MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ THIẾT BỊ ÁP LỰC-VVMI 2
1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ THIẾT BỊ ÁP LỰC-VVMI 2
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 2
1.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 5
1.2.1 Đặc điểm sản phẩm sản xuất 5
1.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 6
1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh 6
1.4 Đặc điểm tổ chức quản lý 7
1.4.1 Đặc điểm tổ chức quản lý công ty 7
1.4.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty 9
1.5 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 10
1.5.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 10
1.5.2. Một số nguyên tắc kế toán chủ yếu áp dụng tại Công ty 12
1.5.3. Đặc điểm hệ thống chứng từ kế toán tại công ty 12
1.5.4. Đặc điểm hệ thống tài khoản kế toán. 13
1.5.5. Đặc điểm hệ thống sổ kế toán 14
1.5.6. Đặc điểm hệ thống Báo cáo kế toán 16
2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ THIẾT BỊ ÁP LỰC-VVMI 17
2.1. Cơ sở dữ liệu sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 17
2.1.1. Các nguyên tắc được sử dụng trong lập BCTC tại công ty 17
2.1.2. Phương pháp lập BCTC tại Công ty 18
2.1.3. Hệ thống BCTC của công ty trong 2 năm, 2006, 2007 20
2.2. Phân tích thực trạng tài chính thông qua hệ thống BCTC tại Công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực-VVMI 20
2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 20
2.2.2. Phân tích cấu trúc tài chính 27
2.2.3. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh. 39
2.2.4. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán 44
2.2.5. Phân tích hiệu quả kinh doanh 65
2.2.6. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền 92
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ THIẾT BỊ ÁP LỰC-VVMI 95
1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 95
2. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC LẬP BCTC VÀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY 102
3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 103
KẾT LUẬN 113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
156 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính tại công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực - VVMI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6
3.194.169
164
4,4
464.649
106
2,8
-Vật tư hàng hoá
2.565.356
30
3.482.663
27,1
3.817.081
29,3
917.307
136
-2,9
1.251.725
149
-0,7
334.418
110
2,2
-Than
2.410.585
28,2
4.222.798
32,8
4.353.029
33,4
1.812.213
175
4,6
1.942.444
181
5,2
130.231
103
0,6
Doanh thu hoạt động kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại công ty (trong cả 3 năm doanh thu hoạt động kinh doanh luôn chiếm trên 70% tổng doanh thu bán hàng và cấp dịch vụ). Trong năm 2007, tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng thêm 53.083.976 nghìn đồng, đạt 133% so với năm 2006. Trong đó doanh thu từ hoạt động kinh doanh đóng góp vào sự gia tăng tổng doanh thu là 42.153.412 nghìn đồng (chiếm 79% trong tổng số gia tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ). Trong đó doanh thu kinh doanh than tăng thêm 25.160.792 nghìn đồng, đạt 152%, doanh thu kinh doanh vật tư hàng hoá tăng thêm 17.992.620 nghìn đồng, đạt 126% so với năm 2006. Doanh thu hoạt động sản xuất chỉ đóng góp 53.083.976 nghìn đồng (21%) trong tổng số gia tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Trong năm 2006, có sự gia tăng mạnh của lợi nhuận gộp hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Lợi nhuận gộp năm 2006 tăng 4.319.261 nghìn đồng, đạt 151% so với năm 2005. Chiếm tỷ trọng cao trong lợi nhuận gộp là lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh trong đó có kinh doanh than và kinh doanh vật tư, hàng hoá. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh than tăng thêm 1.812.213 nghìn đồng, đạt 175% so với năm 2005. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vật tư hàng hoá tăng thêm 917.307 nghìn đồng, đạt 136% so với năm 2005. Lợi nhuận từ các hoạt động khác cũng tăng thêm tuy nhiên, đóng góp lớn nhất vào sự gia tăng lợi nhuận gộp là từ hoạt động kinh doanh than. Trong năm 2006, công ty đã tiêu thụ được một lượng lớn than với giá mua rẻ từ năm trước, trong khi đó giá bán than trong năm 2006 tại công ty lại tăng do đó lợi nhuận tăng cao. Đến năm 2007, tốc độ tăng của lợi nhuận giảm, chỉ đạt 101% so với năm 2006. Lợi nhuận gộp từ hoạt động cung cấp dịch vụ giảm -567.255 nghìn đồng, chỉ đạt 70% so với năm 2006 (lý do là do sự sụt giảm doanh thu cung cấp dịch vụ trong năm 2007 và sự gia tăng trở lại của GVHB). Đồng thời lợi nhuận gộp từ các hoạt động khác cũng tăng nhưng với tốc độ giảm so với các năm trước. Như vậy, hoạt động kinh doanh than và vật tư hàng hoá đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao lợi nhuận hoạt động của công ty. Sự biến động lợi nhuận của 2 hoạt động trên có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Nhà quản trị cần chú ý quản lý tốt giá hàng hoá mua vào của 2 hoạt động trên nhằm đảm bảo tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng hàng mua nhằm nâng cao lợi nhuận cho công ty. Hơn nữa, doanh thu hoạt động cung cấp dịch vụ đang có xu hướng giảm sút, doanh nghiệp cần tìm hiểu nguyên nhân từ đó đề ra các giải pháp nâng cao doanh thu từ hoạt động cung cấp này.
