Chuyên đề Phân tích tình hình tài chính trong 3 năm 2008- 2010 và thiết lập dự án đầu tư mở rộng nhà máy sản xuất gốm sứ nội thất xuất khẩu của Công ty Cổ phần Việt trì Viglacera

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

 

Phần A 2

Tóm tắt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 2

1. Tổng quan về công ty 2

1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty 2

1.2. Đặc điểm sản phẩm, qui trình công nghệ 3

1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban 6

1.3.1. Cơ cấu tổ chức 6

1.3.2. Các chi nhánh 7

1.3.3. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban 7

1.4. Cơ cấu lao động 8

2. Đánh giá khái quát hoạt động kinh doanh 11

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng 11

2.1.1. Nhân tố vĩ mô 11

2.1.2. Nhân tố vi mô 12

2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 14

3. Phương hướng phát triển từ 2010 – 2015 15

3.1. Định hướng phát triển của Tổng công ty 15

3.2. Định hướng phát triển của công ty CP Việt trì Viglacera 16

 

Phần B 17

Phân tích tình hình tài chính 17

1. Phân tích bảng cân đối kế toán 17

1.1. Phân tích sự biến động tài sản 17

1.2. Phân tích sự biến động nguồn vốn 20

2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 21

3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 24

4. Đánh giá khái quát tình hình tài chính 25

4.1. Phân tích tỉ suất đầu tư tài sản 25

4.2. Phân tích tỉ số nợ và tỉ số tự tài trợ 26

5. Phân tích tình hình công nợ 26

6. Phân tích khả năng thanh toán 27

6.1. Khả năng thanh toán hiện hành 27

6.2. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 27

6.3. Khả năng thanh toán nhanh 28

7. Phân tích các tỉ số hoạt động 29

7.1. Phân tích tình hình luân chuyển các khoản phải thu 29

7.2. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định 30

7.3. Phân tích hiệu suất sử sụng tổng tài sản 31

8. Phân tích tỉ suất sinh lời 31

8.1. Phân tích tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu và thu nhập 31

8.2. Phân tích tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 33

8.3. Phân tích tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 34

9. Phân tích tình hình tài chính theo phương pháp Dupont 35

9.1. Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 35

9.2. Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 37

 

Phần C 40

Qui trình các nghiệp vụ trong công tác tài chính 40

1. Quản trị tiền mặt 40

1.1. Qui trình tăng tiền 40

1.2. Qui trình giảm tiền 42

2. Quản trị các khoản phải thu 43

3. Quản trị tài sản cố định 44

 

Phần D 46

Thiết lập dự án “Đầu tư mở rộng nhà máy sản xuất gốm sứ nội thất xuất khẩu” 46

Chương I 46

Sự cần thiết phải đầu tư mở rộng 46

1. Sự cần thiết phải mở rộng 46

2. Mục tiêu dự án 47

Chương II 47

Lựa chọn hình thức, nội dung đầu tư 47

1. Hình thức đầu tư 47

2. Nội dung đầu tư 47

3. Quy mô đầu tư 47

Chương III 48

Địa điểm đầu tư và phương án giải phóng mặt bằng 48

1. Lựa chọn địa điểm 48

a. Vị trí địa lý và giới hạn khu đất 49

b. Địa hình 49

c. Đặc điểm khí hậu 49

d. Địa chất, địa chấn công trình 50

2. Hiện trạng địa điểm khu vực 50

3. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng 50

Chương IV 52

Chương trình và các yếu tố cần đáp ứng 52

1. Lựa chọn quy mô, công suất 52

2. Chương trình sản xuất và các yếu tố cần đáp ứng 52

a. Nguyên liệu chính và giải pháp 52

b. Cấp nước 52

c. Cấp điện 53

d. Thị trường tiêu thụ 53

3. Công nghệ và máy móc thiết bị 53

Chương V 53

Phương án đầu tư và xây dựng 53

1. Quy hoạch tổng thể mặt bằng 53

a. San nền thoát nước mưa 53

b. Giải pháp mỹ thuật 55

2. Đánh giá tác động môi trường 56

a. Một số đặc điểm của quá trình sản xuất đến môi trường 56

b. giải pháp xử lí 57

3. Phòng chống cháy nổ và an toàn lao động 58

Chương VI 59

Phương án tài chính và tổng hợp kinh phí đầu tư 59

1. Cơ sở xác định 59

2. Vốn đầu tư, nguồn vốn, hiệu quả xã hội 59

a. Vốn đầu tư 59

b. Nguồn vốn đầu tư 60

c. Tiến độ sử dụng vốn vay ngân hàng 60

d. Hiệu quả xã hội 62

Chương VII 63

Phương án tổ chức thực hiện Dự án và sử dụng lao động 63

1. Hình thức quản lí dự án 63

2. Cơ chế thực hiện 63

3. Trách nhiệm, quyền hạn của chủ đầu tư 63

a. Trách nhiệm 63

b. Quyền hạn 63

4. Quản lí hành chính 64

5. Hình thức giao đất cho thuê 64

6. Sử dụng lao động 64

Chương VIII 65

Kết luận 65

Danh mục tài liệu tham khảo 66

 

