Nguồn vốn kinh doanh là nguồn chủ yếu tạo nên nguồn vốn cố định và vốn lưu động, năm 2001 chiếm 24.2%, năm 2002 tỷ trọng giảm chiếm 23.7% và không giảm xuống nữa.
Bên cạnh đó quỹ phát triển kinh doanh không tăng lên nhưng lãi chưa phân phối tăng lên rất đáng kể về số tuyệt đối là 1.902.002.044đ so với năm 2001 là 100%. Điều này chứng tỏ năm 2002 công ty kinh doanh có rất hiệu qủa. Công ty đã giảm đi việc sử dụng khỏang vay ngắn hạn để đầu tư cho TSCĐ một tỷ lệ không ít từ 14.312.400.000đ xuống còn 6.251.000.000đ giảm đi 56.3%. Mặc dù con số này không đáng kể nhưng diển biến như vậy cho thấy công ty đã tích cực tìm nguồn hợp lý để đầu tư cho tài sản cố định, để giảm dần và tiến tới không còn dùng nợ vay ngắn hạn để đầu tư TSCĐ. Vì như vậy về lâu sẽ gây ra cho Doanh nghiệp nhiều bất lợi. Thật vậy, lãi suất ngắn hạn hay thay đổi nhiều hơn lãi suất dài hạn. Bằng cách sử dụng nợ dài hạn Doanh nghiệp có thể cố định các chi phí trả lãi trong suốt thời gian vay mượn. Trái lại, việc sử dụng vay ngắn hạn kéo theo một nhu cầu phải thường tái tài trợ với những tỷ lệ lãi suất có thể dao động rất lớn và phải chịu chi phí huy động nợ.
Nếu nợ ngắn hạn được sử dụng để tài trợ cho đầu tư dài hạn sẽ tạo ra thêm một số yếu tố rủi ro, đơn giản vì khả năng cung cấp tài chính cho đầu tư của Doanh nghiệp trở thành khả năng thu hút các khoản nợ ngắn hạn được gia hạn thường xuyên. Vào những thời điểm phải đương đầu với những khó khăn tạm thời Doanh nghiệp có thể chấp nhận đối mặt với một sự gia tăng đột ngột các chi phí tín dụng ngắn hạn, thậm chí một sự từ chối gia hạn toàn bộ nợ ngắn hạn - như vậy Doanh nghiệp không trả được nợ.
64 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình tài chính tại công ty thương mại cổ phần Hóc Môn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân viên .
- Tổ chức đại hội, hội nghị của đơn vị.
- Tham mưu về tuyển dụng, điều động, khen thưởng, kỷ luật, giáo dục chính trị chuyên môn.
- Tính toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên.
- Lập kế hoạch bảo hộ lao động, công tác phòng cháy tại công ty các cửa hàng kho
3. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty :
a. Thuận lợi :
Từ khi thành lập đến nay, công ty luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ Nhà nước giao cho. Đặc biệt mấy năm gần đây tốc độ tăng trưởng của công ty rất tốt:
Năm Tổng doanh thu (đ)
Năm 1999 439.410.590.504
Năm 2000 523.677.218.909
Năm 2001 683.494.197.998
Năm 2002 572.697.173.887
Nhìn chung qui mô và nhiệm vụ sản xuất của công ty ngày càng được mỡ rộng, được tiêu biểu qua tình hình tăng doanh thu và nhu cầu vốn lưu động tăng liên tục trong những năm gần đây. Qua việc sản xuất kinh doanh của công ty đã mang lại lợi nhuận cho mình và đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước.
b. Khó khăn :
Bên cạnh những hiệu quả đạt được trong thời gian vừa qua, công ty còn gặp phải những khó khăn nhất định trong công việc sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân do biến động giá cả thị trường nên công ty phải nhập với giá cao nhưng bán ra thì theo giá do Nhà nước qui định.
Chủ trương Nhà nước mỡ rộng tuyến đường Quốc lộ 1A và Quốc lộ 22 dẫn đến một số cửa hàng của công ty phảo giải tỏa. Đây cũng là một trong những khó khăn lớn trong năm 2002.
