Chuyên đề Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng qua 2 năm 2006 – 2007

MôC LôC

 

LỜI MỞ ĐẦU

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP1

I. BẢN CHẤT, VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP1

I.1 Bản chất Tài chính Doanh nghiệp1

I.2 Vai trò của tài chính doanh nghiệp2

I.3 Chức năng của tài chính doanh nghiệp2

II. KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP3

II.1 Khái niệm3

II.2 Mục tiêu4

II.3 Nhiệm vụ4

II.4 Ý nghĩa4

III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP6

III.1 Cơ sở nguồn tài liệu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp6

III.2 Phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp7

IV. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP8

IV.1 Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp8

IV.1.1 Phân tích cấu trúc tài sản ở doanh nghiệp8

IV.1.2 Phân tích cấu trúc nguồn vốn ở doanh nghiệp10

IV.1.3 Phân tích cân bằng tài chính12

IV.2 Phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp14

IV.2.1 Phân tích hiệu quả cá biệt14

IV.2.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp16

IV.3 Phân tích rủi ro của doanh nghiệp19

IV.3.1 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (Khh)19

IV.3.2 Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (Knh)20

IV.3.3 Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Kn)20

IV.4 Phân tích giá trị doanh nghiệp20

PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG24

A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG24

I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng24

I.1 Quá trình hình thành24

I.2 Quá trình phát triển25

II.Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng25

II.1 Chức năng25

II.2 Nhiệm vụ26

II.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng26

III. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng28

III.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý28

III.2 Mô tả chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận quản lý28

IV. Tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần nhựa đà nẵng29

IV.1 Tổ chức bộ máy kế toán29

IV.2 Hình thức sổ kế toán và trình tự ghi sổ tại công ty cổ phần Nhựa

Đà nẵng31

B. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA

ĐÀ NẴNG32

I. Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần Nhựa

Đà Nẵng32

I.1 Phân tích cấu trúc tài sản32

I.2 Phân tích cấu trúc nguồn vốn35

I.2.1 Phân tích tính tự chủ về mặt tài chính35

I.2.2 Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ37

I.3 Phân tích cân bằng tài chính38

I.3.1 Vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính dài hạn38

I.3.2 Nhu cầu vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính ngắn hạn39

II. Phân tích hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng41

II.1 Phân tích hiệu quả cá biệt41

I.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp45

III. Phân tích rủi ro phá sản tại công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng51

IV. Phân tích giá trị doanh nghiệp53

PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ GÓP PHẦN NÂNG CAO KHẢ NĂNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG55

I. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG55

I.1 Chiến lược và phương hướng phát triển của công ty cổ phần Nhựa

Đà Nẵng 55

I.2 Mục tiêu và yêu cầu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng56

II. NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG57

II.1 Ưu điểm57

II. 2 Nhược điểm59

III. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NÂNG CAO KHẢ NĂNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG 59