* Các chỉ tiêu khác phản ánh hiệu quả kinh doanh:
Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác. Tuy nhiên, doanh thu hoạt động tài chính của công ty chỉ có lãi tiền gửi ngân hàng, lãi từ chênh lệch tỷ giá hối đoái. Thu nhập khác là hầu như không có. Như vậy tài sản của công ty được sử dụng chủ yếu là để phục vụ cho việc tạo ra doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, trong năm 2005, 2006 công ty không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, sang đến năm 2007 công ty mới bắt đầu nộp thuế 14% trên tổng lợi nhuận kế toán trước thuế. Do đó để đảm bảo tính có thể so sánh được của các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh ở đây em lựa chọn chỉ tiêu doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ và chỉ tiêu lợi nhuận kế toán trước thuế để phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty.
Tài sản đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Việc sử dụng có hiệu quả tài sản hiện có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Việc phân tích hiệu quả sử dụng tài sản được tiến hành đối với tổng tài sản cũng như từng loại tài sản.
Phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản
Bảng 15: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản
Đơn vị: 1000đ
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Doanh thu thuần
139.519.321
162.728.961
215.812.937
2
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
1.537.365
1.661.386
1.750.547
3
Tổng tài sản bình quân
21.166.177
29.508.594
36.566.613
4
Sức sản xuất của tổng tài sản (lần) (4)=(1)/(3)
6,6
5,5
5,9
5
Sức sinh lời của tổng tài sản (lần) (5)=(2)/(3)
0,072
0,056
0,048
6
Suất hao phí của tổng tài sản so với doanh thu thuần (lần) (6)=(3)/(1)
0,15
0,18
0,17
7
Suất hao phí của tổng tài sản so với lợi nhuận trước thuế (lần) (7)=(3)/(1)
13,8
17,8
20,9
Trong năm 2005 sức sản xuất của tổng tài sản là lớn nhất, đạt 6,6 lần tức là 1 đồng tài sản tạo ra được 6,6 đồng doanh thu. Đến năm 2006 sức sản xuất của tổng tài sản so với doanh thu thuần chỉ còn 5,5 lần, giảm -1,1 lần và đạt 83% so với năm 2005. Năm 2007 sức sản xuất của tổng tài sản so với doanh thu thuần có tăng lên so với năm 2006 là 0,4 lần đạt 109%. Sở dĩ trong năm 2006 sức sản xuất của tổng tài sản giảm là do năm 2006 công ty đã đầu tư thêm vào tài sản phục vụ sản xuất. Do vậy mặc dù doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng của tài sản. So với các doanh nghiệp khác cùng ngành, sức sản xuất của tổng tài sản của công ty như vậy là tương đối lớn, tuy nhiên công ty cũng cần duy trì sức sản xuất của tổng tài sản để đạt được mức cao nhất như trong năm 2005. Sức sinh lời của tổng tài sản giảm dần qua 3 năm. Năm 2006 sức sinh lời của tổng tài sản giảm -0,016 lần, đạt 78% so với năm 2005, năm 2007 sức sinh lời của tổng tài sản giảm xuống 0,008 lần, đạt 86% so với năm 2006. Điều này cho thấy 1 đồng tài sản của công ty ngày càng thu được ít lợi nhuận hơn, hiệu quả sử dụng tài sản giảm sút. Lý do của sự giảm sút trên là do công ty đang đầu tư thêm vào TSCĐ nên tổng tài sản tăng. Trong khi đó do đây là giai đoạn đầu của quá trình đầu tư nên hiệu quả thu về chưa cao, lợi nhuận của công ty có tăng nhưng với tốc