PHẦN B
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI HÓC MÔN
I. Đánh giá tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán trong 2 năm 2001 – 2002:
1. Đánh giá khả năng huy động nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn :
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, trước tiên Doanh nghiệp cần có vốn, vốn đầu tư ban đầu và vốn bổ sung để mở rộng sản xuất kinh doanh. Vốn sản xuất kinh doanh được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Song căn cứ vào nội dung kinh tế có thể chia làm hai nguồn hình thành cơ bản đó là: Nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Sau đây, chúng ta sẽ lần lượt đi vào tìm hiểu nội dung của từng nguồn vốn này :
•Nguồn vốn chủ sở hữu : Đối với một Doanh nghiệp, tổng tài sản lớn hay nhỏ thể hiện quy mô hoạt động là rất quan trọng. Song trong nền kinh tế thị trường, điều quan trọng hơn là khối lượng tài sản do Doanh nghiệp đang nắm giữ và sử dụng được hình thành từ nguồn nào. Nguồn vốn của Doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với từng loại tài sản của Doanh nghiệp.
•Nợ phải trả : Chủ yếu là nguồn vốn vay. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hầu như một Doanh nghiệp nào chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh bằng nguồn vốn tự có mà đều phải hoạt động bằng nhiều nguồn vốn, trong đó vốn vay chiếm tỷ lệ đáng kể.
Vốn vay có ý nghĩa quan trọng không chỉ ở khả năng tài trợ các nhu cầu bổ sung cho việc mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty mà còn tạo điều kiện linh hoạt trong việc thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh bằng việc hoàn trả các khoản nợ đến hạn và giảm số lượng vốn vay.
1.1. Đánh giá khả năng huy động nguồn vốn của công ty qua 2 năm 2001 – 2002:
Trong điều kiện lý tưởng nhất thì nguồn vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp đủ đảm bảo trang trải các loại tài sản cho hoạt động chủ yếu như hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư, mà không phải đi vay hay chiếm dụng. Nhưng thực tế rất khó xảy ra trường hợp này, tình hình này đối với Công ty cổ phần thương mại Hóc Môn thì sao?
Dựa vào bảng cân đối kế toán của công ty ta xét bảng sau :
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Vốn
55.420.421.657
63.643.412.780
Nguồn vốn chủ sở hữu
13.323.398.974
31.288.754.479
Chênh lệch
- 42.097.022.683
- 32.354.658.301
Rõ ràng nguồn vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp không đủ tài trợ cho những loại tài sản mà Doanh nghiệp có được. Cụ thể vào năm 2001 nguồn vốn chủ sở hữu chỉ đảm bảo cho vốn là 24,04% nguồn vốn bị thiếu hụt về số tuyệt đối là 42.097.022.683đ vào năm 2002 nguồn vốn chủ sở hữu được đảm bảo vốn là 49,16%, nguồn vốn bị thiếu hụt về số tuyệt đối là 32.354.658.301đ.
Như vậy năm 2002 so với năm 2001 nguồn vốn chủ sở hữu có phần tăng lên cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Đó là do sự tăng lên của nguồn vốn chủ sở hữu lớn hơn sự tăng lên của tài sản: Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên 134.84%
( 31.288.754.479 – 13.323.398.974 )
x 100 = 134.84 %
13.323.398.974
Trong khi đó vốn tăng 14.83%
( 63.643.412.780 – 55.420.421.657 )
x 100 = 14.83 %
55.420.421.657
Như vậy, ở cả hai năm 2001 - 2002 công ty đều phải bổ sung vốn từ các nguồn bên ngoài. Nhưng tình hình này cho thấy hoạt động tài chính của công ty có dấu hiệu phát triển tốt. Điều cần thiết là phải xem xét lại việc huy động vốn để có biện pháp kịp thời ngăn chặn tình trạng chiếm dụng vốn bất hợp pháp xảy ra làm giảm uy tín của công ty trên thương trường, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Tuy nhiên, một thực tế ta cần nhìn nhận là trong tình hình khó khăn hiện nay, công ty không những bảo toàn được vốn mà còn tăng vốn năm 2002 so với năm 2001 tăng 8.222.991.123đ và nguồn vốn tăng lên năm 2002 so với năm 2001 là 17.965.355.505đ. Đây là một bước tiến của công ty, công ty cần phát huy hơn nữa.