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2987 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng qua 2 năm 2006 – 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng lại cao hơn so với tỷ trọng tiền mặt nên công ty tránh được những rủi ro về dự trữ, ngoài ra còn được hưởng thêm một khoản tiền lãi hàng tháng để tăng thêm thu nhập cho công ty. Như vậy, khả năng thanh toán của công ty năm 2007 tốt hơn năm 2006. Tuy nhiên với quy mô về tài sản của công ty năm 2007 cao hơn so với quy mô về tài sản của công ty năm 2006 mà tỷ trọng tiền lại thấp hơn, tương ứng với tỷ lệ giảm là 0,19% chứng tỏ hiệu suất khả năng thanh toán của công ty đã giảm xuống. * Đối với các khoản phải thu ngắn hạn Năm 2006 các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 28,1%, năm 2007 chiếm 21,91% trong tổng tài sản của công ty, có nghĩa là trong năm 2007 tỷ lệ các khoản phải thu ngắn hạn giảm 13,45%, tương ứng với mức giảm là 1.351.934.946 đồng. Cũng giống như chỉ tiêu tiền, năm 2007 tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn giảm so với năm 2006 là 6,19% chứng tỏ trong năm 2007 vốn của công ty bị các đối tượng bên ngoài chiếm dụng được hạn chế hơn. Nguyên nhân của việc giảm các khoản phải thu ngắn hạn là do trong năm 2007 khoản phải thu khách hàng giảm hơn so với năm 2006, cụ thể là do lượng hàng hoá bán ra công ty đã thu hồi bằng tiền ngay khi bán nhiều hơn năm 2006. Đây là một dấu hiệu tốt trong hoạt động của công ty. * Đối với hàng tồn kho Năm 2006 hàng tồn kho chiếm 37,25% và chiếm 50,12% năm 2007 trong tổng tài sản của công ty, có nghĩa là giá trị hàng tồn kho trong năm 2007 tăng so với năm 2006 là 6.580.415.286 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 49,38%. Quy mô về tài sản của công ty năm 2007 tăng, tỷ trọng của hàng tồn kho cũng tăng lên tương ứng với tỷ lệ tăng là 12,87%. Nguyên nhân của việc hàng tồn kho tăng mạnh trong năm 2007 là do công ty sản xuất hàng hoá chủ yếu theo đơn đặt hàng nhưng tính đến thời điểm cuối năm công ty đã sản xuất xong một lượng thành phẩm lớn với giá trị là 5.537.694.039 đồng nhưng khách hàng vẫn chưa lấy hàng về, một số đang còn dở dang có giá trị là 2.496.537.942 đồng. Ngoài ra việc tăng mức dự trữ hàng tồn kho này còn do cuối năm 2007 công ty phải chuẩn bị một lượng nguyên liệu, vật liệu lớn với giá trị là 8.891.257.634 đồng để sản xuất mà phần lớn là mặt hàng mũ bảo hiểm để phục vụ cho người tiêu dùng vì theo quy định của nhà nước ngày 15/12/2007 mọi người khi tham gia giao thông bằng xê mô tô, xe gắn máy đều phải đội mủ bảo hiểm trên tất cả tuyến đường. Tuy nhiên với mức dự trữ hàng tồn kho tăng lên như vậy đã gây không ít lãng phí cho công ty về chi phí bảo quản vì sản phẩm nhựa, xốp là sản phẩm cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích kho bãi. Vì vậy, công ty cần đưa ra chính sách giải phóng hàng tồn kho để giảm thiểu chi phí lưu kho, tránh ứ đọng vốn, nhưng cũng phải đảm bảo mức dự trữ hàng tồn kho hợp lý để phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. * Đối với tài sản ngắn hạn khác Tài sản ngắn hạn khác năm 2006 đạt mức 188.564.667 đồng, chiếm tỷ lệ là 0,53% trong tổng tài sản. Trong năm 2007 chỉ tiêu này chỉ chiếm 0,4% tương ứng với mức là 159.361.387 đồng trong tổng tài sản. Điều này có nghĩa là tài sản ngắn hạn khác trong năm 2007 giảm xuống so với năm 2006 là 29.203.280 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 15,49%. Ngoài ra, tỷ trọng tài sản ngắn hạn khác cũng giảm với một tỷ lệ là 0,13%. Nguyên nhân của sự biến động giảm này chủ yếu là do thuế và các khoản khác phải thu Nhà Nước giảm mạnh từ 156.822.337 đồng năm 2006 xuống còn 0 đồng vào năm 2007, thuế