 

 

 

 

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4708 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình tài chính trong 3 năm 2008- 2010 và thiết lập dự án đầu tư mở rộng nhà máy sản xuất gốm sứ nội thất xuất khẩu của Công ty Cổ phần Việt trì Viglacera, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g lên thì hiệu quả kinh doanh sẽ ngày càng giảm xuống. - Một chỉ tiêu nữa ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh doanh của công ty là chi phí quản lý. Trong năm 2008, chi phí quản lý là 32.721.637.677 đồng, sang năm 2010, chi phí quản lý tăng lên đến 56.676.667.328 đồng tương đương tăng 73,21%. Việc tăng lên của chi phí quản lý là điều tất nhiên, vì muốn hoạt động khai thác thị trường gốm sứ thì phải tốn nhiều chi phí tuyên truyền, quảng cáo, chi phí quan hệ giao dịch để khách hàng biết đến mình. Khi thương hiệu của công ty đã đến được người tiêu dùng, khi khách hàng đã sử dụng sản phẩm của công ty thì phải tiếp tục bỏ chi phí ra để thực hiện các dịch vụ hậu mãi, đồng thời khách hàng của công ty theo thời gian cũng sẽ tăng lên. Và cuối cùng thì đương nhiên chi phí quản lý sẽ tăng theo. - Doanh thu hoạt động tài chính tăng qua các năm: năm 2009, doanh thu tài chính là 16.459.685.538 đồng, sang năm 2010 doanh thu tăng 19.177.647.468 đồng tức 35.637.333.006 đồng tương đương tăng 116,51 %. - Tuy chi phí tăng, nhưng lợi nhuận của công ty đều tăng qua 2 năm với tốc độ tăng là 1.252%. Điều này đặt ra cho doanh nghiệp phải có biện pháp để giảm chi phí, tăng lợi nhuận thu được. Đây cũng là một điều trăn trở của Ban giám đốc công ty CP Việt trì Viglacera để làm sao có thể cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần nhưng vẫn giữ vững phương châm “ Luôn bảo đảm quyền lợi của khách hàng”. 4. ĐÁNH GIÁ KHÁT QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 4.1. Phân tích tỷ suất đầu tư tài sản: Bảng: Phân tích tỷ suất đầu tư tài sản trong 2 năm 2009-2010 chi tieu DVT Năm 2009 Năm 2010 so sanh 2010/2009 tuyet doi tuong doi(%) 1.Tài sản dài hạn dong 56,597,581,251 183,092,555,359 126,494,974,108 223.50 2.Tài sản ngắn hạn dong 167,490,119,484 305,021,537,017 137,531,417,533 82.11 3.Tổng tài sản dong 223,587,700,735 416,182,632,098 192,594,931,363 86.14 4.T.suất đtư tài sản dài hạn % 25.09 26.71 1.62 6.46 5.T.suất đtư tài sản ngắn hạn % 74.91 73.29 (1.62) (2.16) * Nhận xét: Qua bảng phân tích tỷ suất đầu tư tài sản trong 2 năm ta dễ dàng nhận thấy tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng tài sản, cụ thể năm 2009, tài sản ngắn hạn chiếm 74,91%, tài sản dài hạn chỉ chiếm 25,09% trong tổng tài sản, sang năm 2010 tỷ suất đầu tư tài sản ngắn hạn giảm nhẹ 1,62% chiếm 73,29%, tỷ suất đầu tư tài sản dài hạn chiếm 26,71% trong tổng tài sản. Công ty chủ yếu đầu tư vào tài sản ngắn hạn nên phải coi trọng việc sử dụng tài sản ngắn hạn chi trả các khoản nợ ngắn hạn. 4.2. Phân tích tỷ số nợ và tỷ số tự tài trợ: Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Tỷ số nợ = ; Tỷ số tài trợ = Tổng nguồn vốn Tổng nguồn vốn Bảng: Phân tích tỷ số nợ và tỷ số tự tài trợ trong 2 năm 2009-2010 Chỉ tiêu DVT Năm 2009 Năm 2010 so sanh 2010/2009 Tuyệt đối (%) 1.Nợ phải trả  Đồng 29,447,857,107 84,229,492,170 54,781,635,064 186.03 2.Vốn chủ sở hữu  Đồng 194,139,843,629 331,953,139,928 137,813,296,300 70.99 3.Tổng nguồn vốn  Đồng 223,587,700,735 416,182,632,098 192,594,931,363 86.14 4.Tỷ số nợ 13.17 20.24 7 53.66 5.Tỷ số tài trợ 86.83 79.76 (7.07) (8.14) * Nhận xét: Qua bảng phân tích tỷ số nợ của công ty trong 2 năm ta thấy: tỷ số nợ của công ty đều dưới 50%. Cụ thể năm 2008 là 13,17% sang năm 2009 tăng lên chiếm 20,24%. Chứng tỏ nợ phải trả chiếm rất ít trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp hay nói cách