1.2. Đánh giá cấu trúc của nguồn vốn, chi phí sử dụng vốn của công ty qua hai năm 2001 - 2002:
Từ số liệu bảng cân đối kế toán ta lập bảng sau:
BẢNG PHÂN TÍCH KẾT CẤU NGUỒN VỐN
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
So sánh
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
* NVCSH
13.323.398.974
24.04
31.288.754.479
49.16
17.965.355.505
134.84
- Ngân sách cấp
0
0
0
0
0
0
-Tự bổ sung
13.323.398.974
24.04
31.288.754.479
49.16
17.965.355.505
134.84
- Nợ phải trả
42.097.022.683
75.96
32.354.658.301
50.84
-9.742.364.382
-23.14
-Nợ ngắn hạn
42.097.022.683
75.96
32.312.658.301
50.77
-9.784.364.382
-23.24
-Nợ khác
0
0
42.000.000
0.07
42.000.000
100
Tổng nguồn vốn
55.420.421.657
100
63.643.412.780
100
8.222.991.123
14.83
Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng nguồn vốn năm 2002 so với năm 2001 tăng 8.222.991.123đ hay tăng 14,83% chủ yếu là do tác động của các nhân tố:
* Nhân tố nguồn vốn chủ sở hữu :
Qua 2 năm 2001 – 2002 ta thấùy nguồn vốn chủ sở hữa tăng lên về số tuyệt đối là 17.965.355.505đ hay tăng 134.84% về số tương đối. Mặc dù sự tăng trưởng của nguồn vốn chủ sở hữu là không đáng kể, nhưng vẫn được đánh giá là tích cực. Bởi vì nguồn vốn này tăng lên về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng thể hiện tình hình tài chính của Doanh nghiệp biến động theo hướng tốt. Sự tăng lên của nguồn vốn chủ sở hữu chủ yếu là do lợi nhuận chưa phân phối tăng. Tín hiệu này cho thấy hiệu qủa sản xuất kinh doanh tăng, tích luỹ từ nội bộ tăng thông qua việc bổ sung từ lợi nhuận.
* Nhân tố nợ phải trả :
Nợ phải trả giảm xuống 9.742.364.382đ hay giảm 23.14% chủ yếu là do nợ ngắn hạn giảm 9.784.364.382đ hay giảm 23.24%, nợ khác lại tăng 42.000.000đ hay tăng 100%. Nợ phải trả ngắn hạn giảm xuống là do sự tăng lên của nguồn vốn chủ sở hữu đã đẩy mạnh năng lực sản xuất, nhu cầu tiêu thụ. Điều này, được xem là tích cực cho biện pháp giải quyết thiếu vốn trong sản xuất. Đối với tình hình được phép vận dụng như hiện nay thì đây là ưu thế của công ty, bởi vì nói lên uy tín của Công ty đối với khách hàng và nhà cung cấp. Tuy nhiên để có một đánh giá chính xác, ta cần xem xét thêm đòn cân nợ và đòn cân định phí để có một cái nhìn chính xác về khả năng sử dụng nợ vay ngắn hạn, để khuếch đại lợi nhuận của Doanh nghiệp hay hạn chế bớt rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh.
Dù cho Doanh nghiệp huy động từ nguồn nào đi nữa thì mỗi một nguồn vốn sử dụng đều phải trả một khoản cho quyền sử dụng vốn. Khoản vốn đó được gọi là chi phí sử dụng vốn. Khái niệm này rất quan trọng trong quản trị tài chính ở Doanh nghiệp, đặt biệt là khi quyết định lựa chọn đầu tư.
CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu
1.918.569.452
4.505.580.645
Chi phí sử dụng vốn vay
3.451.955.860
2.653.417.981
WACC
19.43%
19.07%
Các chỉ tiêu trong bảng được tính toán như sau:
Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu = Nguồn vốn chủ sở hữu x 1,2% tháng x12 tháng
Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu năm 2001 = 13.323.398.974 x 1,2% x 12
= 1.918.569.452
Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu năm 2002 = 31.288.754.479 x 1,2% x 12
= 4.505.580.645
Chi phí sử dụng vốn vay = (Vay ngắn hạn x Kd) + (Vay khác x Kd’)
CP sử dụng vốn vay năm 2001 = (14.312.400.000 x 8,2%) + (0 x 9%)
= 1.173.616.800
CP sử dụng vốn vay năm 2002 = (6.251.000.000 x 8,2%) + (0 x 9%)
= 512.582.000
Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu + Chi phí sử dụng vốn vay
WACC = x 100
Vốn chủ sở hữu + Vốn vay
1.918.569.452 + 3.451.955.860
WACC năm 2001 = x100
13.323.398.974 + 14.312.400.000 + 0
= 19.43% năm
4.505.580.645 + 2.653.417.981
WACC năm 2002 = x 100
31.288.754.479 + 6.251.000.000 + 0
= 19,07% năm
Để xem đồng vốn mà Công ty bỏ ra có đem lại hiệu quả không ta xét chỉ tiêu lãi ròng so với vốn :
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Lãi ròng
2.267.062.950
3.162.002.044
Vốn
55.420.421.657
63.643.412.780
Lãi/vốn
4,09%
4,96%
WACC Năm 2001 - 2002 > Lãi /vốn năm 2001 - 2002
Rõ ràng Doanh nghiệp sử dụng vốn vay rất kém hiệu quả vì sự chênh lệch giữa WACC và P/V cao mặc dù có sự phát triển so với những năm trước.
Nguyên nhân là do Doanh nghiệp sử dụng vốn vay ngắn hạn đầu tư cho tài sản cố định, ngược lại sử dụng tiền vay cho vốn lưu động ít hơn. Do đó sẽ không tránh khỏi tình trạng lãi vay phát sinh ngày càng nhiều trong khi đó vòng quay của vốn cố định lại chậm nên việc thu hồi vốn và luân chuyển vốn sẽ lâu hơn.
Đánh giá kết cấu vốn của Công ty qua hai năm 2001 – 2002 :
BẢNG PHÂN TÍCH KẾT CẤU VỐN
Chỉ Tiêu
Năm 2001
Năm 2002
So sánh
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Vốn cố định
Vốn lưu động
5.620.393.777
49.800.027.880
10.14
89.86
21.847.239.263
41.796.173.517
34.33
65.67
16.226.845.486
-8.003.854.363
288.7
-16.07
Tổng vốn kinh doanh
55.420.421.657
100
63.643.412.780
100
8.222.991.123
14.84
Vốn và nguồn vốn là hai mặt của một vấn đề. Để có một cái nhìn “Đầy đủ hơn“ về Công ty, chúng ta đi vào xem xét mặt thứ hai đó là kết cấu vốn.
Vốn cố định của công ty chiếm tỉ trọng thấp trong tổng số vốn. Đầu năm chiếm 10.14% và tăng lên 34.33% vào cuối năm trong kết cấu vốn. Lượng tăng là 16.226.845.486đ tương ứng với 288.7% so với đầu năm.
Vốn lưu động chiếm tỷ trọng cao trong cấu trúc vốn. Đầu năm chiếm 89.86% và giảm xuống còn 65.67% vào cuối năm trong cấu trúc vốn, lượng giảm là 8.003.854.363đ tương ứng với 16.07% so với đầu năm.