giá trị gia tăng đầu vào tăng 64.236.064 đồng nhưng mức tăng không bằng mức giảm của thuế và các khoản phải thu Nhà Nước nên tài sản ngắn hạn của công ty trong năm 2007 có xu hướng giảm. * Đối với tài sản cố định Tài sản cố định chiếm 26,12% trong tổng tài sản của công ty năm 2006, trong năm 2007 tỷ lệ này chỉ còn là 20,27%. Năm 2007 giá trị tài sản cố định đầu tư thấp hơn so với năm 2006 là 1.294.146.906 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 13,85%. Mặc dù quy mô tài sản tăng lên nhưng tỷ trọng tài sản cố định lại giảm xuống một tỷ lệ là 5,85%. Nguyên nhân giá trị còn lại của tài sản cố định giảm là do một dây chuyền công nghệ sản xuất màng mỏng qua thời gian sử dụng thì giá trị hao mòn luỹ kế tăng, ngoài ra công ty đã thanh lý một máy may bao ciment làm cho giá trị còn lại của tài sản cố định có xu hướng giảm. * Đối với bất động sản đầu tư Bất động sản đầu tư năm 2006 là 180.060.910 đồng, chiếm tỷ trọng là 0,5% trong tổng tài sản. Năm 2007 giá trị bất động sản đầu tư giảm xuống còn 0 đồng. Nguyên nhân của việc giảm giá trị bất động sản đầu tư là do đại lý bán hàng của công ty ở địa chỉ số 353 - Trần Cao Vân năm 2006 công ty dùng để cho thuê, với giá trị tương ứng là 180.060.910 đồng, nhưng sang năm 2007 công ty đã chuyển từ bất động sản đầu tư thành tài sản cố định nên giá trị bất động sản đầu tư đã giảm xuống. * Đối với đầu tư tài chính dài hạn Giá trị đầu tư tài chính dài hạn trong năm 2006 và năm 2007 là như nhau và có giá trị là 30.000.000 đồng, song nếu xét về mặt tỷ trọng trong tổng tài sản thì năm 2007 giảm hơn so với năm 2006 là 0,01%. Điều này cho thấy công ty không chú trọng nhiều đến đầu tư tài chính. Vì vậy, công ty cần đầu tư nhiều hơn nữa về các khoản đầu tư tài chính dài hạn vì đây là khoản sẽ tạo nguồn lợi tức lâu dài cho công ty. I.2 Phân tích cấu trúc nguồn vốn Phân tích cấu trúc nguồn vốn là sự phân tích tính tự chủ về mặt tài chính và tính ổn định của nguồn tài trợ để biết được tình hình tài chính của công ty cũng như năng lực của người chủ sở hữu trong việc tài trợ cho hoạt động cho hoạt động kinh doanh của mình. I.2.1 Phân tích tính tự chủ về mặt tài chính BẢNG 2: PHÂN TÍCH TÍNH TỰ CHỦ VỀ MẶT TÀI CHÍNH ĐVT: ĐỒNG Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2007/2006 Mức % 1. Nợ phải trả 15.041.353.046 18.015.463.408 +2.974.110.362 +19,77 2. Vốn chủ sở hữu 20.733.528.128 21.701.823.169 +968.295.041 +4,67 3. Tổng nguồn vốn 35.774.881.174 39.717.286.577 +3.942.405.403 +11,02 4. Tỷ suất nợ (1)/(3) 42,04% 45,36% - +3,32 5. Tỷ suất tự tài trợ (2)/(3) 57,96% 54,64% - -3,32 6. Tỷ suất NPT/VCSH (1)/(2) 72,55% 83,01% - +10,46 Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng năm 2006 - 2007 Qua số liệu trên ta có một số phân tích sau: Nợ phải trả năm 2006 là 15.041.353.046 đồng, năm 2007 là 18.015.463.408 đồng, có nghĩa là năm 2007 nợ phải trả này tăng lên 2.974.110.362 đồng so với năm 2006, tương ứng với tỷ lệ tăng là 19,77%. Như vậy, trong năm 2007 công ty chiếm dụng vốn từ bên ngoài được nhiều hơn năm 2006 nhưng chủ yếu là vốn đi vay nên đây cũng không phải là dấu hiệu tốt trong hoạt động của công ty. Công ty nên gia tăng các khoản phải trả cho nhà cung cấp nhiều hơn nữa, vì có như vậy thì công ty mới chiếm dụng vốn từ bên ngoài một cách hiệu quả nhằm mục đích phục vụ cho hoạt sản xuất kinh doanh của mình, đồng thời nó cũng thể hiện rằng công ty đã tạo được sự tín nhiệm đối với nhà cung cấp, một số nhà cung cấp thường xuyên cho công ty như: Công ty Nhựa và hoá chất TPC Vina, nhà máy đất đèn và hoá chất Tràng Kênh, công ty cổ phần bao bì Đại Lục…để giúp công ty giảm thiểu được chi phí sử dụng vốn. Vốn chủ sở hữu trong năm 