ 2 phải thu khác là 399.359.459 đồng chiếm tỉ trọng 7,87 %, tăng rất nhiều so với kỳ trước (hơn 67 lần so vói kỳ gốc), đây là lượng tiền mà công ty thế chấp lại khi vay dài hạn nên không thể thu hồi nhanh được.
+ Hàng tồn kho kỳ phân tích giảm so với kỳ gốc là 19.413.905 hay giảm 35,06%. Về mặt kết cấu hàng tồn kho kỳ gốc chiếm tỉ trọng 1,21 % thì sang kỳ phân tích giảm chỉ còn 0,71 % tức đã giảm 0,5 % về mặt kết cấu. Nguyên nhân hàng tồn kho giảm là do Công ty đã chủ động hơn về mặt sản xuất, cách thức quản lý hàng tồn kho được cải thiện. Mặt khác, hàng tồn kho của công ty chủ yếu là những nguyên vật liệu phục vụ cho ngành in. cho nên việc giảm hàng tồn kho vẫn đảm bảo cho quá trình sản xuất là dấu hiệu tích cực trong sản xuất, giúp công ty giảm chi phí lưu kho và tăng khả năng sử dụng vốn. Tuy nhiên hàng tồn kho không phải ít là tốt mà còn phụ thuộc vào từng điều kiện cụ thể để xác định mức tồn kho hợp lý.
- Tài sản dài hạn : Tài sản dài hạn kỳ phân tích tăng so với kỳ gốc là 346.309.902 đồng. Cụ thể ta xét chỉ tiêu tỉ suất đầu tư để thấy được tình hình đầu tư theo chiều sâu, trang bị kỹ thuật và năng lực sản xuất của doanh nghiệp :
- Kỳ gốc : Tỷ suất đầu tư = 3.301.712.231 x 100% = 72,29%
4.566.953.208
- Kỳ phân tích : Tỷ suất đầu tư = 3.648.002.133 x 100% = 71,87%
5.075.549.982
So với kỳ gốc tỉ suất đầu tư kỳ phân tích của công ty đã giảm 0,42% . Công ty đã đi vào hoạt động ổn định và đã đầu tư thêm công nghệ mới, minh chứng là tài sản cố định tăng 1.412.803.364 đồng hay tăng 66,71% so với kỳ gốc, trong khi chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm 1.043.575.443 đồng tỉ lệ giảm 94,01%. Như vậy công ty phải tập trung sản xuất mạnh vào những kỳ tiếp theo nhưng trước hết công ty nên hợp lý hoá và phân bổ lại cơ cấu tài sản phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại, phát huy hiệu quả công suất tài sản cố định mà công ty đã đầu tư.
Qua phân tích ta thấy kết cấu tài sản có những biến động rõ nét so với kỳ gốc. Tỉ trọng tài sản ngắn hạn tăng 0,42% trong tổng giá trị tài sản, trong đó nổi trội là sự tăng nhanh của khoản phải thu khác tỉ trọng tăng 7,75%, tài sản dài hạn giảm nhẹ 0,42% về mặt kết cấu. Trong kỳ phân tích các công trình xây dựng của công ty đã hoàn thành nên tài sản cố định đã tăng đáng kể 66,71%, đồng thời chi phí xây dựng cơ bản cũng giảm mạnh 94,01%. Qua đó ta có thể thấy: mặc dù trong kỳ phân tích hoạt động không hiệu quả, Công ty phải chịu lỗ nhưng với chiến lược lâu dài Công ty đã mạnh dạng mở rộng qui mô nhằm đẩy mạnh sản xuất, nâng cao sức cạnh trạnh trên thương trường. Do đó, trong những kỳ sau công ty cần phân bổ lại cơ cấu vốn hợp lý phù hợp với tính chất ngành nghề kinh doanh, thúc đẩy quá trình sản xuất hiệu quả hơn, đồng thời chú ý đến việc thu hồi công nợ để đạt doanh thu và lợi nhuận mong muốn.
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài sản của công ty :
- Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là cung cấp dịch vụ nên lượng khách hàng nợ công ty ngày càng tăng.
- Công ty đang mở rộng quy mô sản xuẩt nên cần đầu tư rất nhiều, công ty phải tiến hành đi vay để đầu tư vào sản xuất.
- Công ty không có những khoản đầu tư tài chính ra bên ngoài do công ty đang rất cần vốn để mở rộng quy mô.
- Trong kỳ công ty hoạt động không hiệu quả, bị lỗ nặng nên không đủ khả năng để tái đầu tư vốn
4 Phân tích cấu trúc nguồn vốn :
4.1. Bảng phân tích cấu trúc nguồn vốn :
Bảng phân tích cấu trúc nguồn vốn (ĐVT : đồng)
Nguồn vốn
Kỳ gốc
Kỳ phân tích
Chênh lệch
Giá trị
Phần
trăm
Giá trị
Phần trăm
Giá trị
Phần trăm
I. Nợ phải trả
3.166.735.903
69,34
4.670.654.615
92,02
1.503.918.712
22,68
1.Nợ ngắn hạn
2.052.735.903
44,95
2.292.654.615
45,17
239.918.712
0,22
Vay và nợ ngắn hạn
777.610.084
17,02
606.896.647
11,96
(170.713.437)
(5,06)
Phải trả người bán
802.486.171
17,57
516.970.043
10,19
(285.516.128)
(7,38)
Phải trả người lao động
314.326.647
6,88
297.084.000
5,85
(17.242.647)
(1,03)
Các khoản phải trả phải nộp khác
164.115.660
3,59
871.703.925
17,17
707.588.265
13,58
2.Nợ dài hạn
1.114.000.000
24,39
2.378.000.000
46,85
1.264.000000
22,46
II.Vốn chủ sở hữu
1.400.217.305
30,66
404.895.367
7,98
(995.321.938)
(22,68)
Thặng dư vốn cổ phần
1.168.755.380
25,59
1.168.755.380
23,02
0
(2,57)
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
231.461.925
5,07
-763.860.013
(15,05)
(995.321.938)
(20,12)
Tổng nguồn vốn
4.566.953.208
100
5.075.549.982
100
4.2. Nhận xét cấc trúc nguồn vốn :
Theo bảng phân tích kết cấu nguồn vốn ta thấy trong kỳ gốc cứ 100 đồng tài sản thì được nguồn tài trợ từ nợ phải trả là 69,34 đồng ( trong đó nợ ngắn hạn là 44,95 đồng, nợ dài hạn là 24,39 đồng ) và vốn chủ sở hữu là 30,66 đồng. Kỳ phân tích cứ 100 đồng tài sản thì nhận được nguồn tài trợ từ nợ phải trả là 92,02 đồng ( trong đó nợ ngắn hạn là 45,17 đồng, nợ dài hạn là 46,85 đồng ) nguồn tài trợ từ vốn chủ sở hữu là 7,98 đồng. Như vậy, kết cấu về nguồn vốn kỳ phân tích có sự thay đổi so với kỳ gốc. Tỉ trọng nợ phải trả kỳ phân tích tăng 22,68% so với kỳ gốc trong đó nợ ngắn hạn biến động không lớn chỉ tăng 0,22% về mặt kết cấu mà thôi, còn n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 18056.doc