Điều này cho thấy Công ty đã chú trọng đến việc tăng tài sản cố định và đầu tư dài hạn để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng liên doanh, liên kết phục vụ cho qui mô sản xuất được mở rộng và xu hướng phát triển lâu dài của Doanh nghiệp. Còn về vốn lưu động có giảm xuống nhưng không đáng kể cả về số tương đối lẫn tuyệt đối. Điều này được xem là tốt, vì với số vốn lưu động như thế nhưng công ty vẫn đáp ứng kịp thời về vốn lưu động phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh.
Tỷ trọng vốn cố định năm 2002 so với năm 2001 tăng từ 10.14% -> 34.33%, vốn lưu động giảm từ 89.86% -> 65.67% điều này chứng tỏ mặc dù với số vốn lưu động trên nhưng Công ty vẫn thể hiện việc thanh toán nhanh trong việc mua nguyên vật liệu từ các cơ sở sản xuất. Đây cũng là bước tiến đáng kể của công ty nhằm nâng cao uy tín với các nhà cung ứng cũng như trên thương trường. Tăng đầu tư trong việc mua sắm tài sản cố định và đầu tư dài hạn để tăng cường cơ sở vật chất kỷ thuật, mỡ rộng liên doanh liên kết, phục vụ cho quy mô kinh doanh được mỡ rộng và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Đánh giá khả năng huy động vốn cố định và tình hình sử dụng vốn cố định:
2.1 Đánh giá khả năng đảm bảo nguồn vốn cố định :
BẢNG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐẢM BẢO NGUỒN VỐN CỐ ĐỊNH
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
So sánh
Vốn cố định (1)
Nguồn vốn cố định thuộc chủ sở hữu (2)
5.620.393.777
3.250.273.721
21.847.239.263
14.694.453.128
16.226.845.486
Chênh lệch (1) – (2)
+ 2.370.120.056
+ 7.152.786.135
Qua 2 năm 2001, 2002 ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu không đủ tài trợ cho vốn cố định. Năm 2001 thiếu 2.370.120.056đ, năm 2002 thiếu 7.152.786.135đ, doanh nghiệp phải bổ sung thêm vốn cố định bằng vốn vay ngắn hạn và dài hạn. Điều này là không tốt vì vốn vay không ổn định lâu dài. Doanh nghiệp nên kêu gọi góp vốn từ các cổ đông trong Công ty như vậy Doanh nghiệp sẽ có nguồn tài trợ chính lành mạnh hơn, giảm đi chi phí sử dụng vốn.
Vốn cố định trong năm 2002 so với năm 2001 tăng 16.226.845.486đ hay tăng 288.71%. Tín hiệu này cho thấy năm 2002 Công ty đã đổi mới TSCĐ nhằm hạ thấp chi phí sản xuất, tiền lương Tăng năng suất lao động và đây cũng là biện pháp quan trọng để chống hao mòn hữu hình trong điều kiện khoa học kỹ thuật tiến bộ.Trong kinh doanh, đây được xem là một lợi thế nhằm chiếm lĩnh thị trường, không những thị trường hàng hoá mà cả thị trường tài chính. Bởi lẽ Doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật hiện đại, sẽ được sự tin tưởng của khách hàng, các định chế tài chính trung gian tin cậy có lợi thế trong việc huy động vốn.
Tuy nhiên việc đổi mới TSCĐ mang lại triển vọng lớn lao cho Doanh nghiệp với điều kiện nó được thẩm định, chọn lọc kỹ càng và thực hiện đúng hướng.