2007 là 21.701.823.169 đồng, năm 2006 là 20.733.528.128 đồng có nghĩa là năm 2007 vốn chủ sở hữu tăng lên so với năm 2006 là 968.295.041 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 4,67%. Như vậy, tính tự chủ về mặt tài chính của công ty trong 2 năm qua là tương đối cao, thể hiện ở chỗ vốn chủ sở hữu của công ty cao hơn so với nợ phải trả. Cụ thể là năm 2007 vốn chủ sở hữu chiếm 54,64% trong tổng nguồn vốn, năm 2006 tỷ lệ này là 57,54%. Do đó công ty có tính độc lập cao về tài chính và ít bị sức ép của các chủ nợ cũng như có nhiều cơ hội tiếp nhận các khoản tín dụng từ bên ngoài. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ công ty phải tìm cách huy động nhiều hơn nữa vốn chủ sở hữu bằng cách đưa ra những kế hoạch cụ thể, những phương hướng có hiệu quả trong tương lai. I.2.2 Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ BẢNG 3: PHÂN TÍCH TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA NGUỒN TÀI TRỢ ĐVT: ĐỒNG Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2007/2006 Mức % 1. Nợ ngắn hạn 12.182.813.929 16.234.480.019 +4.051.666.090 +33,26 2. Nợ dài hạn 2.858.539.117 1.780.938.389 -1.077.600.728 -37,70 3. Nợ phải trả 15.041.353.046 18.015.463.408 +2.974.110.362 +19,77 4. Vốn chủ sở hữu 20.733.528.128 21.701.823.169 +968.295.041 +4,67 5. Tổng nguồn vốn 35.774.881.174 39.717.286.577 +3.942.405.403 +11,02 6. NVTX (2)+(4) 23.592.067.245 23.482.761.558 -109.305.687 -0,46 7. NVTT (1) 12.182.813.929 16.234.480.019 +4.051.666.090 +33,26 8. Tỷ suất NVTX (6)/(5) 65,95% 59,12% - -6,83 9. Tỷ suất NVTT (7)/(5) 34,05% 40,88% - +6,83 10. Tỷ suất VCSH/NVTX (4)/(6) 87,88% 92,42% - +4,54 Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng năm 2006 -2007 Qua bảng số liệu trên ta có một số phân tích như sau: Năm 2006 nợ ngắn hạn là 12.182.813.929 đồng, năm 2007 là 16.234.480.019 đồng có nghĩa là trong năm 2007 nợ ngắn hạn tăng lên so với năm 2006 là 4.051.666.090 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 33,26%. Nợ ngắn hạn tăng lên như vậy chủ yếu do khoản vay và nợ ngắn hạn của công ty đối với ngân hàng tăng. Ngược lại với nợ ngắn hạn, nợ dài hạn năm 2007 giảm so với năm 2006 là 1.077.600.728 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 37,7%. Nguyên nhân chủ yếu cũng là do vay và nợ dài hạn giảm. Nguồn vốn thường xuyên năm 2007 thấp hơn so với năm 2006, cụ thể là thấp hơn 0,46%, tương ứng với mức giảm là 109.305.687 đồng. Tuy nhiên nguồn vốn tạm thời lại tăng lên 4.051.666.090 đồng, tương ứng với mức tăng là 33,26%. Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên của công ty năm 2006 là 65,95%, năm 2007 là 59,12% có nghĩa năm 2007 giảm hơn so với năm 2006 là 6,83%, điều này cũng cho thấy trong 100 đồng vốn của công ty thì năm 2007 nguồn vốn thường xuyên chiếm ít hơn năm 2006, nhưng nhìn chung tỷ suất này tương đối cao chứng tỏ tính ổn định của nguồn tài trợ cao. Đề cập đến thời hạn thanh toán thì trong thời gian ngắn hạn công ty không bị áp lực về mặt thanh toán. Qua số liệu ta thấy nguồn vốn thường xuyên năm 2007 giảm đi so với năm 2006 là 109.305.687 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 0,46%. Nguyên nhân nguồn vốn thường xuyên giảm xuống là do nợ dài hạn giảm xuống 1.077.600.728 đồng, tương ứng với lỷ lệ giảm là 37,7% trong khi đó vốn chủ sở hữu vẫn tăng 4,67% nhưng do vốn chủ sở hữu tăng ít hơn mức giảm của nợ dài hạn nên nguồn vốn thường xuyên vẫn giảm. Tỷ suất nguồn vốn tạm thời có xu hướng tăng qua 2 năm nhưng tỷ suất này vẫn thấp chứng tỏ tính ổn định của nguồn tài trợ không cao, công ty bị áp lực trong thanh toán ngắn hạn. Nhưng mặt khác tỷ suất này năm 2007 cao hơn so với năm 2006 chứng tỏ công