độ chậm hơn tốc độ tăng của tài sản. Điều này đã làm cho suất hao phí của tổng tài sản so với lợi nhuận tăng dần qua các năm. Năm 2006 suất hao phí của tổng tài sản so với lợi nhuận tăng thêm 4 lần, đạt 129% so với năm 2005, năm 2007 suất hao phí của tổng tài sản tăng thêm 3,1 lần đạt 117,4% so với năm 2006. Tốc độ tăng suất hao phí của tổng tài sản đã giảm xuống, nhưng vẫn ở mức cao so với năm 2005. Để có một đồng lợi nhuận công ty đã phải bỏ ra ngày càng nhiều hơn đồng tài sản. Để tăng cường hiệu quả sử dụng tài sản công ty cần tìm các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo tăng doanh thu, giảm chi phí hoạt động nhằm nâng cao lợi nhuận.
- Phân tích hiệu quả sử dụng TSNH
Bảng 16: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng TSNH
Đơn vị: 1000đ
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Doanh thu thuần
139.519.321
162.728.961
215.812.937
2
Lợi nhuận kế toán trước thuế
1.537.365
1.661.386
1.750.547
3
TSNH bình quân
18.225.875
24.462.741
30.774.266
4
Sức sản xuất của TSNH (lần) (4)=(1)/(3)
7,7
6,7
7
5
Sức sinh lợi của TSNH (lần) (5)=(2)/(3)
0,08
0,07
0,06
6
Suất hao phí của TSNH so với doanh thu thuần (lần) (6)=(3)/(1)
0,13
0,15
0,14
7
Suất hao phí của TSNH so vớilợi nhuận trước thuế (lần) (7)=(3)/(2)
11,9
14,7
17,6
Tương tự như tổng tài sản, trong năm 2005 sức sản xuất của TSNH cao nhất. Năm 2006 sức sản xuất của TSNH giảm 1 lần, đạt 87% so với năm 2005. Sang năm 2007 sức sản xuất của TSNH tăng thêm 0,3 lần, đạt 104% so với năm 2006. Điều này chứng tỏ công ty đang sử dụng TSNH không được hiệu quả bằng năm 2005. Sở dĩ sức sản xuất của TSNH giảm so với năm 2005 là do trong năm 2006 TSNH bình quân tăng cao, trong đó khoản mục HTK tăng thêm 140% so với năm 2005, khoản phải thu cũng tăng thêm 5% (Bảng 3: Bảng phân tích cơ cấu tài sản). TSNH của công ty tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Doanh nghiệp đã để các khoản phải thu chiếm tỉ trọng quá lớn trong tổng tài sản (55% trong năm 2006), mức dự trữ HTK quá nhiều, tốc độ luân chuyển vốn chậm. Trong khi đó doanh thu có tăng nhưng đã không bù đắp được mức tăng của TSNH. Sang đến năm 2007 sức sản xuất của TSNH được cải thiện, tuy nhiên vẫn chỉ đạt 91% so với năm 2005. Khoản phải thu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong TSNH của công ty. Đến năm 2007 phải thu tăng thêm 13.722.223 nghìn đồng đạt 189% so với năm 2005 (Bảng 3: Bảng phân tích cơ cấu tài sản). Điều này đã làm cho TSNH của công ty tăng mạnh trong năm 2007, hiệu quả sử dụng TSNH giảm trong năm 2007. Tuy nhiên, năm 2006 lại là năm có sức sinh lợi của TSNH cao nhất. Đây không phải do công ty sử dụng hiệu quả TSNH mà là do lợi nhuận trước thuế tăng. Như ta đã giải thích ở trên, lý do khiến cho lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2006 cao nhất là do công ty đã giảm giá hàng mua vào để bán trong năm. Suất hao phí của TSNH so với doanh thu thuần có sự biến động không đáng kể, và với một tốc độ không đồng đều. Năm 2006 suất hao phí tăng thêm là 0,02 lần nhưng đến năm 2007 suất hao phí lại giảm 0,01 lần. Tuy nhiên suất hao phí của TSNH của công ty như vậy là đang ở mức tương đối thấp, công ty đang sử dụng có hiệu quả TSNH hiện có.