khác là hầu hết tài sản của doanh nghiệp đều được hình thành bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Từ đó cho thấy doanh nghiệp tự chủ về vốn và sự rủi ro về tài chính của công ty là tương đối nhỏ, mức độ đảm bảo an toàn cho các cổ đông là tương đối cao. Qua bảng phân tích tỷ số tài trợ của công ty cổ phần Việt trì Viglacera trong 2 năm ta thấy tỷ số tài trợ của doanh nghiệp đều trên 50% chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng tự chủ về tài chính cao, tạo được sự tin tưởng lớn cho chủ nợ vào khả năng thanh toán. Cụ thể: tỷ số tài trợ của công ty trong năm 2009 là 86,83% tức cứ 10 đồng vốn thì có 8,683 đồng được hình thành do nguồn vốn chủ sở hữu. Đến năm 2010, tỷ số tài trợ giảm 7,07% chiếm 79,76%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp rất tự chủ về vốn. 5. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ 5.1. Phân tích các khoản phải thu ngắn hạn Bảng: Phân tích các khoản phải thu ngắn hạn trong 2 năm 2009-2010 5.2. Phân tích các khoản nợ ngắn hạn Bảng: Phân tích các khoản nợ ngắn hạn trong 2 năm 2009-2010 5.3. Phân tích tỷ số các khoản phải thu trên các khoản phải trả ngắn hạn Bảng: Phân tích tỷ số các khoản phải thu trên các khoản phải trả ngắn hạn trong 2 năm 2009-2010 6. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN 6.1. Khả năng thanh toán hiện hành Khả năng thanh Tổng tài sản = toán hiện hành Tổng nợ phải trả Bảng: Phân tích khả năng thanh toán hiện hành trong 2 năm 2009-2010 Chỉ tiêu DVT Năm 2009 Năm 2010 so sánh 2010/2009 Tuyệt đối (%) 1. Tổng tài sản Đồng 223,587,700,735 416,182,632,098 192,594,931,363 86.14 2. Tổng nợ phải trả Đồng 29,447,857,107 84,229,492,170 54,781,635,064 186.03 3. Tỷ số thanh toán hiện hành Lần 7.59 4.94 (2.65) -34.92 * Nhận xét: Qua bảng phân tích khả năng thanh toán hiện hành của công ty trong 2 năm 2009 đến 2010 ta thấy: Hệ số này của công ty trong 2 năm đều lớn hơn 1, chứng tỏ công ty luôn có khả năng và chủ động trong việc dùng tài sản của mình để thanh toán các khoản nợ. Năm 2009, tỷ số thanh toán hiện hành của công ty rất cao là 7,59 lần, nhưng sang đến năm 2010 tỷ số này giảm 2,65 lần tương đương 34,92%, cứ 1 đồng nợ được đảm bảo bởi 4,94 đồng tài sản vì do nợ ngắn hạn tăng mặc dù tài sản ngắn hạn có tăng nhưng tốc độ tăng nợ nhanh hơn tốc độ tăng tài sản.Tuy trong năm 2010 tỷ số thanh toán giảm nhưng công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán nợ. 6.2. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Khả năng thanh Tài sản ngắn hạn = toán nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn Bảng: Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn trong 2 năm 2009-2010 Chỉ tiêu DVT Năm 2009 Năm 2010 so sánh 2010/2009 Tuyệt đối (%) 1. Tài sản ngắn hạn Đồng 167,490,119,484 305,021,537,017 137,531,417,533 82.11 2. Nợ ngắn hạn Đồng 12,631,157,708 39,046,657,893 26,415,500,186 209.13 3. Tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn Lần 13.26 7.81 (5.45) (41.09) * Nhận xét: Qua bảng phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty trong 2 năm ta thấy được rằng hệ số này đều lớn hơn 1, điều đó có nghĩa là công ty đều có khả năng sử dụng toàn bộ tài sản ngắn hạn để chi trả các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2009, tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn là là 13,26 lần. Sang năm 2010 tỷ lệ này là 7,81 lần giảm 41,09% so với năm 2009. Ở năm 2010, tỷ lệ này giảm chính là do nợ ngắn hạn tăng mặc dù tài sản ngắn hạn có tăng nhưng tốc độ tăng nợ nhanh hơn tốc độ tăng tài sản. 6.3. Khả năng thanh toán nhanh Khả năng thanh Tiền và các khoản tương đương tiền = toán nhanh Nợ ngắn hạn Bảng: Phân tích khả năng thanh toán nhanh trong 2 năm 2009-2010 Chỉ tiêu DVT Năm 2009 Năm 2010 so sánh 2010/2009 