ty đã tận dụng được một lượng vốn lớn hơn từ bên ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên cao hơn tỷ suất nguồn vốn tạm thời khoảng gần 20% nhưng tính ổn định của nguồn tài trợ không cao. Tuy nhiên nguồn vốn thường xuyên mà công ty đang sử dụng thì tính tự chủ khá cao. I.3 Phân tích cân bằng tài chính Phân tích cân bằng tài chính là phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản, qua việc phân tích sẽ thể hiện được khả năng thanh toán của doanh nghiệp và xem xét việc doanh nghiệp có bị mất khả năng thanh toán hay không. Để tiến hành phân tích cân bằng tài chính ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu cụ thể sau: I.3.1 Vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính dài hạn BẢNG 4: PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU CÂN BẰNG TÀI CHÍNH DÀI HẠN ĐVT: ĐỒNG Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2007/2006 Mức % 1. Vốn chủ sở hữu 20.733.528.128 21.701.823.169 +968.295.041 +4,67 2. Nợ dài hạn 2.858.539.117 1.780.938.389 -1.077.600.728 -37,70 3. NVTX 23.592.067.240 23.482.761.550 -109.305.690 -0,46 4. Tài sản dài hạn 9.553.168.725 8.078.960.909 -1.474.207.816 -15,43 5. VLĐR (3)-(4) 14.038.898.515 15.403.800.641 +1.364.902.126 +9,72 6. Tỷ suất NVTX/TSDH (3)/(4) (lần) 2,47 2,91 +0,44 - Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng năm 2006 - 2007 Qua bảng số liệu phân tích trên ta thấy vốn lưu động ròng của công ty tương đối cao trong 2 năm. Cụ thể, vốn lưu động ròng năm 2006 là 14.038.898.515 đồng và đạt 15.403.800.641 đồng trong năm 2007. Trong đó giá trị tài sản dài hạn giảm xuống 1.474.207.816 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 15,43% cho thấy trong năm 2007 công ty chưa thực sự chú trọng đầu tư mua sắm tài sản. Tuy nhiên vốn lưu động ròng tăng như vậy là điều kiện tốt để công ty mở rộng sản xuất kinh doanh và ít bị áp lực về thanh toán. Nợ dài hạn của năm 2007 giảm so với năm 2006 là 1.077.600.728 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 37,7%. Sự biến động giảm này sẽ làm giảm chi phí sử dụng vốn cho công ty. Vốn lưu động ròng của công ty trong 2 năm vừa qua là dương và tương đối cao vì vậy công ty đạt trạng thái cân bằng trong dài hạn, do đó không chỉ tài sản dài hạn được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên mà còn tài trợ được cho tài sản ngắn hạn. Qua đó cho ta thấy cân bằng tài chính dài hạn của công ty là tương đối tốt và an toàn. Đạt được trạng thái cân bằng tài chính trong dài hạn là nỗ lực của toàn thể công ty trong thời gian qua, vì vậy trong thời gian tới công ty cần phải duy trì và nâng cao trạng thái cân bằng tài chính dài hạn để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty. I.3.2 Nhu cầu vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính ngắn hạn BẢNG 5: PHÂN TÍCH CÂN BẰNG TÀI CHÍNH NGẮN HẠN ĐVT:ĐỒNG Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2007/2006 Mức % 1. Hàng tồn kho 13.327.109.526 19.907.524.812 +6.580.415.286 +49,38 2. Các khoản phải thu ngắn hạn 10.242.626.860 8.861.488.633 -1.381.138.227 -13,48 3. Nợ ngắn hạn (không tính vay) 3.348.372.190 5.660.553.780 +2.312.181.590 +69,05 4. VLĐR 14.038.898.520 15.403.800.640 +1.364.902.120 +9,72 5. Nhu cầu VLĐR (1)+(2)-(3) 20.221.364.190 23.108.459.660 +2.887.095.470 +14,28 6. Ngân quỹ ròng (4)-(5) -6.182.465.670 -7.704.659.020 -1.522.193.350 -24,62 Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng năm 2006 – 2007 Qua bảng số liệu ta có một số phân tích như sau: Nhu cầu vốn lưu động ròng của công ty trong năm 2006 là 20.221.364.190 đồng, trong khi đó vốn lưu động ròng chỉ là 14.038.898.520 đồng nên đã làm cho ngân quỹ ròng của công ty âm 