Trong quá trình tái sản xuất, TSNH của một doanh nghiệp thường xuyên vận động qua các giai đoạn khác nhau. Sau mỗi giai đoạn TSNH biến đổi cả về hình thái biểu hiện và lượng giá trị. Để phân tích hiệu quả sử dụng TSNH ta cũng cần phải phân tích tốc độ luân chuyển của TSNH mà cụ thể ở đây là số vòng quay của TSNH.
Bảng 17: Bảng chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển của TSNH
Đơn vị: 1000đ
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Tổng số luân chuyển thuần
139.566.864
162.682.727
215.968.811
2
TSNH bình quân
18.225.875
24.462.741
30.774.266
3
Số vòng quay của TSNH (vòng) (3)=(1)/(2)
7,7
6,7
7
4
Thời gian TSNH quay được 1 vòng (ngày) (4)=360/(3)
47
54
51
Trong đó:
Tổng số luân
=
Doanh thu
+
Doanh thu hoạt
+
Lợi nhuận
chuyển thuần
thuần
động tài chính
thuần hoạt động khác
Trong năm 2005 số vòng quay TSNH của công ty là cao nhất, TSNH luân chuyển với tốc độ cao nhất, thời gian để TSNH quay được một vòng là 47 ngày. Đến năm 2006 số vòng quay của TSNH giảm 1 vòng, đạt 87% so với năm 2005, thời gian để TSNH quay được một vòng tăng lên 7 ngày. Năm 2006 TSNH của công ty luân chuyển chậm hơn, hiệu quả sử dụng TSNH giảm. Ta có thể phân tích các nhân tố làm tăng thời gian luân chuyển của TSNH như sau: Thời gian một vòng quay của TSNH chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố: tổng số luân chuyển thuần và TSNH bình quân.
Ảnh hưởng của nhân tố TSNH bình quân đến thời gian một vòng quay của TSNH là:
Ảnh hưởng của nhân
=
360*(24.462.741-18.225.875)
= 16,1 (ngày)
tố TSNH bình quân
139.566.864
Ảnh hưởng của nhân tố tổng số luân chuyển thuần đến thời gian để TSNH quay một vòng là:
Ảnh hưởng của nhân tố
= 54 -
360*24.462.741
= -9,1 (ngày)
tổng số luân chuyển thuần
139.566.864
Như vậy thời gian một vòng quay của TSNH tăng trong năm 2006 là do TSNH bình quân tăng nhanh trong năm. Trong khi đó tổng số luân chuyển thuần cũng tăng nhưng không đủ để bù đắp sự tăng lên của TSNH bình quân
Đến năm 2007 số vòng quay của TSNH tăng thêm 0,3 vòng, thời gian để TSNH quay được một vòng giảm 3 ngày. Đây là một dấu hiệu tốt, chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH đang được cải thiện.
Ta tiến hành phân tích nhân tố ảnh hưởng đến thời gian để TSNH quay được một vòng trong năm 2007 từ đó xác định được nguyên nhân làm cho thời gian một vòng quay của TSNH giảm trong năm.