Tuyệt đối (%) 1. Tiền và các khoản tương đương tiền Đồng 25,670,005,121 40,054,565,799 14,384,560,679 56.04 2. Nợ ngắn hạn Đồng 12,631,157,708 39,046,657,893 26,415,500,186 209.13 3. Tỷ số thanh toán nhanh Lần 2.03 1.03 (1.01) (49.52) * Nhận xét: Qua bảng phân tích về khả năng thanh toán nhanh của công ty trong 2 năm, ta thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty có chiều hướng giảm nhưng tỷ số thanh toán nhanh đều lớn hơn 1 chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ và khả năng chủ động đáp ứng nhu cầu cấp bách của công ty. Năm 2009, tỷ số thanh toán nhanh là 2,03 lần nhưng sang năm 2010, tỷ số thanh toán nhanh giảm 1,01 lần tương đương giảm 49,52% chỉ còn 1,03 lần. Nguyên nhân của sự biến động này chính là do nợ ngắn hạn tăng nhanh, tiền và các khoản tương đương có tăng nhưng không theo kịp tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. 7. PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ HOẠT ĐỘNG 7.1. Phân tích tình hình luân chuyển các khoản phải thu Số vòng quay các Doanh thu và thu nhập khác = khoản phải thu Phải thu bình quân Kỳ thu tiền Số ngày trong kỳ = bình quân Số vòng quay các khoản phải thu Bảng: Phân tích tình hình luân chuyển các khoản phải thu trong 2 năm 2009-2010 Chỉ tiêu DVT Năm 2009 Năm 2010 so sánh 2010/2009 Tuyệt đối (%) 1.Doanh thu và thu nhập khác Đồng 56,332,880,414 145,814,240,530 89,481,360,116 158.84 2.Phải thu bình quân Đồng 19,499,995,460 68,420,797,418 48,920,801,959 250.88 3.Số vòng quay các khoản phải thu vòng 2.89 2.13 (1) (26.23) 4.Kỳ thu tiền bình quân ngày 124.62 168.92 44 35.56 * Nhận xét: Qua bảng phân tích tình hình luân chuyển các khoản phải thu trong 2 năm 2009-2010 của công ty ta thấy năm 2009, số vòng quay các khoản phải thu là 2,89 vòng, kỳ thu tiền bình quân là 124,62 ngày. Theo lý thuyết, kỳ thu tiền bình quân là số ngày cần thiết để thu hồi các khoản phải thu trong kỳ. Nếu số ngày càng lớn thì việc thu hồi các khoản phải thu càng chậm và ngược lại. Như vậy trong năm 2009, số ngày bình quân để thu hồi các khoản phải thu của công ty là 124,62 ngày. Đây là con số quá cao tuy nhiên trong năm 2010, kỳ thu tiền bình quân tiếp tục tăng 44 ngày tương ứng 35,56%, số ngày bình quân để thu hồi các khoản phải thu là 168,92 ngày tương ứng số vòng quay các khoản phải thu giảm, chỉ có 2,13 vòng. Nhìn chung kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp trong 2 năm qua vẫn còn ở mức cao, cho thấy vốn của doanh nghiệp vẫn còn bị chiếm dụng nhiều, làm cho hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Do đó, trong thời gian tới doanh nghiệp cần có nhiều biện pháp hữu hiệu hơn nữa để đẩy nhanh việc thu hồi nợ. 7.2. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định Hiệu suất sử Doanh thu và thu nhập khác = dụng TSCĐ Tổng TSCĐ bình quân Bảng: Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định trong 2 năm 2009-2010 Chỉ tiêu DVT Năm 2009 Năm 2010 so sánh 2010/2009 Tuyệt đối (%) 1.Doanh thu và thu nhập khác Đồng 56,332,880,414 145,814,240,530 89,481,360,116 158.84 2.Tài sản cố định bình quân Đồng 2,371,123,097 6,719,179,502 4,348,056,406 183.38 3.Hiệu suất sử dụng TSCĐ lần 23.76 21.70 (2.06) (8.66) * Nhận xét: Qua bảng phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty từ 2009 đến 2010 ta thấy: hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty giảm qua các năm nhưng vẫn giữ ở mức cao. Năm 2009, hiệu suất sử dụng TSCĐ là 23,76 lần có nghĩa là bình quân 1 đồng TSCĐ bỏ ra thì sẽ tạo được 23,76 đồng doanh thu và thu nhập khác, sang năm 2010 cứ bỏ ra 1 đồng TSCĐ thì sẽ thu được 21,70 đồng doanh thu và thu nhập khác, giảm 2,06 lần tương đương giảm 8,66%. Hiệu suất sử dụng TSCĐ cao một phần là do TSCĐ chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng tài sản, cụ thể là năm 2009 tỷ lệ TSCĐ chiếm 1,60% trên tổng tài sản, trong năm 2010, tỷ lệ này là 1,61%. Nhưng chủ yếu là do công ty đã có biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định. 7.3. Phân tích hiệu suất sử dụng tổng tài sản Số vòng quay Doanh thu và thu nhập khác = tổng tài sản Tổng tài sản bình quân Bảng : Phân tích hiệu suất sử dụng tổng tài sản trong 2 năm 2009-2010 Chỉ tiêu DVT Năm 2009 Năm 2010 so sánh 2010/2009 Tuyệt đối (%) 1.Doanh thu và thu nhập khác Đồng 56,332,880,414 145,814,240,530 89,481,360,116 158.84 2.Tổng tài sản bình quân Đồng 223,587,700,735 416,182,632,098 192,594,931,363 86.14 3.Số vòng quay tổng tài sản vòng 0.25 0.35 0.10 39.06 * Nhận xét: Qua bảng phân tích hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty CP Việt trì Viglcera trong 2 năm ta thấy: Số vòng quay tổng tài sản tăng qua các năm, cụ thể: năm 2008 bình quân cứ 1 đồng tài sản đưa vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra 0,25 đồng doanh thu và thu nhập khác. Sang 2010, bình quân cứ 1 đồng tài sản đưa vào hoạt động kinh doanh tạo ra 0,35 đồng doanh thu và thu nhập khác, tăng 0,1 đồng so với năm 2009 tương đương tăng 39,06%. Mặc dù, số vòng quay tổng tài sản tăng qua 2 năm, nhưng số vòng luân chuyển thấp nói lên khả năng đưa tài sản của doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh chưa tốt. 8. PHÂN TÍCH TỶ SUẤT SINH LỜI 8.1. Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và thu nhập Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế*100 = trên doanh thu Doanh thu và thu nhập khác Bảng: Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và thu nhập Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Chỉ tiêu DVT Năm 2009 Năm 2010 so sánh 2010/2009 Tuyệt đối (%) 1. Lợi nhuận sau thuế 1,046,035,729 14,342,018,373 13,295,982,644 1,271.08 2. Doanh thu thuần 39,870,914,919 110,153,178,208 70,282,263,289 176.27 3. Doanh thu tài chính 16,460,290,838 35,637,333,006 19,177,042,168 116.50 4. Thu nhập khác 1,674,657 23,729,316 22,054,659 1,316.97 5. Doanh thu + thu nhập 56,332,880,414 145,814,240,530 89,481,360,116 158.84 6. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 1.86 9.84 7.98 429.69 * Nhận xét: Qua bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty trong 2 năm 2009 - 2010 ta thấy: doanh lợi doanh thu tăng đột biến, cụ thể năm 2009 cứ 100 đồng doanh thu và thu nhập thì có 1,86 đồng là lợi nhuận sau thuế sang năm 2010 thì tăng vọt 9,84 đồng, tức là tăng 7,98 đồng tương đương tăng 429,69%. Điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty rất tốt, thể hiện qua lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2010 tăng rất cao, tăng 13.295.982.644 đồng tương đương tăng 1.271,08 %. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng cao là do một số nguyên nhân: công ty đã có một vị thế nhất định trên thị trường, được khách hàng cũng như các đối tác tin tưởng nên hoạt động kinh doanh diễn ra thường xuyên đem lại doanh thu cao, góp phần đem lại lợi nhuận cao cho công ty. 8.2. Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận trước thuế = trên tổng tài sản Tổng tài sản bình quân Bảng: Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản trong 2 năm 2009-2010 Chỉ tiêu DVT Năm 2009 Năm 2010 so sánh 2010/2009 tuyet doi tuong doi(%) 1.Lợi nhuận sau thuế Đồng 1,046,035,729 14,342,018,373 13,295,982,644 1,271.08 2.Tổng tài sản bình quân Đồng 223,587,700,735 416,182,632,098 324,975,894,578 145.35 3.Lợi nhuận trên tổng tài sản % 0.47 3.45 2.98 636.59 * Nhận xét: Qua bảng phân tích lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty CP Việt trì Viglacera trong 2 năm ta thấy: doanh lợi tổng vốn của công ty tăng mạnh qua 2 năm, cụ thể năm 2009, doanh lợi tổng vốn là 0,64 % tức là cứ bở ra 100 đồng vốn cho hoạt động kinh doanh thì thu lại được 0,47 đồng lợi nhuận trước thuế. Sang năm 2010, cứ bỏ ra 100 đồng vốn cho hoạt động kinh doanh thì thu được 3,45 đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 2,98 đồng so với năm 2009 tương đương tăng 639,59% . Chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp tốt hơn năm 2009, lợi nhuận thu được trên một đồng vốn ngày càng cao. Chứng tỏ công ty đã có những chính sách hợp lý trong kinh doanh, như áp dụng các chương trình khuyến mãi cho các khách hàng sử dụng sản phẩm, cho nhân viên đi tham gia bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ tại Hội sở…Do đó trong thời gian tới doanh nghiệp nên có thêm nhiều chính sách hợp lý hơn nữa để tăng doanh thu góp phần tăng lợi nhuận. 8.3. Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế = trên vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu bình quân Bảng: Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong 2 năm 2009-2010 Chỉ tiêu DVT Năm 2009 Năm 2010 so sánh 2010/2009 Tuyệt đối (%) 1.Lợi nhuận sau thuế đồng 1,046,471,545 14,432,018,373 13,385,546,828 1,279.11 2.Vốn chủ sở hữu đồng 194,139,843,629 331,953,139,928 137,813,296,300 70.99 3.ROE % 0.54 4.35 3.81 706.56 * Nhận xét: Qua bảng phân tích lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty CP Việt trì Viglacera trong 2 năm ta thấy: Doanh lợi vốn chủ sở hữu tăng nhanh trong 2 năm, cụ thể năm 2009 cứ bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu về được 0,54 đồng lợi nhuận sau thuế. Sang năm 2010, cứ trong 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì mang lại 4,35 đồng là lợi nhuận sau thuế, tăng 3,81 đồng so với năm 2009, tương đương tăng 706,56%. Chứng tỏ việc hoạt động kinh doanh của công ty phát triển tốt, đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Bảng: Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả của công ty cổ phần Việt trì Viglacera Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2010/2009 tuyệt đối tương đối (%) 1.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu % 1.86 9.84 7.98 429.69 2.Lợi nhuận trên tổng tài sản % 0.47 3.45 2.98 636.59 3.Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu % 0.54 4.35 3.81 706.56 * Nhận xét: Qua bảng tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả của công ty cổ phần Việt trì Viglacera từ năm 2009-2010 ta thấy: Tất cả các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của công ty đều dương, chứng tỏ trong thời gian qua doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có lời. Nhưng hầu hết các tỷ suất lợi nhuận của công ty còn ở mức thấp, đặc biệt là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, điều này đồng nghĩa với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chưa cao. Nhiệm vụ của công ty trong thời gian tới phải tiết kiệm chi phí, thu hút khách hàng, mở rộng thị phần…có như vậy mới góp phần tăng lợi nhuận cho công ty, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 9. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THEO PHƯƠNG PHÁP DUPONT 9.1. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Doanh lợi Lợi nhuận Lợi nhuận DT + TN khác = = X tổng vốn Tổng tài sản bình quân DT + TN khác Tổng tài sản bình quân Năm 2009: Như vậy, năm 2008 cứ trong 100 đồng vốn bỏ ra thì thu về được 0,468 đồng lợi nhuận sau thuế. Điều này là do: Doanh lợi doanh thu của công ty trong năm là 1,857% tức là trong 100 đồng doanh thu và thu nhập khác thì có 1,857 đồng là lợi nhuận sau thuế. Vòng quay tổng tài sản của công ty là 0,252 vòng, tương đương cứ bỏ ra 1 đồng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được 0,252 đồng là doanh thu và thu nhập khác. Năm 2010: Trong năm 2010 doanh lợi tổng vốn của công ty là 