6.182.465.670 đồng. Năm 2007 hàng tồn kho tăng với tỷ lệ 49,38% tương ứng với mức tăng là 6.580.415.286 đồng so với năm 2006. Ngược lại với hàng tồn kho, các khoản phải thu giảm khá nhiều với một tỷ lệ là 3,48%, tương ứng với mức giảm là 1.381.138.227 đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn giảm xuống là do công ty đã có chính sách quản lý chặt chẽ trong công tác tiêu thụ hàng hoá hàng. Tuy nhiên, nếu như khoản phải thu này tăng lên cũng không phải là không tốt vì như vậy thể hiện việc công ty mở rộng chính sách bán hàng, không cứng nhắc trong việc bán hàng để phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nợ phải trả cũng tăng khá mạnh với tỷ lệ tăng 69,05% tương ứng với mức tăng là 2.312.181.590 đồng. Tuy vậy, mức tăng này không cao so với mức tăng của hàng tồn kho nên làm cho nhu cầu vốn lưu động ròng trong năm 2007 tăng 2.887.095.470 đồng. Nhu cầu vốn lưu động ròng năm 2007 là 23.108.459.660 đồng, trong khi vốn lưu động ròng là 15.403.800.640 đồng nên ngân quỹ ròng năm 2007 tiếp tục âm. Trong 2 năm 2006 và 2007 ngân quỹ ròng đều âm, có thể kết luận rằng công ty không đạt trạng thái cân bằng tài chính trong ngắn hạn. Điều này chứng tỏ vốn lưu động ròng không đủ đáp ứng nhu cầu vốn lưu động ròng, công ty phải huy động các khoản vay ngắn hạn để bù đắp sự thiếu hụt của nhu cầu vốn lưu động ròng. Vì công ty không đạt trạng thái cân bằng tài chính trong ngắn hạn nên công ty gặp một số khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tài trợ từ bên ngoài. Nhu cầu vốn lưu động ròng tăng lên là do công ty luôn phải mua một lượng nguyên vật liệu lớn để phục vụ cho sản xuất, mà giá cả nguyên vật liệu thì luôn biến động nên làm cho tổng giá trị nguyên vật liệu tăng lên, dẫn đến nhu cầu vốn lưu động tăng lên với mức tăng là 6.580.415.290 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 49,38%, ngoài ra nợ ngắn hạn cũng tăng lên 2.312.181.590 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 69,05%. Tóm lại, qua 2 năm ngân quỹ ròng của công ty đều âm thể hiện một trạng thái cân bằng tài chính không an toàn vì công ty phải bù đắp sự thiếu hụt về nhu cầu vốn lưu động ròng. Cũng có nghĩa công ty gặp khó khăn về thanh toán trong ngắn hạn và ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chung của công ty. II. Phân tích hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng II.1 Phân tích hiệu quả cá biệt BẢNG 6: PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ CÁ BIỆT ĐVT: ĐỒNG Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 1. Doanh thu thuần BH&CCDV 57.895.012.669 63.680.824.234 +5.785.811.565 2. Doanh thu hoạt động tài chính 26.804.997 95.639.277 +68.834.280 3. Thu nhập khác 3.032.461.627 3.397.518.087 +365.056.460 4. Tổng tài sản bình quân 35.406.551.735 37.746.083.876 +2.339.532.141 5. TSCĐ bình quân (giá trị còn lại) 8.303.875.478 8.696.034.362 +392.158.884 6. Vốn lưu động bình quân 26.859.810.727 28.930.019.059 +2.070.208.332 7. Hiệu suất sử dụng tài sản {(1)+(2)+(3)}/(4) (lần) 1,72 1,78 +0,06 8. Hiệu suất sử dụng TSCĐ {(1)+(2)+(3)}/(5) (lần) 7,34 7,72 +0,38 9. Hiệu suất sử dụng lao động (lần) 0,011 0,013 +0,002 10. Số vòng quay của VLĐ (1)/(6) (vòng) 2,16 2,20 +0,04 11. Số ngày 1 vòng quay VLĐ 360/(10) (ngày) 167 164 -3 Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng năm 2006 - 2007 Qua bảng số liệu ta có một số phân tích sau: Hiệu suất sử dụng tài sản trong 2 năm vừa qua là tương đối ổn định, năm 2006 là 1,72 lần và tăng lên 1,78 lần trong năm 2007, tương ứng với tỷ lệ tăng là 0,06 lần, có nghĩa là trong năm 2007 một đồng tài sản đã tạo ra được cao hơn năm 2006 là 0,06 đồng doanh thu, điều này cũng thể hiện là trong năm 2007 tài sản chung của công ty được sử dụng có hiệu quả hơn. Nhưng nếu hiệu suất sử dụng tài sản này cao quá thì cho thấy công ty đang hoạt động gần hết công suất và rất khó để mở rộng hoạt động nếu không đầu tư thêm vốn. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định trong năm 2007 tăng so với năm 2006 là 0,38 lần như vậy năm 2007 công ty sử dụng tài sản cố định hiệu quả hơn năm 2006. Thực tế là do năm 2005 công ty đã đầu tư một số trang thiết bị như: máy dệt thoi của Ấn Độ, dây chuyền sản xuất ống nước HDPE và máy ép công suất. Việc đầu tư mới về thiết bị nhằm góp phần làm tăng năng lực sản xuất, tạo tiền đề gia tăng doanh thu do vậy năm 2006 và 2007 hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng lên. Hiệu suất sử dụng lao động năm 2006 là 0,011 lần, năm 2007 là 0,013 lần có nghĩa là cứ 1 đồng doanh thu tạo ra thì cần 0,011 đồng tiền lương trong năm 2006 và năm 2007 cần 0,013 đồng. Như vậy có nghĩa là trong năm 2007 hiệu suất sử dụng lao động thấp hơn năm 2006 là 0,002 đồng, điều này sẽ làm cho tình hình tài chính của công ty gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên với tình hình doanh thu của công ty tăng lên như vậy thì việc tăng chi phí tiền lương vẫn có thể chấp nhận được. Công ty nên phấn đấu chỉ tiêu này luôn thấp hơn 1 để hiệu suất sử dụng lao động của công ty cao và giúp công ty đánh giá được việc tăng hiệu quả sử dụng lao động đối với kết quả chung của công ty. Số vòng quay vốn lưu động trong năm 2007 tăng so với năm 2006 là 0,04 vòng, do vậy vốn lưu động của công ty trong năm 2007 tạo ra nhiều giá trị sản xuất (doanh thu thuần) hơn so với năm 2006. Do số vòng quay vốn lưu động năm 2007 lưu chuyển nhanh hơn so với năm 2006 làm cho số ngày 1 vòng quay vốn lưu động giảm từ 167 ngày xuống 164 ngày. Do đó, trong năm 2007 vốn lưu động được sử dụng một cách có hiệu quả hơn vì nó tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh hơn. Với năng lực đầu tư mới, công ty cần có những giải pháp nhằm tận dụng năng lực về tài sản cố định, tìm kiếm và mở rộng thị trường, đồng thời có những chính sách dự trữ hàng tồn kho hợp lý… để nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản toàn công ty. Để tìm hiểu vì sao năm 2007 số ngày vòng quay vốn lưu động nhanh hơn ta tiến hành phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn như sau: d V + Chỉ tiêu phân tích: H = Trong đó: d : doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ V: vốn lưu động bình quân 63.680.824.234 28.930.019.059 d1 V1 * Kỳ phân tích (Năm 2007): H1 = = = 2,2 (vòng) d0 V0 57.895.012.669 26.859.810.727 * Kỳ gốc (Năm 2006): H0 = = = 2,16 (vòng) + Đối tượng phân tích: ΔH = H1 – H0 = 2,2 - 2,16 = 0,04 (vòng) Trong đó: ΔH: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động H1: Số vòng quay vốn lưu động năm 2007 H0: Số vòng quay vốn lưu động năm 2006 + Ảnh hưởng của các nhân tố đến tốc độ luân chuyển vốn * Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 57.895.012.669 26.859.810.720 63.680.824.234 26.859.810.727 d0 V0 d1 V0 ΔH(d) = - = - = 2,37 – 2,16 = 0,21 (vòng) * Ảnh hưởng của nhân tố vốn lưu động bình quân d1 V0 d1 V1 63.680.824.234 26.859.810.727 63.680.824.234 28.930.019.059 ΔH(V) = - = - = 2,2 – 2,37 = - 0,17 (vòng) + Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng ΔH = ΔH(d) + ΔH(V) = 0,21 + (-0,17) = 0,04 (vòng) Do ΔH > 0 nên vốn lưu động sử dụng có hiệu quả. + Xác định số vốn lưu động tiết kiệm 360 H1 360 2,2 Số ngày 1 vòng quay VLĐ năm 2007: SN1 = = = 164 (ngày) 360 H0 360 2,16 Số ngày 1 vòng quay VLĐ năm 2006: = = 167 (ngày) SN0 = SN1 – SN0 360 Số VLĐ tiết kiệm là: SVTK = d1 x 164 – 167 360 = 63.680.824.234 x = - 530.673.535 (đồng) Từ việc phân tích trên ta thấy, vốn lưu động năm 2007 quay nhanh hơn so với năm 2006 nguyên nhân là do công ty hoạt động có hiệu quả, kết quả là làm tăng doanh thu và tiết kiệm một lượng vốn lưu động là 530.673.535 đồng. Như vậy, năm 2007 công ty đã làm tốt công tác tiêu thụ, doanh thu tiêu thụ tăng khá mạnh và việc giảm vốn lưu động là hợp lý nên đã làm cho tốc độ luận chuyển vốn lưu động nhanh hơn so với năm 2006. Tuy nhiên, công ty cần phải có nhiều biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động để khắc phục tình trạng lãng phí vốn, góp phần làm tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn và tiết kiệm vốn như: tăng cường thêm các chính sách thu hồi nợ hợp lý, giảm lượng vốn bị chiếm dụng nhưng vẫn tiếp tục tăng được doanh số cho công ty. I.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp BẢNG 7: PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TY Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 57.895.012.669 63.680.824.234 +5.785.811.565 +9,99 2. Doanh thu hoạt động tài chính 26.804.997 95.639.277 +68.834.280 +256,80 3. Thu nhập khác 4.809.524 9.761.905 +4.952.381 +102,97 4. Lợi nhuận thuần sản xuất kinh doanh 3.032.461.627 3.397.518.087 +365.056.460 +12,04 5. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3.037.271.151 3.407.279.992 +370.008.841 +12,18 6. Chi phí lãi vay 455.054.365 866.652.181 +411.597.816 +90,45 7. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (4) + (5) 3.492.325.516 4.273.932.173 +781.606.657 +22,38 8. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2.733.790.034 3.066.797.455 +333.007.421 +12,18 9. Tổng tài sản bình quân 35.406.551.730 37.746.083.870 +2.339.532.140 +6,61 10. Vốn chủ sở hữu bình quân 20.416.904.910 21.217.675.640 +800.770.730 +3,92 11. Tỷ suất lợi nhuận kế toán trước thuế trên doanh thu thuần 5,243% 5,34% - +0,097 12. Tỷ suất lợi nhuận thuần SXKD trên doanh thu thuần SXKD 5,235% 5,33% - +0,095 13. Khả năng sinh lời từ tài sản (ROA) 8,528 % 8,957 % - +0,429 14. Khả năng sinh lời từ vốn chủ sở hữu (ROE) 13,33 % 14,44 % - +1,11 15. Khả năng sinh lời kinh tế của tài sản (7)/(9) (RE) 9,86% 11,32% - +1,46 ĐVT: ĐỒNG Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng năm 2006 - 2007 Qua bảng số liệu phân tích ta có một số nhận xét sau: Trong năm 2007 doanh thu của tất cả các hoạt động của công ty đều tăng lên, cụ thể doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên 5.785.811.565 đồng, doanh thu hoạt động tài chính tăng lên 68.834.280 đồng, thu nhập khác tăng lên 4.952.381 đồng. Đây là dấu hiệu thể hiện sự hoạt động có hiệu quả của công ty tuy mức tăng là không nhiều. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần năm 2006 là 5,243%, và đạt 5,34% trong năm 2007. Tỷ suất lợi nhuận thuần sản xuất kinh doanh trên doanh thu thuần sản xuất kinh doanh năm 2006 là 5,235%, năm 2007 là 5,33%. Các tỷ suất này tăng nhẹ chứng tỏ công ty đã có sự tiến bộ trong quản lý chi phí nên đã làm cho chi phí giảm một cách tương đối. Tuy nhiên, công ty nên đề ra các giải pháp tiết kiệm chi phí làm tăng khả năng sinh lời, tập trung đầu tư máy móc thiết bị để góp phần tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm…. Khả năng sinh lời của tài sản năm 2007 tăng 0,429% tức là trong năm 2007 khi đầu tư 100 đồng vào tài sản thì lợi nhuận tạo ra tăng 0,429 đồng so với năm 2006, điều này thể hiện việc công ty đã sử dụng tài sản một cách có hiệu quả, tuy nhiên tỷ lệ này tương đối thấp nên doanh nghiệp phải đưa ra nhiều biện pháp phân tích, quản lý chi phí, quản lý tài sản tốt hơn để nâng cao hiệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc18060.doc
Tài liệu liên quan