Ảnh hưởng của nhân tố TSNH bình quân đến thời gian 1 vòng quay của TSNH:
Ảnh hưởng của nhân
=
360*(30.774.266-24.462.741)
= 14 (ngày)
tố TSNH bình quân
162.682.727
Ảnh hưởng của nhân tố tổng số luân chuyển thuần đến thời gian một vòng quay của TSNH
Ảnh hưởng của nhân tố
= 51 -
360*30.774.266
= -17 (ngày)
tổng số luân chuyển thuần
162.682.727
Như vậy trong năm 2007 thời gian để TSNH quay được một vòng giảm là do tổng số luân chuyển thuần tăng đã làm cho thời gian một vòng quay giảm -17 ngày, trong khi đó TSNH bình quân tăng đã làm cho thời gian một vòng quay tăng thêm 14 ngày. Do đó thời gian để TSNH quay một vòng chỉ giảm -3 ngày.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH công ty cần giảm lượng TSNH hiện có đặc biệt là khoản mục phải thu và HTK, bên cạnh đó công ty cần nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường quảng cáo…nhằm nâng cao lượng sản phẩm bán ra, tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Phân tích hiệu quả sử dụng TSDH
Đối với một doanh nghiệp sản xuất như Công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực-VVMI thì tài sản dài hạn, đặc biệt là TSCĐ đóng một vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận của công ty. Do đó khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản thì việc phân tích hiệu quả sử dụng TSDH là việc không thể thiếu. Việc phân tích có thể thực hiện thông qua bảng sau:
Bảng 18: Bảng chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSDH
Đơn vị: 1000đ
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Doanh thu thuần
139.519.321
162.728.961
215.812.937
2
Lợi nhuận kế toán trước thuế
1.537.365
1.661.386
1.750.547
3
TSDH bình quân
2.940.303
5.045.853
5.792.347
4
Sức sản xuất của TSDH (lần) (4)=(1)/(3)
47,5
32,3
37,3
5
Sức sinh lợi của TSDH (lần) (5)=(2)/(3)
0,52
0,33
0,3
6
Suất hao phí của TSDH so với doanh thu thuần (lần) (6)=(3)/(1)
0,02
0,03
0,03
7
Suất hao phí của TSDH so với lợi nhuận (lần) (7)=(3)/(2)
1,9
3
3,3
Trong năm 2006 sức sản xuất của TSDH giảm: 32,3-47,5= –15,2 lần, đạt 68% so với năm 2005. Sở dĩ sức sản xuất của TSDH giảm là do công ty đã đầu tư thêm vào TSDH làm cho TSDH bình quân của công ty tăng, nhưng đây là giai đoạn đầu của quá trình đầu tư nên hiệu quả chưa cao. Tốc độ tăng của TSDH tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu nên sức sản xuất của TSDH so với doanh thu thuần giảm xuống, hiệu quả sử dụng TSDH của công ty giảm. Đến năm 2007 sức sản xuất của TSDH tăng thêm 5 lần, đạt 115% so với năm 2006. Sức sản xuất của TSDH tăng thêm đáng kể là do doanh thu trong năm tăng, điều này chứng tỏ việc đầu tư vào TSCĐ đã bắt đầu có hiệu quả. Sức sinh lợi của TSDH giảm dần qua 3 năm. Năm 2006 sức sinh lợi của TSDH giảm 0,19 lần đạt 63% so với năm 2005, đến năm 2007 sức sinh lợi của TSDH lại tiếp tục giảm 0,03 lần, đạt 91% so với năm 2006. Năm 2006 sức sinh lợi của TSDH giảm đáng kể so với năm 2005 là do TSDH bình quân trong năm tăng mạnh, tăng thêm 2.105.550 nghìn đồng, tăng 72%. Trong khi đó lợi nhuận lại chỉ tăng thêm 8% do vậy sức dinh lợi của TSDH giảm. Suất hao phí của TSDH so với lợi nhuận tăng dần trong 3 năm. So với năm 2005 trong năm 2006 suất hao phí của TSDH tăng thêm 1,1 lần, đạt 273%, đến năm 2007 suất hao phí của TSDH tăng thêm 0,3 lần, đạt 174%. So với năm 2005 để tạo ra được 1 đồng lợi nhuận công ty phải bỏ ra thêm 1,4 đồng TSDH. Như vậy, hiệu quả sử dụng TSDH đang giảm sút so với năm 2005. Lý do là công ty mới đầu tư thêm vào TSDH nên hiệu quả thu về chưa cao. Công ty cần quan tâm kiểm soát tốt hoạt động sử dụng TSDH, đặc biệt là TSCĐ nhằm nâng cao năng lực sản xuất, sản phẩm tiêu thụ giảm chi phí sử dụng TSCĐ, nâng cao hiệu quả sử dụng TSDH.
* Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ
TSCĐ đóng vai trò quan trọng trong tài sản của một công ty. Việc sử dụng có hiệu quả TSCĐ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực-VVMI tuy là một doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ hoạt động của công ty nhưng TSCĐ cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động. Việc phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ nhằm giúp nhà quản lý thấy được tình hình sử dụng TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả trong sử dụng TSCĐ.
Bảng 19: Bảng chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ
Đơn vị: 1000đ
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Doanh thu thuần
139.519.321
162.728.961
215.812.937
2
Lợi nhuận kế toán trước thuế
1.537.365
1.661.386
1.750.547
3
TSCĐ bình quân
2.940.303
5.045.853
5.562.346
4
Sức sản xuất của TSCĐ (lần) (4)=(1)/(3)
47,5
32,3
38,8
5
Sức sinh lợi của TSCĐ (lần) (5)=(2)/(3)
0,52
0,33
0,31
6
Suất hao phí của TSCĐ so vớidoanh thu thuần (lần) (6)=(3)/(1)
0,02
0,03
0,03
7
Suất hao phí của TSCĐ so với lợi nhuận trước thuế (lần) (7)=(3)/(2)
1,91
3,04
3,18
Trong năm 2006 TSCĐ bình quân của công ty tăng thêm 2.105.550 nghìn đồng, tăng thêm 71,6% so với năm 2005. Do đó mặc dù trong năm 2006 doanh thu thuần tăng thêm 17% so với năm 2005 nhưng tốc độ tăng của TSCĐ bình quân lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu nên sức sản xuất của TSCĐ giảm đi là: 32,3-47,5 = -15,2 lần, chỉ đạt 68% so với năm 2005. Đến năm 2007 doanh thu thuần tăng thêm 33%, TSCĐ bình quân tăng thêm 10,3% do đó sức sản xuất của TSCĐ tăng thêm 6,5 lần, đạt 120% so với năm 2006. Tuy nhiên so với năm 2005 thì sức sản xuất của TSCĐ vẫn giảm và chỉ đạt 82%.
Sức sinh lợi của TSCĐ giảm dần qua 3 năm, tuy nhiên tốc độ giảm của sức sinh lợi trong từng năm là rất khác nhau. Trong đó năm 2006 sức sinh lợi của TSCĐ giảm -0,19 lần, đạt 63% so với năm 2005. Đến năm 2007 sức sinh lợi của TSCĐ tiếp tục giảm 0.02 lần, đạt 94% so với năm 2006. Như vậy, trong năm 2006 hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty có sự giảm sút rõ rệt. Sức sản xuất và sức sinh lợi của TSCĐ đều giảm mạnh, kéo theo sự gia tăng suất hao phí của TSCĐ. Để có một đồng doanh thu hoặc một đồng lợi nhuận thì công ty ngày càng phải bỏ ra nhiều hơn số đồng TSCĐ. Sở dĩ hiệu quả sử dụng TSCĐ giảm sút là do trong năm 2006, 2007 công ty mới bắt đầu tư thêm vào TSCĐ nên chưa khai thác được hết hiệu quả của TSCĐ.
TSCĐ tại công ty bao gồm 4 loại chính: Nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc thiết bị; phương tiện vận tải, truyền dẫn; thiết bị, dụng cụ quản lý. Trong năm 2007 tỷ trọng của từng loại TSCĐ trên trong tổng TSCĐ hiện có tại công ty lần lượt là: 56%, 36%, 7% và 1%. Như vậy TSCĐ tập trung chủ yếu vào nhà xưởng và máy móc thiết bị, đây cũng là một điều tất yếu đối với một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cơ khí như tại công ty. Tuy nhiên, công ty là một doanh nghiệp kinh doanh than-một loại hàng hoá có khối lượng lớn. Nhưng các phương tiện, thiết bị vận tải của công ty là ít, do đó việc vận chuyển hàng hoá là phải thuê các công ty bên ngoài, hoặc do người mua thực hiện. Như vậy chi phí bỏ ra là tương đối cao. Vậy nên chăng công ty nên đầu tư mua sắm một số xe tải nhằm phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá, sản phẩm đến nơi tiêu thụ. Ngoài ra, hiện nay tại công ty đang có xu hướng đầu tư xây dựng thêm các nhà xưởng phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đây là một xu hướng tốt trong hoạt động tại công ty hiện nay. Tuy nhiên cũng cần phải chú ý đồng thời với quá trình đầu tư vào TSCĐ công ty cần chú ý đến công tác quản lý và sử dụng TSCĐ sao cho có hiệu quả, tiết kiệm nhất.
* Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của chủ doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư. Do đó nó có ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn và tình hình tài chính của công ty. Việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu luôn luôn được xem xét một cách kỹ lưỡng khi phân tích hiệu quả kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu được thể hiện thông qua bảng sau:
Bảng 20: Bảng chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCSH
Đơn vị: 1000đ
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Doanh thu thuần
139.519.321
162.728.961
215.812.937
2
Lợi nhuận kế toán trước thuế
1.537.365
1.661.386
1.750.547
3
Lợi nhuận sau thuế TNDN
1.537.365
1.661.386
1505470
4
VCSH bình quân
3.203.600
4.521.709
5544663
5
Sức sản xuất của VCSH (lần) (5)=(1)/(4)
43,6
36
38,9
6
Sức sinh lợi của VCSH so với lợi nhuận trước thuế (lần) (6)=(2)/(4)
0,48
0,37
0,32
7
Sức sinh lợi của VCSH so với lợinhuận sau thuế (lần) (7)=(3)/(4)
0,48
0,37
0,27
8
Suất hao phí của VCSH so với doanh thu thuần (lần) (8)=(4)/(1)
0,02
0,03
0,03
9
Suất hao phí của VCSH so với lợi nhuận trước thuế (lần) (9)=(4)/(2)
2,08
2,72
3,17
10
Suất hao phí của VCSH so với lợinhuận sau thuế (lần) (10)=(4)/(3)
2,08
2,72
3,68
Công ty đang ngày càng huy động nhiều hơn vốn chủ sở hữu, điều này làm tăng nguồn vốn tự có của công ty, tạo thêm lòng tin của các nhà đầu tư để thu hút vốn từ bên ngoài. Tuy nhiên, vấn đề mà các nhà đầu tư thực sự quan tâm lại là hiệu quả sử dụng vốn mình đầu tư vào công ty mà thể hiện ở đây là hiệu quả sử dụng VCSH. Sức sản xuất của VCSH so với doanh thu thuần trong năm 2006 giảm mạnh. So với năm 2005 sức sản xuất của VCSH đã giảm: 36-43,6= - 7,6 lần đạt 83%. Đến năm 2007 sức sản xuất đã tăng thêm 2,9 lần, đạt 108% so với năm 2006. Sở dĩ trong năm 2006 sức sản xuất của VCSH giảm đi 17% là do trong năm tổng doanh thu của công ty có tăng nhưng tốc độ tăng doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của VCSH. Trong năm 2006 VCSH của công ty tăng chủ yếu là do công ty bổ sung quỹ đầu tư phát triển nhằm đầu tư vào TSCĐ trong năm 2007. Trên thực tế thì nguồn VCSH trên là chưa được sử dụng. Do vậy ở đây ta không thể đánh giá là công ty đang sử dụng không hiệu quả VCSH. Sang năm 2007 công ty bắt đầu trích quỹ đầu tư phát triển để xây dựng và mua sắm TSCĐ, do đó doanh thu có sự tăng trưởng đáng kể và kéo theo đó là sức sản xuất của VCSH tăng thêm 8%. Tuy nhiên so với năm 2005 thì sức sản xuất của VCSH năm 2007 giảm -4,7 lần và đạt 89%. Sức sinh lợi của VCSH so với lợi nhuận trước thuế và so với lợi nhuận sau thuế đều giảm dần trong từng năm. Năm 2006 sức sinh lợi của VCSH so với lợi nhuận sau thuế giảm 0,11 lần và đạt 77% so với năm 2005. Đến năm 2007 sức sinh lợi của VCSH lại giảm 0,1 lần, đạt 73% so với năm 2006. Như vậy chỉ trong vòng có 2 năm sức sinh lời của VCSH so với lợi nhuận sau thuế giảm 44%. Lý do dẫn đến suất sinh lời của VCSH giảm là do lợi nhuận của công ty có sự gia tăng không đáng kể, thậm chí là đang giảm trong năm 