3,446 %, tức là cứ 100 đồng vốn bỏ ra thì có 3,446 đồng là lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân do: Năm 2010, cứ 100 đồng doanh thu và thu nhập khác thì có 9,836 đồng là lợi nhuận sau thuế. Thêm vào đó cứ 1 đồng vốn được sử dụng thì sẽ tạo ra 0,350 đồng doanh thu và thu nhập khác. Bảng: Phân tích doanh lợi tổng vốn của công ty CP Việt trì Viglacera theo phương pháp Dupont trong 2 năm 2009-2010 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 so sánh 2010/2009 Tuyệt đối (%) 1.Lợi nhuận sau thuế Đồng 1,046,035,729 14,342,018,373 13,295,982,644 1,271.08 2.Doanh thu + TN khác Đồng 56,332,880,414 145,814,240,530 89,481,360,116 158.84 3.Tổng tài sản bình quân Đồng 223,587,700,735 416,182,632,098 192,594,931,363 86.14 4.Lợi nhuận sau thuế/DT+ TN khác % 1.857 9.836 7.98 429.69 5. DT+TN khác/Tổng tài sản Lần 0.252 0.350 0.10 39.06 6. Doanh lợi tổng vốn(4*5) % 0.468 3.446 2.98 636.59 * Nhận xét: Qua việc phân tích doanh lợi tổng vốn của công ty cổ phần Việt trì Viglacera theo phương pháp Dupont ta thấy: Doanh lợi tổng vốn của công ty tăng trong 2 năm 2009-2010. Cụ thể: Năm 2009 doanh lợi tổng vốn của công ty chỉ có 0,468 % có nghĩa là cứ 100 đồng vốn bỏ ra thì thu được 0,468 đồng. Nguyên nhân khiến doanh lợi tổng vốn thấp là do: Lợi nhuận thu được trên 100 đồng doanh thu và thu nhập khác của công ty năm 2009 thấp, chỉ có 1,857 đồng. Đó là vì lợi nhuận sau thuế năm 2009 thấp chỉ có 1.046.035.729 đồng trong khi doanh thu và thu nhập khác là 56.332.880.414 đồng. Năm 2009, Số vòng quay tổng tài sản của công ty quá thấp, chỉ có 0,252 lần. Nguyên nhân là do tài sản của công ty quá lớn. Năm 2009 doanh lợi tổng vốn của công ty tăng nhanh, cụ thể là lợi nhuận thu được trên 100 đồng vốn bỏ ra là 3,446 đồng, tăng 2,98 đồng, tương đương tăng 636,59%. Kết quả này là do 2 nguyên nhân: Lợi nhuận thu được trên 100 đồng doanh thu và thu nhập khác năm 2010 tăng nhanh, tăng 7,98 đồng tương đương tăng 429,69%. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế tăng cao, tăng tương đương 1.271,08% mặc dù doanh thu và thu nhập khác cũng tăng nhưng tốc độ tăng thấp hơn, tăng tương đương 158,84%. Năm 2010, số vòng quay tổng tài sản của công ty có tăng nhưng tỷ lệ tăng thấp, chỉ tăng 0,1 lần tương đương 39,06%. Nguyên nhân chính là do tài sản của công ty trong năm 2009 tăng và chiếm tỷ lệ lớn, lên đến 416.182.632.098 đồng. Tuy doanh thu và thu nhập khác cũng tăng nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ nhỏ so với tài sản. 9.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Doanh lợi Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế DT + TN khác = = X vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu DT + TN khác Vốn chủ sở hữu Bảng: Phân tích doanh lợi vốn chủ sở hữu của công ty CP Việt trì Viglacera theo phương pháp Dupont trong 2 năm 2009-2010 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 so sánh 2010/2009 Tuyệt đối (%) 1.Lợi nhuận sau thuế đồng 1,046,035,729 14,342,018,373 13,295,982,644 1,271.08 2.Doanh thu + TN khác đồng 56,332,880,414 145,814,240,530 89,481,360,116 158.84 3.Vốn chủ sở hữu đồng 194,139,843,629 331,953,139,928 137,813,296,300 70.99 4.Tổng tài sản bình quân đồng 223,587,700,735 416,182,632,098 192,594,931,363 86.14 5.Lợi nhuận sau thuế/DT+ TN khác % 1.857 9.836 7.98 429.69 6.DT+TN khác/Tổng tài sản vòng 0.252 0.350 0.10 39.06 7.Tỷ số nợ lần 0.13 0.20 0.07 53.66 8. Doanh lợi tổng vốn(5*6*7) % 0.539 4.320 3.78 701.87 Năm 2009 Ta thấy cứ bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu cho hoạt động kinh doanh thì thu về được 0,539 đồng là lợi nhuận sau thuế. Kết quả này là do: Trong năm 2009, cứ 100 đồng doanh thu và thu nhập khác thì có 1,857 đồng là lợi nhuận sau thuế. Thêm vào đó cứ bỏ ra 1 đồng