2.2 Đánh giá kết cấu vốn cố định - nguồn vốn cố định của Công ty qua 2 năm 2001 và 2002:
BẢNG PHÂN TÍCH KẾT CẤU VỐN CỐ ĐỊNH
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
So sánh
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
I. Tài sản cố định
1.TSCĐ hữu hình
+ Nguyên giá
+ Hao mòn lũy kế
2. TSCĐ vô hình
+ Nguyên giá
+ Hao mòn lũy kế
3.TSCĐ thuê tài chính
+ Nguyên giá
+ Hao mòn luỹ kế
4.Đầu tư TC dài hạn
+ Đầu tư chứng khoán dài hạn
+ Góp vốn liên doanh
5. Xây dựng cơ bản
6. Các khoản ký cược ký quỹ dài hạn
4.473.833.975
4.473.833.975
6.467.373.495
(1.993.539.520)
15.666.250
15.666.250
1.130.893.552
79.6
79.6
0.28
20.12
5.178.976.309
5.178.976.309
7.703.773.937
(2.524.797.628)
16.921.250
16.921.250
16.651.341.704
23.71
23.71
0.08
76.21
705.142.334
705.142.334
1.236.400.442
(531.258.108)
1.255.000
1.255.000
15.520.448.152
15.76
15.76
8.01
137.2
S TSCĐ & ĐTDH
5.620.393.777
100
21.847.239.263
100
16.226.845.486
288.7
Qua bảng trên ta thấy vốn cố định của Công ty chủ yếu là do xây dựng cơ bản (XDCB) tạo nên. Năm 2001 XDCB chiếm tỷ trọng 20.12%, năm 2002 tăng lên 76.21%. Mặc dù XDCB tăng lên tuyệt đối từ 1.130.893.552đ lên 16.651.341.704đ mức tăng 15.520.448.152 tỷ lệ tăng 137.2%.
Nguyên nhân là do những năm trở lại đây công ty đã tập trung nhiều vào việc đầu tư cho loại tài sản này như xây dựng lại văn phòng trụ sở của công ty. Cụ thể trong năm 2001 công ty đã đầu tư vào nhà hàng Hương Cau và cửa hàng xăng dầu Bà Điểm 2 với tổng giá trị lên đến 868.439.192đ. Mặc dù công ty đã cố gắng trong việc cơ cấu lại cũng như trang bị thêm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra trong thời gian vừa qua.
Đầu tư xây dựng cơ bản là góp vốn liên doanh của Doanh nghiệp cũng góp phần tạo nên sự tăng trưởng của TSCĐ mặc dù không nhiều, nhưng cho thấy rằng Doanh nghiệp mở rộng liên doanh liên kết, đầu tư xây dựng cơ bản, ký quỹ ký cược dài hạn. Nếu hiệu quả đầu tư tăng lên thì đây là biểu hiện tốt.
Qua bảng trên ta thấy TSCĐ và đầu tư xây dựng cơ bản của Công ty năm 2002 so với năm 2001 tăng 16.226.845.486đ hay tăng 288.7% trong đó:
Tỷ trọng TSCĐ chiếm tỷ trọng cao 79.6% năm 2001, 23.71% năm 2002. Năm 2002 so với năm 2001 tăng 705.142.334đ hay tăng 15.76%, điều này hoàn toàn hợp lý.
+ Đầu tư dài hạn năm 2002 so với năm 2001 tăng từ 15.666.250d0 lên 16.921.250đ với mức tăng 1.255.000đ tương ứng 8.01%
+ Xây dựng cơ bản năm 2002 so với năm 2001 tăng từ 1.130.893.552đ lên 16.651.341.704đ tăng trưởng rất mạnh 15.520.448.152đ tương ứng với tỷ lệ 137.24%
Tóm lại: Việc cải tiến tình hình sử dụng TSCĐ có thể nâng cao năng suất và chi phí lưu thông. Đây là một dấu hiệu tốt song cần phải xem xét lại việc mở rộng kinh doanh và tiêu thụ. Vì việc đầu tư vào TSCĐ lớn cũng đồng nghĩa với việc gia tăng rủi ro kinh doanh của mình. Để biết được vấn đề này tốt hay không tốt ở phần phân tích doanh thu lợi nhuận sẽ cho ta thấy rỏ điều này.