2007 khi doanh nghiệp bắt đầu phải nộp thuế TNDN. Lợi nhuận sau thuế giảm là do trong năm 2007 một số loại chi phí tại công ty như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng. Trong khi đó VCSH của công ty ngày càng tăng do việc trích lập lợi nhuận sau thuế nhằm đầu tư cho TSDH. Đây là một xu hướng cần thiết trong điều kiện của công ty hiện nay. Trong giai đoạn đầu đầu tư vào TSCĐ do đó hiệu quả đạt được còn chưa cao. Sức sinh lợi của VCSH giảm kéo theo suất hao phí của VCSH so với lợi nhuận sau thuế TNDN cũng tăng dần theo từng năm. Để có một đồng lợi nhuận sau thuế TNDN thì công ty ngày càng phải bỏ ra nhiều đồng VCSH. Đây là một dấu hiệu không khả quan cho công ty, đặc biệt là tình hình huy động vốn. Bởi vì sức sinh lợi của VCSH là một chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của các nhà đầu tư. Công ty cần tìm kiếm biện pháp làm tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao lợi nhuận, thu hút nhà đầu tư.
*Phân tích tốc độ luân chuyển của HTK
HTK chiếm tỷ trọng cao trong tổng số TSNH của công ty. Tốc độ luân chuyển của HTK có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động, tính liên tục trong sản xuất kinh doanh của một công ty. Tốc độ luân chuyển của HTK càng cao, hiệu quả sử dụng HTK càng lớn, tốc độ luân chuyển của HTK càng thấp, hiệu quả sử dụng HTK càng giảm. Việc phân tích hiệu quả sử dụng HTK được thể hiện thông qua bảng sau:
Bảng 21: Bảng chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng HTK
Đơn vị: 1000đ
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
GVHB
130.981.216
149.871.595
202.778.379
2
HTK bình quân
2.994.032
6.972.685
7.623.971
3
Số vòng quay HTK (vòng) (3)=(1)/(2)
43,7
21,5
26,6
4
Thời gian HTK quay 1 vòng (ngày) (4)=360/(3)
8
17
14
Số vòng quay HTK trong năm 2006 giảm mạnh so với năm 2005, số vòng quay HTK giảm: 21,5-43,7= -22,2 vòng, đạt 49% so với năm 2005. Lý do của sự giảm mạnh số vòng quay của HTK trong năm là do HTK của công ty tăng mạnh (lượng hàng hóa tồn kho tăng thêm 157% so với năm 2005). Đến năm 2007 số vòng quay của HTK tăng thêm 5,1 vòng, đạt 124% so với năm 2006. Tuy nhiên so với năm 2005 thì số vòng quay của HTK vẫn đang còn ở mức thấp. Thời gian HTK quay một vòng trong năm 2006 tăng 9 ngày, đạt 213% so với năm 2005.
Thời gian để HTK quay được một vòng chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố: HTK bình quân và GVHB. Để phân tích nguyên nhân tác động đến thời gian luân chuyển HTK ta tiến hành phân tích nhân tố ảnh hưởng đến thời gian 1 vòng luân chuyển HTK
Ảnh hưởng của nhân tố HTK bình quân đến thời gian 1 vòng luân chuyển HTK trong năm 2006:
Ảnh hưởng của nhân
=
360*(6.972.685-2.994.032)
= 11 (ngày)
tố HTK bình quân
130.981.216
Ảnh hưởng của nhân tố GVHB đến thời gian 1 vòng luân chuyển HTK:
Ảnh hưởng của nhân tố
= 17 -
360*6.972.685
= -2 (ngày)
tổng số luân chuyển thuần
130.981.216
Như vậy, trong năm 2006 thời gian một vòng quay HTK tăng thêm là do HTK bình quân tăng. HTK bình quân tăng đã làm cho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33249.doc