vốn cho hoạt động kinh doanh thì thu về được 0,252 đồng là doanh thu và thu nhập khác. Cuối cùng cứ trong 1 đồng vốn kinh doanh thì chỉ có 0,13 đồng là được hình thành bằng cách vay nợ. Năm 2010 Doanh lợi vốn chủ sở hữu của công ty là 4,320% tức là trong 100 đồng vốn bỏ ra cho hoạt dộng kinh doanh thì thu về được 4,320 đồng là lợi nhuận sau thuế. Đó là vì: Trong năm cứ trong 100 đồng doanh thu và thu nhập khác thì có 9,836 đồng là lợi nhuận sau thuế. Bên cạnh đó cứ bỏ ra 1 đồng vốn cho hoạt động kinh doanh thì thu về được 0,350 đồng doanh thu và thu nhập khác. Sau cùng cứ trong 1 đồng vốn kinh doanh thì có 0,2 đồng là nợ phải trả. * Nhận xét: Qua bảng phân tích doanh lợi vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần Việt trì Viglacera theo phương pháp Dupont trong 2 năm 2009-2010 ta thấy: Doanh lợi vốn chủ sở hữu của công ty tăng nhanh qua 2 năm. Năm 2009 cứ bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu về được 0,539 đồng là lợi nhuận sau thuế. Doanh lợi vốn chủ sở hữu nhỏ như vậy là do ảnh hưởng của 3 nhân tố: Doanh lợi doanh thu, số vòng quay tổng tài sản và tỷ số nợ. Lợi nhuận thu được trên 1 đồng doanh thu và số vòng quay tổng tài sản của công ty năm 2009 đều nhỏ, chính điều này đã làm cho doanh lợi vốn chủ của công ty giảm. Tỷ số nợ của công ty cũng rất nhỏ, chứng tỏ nợ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn. Năm 2010 cứ trong 100 đồng vốn chủ sở hữu thì có 4,320 đồng là lợi nhuận sau thuế, tăng 3,78 đồng so với năm 2009, tương đương tăng 701,87 %. Nguyên nhân của sự tăng trưởng mạnh mẽ nà là do 3 nhân tố sau: Lợi nhuận thu được trên 100 đồng doanh thu và thu nhập khác tăng nhanh, cụ thể là doanh lợi doanh thu năm 2010 là 9,836 đồng tăng 7,98 đồng tương đương 429,69%. Nguyên nhân là do sự tăng trưởng mạnh mẽ của lợi nhuận sau thuế, tăng tương đương 1.271,08 %. Số vòng quay tổng tài sản cũng tăng nhưng tốc độ tăng không cao, cụ thể: là cứ bỏ ra 1 đồng vốn hoạt động kinh doanh thì thu về được 0,350 đồng doanh thu và thu nhập khác, tăng 0,1 đồng tương đương tăng 39,06%. Năm 2010 tỷ số nợ của công ty tăng, góp phần làm tăng doanh lợi vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ nợ chứa trong 1 đồng vốn của công ty là 0,2 đồng. tuy tỷ lệ nợ tăng nhưng với tỷ lệ nhỏ nên cũng không đáng lo ngại. PHẦN C Qui trình các nghiệp vụ trong công tác tài chính tại Công ty Cổ phần Việt trì Viglacera. 1.Quản trị tiền mặt Tiền mặt tự nó không sinh ra lợi nhuận. Do vậy mà mục tiêu của quản trị tiền mặt là tối thiểu hoá chi phí dự trữ tiền mặt mà doanh nghiệp cần giữ. Nhằm duy trì mọi hoạt động SXKD của mình một cách bình thường. Trong quá trình hoạt động của công ty luồng tiền luôn thay đổi tăng, giảm liên tục. Quá trình tăng, giảm tiền và các khoản tương đương tiền tại công ty: Qui trình tăng tiền Bao gồm các khoản: kí kết hợp đồng, rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ, thu tiền hoàn ứng… Mẫu chứng từ liên quan đến tăng tiền: Hợp đồng. Hoá đơn bán hàng. Phiếu thu. Giấy báo có của ngân hàng. Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng. Trình tự luân chuyển chứng từ Hợp đồng, hoá đơn, chứng từ có liên quan 1 Kế toán thanh toán, bồi thường 2 Giám đốc tài chính 3 Thủ quỹ 4 Kế toán tổng hợp 5 5 Giải thích qui trình: 1 : Hợp đồng, hoá đơn, chứng từ có liên quan được chuyển cho các bộ phận thanh toán. 2 : Bộ phận kế toán lập phiếu thu trình giám đốc tài chính xét duyệt. 3 : Hoá đơn sau khi được kiểm tra tính hợp pháp được chuyển cho thủ quỹ. 4: Thủ quỹ tiến hành thực hiện theo hoá đơn (phiếu thu)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình tài chính trong 3 năm 2008- 2010 và thiết lập dự án đầu tư mở rộng nhà máy sản xuất gốm sứ nội thất xuất khẩu của Công ty CP Việt .doc
Tài liệu liên quan