BẢNG KẾT CẤU TÀI TRỢ CHO VỐN CỐ ĐỊNH
Nguồn VCĐ
Năm 2001
Năm 2002
So sánh
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
- Nguồn vốn kinh doanh
- Quỹ đầu tư phát triển
- Lãi chưa phân phối
- Phải trả khác
- Vay ngắn hạn
- Nợ dài hạn
- Vay dài hạn
8.362.843.474
319.377.615
0
11.524.333.871
14.312.400.000
0
0
24.2
0.9
33.4
41.5
8.362.843.474
319.377.615
1.902.002.044
18.442.549.797
6.251.000.000
23.7
0.9
5.4
52.3
17.7
1.902.002.044
6.918.215.926
(8.061.400.000)
100
60
-56.3
Tổng cộng
34.518.954.960
100
35.277.772.93
100
758.817.970
2.2
Nguồn vốn kinh doanh là nguồn chủ yếu tạo nên nguồn vốn cố định và vốn lưu động, năm 2001 chiếm 24.2%, năm 2002 tỷ trọng giảm chiếm 23.7% và không giảm xuống nữa.
Bên cạnh đó quỹ phát triển kinh doanh không tăng lên nhưng lãi chưa phân phối tăng lên rất đáng kể về số tuyệt đối là 1.902.002.044đ so với năm 2001 là 100%. Điều này chứng tỏ năm 2002 công ty kinh doanh có rất hiệu qủa. Công ty đã giảm đi việc sử dụng khỏang vay ngắn hạn để đầu tư cho TSCĐ một tỷ lệ không ít từ 14.312.400.000đ xuống còn 6.251.000.000đ giảm đi 56.3%. Mặc dù con số này không đáng kể nhưng diển biến như vậy cho thấy công ty đã tích cực tìm nguồn hợp lý để đầu tư cho tài sản cố định, để giảm dần và tiến tới không còn dùng nợ vay ngắn hạn để đầu tư TSCĐ. Vì như vậy về lâu sẽ gây ra cho Doanh nghiệp nhiều bất lợi. Thật vậy, lãi suất ngắn hạn hay thay đổi nhiều hơn lãi suất dài hạn. Bằng cách sử dụng nợ dài hạn Doanh nghiệp có thể cố định các chi phí trả lãi trong suốt thời gian vay mượn. Trái lại, việc sử dụng vay ngắn hạn kéo theo một nhu cầu phải thường tái tài trợ với những tỷ lệ lãi suất có thể dao động rất lớn và phải chịu chi phí huy động nợ.
Nếu nợ ngắn hạn được sử dụng để tài trợ cho đầu tư dài hạn sẽ tạo ra thêm một số yếu tố rủi ro, đơn giản vì khả năng cung cấp tài chính cho đầu tư của Doanh nghiệp trở thành khả năng thu hút các khoản nợ ngắn hạn được gia hạn thường xuyên. Vào những thời điểm phải đương đầu với những khó khăn tạm thời Doanh nghiệp có thể chấp nhận đối mặt với một sự gia tăng đột ngột các chi phí tín dụng ngắn hạn, thậm chí một sự từ chối gia hạn toàn bộ nợ ngắn hạn - như vậy Doanh nghiệp không trả được nợ.
3. Đánh giá khả năng huy động nguồn vốn lưu động và tình hình sử dụng vốn lưu động :
Đánh giá khả năng đảm bảo nguồn vốn lưu động:
BẢNG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐẢM BẢO NGUỒN VỐN LƯU ĐỘNG
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
So sánh
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Vốn lưu động
Nguồn VLĐ thuộc chủ sở hữu
49.800.027.880
21.314.411.933
100
42,8
41.796.173.517
11.619.336.238
100
27,8
-8.003.854.363
-9.695.075.695
-16.1
-45.5
Chênh lệch
-28.485.615.947
-30.176.837.279
-1.691.221.332
5.94
Vào năm 2001 nguồn vốn lưu động (VLĐ) thuộc chủ sở hữu chỉ đủ trang trải cho VLĐ là 42,8%. Nguồn VLĐ bị thiếu hụt là 28.485.615.947đ.
Năm 2002, nguồn VLĐ thuộc chủ sở hữu chỉ đủ trang trãi cho VLĐ là 27,8%, nguồn VLĐ bị thiếu hụt là 30.176.837.279đ.
Như vậy năm 2002 so với năm 2001 khả năng tài trợ cho VLĐ bị giảm sút về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng. Vốn lưu động giảm 16.1% năm 2002 so với năm 2001 trong khi đó nguồn vốn lưu động lại giảm 45.5% dẫn đến nguồn VLĐ thuộc chủ sở hữu đã thiếu lại còn thiếu nhiều hơn trong năm 2002.
Khoản thiếu hụt của Doanh nghiệp, Doanh nghiệp đã dùng vay ngắn hạn, chiếm dụng vốn của người khác để bổ sung các khoản phải trả cho người bán, phải trả cho đơn vị nội bộ, phải trả công nhân viên và các khoản phải nộp Nhà nước.
3.2. Đánh giá kết cấu VLĐ, nguồn VLĐ của Công ty qua 2 năm 2001-2002
BẢNG PHÂN TÍCH KẾT CẤU VỐN LƯU ĐỘNG
Vốn lưu động
Năm 2001
Năm 2002
So sánh
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
-Tiền
-Các khoản phải thu
-Hàng tồn kho
-TSLĐ khác
6.413.369.150
10.588.682.801
21.807.687.471
10.990.288.458
12.9
21.3
43.8
22
3.986.628.940
24.492.907.304
12.837.994.239
478.643.034
9.5
58.6
30.7
1.2
-2.426.740.210
13.904.224.503
-8.969.693.232
-10.511.645.424
-37.8
131.3
-41.1
-95.6
Tổng
49.800.027.880
100
41.796.173.517
100
-8.003.854.363
-16.07
Trong VLĐ thì các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao nhất, cụ thể năm 2001 chiếm 21.3% năm 2002 chiếm 58.6% tăng lên 13.904.224.503đ chiếm 131.3% chủ yếu là phải thu khách hàng, phải thu nội bộ và trả trước cho người bán tạo nên. Hàng tồn kho và tài sản lưu động khác đều giảm.
Điều này được đánh giá là tốt do Doanh nghiệp không quá thắt chặt cính sách bán chịu, tạo sự hấp dẫn đối với khách hàng. Tuy nhiên Doanh nghiệp phảo cố gắng trong việc đôn đốc, thu hồi nợ xuống mức có thể chấp nhận.
Lượng tiền mặt giảm chứng tỏ Doanh nghiệp đã sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh để tăng vòng quay vốn. Tài sản lưu động khác năm 2001 tăng 10.990.288.458đ nguyên nhân chính là do khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn tăng khi công ty thực hiện chuyển đổi từ Doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần thì khoản tiền các cổ đông tham gia mua cổ phiếu phải được mang đến kho bạc để ký quỹ.
Tình hình dự trữ hàng tồn kho
BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DỰ TRỮ HÀNG TỒN KHO
Hàng tồn kho
Năm 2001
Năm 2002
So sánh
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
- Nguyên vật liệu tồn kho
- Công cụ,dụng cụ tồn kho
-Chi phí SXKD dở dang
- Thành phẩm tồn kho
- Hàng hoá tồn kho
- Hàng gởi đi bán
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
58.104.635
24.276.221.804
-2.526.638.968
0.3
111.3
-11.6
58.104.635
12.779.889.604
0.45
99.55
-11.496.332.200
-47.35
Tổng cộng
21.807.687.471
100
12.837.994.239
100
-8.969.693.232
-41.13
Tình hình dự trữ hàng tồn kho giảm xuống từ 21.807.687.471đ còn 12.837.994.239đ với mức giảm là 8.969.693.232 hay giảm 41.13%. Trong đó công cụ dụng cụ tồn kho không thay đổi. Chủ yếu là do hàng hóa tồn kho giảm từ 24.276.221.804đ xuống còn 12.779.889.604 hay mức giảm 11.496.332.200đ tương ứng giảm 47.35%. Đây là một bước tiến của doanh nghiệp đã dự trữ một lượng hàng hóa thích hợp vừa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng vừa giảm được việc ứ đọng vốn. Với mức độ tiêu thụ như vậy góp phần tăng vòng quay vốn và ma